Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
MỤC LỤC
BẢNG TRÍCH QUỸ BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN 55
THÁNG 10/2012 55
STT 55
Cộng 55
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
BẢNG TRÍCH QUỸ BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN 55
THÁNG 10/2012 55
STT 55
Cộng 55
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV Cán bộ công nhân viên
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
KPCĐ
TCTN
Kinh phí công đoàn
Trợ cấp thất nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TK
PC
SXKD
CNTT
Tài khoản
Phiếu chi
Sản xuất kinh doanh
Công nhân trực tiếp
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, điều này tạo
ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp và các tổ chức trong nước.Tuy
nhiên, xu thế hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả nền kinh tế nói
chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.Cạnh tranh diễn ra
ngày càng gay gắt, buộc các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình để theo
kịp sự phát triển của nền kinh tế và giữ được chỗ đứng của mình trên thị
trường. Con người chính là yếu tố trung tâm quyết định mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh. Nhưng làm thế nào để phát huy tiềm năng con người,
kích thích lao động sáng tạo là vấn đề được các doanh nghiệp hết sức quan
tâm.
Tiền lương là một vấn đề rất quan trọng được xã hội quan tâm chú ý
hàng đầu. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên
chi phí sản xuất, quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh
nghiệp. Đối với người lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính để họ
đảm bảo cuộc sống, là động lực để họ phấn đấu trong công việc, nâng cao
tinh thần trách nhiệm với công việc.
Chính sách tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao
động cũng như của doanh nghiệp. Một chính sách tiền lương hợp lý là cơ
sở, đòn bẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp có tác dụng nâng cao năng
suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được
những cán bộ, nhân viên giỏi.
Mục đích của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương nhằm giúp doanh nghiệp quản lý, hoàn thiện hơn nữa quy chế trả
lương cho đúng, đủ, phù hợp với chính sách của nhà nước. Đồng thời thể
hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động, giúp họ yên
tâm làm việc.
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
và các khoản trích theo lương giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác chi
phí nhân công và tính giá thành thành phẩm hoàn thành, giúp bộ máy quản
lý doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phân phối tiền lương đối với
sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nói chung cũng như của Công
ty tnhh Roki Viet Nam nói riêng .Với những kiến thức được tiếp thu tại
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
trường cùng thời gian ngắn tìm hiểu thực tế công tác hạch toán tại Công ty
tnhh Roki Viet Nam, em đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn
thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty tnhh
Roki Việt Nam”làm đề tài khóa luận của mình.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của công ty tnhh Roki Viet Nam.
Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty tnhh Roki Viet Nam.
Chương III : Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty tnhh Roki Viet Nam.
Với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân cùng sự giúp đỡ tận tình của cơ
Nguyễn Thị Hồng Thúy đã giúp em hoàn thành Báo cáo chuyên đề một
cách tốt nhất. Tuy đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi những sai sót
và do thời gian thực tập có hạn nên em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH ROKI
VIỆT NAM
1.1Đặc điểm lao động của Công ty tnhh Roki Việt Nam
Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, là yếu
tố cơ bản, quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Lao động được coi là “nguồn tài sản vô hình” giữ một vị trí đặc biệt trong
cơ cấu tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực là một tiêu chí quan trọng để
đánh giá trình độ phát triển của tổ chức.
Việc xác định số lao động ở từng bộ phận cũng như việc xác định
trình độ học vấn của người lao động là rất quan trọng trong vấn đề hình
thành cơ cấu lao động tối ưu. Nếu thừa lao động sẽ gây khó khăn cho quỹ
tiền lương, ngược lại nếu thiếu lao động sẽ không đáp ứng được yêu cầu
sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, làm thế nào cho cơ cấu này hợp lý
luôn là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm, thực hiện.
Nói đến lao động phải quan tâm đến cả số lượng và chất lượng lao động.
Do đặc thù công việc, lao động tại Công ty được chia thành hai bộ phận: lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp.
