Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

luận văn kế toán TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TY TNHH VẠN XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.76 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 6 tuần thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Vạn Xuân, được
tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển của công ty, được biết về cơ cấu,
tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của từng trung tâm, từng bộ phận trong
công ty, em đã có thêm nhiều hiểu biết quớ báu.
Dưới đây là Bản báo cáo tổng hợp về công ty, về những kết quả mà
công ty đã đạt được, về những thuận lợi cũng như khó khăn còn tồn tại và
nguyên nhân của những khó khăn đó mà em đã tìm hiểu và tích lũy được
trong 6 tuần vừa qua.
Em xin gửi lời cám ơn đến thầy giáo Trần Thanh Toàn, cùng các thầy
cô trong khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế và tập thể các cán bộ công
nhân viên của Công ty TNHH Vạn Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn
em, để em có thể hoàn thành bản báo cáo đúng thời hạn.
Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên bản báo cáo còn nhiều thiếu
sót. Em mong các thầy cô giáo góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Thoa
Báo cáo thực tập
PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VẠN XUÂN
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY:
1. Giới thiệu về công ty:
- Tân công ty: Công ty TNHH Vạn Xuân
- Ngày thành lập: 2/2002
- Địa chỉ:
- Tel: Fax:
- Vốn điều lệ: 5.560.800.000 VNĐ (năm tỷ năm trăm sáu mươi triệu tám
trăm nghìn đồng)


Công ty TNHH Vạn Xuân là tên gọi quen thuộc với gần khắp các
trường từ Mầm non, Tiểu học đến Đại học trong toàn quốc. Trong suốt 8
năm qua các sản phẩm của Vạn Xuân đã phục vụ được rất nhiều trường Đại
học, trường Nghề và rất nhiều trường Phổ thông trên khắp mọi miền Tổ
quốc.
Trong những năm đầu mới thành lập, trung bình mỗi năm Công ty đạt
doanh thu gần 30 tỷ đồng/năm. Cho đến những năm gần đây doanh thu trung
bình của Công ty và hai Chi nhánh mỗi năm đạt gần 60 tỷ đồng.
Công ty TNHH Vạn Xuân có trụ sở chính tại Hà Nội và có hai chi
nhánh, một tại Đà Nẵng và một tại TP. Hồ Chí Minh, ba địa chỉ nêu trên là
ba địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm giáo dục cho các nhà trường trong
toàn quốc.
Không những thế, ba địa chỉ trên còn là ba địa chỉ chuyên phục vụ các
dịch vụ sau bán hàng cho các Thầy, Cô giáo còn là ba địa điểm chuyên cung
cấp các thông tin, tư vấn cho các Thầy giáo, Cô giáo và các nhà trường trong
toàn quốc.
Công ty có một đội ngũ kỹ thuật viên gồm các kỹ sư, thầy giáo, cô
giáo về các môn khoa học như vật lý, hoá học, sinh học và công nghệ điện tử
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
1
Báo cáo thực tập
- thông tin. Ngoài ra công ty còn hợp tác quôc tế với nhiều giáo sư, tiến sỹ
trong lĩnh vực thiết bị giáo dục hàng đầu thế giới như Cộng Hồ Liên Bang
Đức, Indonesia, Singapo, Nhật Bản,
*Các chi nhánh:
- Tại TP. HCM: Công ty TNHH Vạn Xuân TP. Hồ Chí Minh.
Năm thành lập: 9/2005
Địa chỉ : 150 Cơ Bắc - Quận 1 – TP Hồ Chí Minh
- Tại Đà Nẵng : Công ty TNHH Vạn Xuân TP Đà Nẵng.
Năm thành lập: 1/2004

