MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦ
Lĩnh vực kiểm toán ở nước ta hiện nay được coi là lĩnh vực mới phát triển ở
ViệtNam so với nhiều lĩnh vực khác đã có lịch sử lâu đời. Tuy nhiê, điều đó không
có nghĩa là khả năng phát triển của lĩnh vực này là thua kém những lĩnh vực khác,
và thực tế đã chứng minh kiểm toán ở Việt Nam đang là một trong những lĩnh vực
có tốc độ phát triển dẫn đầu trong cả nước. Việc nhiều Công ty kiểm toán được hình
thành ở nước ta liên tục trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu phát triển của
lĩnh vực vẫn còn đang rất cao. Bởi vậy nhân lực của lĩnh vực kiểm toán cũng là một
vấn đề cần hết sức quan tâm. Để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực này, việc đào tạo
các sinh viên chuyên ngành kiểm toán đồng thời tạo điều kiện cho các sinh viên tiếp
xúc với thực tế bằng cách đi thực tập đang là phương thức khá tốt. Bản thân là sinh
viên năm cuối học Chuyên ngành Kiểm toán em cũng được nhà trường, giáo viên
hướng dẫn cũng như các anh chị trong CPA Việt Nam giúp đỡ và tạo điều kiện tìm
hiểu thực tế hoạt động kiểm toán của Công ty
Trong quá trình thực tập tại CPA ViệtNam , em nhận thấy khoản mục tiền
trong báo cáo tài chính của khách hàng là một khoản đ ợc các kiểm toán viên quan
tâm đặc b ệ . Nguyên nhân là do chính bởi đặc điểm của tiền làm cho các sai phạm
xảy ra với khoản mục tiền là tương đối cao: Tiền là tài sản được sử dụng rất nhiều,
nó liên quan đến việc tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp (vì tiền liên quan
đến cả yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, cả quy trình sản xuất của doanh
nghiệp); mặt khác, tiền là tài sản có tính thanh khoản cao, dễ vận chuyển nên cũng
1
dễ mất mát. Tổng hợp các đặc điểm của tiền ta thấy tiền là một khoản mục dễ xảy ra
sai phạm và rủi ro kiểm toán đối với khoản mục tiền là cao nên bản thân em muốn
tìm hiểu sâu hơn về thực trạng kiểm toán khoản mục tiền của CPA Việt Nam để
chuẩn bị một phần cho kiến thức thực tế bước chân vào đời
Vì muốn tìm hiểu sâu về kiểm toán khoản mục tiền để từ đó đóng góp thêm ý
kiến bản thân nhằm hoàn thiện hơn nữa kiểm toán khoản mục tiền nên em quyết
định chọn Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục tiền tr ng kiểm toán báo cáo tài
chính do ông ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiệ
Chuyên đề gồm hai chương
Chương I: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm
toán báo áo t i chính do ông ty Hợp danh Kiểm toán ViệtNam thực hiệ
Chương II: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do ông ty Hợp danh Kiểm
toán ViệtNam thực hiện
Mỗi chương đều được chia nhỏ và nghiên cứu sâu hơn trong phần tiếp theo.
Nếu trong khi phản ánh thực trạng nghiên cứu cũng như việc đưa ra các đề xuất
hoàn thiện thực trạng đặt ra có gì chưa hoàn thiện em mong thầy đóng góp thêm ý
kiến
Em xin chân thành cảm ơn
2
CHƯƠNG
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO ÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH K M TOÁN
VIỆT NAM THỰC
1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty Hợp danh Kiểm toán ViệNamt thực hi
Cũng giống như quy trình kiểm toán các khoản mục khác, kiểm toán khoản
mục tiền cũng có những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu kiểm toán
khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do CPA Việt Nam thực được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục tiền
Mục tiêu kiểm toán
chung
Mục tiêu kiểm toán cụ thể
Hiện hữu Số dư tài khoản tiền vào ngày lập Báo cáo kế toán là có
thực.
3
Đầy đủ Tất cả các nghiệp vụ liên quan tới tiền đều được ghi chép, tất
cả các loại tiền đều được ghi chép, phản ánh.
Tính giá Tiền các loại phải được tính giá đúng đắn theo các nguyên
tắc được quy định trong hạch toán tiền.
Chính xác số học Số dư tài khoản tiền mặt phải được tính toán, ghi sổ, chuyển
sổ chính xác.
Phân loại và trình
bày
Tiền phản ánh trên Báo cáo gồm: Tiền mặt, TGNH, tiền
đang chuyển theo đúng cách phân loại đối với tiền theo quy
định.
Quyền và nghĩa vụ Tiền của doanh nghiệp phải phản ánh đúng là tài sản của
doanh nghiệp.
1.2 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền ở khách thể
kiểm toán của CPA Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm toán
Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong báo cáo tài chính gồm ba giai đoạn:
Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên việc
kiểm toán khoản mục tiền trên báo cáo tài chính tại mỗi đơn vị lại có những điểm
khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm quy mô và phạm
vi hoạt đông của doanh nghiệp. Vì những điều này sẽ quyết đinh đặc điểm kế toán
nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền ở doanh nghiệp sao cho phù hợp. Có thể hiểu sự
ảnh hưởng ở đây là sự ảnh hưởng đến việc ra các quyết định trong mỗi giai đoạn
của quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại đơn vị khách thể kiểm toán. Cụ thể là,
trong mỗi giai đoạn kiểm toán cần làm những công việc gì? Khối lượng công việc
bao nhiêu? Phân phối thời gian và nguồn lực thế nào cho phù hợp mà vẫn đảm bảo
được chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Đối với CPA Việt Nam, đã có sẵn một khung chương trình kiểm toán khoản
mục tiền cho mọi doanh nghiêp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Và dựa
trên khung chương trình đó, Kiểm toán viên sẽ quyết đinh đối với doanh nghiệp này
cần làm thế nào? Đối với doanh nghiệp kia cần làm ra sao? Tất nhiên, công việc này
không phải ai cũng có thể biết được nên làm thế nào mà phải những người có kinh
nghiệm, có kiến thức chuyên môn và sự phân tích khá sâu sắc mới có thể quyết định
nên làm những gì và không nên làm những gì. Chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng
của đặc điểm kế toán nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền ở khách thể kiểm toán của
CPA Việt Nam ảnh huyưởng đến kiểm toán như thế nào qua ví dụ sau:
4
- Đối với doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực bán lẻ như Hapro Mart thì
nghiệp vụ thu chi tiền mặt chiếm một tỷ trọng rất lớn và diễn ra liên tục trong ngày.
Hệ thống kế toán gồm nhiều kế toán thanh toán tại các cửa ra vào thực hiện các
nghiệp vụ thu chi tiền mặt liên tục và mỗi nghiệp vụ thu chi đều được cập nhật vào
máy tính tại quầy thanh toán. Còn các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mua hàng
theo từng lô nhỏ cũng thường được thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp.