- Lao động trực tiếp sản xuất: chính là bộ phận công nhân viên trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
- Lao động gián tiếp sản xuất: chính là bộ phận lao động tham gia một
cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ
phận này bao gồm nhân viên nhân viên khối văn phòng như: nhân viên phòng
hành chính, phòng kế toán, phòng mua bán – xuất nhập khẩu, phòng quản lý
sản xuất, phòng quản lý chất lương.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
Bảng 1.1: Quy mô lao động của Công ty.
Năm 2009 2010 2011 2012
Tổng số lao động 200 253 285 292
Lao động trực tiếp 186 235 265 272
Lao động gián tiếp 14 18 20 20
Hiện nay công ty có đội ngũ lao động khá ổn định gồm nhiều loại
lao động với trình độ khác nhau. Tổng số CBCNV đến năm 2012 là 292
người trong đó có 20 lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ 6,8% và lao động trực
tiếp 272 với tỷ lệ 93,2%. Tỷ lệ lao động trực tiếp và cụ thể là trực tiếp sản
xuất lớn hoàn toàn phù hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất như công
ty.
Trình độ lao động trong công ty:
- 16 lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 5,5 %.
- 15 lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 5,1%.
- 12 lao động là công nhân kỹ thuật, chiếm 4,1% tổng lao động.
Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chủ yếu làm công
tác quản lý tại các phòng, bộ phận bán hàng và quản lý các phân xưởng.
Tuy vậy công nhân sản xuất lại chỉ có khoảng 5,1% được đào tạo tại các
trường cao đẳng và trung cấp kỹ thuật. Chủ yếu công nhân khi vào công ty
đa phần là tốt nghiệp THPT và không qua trường, lớp đào tạo và chỉ được
công ty đào tạo sau khi nhận việc bằng cách vừa làm vừa học.
Với đội ngũ lao động theo xu hướng trẻ hóa, đa số ở độ tuổi 20 ÷ 40
tuổi chiếm 86,25% tổng lực lượng lao động ta có thể thấy được quan điểm
thống nhất của Ban lãnh đạo là tận dụng tối đa nguồn lao động trẻ tuổi
nhiệt tình trong công việc, năng động không ngại khó, ham học hỏi.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
Tỷ lệ sử dụng lao động nam và lao động nữ trong công ty có sự chênh
lệch khá lớn. Tính đến tháng 10 năm 2012, lực lượng lao động toàn Công ty
là 292 người bao gồm cả lao động hợp đồng dài hạn và lao động hợp đồng
ngắn hạn; trong đó số lao động nam là 103 người chiếm tỷ lệ 35%, lao động
nữ là 189 người chiếm tỷ lệ 65%. Do đặc thù công việc, với lĩnh vực hoạt
động chủ yếu là sản xuất bầu lọc gió, một công việc không cần đến thể lực
lớn thì cơ cấu lao động theo giới như trên là hoàn toàn hợp lý.
1.2. Các hình thức trả lương của công ty
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người
lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã
cống hiến. Như vậy tiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp
trả cho người lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp.
Tiền lương có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. Tiền lương có
chức năng vô cùng quan trọng, là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người
lao động chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng
suất lao động, vừa tiết kiệm chi phí về lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Công ty áp dụng hình thức tiền lương thời gian cho cả khối văn
phòng, và công nhân trực tiếp sản xuất. Tùy theo trình độ và vị trí công
việc công ty thỏa thuận mức lương với người lao động.
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương mà tiền
lương nhận được của mỗi lao động do mức lương theo trình độ cao hay
thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định.
Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm 3 hình thức tiền lương:
tiền lương tháng, tiền lương ngày và tiền lương giờ.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
- Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố đinh hàng tháng trên cơ sở
hợp đồng.
- Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc trong
một ngày trên cơ sở tiền lương tháng:
+ Đối với nhân viên khối văn phòng: lấy tiền lương tháng chia cho 24
ngày.
+ Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: lấy tiền lương tháng chia cho
26 ngày.
- Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được
xác định trên cơ sở tiền lương ngày bằng cách lấy tiền lương ngày chia
cho số giờ tiêu chuẩn quy định của luật lao động( 1 ngày làm 8h/ngày).
Để người lao động có động lực phấn đấu trong công việc, nâng cao tinh
thần trách nhiệm với công việc, từ đó nâng cao hiệu quả công việc công ty đã
áp dụng chế độ trả lương theo thời gian có thưởng. Chế độ tiền lương này vẫn
dựa trên cách tính lương theo thời gian như trên kết hợp với tiền lương căn cứ
vào thành tích, hiệu quả công việc. Hình thức tiền lương có thưởng thực sự đã
có đã có tác dụng kích thích người lao động hăng say làm việc.
Ngoài ra công ty còn có các khoản phụ cấp cho người lao động: phụ
cấp thâm niên, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp xăng
xe, phụ cấp điện thoại, phụ cấp ăn ca … để kích thích người lao động có
tinh thần trách nhiệm trong công việc, nâng cao hiệu quả công việc hơn
nữa.
- Bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường.
- Bằng 200% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ, cuối tuần ( thứ bảy,
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
chủ nhật).
- Phụ cấp đi lại: 360.000 đồng/ người/ tháng ( Đối với người lao động nhà
xa từ 10km trở lên).
- Phụ cấp điện thoại (khối văn phòng): Trưởng phòng:
400.000đồng/người/ tháng
Nhân viên: 300.000 đồng/ người/ tháng
- Phụ cấp chuyên cần: Đối với khối văn phòng: 250.000 đồng/ người/
tháng
Đối với công nhân sản xuất: 150.000 đồng/ người/ tháng
- Phụ cấp thâm niên: Thời gian tăng lương là 1 năm tăng 1 lần: tùy thuộc
vào chất lượng lao động được xếp loại từ năm trước: Loại S, A, B, C
+ Nhân viên khối văn phòng: xếp loại S được tăng: 1.000.000đồng/lần
Loại A : 950.000đồng/lần
Loại B : 800.000đồng/lần
Loại C : 700.000đồng/lần
+ Công nhân trực tiếp sản xuất xếp loại S được tăng: 550.000đồng/lần
Loại A : 500.000đồng/lần
Loại B : 450.000đồng/ lần
Loại C : 300.000đồng/lần
- Phụ cấp ăn ca ( áp dụng cho toàn lao động trong công ty): 20.000/1công/
người.
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công ty
Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công
ty tnhh Roki Viet Nam được thực hiện theo luật lao động quy định hiện
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
hành bao gồm các khoản trích: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp.
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 24%
trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động trong công ty.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm giúp đỡ người về mặt vật chất và tinh
thần cho người lao động trong trường hợp người lao động bị ốm đau, thai
sản, tai nạn, mất sức lao động.
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả người lao động trong kỳ. Hàng tháng, theo chế độ hiện
hành công ty tiến hành trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 24% trên tổng số tiền
lương thực tế phải trả người lao động. Trong đó 17% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của công ty và 7% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp cho người lao động có tham
gia BHXH trong các trường hợp:
- Trợ cấp người lao động ốm đau, tai sản.
- Trợ cấp người lao động khi họ bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
- Trợ cấp người lao động về hưu, mất sức lao động.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH.
Toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm xã
hội để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, mất sức lao động.