Địa chỉ : 95 Nguyễn Chí Thanh - Quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng
*Các hoạt động kinh doanh chính:
- Buôn bán hàng tư liệu sản xuất.
- Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng (thiết bị giáo dục, văn phòng phẩm).
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
*Tổ chức xã hội:
- Thành viên hiệp hội các nhà sản xuất và phân phối thiết bị giáo dục
thế giới (Worldidac Member).
- Thành viên hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội.
- Thành viên phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty:
- Sản xuất và cung ứng (kể cả nhập khẩu) đồ dùng dạy học, các thiết
bị nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy học tập trong nhà trường. Tổ
chức tiếp nhận, lưu động, phân phối các loại thiết bị vật tư chuyên dùng
trong ngành theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ và Nhà nước giao cũng như các
hàng viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ, đưa nhanh các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức thực hiện các hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thiết bị giáo dục.
- Tổ chức thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu của ngành,
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
2
Báo cáo thực tập
các dự án hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Tư vấn tham mưu cho bộ về
kế hoạch đầu tư ngắn hạn, về trang thiết bị giáo dục phục vụ ngành và các
chủ chương biện pháp phòng thực hiện.
Giáo dục luôn là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, đụng chạm đến
mỗi gia đình là tế bào xã hội. Thiết bị giáo dục là cầu nối để gắn lý luận với
thực tiễn, đảm bảo học đi đôi với hành, nhất là trong điều kiện nền kinh tế
nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển theo kịp các nước trong

khu vực và trên thế giới thì đầu tư cho công tác giáo dục một cách toàn diện,
trang bị được những tri thức mới cho thế hệ tương lai luôn là mục tiêu hàng
đầu của nền giáo dục nước nhà. Chính vì vậy nhu cầu về thiết bị dạy học là
rất lớn, trong khi hai nhà máy thiết bị giáo dục của bộ giáo dục và đào tạo ở
phía bắc và phía nam mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu đó, việc khai thác
thị trường rộng lớn này vừa là cơ hội vừa là thử thách với Công ty.
Để giải quyết vấn đề này, Công ty đã thành lập trung tâm nghiên cứu
cải tiến mẫu mã, thử nghiệm thiết bị, hướng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm,
học cụ cho các trường học. Bước đầu Công ty đã có các thành công, một số
sản phẩm của Công ty đã thay thế được hàng nhập ngoại mà vẫn đảm bảo
yêu cầu chất lượng dạy và học và hạ được giá thành sản xuất.
3. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:
Tổ chức bộ máy sán xuất kinh doanh là một việc rất quan trọng, để
thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo giao cho,
Công ty đã hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý như sau:
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
3
Báo cáo thực tập
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng
và trực tuyến, đứng đầu là Tổng Giám đốc Công ty sau đó đến giám đốc và
tiếp theo là các phòng ban với các chức năng như sau:
- Tổng Giám đốc Công ty: Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty,
chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước tập thể về kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý, sử
dụng và bảo toàn vốn của Nhà Nước.
- Giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám đổc trong lĩnh vực
được giám đốc phân công là phụ trách các phòng: phòng kế hoạch kinh
doanh, phòng tổ chức hành chính, phòng tổng hợp. Khi Tổng Giám đốc vắng
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
4

Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc
Giám đốc
Giám đốc
Phòng
Tổ chức
hành
chính
Phòng
Tổ chức
hành
chính
Phòng
Kế
hoạch
Kinh
doanh
Phòng
Kế
hoạch
Kinh
doanh
Phòng
Xuất
nhập
khẩu
Phòng
Xuất
nhập
khẩu

Phòng
Chỉ đạo
Phòng
Chỉ đạo
Phòng
Tài
chính kế
toán
Phòng
Tài
chính kế
toán
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
Tổng
hợp
Cửa
hàng
Cửa
hàng
Cửa
hàng
Cửa
hàng
Báo cáo thực tập
mặt, Giám đốc sẽ giải quyết công việc theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
Kế toán trưởng là người trực tiếp thực hiện pháp lệnh về kế toán của Công
ty, phòng kế toán do trực tiếp Giám đốc và Kế toán trưởng phụ trách.

