LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi thực sự trân trọng và biết ơn sâu sắc đối với
những sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TSKH Nguyễn Quang
Thái, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu,
hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh và PGS. TS. Bùi Tất Thắng
và tổ bộ môn chuyên ngành của Viện Chiến lược phát triển đã góp ý, bình luận giúp
tôi hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cán bộ Trung tâm Tư
vấn phát triển và Đào tạo của Viện Chiến lược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho các
nghiên cứu sinh hoàn thành tốt luận án tiến sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp
đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để tôi nghiên cứu,
hoàn thành luận án này./.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Lan Hương
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của
nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả thực
hiện. Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được
tham khảo, sử dụng, trích dẫn trong luận án đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung đã cam đoan trên./.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Lan Hương
NNnn
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC BẢNG
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ xii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2
3.Mục đích và nhiệm vụ khoa học của luận án 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 8
5.Các phương pháp nghiên cứu 8
6.Những điểm mới của luận án 9
7.Bố cục của luận án 11
CHƯƠNG 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG 12
CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CỦA 12
NỀN KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 12
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 12
1.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 19
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 32
1.3.1 Sự can thiệp của Nhà nước 33
1.3.2 Vai trò của Doanh nghiệp 36
1.3.3 Trình độ, năng lực của người lao động 40
1.4 PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 41
1.4.1. Phương pháp hạch toán tăng trưởng 42
1.4.2. Phương pháp ước lượng bằng mô hình kinh tế lượng 45
1.4.3. Phương pháp véctơ 47
1.5 KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 48
1.5.1 Thành công của Hàn Quốc 48
1.5.2. Thất bại của Liên Xô thời kỳ 1960-1980 54
1.5.3 Hạn chế của Thái Lan 57
Thái Lan có diện tích 514.000 km2 và dân số 65 triệu người với tỷ trọng trong GDP của
ba ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 2007 lần lượt là 10,8%; 45,3% và
43,8%. Cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành năm 2007 là nông nghiệp: 49%; công
nghiệp: 14% và dịch vụ: 37%. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa ở
Thái Lan đã không giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông thôn. Sau gần 3
thập kỷ công nghiệp hóa, khu vực nông nghiệp vẫn là nơi thu hút phần lớn lực lượng lao
động vào đầu những năm 1990 và đến năm 2007, lao động nông nghiệp vẫn chiếm gần
½ lực lượng lao động. Mặc dù khu vực công nghiệp phát triển khá mạnh nhưng đã
iii
không tạo ra được nhiều chỗ làm việc và tác động làm thay đổi cơ cấu việc làm, vì vậy,
phần lớn dân số vẫn sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, xét về mặt cơ cấu
ngành kinh tế theo GDP thì Thái Lan đang chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, nhưng
về mặt cơ cấu lao động đang làm việc thì Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp, năng suất
lao động cũng như thu nhập chênh lệch rất lớn giữa các ngành, lĩnh vực cũng như giữa
nông thôn và thành thị. 57
Khác với Đài Loan, quá trình công nghiệp hóa của Thái Lan bắt đầu và phát triển ở khu
vực thành thị. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu là ở thủ đô Băngkok và các vùng phụ cận, do
đó có sự chênh lệch lớn giữa Băngkok và các vùng khác. Ngành công nghiệp của Thái
Lan chủ yếu là quy mô nhỏ nhưng không phải ở nông thôn mà được tổ chức tập trung ở
những đô thị lớn. Hậu quả là có sự di chuyển rất mạnh lực lượng lao động từ vùng nông
thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm gây ra nhiều vấn đề xã hội ở đô thị. Công nghiệp
nông thôn ở Thái Lan chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản dựa vào các đầu vào tại
chỗ, như công nghiệp chế biến gạo và khoai sắn. Tính thời vụ và năng suất thấp của
ngành nông nghiệp đã cản trở phát triển công nghiệp chế biến. Với sức mua hạn chế, cầu
thực tế tại chỗ đối với các loại hàng hóa tiêu dùng và đầu vào nông nghiệp cũng bị hạn
chế nghiêm trọng. Ngành nông nghiệp ở các vùng nghèo hơn được thương mại hóa rất
ít. Do đó, ở các vùng nghèo vẫn đang trong tình trạng kinh tế tự cung tự cấp, nông
nghiệp ở đó không thể đóng góp nhiều vào tăng cầu. Trong những điều kiện như vậy, sự
lệ thuộc vào thị trường tại chỗ đã trở thành trở ngại đối với công nghiệp nông thôn.
