ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GVHD: Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ
1
ĐỀ TÀI 3 : Với vai trò một Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi
Trường các bạn hãy nêu lên những ý kiến va giải pháp để bảo
vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhóm 18 : chọn vấn đề liên quan đến tài nguyên không khí.
Nội dung chính:
I/ Đặt vấn đề và nêu thực trạng
II/ Nguyên nhân.
III/ Đưa ra những giải pháp.
2
I/ Đặt vấn đề và thực trạng.
1/ Đặt vấn đề:
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với
môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta. Ô nhiễm môi
trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là
gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi
khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn), Công
nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm
môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí
theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng
quan trọng. Ta xét trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa:
a) Trước đổi mới:
Miền Bắc: Công nghiệp hóa là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
tiến thẳng chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa. ⇒ vấn đề đặt ra ở đây là khi tiến lên nền công nghiệp thì nên công
nghiệp đó có bắt kịp thời đại hay không hay là bị lạc hậu.
Trên phạm vi cả nước: Đại hôi IV của Đảng (12-1976) đề ra đường lối công
nghiệp hóa xã hôi chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hôi chủ
nghĩa,xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,đưa nền kinh
tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cở sở phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước
thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung
ương vừa phát triển kinh tế địa phương,kết hợp kinh tế trung ương với kinh
tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhât’’.
3
Đánh giá sự thực hiện đường lối công nghiệp hóa:
- Công nghiệp hóa theo mô hình khép kinh tế khép kín,hướng nội và
thiên về phát triển công nghiệp.
- Công nghiệp chủ yếu dựa vào lợi thế lao động,tài nguyên đất
đai….theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu,bao cấp,không
theo các quy luật thị trường.
- Nóng vội,giản đơn,chủ quan duy ý chí,ham làm nhanh,làm
lớn,không quan tâm đến hậu quả kinh tế - xã hội,môi trường.
- Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng khoảng kinh tế - xã
hội kéo dài nhiều năm.
⇒ Qua sự đánh giá trên ta thấy tác động của công nghiệp hóa đến
môi trường,gây ra nhiều hậu quả.
4
b) Thời kỳ đổi mới (1986).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12- 1986) – đại hội
đổi mới,với tinh thần : “nhìn thẳng vào sự thật,đánh giá đúng sự thật,nói rõ
sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và cả chủ
trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985.
Từ việc chỉ ra sai lầm,khuyết điểm,Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa
nội dụng chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm còn
lại,và đã có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
“Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và quản lý kinh tế,xá hội từ
sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công ngh,phương tiện và phương pháp tiên tiến,hiện đại,dựa
trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ,tạo ra năng
suất lao động xã hội cao”.
Ngoài ra thông qua các Đại hội VII (1-1994), VIII (6-1996), IX (4
-2001), X (4-2006), XI (2-2011) đã bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới
về mục tiêu,con đường công nghiệp ở nước bụi rút ngắn,về công nghiệp hóa,
hóa hiện đại hóa gắn liền với tri thức,phát triển nhanh và bền vững.
⇒ Như vậy thông qua các Đại hội của Đảng và Cơ chế kế hoạch
hoạch hóa tập trung quan liêu,bao cấp,bên canh mặt tốt thì quá trình công
công nghiệp hóa,hiện đại hóa đã tác động,và để lại nhiều hậu quả cho môi
trường,một trong những vấn đề nghiệm trọng là ô nhiễm môi trường không
khí.
5
2/ Thực trạng :
• Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo
một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ
thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.
• Việt Nam xếp thứ 79/132 trong đánh giá tổng thể môi trường. Tuy nhiên,
về chỉ số ô nhiễm không khí, Việt Nam xếp thứ 123. Về gánh nặng bệnh
tật do môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 77. Đối với chỉ số nguồn nước
ảnh hưởng tới sức khoẻ, Việt Nam được xếp ở vị trí 80. Iraq xếp cuối
bảng về đánh giá tổng thể môi trường. Trung Quốc xếp thứ 116, sau đó là
Ấn Độ (125) và Nam Phi (128).⇒ vấn đề cần được quan tâm và giải
quyết của Bộ tài nguyên môi trường.
