Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp 12 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.55 KB, 19 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, qua kì thi tốt nghiệp THPT, đối với bộ môn Ngữ văn
chúng ta đều nhận thấy dạng câu hỏi tái hiện kiến thức khơng thể khơng có trong tất cả
các đề thi, đặc biệt là những câu hỏi bám vào văn bản tác phẩm.
Để phát huy tính tích cực, chủ động của người học - một trong những nguyên tắc
quan trọng của giáo dục, nhất là đối với yêu cầu của giáo dục hiện nay. Tại điều 5 Luật
giáo dục đã xác định về phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học như sau:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo
của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Tại
điều 28 của Luật giáo dục cũng đã quy định: Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Từ thực tế nhiều năm trở lại đây việc dạy và học bộ môn Ngữ văn ở trường phổ
thơng khơng cịn “mặn mà” như trước đây. Người dạy ít có cảm xúc, niềm say mê;
người học ít có khả năng sáng tạo và hứng khởi trong q trình tiếp nhận.
Ở trường phổ thơng, mỗi mơn học đều có những phương pháp và phương tiện
dạy học riêng, phù hợp với đặc trưng yêu cầu của bộ mơn. Trong đó, Ngữ văn là mơn
học có nhiều ưu thế trong việc góp phần đào tạo ra những cơng dân tích cực mà mục
tiêu giáo dục đã đề ra. Vai trị của mơn Ngữ văn thể hiện ở chỗ nó có khả năng bồi
dưỡng cho học sinh những tri thức phong phú về thế giới nội tâm đầy biến động, phức
tạp; mọi hiện tượng đang diễn ra trước mắt và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết
trong cuộc sống. Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và nâng cao hiệu
quả dạy học Ngữ văn ở trường phổ thơng, có thể sử dụng nhiều cách thức, biện pháp
khác nhau, trong đó việc sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức là một biện pháp
khá quan trọng và rất cần được quan tâm sử dụng. Sở dĩ là vì việc sử dụng hệ thống
câu hỏi tái hiện kiến thức trong dạy học có thể phát huy được những ưu điểm của


phương pháp dạy học hiện đại là làm cho học sinh phải tự nỗ lực hoạt động để tìm tịi,
khám phá những tri thức mới qua văn bản tác phẩm dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
qua đó hình thành cho học sinh kĩ năng Ngữ văn và thái độ tích cực đối với bộ môn
này.
Hơn nữa, đối với học sinh lớp 12, các em đang đứng trước kì thi quan trọng nhất
của cuộc đời học sinh – kì thi tốt nghiệp THPT. Ở lứa tuổi này các em đã phát triển
tương đối đầy đủ về thể chất nên trình độ tư duy và nhận thức cũng đã tương đối toàn
diện. Qua năm học lớp 10, 11 các em đã được làm quen và bước đầu trang bị cho mình
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

1


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

cách học mới ở trường phổ thông khác với cách học ở các lớp dưới. Vì vậy, việc sử
dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức trong dạy học Ngữ văn có những thuận lợi
nhất định và cũng rất cần thiết để phát huy được tính tự giác, khả năng tư duy và tinh
thần tự học của học sinh, phù hợp với mục tiêu của giáo dục.
Đặc biệt, đối với đối tượng học sinh trường THPT Đinh Tiên Hồng – Krơng Pa
– Gia Lai, khả năng tiếp thu cũng như tính tích cực trong học tập của học sinh rất hạn
chế thì việc sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức trong dạy học nói chung và
dạy học bộ mơn Ngữ văn nói riêng càng được chú trọng hơn để góp phần giúp học
sinh định hướng hoạt động và tạo điều kiện để các em phát huy khả năng tự giác tích
cực trong việc khám phá kiến thức trong mỗi bài học.
Từ những lí do trên, tơi chọn đề tài “Hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp
học sinh ôn thi tốt nghiệp 12 mơn Ngữ văn”, góp phần vào đẩy mạnh hơn nữa trong
việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn, nhất là Ngữ văn 12
bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức.

2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn cấp THPT, nhất là Ngữ văn 12, các đồng
nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học, tuy nhiên những phương
pháp, phương tiện dạy học mới chưa được tiếp cận và áp dụng một cách rộng rãi, hiệu
quả. Việc nghiên cứu và thử nghiệm đề tài này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách
cũng như tính khả thi cao.
3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng
của đề tài:
3.1. Mục đích, đối tượng :
a. Mục đích :
- Hướng dẫn giáo viên trong q trình giảng dạy cần bám sát văn bản tác phẩm,
đặc biệt chú ý tới những sự việc, chi tiết tiêu biểu của tác phẩm và học sinh trong quá
trình tiếp thu bài học, kiểm tra kiến thức...
- Góp phần nâng cao kết quả dạy học của giáo viên và học tập của học sinh.
b. Đối tượng nghiên cứu :
- Giáo viên trong việc giảng dạy.
- Học sinh trong việc học tập.
3.2. Nhiệm vụ :
- Nghiên cứu việc sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh ôn
thi tốt nghiệp 12.
- Đưa ra hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức qua thực tế kiểm nghiệm của bản
thân trong quá trình thực hiện đổi mới dạy học.
- Định hướng giải quyết một số câu hỏi đã nêu ra trong đề tài.
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

2


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12


3.3. Phạm vi của đề tài:
- Các tác phẩm văn xi trong chương trình Ngữ văn12 (Ban cơ bản).
- Giới hạn trong hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức.
3.4. Giá trị sử dụng của đề tài:
- Đề tài dùng ứng dụng trực tiếp cho cơng việc dạy học của giáo viên Ngữ văn
nói chung, Ngữ văn 12 nói riêng trong hệ thống giáo dục và đặc biệt dùng làm tài liệu
tham khảo trong việc học tập của học sinh lớp 12 ở trường THPT Đinh Tiên Hồng –
Krơng Pa – Gia Lai, giúp các em ôn thi tốt nghiệp 12 đạt kết quả tốt nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thử nghiệm - thực tiễn.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh.

GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

3


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

B. PHẦN NỘI DUNG
1. Quan niệm về câu hỏi tái hiện kiến thức
a. Câu hỏi tái hiện kiến thức là gì?
- Là những câu hỏi yêu cầu trả lời những đơn vị kiến thức nhỏ liên quan mật thiết
tới mỗi bài học cụ thể.
- Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi mới chỉ đề cập tới những câu hỏi tái hiện
kiến thức ở một số tác phẩm, đoạn trích văn xi trong chương trình Ngữ văn 12 (Ban
cơ bản), dựa trên những sự việc, chi tiết tiêu biểu cũng như những hình ảnh đặc sắc có
liên quan tới mỗi tác phẩm hoặc đoạn trích cụ thể.

b. Chức năng của câu hỏi tái hiện kiến thức
- Giúp chúng ta bám sát nội dung bài học;
- Nắm chắc văn bản tác phẩm, đoạn trích văn xi;
- Khắc sâu những chi tiết, sự việc, hình ảnh tiêu biểu trong tác phẩm văn học.
Từ đó, kích thích niềm đam mê, sự hứng khởi trong việc khám phá và chiếm lĩnh tri
thức Ngữ văn.
c. Các dạng câu hỏi tái hiện kiến thức
- Tái hiện kiến thức về lịch sử văn học;
- Tái hiện kiến thức về tác giả văn học;
- Tái hiện kiến thức về tác phẩm văn học.
Tuy nhiên, trong khn khổ có hạn của phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến
hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức về tác phẩm văn học, nhất là một số tác phẩm văn
xi trong chương trình Ngữ văn 12 THPT (Ban cơ bản), để giúp các em ôn thi thật tốt
và đạt kết quả thật cao trong kì thi tốt nghiệp đang dần tới.
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh ôn thi tốt
nghiệp 12
2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức
- Xây dựng câu hỏi tái hiện kiến thức phải phù hợp với mục tiêu, nội dung
bài học
Câu hỏi tái hiện kiến thức phải được xây dựng dựa trên mục tiêu bài học về kiến
thức, kĩ năng, thái độ. Câu hỏi tái hiện kiến thức là một biện pháp để học sinh thực
hiện nhằm đạt được mục tiêu đó. Việc xây dựng câu hỏi tái hiện kiến thức phải giúp
học sinh đạt được mục tiêu này thì nó mới có giá trị thực tiễn.
Nội dung của câu hỏi tái hiện kiến thức phải được xây dựng trên nội dung bài
học. Câu hỏi tái hiện kiến thức phải giúp học sinh khai thác và nắm bắt được những
nội dung cơ bản của tác phẩm. Cần chọn những chi tiết, sự việc tiêu biểu cũng như
những hình ảnh nổi bật để xây dựng câu hỏi tái hiện kiến thức . Những nội dung này
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI


4


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

phải được học sinh tự khám phá, nhận thức và nắm bắt để có thể chuyển tải nội dung
của cả bài hay một phần của bài học.
- Xây dựng câu hỏi tái hiện kiến thức phải phù hợp với trình độ của học sinh
Xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức cần phải xuất phát từ đặc điểm tâm
lí, trình độ nhận thức của học sinh để đưa ra những yêu cầu phù hợp. Các câu hỏi yêu
cầu phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh phải làm cho học sinh sử dụng các thao
tác tư duy như phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp,...để thực hiện mệnh lệnh. Tuy
nhiên, các yêu cầu đó cũng phải vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa đảm bảo tính phát
triển tư duy của học sinh, các cơng việc khơng q khó làm cho học sinh không thể tự
làm được, gây chán nản mà cũng không quá dễ làm học sinh cảm thấy nhàm chán và
coi thường nhiệm vụ. Xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức phải đảm bảo đa số
học sinh trong lớp đều làm được.
- Xây dựng câu hỏi tái hiện kiến thức phải đảm bảo tính khoa học, tính
chính xác và tính thẩm mĩ
Tính khoa học địi hỏi các thơng tin trong câu hỏi phải mang nội dung khoa học,
các vấn đề trong hệ thống câu hỏi có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung tác phẩm được
trình bày một cách logic có tính khoa học.
Tính chính xác u cầu những thông tin, nội dung trong câu hỏi phải đúng, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy dựa trên những chi tiết, sự việc tiêu biểu cũng
như những hình ảnh nổi bật trong văn bản của tác phẩm.
Tính thẩm mĩ của hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức được thể hiện ở chỗ qua hệ
thống câu hỏi đã kích thích lịng u thích, sự đam mê và khả năng sáng tạo của các
em đối với bộ mơn Ngữ văn. Từ đó, giúp các em khơng ngừng tích cực đọc, khám phá
những tri thức phong phú mà bộ môn Ngữ văn mang lại.
- Xây dựng câu hỏi tái hiện kiến thức phải nêu được nhiệm vụ học tập của

học sinh
Đặt câu hỏi chính là nêu nhiệm vụ học tập cho học sinh, được cụ thể hóa bằng
các câu hỏi tái hiện kiến thức về tác phẩm văn học. Các nhiệm vụ này xuất phát từ nội
dung của bài học – nội dung của tác phẩm. Thông thường, giáo viên đặt ra câu hỏi để
học sinh biết phải làm gì, làm như thế nào, dựa trên cơ sở nào để làm…
- Xây dựng câu hỏi tái hiện kiến thức phải thể hiện được phương pháp hoạt
động và giao tiếp của học sinh
Những câu hỏi được đặt ra cho học sinh đó là những mệnh lệnh, những gợi ý của
giáo viên cũng chính là những gợi ý về phương pháp hoạt động và các thao tác tư duy
để thực hiện mệnh lệnh đó.

GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

5


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ƠN THI TỐT NGHIỆP 12

2.2 Trích dẫn một số câu hỏi tái hiện kiến thức qua kì thi tốt nghiệp 12
THPT những năm gần đây (chủ yếu là những câu hỏi dựa vào việc bám sát nội dung
văn bản tác phẩm, đoạn trích văn xi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, Ban cơ bản)
Năm 2008 – 2009: Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà
lão Hoa bàn với nhau về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua
những chuyện ấy?
Năm 2010 - 2011: Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng sau khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh
do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên
điều gì?
Năm 2011 – 2012: Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M.Sôlô-khốp viết: Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố

chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…
(Ngữ văn 12, tập hai, trang 123, NXB Giáo dục – 2008)
Hai con người đựợc nói ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là
hai con người cơi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì?
2.3 Hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp 12
môn Ngữ văn
Như trên đã nói, trong khn khổ có hạn của phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đưa ra
hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức về tác phẩm văn xi, đặc biệt là tác phẩm văn xi
trong chương trình Ngữ văn 12, để giúp các em ôn thi tốt nghiệp đạt kêt quả cao nhất.
Sau đây, thông qua một số tác phẩm văn xi trong chương trình Ngữ văn 12,
chúng tôi sẽ lần lượt hệ thống một hoặc một số câu hỏi đối với mỗi tác phẩm dựa vào
những chi tiết, sự việc tiêu biểu cũng như những hình ảnh đặc sắc của từng tác phẩm.
2.3.1 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh)
Câu 1: Trong tác phẩm Tun ngơn Độc lập, sau khi trích dẫn bản Tun ngơn
Độc lập của Mĩ năm 1776, Bác đã suy rộng ra những gì? Những đóng góp của Bác
thơng qua việc suy rộng ra ấy đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
Câu 2: Trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã khẳng định: Hành động của
chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Hành động ấy là gì? Vì sao lại trái hẳn
với nhân đạo và chính nghĩa?
Câu 3: Trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã hai lần nêu lên sự thật là.
Sự thật ấy ở đây là gì? Qua sự thật ấy, Bác muốn khẳng định điều gì?
Câu 4: Trong tác phẩm Tun ngơn Độc lập, sau khi tuyên bố thoát li hẳn quan
hệ thực dân với Pháp, Bác đã tuyên bố xóa bỏ những gì với Pháp trên đất nước Việt
Nam? Những tuyên bố ấy nhằm mục đích gì?
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

6



HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

Câu 5: Kết thúc tác phẩm Tun ngơn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên
bố những gì? Anh (chị) đã và đang làm gì để xứng đáng với những tuyên bố ấy?
2.3.2 VỢ CHỒNG A PHỦ (Tơ Hồi)
Câu 6: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, nhân vật Mị gần với
hình ảnh những con vật nào? Thơng qua hình ảnh những con vật ấy nói lên điều gì?
Câu 7: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, nhân vật Mị có mấy lần
phản ứng? Những lần phản ứng đó khác nhau như thế nào và thể hiện điều gì?
Câu 8: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, khi đêm tình mùa xn
về, có những âm thanh nào nổi lên? Trong đó, âm thanh nào có sức vẫy gọi mãnh liệt
nhất đối với tâm hồn Mị, vì sao?
Câu 9: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, có những nhân vật nào
được cởi trói? Việc được cởi trói của các nhân vật đó có gì khác nhau?
2.3.3 VỢ NHẶT (Kim Lân)
Câu 10: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, thái độ của nhân vật thị trước
và sau khi lấy Tràng khác nhau như thế nào? Việc biểu thị thái độ khác nhau ấy chứng
tỏ điều gì?
Câu 11: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, buổi sáng đầu tiên kể từ khi
Tràng có vợ đã có âm thanh nào hiện lên? Âm thanh ấy biểu thị cho điều gì?
Câu 12: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, ở phần cuối tác phẩm, ba nhân
vật nói với nhau về chuyện gì? Qua câu chuyện ấy bộc lộ điều gì?
Câu 13: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, phần kết thúc tác phẩm đã
hiện lên những hình ảnh nào? Qua những hình ảnh đó thể hiện tín hiệu gì?
2.3.4 RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)
Câu 14: Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, đoạn mở đầu
và đoạn kết thúc đều nhắc tới hình ảnh nào? Hình ảnh ấy có vai trò như thế nào trong
việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm?
Câu 15: Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, chân lí của
thời đại đã được gửi gắm qua câu nói của cụ Mết. Câu nói ấy như thế nào? Trình bày

ngắn gọn ý nghĩa của chân lí ấy?
Câu 16: Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, khi miêu tả về
cuộc đời và số phận của nhân vật Tnú, tác giả thường trở đi trở lại hình ảnh nào? Việc
trở đi trở lại hình ảnh đó có dụng ý gì?
2.3.5 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)
Câu 17: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, nhân
vật Việt trong lần tỉnh dậy thứ tư đã nhớ tới ai đầu tiên? Vì sao?

GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

7


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

Câu 18: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, trước
đêm tòng quân lên đường trả thù cho ba má, chị em Chiến và Việt đã sắp xếp việc gia
đình như thế nào? Việc sắp xếp như vậy đã nói lên điều gì?
Câu 19: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, trước
khi lên đường trả thù cho ba má, chị em Chiến và Việt đã khiêng qua nhà chú Năm gửi
cái gì? Tại sao trong khi khiêng Việt và Chiến lại thấy nặng ở trên vai?
2.3.6 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Câu 20: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, qua
lần phát hiện thứ hai, nhà văn luôn nhắc tới những hình ảnh nào? Điều nhà văn muốn
nói qua những hình ảnh đó là gì?
Câu 21: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, sau
toàn bộ câu chuyện của người đàn bà hàng chài bị lão đàn ông đánh đập tàn nhẫn, vũ
phu, các nhân vật đã phản ứng như thế nào? Qua sự phản ứng đó nhà văn muốn gửi
gắm điều gì?

Câu 22: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
người đàn bà hàng chài vui nhất là lúc nào? Vì sao?
2.3.7 THUỐC (Lỗ Tấn)
Câu 23: Trong đoạn cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, hai bà mẹ sau khi giật
mình, ngoảnh lại thì nhìn thấy hình ảnh gì? Qua hình đó nhà văn muốn nói lên điều gì?
2.4 Đinh hướng giải quyết một số câu hỏi mà đề tài xây dựng
Câu 1: Trong tác phẩm Tun ngơn Độc lập, sau khi trích dẫn bản Tuyên ngôn
Độc lập của Mĩ năm 1776, Bác đã suy rộng ra những gì? Những đóng góp của Bác
thơng qua việc suy rộng ra ấy đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
Trả lời: - Bác đã suy rộng ra: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
- Những đóng góp của Bác trong phần suy rộng ra ấy đối với phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới:
+ Kêu gọi các dân tộc bị áp bức trên tồn thế giới đứng lên đồn kết lại tự giải
phóng mình;
+ Kêu gọi sự ủng hộ lẫn nhau trong quá trình giải phóng dân tộc của các nước bị
áp bức, trong đó có Việt Nam.
Câu 2: Trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã khẳng định: Hành động của
chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Hành động ấy là gì? Vì sao lại trái hẳn
với nhân đạo và chính nghĩa?
Trả lời: - Hành động ấy là: thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác
ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.
- Hành động ấy trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa bởi vì:
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

8


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12


+ Chúng đã vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền mà tổ tiên chúng bao
đời đã làm nên;
+ Chúng đã đi ngược lại với lợi ích mà nhân loại tiến bộ trên tồn thế giới đang
hướng đến.
Câu 3: Trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã hai lần nêu lên sự thật là.
Sự thật ấy ở đây là gì? Qua sự thật ấy, Bác muốn khẳng định điều gì?
Trả lời: - Sự thật ấy là: từ mùa thu năm 1940, nước ta trở thành thuộc địa của
Nhật, chứ không phải của Pháp; dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chú
không phải từ tay Pháp.
- Qua sự thật ấy, Bác muốn khẳng định: nhân dân ta không chỉ đánh đổ chế độ
thực dân mà còn đánh đổ cả chế độ phát xít trên tồn lãnh thổ; nhân dân ta sẽ quyết
tâm không để chúng quay trở lại thống trị nước ta lần nữa.
Câu 4: Trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, sau khi tuyên bố thoát li hẳn quan
hệ thực dân với Pháp, Bác đã tuyên bố xóa bỏ những gì với Pháp trên đất nước Việt
Nam? Những tuyên bố ấy nhằm mục đích gì?
Trả lời: - Bác đã tuyên bố:
+ Xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam;
+ Xố bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
- Mục đích: + Khơng chấp nhận những điều phi lí mà Pháp áp đặt đối với đất
nước ta;
+ Không thừa nhận những lợi ích của chúng khi xâm lược Việt Nam.
Câu 5: Kết thúc tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tun
bố những gì? Anh (chị) đã và đang làm gì để xứng đáng với những tuyên bố ấy?
Trả lời: - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố:
+ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước
tự do, độc lập;
+ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần: học tập thật tốt, tu dưỡng rèn

luyện bản thân; chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất
nước...
Câu 6: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, nhân vật Mị gần với
hình ảnh những con vật nào? Thơng qua hình ảnh những con vật ấy nói lên điều gì?
Trả lời: - Nhân vật Mị gần với hình ảnh con trâu, con ngựa và con rùa.
- Thơng qua hình ảnh những con vật ấy, phần nào nói lên số phận cực khổ, lam
lũ, vất vả của nhân vật Mị; gợi sự cảm thông sâu sắc của độc giả dành cho nhân vật; hé
lộ ngòi bút nhân đạo của tác giả.
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

9


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

Câu 7: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, nhân vật Mị có mấy lần
phản ứng? Những lần phản ứng đó khác nhau như thế nào và thể hiện điều gì?
Trả lời: - Mị phản ứng ba lần:
+ Mị định ăn lá ngón tự tử;
+ Đêm tình mùa xn về, Mị muốn đi chơi;
+ Mị cắt dây trói cứu A Phủ.
- Khác nhau: lần phản ứng sau mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn lần phản ứng trước;
sự phát triển tâm lí, tính cách nhân vật; thể hiện ngịi bút phân tích tâm lí sắc sảo của
tác giả.
Câu 8: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, khi đêm tình mùa xuân
về, có những âm thanh nào nổi lên? Trong đó, âm thanh nào có sức vẫy gọi mãnh liệt
nhất đối với tâm hồn Mị, vì sao?
Trả lời: - Khi đêm tình mùa xn về, có những âm thanh nổi lên như tiếng chó
sủa xa xa, tiếng cười của trẻ con, tiếng sáo văng vẳng...