Chính vì thế, kiểm toán khoản mục tiền mặt tại Hapro Mart rất được chú trọng và
thực hiện cẩn thận và mất rất nhiều thời gian. Kiểm toán viên phải tìm hiểu đặc
điểm của hệ thống kế toán, phần mềm kế toán tại đơn vị khách hàng, quy trình nhập
dữ liệu và chuyển sổ lên máy chủ của kế toán tổng hợp vào cuối mỗi ngày, công tác
bảo quản tiền có đạt hiệu quả và hiệu lực không?
- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất như Công ty TNHH
Thộp An Phát việc bán hàng thu tiền và chi tiền mua hàng thường qua hệ thống
ngân hàng nên việc kiểm toán tiền thường chú trọng hơn vào tiền gửi ngân hàng
- Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, việc giao dịch tiền mặt và tiền gửi diễn
ra với một tần suất cực lớn thì việc kiểm toán khoản mục tiền cũng có những kỹ
thuật chọn mẫu, chương trình chọn mẫu khá bài bản và khoa học sao cho phù hợp
với đặc điểm của từng doanh nghiệp.
Tóm lại, đặc điểm nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền tại khách thể của CPA
Việt Nam có những ảnh hưởng nhất định đến quy trình kiểm toán
1.3 Quy trình kiểm toán khỏan mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
do CPA Việt Nam thực hiện
1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán
Từ những thông tin cơ sở ban đầu thu thập được về khách thể, kiểm toán viên
đã có được cái nhìn tổng quát về đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
đặc điểm kế toán nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền tại đơn vị khách hàng. Bước
chuẩn bị kiểm toán cho quy trình kiểm toán khoản mục tiền của CPA Việt Nam
được thực hiện theo quy trình sau:
- Lập kế hoạch kiểm toán: Đây là giai đoạn mà kiểm toán viên dự thảo những
công việc sẽ phải làm trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền. Giai đoạn này sẽ
phác thảo ra những cong việc từ tổng quát đến chi tiết cho mỗi giai đoạn của quy
5
trình kiểm toán khoản mục tiền. Giai đoạn lập kế hoạch bao gồm những công việc
chủ yếu sau:
+ Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kiểm toán viên đi sâu hơn nữa vào việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của
đơn vị khách hàng. Việc này rất quan trọng vì nó giúp cho kiểm toán viên hiểu biết
được công việc của kế toán tại đơn vị này khác so với nhũng đơn vị khác ở diểm
nào để từ đó có những phán xét sơ bộ về những sai phạm có thể xảy ra đối với
khoản mục tiền của đơn vị khách hàng do ảnh hưởng của đặc điểm lĩnh vực kinh
doanh. Tiền liên quan đến rất nhiều khoản mục và chu trình trong doanh nghiệp và
điều này dẫn đến những sai phạm từ các khoản mục có liên quan trong chu trình đến
khoản mục tiền và ngược lại. Chính vì vậy nên khả năng bị trình bày sai lệch, mất
mát, gian lận là rất lớn vì vậy việc tìm hiểu kỹ càng những ván đề liên quan đến tiền
trong doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng và khâu tìm hiểu về lĩnh vực hoat
động của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, loại tiền tệ mà doanh ghiệp
thường sử dung cũng luôn được chú trong. Ví dụ, đối với những doanh nghiệp chỉ
thường xuyên quan hệ làm ăn với những bạn hàng trong nước thì loại tiền tệ được
sử dụng chủ yếu là VND nên việc kiểm toán không cần phải chú ý nhiều đến tỷ giá
ngoại tệ.
Kiểm toán viên của CPA Việt Nam thường tiến hành tìm hiểu về hoạt động
kinh doanh của khách hàng qua việc:
Xem xét Hồ sơ kiểm toán năm trước hoăc báo chí tạp chí chuyên ngành
hoăc những hiểu biết đã có của kiểm toán viên trong việc thực hiện kiểm toán ở
những khách hàng khác có cùng lĩnh vực kinh doanh đối với khách hàng
Tham quan phòng kế toán và quan sát các nhân viên phòng kế toán làm
việc, đặc biệt chú ý đến cường độ làm việc của kế toán thanh toán, thủ quỹ. Quan
sát và kiểm tra các dụng cụ, thiết bị dung trong phòng kế toán như máy đếm tiền,
máy vi tính, cách bố trí lưư giữ sổ sách
+ Thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành nhũng thủ tục phân tích ở tầm
vĩ mô chứ chưa phải là đi sâu phân tích chi tiết đến số dư khoản mục trong báo cáo
tài chính. Kiểm toán viên sẽ đưa ra nhũng nhận định sơ bộ của mình về những yếu
6
tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến khoản mục tiền trong
năm kiểm toán này. Những yếu tố đó có thể là từ môi truờng kinh doanh hay từ môi
trường luật pháp. Ví dụ như từ năm 2008 đến khoảng tháng 9 năm 2009 là giai đoạn
nền kinh tế thế giới lõm vào suy thoái nặng nề, kinh tế khó khăn việc mở rộng tín
dụng của các ngân hàng gặp nhiều trở ngại nên việc vay tiền đối với ngân hàng
trong giai đoạn này chắc chắn sẽ khó khăn hơn giai đoạn cùng kỳ của năm 2007. Từ
đó kiểm toán viên sẽ có những thủ tục chi tiết hợp lý trong giai đoạn kiểm toán chi
tiết. Hoặc giai đoạn cuối năm 2009 nhờ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng
Nhà nước thì các doanh nghiệp việt nam vay tiền sẽ dễ hơn với mức lãi suất tiền
vay sẽ giảm nên các hoạt động vay vốn sẽ diễn ra sôi động hơn so với tháng trước
điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến khoản mục tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp
Trên đây là một vài ví dụ về thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm
toán của các kiểm toán viên CPA Việt Nam. Đó mới chỉ là những thủ tục phân tích
sơ bộ, còn vào giai đoạn kiểm toán chi tiết trong bược thực hiện kiểm toán, kiểm
toán viên sẽ kết hợp những phân tích này với nhũng thủ tục phân tích ngang và
phân tích dọc dựa trên số liệu cụ thể
+ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán
Qua bước chuẩn bị kiểm toán chung cho cả cuộc kiểm toán thì những thông
tin cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ như: Hệ thống kế toán, môi trường kiểm
soát, thủ tục kiểm soát đã được kiểm toán viên thu thập. Còn trong giai đoạn tìm
hiểu thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng liên quan đến kiểm toán
khoản mục tiền sẽ được kiểm toán viên đi sâu tìm hiểu chi tiết hơn. Việc tìm hiểu hệ
thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn chuẩn bị này mới chỉ ở mức độ xem xét liệu
rằng có tồn tại hệ thống kiểm soát nội bộ hay không và những quy chế kiểm soát
đối với tiền có được thực hiện đúng mực hay không? Còn những khảo sát chi tiết về
các thủ tục kiểm soát đối với tiền tại đơn vị sẽ được thực hiện trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán.