- Phòng tổ chức hành chính: gồm các bộ phận tổng hợp từ tổ chức –
lao động – tiền lương và hành chính quản trị, phòng có nhiệm vụ bố chí sắp
xếp lao động trong Công ty về số lượng, trình độ tay nghề của từng phòng
ban, phân xưởng. Phòng cũng có nhiệm vụ tổ chức, thực thi các công việc
hành chính khác, bố trí sắp xếp phòng làm việc cũng như trang thiết bị văn
phòng khác.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Là xương sống của Công ty, có nhiệm
vụ xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tiếp thị và kinh
doanh các mặt hàng thiết bị giáo dục và khai thác ngoài, cùng với các bộ
phận nghiệp vụ khác xây dựng các định mức về số lượng, chất lượng sản
phẩm cũng như chi phí bán hàng, tiếp thị Đồng thời Phòng còn đảm nhận
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về cân đối vật tư, hàng hóa phục vụ quá
trình kinh doanh của Công ty .
- Phòng Xuất Nhập Khẩu: Công ty được phép xuất nhập khẩu trực
tiếp các mặt hàng phục vụ giáo dục nên nhiệm vụ của Phòng là làm các thủ
tục nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu cũng như xuất khẩu khi có yêu cầu. Cung
cấp các thông tin chính xác khi kí kết hợp đồng thương mại với nước ngoài .
- Phòng Kế Toán Tài Chính: Có nhiệm vụ tổ chức theo dõi và hạch
toán mọi hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong Công ty theo dúng chế độ
của Nhà nước qui định. Huy động mọi nguồn vốn và sử dụng vốn vào mục
đích kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của Công ty và thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đối với Nhà nước, cung cấp các thông tin về tài chính cho các
phòng ban có liên quan.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
5
Báo cáo thực tập
- Phòng Chỉ Đạo: Có chức năng thực hiện nhiệm vụ tổ chức các khóa
học, lớp học ngắn hạn ngay tại Công ty cũng như tại các địa phương hay các
vùng sâu, vùng xa để hướng dẫn sử dụng các TBGD từ tiểu học đến phổ
thông trung học và cao đẳng nhằm phổ cập kiến thức kỹ năng sử dụng thiết

bị giảng dạy và học tập, phục vụ sự nghiệp giáo dục của nước ta. Phòng
cũng có nhiệm vụ tổ chức các hội thảo chuyên đề về TBGD của nước ta
cũng như có sự phối hợp của các tổ chức, các Công ty TBGD nước ngoài.
- Phòng Tổng Hợp: Có nhiệm vụ thu thập và tổng hợp, phân tích
thông tin chính xác và có hiệu quả theo yêu cầu của Giám đốc, giúp Giám
đốc trong việc xây dựng đường lối, chiến lược kinh doanh. Phòng còn cú
nhiệm vụ tham gia thực hiện đấu thầu các dự án về cung cấp thiết bị giáo
dục trong ngành.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÂN
PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VẠN XUÂN TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Qua một thời gian thích nghi, chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh
đạo và tổ chức sản xuất kinh doanh dựa vào đường lối chính sách của đảng
và Nhà nước "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu". Dưới sự chỉ đạo
của Bộ GD&ĐT, trong thời gian ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân
viên Công ty TNHH Vạn Xuân đang từng bước tháo gỡ khó khăn bước đầu
đạt được những kết quả đáng khích lệ (bảng 1):
Bảng 1: Tình hình thực hiện kinh doanh 2 năm 2008-2009:
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
6
Báo cáo thực tập
+ /- %
1
Tổng doanh thu
51.885.885.000 62.821.971.693
10.963.086.69
3

