Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

luận văn kiểm toán đề tài Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong qui trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.52 KB, 86 trang )

GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện bước đầu hội nhập nền kinh tế thế giới, môi trường
kinh doanh ở Việt Nam đã và đang tiến dần đến thế ổn định. Nhiều cơ hội
mới mở ra cho các doanh nghiệp, đi kèm với đó là những thách thức, những
rủi ro không thể né tránh. Ngành kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập
nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Từ trước đến nay, Báo cáo tài
chính luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập. Báo cáo tài chính là
tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như mọi khía cạnh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các thông tin
đưa ra trên Báo cáo tài chính phải luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý.
Trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, hàng tồn kho thường là
một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh hàng tồn
kho rất phong phú, phức tạp. Sự phức tạp này ảnh hưởng đến công tác tổ chức
hạch toán cũng như việc ghi chép hàng ngày, làm tăng khả năng xảy ra sai
phạm đối với hàng tồn kho. Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp
thường có xu hướng phản ánh tăng giá trị hàng tồn kho so với thực tế nhằm
mục đích tăng giá trị tài sản doanh nghiệp, minh chứng cho việc mở rộng quy
mô sản xuất hay tiềm năng sản xuất trong tương lai… Các sai phạm xảy ra
đối với hàng tồn kho có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác nhau trên Báo
cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm toán chu trình hàng tồn
kho được đánh giá là một trong những phần hành quan trọng trong kiểm toán
Báo cáo tài chính.
Là sinh viên chuyên ngành kiểm toán, qua kỳ thực tập tại Công ty
TNHH Kiểm toán APEC, em đã có được điều kiện tốt để tiếp cận thực tế,
vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn để
trên cơ sở đó củng cố kiến thức, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt cách thức tổ chức
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
1
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
công tác kiểm toán. Trên cơ sở đó em đã chọn Đề tài: “Kiểm toán chu trình


hàng tồn kho trong qui trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán
APEC thực hiện.”
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Chuyên đề gồm 2
chương:
Chương 1: Thực trạng kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong quy
trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện.
Chương 2: Nhận xét và một số đề xuất hoàn thiện kiểm toán chu trình
hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán BCTC do công ty APEC thực hiện.
Do phạm vi nghiên cứu còn có nhiều hạn chế nên bài viết của em
không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm đóng
góp ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của
TS.Phan Trung Kiên, Ban Giám đốc và các anh chị trong Công ty
APEC.AUDIT đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
2
GVHD : TS. Phan Trung Kiờn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHNG 1
THC TRNG KIM TON CHU TRèNH HNG TN KHO
TRONG QUY TRèNH KIM TON BCTC CA CễNG TY TNHH
KIM TON APEC
1.1. Tng quan v t chc kim toỏn ti cụng ty TNHH Kim toỏn APEC
1.1.1. T chc kim toỏn ti cụng ty TNHH Kim toỏn APEC
Trong t chc kim toỏn ti cụng ty TNHH Kim toỏn APEC, on
kim toỏn tham gia kim toỏn ti cụng ty khỏch hng c t chc thnh
nhiu cp kim toỏn viờn c phõn chia gi nhng vai trũ v nhim v nht
nh trong cỏc cuc kim toỏn. C th l:
S 1.1. T chc on kim toỏn
Hong Th Khỏnh Ho Lớp : Kiểm toán 48C
3
Giỏm c kim toỏn

Ch nhim kim toỏn cp cao
Ch nhim kim toỏn
Trng nhúm kim toỏn
Tr lý kim toỏn
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Ở mỗi cấp, các kiểm toán viên đều giữ những chức năng và nhiệm vụ
khác nhau:
Giám đốc kiểm toán là những người có trình độ chuyên môn cao, có
chứng chỉ hành nghề của kiểm toán viên, có nhiều năm kinh nghiệm trong
nghề và là thành viên của Ban giám đốc. Giám đốc kiểm toán có chức năng
đánh giá rủi ro kiểm toán và là người tiến hành kí kết các hợp đồng kiểm toán.
Họ cũng là người cuối cùng tiến hành rà soát lại các công việc thực hiện được
của các nhóm kiểm toán để đưa ra kết luận cuối cùng về cuộc kiểm toán và kí
tên vào báo cáo kiểm toán.
Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp là những người có chuyên môn cao và
nhiều năm kinh nghiệm. Trong các hợp đồng kiểm toán lớn và phức tạp họ sẽ
tham gia vào việc rà soát lại những công việc mà kiểm toán viên cấp dưới đã
thực hiện. Qua đó, chủ nhiệm kiểm toán cao cấp sẽ đưa ra kết luận sơ bộ về
cuộc kiểm toán.
Chủ nhiệm kiểm toán là người thường xuyên theo dõi tiến độ công việc
và rà soát các công việc mà cả nhóm kiểm toán đã thực hiện. Chủ nhiệm kiểm
toán cùng một lúc có thể phải giám sát nhiều nhóm kiểm toán khác nhau và là
người chịu trách nhiệm trước kiểm toán viên cao cấp về công việc của mình.
Trưởng nhóm kiểm toán là người có nhiều kinh nghiệm hơn các trợ lý
kiểm toán và thường chịu trách nhiệm chính hướng dẫn và phân công công
việc cho trợ lý kiểm toán. Họ cũng tham gia vào quá trình thực hiện kiểm toán
đồng thời là người thường xuyên theo dõi tiến độ, rà soát công việc thực hiện
của cả nhóm và chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm kiểm toán.
Trợ lý kiểm toán thường là những người có trình độ nhưng chưa có
nhiều kinh nghiệm, họ tham gia vào từng phần hành cụ thể trong giai đoạn