Các công việc chủ yếu để kiểm toán viên tìm hiểu thông tin về hệ thống kiểm
soát nội bộ của khách hàng :
Tìm hiểu về hệ thống kế toán: Các quy định về kế toán và các thủ tục mà kế
toán áp dụng để ghi chép
7
Tìm hiểu môi trường kiểm soát: Kiểm toán viên sẽ gặp gỡ trao đổi với các
nhân viên phòng kế toán, các nhân viên thực hiện các nghiệp vụ thu chi để tìm hiểu
về ý thức, quan điểm của họ trong việc thực hiện các quy chế kiểm soát. Công việc
này được các kiểm toán viên thực hiện rất khéo léo và dựa nhiều vào phán xét nghề
nghiệp và kinh nghiệm về nhìn nhận con người của kiểm toán viên.
Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát chung: các thủ tục kiểm soát chung cho toàn
doanh nghiệp cũng sẽ đươc áp dụng đối với phòng kế toán. Đó là các quy chế làm
việc đối với nhân viên của phòng kế toán, sự phân quyền đối với từng bộ phận kế
toán khác nhau trong doanh nghiệp và quyền hạn, trách nhiệm của nhân viên kế
toán thanh toán, các quy định áp dụng trong bảo quản tiền
- Lập chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển đã được CPA
Việt Nam thiết kế sẵn thành mẫu trong các file kiểm toán. Tuy nhiên, Mỗi khách
hàng có một đặc điểm khác nhau nên chương trình kiểm toán cũng được thiết kế bổ
sung vào chương trình mẫu sao cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng mà vẫn
mang lại hiệu quả và chất lượng của quá trình kiểm toán tiền. Ví dụ về chương trình
kiểm toán khoản mục tiền tại CPA Việt Nam:
Bảng 1.2: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
Thủ tục kiểm toán
Tham
chiếu
Người
thực
hiện
Ngày
thực
hiện
Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp dụng.
Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của chính sách này.
Lập trang tổng hợp các khoản tiền. Tiến hành kiểm tra
tổng thể về các tài khoản tiền để đảm bảo không có số dư
âm hay số dư lớn bất thường, trong quỹ hay trên tài
khoản tiền gửi. Trường hợp có số dư âm hay số dư lớn
bất thường, trao đổi với khách hang để tìm ra nguyên
nhân và thu thập các bằng chứng để chứng minh cho các
giải thích đó.
Thu thập số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ các
khoản tiền mặt, TGNH (Theo cả nguyên tệ và đồng tiền
8
hạch toán) trên sổ kế toán chi tiết. Đối chiếu số dư chi
tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, thực
hiện đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và
Báo cáo tài chính. Đối chiếu số dư các khoản tiền là
ngoại tệ với số liệu trên các chỉ tiêu ngoài BCĐKT.
Kiểm tra cách trình bày các tài khoản tiền trên
Bảng cân đối kế toán.
1.4. So sánh tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt/ tổng số
tiền đã chi giữa năm kiểm toán và năm trước, so với kế
hoạch ngân quỹ (nếu có) và lý giải những thay đổi bất
thường (ví dụ: đang thanh toán chủ yếu bằng TGNH nay
chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt…)
2. Tiền mặt.
2.1. Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời điểm
khó sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán cùng với khách
hang.
2.2. Thu thập biên bản kiểm quỹ tại ngày khó sổ kế toán
hoặc thời điểm kiểm toán và đối chiếu với số liệu trên sổ
kế toán. Giải thích các khoản chênh lệch nếu có.
Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ.
2.3. Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán
được áp dụng trên thực tế và nhất quán.
2.4. Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá
theo tỷ giá tại thời điểm khó sổ, kiểm tra xử lý chênh
lệch tỷ giá.
2.5. Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi
tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các tài khoản đối
ứng bất thường; kiểm tra chi tiết, xem xét lại các nhật ký
quỹ tiền mặt của niên độ để phát hiện ra những khoản
tiền thu, chi không bình thường về giá trị hay diễn giải.
2.6. Chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để kiểm
tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế
toán:
* Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự
phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch
toán.
* Mẫu của phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với quy định
hiện hành hay không? Các nội dung trong phiếu thu,
phiếu chi có đầy đủ hay không?
9
* Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu phiếu
chi có phù hợp với ngày tháng trên chứng từ và ngày
tháng ghi sổ hay không?
* Phiếu thu phiếu chi có được phê duyệt bởi các cấp có
thẩm quyền và được đính kèm các chứng từ gốc (hoá
đơn, giấy biên nhận…) hay không? Nội dung trên phiếu
thu phiếu chi có phù hợp với chứng từ gốc hay không?
* Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc.
* Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian giữa
chứng từ gốc và phiếu thu, phiếu chi.
2.7. Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ hoặc tài
sản được hạch toán ghi nhận không đúng kỳ bằng cách
kiểm tra các sổ quỹ của tháng sau ngày khó sổ bằng cách:
Chọn và thu nhập chứng từ, nghiệp vụ thu chi quỹ tiền
mặt phát sinh trước và sau thời điểm khó sổ kế toán,
kiểm tra việc phân chia niên độ kế toán (15 ngày trước và
15 ngày sau thời điểm khó sổ).
Tiền gửi ngân hàng
3.1. Thu thập các xác nhận số dư TGNH (sổ phụ ngân
hang hoặc xác nhận của ngân hàng) tại thời điểm kết thúc
niên độ. Nếu chưa có xác nhận thì gửi thư yêu cầu ngân
hàng xác nhận.
Đối chiếu số liệu xác nhận của Ngân hàng với số liệu
trên sổ kế toán.
Đối chiếu tổng phát sinh trên sổ kế toán TGNH và tổng
phát sinh trên sổ phụ ngân hàng của tài khoản đó để đảm
bảo rằng tất cả các giao dịch qua TK.tiền gửi ngân hàng
của doanh nghiệp đều được ghi nhận trong sổ kế toán.
3.2. Thu thập hoặc lập, kiểm tra bảng đối chiếu các
TK.ngân hàng. Giải thích nguyên nhân khiến chênh lệch
và thu thập các bằng chứng chứng minh cho các giải
thích đó.
3.3. Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán
được áp dụng trên thực tế và nhất quán:
Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh
giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khó sổ, kiểm
tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá.
3.4. Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi
tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các tài khoản đối
10
ứng bất thường. Kiểm tra chi tiết, xem xét lại các sổ chi
tiết của niên độ để phát hiện ra những khoản tiền thu, chi
không bình thường về giá trị hay nội dung.
3.5. Chọn mẫu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để kiểm
tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế
toán:
* Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để bảo đảm sự
phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch
toán.
* Các uỷ nhiệm thu, chi, séc có được đính kèm theo các
chứng từ gốc chứng minh (hợp đồng, hoá đơn, giấy biên
nhận, đề nghị thanh toán….) hay không? Sự phù hợp
giữa nội dung trên uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc… với
nội dung trên chứng từ gốc?