- Trong đó, âm thanh có sức vẫy gọi mãnh liệt nhất đối với tâm hồn Mị chính là
âm thanh văng vẳng của tiếng sáo gọi bạn. Vì:
+ Tiếng sáo là biểu tượng của tình yêu, tuổi trẻ;
+ Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tự do;
+ Ngày xưa Mị thổi sáo rất hay.
Câu 9: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, có những nhân vật nào
được cởi trói? Việc được cởi trói của các nhân vật đó có gì khác nhau?
Trả lời: - Những nhân vật được cởi trói là:
+ Mị được người chị dâu cởi trói;
+ A Phủ được Mị cởi trói.
- Sự khác nhau:
+ Người chị dâu cởi trói cho Mị thì Mị vẫn chưa thốt khỏi nhà thống lí Pá Tra,
vẫn là con dâu gạt nợ - người ở trừ nợ cho nhà giàu;
+ A Phủ được Mị cởi trói nhưng cũng chính Mị đã tự cởi trói cho bản thân mình
sau khi chạy trốn cùng A Phủ. Từ đây Mị đã thoát khỏi nhà Pá Tra, thoát khỏi địa ngục
trần gian, từ đây Mị được tự do.
Câu 10: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, thái độ của nhân vật thị trước
và sau khi lấy Tràng khác nhau như thế nào? Việc biểu thị thái độ khác nhau ấy chứng
tỏ điều gì?
Trả lời: - Thái độ của nhân vật thị:
+ Trước khi lấy Tràng: chao chát, chỏng lỏn, sưng sỉa ở ngoài chợ;
+ Sau khi lấy Tràng: hiền hậu, đúng mực.
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

10


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12


- Thái độ của thị chứng tỏ: vai trị của cuộc sống gia đình rất lớn, rất quan trọng
có thể làm thay đổi tích cực trong nhận thức của mỗi người, nhất là người phụ nữ.
Đồng thời cho thấy ngịi bút am tường tâm lí con người của Lim Lân.
Câu 11: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, buổi sáng đầu tiên kể từ khi
Tràng có vợ đã có âm thanh nào hiện lên? Âm thanh ấy biểu thị cho điều gì?
Trả lời: - Buổi sáng đầu tiên kể từ khi Tràng có vợ có âm thanh hiện lên là tiếng
chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất.
- Âm thanh ấy biểu thị cho tín hiệu tốt đẹp của một gia đình có cuộc sống hạnh
phúc, dẫu biết rằng trước mắ họ còn mn vàn khó khăn.
Câu 12: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, ở phần cuối tác phẩm, ba nhân
vật nói với nhau về chuyện gì? Qua câu chuyện ấy bộc lộ điều gì?
Trả lời: - Ba nhân vật nói với nhau về chuyện: người ta đi phá kho thóc của Nhật
, chia cho người đói; nói về Việt Minh.
- Câu chuyện bộc lộ: hiện lên bóng dáng của Cách mạng; chỉ có Cách mạng mới
có thể làm thay đổi số phận của người nông dân lúc này.
Câu 13: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, phần kết thúc tác phẩm đã
hiện lên những hình ảnh nào? Qua những hình ảnh đó thể hiện tín hiệu gì?
Trả lời:
- Phần kết thúc tác phẩm đã hiện lên những hình ảnh:
+ Đám người đói;
+ Lá cờ đỏ bay phấp phới.
- Qua những hình ảnh đó thể hiện người nơng dân vẫn cịn đói khổ, cơ cực, lầm
lạc nếu như khơng có Cách mạng về. Nhưng đồng thời cũng dự báo tín hiệu đáng vui
qua hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới – một tín hiệu lạc quan về Cách mạng đang tới
gần.
Câu 14: Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, đoạn mở đầu
và đoạn kết thúc đều nhắc tới hình ảnh nào? Hình ảnh ấy có vai trò như thế nào trong
việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời: - Đoạn mở đầu và đoạn kết thúc đều nhắc tới hình ảnh đồi xà nu, rừng
xà nu.

- Vai trị của hình ảnh xà nu ở đoạn mở đầu và đoạn kết thúc trong việc thể hiện
tư tuởng nghệ thuật của tác phẩm:
+ Nói lên sức sống dẻo dai, bền bỉ, trường tồn của cây xà nu đất Tây Nguyên;
+ Thâu tóm nội dung của truyện ngắn;
+ Thể hiện khuynh hướng sử thi của tác phẩm.

GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

11


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

Câu 15: Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, chân lí của
thời đại đã được gửi gắm qua câu nói của cụ Mết. Câu nói ấy như thế nào? Trình bày
ngắn gọn ý nghĩa của chân lí ấy?
Trả lời:
- Câu nói của cụ Mết: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!
- Ý nghĩa chân lí của thời đại: phải lấy bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực
phản cách mạng.
Câu 16: Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, khi miêu tả về
cuộc đời và số phận của nhân vật Tnú, tác giả thường trở đi trở lại hình ảnh nào? Việc
trở đi trở lại hình ảnh đó có dụng ý gì?
Trả lời: - Đó là hình ảnh đôi bàn tay của Tnú.
- Đôi bàn tay biết nói, biết kể về số phận của chính Tnú:
+ Đơi bàn tay tự trọng khi cầm đá đập vào đầu mình chỉ vì chậm học cái chữ;
+ Đơi bàn tay tín nghĩa, trung thành khi chỉ vào bụng mình mà nói cộng sản ở
đây này;
+ Đơi bàn tay chịu nhiều mất mát, đau thương khi bị giặc đốt;

+ Đôi bàn tay giết giặc theo cách riêng của mình: bóp cổ tên chỉ huy;
+ Đôi bàn tay dũng cảm, kiên cường khi mỗi ngón cụt một đốt vẫn tiếp tục đứng
lên cầm súng chiến đấu với kẻ thù...
Qua hình ảnh đơi bàn tay còn bộc lộ khuynh hướng sử thi của tác phẩm.
Câu 17: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, nhân
vật Việt trong lần tỉnh dậy thứ tư đã nhớ tới ai đầu tiên? Vì sao?
Trả lời: - Trong lần tỉnh dậy thứ tư, Việt đã nhớ tới má đầu tiên. Vì:
+ Má là người có ấn tượng thật đặc biệt với cả hai chị em Việt;
+ Là người tiếp nối dịng sơng truyền thống Cách mạng trong gia đình;
+ Là người tiếp thêm sức mạnh và ý chí trả thù cho ba má.
Câu 18: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, trước
đêm tòng quân lên đường trả thù cho ba má, chị em Chiến và Việt đã sắp xếp việc gia
đình như thế nào? Việc sắp xếp như vậy đã nói lên điều gì?
Trả lời: - Trước đêm tịng quân lên đường trả thù cho ba má, chị em Chiến và
Việt đã sắp xếp việc gia đình:
+ Sắp xếp vật dụng, đồ đạc trong nhà: nhà cửa; ruộng đất; nồi, lu, chén, đĩa, cuốc,
vá...;
+ Lo cho người còn sống: thằng Út em, chị Hai;
+ Lo cho cả người đã chết: khiêng bàn thờ của má đi gửi.
- Việc sắp xếp như vậy thể hiện:
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

12


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

+ Chị em Chiến, Việt đã khơng cịn là trẻ con nữa, đã trưởng thành thật sự và có
những suy nghĩ thật chín chắn;

+ Chị em Chiến, Việt đã không chỉ tiếp nối truyền thống trong gia đình Cách
mạng mà cịn tiếp nối truyền thống của một gia đình giàu lịng nhân ái, biết u
thương, đùm bọc, chở che lẫn nhau.
Câu 19: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, trước
khi lên đường trả thù cho ba má, chị em Chiến và Việt đã khiêng qua nhà chú Năm gửi
cái gì? Tại sao trong khi khiêng Việt và Chiến lại thấy ”nặng ở trên vai”?
Trả lời: - Trước khi lên đường trả thù cho ba má, chị em Chiến và Việt đã khiêng
bàn thờ của má qua gửi nhà chú Năm.
- Trong khi khiêng Việt và Chiến thấy nặng ở trên vai bởi vì:
+ Mối thù thằng Mĩ có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai;
+ Sức nặng của lòng căm thù giặc sâu sắc của một gia đình giàu truyền thống yêu
nước và Cách mạng.
Câu 20: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, qua
lần phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, nhà văn luôn nhắc tới
những hình ảnh nào? Điều nhà văn muốn nói qua những hình ảnh đó là gì?
Trả lời: - Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, qua
lần phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, nhà văn ln nhắc tới
những hình ảnh:
+ Hình ảnh bãi xe tăng hỏng;
+ Hình ảnh chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa.
- Điều nhà văn muốn nói qua những hình ảnh đó là:
+ Di chứng của chiến tranh cịn sót lại;
+ Việc làm của lão đàn ơng vũ phu, một phần cũng do nảy sinh từ hậu quả của
cuộc chiến; mặt khác tội ác của nó cũng khơng khác tội ác của chiến tranh.
Câu 21: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, sau
toàn bộ câu chuyện của người đàn bà hàng chài bị lão đàn ông đánh đập tàn nhẫn, vũ
phu, các nhân vật đã phản ứng như thế nào? Qua sự phản ứng đó nhà văn muốn gửi
gắm điều gì?
Trả lời: - Các nhân vật phản ứng:
+ Thằng Phác: chạy lại, giật chiếc dây thắt lưng quật vào lão đàn ông để bảo vệ

cho người mẹ đáng thương;
+ Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng: xông ra cản lão đàn ông tàn ác;
+ Chánh án toà án Đẩu: khuyên người đàn bà bỏ quách lão đàn ông vũ phu, tàn
nhẫn;
+ Người đàn bà hàng chài: cam chịu, nhẫn nhục, chấp nhận.
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