thực hiện kiểm toán dưới sự hướng dẫn của trưởng nhóm kiểm toán và chịu
trách nhiệm trước trưởng nhóm kiểm toán.
Đối với Hồ sơ kiểm toán là những tài liệu thuộc sở hữu riêng của công
ty kiểm toán được các kiểm toán viên lập, sử dụng và lưu trữ. Hồ sơ Kiểm
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
4
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
toán của APEC.AUDIT bao gồm Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán
năm. Trong hồ sơ kiểm toán chung chứa đựng thông tin chung về một khách
hàng liên quan tới nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính. Hồ sơ
kiểm toán năm chứa các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới 1 năm tài
chính. Tại APEC.AUDIT hồ sơ kiểm toán được lưu trữ dưới dạng cứng được
đúng trong các quyển hồ sơ và dạng mềm được lưu trữ trên máy vi tính. Mỗi
bộ hồ sơ lưu trữ các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên cho từng cuộc kiểm
toán và được sắp xếp theo thứ tự và theo số. Với cách thức tổ chức hồ sơ kiểm
toán như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các kiểm toán viên trong quá trình làm
việc, phân loại dễ dàng các phần hành khác nhau nhằm đem lai hiệu quả tốt nhất
trong công tác kiểm toán.
Với cách thức tổ chức đoàn kiểm toán và hồ sơ kiểm toán như đã nêu,
kiểm toán viên tiến hành thực hiện công tác kiểm toán BCTC với các nội
dung kiểm toán BCTC bao gồm:
- Kiểm toán việc tuân thủ các chuận mực kế toán Việt Nam, chế độ kế
toán Viêt Nam và các quy định về kế toán có liên quan trong lập và trình bày
Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán chính sách kế toán đơn vị lựa chọn, áp dụng so với quy
định của từng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành trong trình bày
Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán các ước tính kế toán Công ty đã thực hiện khi lập Báo cáo
tài chính;
- Kiểm toán việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên Báo cáo tài chính

Hàng năm, Công ty TNHH Kiểm toán APEC gửi thư chào hàng tới các
khách hàng bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Qua thư chào
hàng APEC.AUDIT thông báo cho khách hàng các loại dịch vụ mà Công ty
có khả năng cung cấp. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, giữa các hãng Kiểm
toán của Việt Nam và Kiểm toán Nước ngoài có sự cạnh tranh gay gắt, việc
gửi thư chào hàng là hết sức cần thiết.
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
5
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Bằng việc gửi thư chào hàng, Công ty chủ động thiết lập và duy trì mối
quan hệ với khách hàng đồng thời thu hút sự quan tâm thường xuyên của
khách hàng đối với các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Khác với Công ty Kiểm
toán khác, APEC.AUDIT thường tiến hành gặp gỡ trực tiếp, thoả thuận và ký
kết hợp đồng. Việc ký kết trực tiếp này sẽ tránh được những bất đồng trong
quá trình thực hiện Kiểm toán và công bố báo cáo Kiểm toán, đặc biệt là
khách hàng mới Kiểm toán lần đầu. Sau khi ký kết hợp đồng Kiểm toán,
Công ty sẽ xây dựng kế hoạch Kiểm toán tổng quát và trương trình Kiểm toán
cụ thể. Thực hiện kế hoạch Kiểm toán do APEC.AUDIT tiến hành thực chất
là việc thực hiện các trắc nghiệm kiểm soát và trắc nghiệm cơ bản. Giai đoạn
cuối cùng của một cuộc Kiểm toán do APEC.AUDIT thực hiện là tổng hợp
kết quả Kiểm toán và lập báo cáo Kiểm toán. Quy trình kiểm toán dược thực
hiện gồm ba bước chính: Lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm
toán. Công việc thực hiện được khái quát qua sơ đồ sau:
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
6
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sơ đồ 1.2. Quy trình kiểm toán tại APEC.AUDIT
Lập kế hoạch
Trong bước lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ
tục để đạt được sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm

soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng; trên cơ sở đó đánh giá các rủi
ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và Báo cáo
tài chính của khách hàng; đồng thời kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục phân
tích nhằm đánh giá sơ bộ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của khách
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
7
Công việc thực
hiện trước kiểm toán
Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm toán
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm
toán tổng quát
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Tìm hiểu các chu trình kế toán
Thực hiện các bước phân tích tổng quát
Xác định mức độ trọng yếu
Xây dựng kế hoạch phục vụ và giao dịch khách hàng
Xây dựng kế hoạch
kiểm toán
Đánh giá rủi ro tiềm tàng và số dư tài khoản
Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch
kiểm toán
Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá
Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết
Thực hiện việc soát xét báo cáo tài chính
Kết thúc kiểm toán
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo

Thu thập thư giải trình của ban giám đốc khách hàng
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
hàng làm cơ sở để xác định các rủi ro có thể đối với Báo cáo tài chính và hoạt
động kinh doanh của khách hàng;
Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên, kiểm toán viên sẽ tập
trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ
chủ yếu trên Báo cáo tai chính của khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán chi
tiết;
Kế hoạch kiểm toán được xây dựng trên cơ sở đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và phân tích tổng
quát tình hình, đặc điểm của đơn vị. Kế hoạch kiểm toán được lập bởi các
kiểm toán viên có kinh nghiệm, được soát xét qua hai cấp là chủ nhiệm kiểm
toán phụ trách khách hàng và thành viên Ban giám đốc trực tiếp phụ trách
cuộc kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán
Việc thực hiện kiểm toán bao gồm việc kiểm tra đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của khách hàng và kiểm tra chi tiết cho
từng chỉ tiêu trình bày trên Báo cáo tài chính của đơn vị. Tổng hợp đánh giá
kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên Báo cáo tài chính.
Kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện tại công ty bởi các kiểm toán viên.
Toàn bộ công việc kiểm toán được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán, thành
viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng và thành viên Ban giám đốc chịu
trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng cuộc kiểm toán.
Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành thực hiện
các công việc sau:
Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối khẳng định các thông tin
trên báo cáo tài chính là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của công ty về hoạt

động của khách hàng trong năm tài chính;
Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán;
Tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành để lập Báo cáo kiểm toán
và Thư quản lý;
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
8
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Trao đổi với khách hàng về Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.
Với cách thức tiếp cận nêu trên cho phép công ty hiểu rõ thực trạng hoạt
động kinh doanh, hoạt động tài chính, kế toán của khách hàng; xây dựng kế hoạch
kiểm toán sát thực, định hướng cuộc kiểm toán tập trung một cách thích hợp vào
những rủi ro liên quan tới hoạt động kinh doanh cua công ty; xác định các yêu cầu
và mong muốn của công ty về các dịch vụ để chuẩn bị và thực hiện tốt nhất kế
hoạch cung cấp dịch vụ cho công ty; phương pháp tiếp cận này phù hợp với các yêu
cầu ngày càng cao về tính chính xác và minh bạch của Báo cáo tài chính; là cơ sở
quan trọng để đưa ra Báo cáo kiểm toán chất lượng và tin cậy. Đặc biệt công ty có
thể đánh giá được những điểm mạnh, yếu trong hoạt động của đơn vị, trên cơ sở đó
tư vấn cho khách hàng hệ thống giải pháp đồng bộ theo một lộ trình thích hợp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị.
1.1.2. Mối quan hệ giữa các phần hành kiểm toán trong một cuộc kiểm toán
Kiểm toán Báo cáo tài chính tại APEC.AUDIT được phân chia theo
chu trình, đây là cách phân chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt
chẽ lẫn nhau giữa các chu trình, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một
chu trình chung của hoạt động tài chính. Theo đó, kiểm toán viên quan niệm
rằng có nhiều chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, thể hiện sự liên kết giữa các quá trình hoạt động kinh doanh, có thể lấy
ví dụ như: các chỉ tiêu “Hàng tồn kho- Giá vốn- Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh” thể hiện mối quan hệ của các quá trình từ khi mua vào, sản xuất
đến lúc tiêu thụ thành phẩm… Theo đó, kiểm toán Báo cáo tài chính tại
APEC.AUDIT bao gồm các chu trình cơ bản sau:

- Kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền.
- Kiểm toán tiền.
- Kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán.
- Kiểm toán tiền lương và nhân viên.
- Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho.
- Kiểm toán chu trình huy động và hoàn trả.
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
9
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa các chu trình kiểm toán
Trong một cuộc kiểm toán, các phần hành kiểm toán luôn có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, vì giữa các chu trình kiểm toán luôn có mối liên hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp, điều đó được thể hiện:
Chu trình mua hàng và thanh toán là quá trình mua vào của hàng hóa,
dịch vụ bao gồm những khoản mục như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vật
tư, điện nước… Chu trình này gồm các quyết định và quá trình cần thiết để có
hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cả doanh nghệp; được
bắt đầu bằng đơn đặt mua của người có trách nhiệm và kết thúc bằng việc
thanh toán cho nhà cung cấp về hàng hóa và dịch vụ nhận được. Chu trình này
có mối liên hệ trực tiếp với chu trình tiền và chu trình hàng tồn kho trong
kiểm toán BCTC, cụ thể quá trình mua hàng của chu trình có ảnh hưởng tới
chu trình hàng tồn kho, quá trình thanh toán sẽ ảnh hưởng tới chu trình tiền.
Chu trình bán hàng và thu tiền được xem là chu trình cuối cùng của quá
trình của quá trình sử dụng kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đánh giá hiệu
quả của các chu trình trước đó như chu trình tiền, tiếp nhận và hoàn trả vốn,
mua hàng - thanh toán mà còn đánh giá toàn bộ hiệu quả kinh doanh của
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
10
Tiền
Hàng tồn kho