* Các chứng từ gốc đính kèm có hợp pháp hợp lệ không?
Có đảm bảo sự phê duyệt của các cấp hay không?
* Giữa chứng từ gốc và uỷ nhiệm thu, chi, séc…. Đã có
sự phù hợp, logic về số tiền phát sinh, ngày tháng, lý do
phát sinh… hay chưa?
3.6. Kiểm tra khẳng định rằng không có công nợ hoặc tài
sản được hạch toán không đúng kỳ bằng cách kiểm tra
các sổ phụ của Ngân hàng của tháng sau ngày khó sổ.
Chọn và kiểm tra các giao dịch trước và sau thời điểm
khó sổ kế toán, kiểm tra việc chia cắt niên độ kế toán.
Tiền đang chuyển.
4.1. Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản
đang chuyển với số dư trên Bảng cân đối và kiểm tra việc
kết toán các tài khoản tiền đang chuyển với chứng từ
ngân hàng của tháng tiếp theo của năm sau.
4.2. Thu thập các bằng chứng có liên quan.
4.3. Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán
được áp dụng trên thực tế và nhất quán.
Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh
giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khó sổ; kiểm
tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá.
Kết luận
Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề
cập trong thư quản lý.
Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc
11
đã thực hiện.
Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của
kiểm toán viên.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Do các nghiệp vụ liên quan đến tiền thường phát sinh thường xuyên với số
lượng lớn và có quy mô khác nhau. Mặc dù tiền có nhiều ưu điểm trong hoạt động
thanh toán, kể cả trong quá trình bảo quản, sử dụng nhưng điều này cũng dẫn đến
khả năng sai phạm tiềm tàng rất cao khi kiểm toán cần chú ý rất nhiều. Trước khi
thực hiện các khảo sát kiểm soát đối với tiền, kiểm toán viên dựa vào những hiểu
biết và kinh nghiệm của mình mà có thể luờng trước đươc những sai phạm có thể
xảy ra đối với tiền để thực hỉện các thủ tục kiểm soát cú hiệu quả mà tốn ít thời
gian. Các sai phạm có thể xảy ra ở cả ba loại tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển.
Đồng thời sai phạm có thể liên quan đến tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ hay là vàng,
bạc đá quý, kim loại quý…
Đối với tiền mặt, khả năng sai phạm thường có các trường hợp sau:
- Tiền được ghi chép không có thực trong két tiền mặt
- Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị thực bằng cách làm chứng từ
khống, sữa chữa chứng từ khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền.
- Khả năng hợp tác giữa thủ quỹ và cá nhân làm công tác thanh toán hoặc trực
tiếp với khách hàng để biển thủ tiền.
- Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lý không tốt
- Khả năng sai sót do những nguyên nhân khác nhau dẫn tới khai tăng hoặc
khai giảm khoản mục tiền trên bảng cân đối kế toán
Đối với ngoại tệ, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi quy đổi với mục đích trục
lợi khi tỷ giá thay đổi hoặc hạch toán sai do áp dụng sai nguyên tắc hạch toán ngoại
tệ. Ngoài ra, các sai phạm xảy ra đối với tiền mặt Việt Nam cũng có thể xảy ra đối
với tiền ngoại tờ.
Đối với tiền gửi ngân hàng, khả năng xảy ra dường như có vẻ thấp hơn do
cơ chế kiểm soát, đối chiếu đối với tiền gửi ngân hàng thường được đánh giá là khá
chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra các khả năng sai phạm sau đây:
12
- Quân không tính tiền khách hàng
- Tính tiền khách hàng với giá thấp hơn giá do công ty quy định
- Sự biển thủ thụng qua việc ăn chặn các khoản tiền thu từ khách hàng trước
khi chúng được ghi vào sổ
- Thanh toán một hóa đơn nhiều lần
- Thanh toán tiền lãi cho một phần tiền cao hơn hiện hành
- Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiện giao dịch
thường xuyên với ngân hàng
- Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toán ngân
hàng tại đơn vị
Đối với tiền đang chuyển, khả năng sai phạm ở mức thấp hơn nhưng cũng có
sai phậm tiềm tàng rất lớn:
- Tiền bị chuyển sai địa chỉ
ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán
nộp vào tài khoản muộn và dung tiền vào mục đích khác.
Từ những sai phạm có thể xảy ra đối với tiền như trên, kiểm toán viên sẽ thực
hiện những thử nghiệm kiểm soát đối với các loại tiền. Để tìm hiểu hệ thống kiểm
soát đối với tiền, kiểm toán viên sẽ lập bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền
rồi thụng qua quá trình thu thập những tài liệu có chứa thụng tin về các chính sách
kế toán, nguyên tắc quản lý trong doanh nghiệp đồng thời kiểm toán viên sẽ tiến
hành hỏi chuyện khéo léo đối với kế toán để tìm ra những câu trả lời cần thiết. Tùy
thuộc vào khách hàng là cũ hay mới mà kiểm toán viên sẽ có những cách đặt câu
hỏi khác nhau để khảo sát kiểm soát đối với tiền. Ví dụ, khách hàng PTS Hà Nội là
một khách hàng cũ và chị trưởng nhóm đã kiểm toán ở đây năm 2008 nên nhũng dữ
liệu thu thập được về hệ thống kế toán, những con người làm việc trong đó vẫn là
những người cũ nên việc đặt câu hỏi cũng đơn giản và được chú ý nhiều vào một
vài nhân viên mới. Đối với khách hàng mới thì kiểm toán viên chú trọng vào việc
giải đáp một số câu hỏi sau:
- Có phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán quỹ hay không? Thường
thì ở các doanh nghiệp khách hàng của CPA Việt Nam có sự phân chia rất rõ ràng
về trách nhiệm giữa hai bộ phận này
13
- Các phiếu thu, phiếu chi có được đánh số trước một cách liên tục hay không?
- Có phân quyền trong phê chuẩn đối với nghiệp vụ thu, chi hay không?
- Có xác nhận trực tiếp trên chứng tư hay không?
- Có kiểm kê quỹ hay không?
- Có đối chiếu điịnh kỳ giữa Sổ cái tài khaỏn ngân hàng và sổ phụ ngân hàng
hay không?
Các khảo sát này được thực hiện thông qua phỏng vấn, điều tra, xem xét.
Kiểm toán viên thường tách biệt việc thực hiện khảo sát đối với các loại tiền cụ thể
thành: Khảo sát kiểm soát đối với các nghiệp vụ tiền mặt; Khảo sát kiểm soát đối
với các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng; Khảo sát kiểm soát đối với các nghiệp vụ tiền
đang chuyển. Tuy nhiên, việc phân chia này của kiểm toán viên cũng chỉ mang tính
tương đối vì về nội dung khảo sát có những điểm tương đồng.