Chính vì vậy, mặc dù cơ sở hạ tầng ở nông thôn Thái Lan đã được đầu tư và tương đối
phát triển nhưng chưa thu hút nhiều doanh nghiệp bỏ vốn sản xuất kinh doanh mà hầu
hết vẫn dồn về Băngkok và vùng phụ cận. Trong nhiều năm qua, chính phủ Thái Lan đã
chú trọng rất nhiều đến các chính sách xã hội, chính sách phát triển cộng đồng, chính
sách tạo việc làm, nâng cao thu nhập trong nông thôn, khuyến khích phát triển các hình
thức sản xuất nông nghiệp, có thể kể tên như: Chương trình phát triển cộng đồng xã
(TDP), Chương trình tạo việc làm nông thôn (RJCP), Chương trình phát triển cộng đồng
v.v… nhưng đều chưa thành công. Chính việc bị “bỏ rơi” trong tiến trình phát triển của
Thái Lan đã là một trong những nguyên nhân gốc rễ đẩy Thái Lan tới khủng hoảng
chính trị nặng nề kể từ năm 2006 khi thủ tướng Thaksin bị lật đổ. Theo các nhà nghiên
cứu, ngay cả trong những năm đỉnh cao nhất, cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Người Thái
yêu người Thái cầm quyền đều không đầu tư đầy đủ vào việc cải cách toàn diện hệ
thống giáo dục vốn đặt nặng tỷ lệ biết chữ và học thuộc lòng. Trong khi Đài Loan,
Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ đã đầu tư vào giáo dục đại học, phổ cập tiếng Anh và
các kỹ năng giá trị cao, do vậy đã xây dựng được các công ty sáng tạo với tầm nhìn toàn
cầu và các ngành công nghiệp gia công đáng kể, thì Chính phủ Thái Lan và các tập đoàn
kinh tế chính vẫn duy trì sự phụ thuộc vào các ngành chế biến giá trị gia tăng thấp hay
gia công cho các công ty nước ngoài. “Không giống như Trung Quốc hay Singapore,
chính phủ Thái Lan đã không tạo được động lực để các công ty Thái cải thiện nguồn
nhân lực và bành trướng ra toàn cầu…Không một công ty nào của người Thái có thể
vươn lên để sánh cùng người khổng lồ máy tính Acer của Đài Loan hay tập đoàn công
nghệ thông tin Infosys của Ấn Độ” [34]. Thất bại trong việc nâng cấp cơ cấu công
nghiệp, tăng cường nội lực của các doanh nghiệp trong nước, chuyển dịch cơ cấu lao
động đã khiến Thái Lan không thể vượt “bẫy thu nhập trung bình” như các NIEs, tăng
trưởng kinh tế bấp bênh và chính trị - xã hội không ổn định. 57
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
tới tăng trưởng kinh tế 61
iv
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA 66
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN KINH TẾ 66
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 66
Hiện trạng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam được phân tích theo khung logic sau : 66
2.1 BỨC TRANH TỔNG QUÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 67
2.2.1. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế sử dụng phương
pháp véc-tơ 72
2.2.2 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế sử dụng mô hình
kinh tế lượng 73
2.2.3 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất lao động xã
hội và tăng trưởng kinh tế 76
2.2.3.2 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất lao động xã
hội ở Việt Nam chi tiết theo các phân ngành kinh tế 83
2.2.4. Ảnh hưởng tiêu cực của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế - Vấn
đề “gánh nặng cơ cấu” ở Việt Nam 91
2.3 NGUYÊN NHÂN GÂY RA ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG 104
2.3.1 Hiệu quả thấp trong can thiệp của Nhà nước 106
2.3.1.1 Hạn chế trong thiết kế chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 106
2.3.1.2 Hiệu lực thấp trong thực thi chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 109
2.3.1.3 Hạn chế trong giám sát, đánh giá thực thi chính sách 112
2.3.2 Doanh nghiệp trục lợi chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 114
2.3.3 Trình độ nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa 127
CHƯƠNG 3 130
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH 130
CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN KINH TẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH
HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-
2020 130
3.1. BỐI CẢNH MỚI VÀ YÊU CẦU CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 130
3.2 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 133
3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 139
v
3.3.1. Nhóm giải pháp chung 140
3.3.1.1 Hình thành thể chế kinh tế có lợi cho phát triển cơ cấu ngành hiện đại và có
hiệu quả cao 140
3.3.1.2 Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền mạnh 143
3.3.1.3. Ổn định kinh tế vĩ mô 147
3.3.1.5. Phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ hình thành cơ cấu ngành hiện đại,
đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững 150
3.3.1.6. Tham gia và Nâng cấp vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu 154
3.3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực phi nông nghiệp 165
3.3.2.1 Xây dựng hệ thống thông tin lao động – việc làm nhất quán, theo thông lệ