Tại công ty, trên cơ sở các chứng từ hợp lệ hàng tháng công ty trực
tiếp chi trả BHXH cho người lao động bị ốm đau, thai sản. Cuối tháng
công ty phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ BHYT là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 4,5% trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động trong công ty. Quỹ BHYT
được trích lập nhằm giúp đỡ, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Quỹ BHYT được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả người lao động trong kỳ. Hàng tháng, theo chế độ hiện
hành công ty tiến hành trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền
lương thực tế phải trả người lao động. Trong đó 3% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của công ty và 1,5% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHYT được trích lập nhằm giúp đỡ cho người lao động có tham
gia BHXH trong việc khám chữa bệnh do ốm đau, sinh đẻ
Toàn bộ số trích BHYT được nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm để
quản lý, trợ cấp cho người lao động khám chữa bệnh thông qua mạng lưới
y tế. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ
quy định cho những người tham gia đúng bảo hiểm.
1.3.3. Kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là
2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động trong công ty
nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và duy trì hoạt động
công đoàn tại công ty như: thăm hỏi người lao động ốm đau, hiếu hỷ, sinh
nhật, nghỉ mát
Hàng tháng, theo chế độ hiện hành công ty trích 2% kinh phí công
đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả người lao động và tính vào
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Toàn bộ số kinh phí công đoàn
được giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại công ty.
1.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 2% trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động trong công ty. Quỹ
BHTN được trích lập nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động
khi công ty gặp khó khăn, người lao động bị thất nghiệp.
Quỹ BHTN được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả người lao động trong kỳ. Hàng tháng, theo chế độ hiện
hành công ty tiến hành trích quỹ BHTN theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền
lương thực tế phải trả người lao động. Trong đó 1% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của công ty và 1% trừ vào lương của người lao động.
Toàn bộ số trích BHTN được nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm để
quản lý, trợ cấp cho người lao động khi họ bị mất việc làm. Cơ quan bảo hiểm
sẽ thanh toán trợ cấp thất nghiệp theo tỷ lệ quy định cho những người tham
gia đúng bảo hiểm.
Theo điều 81 Luật BHTN điều kiện hưởng BHTN:
Người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện
sau:
+ Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước
khi thất nghiệp.
+ Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHTN.
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi đăng ký thất
nghiệp.
Theo điều 82 mức trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đúng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất
nghiệp.
Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định như sau:
+ 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đúng BHTN.
+ 6 tháng nếu có đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đúng BHTN.
+ 9 tháng nếu có đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đúng BHTN.
+ 12 tháng nếu có đủ 144 trở lên đúng BHTN.
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại công ty
Tiền lương là phạm trù kinh tế nhạy cảm đối với người lao động, bởi
nó quyết định đến cuộc sống và mức độ phát triển trong tương lai của họ.
Điều này được minh chứng bởi có trên 90% các vụ tranh chấp lao động và
đình công ở Việt Nam đều liên quan đến vấn đề tiền lương. Nhận thức
được tầm quan trọng đó doanh nghiệp đã thực hiện xây dựng hệ thống tiền
lương tốt, phù hợp, đúng quy định của Pháp luật nhằm thu hút được nhiều
người lao động giỏi, có năng lực hơn các doanh nghiệp khác.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp với phòng hành chính và phòng
kế toán để xây dựng quy chế trả lương.
Phòng hành chính chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng lao động,
nâng bậc, kỷ luật lao động.
Phòng kế toán chịu trách nhiệm trong việc xây dựng thang bảng
lương, xác định đơn giá tiền lương, tính lương, tính thưởng, đúng bảo
hiểm xã hội, thanh toán và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.
Tổng giám đốc là người phê duyệt quy chế trả lương.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
Sau khi ban hành quy chế trả lương, bộ phận lao kế toán tiền lương
phối hợp với phòng hành chính, các bộ phận chuyên môn khác có liên
quan giúp Tổng giám đốc, người đứng đầu doanh nghiệp triển khai thực
hiện quy chế lương tới từng bộ phận, từng người lao động.
Công ty tổ chức quản lý lao động và tiền lương theo các nguyên
tắc:
- Phân phối theo lao động, trả lương gắn với năng suất, chất lượng và
hiệu quả của từng người, từng bộ phận lao động, khắc phục tình trạng
phân phối không bình quân, không gắn với kết quả lao động.