Các khảo sát chi tiết nghiệp vụ tiền mặt được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3 - Bảng các khảo sát chi tiết nghiệp vụ đối với tiền mặt
Mục tiêu kiểm toán
Khảo sát chi tiết nghiệp vụ tiền đối với
tiền mặt
Tồn tại và xảy ra: các nghiệp vụ liên
quan tới tiền mặt được ghi chép đã xảy
ra và có căn cứ hợp lý
kiểm tra các chứng từ thu, chi tiền mặt
có phê duyệt
kiểm tra các chứng từ thu chi lớn
đối chiếu chứng từ gốc với phiếu thu, chi
Trọn vẹn: các nghiệp vụ liên quan đến
thu, chi tiền mặt đều được ghi chép đầy đủ
chọn mẫu một dãy phiếu thu, chi liên
tục và kiểm tra, đối chiếu với sổ kế toán
khảo sát đồng thời các nghiệp vụ bán
hàng và thu tiền, mua hàng và thanh
toán để kiêm tra phát hiện nghiệp vụ bỏ sót
Mục tiêu tính giá: các khoản thu, chi
đều được tính giá đúng theo nguyên tắc
thực tế
Kiểm tra việc ghi chép giá trị của từng
chứng từ vào sổ kế toán tiền mặt và sổ
kế toán khác có liên quan
Rà soát lại việc tính toán, qui đổi tiền,
vàng bạc, đá quý trong thanh toán
Mục tiêu chính xác số học: Các nghiệp đối chiếu số phát sinh từ sổ tổng hợp
14
vụ tiền đều được tổng hợp và ghi vào sổ
nhật ký, chuyển vào sổ cái chính xác về
mặt số học
thu, sổ tổng hợp chi với số phát sinh
trên sổ cái tài khoản tiền mặt
đối chiếu số dư, số phát sinhtrên sổ quỹ
với số liệu trên nhật ký thu. Chi tiền mặt
với sổ cái tài khoản tiền mặt
Mục tiêu trình bày và phân loại: các
nghiệp vụ tiền đều được hạch toán đúng
vào các khoản mục, vào tài khoản có
liên quan
- kiểm tra phân biệt chi tiết, cụ thể trong
hạch toán trên các sổ kế toán tiền mặt
và sự trình bày công khai đầy đủ, đúng
đắn khoản tiền mặt trên bảng kê tiền
mặt và trên báo cáo tài chính
Đối với tiền gửi ngân hàng
Một số khảo sát thường được kiểm toán viên của CPA Việt Nam thực hiện như:
- Xem xét việc quản lý chi tiêu séc gửi ngân hàng, việc ký séc, việc sử dụng
séc của đơn vị có đảm bảo tuân thủ các quy định về quản ly séc hay không
- Khảo sát về sự kiểm tra nội bộ của đơn vị đối với tiền gửi ngân hàng có được
áp dụng đầy đủ và thường xuyên hay không , đặc biệt là xem xétđối với việc quy
định và thực hiện chức năng kiểm soát nghiệp vụ chi, ký séc ở đơn vị
- Khảo sát về kiểm soát nội bộ trong tổng hợp, kiểm tra đối chiếu liên quan
đến tiền gửi ngân hàng, như công việc đối chiếu, tổng hợp cân chỉnh hàng tháng,
Đối với tiền đang chuyển
Thủ tục kiểm soát chủ yếu tập trung vào phân cấp và phân nhiệm vụ cho cán
bộ được giao nhiệm vụ thực hiện chuyển tiền và sự phê chuẩn đối với việc chuyển
tiền của đơn vị. Điều này ảnh hưởng đến việc thiết kế các khảo sát đối với nghiệp
vụ tiền đang chuyển. Thông thường các nghiệp vụ khảo sát đối với tiền đang
chuyển của CPA Việt Nam gồm:
+ Kiểm tra việc phân công nhiệm vụ cho người thực hiện chuyển tiềncó đảm
bảo các quy định về chuyển tiền hay không. Kiểm tra quy trình thực hiệnquy trình
này trên thực tế thế nào?
+ Kiểm tra các quy định về chuyển tiền như hồ sơ thanh toán, ủy nhiệm thu,
chi…Kiểm tra phê chuẩn với các hồ sơ, thủ tục liên quan tới chuyển tiềncủa người
có thẩm quyền
1.3.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích.
15
Các thủ tục phân tích mà CPA Việt Nam sử dụng trong kiểm toán đối với
khoản mục tiền bao gồm: Phân tích xu hướng ( phân tích ngang ) và Phân tích tỷ
suất ( phân tích dọc )
- Phân tích xu hướng: Thường thì các kiểm toán viên của CPA Việt Nam thực
hiện phân tích xu hướng qua sự đối chiếu số dư tai khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền
đang chuyển từ tháng này qua tháng khác trong năm và giữa số dư cuối kỳ của tài
khoản tiền trong báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp của khách hàng. Nếu thấy có bất
thường thì kiểm toán viên sẽ nghi ngờ ngay và thực hiện các thủ tục kiểm toán để
điều tra phát hiện ra sự bất hợp lý.
Đối với một số khách hàng lớn, thì việc đối chiếu này còn được thực hiện
giũa doanh nghiêp khách hàng với một số doanh nghiệp cùng ngành và với số liệu
bình quân chung của ngành và nền kinh tế. Tuy nhiên, việc so sánh này cũng chỉ là
việc xem xét qua thôi chứ cũng không có ý nghĩa nhiều lắm đối với các mục tiêu
kiểm toán khoản mục tiền tại công ty khách hàng của CPA Việt Nam. Vỡ nó thực
sự chỉ mang tính chất gợi ý rất nhỏ về sự bất thường. Ngoài ra thì còn tùy thuộc vào
từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau, việc so sánh ngang giữa hai hay ba doanh
nghiệp cùng ngành với khách hàng của mình mới có ý nghĩa. Ví dụ như số dư tiền
mặt trên báo cáo tài chính ở Công ty Cổ phần Kim khí Thành Phố Hồ Chí Minh và
Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu năm 2009 là hai công ty có quy mô gần tương
đương nhau và cùng hoạt động kinh doanh thép nhưng số dư tiền và tương đương
tiền cuối năm 2009 của HLA là khoảng 62 tỷ đồng còn của HMC chỉ là khoảng 18
tỷ đồng thì cũng không thể cho rằng có sư bất thường lớn được. Còn số dư tiền gửi
huy động khách hàng giữa hai ngân hàng có cùng quy mô như Ngân hàng Đông Á
và Ngân hàng MB có sự chênh lệch quá lớn thì kiểm toán viên mới cho rằng có sự
bất thường.