• Theo các thống kê, nền kinh tế Việt Nam đã mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ
USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD ước tính trong 76
tỷ USD của GDP trong năm 2008; đồng thời mỗi năm thiệt hại 780 triệu
USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.
• Ngoài ra còn tổn thất về kinh tế trên các mặt con người, mùa màng và
đánh bắt thủy sản sau mỗi vụ thảm họa, hoặc một sự cố do ô nhiễm môi
trường.
• Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra trước hết là thiệt hại kinh
tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm chi phí khám
và thuốc chữa bệnh, tổn thất ngày công lao động do nghỉ ốm và tổn thất
thời gian của người nhà chăm sóc người ốm
• Ngoài ra còn tổn thất về kinh tế trên các mặt con người, mùa màng và
đánh bắt thủy sản sau mỗi vụ thảm họa, hoặc một sự cố do ô nhiễm môi
trường.
• Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra trước hết là thiệt hại kinh
tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm chi phí khám
và thuốc chữa bệnh, tổn thất ngày công lao động do nghỉ ốm và tổn thất
thời gian của người nhà chăm sóc người ốm
• Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã và
đang là một trong những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch của
Việt Nam, mặt khác làm gia tăng các chi phí cải thiện môi trường. Đặc
biệt là làm phát sinh xung đột về lợi ích các nhóm xã hội trong khai thác
và sử dụng tài nguyên môi trường.
6
• Ô nhiễm không khí làm hơn 3,2 triệu người chết mỗi năm, Trung Quốc
chiếm 40%
7
II. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí
2.1. Xe máy nguồn gây ô nhiễm chính :
• Hoạt động GTVT là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí (chiếm tỷ lệ 70%). Nó gây ô nhiễm
lớn nhất đối với môi trường không khí, đặc biệt là sự phát thải các khí CO,
VOC và NO2. Hiện nay cả nước có khoảng trên 2 triệu xe ô tô các loại và
khoảng 38 triệu xe máy với tỷ lệ tăng hàng năm khoảng từ 10 - 12%, đây
chính là nguyên nhân gây ra tăng nồng độ các các loại khí thải độc hại như:
SO2, NO2, CO, CH… trong thành phần không khí, theo một số dự báo thì
nồng độ các chất thải độc hại nêu trên tại các nút giao thông trên địa bàn TP
Hà Nội vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7-10 lần và ngày càng tăng thêm
trong các năm gần đây.
• Lượng phát thải các khí này tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số
lượng các phương tiện giao thông đường bộ. Xét trên phương tiện tham gia
giao thông thì thải lượng ô nhiễm không khí từ xe máy là tương đối nhỏ,
trung bình một xe máy xả ra lượng khí thải chỉ bằng 1/4 so với xe ô tô con.
Tuy nhiên, do số lượng xe máy tham gia giao thông chiếm tỷ lệ lớn hơn và
chất lượng nhiều xe đã xuống cấp nên xe máy vẫn là phương tiện đóng góp
nguồn khí thải ô nhiễm chính, đặc biệt là CO và VOC. Trong khi đó, xe tải
và xe khách lại đóng góp các khí thải ô nhiễm là NO2 và SO2.
• Với mật độ các loại phương tiện tham gia giao thông lớn, chất lượng lại kém
và hệ thống đường giao thông chưa tốt thì thải lượng ô nhiễm không khí từ
GTVT đang có xu hướng gia tăng. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, các
chất gây ô nhiềm từ chất thải của các phương tiện giao thông có động cơ sẽ
xâm nhập vào phổi, thậm chí máu của con người, gây ra các bệnh về mắt và
hệ hô hấp.
• Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo về tác động lâu dài của khí thải xe cơ giới
sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như: Vô sinh, ung thư phổi, tim, thận
Như vậy, việc tìm ra biện pháp nhằm giảm thiểu lượng khí thải độc hại do
các phương tiện cơ giới gây ra là một điều cần thiết. Chúng ta bắt lượng khí
thải độc hại do các phương tiện cơ giới thải vào môi trường phụ thuộc vào
hai yếu tố đó là: Số lượng xe cơ giới và chất lượng của các loại xe đó.