13


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

- Qua sự phản ứng đó, nhà văn muốn nói: cuộc đời vốn đa diện, phức tạp, nhiều
chiều; con người cần có cái nhìn tồn diện, nhiều phía, thấu hiểu lẽ đời, khơng nên đơn
giản, một chiều.
Câu 22: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
người đàn bà hàng chài vui nhất là lúc nào? Vì sao?
Trả lời: - Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
người đàn bà hàng chài vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con đuợc ăn no. Vì:
+ Người đàn bà hàng chài sống cho con chứ khơng phải sống cho bản thân mình;
+ Người đàn bà nhẫn nhục, chịu đựng là để chắt chiu hạnh phúc đời thường cho
các con mình.
Câu 23: Trong đoạn cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, hai bà mẹ sau khi giật
mình, ngoảnh lại thì nhìn thấy hình ảnh gì? Qua hình đó nhà văn muốn nói lên điều gì?
Trả lời: - Trong đoạn cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, hai bà mẹ sau khi giật
mình, ngoảnh lại thì nhìn thấy hình ảnh con quạ xịe đơi cánh, nhún mình, rồi như một
mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa.
- Qua hình ảnh đó nhà văn muốn nói:
+ Người nơng dân vẫn cịn tăm tối trên con đường phía trước;

+ Cách mạng vẫn cịn xa mờ, chưa sáng rõ với quần chúng nhân dân.
3. Kết quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh
ôn thi tốt nghiệp 12 môn Ngữ văn
Các các câu hỏi tái hiện kiến thức trên được xây dựng và đưa vào áp dụng trong
các bài dạy ở lớp 12A1, 12A2 qua các năm học từ 2008 đến nay. Kết quả cho thấy ở
các lớp sử dụng các câu hỏi tái hiện kiến thức học sinh nắm bài nhanh hơn, vững hơn,
có thể nắm kiến thức trọng tâm của bài ngay tại lớp, vận dụng kiến thức để nhận xét,
giải thích các vấn đề và làm bài tốt hơn. Số học sinh đạt điểm trên trung bình nhiều
hơn hẳn so với các lớp khơng sử dụng các câu hỏi tái hiện kiến thức. Trong giờ học,
các em tích cực và chủ động hơn, khơng khí giờ học sôi nổi, giảm bớt sự căng thẳng
nên hiệu quả cao hơn. Đồng thời, việc sử dụng các câu hỏi tái hiện kiến thức sẽ rèn
luyện cho các em những kĩ năng cần thiết như làm việc độc lập và hợp tác, biết khai
thác các nguồn tri thức phong phú sẵn có trong các văn bản tác phẩm văn xi. Khả
năng tự đánh giá, tự khẳng định mình và nhận xét, đánh giá bạn bè cũng được hình
thành và phát triển (tham khảo phần phụ lục).
Như vậy, từ kết quả trên đây cho thấy, phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi tái
hiện kiến thức trong dạy học Ngữ văn nói chung, Ngữ văn 12 THPT nói riêng, đặc biệt
trong việc giúp các em ôn thi tốt nghiệp 12, bước đầu chứng tỏ tính khả thi, phù hợp
với xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh.
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

14


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả đã đạt được và hạn chế của đề tài

1.1 . Kết quả đã đạt được của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
- Hệ thống hóa những kiến thức nhỏ làm cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên
cứu, thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh ôn thi tốt
nghiệp 12 mơn Ngữ văn. Trình bày khái niệm, chức năng, phân loại các câu hỏi tái
hiện kiến thức.
- Xác định được một số nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng hệ thống câu
hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp 12 môn Ngữ văn.
- Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số lớp 12 qua các năm học từ
2008 đến nay. Kết quả rất khả quan, có tác dụng tốt đối với việc nâng cao khả năng
tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và đem lại hứng thú, thái độ học tập tốt của học
sinh đối với bộ môn. Đồng thời, đề tài còn giúp cho người làm đề tài cũng như các
giáo viên có những kĩ năng, kĩ xảo trong việc phát hiện, thiết kế và sử dụng hệ thống
câu hỏi tái hiện kiến thức trong dạy học Ngữ văn, nhất là Ngữ văn 12, đem lại hiệu quả
dạy học cao hơn.
1.2 . Hạn chế của đề tài
Để phát huy được hiệu quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức
giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp 12, đòi hỏi phải được sử dụng thường xuyên trong tồn
bộ chương trình của năm học nhưng đề tài mới chỉ thực hiện được trong phạm vi một
số tác phẩm, đoạn trích văn xi, chưa có điều kiện để mở rộng ra các tác phẩm, đoạn
trích khác cũng như thể loại khác. Vì vậy, những nhận xét, đánh giá qua thực nghiệm
mới chỉ là kết quả bước đầu.
Đề tài mới chỉ được thực hiện ở một số lớp mà chưa được tiến hành rộng rãi.
2. Hướng phát triển của đề tài
Hướng phát triển của đề tài này là sẽ khắc phục những hạn chế đã nói ở trên. Cụ
thể là:
- Việc phát hiện, thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức sẽ thực
hiện ở nhiều bài và tiến hành thực nghiệm trên nhiều trường hơn để đem lại kết quả
một cách khách quan hơn, rộng rãi hơn.
- Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu nhiều cách phân loại khác nhau, tìm hiểu và soạn

thảo nhiều loại hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức hơn nữa.
- Việc phát hiện, thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học
sinh ôn thi tốt nghiệp 12 sẽ được nghiên cứu rộng rãi ở cả chương trình Ban nâng cao.
3. Một số kiến nghị, đề xuất
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