21,08
2
Giá vốn hàng bán
39.252.094.000 48.893.926.102 9.641.832.102 24,56
3
Lợi nhuận ròng
714.285.000 901.104.400 186.819.400 26,15
4
Nộp ngân sách nhà nước
1.082.659.000 1.310.976.036 228.317.036 21,08
5
Tổng qũy lương
2.594.294.000 3.141.098.584 546.804.584 21.08
6
Số lao động bình quân
317 325 8 3
7
Tiền lương bình quân tháng
628.000 805.410 123.410 18,1
8
Thu nhập bình quân của
CBCN
748.000 897.000 149.000 19,92
9
NSLĐ bình quân 1 CNV
theo doanh thu/ năm
163.677.870 193.298.374 29.620.374 18.81
(Nguồn:Công ty TNHH Vạn Xuân)
Ta thấy:
- Tổng doanh thu (đã tính thuế) năm 2009 tăng 10.936.086.693đ (tăng

21,08%) so với năm 2008.
- Giá vốn hàng bán tăng 24,56% tương ứng với số tiền là
9.641.832.102đ.
- Các khoản nộp NSNN của Công ty cũng tăng từ 1.028.659.000đ (năm
2008) tăng lên 1.310.976.036đ (năm 2009) dẫn đến lợi nhuận cũng
tăng từ 714.285.000đ (năm 2008) lên 901.104.000đ (năm 2009) tăng
26,25% tương ứng với 186.819.400đ.
- Qũy tiền lương của CBCNV năm 2009 tăng 21,08% tương ứng với
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
7
Báo cáo thực tập
546.804.584đ do vậy thu nhập bình quân của CBCNV đạt
897.000đ/người tháng (tăng19,92%) so với năm 2008 năng suất bình
quân tính theo tổng doanh thu năm 2009 tăng từ 163.678.000đ/người
năm nên 193.298.374đ/người tăng 18,1%.
Qua đánh giá và phân tích chỉ tiêu kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh
trong hai năm 2008-2009 cho ta thấy Công ty TNHH Vạn Xuân đã khẳng
định hướng đi của Công ty đứng đắn và có hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH
VẠN XUÂN:
- Công ty đã nghiên cứu thiết lập cho mình hệ thống những cấu trúc
kênh như sau:
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
8
Báo cáo thực tập
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp
Quan hệ phối hợp
Mô hình 4: Mô hình các kiểu cấu trúc kênh hiện hành tại công ty
TNHH Vạn Xuân
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế

9
Cụng ty
Cụng ty
Chi nhánh
Chi nhánh
Chi nhánh
Chi nhánh
Chi nhánh
Chi nhánh
Chi nhánh
Chi nhánh
Đại lý
Đại lý
Bán buơn
Bán buơn
Bán lẻ
Bán lẻ
Người tiâu
dùng
Người tiâu
dùng
Đại lý
Đại lý
Bán lẻ
Bán lẻ
Người tiâu
dùng
Người tiâu
dùng
Đại lý

Đại lý
Người tiâu
dùng
Người tiâu
dùng
Người tiâu
dùng
Người tiâu
dùng
Kênh 4 Kênh 3 Kênh 2 Kênh 1
Báo cáo thực tập
Sản phẩm TBGD phục vụ khách hàng là các trường học trong cả
nước. Từ các trường tiểu học, trung học đến các trường nghề, cao đẳng và
đại học. Vì thế, người tiêu dùng được sử dụng ở đây vừa là các trường học
vừa là các tổ chức như sở giáo dục các tỉnh.
Kênh 1: Đây là hình Công ty bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu
dùng. Loại kênh này thường ít được sử dụng, khách hàng tham gia vào cấu
trúc kênh này chủ yếu là các trường học.
Kênh 2: Công ty đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng qua
các tổ chức bán lẻ, các tổ chức này trực thuộc chịu sự quản lý, điều tiết của
Công ty. Hoạt động của hệ thống kênh này cũng tương đối mạnh đứng sau
sự hoạt động của cấu trúc kênh thứ 3.
Kênh 3 : Sản phẩm của Công ty được phân phối qua đại lý rồi đại lý
cung cấp cho người bán lẻ để phân phối đến tay người tiêu dùng. Cũng có
thể đại lý cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Với việc sử dụng loại kênh
này, khả năng bao phủ thị trường lớn hơn, hoạt động giao tiếp của các chi
nhánh đơn giản hơn.
Kênh 4: Loại kênh này dài. Vì thế sử dụng nhiều đối với các tỉnh xa
và miền Trung. Sản phẩm của Công ty mới chỉ đến được với thị trường miền
Bắc. Thị trường miền Nam, miền Trung và miền núi phía Bắc còn bỏ ngỏ.