quốc tế 165
3.3.2.2. Đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn 166
3.3.2.3. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở nông thôn
169
3.3.2.4. Đầu tư đồng bộ phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn làm cầu nối cho liên
kết giữa nông thôn và thành thị 172
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 175
KẾT LUẬN 178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 186
TÀI LIỆU THAM KHẢO 187
PHỤ LỤC 196
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN5 Gồm Indonesia, Philipin, Thái Lan, Malaysia và Singapore
BRICs Gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc
CCLĐ Cơ cấu lao động
CEO Giám đốc điều hành
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
LHQ Liên Hợp Quốc
ICOR Tỷ lệ gia tăng vốn – sản lượng
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN Khu công nghiệp
NSLĐ Năng suất lao động
NSLĐXH Năng suất lao động xã hội
R&D Nghiên cứu và triển khai
TFP Năng suất nhân tố tổng hợp
TĐĐQG Tập đoàn đa quốc gia
WB Ngân hàng thế giới
WDI Bộ chỉ tiêu phát triển thế giới
DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC BẢNG
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ xii
vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2
3.Mục đích và nhiệm vụ khoa học của luận án 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 8
5.Các phương pháp nghiên cứu 8
6.Những điểm mới của luận án 9
7.Bố cục của luận án 11
CHƯƠNG 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG 12
CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CỦA 12
NỀN KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 12
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 12
1.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 19
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 32
1.3.1 Sự can thiệp của Nhà nước 33
1.3.2 Vai trò của Doanh nghiệp 36
1.3.3 Trình độ, năng lực của người lao động 40
1.4 PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 41
1.4.1. Phương pháp hạch toán tăng trưởng 42
1.4.2. Phương pháp ước lượng bằng mô hình kinh tế lượng 45
1.4.3. Phương pháp véctơ 47
1.5 KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 48
1.5.1 Thành công của Hàn Quốc 48
1.5.2. Thất bại của Liên Xô thời kỳ 1960-1980 54
1.5.3 Hạn chế của Thái Lan 57
Thái Lan có diện tích 514.000 km2 và dân số 65 triệu người với tỷ trọng trong GDP của
ba ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 2007 lần lượt là 10,8%; 45,3% và
43,8%. Cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành năm 2007 là nông nghiệp: 49%; công
nghiệp: 14% và dịch vụ: 37%. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa ở
Thái Lan đã không giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông thôn. Sau gần 3
thập kỷ công nghiệp hóa, khu vực nông nghiệp vẫn là nơi thu hút phần lớn lực lượng lao
động vào đầu những năm 1990 và đến năm 2007, lao động nông nghiệp vẫn chiếm gần
½ lực lượng lao động. Mặc dù khu vực công nghiệp phát triển khá mạnh nhưng đã
không tạo ra được nhiều chỗ làm việc và tác động làm thay đổi cơ cấu việc làm, vì vậy,
phần lớn dân số vẫn sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, xét về mặt cơ cấu
ngành kinh tế theo GDP thì Thái Lan đang chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, nhưng
về mặt cơ cấu lao động đang làm việc thì Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp, năng suất
lao động cũng như thu nhập chênh lệch rất lớn giữa các ngành, lĩnh vực cũng như giữa
nông thôn và thành thị. 57
viii
Khác với Đài Loan, quá trình công nghiệp hóa của Thái Lan bắt đầu và phát triển ở khu
vực thành thị. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu là ở thủ đô Băngkok và các vùng phụ cận, do
đó có sự chênh lệch lớn giữa Băngkok và các vùng khác. Ngành công nghiệp của Thái
Lan chủ yếu là quy mô nhỏ nhưng không phải ở nông thôn mà được tổ chức tập trung ở
những đô thị lớn. Hậu quả là có sự di chuyển rất mạnh lực lượng lao động từ vùng nông
thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm gây ra nhiều vấn đề xã hội ở đô thị. Công nghiệp
nông thôn ở Thái Lan chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản dựa vào các đầu vào tại
chỗ, như công nghiệp chế biến gạo và khoai sắn. Tính thời vụ và năng suất thấp của
ngành nông nghiệp đã cản trở phát triển công nghiệp chế biến. Với sức mua hạn chế, cầu
thực tế tại chỗ đối với các loại hàng hóa tiêu dùng và đầu vào nông nghiệp cũng bị hạn
chế nghiêm trọng. Ngành nông nghiệp ở các vùng nghèo hơn được thương mại hóa rất
ít. Do đó, ở các vùng nghèo vẫn đang trong tình trạng kinh tế tự cung tự cấp, nông
nghiệp ở đó không thể đóng góp nhiều vào tăng cầu. Trong những điều kiện như vậy, sự
lệ thuộc vào thị trường tại chỗ đã trở thành trở ngại đối với công nghiệp nông thôn.