15


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

Việc xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức được vận dụng vào giảng dạy
ở một số lớp 12 của trường THPT Đinh Tiên Hồng đã bước đầu thể hiện tính hiệu
quả. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, khả năng mở rộng và hướng phát triển của đề
tài, chúng tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
+ Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn, sử dụng
kết hợp nhiều phương tiện dạy học theo hướng tích cực. Bên cạnh việc sử dụng các
trang thiết bị dạy học, giáo viên cần chịu khó tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy học,
trong đó, xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức để dạy học Ngữ văn, đặc biệt là
giúp các em ôn thi tốt nghiệp 12 đạt kết quả cao nhất có thể là rất cần thiết; nhất là ở
trường đóng chân trên địa bàn đặc biệt khó khăn như trường THPT Đinh Tiên Hồng –
Krơng Pa – Gia Lai.
+ Cần tăng cường tập huấn cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, trong đó
có việc phổ biến sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức, thiết kế hệ thống câu hỏi
tái hiện kiến thức khoa học hơn, sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức hợp lí
hơn.
+ Cần có những biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên khi thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học có sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức như
có chính sách hỗ trợ kinh phí in ấn, photo giúp cho giáo viên hướng dẫn trước cho học

sinh làm bài tập ở nhà…
+ Giáo viên không ngừng học tập, nâng cao chun mơn, rút kinh nghiệm cho
mình sau những lần sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức thì việc thiết kế và sử
dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức mới đạt hiệu quả cao nhất.
+ Khi sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức trong dạy học, giáo viên cần
phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác và gắn với các hình thức, phương
pháp dạy học như thảo luận, nghiên cứu, dạy học cá nhân, dạy học nhóm…sao cho
phù hợp với nội dung kiến thức.
+ Để rèn luyện, nâng cao kĩ năng Ngữ văn cho học sinh, giáo viên cần tăng
cường giao nhiệm vụ, giám sát công tác chuẩn bị ở nhà của học sinh
+ Quản lí tốt học sinh trong quá trình các em làm việc với hệ thống câu hỏi tái
hiện kiến thức để đem lại hiệu quả cao hơn.
+ Trong khn khổ có hạn của phạm vi đề tài, xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện
kiến thức của đề tài thật sự còn chưa phong phú và mới chỉ dừng lại trong tổng số 23
câu hỏi. Tôi sẽ cố gắng đầu tư nhiều hơn nữa để đề tài có thể mở rộng và nâng cao hơn

GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

16


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

D. PHẦN PHỤ LỤC
1. Hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp
12 môn Ngữ văn
Với 23 câu hỏi của đề tài, thường xuyên được sử dụng đề dạy học sinh
khối 12 tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Krơng Pa – Gia Lai, qua các kì thi
tốt nghiệp từ năm 2008 đến nay đã thu được kết quả khả quan.

2. Kết quả
Năm học
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012

Lớp dạy
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng

12A1
12A2
12A1
12A2
12A1
12A2
12A1
12A2

Tỉ lệ(%)
Trên TB Dưới TB
52,5
47,5

46,8
53,2
54,3
45,7
46,2
53,8
56,1
43,9
46,5
53,5
59,3
40,7
47
53

Ghi chú

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

17


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP 12

1.
2.
3.
4.

5.

Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một, tập hai, NXB Giáo dục 2008;
Sách giáo viên môn Ngữ văn 12;
Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12;
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức môn Ngữ văn;
Đề thi tốt nghiệp của Bộ GD& ĐT môn Ngữ văn 12 qua các năm:
2009, 2011, 2012.

MỤC LỤC
Tran
g
GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

18


HỆ THỐNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC GIÚP HỌC SINH ƠN THI TỐT NGHIỆP 12

A. Phần mở đầu……………………………………………………………………………….01
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………………………01
2. Tình hình nghiên cứu ………………………………………………...……………...…… 01
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài…………………...01
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………… 03
B. Phần nội dung…………………………………………………………………………… 04
1. Khái niệm về câu hỏi tái hiện kiến thức……………………………………………………04
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức……………………………………………..04
2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức………………………………..04
2.2 Trích dẫn một số câu hỏi THKT qua các kì thi tốt nghiệp 12 THPT những năm gần đây.06

2.3 Hệ thống câu hỏi THKT giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp 12 môn Ngữ văn………………06
2.3.1 Tun ngơn Độc lập (Hồ Chí Minh)……………………………………………………06
2.3.2 Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi)……………………………………………………………..07
2.3.3 Vợ nhặt (Kim Lân)…………………………………………………………………… 07
2.3.4 Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)…………………………………………………….07
2.3.5 Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)………………………………………… 07
2.3.6 Chiếc thuyền ngồi xa (Nguyễn Minh Châu)…………………………………………. 08
2.3.7 Thuốc (Lỗ Tấn)…………………………………………………………………………08
2.4 Định hướng giải quyết một số câu hỏi mà đề tài xây dựng………………………………08
3. Kết quả của việc sử dụng hệ thống CH THKT giúp học sinh ôn thi TN 12 môn Ngữ văn..14
C. Phần kết luận....................................................................................................................... 15
1. Kết quả đã đạt được và hạn chế của đề tài............................................................................15
2. Hướng phát triển của đề tài...................................................................................................15
3. Một số kiến nghị, đề xuất......................................................................................................16
D. Phần phụ lục.........................................................................................................................17
1.Hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp 12 môn Ngữ văn……..17
2.Kết quả…………………………………………………………………………………… 17
E.Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………….18

GVTH: NINH VĂN DẬU – TỔ XÃ HỘI – TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HỒNG
KRƠNG PA – GIA LAI

19



×