Mặt khác, Công ty mới đầu tư cho thị trường trong nước, hàng xuất khẩu đã
có nhưng rất ít và chưa xây dựng được chiến lược và hệ thống phân phối
xuất khẩu.
Sử dụng hỗn hợp cấu trúc kênh đem lại cho công ty lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên các kiểu cấu trúc kênh vẫn chưa phát huy được tối đa hiệu quả
của mình.
Với kênh 1: Do điều kiện địa lý nên họ thường ở xa, ở tỉnh lẻ. Hình
thức mua lặp lại tại Công ty rất hiếm chủ yếu là có sự tiện lợi qua lại. Chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
10
Báo cáo thực tập
vì vậy mà mối quan hệ giữa Công ty và người tiêu dùng rất ít, người tiêu
dùng chỉ được hưởng những chính sách khuyến khích hỗ trợ của Công ty
nếu thực hiện mua vào đúng dịp Công ty dành cho khách hàng. Ngoài ra
không có mối quan hệ khăng khít nào cả.
Kênh 2: Do khách hàng là các tổ chức nên thường mua với số lượng
nhỏ, ít lần nên mối quan hệ khá phức tạp khó kiểm soát.
Kênh 3: Hoạt động hiệu quả song chỉ phù hợp với vùng thị trường
gần. Khi xâm nhập vào các vùng miền Trung, miền Nam công ty không thể
sử dụng các cấu trúc kênh này vì sẽ khó cho công tác chuyên chở, quản lý.
Kênh 4: Được sử dụng ở các vùng thị trường xa và chưa phát huy
được tối khả năng bao phủ thị trường do công tác tìm kiếm, hỗ trợ các thành
viên cũng như thị trường của công ty còn chưa hiệu quả.
III. NGUYÊN NHÂN:
- Trước hết do hoạt động Marketing của Công ty còn chưa linh hoạt
(nhất là trong nghiên cứu nhu cầu thị trường). Hoạt động nghiên cứu thị
trường miền núi phía Bắc, miền Nam, miền Trung còn chưa hiệu quả.
- Do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chuyên môn và cán bộ
Marketing nên nhiều khi có sự tách biệt hoặc sự không phù hợp giữa hoạt
động kinh doanh và hoạt động chuyên môn.

- Các thành viên kênh hoạt động chưa có mối quan hệ giúp đỡ và
khăng khít với nhau. Mặt khác sự ràng buộc của các thành viên còn chưa
cao, hầu hết chỉ hoạt động nhằm đạt lợi ích trước mắt do đó dẫn đến vẫn còn
hiện tượng các đại lý, bán buôn, bán lẻ tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh, sản phẩm không đảm bảo chất lượng Họ chưa thực sự đảm bảo và
hoàn thành tốt chức năng của mình như: mở rộng thị trường, tạo mối quan
hệ với khách hàng và thay Công ty truyền bá giới thiệu sản phẩm mới, sản
phẩm có chất lượng cao và giới thiệu về Công ty với khách hàng. Dòng chảy
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
11
Báo cáo thực tập
thông tin trong hệ thống kênh phân phối hoạt động còn chưa hiệu quả. Sự
phản ánh và cung cấp thông tin từ thành viên kênh đến công ty còn chưa
thường xuyên (chỉ hiệu quả khi Công ty tổ chức những cuộc hội thảo).
- Hoạt động tuyển chọn thành viên kênh nhiều khi còn ồ ạt chưa đảm
bảo được nghiệm vụ chuyên môn, tài chính dẫn đến nhiều thành viên trì trệ
trong việc thanh toán. Chất lượng chuyên môn không tốt, không đủ trình độ
để tư vấn và giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm, về Công ty Hoạt động
quản lý hệ thống kênh còn lỏng lẻo, mới quản lý các đại lý còn nhà bán
buôn, bán lẻ hầu như không có. Vấn đề quản lý này làm ảnh hưởng đến
quyền lợi và quá trình hoạt động của nhà bán buôn, bán lẻ và có ảnh hưởng
đến quyền lợi người tiêu dùng Mặt khác, Công ty chỉ tập trung nhiều đến
chiến lược đẩy qua các hoạt động xúc tiến bán, chiến lược kéo còn chưa thực
hiện như một công cụ cạnh tranh của công ty. Mặt khác, còn có rất ít đội ngũ
nghiên cứu thị trường nghiên cứu những trở ngại riêng của các thành viên để
hỗ trợ giúp đỡ.
- Mối quan hệ còn chưa thật khăng khít với các tổ chức vận tải. Thiết
bị vận tải của Công ty chưa đủ để đáp ứng kịp thời yêu cầu của các đại lý.
Vẫn còn hiện tượng trùng lặp trong việc sắp xếp phương tiện vận tải giữa
các cửa hàng gây khó khăn.