Chính vì vậy, mặc dù cơ sở hạ tầng ở nông thôn Thái Lan đã được đầu tư và tương đối
phát triển nhưng chưa thu hút nhiều doanh nghiệp bỏ vốn sản xuất kinh doanh mà hầu
hết vẫn dồn về Băngkok và vùng phụ cận. Trong nhiều năm qua, chính phủ Thái Lan đã
chú trọng rất nhiều đến các chính sách xã hội, chính sách phát triển cộng đồng, chính
sách tạo việc làm, nâng cao thu nhập trong nông thôn, khuyến khích phát triển các hình
thức sản xuất nông nghiệp, có thể kể tên như: Chương trình phát triển cộng đồng xã
(TDP), Chương trình tạo việc làm nông thôn (RJCP), Chương trình phát triển cộng đồng
v.v… nhưng đều chưa thành công. Chính việc bị “bỏ rơi” trong tiến trình phát triển của
Thái Lan đã là một trong những nguyên nhân gốc rễ đẩy Thái Lan tới khủng hoảng
chính trị nặng nề kể từ năm 2006 khi thủ tướng Thaksin bị lật đổ. Theo các nhà nghiên
cứu, ngay cả trong những năm đỉnh cao nhất, cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Người Thái
yêu người Thái cầm quyền đều không đầu tư đầy đủ vào việc cải cách toàn diện hệ
thống giáo dục vốn đặt nặng tỷ lệ biết chữ và học thuộc lòng. Trong khi Đài Loan,
Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ đã đầu tư vào giáo dục đại học, phổ cập tiếng Anh và
các kỹ năng giá trị cao, do vậy đã xây dựng được các công ty sáng tạo với tầm nhìn toàn
cầu và các ngành công nghiệp gia công đáng kể, thì Chính phủ Thái Lan và các tập đoàn
kinh tế chính vẫn duy trì sự phụ thuộc vào các ngành chế biến giá trị gia tăng thấp hay
gia công cho các công ty nước ngoài. “Không giống như Trung Quốc hay Singapore,
chính phủ Thái Lan đã không tạo được động lực để các công ty Thái cải thiện nguồn
nhân lực và bành trướng ra toàn cầu…Không một công ty nào của người Thái có thể
vươn lên để sánh cùng người khổng lồ máy tính Acer của Đài Loan hay tập đoàn công
nghệ thông tin Infosys của Ấn Độ” [34]. Thất bại trong việc nâng cấp cơ cấu công
nghiệp, tăng cường nội lực của các doanh nghiệp trong nước, chuyển dịch cơ cấu lao
động đã khiến Thái Lan không thể vượt “bẫy thu nhập trung bình” như các NIEs, tăng
trưởng kinh tế bấp bênh và chính trị - xã hội không ổn định. 57
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
tới tăng trưởng kinh tế 61
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA 66
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN KINH TẾ 66
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 66
Hiện trạng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam được phân tích theo khung logic sau : 66
ix
2.1 BỨC TRANH TỔNG QUÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 67
2.2.1. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế sử dụng phương
pháp véc-tơ 72
2.2.2 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế sử dụng mô hình
kinh tế lượng 73
2.2.3 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất lao động xã
hội và tăng trưởng kinh tế 76
2.2.3.2 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất lao động xã
hội ở Việt Nam chi tiết theo các phân ngành kinh tế 83
2.2.4. Ảnh hưởng tiêu cực của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế - Vấn
đề “gánh nặng cơ cấu” ở Việt Nam 91
2.3 NGUYÊN NHÂN GÂY RA ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG 104
2.3.1 Hiệu quả thấp trong can thiệp của Nhà nước 106
2.3.1.1 Hạn chế trong thiết kế chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 106
2.3.1.2 Hiệu lực thấp trong thực thi chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 109
2.3.1.3 Hạn chế trong giám sát, đánh giá thực thi chính sách 112
2.3.2 Doanh nghiệp trục lợi chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 114
2.3.3 Trình độ nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa 127
CHƯƠNG 3 130
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH 130
CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN KINH TẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH
HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-
2020 130
3.1. BỐI CẢNH MỚI VÀ YÊU CẦU CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 130
3.2 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 133
3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 139
3.3.1. Nhóm giải pháp chung 140
3.3.1.1 Hình thành thể chế kinh tế có lợi cho phát triển cơ cấu ngành hiện đại và có
hiệu quả cao 140
3.3.1.2 Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền mạnh 143
3.3.1.3. Ổn định kinh tế vĩ mô 147
x
3.3.1.5. Phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ hình thành cơ cấu ngành hiện đại,
đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững 150
3.3.1.6. Tham gia và Nâng cấp vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu 154
3.3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực phi nông nghiệp 165
3.3.2.1 Xây dựng hệ thống thông tin lao động – việc làm nhất quán, theo thông lệ
quốc tế 165
3.3.2.2. Đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn 166
3.3.2.3. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở nông thôn
169
3.3.2.4. Đầu tư đồng bộ phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn làm cầu nối cho liên
kết giữa nông thôn và thành thị 172
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 175
KẾT LUẬN 178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 186
TÀI LIỆU THAM KHẢO 187
PHỤ LỤC 196
xi
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC BẢNG
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ xii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2
3.Mục đích và nhiệm vụ khoa học của luận án 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 8
5.Các phương pháp nghiên cứu 8
6.Những điểm mới của luận án 9
7.Bố cục của luận án 11
CHƯƠNG 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG 12
CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CỦA 12
NỀN KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 12
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 12
1.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 19
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 32
1.3.1 Sự can thiệp của Nhà nước 33
1.3.2 Vai trò của Doanh nghiệp 36
1.3.3 Trình độ, năng lực của người lao động 40
1.4 PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 41
1.4.1. Phương pháp hạch toán tăng trưởng 42
1.4.2. Phương pháp ước lượng bằng mô hình kinh tế lượng 45
1.4.3. Phương pháp véctơ 47
1.5 KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 48
1.5.1 Thành công của Hàn Quốc 48
1.5.2. Thất bại của Liên Xô thời kỳ 1960-1980 54
1.5.3 Hạn chế của Thái Lan 57
Thái Lan có diện tích 514.000 km2 và dân số 65 triệu người với tỷ trọng trong GDP của
ba ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 2007 lần lượt là 10,8%; 45,3% và
43,8%. Cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành năm 2007 là nông nghiệp: 49%; công
nghiệp: 14% và dịch vụ: 37%. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa ở
Thái Lan đã không giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông thôn. Sau gần 3
thập kỷ công nghiệp hóa, khu vực nông nghiệp vẫn là nơi thu hút phần lớn lực lượng lao
động vào đầu những năm 1990 và đến năm 2007, lao động nông nghiệp vẫn chiếm gần
½ lực lượng lao động. Mặc dù khu vực công nghiệp phát triển khá mạnh nhưng đã
xii
không tạo ra được nhiều chỗ làm việc và tác động làm thay đổi cơ cấu việc làm, vì vậy,
phần lớn dân số vẫn sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, xét về mặt cơ cấu
ngành kinh tế theo GDP thì Thái Lan đang chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, nhưng
về mặt cơ cấu lao động đang làm việc thì Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp, năng suất
lao động cũng như thu nhập chênh lệch rất lớn giữa các ngành, lĩnh vực cũng như giữa
nông thôn và thành thị. 57
Khác với Đài Loan, quá trình công nghiệp hóa của Thái Lan bắt đầu và phát triển ở khu
vực thành thị. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu là ở thủ đô Băngkok và các vùng phụ cận, do
đó có sự chênh lệch lớn giữa Băngkok và các vùng khác. Ngành công nghiệp của Thái
Lan chủ yếu là quy mô nhỏ nhưng không phải ở nông thôn mà được tổ chức tập trung ở
những đô thị lớn. Hậu quả là có sự di chuyển rất mạnh lực lượng lao động từ vùng nông
thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm gây ra nhiều vấn đề xã hội ở đô thị. Công nghiệp
nông thôn ở Thái Lan chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản dựa vào các đầu vào tại
chỗ, như công nghiệp chế biến gạo và khoai sắn. Tính thời vụ và năng suất thấp của
ngành nông nghiệp đã cản trở phát triển công nghiệp chế biến. Với sức mua hạn chế, cầu
thực tế tại chỗ đối với các loại hàng hóa tiêu dùng và đầu vào nông nghiệp cũng bị hạn
chế nghiêm trọng. Ngành nông nghiệp ở các vùng nghèo hơn được thương mại hóa rất
ít. Do đó, ở các vùng nghèo vẫn đang trong tình trạng kinh tế tự cung tự cấp, nông
nghiệp ở đó không thể đóng góp nhiều vào tăng cầu. Trong những điều kiện như vậy, sự
lệ thuộc vào thị trường tại chỗ đã trở thành trở ngại đối với công nghiệp nông thôn.