Phân tích tỷ suất: Việc phân tích tỷ suất tại công ty khách hàng của CPA Việt
Nam được thực hiện trên nhiều khoản mục và cũng được áp dung đối với khoản
mục tiền. Thường thì phân tích tỷ trọng tiền trong tổng tài sản ngắn hạn và kết hợp
với so sánh ngang với các năm trước để đưa ra nhận định về sự bất thường
1.3.2.3 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
- Kiểm tra chi tiết đối với tiền mặt
16
Trong qua trình kiểm tra chi tiết đối với tiền mặt, kiểm toán viên thường chú ý
tới các truờng hợp đặc biệt có chứa đựng khả năng gian lận cao như:
+ Các khoản thu tiền bán hàng chịu, các khoản được giảm giá, chiết khấu
thương mại…
+ Các khoản chi tiền trong các nghiệp vụ mua hàng có liên quan tới các nghiệp
vụ giảm giá, hàng mua bị trả lại, hoa hồng cho đại lý, chi tiền phạt, tiền tàu xe…
Các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với tiền mặt mà các kiểm toán viên của CPA
Việt Nam thực hiện có thể được khái quát trong bảng sau:
Bảng 1.4 Bảng các khảo sát chi tiết đối với tiền mặt
Mục tiêu kiểm toán Các thủ tục khảo sát chi tiết thông thường
Tính chính xác về số
học đối với các ghi sổ
về tiền mặt
Đối chiếu số liệu phát sinh thu, chi giữa tài khoản tiền
mặt với số liệu ở các tài khoản đối ứng có liên quan
Đối chiếu số liệu về số dư, số phát sinh trên sổ quỹ với sổ
kế toán đối chiếu số liệu trên nhật ký thu, chi và số liệu
trên sổ cái tài khoản tiền mặt
Tính toán lại số phát sinh, số dư tổng hợp trên sổ cái tài
khoản tiền mặt
Các số dư, khoản thu
chi tiền mặt ghi trên
báo cáo tài chính, bảng
kê đề có căn cứ hợp lý
Đối chiếu các chứng từ thu, chi tiền mặt với các chứng từ
gốc chứng minh cho nghiệp vụ thu chi và với sổ nhật ký
thu,chi, sổ cái tài khoản tiền mặt
Đối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ cái tiền mặt với sổ nhật
ký hoặc với các bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ.
Đối chiếu kiểm tra số liệu của khoản mục tiền mặt trên
bảng cân đối kế toán và số liệu tiền mặt trên sổ kế toán
có liên quan
Tính toán đúng đắn
các khoản thu, chi, đặc
biệt các khoản ngoại tệ
, vàng, bạc, đá quý
Kiểm tra việc ghi giá trị từng chứng từ vào sổ kế toán
tiền mặt và sổ kế toán khác có liên quan. Đối chiếu việc
ghi sổ phù hợp với các đối tượng thanh toán tiền
Rà soát việc tính toán các khoản thu, chi tiền mặt là ngoại
tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý khác
Tiền và các nghiệp vụ
tiền mặt đều được ghi
chép đầy đủ, kịp thời
và đúng lúc
Đối chiếu ngày tháng của nghiệp vụ thu, chi với ngày lập
chứng từ thu, chi và ngày ghi sổ kế toán
Chứng kiến việc kiểm kê quỹ tiền mặt từ đó đối chiếu với
số dư trên sổ quỹ và trên sổ kế toán tiền mặt
Đối chiếu ngày ghi sổ nộp tiền mặt vào ngân hàng và xác
nhận tương ứng của ngân hàng
17
Sự trình bày và khai
báo các khoản tiền mặt
và các nghiệp vụ tiền
mặt là đầy đủ và đúng
đắn
Kiểm tra, đối chiếu với các biên bản hợp đồng mua, bán,
đại lý về các khoản giảm giá, chiết khấu
Kiểm tra sự phân biệt chi tiết, cụ thể trong hạch toán trên
các sổ tiền mặt và sự trình bày, công khai đầy đủ, đúng
đắn các khoản tiền mặt trên bảng kê và trên báo cáo tài
chính
Khảo sát chi tiết về tiền gửi ngân hàng
- Lập bảng kê chi tiết về TGNH và đối chiếu với số dư trong sổ cái, đối chiếu
với số liệu trên thư xác nhân của ngân hàng
- Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và các kim loại quý gửi tại
ngân hàng
- Kiểm tra việc tính toán và khóa sổ kế toán đối với tài khoản tiền gửi ngân
hàng thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ ngân hàng ở khoảng trước và
sau ngày khóa sổ để đối chiếu với số liệu trên sổ của đơn vị nhằm phát hiện chênh
lệch và tìm hiểu nguyên nhân
- Gửi thư xác nhận đối với số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng tại thời điểm
khóa sổ kế toán
- Khảo sát nghiệp vụ chuyển khoản bằng cách lập bảng liệt kê tất cả các khoản
tiền gửi ngân hàng trong các nghiệp vụ chuyển khoản được thực hiện trước và sau
ngày lập báo cáo tài chính. Sau đó đối chiếu đối vói việc ghi sổ của các nghiệp vụ
đó có kịp thời và đúng đắn không.
Khảo sát chi tiết với tiền đang chuyển
Lập bảng kê danh sách các khoản tiền đang chuyển liên ngân hàng cho tất cả
các tài khoản liên quan để kiểm tra séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. Kiểm tra này
nhằm xem xét các khoản tiền đó có được phản ánh chính xác hay không, có đúng
với quy định của chế độ tài chính hay không
Tính toán, đối chiếu kiểm tra các với các tài khoản ngoại tệ được ghi sổ trong
kỳ cũng như còn dư cuối kỳ
Kiểm tra việc tính toán khóa sổ tài khoản tiền đang chuyển, đảm bảo sự tổng
hợp đúng kỳ cũng như tính toán chính xác, hợp lý của việc quy đổi ngoại tệ
1.3.3 Kết thúc kiểm toán
18
Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục tiền
trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ đưa ra các kết luận. Nếu khoản mục nào có
vấn đề thì kiểm toán viên sẽ note lại trong quá trình kiểm toán và ghi lại nguyên
nhân của một vấn đề. Việc tìm hiểu nguyên nhân có thể được kiểm toán viên suy ra
từ những sai phạm trong quá trình hạch toán mà kiểm toán viên phát hiện ra hoặc sẽ
được hỏi trực tiếp từ nhân viên kế toán của công ty. sau khi đã có kết luận, kiểm
toán viên copy giấy tờ làm việc cho trưởng nhóm và tiến hành tập hợp các bằng
chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán như Giấy xác nhận tiền gửi của ngân
hàng, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, một số hợp đồng tiền gửi với ngân hàng dưới
dạng phôtô rồi đúng chúng vào file là xong.
1.4 Thực tế quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại Công ty Hợp danh
Kiểm toán Việt Nam
1.4.1 Chuẩn bị kiểm toán
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
ABC là một công ty TNHH kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại và Sản
xuất. hoạt động chủ yếu là sản xuất thép, mua bán nguyên vật liệu thép, thép thành
phẩm và máy móc thiết bị trong ngành thép, đồng thời cung cấp luôn cả dịch vụ vận
tải và giao nhận. Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết
định số 5/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính và các Chuẩn mực kế
toán Việt Nam do bộ tài chính ban hành cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng
dẫn thực hiện kèm theo. Công ty chọn hình thức sổ kế toán là hình thức kế toán máy
dựa trên cơ sở hình thức sổ Nhật Ký Chung.