- Cán bộ công nhân viên làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được
hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó. Những người thực hiện các
công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề cao, đóng
góp nhiều vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì được
trả lương cao. Khi thay đổi công việc, chức danh thì tiền lương được thay
đổi phù hơp với công việc, chức danh mới.
- Làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có trách nhiệm
cao hơn được trả lương cao hơn khi làm các công việc trong điều kiện
bình thường ít trách nhiệm.
- Đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống
vật chất cho người lao động.
-Tổ chức quản lý lao động, tiền lương phải đạt yêu cầu làm tăng năng
suất lao động. Đây là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động, không
sử dụng vào mục đích khác.
- Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động được ghi vào
Sổ lương của doanh nghiệp.
- Quy chế trả lương được phổ biến công khai đến từng lao động.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
- Khi chính sách tiền lương của Nhà nước áp dụng cho khối doanh
nghiệp thay đổi thì chính sách trả lương của doanh nghiệp cũng cần thay đổi
theo để đảm bảo tính pháp lý của quy chế trả lương.
- Công ty thanh toán lương cho CBCNV vào ngày 25 hàng tháng.
- Thời gian tăng lương là 1 năm tăng 1 lần.
- 1 Năm người lao động có 12 ngày phép.
CHƯƠNG II
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHHH ROKI VIỆT NAM
2.1 Kế toán tiền lương tại công ty
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp
cho người lao động , hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “ Bảng
thanh toán tiền lương” cho từng tổ, phân xưởng sản xuất và các phòng ban
căn cứ vào kết quả tính tiền lương cho từng người. Trên bảng tính lương
cần ghi rõ từng khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản
khấu trừ và số tiền người lao động được lĩnh, khoản thanh toán về trợ cấp
BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra xác nhận
và ký, giám đốc duyệt. Tại Công ty việc thanh toán tiền lương và các
khoản khác cho người lao động được thanh toán vào ngày 25 hàng tháng.
Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những
người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu, chi tiền mặt
chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra ghi sổ.
Hạch toán tiền lương chủ yếu sử dụng các chứng từ về tính toán tiền
lương, thanh toán tiền lương, tiền thưởng và BHXH như:
Bảng chấm công: Mẫu 01 – LĐTL
Bảng thanh toán tiền lương: Mẫu 02 – LĐTL:
Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội: Mẫu 03 – LĐTL
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội: Mẫu 04 – LĐTL
Bảng thanh toán tiền thưởng: Mẫu 05 – LĐTL
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành. Mẫu 06 – LĐTL
Phiếu báo làm thêm giờ. Mẫu 07 – LĐTL
Hợp đồng giao khoán sản phẩm. Mẫu 08 – LĐTL
Biên bản điều tra tai nạn lao động: Mẫu 09 – LĐTL
Hàng tháng bộ phận hành chính tổng hợp: bảng chấm công, giấy nghỉ
ốm, nghỉ phép, biên bản nghiệm thu sản phẩm và chuyển về phòng kế toán để
kế toán lương kiểm tra, tính lương, BHXH, kinh phí, phụ cấp cho cán bộ, lao
động trong công ty. Sau đó bảng thanh toán lương được đưa cho kế toán
trưởng ký duyệt, Tổng giám đốc ký duyệt. Từ bảng thanh lương đã được các
bộ phận ký duyệt, kế toán tiền lương lên bản tổng hợp lương và đưa vào bảng
phân bổ tiền lương của doanh nghiệp.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Bảng 2.1: Bảng chấm công của cán bộ công nhân viên phòng kế toán của Công ty.