- Chưa có sự quản lý sâu rộng đến với khách hàng người tiêu dùng
nên chưa có những tác động tích cực với khách hàng về nhãn hiệu và sản
phẩm của Công ty.
- Hoạt động xúc tiến mới tập trung nhiều cho chiến lược đẩy, hoạt
động chưa phù hợp tại các vùng thị trường. Mới tập trung cho miền Bắc, còn
miền Trung và miền Nam và các tỉnh miền núi hoạt động không thường
xuyên và quy mô chưa lớn.
- Việc quản lý các dòng chảy trong kênh còn nhiều hạn chế.
- Hệ thống pháp luật đối với ngành chưa chặt chẽ.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
12
Báo cáo thực tập
PHẦN II
PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN TỚI
1. Kế hoạch phát triển đến năm 2012:
Hiện nay, Công ty TNHH Vạn Xuân là Công ty lớn trên thị trường
TBGD Việt Nam, được đánh giá là Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu
quả.
Để xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh dài hạn, Công ty cũng
đang có nhiều kế hoạch, tạo mối quan hệ dài hạn khăng khít đối với các
thành viên kênh bằng các chương trình hỗ trợ, đào tạo về chuyên môn
nghiệp vụ và tạo cơ hội cho các thành viên phát triển.
Ngoài ra trong những năm tới công ty cũng đã lập cho mình những kế hoạch
sản xuất cụ thể nhằm đáp ứng và khai thác tối đa thị trường mục tiêu.
2. Đa dạng hoá sản phẩm không ngừng nâng cao chất lượng và công tác
nghiên cứu thị trường
Hiên nay trên thị trường thiết bị giáo dục có hơn 1000 loại sản phẩm
trong đó sản phẩm nước ngoài sản xuất theo công nghệ cao, chất lượng tốt
chiếm khá lớn. Mặc dù là một trong các Công ty đầu ngành song Công ty