Mua hàng –
Thanh toán
Huy động –
Hoàn trả
Tiền lương và
nhân viên
Bán hàng –
Thu tiền
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
doanh nghiệp. Quá trình bán hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chu trình hàng
tồn kho, quá trình thu tiền sẽ ảnh hưởng rực tiếp tới chu trình tiền.
Chu trình hàng tồn kho là một trong các chu trình của quá trình kinh
doanh, nó có chức năng bắt đầu bằng việc mua hàng và kết thúc bằng việc
xuất kho thành phẩm, hàng hóa đi tiêu thụ. Nó có mối liên hệ trực tiếp với
các chu trình như bán hàng – thu tiền, mua hàng – thanh toán, tiền lương
nhân viên.
Chu trình tiền lương và nhân viên bắt đầu bằng việc tuyển dụng và thuê
mướn nhân viên và kết thúc bằng việc thanh toán tiền lương cho người lao
động. Chu trình này có mối liên hệ trực tiếp với chu trình hàng tồn kho, thể
hiện ở việc tính giá thành sản phẩm có liên quan tới chi phí nhân công trực
tiếp; ngoài ra nó còn có mối liên hệ trực tiếp với chu trình tiền thể hiện ở việc
thanh toán cho người lao động.
Chu trình huy động – hoàn trả là một trong các chu trình kinh daonh
của doanh nghiệp, nó đúng một vai trò rất quan trọng. Nỉ bao gồm việc huy
động các nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu và việc hoàn trả gốc, lãi, thực
hiện các nghĩa vụ khác đối với bên cho vay hoặc bên góp vốn. Chu trình này
có liên quan trực tiếp tới chu trình tiền.
Qua đó có thể thấy chu trình hàng tồn kho có quan hệ với tất cả các chu
trình khác, chỉ khác ở góc độ trực tiếp hay gián tiếp. Đặc biệt là mối quan hệ
mật thiết với chu trình Mua hàng- thanh toán, tiền lương nhân viên, bán hàng-

thu tiền. Đó là những chu trình, những đầu mối quan trọng với cả khách hàng
và công ty kiểm toán. Cụ thể hơn, trong công tác kế toán tại doanh nghiệp, kết
quả của hàng tồn kho không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân đối
kế toán mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đối với kiểm toán, kết quả kiểm toán chu trình hàng tồn kho giúp các
kiểm toán viên có thể kết hợp, đối chiếu và kiểm tra kết quả của các chu trình
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
11
GVHD : TS. Phan Trung Kiờn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khỏc (mua hng, tin lng ) t ú tit kim c thi gian, chi phớ, nõng cao
hiu qu cụng tỏc. Chớnh t nhng c im nờu trờn, cỏc kim toỏn viờn luụn
xỏc nh kim toỏn hng tn kho l trng tõm khi tin hnh kim toỏn Bỏo
cỏo ti chớnh.
1.2. Thit k chng trỡnh kim toỏn chu trỡnh Hng tn kho trong
kim toỏn BCTC tai cụng ty TNHH Kim toỏn APEC
1.2.1. Khỏi quỏt trỡnh t lp k hoch kim toỏn trong quy trỡnh kim
toỏn bỏo cỏo ti chớnh ca cụng ty
Lp k hoch kim toỏn l bc cụng vic u tiờn ca t chc cụng
tỏc kim toỏn nhm to ra tt c tin v iu kin c th trc khi thc
hnh kim toỏn. Lp k hoch kim toỏn l quỏ trỡnh cõn i gia nhu cu v
ngun lc ó cú. Nhm mc ớch c th húa v mc tiờu, phm vi v thi gian
thc hin cụng tỏc kim toỏn.
Quỏ trỡnh lp k hoach kim toỏn chu trỡnh hng tn kho bao gm cỏc
bc c th hin qua s sau:
Hong Th Khỏnh Ho Lớp : Kiểm toán 48C
12
CHUN B K HOCH KIM TON
THU THP THễNG TIN C S
THU THP THễNG TIN V NGHA V PHP Lí KHCH HNG
THC HIN CC TH TC PHN TCH