Chính vì vậy, mặc dù cơ sở hạ tầng ở nông thôn Thái Lan đã được đầu tư và tương đối
phát triển nhưng chưa thu hút nhiều doanh nghiệp bỏ vốn sản xuất kinh doanh mà hầu
hết vẫn dồn về Băngkok và vùng phụ cận. Trong nhiều năm qua, chính phủ Thái Lan đã
chú trọng rất nhiều đến các chính sách xã hội, chính sách phát triển cộng đồng, chính
sách tạo việc làm, nâng cao thu nhập trong nông thôn, khuyến khích phát triển các hình
thức sản xuất nông nghiệp, có thể kể tên như: Chương trình phát triển cộng đồng xã
(TDP), Chương trình tạo việc làm nông thôn (RJCP), Chương trình phát triển cộng đồng
v.v… nhưng đều chưa thành công. Chính việc bị “bỏ rơi” trong tiến trình phát triển của
Thái Lan đã là một trong những nguyên nhân gốc rễ đẩy Thái Lan tới khủng hoảng
chính trị nặng nề kể từ năm 2006 khi thủ tướng Thaksin bị lật đổ. Theo các nhà nghiên
cứu, ngay cả trong những năm đỉnh cao nhất, cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Người Thái
yêu người Thái cầm quyền đều không đầu tư đầy đủ vào việc cải cách toàn diện hệ
thống giáo dục vốn đặt nặng tỷ lệ biết chữ và học thuộc lòng. Trong khi Đài Loan,
Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ đã đầu tư vào giáo dục đại học, phổ cập tiếng Anh và
các kỹ năng giá trị cao, do vậy đã xây dựng được các công ty sáng tạo với tầm nhìn toàn
cầu và các ngành công nghiệp gia công đáng kể, thì Chính phủ Thái Lan và các tập đoàn
kinh tế chính vẫn duy trì sự phụ thuộc vào các ngành chế biến giá trị gia tăng thấp hay
gia công cho các công ty nước ngoài. “Không giống như Trung Quốc hay Singapore,
chính phủ Thái Lan đã không tạo được động lực để các công ty Thái cải thiện nguồn
nhân lực và bành trướng ra toàn cầu…Không một công ty nào của người Thái có thể
vươn lên để sánh cùng người khổng lồ máy tính Acer của Đài Loan hay tập đoàn công
nghệ thông tin Infosys của Ấn Độ” [34]. Thất bại trong việc nâng cấp cơ cấu công
nghiệp, tăng cường nội lực của các doanh nghiệp trong nước, chuyển dịch cơ cấu lao
động đã khiến Thái Lan không thể vượt “bẫy thu nhập trung bình” như các NIEs, tăng
trưởng kinh tế bấp bênh và chính trị - xã hội không ổn định. 57
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
tới tăng trưởng kinh tế 61
xiii
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA 66
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN KINH TẾ 66
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 66
Hiện trạng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam được phân tích theo khung logic sau : 66
2.1 BỨC TRANH TỔNG QUÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 67
2.2.1. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế sử dụng phương
pháp véc-tơ 72
2.2.2 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế sử dụng mô hình
kinh tế lượng 73
2.2.3 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất lao động xã
hội và tăng trưởng kinh tế 76
2.2.3.2 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất lao động xã
hội ở Việt Nam chi tiết theo các phân ngành kinh tế 83
2.2.4. Ảnh hưởng tiêu cực của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế - Vấn
đề “gánh nặng cơ cấu” ở Việt Nam 91
2.3 NGUYÊN NHÂN GÂY RA ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG 104
2.3.1 Hiệu quả thấp trong can thiệp của Nhà nước 106
2.3.1.1 Hạn chế trong thiết kế chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 106
2.3.1.2 Hiệu lực thấp trong thực thi chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 109
2.3.1.3 Hạn chế trong giám sát, đánh giá thực thi chính sách 112
2.3.2 Doanh nghiệp trục lợi chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành 114
2.3.3 Trình độ nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa 127
CHƯƠNG 3 130
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH 130
CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN KINH TẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH
HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-
2020 130
3.1. BỐI CẢNH MỚI VÀ YÊU CẦU CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 130
3.2 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 133
3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NHẰM TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ 2011-2020 139
xiv
3.3.1. Nhóm giải pháp chung 140
3.3.1.1 Hình thành thể chế kinh tế có lợi cho phát triển cơ cấu ngành hiện đại và có
hiệu quả cao 140
3.3.1.2 Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền mạnh 143
3.3.1.3. Ổn định kinh tế vĩ mô 147
3.3.1.5. Phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ hình thành cơ cấu ngành hiện đại,
đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững 150
3.3.1.6. Tham gia và Nâng cấp vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu 154
3.3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực phi nông nghiệp 165
3.3.2.1 Xây dựng hệ thống thông tin lao động – việc làm nhất quán, theo thông lệ
quốc tế 165
3.3.2.2. Đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn 166
3.3.2.3. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở nông thôn
169
3.3.2.4. Đầu tư đồng bộ phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn làm cầu nối cho liên
kết giữa nông thôn và thành thị 172
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 175
KẾT LUẬN 178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 186
TÀI LIỆU THAM KHẢO 187
PHỤ LỤC 196
xv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 20 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khá
cao: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân thời kỳ 1991-2000 đạt
7,6%/năm, thời kỳ 2001-2010 đạt khoảng 7,2%/năm. Tuy nhiên, bên cạnh tăng
trưởng kinh tế nhanh, như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ngày 02 tháng
2 năm 2009 đã chỉ ra, chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào các nhân
tố phát triển theo chiều rộng, vào những ngành và những sản phẩm truyền thống,
công nghệ thấp; tăng trưởng còn thấp so với khả năng, tiềm lực của đất nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong tăng trưởng kinh tế những
năm qua, trong đó, nguyên nhân từ cấu trúc nội tại của nền kinh tế đóng vai trò
quan trọng bậc nhất. Ngoài ra, việc hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu sau
khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007 cùng
với ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu vào năm
2008 đã càng làm lộ rõ sự yếu kém mang tính cấu trúc bên trong của nền kinh tế
trên nhiều mặt. Hệ quả là, tăng trưởng kinh tế giảm sút đi kèm với bất ổn kinh tế vĩ
mô ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, nếu không khắc phục các yếu kém bên
trong của nền kinh tế thì khó có thể duy trì được tăng trưởng cao và bền vững trong
những năm tiếp theo. Do đó, trên cơ sở đẩy mạnh công cuộc đổi mới, cần tiến hành
tái cấu trúc nền kinh tế để vừa vượt qua được khó khăn, vừa cải thiện vị trí và đưa
nền kinh tế nước ta lên giai đoạn phát triển cao hơn đã trở thành một yêu cầu cấp
bách cả về trước mắt và lâu dài.
Những năm qua, ở nước ta đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng cũng như nghiên cứu về
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với
tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng
1
trưởng kinh tế vẫn chưa được nghiên cứu sâu sắc cả trên góc độ lý luận và ứng dụng
phân tích thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu
ngành tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam một cách hệ thống, xác định rõ những đặc
trưng cơ bản, đánh giá cả định tính và định lượng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo căn cứ để xác định các quan điểm,
bước đi và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng thúc đẩy tăng
trưởng là rất cần thiết.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Cho đến nay, thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển
dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế.