TNHH Vạn Xuân mới chỉ sản xuất được rất ít các sản phẩm. Sản phẩm của
Công ty chưa thật phong phú, chưa có nhiều sản phẩm độc quyền hơn hẳn về
chất lượng để trở thành sản phẩm chủ đạo của Công ty.
Trong những năm tới Công ty xác định sẽ đầu tư nhiều cho hoạt động
nghiên cứu khách hàng để phát triển sản phẩm mới đáp được mong muốn
của khách hàng.
3. Củng cố lợi thế cạnh tranh ở miền Bắc, xâm nhập thị trường miền
Trung, miền Nam, miền núi và xây dựng chiến lược xuất khẩu.
Hiện nay thị trường chính của công ty TNHH Vạn Xuân là thị trường
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
13
Báo cáo thực tập
phía Bắc. Thị trường miền Trung, miền Nam, miền núi còn chưa xâm nhập
hoặc có chăng thì rất ít. Vì thế, mục tiêu chiếm lĩnh thị trường các vùng trên
là mục tiêu căn bản và xuyên suốt quá trình hoạt động của Công ty.
Tại miền Nam, thị trường này đã có các Công ty lớn khác đang khai
thác. Đó là bước trở ngại cho công ty. Công ty phải xây dựng là một Công ty
lớn mạnh về mọi mặt, với lợi thế cạnh tranh về công nghệ, nhân lực, cơ sở
vật chất và phải cạnh tranh qua giá để từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đặc
biệt là phải xây dựng và mở rộng cả về nhân lực và vật lực tại chi nhánh
thành phố Hồ Chí Minh. Công ty phấn đấu tại những vùng thị trường lớn sẽ
có cán bộ chuyên viên của Công ty là người phân phối và giới thiệu sản
phẩm tới khách hàng.
Hiện nay thị trường thiết bị giáo dục số lượng hàng nhập khẩu liên
doanh .Các công ty trong nước hầu như mới chỉ tập trung cho việc chiếm
lĩnh, đứng vững thị trường trong nước, hoạt động xuất khẩu hầu như bỏ
ngỏ .Tranh thủ lợi thế cạnh tranh của mình về thị trường trong nước, nguồn
lực của Công ty, Công ty có chiến lược xuất khẩu sang thị trường các nước
Đông Nam Á. Mục tiêu của năm 2012: 10% doanh thu của Công ty là xuất
khẩu.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Công ty cần phải có những giải
pháp cụ thể để cải tạo, nâng cao chất lượng trong hoạt động và quản lý. Nhất
là đối với hoạt động phân phối - 1 hoạt động quan trọng để xây dựng lợi thế
cạnh tranh dài hạn cho Công ty.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
14
Báo cáo thực tập
PHẦN III
DỰ KIẾN HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÊN ĐỀ TÀI
Do thời gian nghiên cứu cũng như năng lực còn hạn chế nên em vẫn
còn phân vân ở 1 số đề tài sau:
1. Các biện pháp để hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại của
Công ty TNHH Vạn Xuân:
Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn
vào việc sản phẩm của họ có được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn hay
không? Điều đó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Vì
thế, em đã nghĩ đến đề tài này.
2. Một số giải pháp hồn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công
ty TNHH Vạn Xuân:
Phân phối bán hàng là hoạt động đầu ra quan trọng của một công ty
kinh doanh. Sản phẩm được tiêu thụ tốt, nhanh, gọn sẽ đảm bảo cho vòng
quay của Công ty được nhanh và hiệu quả từ sản xuất tới các hoạt động của
các phòng ban. Vì thế, hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm là điều rất cần
thiết.
Trên đây là 2 hướng nghiên cứu mà em đã nghĩ tới, mong các thầy cô
giáo nhận xét và giúp đỡ em để em có được đề tài cũng như chuyên đề thực
tập 1 cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VẠN
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
15
Báo cáo thực tập
XUÂN
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu tổng quát về công ty:
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty
3. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÂN
PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH VẠN XUÂN TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vạn Xuân
trong những năm gần đây:
2. Thực trạng phân phối sản phẩm của Công ty TNHH Vạn Xuân:
III. NGUYÊN NHÂN
PHẦN II. PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI
1. Kế hoạch phát triển năm 2012:
2. Đa dạng hoá sản phẩm không ngừng nâng cao chất lượng và công tác
nghiên cứu thị trường:
3. Củng cố lợi thế cạnh tranh ở miền Bắc, xâm nhập thị trường miền
Trung, miền Nam, miền núi và xây dựng chiến lược xuất khẩu:
PHẦN III. DỰ KIẾN HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÊN ĐỀ TÀI
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
16
Báo cáo thực tập
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

















Hà nội, ngày tháng năm 2010.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Thoa Khoa: KDTM Quốc tế
17

×