NH GI TNH TRNG YU V RI RO KIM TON
TèM HIU H THNG KIM SOT NI B V RI RO KIM TON
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sơ đồ 1.4. Các bước lập kế hoạch kiểm toán
1.2.1.1. Chuẩn bị kế hoach kiểm toán
Khi nhận được yêu cầu kiểm toán của một công ty khách hàng, để chấp
nhận yêu cầu này thì phải căn cứ vào khả năng của công ty và các điều kiện
của khách hàng. Trong giai đoạn này kiểm toán viên sẽ đánh giá những rủi ro
có thể gặp phải khi tiến hành kiểm toán chu trình hàng tồn kho của doanh
nghiệp. Quy trình kiểm toán chỉ thực sự bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty
kiểm toán tiếp nhận một khách hàng, trên cơ sở thư mời kiểm toán kiểm toán
viên sẽ xác định đối tượng sẽ phục vụ và tiến hành thực hiện các công việc:
đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa
chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán, phân công công việc cụ thể cho từng nhân
viên dựa trên các phần công việc của kiểm toán chu trình hàng tồn kho.
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
13
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
1.2.1.2. Lập kế hoạch chiến lược
Trong quá trình thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, kiểm toán viên
sẽ đánh giá khả năng sai sót trọng yếu để đưa ra đánh giá ban đầu về mức
trọng yếu. Kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích để xác
định thời gian thực hiện kiểm toán và mở rộng các thủ tục khác. Trong kiểm
toán chu trình hàng tồn kho, các thông tin cần phải thu thập bao gồm:
- Tìm hiểu thông tin về ngành nghề kinh doanh của đơn vị khách hàng,
điều này được thực hiện trong chương trình kiểm toán chung;
- Tham khảo thông tin kiểm toán phần hành hàng tồn kho của các kỳ
kiểm toán trước;
- Tham quan nhà kho, xưởng, các nơi bảo quản lưu trữ hàng tồn kho;
- Thu thập thông tin về các chính sách kế toán hàng tồn kho mà công

ty khách hàng áp dụng;
- Dự kiến sử dụng ý kiến chuyên gia nếu kiểm toán viên xét thấy hàng
tồn kho của đơn vị khách hàng có những chủng loại đặc biệt cần phải có ý
kiến chuyên gia.
Những thông tin cơ sở về khách hàng này có ảnh hưởng đến việc đánh
giá tổng quát BCTC nói chung và chương trình kiểm toán hàng tồn kho nói
riêng cũng như việc đưa ra ước lượng về tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán. Do
đó kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các thông tin này nhằm mục đích phục
vụ cho cuộc kiểm toán.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của đơn vị khách hàng để nắm
bắt được quy trình mang tính chất pháp lý của khách hàng ảnh hưởng tới các
mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến
hành thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý bằng phương pháp chủ yếu là
phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc của đơn vị khách hàng. Các thông tin kiểm
toán viên thu thập bao gồm:
- Giấy phép thành lập công ty, Điều lệ công ty;
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
14
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
- Các BCTC, BCKT, biên bản thanh tra, kiểm tra của năm tài chính
hiện hành hoặc các năm trước;
- Biên bản các cuộc họp Cổ đông, họp Hội đồng quản trị và ban giám
đốc công ty khách hàng;
- Các hợp đồng quan trọng giúp kiểm toán viên xác định được những
yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc hình thành những thông tin tào
chính, giúp kiểm toán viên tiếp cận tới hoạt động tài chính của khách hàng,
những khía cạnh pháp lý có ảnh hưởng tới tình hình tài chính và kết quả hoạt
động kinh doanh của khách hàng.
Thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
chu trình hàng tồn kho là hết sức cần thiết, do hàng tồn kho thường rất đa

dạng và phong phú về chủng loại; các nghiệp vụ nhập, xuất, sản xuất, tiêu thụ
diễn ra với số lượng lớn và thường xuyên. Các nghiệp vụ càng đa dạng, có
khối lượng lớn thì khả năng xảy ra sai sót, gian lận càng lớn. Thủ tục phân
tích được áp dụng với các số liệu trên BCĐKT và BCKQKD, cụ thể như:
- So sánh số liệu về mức biến động số dư khoản mục Hàng tồn kho
giữa các niên độ theo số tuyệt đối và số tương đối;
- So sánh giá bán bình quân sản phẩm của đơn vị khách hàng với giá
bán bình quân của ngành. So sánh mức dự trữ hàng tồn kho bình quân của các
công ty cùng ngành có cùng điều kiện kinh doanh cũng như quy mô sản xuất;
- So sánh số liệu thực tế của đơn vị khách hàng với số liệu kế hoạch
như: Mức tổng chi phí sản xuất thực tế trong kỳ với chi phí kế hoạch, mức chi
phí tiêu hao nguyên vật liệu của một đơn vị sản phẩm so với định mức…
Việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên xác định được nội dung cơ bản của cuộc
kiểm toán, giúp kểm toán viên khoanh vùng trọng yếu, đánh giá mức trọng
yếu, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán hàng tồn kho cũng như kiểm toán
tổng thể BCTC.
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
15
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán: căn cứ trên những thông
tin đã thu thập được ở trên, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá, nhận xét
để có thể đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
Đánh giá tính trọng yếu là để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thế
chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng
các sai sót lên BCTC, để từ đó xác định bản chất, thời gian, và phạm vi khảo
sát trong quá trình kiểm toán. Tính trọng yếu được xem xét qua các bước:
- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng chu trình
- Ước tính sai số và so sánh với quy mô về tính trọng yếu đã được