W. Rostow (1960) là nhà kinh tế đầu tiên đã nêu ra lý thuyết mối quan hệ giữa
chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tăng trưởng thông qua lý thuyết về các giai đoạn
phát triển. Theo W. Rostow, quá trình phát triển của mỗi quốc gia được chia thành 5
giai đoạn ứng với 5 dạng cơ cấu ngành. Giai đoạn 1 được gọi là giai đoạn xã hội
truyền thống với cơ cấu ngành nông nghiệp là chủ đạo, hoạt động chính là săn bắn
và hái lượm, sản xuất nhỏ, tiểu thủ công. Giai đoạn 2 được gọi là giai đoạn chuẩn bị
cất cánh trong đó cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp là chủ đạo, những hiểu biết về
khoa học – kỹ thuật bắt đầu được áp dụng trong nông nghiệp – công nghiệp, giáo
dục mở rộng, nhu cầu đầu tư dẫn đến sự ra đời của ngân hàng và các tổ chức huy
động vốn, giao thương quốc tế thúc đẩy giao thông và thông tin, nhưng năng suất
vẫn còn thấp. Giai đoạn 3 được gọi là giai đoạn cất cánh, trong đó cơ cấu kinh tế là
công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ với công nghiệp chế tạo là đầu tầu và có tốc
độ tăng trưởng nhanh, lợi nhuận được để lại để tái sản xuất, kích thích phát triển
khu vực dịch vụ và đô thị, khu vực nông nghiệp được thương mại hóa, vốn nước
ngoài và khoa học công nghệ có vai trò quan trọng. Giai đoạn 4 được gọi là giai
đoạn trưởng thành, cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp với nhiều
ngành công nghiệp mới phát triển, nông nghiệp được cơ giới hóa, năng suất cao,
nhu cầu thương mại quốc tế tăng mạnh, khoa học kỹ thuật được ứng dụng ở mọi
mặt nền kinh tế. Giai đoạn 5 là giai đoạn tiêu dùng cao trong đó cơ cấu ngành theo
2
GDP thay đổi không còn nhanh, cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân
cư đô thị, lao động có tay nghề chuyên môn cao, thu nhập tăng nhanh, dân cư giàu
có dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cao cấp, các chính
sách kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội.
Cũng trong những năm 1950s, A. Lewis, nhà kinh tế học đạt giải Nobel người
Anh, gốc Jamaica, đã xuất bản nghiên cứu được cho là có ảnh hưởng nhất đối với
kinh tế học phát triển dưới tên gọi “Phát triển kinh tế với cung lao động không giới
hạn” trong đó ông giải thích mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong
quá trình tăng trưởng bằng “mô hình hai khu vực cổ điển”. Theo A. Lewis, khi nông
nghiệp có dư thừa lao động thì tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi khả năng
tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp cũng như khả năng thu hút lao động dư
thừa từ nông nghiệp ở nông thôn vào khu vực công nghiệp ở thành thị.
Khác với A. Lewis, mô hình hai khu vực của các nhà kinh tế tân cổ điển lại
cho rằng công nghệ là yếu tố trực tiếp quyết định tăng trưởng. Trong khu vực nông
nghiệp, con người có thể cải tạo để nâng cao chất lượng ruộng đất, sản phẩm biên
trong nông nghiệp luôn dương nên lao động dịch chuyển khỏi nông nghiệp làm tăng
sản phẩm biên của lao động còn lại, do đó để thu hút được lao động nông nghiệp, khu
vực công nghiệp phải trả tiền lương cao hơn. Sản lượng nông nghiệp giảm khi bị
giảm lao động khiến giá nông sản tăng cao khiến tiền lương càng tăng cao hơn để bù
đắp chi phí sinh hoạt gia tăng. Vì vậy, theo các nhà tân cổ điển, để tránh bất lợi cho
tăng trưởng kinh tế cần phải đầu tư làm tăng năng suất ngành nông nghiệp ngay từ
đầu để lao động dịch chuyển khỏi khu vực nông nghiệp không làm tăng giá nông sản.
Ngoài ra, khu vực công nghiệp cũng nên đầu tư theo chiều sâu để giảm cầu lao động.
Trong mô hình hai khu vực mà H. Oshima (1987) phân tích cho các nước châu
Á gió mùa, ông cho rằng dư thừa lao động nông nghiệp không phải lúc nào cũng
xảy ra nên mô hình của A. Lewis không phù hợp với Châu Á, nhất là những vùng
lúa nước. Việc đầu tư đồng thời cho nông nghiệp và công nghiệp theo mô hình hai
khu vực tân cổ điển cũng là thiếu thực tế trong điều kiện các nước đang phát triển
châu Á thiếu nguồn lực vốn đầu tư, lao động, kỹ năng quản lý. Từ đây, H. Oshima
3
đề xuất đầu tư phát triển trong nền kinh tế theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: bắt đầu quá
trình tăng trưởng: tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư
phát triển nông nghiệp, phù hợp với khả năng vốn và trình độ kỹ thuật của nông
thôn trong giai đoạn đầu, giai đoạn này kết thúc khi quy mô nông nghiệp đủ lớn;
Giai đoạn 2 hướng tới toàn dụng việc làm bằng cách đầu tư phát triển đồng thời
nông nghiệp và công nghiệp theo chiều rộng, giai đoạn này kết thúc khi tăng trưởng
việc làm nhanh hơn tăng trưởng lao động, tiền lương thực tế tăng; Giai đoạn 3 phát
triển kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động, giai đoạn này kết thúc khi nền
kinh tế phát triển đến giai đoạn cao nhất.
Không chỉ nghiên cứu trên góc độ lý thuyết, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế cũng được các nhà kinh tế lượng hóa bằng cách
nghiên cứu định lượng.