Nguyên tắc xác định các khoản tiền ( Tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển ) tại
Công ty TNHH Thương Mại ABC gồm: Nguyên tắc xác định các khoản tương
đương tiền ( các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi
thành tiền dễ dàng và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày
mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo ); Nguyên tắc và phương pháp chuyển
đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán ( các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VND theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ
giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối
năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên
19
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ ké
toán ); Và nguyên tắc chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ
giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết
chuyển vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính trong năm tài chính.
Công ty TNHH Thương Mại ABC mở tài khoản tại ngân hàng Vietcombank
tại bắc Hà Nội, Vietcombank tại Thành Đô và các chi nhánh tại Vĩnh Phúc, Bắc
Kạn, Ngân hàng đầu tư Việt Nam.
XYZ là công ty cổ phần quy mô khá lớn gồm một trụ sở chính tại Thành phố
HCM. Cổ phiếu của công ty hiện đang niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán
HCM. Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu và vận tải thuê. Các nghiệp vụ
liên quan đến tiền mặt, tiền gửi chủ yếu là do mua bán xăng dầu lẻ tại các cây xăng
của công ty, mua bán ăng dầu với các khách hàng lớn và mua bán ôtô tải có trọng
lượng lớn…Tài sản cố định chủ yếu là hệ thống xe tải lớn có gắn bình chứa xăng rất
lớn, đội xe của công ty luôn luôn hoạt động tấp nập. CPA Việt Nam thực hiện kiểm
toán năm cho XYZ để chuẩn bị cho đợt phát hành báo cáo tài chính và báo cáo
kiểm toán cuối năm 2009 do Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước bắt buộc đối với các
công ty đang niêm yết trên Sở. Do tính chất pháp lý rất cao của hợp đồng kiểm toán
năm đối với XYZ nên quy trình kiểm toán mọi khoản mục trên báo cáo tài chính
phải được thực hiên hết sức nghiêm ngặt và tuân thủ sát sao chương trình kiểm
toán. Các thủ tục kiểm toán cũng được thiết kế rất chi tiết với khối lượng lớn hơn
trên phạm vi rộng hơn. Khoản mục tiền cũng không ngoại lệ.
XYZ mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM và Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
- Khảo sát sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng
Kiểm toán viên thực hiện các công việc trong khâu chuẩn bị để phục vụ cho
giai đoạn thực hiện kiểm toán. Vì ABC là một doanh nghiệp quy mô nhỏ nên việc
chuẩn bị kiểm toán khá đơn giản. Kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về
hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua khoảng thời gian nói chuyện với
Phó Giám Đốc và kế toán trưởng trong buổi làm việc đầu tiên khi đoàn kiểm toán
của CPA đến. Vì đây là một khách hàng cũ mà CPA Việt Nam năm 2008 nên việc
hỏi chuyện xoay quanh một số vấn đề mới của khách hàng trong năm 2009 này.
Quan diểm của Phó Giám Đốc là mời CPA Việt Nam về kiểm toán để giúp họ cập
20
nhật được những điểm mới trong quy định của nhà nước mà doanh nghiệp chưa áp
dụng hoặc chưa cập nhật được. Trên tinh thần đó thì ABC mong rằng các kiểm toán
viên của CPA Việt Nam phát hiện ra càng nhiều sai sót càng tốt và giúp công ty cải
thiện được công tác kế toán và hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ của công
ty. Bên cạnh đó, Phó Giám Đốc cũng tiết lộ năm 2009 công ty có bán thanh lý rất
nhiều tài sản cố định và lãi tăng đột biến so với năm 2008 vì tài sản cố định tăng giá
và muốn CPA Việt Nam tư vấn giúp công ty trong việc định giá tài sản cố định để
có lợi trong việc góp vốn cũng như vay vốn ngân hàng.
Qua cuộc nói chuyện với Phó Giám Đốc và Kế Toán Trưởng của công ty,
kiểm toán viên cũng hiểu dược quan điểm của lãnh đạo và kế toán trưởng là muốn
thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như áp dụng các quy chế kiểm soát chặt
chẽ trong công ty. Từ đó kiểm toán viên có được đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm
soát nội bộ của công ty là khá tốt.
Đối với công ty XYZ, mặc dù công ty cũng là một khách hàng cũ của công ty
nhưng đoàn kiểm toán lần này lại là đoàn kiểm toán mới nên việc tìm hiểu về khách
hàng cần dược chú trọng hơn và phải tiến hành phân tích tỉ mỷ hơn. Qua buổi đầu
tiếp xúc với kế toán trưởng và các nhân viên kế toán của công ty, các kiểm toán
viên cũng nhân thấy đây là một doanh nghiệp có hệ thống kế toán khá quy củ, các
nhân viên kế toán đều có trình độ tốt và tuổi vẫn trẻ, quan điểm của họ về việc tuân
thủ các quy chế, và nội quy của công ty cũng khá tốt nên kiểm toán viên cũng có
được một sự nhìn nhận sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của XYZ là khá tin cậy.
Tuy nhiên, để đánh giá hệ thống kiểm soát của XYZ thì vẫn phải thực hiện đầy đủ
những thủ tục khảo sát kiểm soát chi tiết. Việc thực hiện các khảo sát kiểm soát về
tiền tại XYZ cũng được thực hiện dựa trên bảng hỏi do kiểm toán viên lập giống
như khi khảo sát với ABC
1.4.2 Thực hiện kiểm toán
1.4.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Bảng 1.5 Đánh giá hệ thống kiểm soát về bộ máy nhân sự của công ty TNHH
Thương Mại ABC
1. Việc phân công công việc cho các kế toán
có được cập nhật thường xuyên không?
X
2. Có các văn bản quy định chức năng của
các nhân viên kế toán không?
X
3. Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua X
21
trường lớp chính quy hay không?
4. Các nhân viên kế toán có làm việc trong
ngày nghỉ không?
X
5. Các nhân viên kế toán có làm việc chuyển
vị trí không?
X
6. Các nhân viên kế toán làm việc tại công ty
có qua thi cử không?
X
7. Trình độ các nhân viên kế toán có ở mức
Đại học, Cao đẳng không?
X
8. Các nhân viên kế toán có thường xuyên
nghỉ phép không lý do không?