phân bổ cho từng chu trình
- Khi tổng hợp các bằng chứng kiểm toán, tiến hành so sánh sai số
tổng hợp ước tính và ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong chu trình kiểm toán hàng tồn kho, kiểm
toán viên sẽ ước tính mức trọng yếu cần phân bổ cho hàng tồn kho căn cứ vào
tỷ trọng hàng tồn kho trên BCTC, và mức rủi ro của chu trình hàng tồn kho
theo đánh giá sơ bộ của kiểm toán viên dựa vào kinh nghiệm và chi phí kiểm
toán. Rủi ro kiểm toán hàng tồn kho là mức rủi ro mong muốn đạt được sau
khi hoàn tất việc thu thập bằng chứng về hàng tồn kho. Rủi ro được đánh giá
quan 3 bộ phận:
- Rủi ro tiềm tàng (IR) là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng của từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sĩ trọng yếu khi tính
riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mức độ rủi ro tiềm tàng của hàng tồn kho phụ thuộc vào đặc điểm của hàng
tồn kho như: hàng tồn kho có tính đa dạng, được bảo quản ở nhiều kho bãi
khác nhau, sự khó khăn trong việc xác định giá trị, chất lượng hàng tồn kho…
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên có thể dựa vào nhiều nguồn
thông tin khác nhau như: kết quả cuộc kiểm toán năm trước, thu thập thông
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
16
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
tin về bản chất kinh doanh của khách hàng, chính sách áp dụng, tính trung
thực của Ban giám đốc, quy mô số dư tài khoản hàng tồn kho…
- Rủi ro kiểm soát (CR) là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết. Rủi ro kiểm
soát tồn tại do những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi đánh
giá rủi ro kiểm soát đối với hàng tồn kho, kiểm toán viên dựa trên tính hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro kiểm soát sẽ cao nếu hệ thống kiểm
soát nội bộ hoạt động không hiệu quả.

- Rủi ro phát hiện (DR) là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà
trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát
hiện được.
Quan hệ giữa chúng được thể hiện qua mô hình sau:
AR = IR×CR×DR
Trong đó rủi ro kiểm toán AR là rủi ro do kiểm toán viên và công ty
kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm
toán còn có những sai sót trọng yếu.
Tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm
soát là một phần công việc quan trọng. Kiểm toán viên phải có một sự hiểu
biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xác
định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực hiện. Khi
tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng về hàng tồn kho, kiểm toán
viên cần tìm hiểu về các vấn đề: Môi trường kiểm soát hàng tồn kho, hệ thống
kế toán hàng tồn kho, các thủ tục kiểm soát hàng tồn kho, kiểm toán nội bộ
(nếu có).
Môi trường kiểm soát chu trình hàng tồn kho bao gồm toàn bộ nhân tố
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tác động đến việc thiết kế, hoạt động và
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
17
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nơi bộ. Kiểm toán viên cần tìm hiểu
các thông tin như:
- Tìm hiểu quan điểm của Ban giám đốc về việc quản lý hàng tồn kho
- Tìm hiểu về cơ cấu nhân sự có phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý
hàng tồn kho hay không, việc tổ chức các bộ phận chức năng, các cá nhân
trong bộ phận đó có đáp ứng được yêu cầu quản lý hàng tồn kho
- Xem xét tính trung thực, trình độ của đội ngũ bảo vệ, ghi chép, kiểm
tra, kiểm soát hàng tồn kho

- Xem xét công ty khách hàng có chịu sự phụ thuộc các đơn vị khác về
cung cấp vật tư, hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Hệ thống kế toán trong chu trình hàng tồn kho này cần lưu ý đến hệ
thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ
thống bảng tổng hợp cân đối kế toán trong đơn vị khách hàng có hợp lý
không; công tác luân chuyển chứng từ. Cụ thể:
- Xem xét hệ thống chứng từ gốc trong công tác quản lý hàng tồn kho
có được lưu trữ và bảo quản một cách hợp lý không;
- Công việc ghi chép các nghiệp vụ nhập-xuất vật tư, thành phẩm,
hàng hóa của đơn vị như thế nào, có tuân theo nguyên tắc phân tách trách
nhiệm hay không;
- Các sai phạm xảy ra khi bị phát hiện có được giải quyết kịp thời hay
không.
Các thủ tục kiểm soát của chu trình này do nhà quản lý xây dựng dựa
trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công
phân nhiệm rõ ràng và chế độ ủy quyền. Kiểm toán viên tiến hành:
- Kiểm tra việc phân tách trách nhiệm trong việc thực hiện các chức
năng của chu trình;
- Các nghiệp vụ xảy ra liên quan đến vật tư hàng hóa có đảm bảo đầy
đủ sự phê duyệt hay không;
- Các nghiệp vụ có được phê chuẩn đúng đắn không;
Sau khi thu thập được các thông tin về cách thiết kế và sự vận hành của
của hệ thống KSNB, Kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
18
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
kiểm soát cho chu trình này ở mức cao, trung bình hoặc thấp. Rủi ro kiểm
soát có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định các phép thử nghiệm áp dụng.
Rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao thì kiểm toán viên không thể dựa
vào kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư

và nghiệp vụ, mà phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản và không thực hiện
các thử nghiệm kiểm soát. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì
kiểm toán viên sẽ dựa vào kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt thử
nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ.
1.2.2. Xây dựng chương trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại công ty
TNHH Kiểm toán APEC
Chương trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho là những dự kiến chi
tiết về nội dung, trình tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản
hay từng thông tin tài chính của chu trình. Chương trình kiểm toán được
soạn thảo thường bao gồm: mục tiêu cụ thể kiểm toán đối với từng tài
khoản (hay thông tin tài chính); các chỉ dẫn về các bước công việc, các thủ
tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán cụ thể cần áp dụng trong từng bước công
việc; thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành; phạm vi của các thủ tục
kiểm toán; sự phối hợp giữa các trợ lý kiểm toán; những tài liệu, thông tin
cần thu thập để làm bằng chứng…
Tùy thuộc vào những phát hiện và đánh giá rủi ro, các nghiệp vụ trọng
yếu đối với khoản mục hàng tồn kho, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập chương
trình kiểm toán, bao gồm: thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và các thử
nghiệm chi tiết đối với số dư và nghiệp vụ hàng tồn kho. Trong kiểm toán chu
trình hàng tồn kho, kiểm toán viên cần chú ý tới cơ sở dẫn liệu hiện hữu hay
phát sinh, tính giá và đo lường. Trước hết kiểm toán viên sẽ thực hiện thử
nghiệm kiểm soát nhằm giảm bớt lượng thủ tục cần thực hiện tiếp theo, thu
thập các bằng chứng bổ sung về sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
19
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
soát nội bộ của đơn vị khách hàng. Số lượng các thử nghiệm tiến hành phụ
thuộc vào việc đánh giá rủi ro và mức trọng yếu từng khoản mục. Mức rủi ro
tiềm tàng càng lớn thì số thủ tục thực hiện càng nhiều để thu thập càng nhiều
bằng chứng, giảm bớt rủi ro kiểm toán.

Chương trình kiểm toán mẫu của chu trình hàng tồn kho được xây dựng
ở APEC bao gồm các thủ tục kiểm toán như: thu thập thông tin về chính sách
kế toán áp dụng; phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp; kiểm tra chi tiết đối
với trường hợp tham gia kiểm kê và không tham gia kiểm kê; kiểm tra
phương pháp tính giá, kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và
đưa ra kết luận kiểm toán của chu trình này:
Khi tiến hành thu thập thông tin về chính sách kế toán áp dụng, kiểm
toán viên sẽ tìm hiểu về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho
Các thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp bao gồm việc so
sánh các số liệu kế toán có liên quan đến hàng tồn kho của đơn vị khách hàng
nhằm tìm ra những biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân của những
biến động này.
Các thủ tục kiểm tra chi tiết liên quan đến việc kiểm kê hàng tồn kho
bao gồm hai trường hợp, có tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ
và không tham gia kiểm kê.
Các thủ tục kiểm tra chi tiết về phương pháp tính giá, việc tập hợp các
chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung.
Việc kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kiểm toán viên
tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến việc trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, kiểm tra cơ sở của việc trích lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
20
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh và lập
trang kết luận kiểm toán của chu trình hàng tồn kho.
1.2.3. Mối liên hệ giữa kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình
kiểm toán Hàng tồn kho
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm

toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các
kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử
dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm
toán cần thiết thực hiện khi kiểm toán chu trình hàng tồn kho. Tùy thuộc vào
những phát hiện và đánh giá trong kế hoạch kiểm toán tổng quát trưởng nhóm
kiểm toán sẽ lập chương trình kiểm toán cụ thể phù hợp với công ty khách
hàng. Cụ thể, trong khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty
khách hàng không tốt,không hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra thì
chương trình kiểm toán mà kiểm toán viên xây dựng sẽ tăng các thử nghiệm
cơ bản mà bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát. Ngược lại, nếu hệ thống kiểm
soát nội bộ của khách hàng là tốt thì chương trình kiểm toán mà kiểm toán
viên xây dựng có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản và tăng các thử nghiệm
kiểm soát. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm bớt được những thủ tục
không mang lại hiệu quả.
1.3. Thực hiện kiểm toán chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm
toán BCTC của APEC.AUDIT tại công ty khách hàng TH.
1.3.2. Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán hàng tồn kho
trong kiểm toán BCTC tại công ty TH
Trong giai đoạn lập kế hoạch, bước công việc đầu tiên mà kiểm toán
viên thực hiện là thu thập thông tin về khách hàng TH nhằm đạt được những
hiểu biết đầu tiên về khách hàng như loại hình doanh nghiệp, tổng số vốn
điều lệ, tổng số vốn kinh doanh, ngành nghề , lĩnh vưc kinh doanh, quy mô
kinh doanh, những mục tiêu chính của doanh nghiệp. Trong bước này, kiểm
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
21
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
toán viên sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc công ty TH, tham
khảo thông tin của các kỳ kiểm toán trước. Kết quả kiểm toán viên thu thập
được là:
Khái quát: Khách hàng TH là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân

đầy đủ theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1902000338 do sở kể
hoạch và đầu tư tỉnh A cấp lần đầu vào ngày 24/03/1993.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm :
- Sản xuất các sản phẩm thép,
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc thiết bị);
- Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu (mua bán kết cấu thép,
thép phôi, sắt thép xây dựng, ống kim loại, tôn và thép lá, dây kim loại, khung
nhôm, khung đồng);
Cơ cấu tổ chức: Công ty khách hàng TH là công ty cổ phần, có cơ cấu
tổ chức được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
22
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Phòng
Hành
chính
Phòng Tổ
chức
Nhân sự
Phòng Kế
hoạch
Phòng
Tài chính
– Kế toán
Phòng
Vật tư –
Kỹ thuật
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Ghi chú:

: Chỉ đạo
: Phối hợp
Sơ đồ 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty TH
Ban Giám đốc gồm: Giám đốc, 3 Phó Giám đốc và Kế toán trưởng chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về tất cả hoạt động của Công ty và đảm
bảo toàn bộ việc kinh doanh và hoạt động của Công ty luôn tuân theo Điều lệ,
chính sách của Công ty và luật pháp.
Bộ máy kế toán: tổ chức bộ máy kế toán của công ty bao gồm một kế
toán trưởng và 5 kế toán phần hành
Sơ đồ 1.5. Tổ chức nhân sự kế toán của công ty TH
Với các nhân viên kế toán tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng chuyên
ngành kế toán, trình độ kế toán được đánh giá ở mức khá, bộ máy tổ chức của
công ty tương đối tốt.
Chính sách kế toán công ty TH áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Báo cáo tài
chính của Công ty được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực kế toán
Việt Nam và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế
toán Fast acounting để hạch toán. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và
kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Nguyên tắc xác định các khoản tiền hoặc tương đương tiền
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
23
Kế toán trưởng
Kế toán
Hàng tồn
kho
Kế toán
tiền lương

Kế toán
công nợ
Kế toán giá
thành
Kế toán
tiền
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Tiền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền
gửi ngân hàng không kỳ hạn, được ghi nhận và lập báo cáo theo đồng Việt
Nam (VNĐ), phù hợp với quy định tại Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày
17/6/2003.
Các khoản tiền có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái giao
dịch thực tế. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính số dư các khoản tiền có gốc
ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm khó sổ lập Báo cáo tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh
để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Công ty hạch toán Hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính giá xuất Hàng tồn kho theo phương pháp giá thực tế đích danh.
Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho được lập cuối năm là số chênh lệch
giữa giá gốc Hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của
chúng. Phương pháp lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho là lập theo số
chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm
trước chưa sử dụng hết đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản

ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn luỹ kế và
giá trị còn lại. Việc ghi nhận Tài sản cố định hữu hình và Khấu hao tài sản cố
định thực hiện theo Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình,
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
24
GVHD : TS. Phan Trung Kiên Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
chính và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ
các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế và các chi
phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản cố
định hữu hình.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm được xác định theo giá trị hợp lý
của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc dồn tích, ghi nhận
khi chuyển giao hàng hoá cho khách hàng, phát hành hoá đơn và được khách
hàng chấp nhận thanh toán, phù hợp với 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy
định tại Chuẩn mực số 14 – " Doanh thu và thu nhập khác".
Nguyên tắc ghi nhận giá vốn
Giá vốn hàng bán được ghi nhận và tập hợp theo giá trị và số lượng
thành phẩm, hàng hoá, vật tư xuất bán cho khách hàng, phù hợp với doanh thu
ghi nhận trong kỳ.
Nguyên tắc xác định các khoản phải thu, phải trả.
Nguyên tắc xác định khoản phải thu khách hàng dựa theo Hợp đồng và
ghi nhận theo Hoá đơn bán hàng xuất cho khách hàng. Khoản trả trước
cho người bán được hạch toán căn cứ vào phiếu chi, chứng từ ngân hàng và
Hợp đồng kinh tế.

Nguyên tắc xác định khoản phải trả người bán dựa theo Hợp đồng,
phiếu nhập kho và ghi nhận theo Hoá đơn mua hàng của bên mua. Khoản
người mua trả trước được ghi nhận căn cứ vào hợp đồng, phiếu thu, chứng từ
ngân hàng.
Hoàng Thị Khánh Hoà Líp : KiÓm to¸n 48C
25

×