T. Gylfason và G.Zoega (2004) đã lượng hóa ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu ngành tới tăng trưởng của các nước trên thế giới thông qua việc xem xét sự thay
đổi trong tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp và sự dịch chuyển lao động nhập cư từ
nông thôn ra thành thị, sử dụng bộ số liệu của Ngân hàng thế giới cho 86 nước
(không có Việt Nam) trong thời kỳ 1965-1998. Nghiên cứu cho thấy khi tỷ trọng
ngành nông nghiệp trong GDP giảm 1 điểm phần trăm thì tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người tăng 0,032 điểm phần trăm. Kết quả nghiên cứu nói trên cũng
tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu năm 1999 của Temin với bộ số liệu của
15 nước Châu Âu trong thời kỳ 1955-1975: khi tỷ trọng lao động nông nghiệp trong
tổng lao động giảm đi 20%, trung bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng thêm
0,8%. Luận án tiến sỹ của K.Yılmaz (2005) về “Cơ cấu công nghiệp và thị trường
lao động: nghiên cứu về tăng trưởng năng suất” cho thấy ảnh hưởng của chuyển
dịch cơ cấu ngành đối với tăng trưởng năng suất nhiều nước trên thế giới trong thời
kỳ nghiên cứu (1965-1999) là rất nhỏ. Nghiên cứu của A.Fonfría và các cộng sự
(2005) về “phần thưởng do chuyển dịch cơ cấu” đối với ngành công nghiệp chế tạo
ở Tây Ban Nha cho kết quả các tác động tĩnh và động đối với năng suất lao động do
chuyển dịch cơ cấu ngành gây ra chủ yếu là âm, cho thấy sự dịch chuyển lao động
4
từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao
hơn là rất hạn chế. Điều này có nghĩa là tỷ trọng của các ngành công nghiệp truyền
thống với lao động năng suất thấp vẫn rất cao, trong khi tỷ trọng của các ngành có
hàm lượng công nghệ cao và năng động hơn còn thấp. Nghiên cứu của P. Huber và
các cộng sự (2005) cho các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Trung và Đông Âu (CEEC)
cũng đi đến kết luận: chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ đóng vai trò nhỏ trong việc
tăng năng suất lao động của nền kinh tế: ở hầu hết các nước nghiên cứu, chuyển
dịch cơ cấu ngành đóng góp chưa đến 10% vào tăng trưởng năng suất lao động, và
thậm chí ở cộng hòa Séc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn làm cho năng suất lao
động toàn nền kinh tế giảm khi lao động làm việc trong những ngành có năng suất
thấp tăng nhanh.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu chuyên biệt về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
ngành và tăng trưởng kinh tế rất phong phú. Bài viết của TS. Vũ Tuấn Anh (1982)
về một số vấn đề lý luận và thực tiễn của cơ cấu kinh tế có thể xem là công trình
nghiên cứu tương đối toàn diện, hiện đại về vấn đề này trước thời kỳ đổi mới. Trong
số rất nhiều nghiên cứu, những nghiên cứu quan trọng là nghiên cứu của GS. Ngô
Đình Giao (1994), GS. Đỗ Hoài Nam (1996, 2003); GS. Nguyễn Đình Phan (1998);
GS. Lê Du Phong (1999) và PGS. Bùi Tất Thắng (1994, 1997, 2006) tập trung vào
cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành; nghiên cứu của
PGS. Võ Đại Lược (1998), PGS. Trần Đình Thiên (2002), GS. Đỗ Hoài Nam và
PGS. Trần Đình Thiên (2009), GS. Đỗ Hoài Nam (2010) về mô hình và lộ trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
nghiên cứu của PGS. Ngô Doãn Vịnh (2005, 2006) về những vấn đề lý luận về tăng
trưởng và cơ cấu kinh tế; nghiên cứu của PGS. Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ
Anh (2005); GS. Nguyễn Văn Thường và GS. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Viện Chiến
lược phát triển (2009) tập trung vào chất lượng tăng trưởng và chất lượng phát triển.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Công Mỹ và TS. Lê Anh Sơn (2002), PGS. Trần Thọ
Đạt (2004), Tăng Văn Khiêm (2007) về ước lượng đóng góp của các nhân tố (vốn,
lao động, năng suất nhân tố tổng hợp) vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bài
5
nghiên cứu của GS. Nguyễn Quang Thái, năm 2004 trên “Tạp chí nghiên cứu kinh
tế” là một nghiên cứu với nhiều phân tích về định lượng và các cuốn sách sau đó do tác
giả chủ biên vào các năm 2004, 2006, 2010 về “Toàn cảnh kinh tế Việt Nam” cũng đã
phân tích chi tiết về chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng toàn nền kinh tế.
Các công trình nghiên cứu riêng rẽ về tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở Việt Nam khá phong phú, tuy nhiên rất hiếm công trình nghiên cứu
chuyên sâu tập trung vào ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng.
Nghiên cứu của GS Nguyễn Quang Thái (2004) sử dụng phương pháp tính hệ số
cosφ để so sánh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành giữa Việt Nam và các nước, qua
đó phản ánh chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu của Viện
Chiến lược phát triển (2007) và nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương (2008) cùng lượng hóa tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng
trưởng năng suất lao động sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng nhưng trên
hai góc độ tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận của Viện Chiến lược phát triển sử
dụng bộ số liệu của Ngân hàng thế giới để so sánh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành
của nước ta với một số nước trong khu vực khi ở cùng giai đoạn phát triển. Cách
tiếp cận này vừa cho phép ước lượng được mức độ ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu ngành tới tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam, chuyển dịch này là đúng
hướng hay không, có phù hợp với quy luật của thế giới hay không và cho phép đánh
giá mức độ chuyển dịch như vậy là nhanh hay chậm so với các nước láng giềng vì
một trong những mục tiêu phát triển quan trọng của nước ta là rút ngắn khoảng cách
tụt hậu so với các nước trên thế giới, trước tiên là các quốc gia trong khu vực. Trong
khi đó, cách tiếp cận của CIEM là sử dụng bộ số liệu của Tổng cục thống kê để
đánh giá mức độ tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động của 20 nhóm ngành tới
tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế nhằm rút ra khuyến nghị Nhà nước
nên có chính sách (chủ yếu là chính sách đầu tư) để phát triển những ngành nào
trong những năm tới. Viện Chiến lược phát triển (2008) và Nguyễn Thị Minh
(2009) sử dụng hàm kinh tế lượng để ước lượng tác động của chuyển dịch cơ cấu
ngành tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy có mối
6
tương quan chặt chẽ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu với mức tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy, các tác giả cũng đều cho rằng, việc sử dụng mô hình kinh tế lượng và
dữ liệu dạng bảng cấp tỉnh của Việt Nam chỉ mang tính thử nghiệm và cần hết sức
thận trọng vì độ tin cậy của những số liệu này. Ngoài ra, điểm hạn chế quan trọng
của những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới
tăng trưởng kinh tế đã công bố là chưa phân tích sâu về mặt lý luận ảnh hưởng của
chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế cũng như các phân tích chưa đặt
mối ảnh hưởng này trong điều kiện toàn cầu hóa, nhằm tham gia ngày càng nhiều
vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
Như vậy, mặc dù đã có một vài nghiên cứu ban đầu về lượng hóa ảnh hưởng
của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế ở nước ta, có thể nói, hiện vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và kỹ lưỡng cả
cơ sở lý luận và thực tiễn ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ khoa học của luận án
Mục đích
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế, áp dụng phân tích cho nền kinh tế
Việt Nam những năm qua, và đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành
nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời
kỳ 2011-2020.