X
Kết luận: Đánh giá hệ thống kiểm soát về bộ máy nhân sự
Khá:
Bảng1.6 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về khoản mục tiền tại công ty ABC
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Ttham chiếu: CS4
Bước công việc Có Không
Không áp
dụng
Ghi chú
1. Công việc thủ quỹ và kế toán
tiền mặt có do một người đảm
nhận
X
2. Hàng tháng kế toán tiền mặt có
đối chiếu với thủ quỹ không
X
Việc kiểm kê tiền mặt có được
thực hiện thường xuyên không
X
Các khoản tiền thu về có được
gửi ngay vào ngân hàng không
X
Việc đối chiếu ngân hàng có
được thực hiện hàng thàng, hàng
quý không
X
Các khoản tiền ngoại tệ có được
theo dõi riêng không
X
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
có đựợc ghi chép dựa trên chứng
từ không
X
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
có được ghi chép đúng kỳ không
X
Có mức tồn quỹ định mức không X
22
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền
Tốt : Trung bình: Yếu:
Tổng hợp kết quả câu trả lời của hai bảng câu hỏi, kiểm toán viên đua ra kết
luận: Hệ thống kiểm soatá nội bộ đối với khoản mục tiền tại công ty ABC đạt mức
khá. Kết luận này giúp kiểm toán viên nâng cao mức độ tin tưởng vào hệ thống
KSNB của ABC, và từ đó kiểm toán viên tiến hành hạ thấp mẫu chon kiểm toán đối
với khoản mục tiền.
Kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền ở
XYZ là ở mức tương đối tốt qua bảng hỏi giống như đối với ABC
1.4.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
Đây là bước không thể thiếu mà kiểm toán viên cần thực hiện: Từ số liệu của
các năm tài chính 2008 và 2009 kiểm toán viên tiến hành so sánh, đối chiếu xem có
sự biến đổi bất thường không? Từ đó giải thích nguyên nhân của sự thay đổi bất
thường đó. Khi nghiên cứu những bất thường xảy ra, kiểm toán viên chú ý tới
khoản chênh lệch quá lớn giữa các chỉ tiêu mà đôi khi đó là sự tăng lên đột biến
hoặc giảm đột biến tạo nên số chênh lệch âm. Từ các chênh lệch bất thường đó,
kiểm toán viên nhận định về hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hay không tốt.
Trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên thể hiện những phân tích tổng quát
tình hình tài chính của Công ty ABC như sau:
Bảng 1.7. Bảng phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty ABC
CPA VN
Tân khách hàng: Công ty TNHH Thương Mại ABC Tham chiếu:CS5
Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện: HTT
Bước công việc: Phân tích tổng quát ngày thực hiện:
15/01/2010
Bảng cân đối kế toán ( Trích )
Khoản mục Đầu năm 2009 Cuối năm 2009 Chênh lệch
1. Tiền 1860001900 835620290 -1024381610
- Tiền mặt 1500000 42000000 27000000
- TGNH 1850001900 812620290 -1037381610
23
X
-Tiền đang chuyển 0 0 0
Ghi chú :
Mức tồn quỹ vào thời điểm cuối năm vượt mức quá nhiều so với định mức tồn
quỹ (15 triệu) của công ty đã lập: Cuối năm vượt tới 27 triệu (gần gấp 3)
Tỷ trọng TGNH so với tổng lượng tiền tồn quỹ của doanh nghiệp vào thời
điểm đầu năm và cuối năm của doanh nghiệp đều vượt 70%. Với kết quả đó cho
thấy một dấu hiệu tốt về hệ thống kiểm soát nội bộ của ABC.
Nhìn chung hệ thống KSNB của doanh nghiệp đối với khoản mục tiền của tính
đến thời điểm này là tương đối tốt.
Bảng 1.8. Bảng phân tích tổng quát tình hình tài chính công ty XYZ
(Trích khoản mục tiền)
CPA VN
Tân khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Tham chiếu : CS5
Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện: HTH
Bước công việc: phân tích tổng quát Ngày thực hiện: 29/02/2010
Bảng cân đối kế toán (trích)
Khản mục Đầu năm 2009 Cuối năm 2009 Chênh lệch
Tiền 1966006156 1595020746 -370985410
Tiền mặt 100000000 125000000 250000000
TGNH 1866006156 1470020746 -39595410
Tiền đang chuyển 0 0 0
Ghi chú:
1. Mức tồn quỹ vào thời điềm cuối năm và đầu năm đều dao động trong
khoảng 100 triệu (Công ty không quy định mức tồn quỹ): Mặc dù khoản tồn
quỹ lớn hơn so với Công ty ABC rất nhiều nhưng vẫn được coi là bình thường vì tỷ
trọng tiền mặt so với tổng lượng tiền tồn quỹ là không lớn (không vượt quá 1 5%)
24
2. Tỷ .trọng tiền gửi ngân hàng so với tổng lượng tiền tồn quỹ của doanh
nghiệp được tính bằng cách lấy giá trị tuyệt đối TGNH chia cho Tổng lượng tiền
mặt tồn quỹ của doanh nghiệp. Theo cách tính này thì tỷ trọng TGNH vào thời điểm
cả đầu năm và cuối năm đều vượt mức 90% .Cụ thể, tỷ trọng TGNH so với tổng
lượng tiền tồn quỹ của doanh nghiệp đầu năm 2009 là 94,9% và tỷ trọng TGNH so
với tỷ trọng lượng tiền tồn quỹ vào thời điểm cuối năm là 92,1%. Với kết qủa này ta
thấy đó là một dấu hiệu tốt cho HTKSNB của Công ty XYZ.
3. Lượng tiền của doanh nghiệp (bao gồm cả tiền mặt và TGNH, tiền đang
chuyển) có số đầu năm và số cuối năm chênh lệch lớn: Số cuối năm giảm
371 triệu VNĐ so với số đầu năm. Tuy nhiên khoản chênh lệch này không
đáng kể vì lượng tiền tồn của doanh nghiệp đầu năm và cuối năm đều vượt mức 1,5 tỷ.
4. Nhìn chung hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khoản mục
tiền tính đến thời điểm này là tương đối tốt. Như vậy đối với phần hành tiền, KTV
chỉ thực hiện phân tích xu hướng biến động tiền giữa đầu năm và cuối năm chứ
không thực hiện tính toán và phân tích các tỷ suất tài chính đối với khoản mục tiền.
Kiếm toán tiền mặt
Khi thực hiện kiếm tra tiền mặt kiểm toán viên thực hiện các bước: Lập trang
tổng hợp tài khoản tiền mặt và thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tiền mặt:
Lập trang tổng hợp tài khoản tiền mặt:
Ở bước này, KTV làm các công việc sau:
KTV tiến hành kiểm tra tổng thể về tài khoản tiền mặt (kiểm tra từ sổ cái) để
đảm bảo không có số dư âm hay số dư lớn bất thường trong quỹ. Nếu có số dư âm
hoặc xảy ra số dư lớn bất thường thì kiểm toán viên phải giải trình và thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán cho các giải trình đó. Các số phát sinh hàng tháng thì
được kiểm tra, đối chiếu với sồ chi tiết xem có khớp hay không? Và các số dư thì
được kiểm tra như sau: Các số dư được kiểm tra, đối chiếu với Bảng cân đối kế
toán. Đối với số dư đầu kỳ thì được đối chiếu với số liệu đã kiếm toán kỳ trước, còn
số dư cuối kỳ được đối chiếu với biên bản kiểm kê quỹ tại thời điềm kết thúc niên
độ kế toán.
25