8
2.2. Ô nhiễm do chất thải bệnh viện
• Hiện nay theo báo cáo, thống kê, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các
bệnh viện trong cả nước khoảng 350 tấn/ngày, đòi hỏi phải xử lý bằng những
biện pháp phù hợp. Tỷ lệ gia tăng chất thải y tế phụ thuộc vào tăng giường
bệnh, phát triển các dịch vụ kỹ thuật và sự tiếp cận các dịch vụ y tế của người
dân. Ước tính đến năm 2015 lượng chất thải phát sinh khoảng 600 tấn/. Có đến
100% BV tuyến TW, 88% BV tuyến tỉnh, 54% BV tuyến huyện xử lý chất thải
rắn y tế bằng lò đốt tại chỗ hoặc thuê Công ty môi trường đô thị đốt tập trung.
Số BV còn lại xử lý chất thải rắn y tế bằng phương pháp thủ công, chôn lấp tại
chỗ (Bệnh Viện miền núi). Việc xử lý rác thải y tế còn quá nhiều bất cập bởi
nguy cơ lây lan mầm bệnh nếu không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng
và nếu chôn lấp có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, việc xử lý rác thải
nguy hại bằng lò thiêu ngoài trời, thủ công đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm
cũng như thải ra rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân như:
Furan, và kim loại nặng như chì, cadimi… gây mưa axit, gây hiệu ứng nhà
kính, làm ô nhiễm môi trường đất cũng như nước ngầm do tro lò đốt có chứa
kim loại nặng độc hại.
• Chất thải rắn y tế trong bệnh viện được phân làm hai loại gồm Chất thải rắn
sinh hoạt và Chất thải rắn y tế nguy hại.Chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng
75 - 80% chất thải rắn y tế trong bệnh viện (gồm chất hữu cơ, giấy gỗ, kim
loại, sành sứ gạch vỡ, thủy tinh, Plastic, nylon và các thành phần khác ). Loại
này ít độc hại nhưng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý phải
được thực hiện tốt.
•
9
• Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm khoảng 20 - 25% chất thải rắn y tế trong
bệnh viện đó là chất thải bệnh lý và chất thải lây nhiễm bao gồm: Mô bệnh
phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các bệnh phẩm nuôi cấy,
mô hoặc xác động vật từ phòng thử nghiệm thải ra, các chất thải nhiễm trùng từ
phòng cách ly và các khoa truyền nhiễm, các bông băng thấm dịch hoặc máu,
kim tiêm, ống tiêm, lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng và quá đát Có thể thấy rõ,
• Chất thải rắn y tế nguy hại từ các bệnh viện là nguồn tiềm ẩn lây lan bệnh tật,
gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tác động tới môi trường sinh thái và sức
khỏe cộng đồng
• Vậy nên, nguồn Chất thải rắn y tế nguy hại từ các bệnh viện cần phải được
kiểm soát nghiêm ngặt và xử lý đạt yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường quy
định.
2.3. Ô nhiễm do các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp
• Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo
theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi
trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng
10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp
khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến
năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với
bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi
mức hiện nay.
• Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195
cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống
sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp,
trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu
ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ,
15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi
trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho
một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ
sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng
sông.
• Ô nhiễm không khí do động của sản xuất công nghiệp: Tại Hà Nội, vào
nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà
máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm
khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4
lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai
Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi
10
cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp
Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2
trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
• Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm
2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí
nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là
gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn
• chất thải độc hại
• Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải pháp
tương đối đồng bộ và cụ thể đã được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề
về môi trường cả trong hiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến lược,
quy hoạch đến các giải pháp về công nghệ, nhân
• lực, giải pháp xã hội, các cộng cụ kinh tế và các biện pháp quan trắc theo
dõi, kèm theo một số dự án hoặc nghiên cúu sâu đối với các trường hợp cụ
thể.Tại Hà Nội, đang thực hiện gói thầu CP7A nhằm cải thiện hệ thống thoát
nước ở Hà Nội trên hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, tức lần thực
hiện các biện pháp xử lý nước thải hữu hiệu như đã đề ra trong quy hoạch
tổng thể thoát nước của Hà Nội thì đến năm 2010 hầu hết các con sông ở Hà
Nội có chỉ tiêu BOD dưới 25 mg/lít; còn nếu không có biện pháp cải thiện
môi trường rõ rệt thì chỉ số BOD sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ 1992-1994
và khoảng 1,8 lần so với thời kỳ 1997-1998, trong đó sông Lừ sẽ bị ô nhiễm
nặng nhất với chỉ số BOD là 130
• mg/l, khá nhất là sông Sét thì cũng là 54 mg/l; trong đó tiêu chuẩn cho phép
đối với nước loại A không quá 4 mg/l, với nước loại B không quá 25 mg/l.