Nhiệm vụ khoa học
- Làm rõ lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng
kinh tế.
- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
ngành nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
thời kỳ 2011-2020.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
tới tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, cơ cấu ngành được tập trung phân tích là cơ cấu ngành phân loại
dựa trên các đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành (phân ngành cấp I và cấp II) và cơ
cấu ngành phân loại dựa trên phương thức và công nghệ sản xuất (nhóm ngành
nông nghiệp và nhóm ngành phi nông nghiệp).
Trong luận án, chỉ tiêu được sử dụng để phản ánh tăng trưởng kinh tế là thay
đổi GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng năng suất lao động xã hội. Chỉ
tiêu trung tâm được sử dụng để phản ánh cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu
ngành là chỉ tiêu cơ cấu lao động và mức độ thay đổi của cơ cấu lao động. Sở dĩ lựa
chọn như vậy là vì chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ phản ánh xác
thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một đất nước mà còn ít
bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn chỉ tiêu thay đổi cơ cấu GDP. Tầm quan
trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí còn được một số nhà kinh tế xem
như chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công của quá trình công
nghiệp hóa trong nghiên cứu so sánh giữa các nền kinh tế.
Về phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu, luận án phân tích cho cả nền
kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ 1986-2009, chú trọng vào 10 năm đầu của thế
kỷ 21.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án bao gồm:
- Phương pháp biện chứng: được sử dụng xuyên suốt luận án, đặc biệt khi
phân tích cơ sở lý luận về ảnh hưởng qua lại của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng
trưởng kinh tế. Theo đó, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với tăng
trưởng kinh tế là mối quan hệ biện chứng, tức là cơ cấu ngành trong sự vận động và
phát triển không ngừng của nó liên tục tạo ra tác động qua lại thúc đẩy hoặc kìm
hãm tăng trưởng và ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng tạo ra tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm chuyển dịch cơ cấu ngành ở thời kỳ sau.
8
- Phương pháp trìu tượng hóa và khái quát hóa: Trìu tượng hóa một số thành
phần quan trọng của một hiện tượng đã được sử dụng từ lâu trong nghiên cứu kinh
tế. Đó là vì, trong khuôn khổ một nghiên cứu, không thể đề cập đến tất cả mọi vấn
đề liên quan mà chỉ có thể tập trung phân tích sâu ở một khía cạnh nhất định. Vận
dụng phương pháp trìu tượng hóa và khái quát hóa, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong khuôn khổ luận án, được tập
trung phân tích trên góc độ ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội và tăng trưởng GDP.
- Phương pháp tổng hợp: luận án sử dụng tổng hợp các lý thuyết kinh tế học
liên quan để lý giải ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh
tế, trong đó các lý thuyết quan trọng nhất là lý thuyết các giai đoạn phát triển của
Schumpeter và lý thuyết của trường phái kinh tế nhị nguyên vì hai lý thuyết này phù
hợp để lý giải ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam trong giai đoạn phát triển vừa qua và những năm tới.
- Phương pháp toán kinh tế: Bên cạnh các phân tích định tính dựa trên mô tả
số liệu thống kê, luận án sử dụng các phương pháp toán kinh tế như phương pháp
vectơ, phương pháp hạch toán tăng trưởng và mô hình kinh tế lượng. Cả ba phương
pháp lượng hóa nói trên được sử dụng để tính toán ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
- Phương pháp so sánh, lịch sử: Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu
ngành tới tăng trưởng kinh tế không chỉ cho riêng Việt Nam mà còn được đặt trong
tương quan so sánh với các quốc gia khác ở những giai đoạn phát triển tương đồng.
Phương pháp so sánh, lịch sử được vận dụng trong các nội dung về Kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới; so sánh ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới
tăng trưởng năng suất lao động xã hội và tăng trưởng kinh tế giữa Việt Nam và các quốc
gia trên thế giới v.v…
6. Những điểm mới của luận án
Về mặt học thuật
Luận án đã xây dựng được nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu ảnh hưởng
của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, đã hệ thống hóa và
9
làm rõ các khái niệm cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế.
Luận án đã phân tích và làm rõ được mối quan hệ biện chứng phức tạp về ảnh
hưởng qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế cũng như chỉ ra
đặc điểm của ảnh hưởng qua lại này. Luận án đã nêu ra được những nhân tố chính
tác động tới mối quan hệ qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh
tế, đó là vai trò quan trọng của Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động.
Về mặt phương pháp
Luận án đã lựa chọn trong số các phương pháp lượng hóa ảnh hưởng của
chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế đã được sử dụng trên thế giới để
giới thiệu phương pháp khả thi có thể áp dụng trong điều kiện số liệu và phù hợp
với thực trạng phát triển của Việt Nam. Hai cách tiếp cận để lượng hóa ảnh hưởng
của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế được trình bầy và sử dụng
phân tích cho Việt Nam trong luận án là: (1) Lượng hóa ảnh hưởng của chuyển dịch
cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp thông qua tác động tới năng
suất lao động xã hội bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng; (2) Lượng hóa ảnh
hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế một cách trực tiếp sử
dụng mô hình kinh tế lượng và phương pháp véc-tơ.
Về mặt thực tiễn
Luận án đã vận dụng phương pháp luận đề xuất để áp dụng đánh giá thực
trạng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam thời kỳ 1986-2009. Từ kết quả phân tích thực trạng, luận án đã phân tích
những nguyên nhân, nhấn mạnh những nguyên nhân chủ quan, hạn chế ảnh hưởng
tích cực của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế.
Trên cơ sở hệ thống hóa các dự báo bối cảnh trong nước và thế giới có thể ảnh
hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như từ yêu cầu của chuyển
dịch cơ cấu ngành thời kỳ 2011-2020, luận án đã đề xuất hệ thống quan điểm, giải
pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm tăng cường tác động tích cực tới
tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
10