Hà Nội cũng đang tiến hành dự án cải tạo môi trường đối với khu công
nghiệp Minh Khai
• Vĩnh Tuy, di dời các nhà máy ra khỏi vùng đô thị đông dân, áp dụng nguyên
tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Trường hợp tính lệ phí nước thải của
một xí nghiệp công nghiệp”. Thành phố Hồ Chí Minh lập dự án xây dựng
các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp Các giải pháp sẽ chỉ có tác dụng
giảm bớt ô nhiễm môi trường nếu mọi người cùng coi trọng và bảo vệ môi
trường bằng y thức và hành động cụ thể của mỗi người.
11
2.4. Các chất ô nhiễm khác trong nước thải
pH của nước thải:
• pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Các
công trình xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt
khi pH nằm trong giới hạn từ 7 đến 7,6. Như chúng ta đã biết môi
trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển là môi trường có pH từ 7
đến 8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH hoạt động khác
nhau. Ví dụ vi khuẩn nitrit phát triển thuận lợi nhất với pH từ 4,8 đến
8,8, còn vi khuẩn nitrat với pH từ 6,5 đến 9,3. Ngoài ra pH còn ảnh
hưởng đến quá trình tạo bông cặn của các bể lắng bằng cách tạo bông
cặn bằng phèn nhôm.
• Nước thải sinh hoạt có pH = 7,2 đến 7,6. Nước thải công nghiệp có
pH rất khác nhau phụ thuộc từng loại công nghiệp.Các xí nghiệp sản
xuất có thể thải ra nước thải có tính acid hoặc kiềm rất cao chẳng
những làm cho nguồn nước không còn hữu dụng đối với các hoạt
động giải trí như bơi lội, chèo thuyền mà còn làm ảnh hưởng đến hệ
thủy sinh vật. Nồng độ acid sulfuric cao làm ảnh hưởng đến mắt của
những người bơi lội ở nguồn nước này, ăn mòn thân tàu thuyền, hư
hại lưới đánh cá nhanh hơn. Nguồn nước lân cận một số xí nghiệp có
thể có pH thấp đến 2 hoặc cao đến 11; trong khi cá chỉ có thể tồn tại
trong môi trường có
• 4,5 < pH < 9,5. Hàm lượng NaOH cao thường phát hiện trong nước
thải ở các xí nghiệp sản xuất bột giặt, thuộc da, nhuộm vải sợi
NaOH ở nồng độ 25 ppm đã có thể làm chết cá.
Các loại muối:
• Nhiều loại xí nghiệp có nước thải chứa hàm lượng muối khá cao; ngoài ra ở
các nước ôn đới người ta còn dùng muối để rãi lên mặt đường vào mùa đông
và muối bị rửa trôi vào hệ thống cống rãnh. Hàm lượng muối cao sẽ làm cho
nguồn nước không còn hữu dụng cho mục đích cấp nước hay tưới tiêu, làm
hoa màu bị thiệt hại và đất bị ô nhiễm.
• Các loại muối khóang Ca, Mg còn làm cho nguồn nước bị "cứng", đóng cặn
trong các đường ống gây thất thoát áp lực trên đường ống. Nước cứng làm
ảnh hưởng đến việc nhuộm vải sợi, sản xuất bia và chất lượng của các sản
phẩm đóng hộp. Nước cứng còn gây đóng vẩy trong các đường ống của lò
hơi làm giảm khả năng truyền nhiệt. Magnesium sulfate gây xổ nhẹ ở người,
ion chloride làm tăng độ dẫn điện của giấy cách điện, ion sắt gây các vết bẩn
trên vải sợi và giấy, carbonat tạo vẩy cứng đóng trên đậu Hà Lan trong quá
trình chế biến và đóng hộp chúng. Các loại muối có chứa Nitrogen và
phosphorus làm cho tảo phát triển nhanh gây hiện tượng tảo nở hoa, làm ảnh
hưởng đến hệ thủy sinh vật và mất mỹ quan.
12
Các kim loại độc và các chất hữu cơ độc:
• Nước chảy tràn ở khu vực sản xuất nông nghiệp có chứa dư lượng thuốc trừ
sâu và thuốc trừ cỏ, trong khi nước chảy tràn ở các khu đô thị chứa chì và
kẽm. Nhiều ngành công nghiệp thải ra các loại kim loại và chất hữu cơ độc
khác. Các chất này có khả năng tích tụ và khuếch đại trong chuỗi thức ăn, do
đó cần phải được quản lý tốt.
• Hàm lượng chloride 4000 ppm gây độc cho cá nước ngọt, Cr6+gây độc cho
cá ở nồng độ 5 ppm. Đồng ở hàm lượng 0,1 ¸ 0,5% đã gây độc cho vi khuẩn
và một số sinh vật khác. P2O5 ở nồng độ 0,5 ppm gây trở ngại cho quá trình
tạo bông cặn và lắng trong các nhà máy nước. Phenol ở nồng độ 1 ppb đã
gây nên vấn đề cho các nguồn nước.
Nhiệt:
Các nước thải từ nhà máy nhiệt điện và lò hơi của một số ngành công nghiệp
có nhiệt độ rất cao. Khi thải ra môi trường, nó làm tăng nhiệt độ của các thủy vực
ảnh hưởng đến một số thủy sinh vật và làm suy giảm oxy hòa tan trong nguồn
nước (do khả năng bão hòa oxy trong
nước nóng thấp hơn và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ hoạt động mạnh hơn).
Màu (color)
Các nước thải từ nhà máy dệt, giấy, thuộc da, lò mổ có độ màu rất cao. Nó
có thể làm cản trở khả năng khuếch tán của ánh sáng vào nguồn nước gây ảnh
hưởng đến khả năng quang hợp của hệ thủy sinh thực vật. Nó còn làm mất vẽ mỹ
quan của nguồn nước nên rất dễ bị sự
phản ứng của cộng đồng lân cận.
Các chất tạo bọt (foam-producing matter)
Các nước thải từ nhà máy dệt, giấy, các nhà máy hóa chất có chưá các chất tạo bọt,
đây là một dạng ô nhiễm dễ phát hiện và gây phản ứng mạnh của cộng đồng lân
cận.
13
Các chất gây trở ngại cho quá trình xử lý
• Lông vũ làm tắt nghẽn đường ống, dầu bơm.
• Các mảnh mỡ nhỏ làm nghẹt các đầu bơm.
• Cỏ rác làm nghẹt các đầu bơm.
• Các chất khí độc gây nguy hại trực tiếp đến công nhân vậnhành.
• Các chất có khả năng gây cháy nổ.
14
2.5 Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân
• Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và
một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu
bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và
dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn
gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình
trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả.
• Theo báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và năm
2003, ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, đặc biệt là ở các thành phố và thị xã của các tỉnh phía Nam, một số
gia đình có mức sống cao chuyển từ đun nấu bằng than, dầu sang đun nấu
bằng bếp gas ngày càng nhiều. Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất
nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá dầu hoả và giá điện
tăng lên đáng kể, rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang
dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ
khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc
nhóm bếp và ủ than.
III.Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
• Trong thời đại công nghiệp, ô nhiễm không khí không có thể được loại
bỏ hoàn toàn, nhưng bước có thể được thực hiện để giảm bớt nó bằng các
biện pháp sau:
• Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ
công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố.
• Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và
cơ sở công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh)
• Thực hiện chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố,….
• Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu
công xây dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”
• Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị.
• Phát triển không gian xanh và mặt nước trong đô thị Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người
dân đô thị, đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các
cơ sở sản xuất.
• Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng “ đối với mọi công dân.
15
• Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
• Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải.
• Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
• Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường.
• Sử dụng nhiên liệu sạch: Trước tiên là đưa vào việc sử dụng xăng không
chì và có lộ trình để loại bỏ dần việc dùng xăng có chì. Tiếp cận với việc
sử dụng các loại nhiên liệu sạch khác như điện, ga, Hydro, năng lượng
mặt trời
• Biện pháp giáo dục cộng đồng
16