CÔNG TY TNHH ROKI VIỆT NAM
PHÒNG KẾ TOÁN BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 10/2012
T
T
Họ và tên Ngày trong tháng
Số công
hưởng
lương
thời
Số công
ngừng
việc
hưởng
Số
công
nghỉ,
ngừng
Số
công
hưởng
BHXH
1 2 3 4 5 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 3
1
1 Nguyễn
Minh Phú
x x
x x x x x x x x x x c
t
c
t
c
t
x x x x x x x 22 2
2 Trần Văn
Việt
x x
x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x 24 1
3 Phan Thu
Hồi
x x
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25
Nguyễn
Văn Quân
x x
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25
96 3
Lương thời gian : x Nghỉ phép : P Tai nạn : T Nghỉ không lương : N
Ốm điều dưỡng : Ô Nghỉ bù : B Công tác : CT Ngừng việc : R
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
(Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Bảng 2.2: Bảng chấm công của CNV Quản lý sản xuất
CÔNG TY TNHH ROKI VIỆT NAM
P. QUẢN LÝ SẢN XUẤT
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 9 năm 2012
TT Họ tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Σ
1
Nguyễn Minh Trí
x x x x x x x x x x x x ct ct ct x x x x x x x x
x N x 21
2
Tạ Văn Chiến
x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x x
x N x 24
3
Nguyễn Văn
Khải
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
x N x 24
4
Phạm Văn Tiến
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
x N x 24
5
Hồng Văn Đại
x x x x x x p x x x x x x x x x x x x x x x x
x N x 24
Tổng cộng
Lương thời gian : x Nghỉ phép : P Tai nạn : T Nghỉ không lương : N
Ốm điều dưỡng : Ô Nghỉ bù : B Công tác : CT Ngừng việc : R
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
(Ký, họ tờn) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
2.1.2. Phương pháp tính lương
Công ty có 1 hình thức tiền lương: Tiền lương thời gian
Công thức tính:
Trong đó :
- TL
TG
: Là tiền lương thời gian trả cho người lao động
- ML : Mức lương
- T
LVTT
:Thời gian làm việc thực tế
- Hình thức trả lương tháng:
Công thức tính:
Trong đó: - ML
tháng
: Mức lương tháng
- ML
CB,CV
: mức lương
- PC: Các khoản phụ cấp (nếu có)
- Hình thức trả lương ngày :
Công thức tính:
Trong đó: - ML
ngày
: mức lương ngày
- ML
tháng
: Mức lương tháng
- PC: Các khoản phụ cấp (nếu có)
- N
cđ
: số ngày chế độ của tháng
- Hình thức trả lương thời gian có thưởng:
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
ML
ngày
=
ML
tháng
= ML
CB,CV
+ PC
TL
TG
= ML * T
LVTT
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
Công thức tính:
Trong đó: - ML: mức lương thời gian của người lao động
- T
LVTT
: thời gian làm việc thực tế
- T
thưởng
: tiền thưởng
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, các chứng từ có liên quan từ
bộ phận hành chính, các bộ phận có liên quan gửi đến, kế toán tiền lương
kiểm tra và áp dụng công thức tính lương tính lương cho từng lao động, bộ
phận trong công ty.
* Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công tháng 10/2012 và kết
quả công việc của Tạ Văn Chiến (là quản lý sản xuất ) để tính lương tháng
10/2012 cho ông Chiến như sau:
+ Lương tháng: ML = 5.700.000đồng
+ Phụ cấp: phụ cấp đi lại: 360.000đồng
phụ cấp điện thoại: 300.000đồng
phục cấp chuyên cần: 250.000đồng
Tổng phụ cấp = 360.000 + 300.000 + 250.000 = 910.000đồng
Tổng lương ông Chiến được hưởng chưa kể các khoản phải khấu
trừ là:
TL = 5.700.000 + 910.000 = 6.610.000 đồng
Tổng số BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của ông Chiến được
tính trên lương cơ bản mà ông nhận được bằng:
Tổng trích Bảo hiểm = 5.700.000 x 9,5% = 541.500 đồng
Sau khi khấu trừ vào lương các khoản phải nộp Bảo hiểm lương của
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
TL
tg
= ML*T
LVTT
+ T
thưởng
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
ông Chiến được nhận là:
= 6.610.000 – 541.500 = 6.068.500 đồng
* Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công tháng 10/2012 và kết
quả công việc của Phạm Thị Sáu( là công nhân sản xuất) để tính lương
tháng 10/2012 cho chị Sáu như sau:
+ Lương tháng: ML = 3.050.000 đồng
+ Phụ cấp: phụ cấp đi lại: 360.000đồng
phục cấp chuyên cần: 150.000đồng
Tổng phụ cấp = 360.000 + 150.000 = 510.000 đồng
Tổng lương chị Sáu được hưởng chưa kể các khoản phải khấu trừ
là:
TL = 3.050.000 + 510.000 = 3.560.000 đồng
Tổng số BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của chị Sáu được tính
trên lương cơ bản mà chị nhận được bằng:
Tổng trích Bảo hiểm = 3.050.000 x 9,5% = 239.750 đồng
Sau khi khấu trừ vào lương các khoản phải nộp Bảo hiểm lương của chị
Sáu được nhận là:
= 3.560.000 – 239.750 = 3.320.250 đồng
Theo quy định nội bộ của Công ty, Tổng giám đốc đưa ra “đơn giá
tiền lương” cho từng phòng ban, cá nhân.
Đơn giá tiền lương xác định rõ các hệ số lương:
+ Hệ số lương cơ bản (để tính lương cơ bản), được xác định bằng cách
căn cứ vào trình độ, thâm niên của từng cá nhân theo quy định của công ty.
+ Hệ số công vịêc (để tính lương bổ sung), được xác định dựa trên
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
nội dung, yêu cầu, tính chất, mức độ phức tạp của công việc từng cá nhân
đảm nhận, do Tổng giám đốc quyết định cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ
phận, phòng ban.
Bảng 2.3: Bảng tính đơn giá tiền lương cho nhân viên khối gián tiếp
của Công ty.
STT Họ và tên Chức vụ Lương cơ bản
1 2 3 4
Phòng Hành chính
1 Nguyễn Đức Hiệp Trưởng phòng 7.000.000
2 Phan Thị Tâm Nhân viên 5.000.000
3 Vũ Thanh Thuỷ Nhân viên 5.000.000
4 Hồng Văn Lý Nhân viên 5.700.000
Phòng Kế toán
5 Nguyễn Minh Phú Kế toán trưởng 8.000.000
6 Trần Văn Việt Kế toán viên 5.700.000
7 Phan Thu Hồi Kế toán viên 5.700.000
8 Nguyễn Văn Quân Kế toán viên 5.000.000
Phòng mua bán – xuất
nhập khẩu
9 Đào Duy Anh Trưởng phòng 8.000.000
10 Nguyễn Ngọc Phúc Nhân viên 6.500.000
11 Lê Thị Hoa Nhân viên 5.700.000
Phòng quản lý sản xuất
12 Nguyễn Minh Trí Trưởng phòng 7.000.000
13 Tạ Văn Chiến Nhân viên 5.700.000
14 Nguyễn Văn Khải Nhân viên 5.400.000
15 Phạm Văn Tiến Nhân viên 5.000.000
16 Hồng Văn Đại Nhân viên 5.000.000
Phòng quản lý chất lượng
17 Nguyễn Văn Thân Trưởng phòng 7.000.000
18 Lý Duy Mạnh Nhân viên 5.600.000
19 Nguyễn Khải Nam Nhân viên 5.000.000
20 Tạ Huy Hoàng Nhân viên 5.000.000
Nguồn: Phòng kế toán
Bảng số 2.4: Bảng thanh toán tiền lương của nhân viên khối trực tiếp.
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
THÚY
CÔNG TY TNHH ROKI VIỆT NAM
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Nhân viên px trộn nhựa - Tháng 10/ 2012
STT Họ và tên
Số ngày
công
Lương bình
quân
một ngày
Thành tiền Ký nhận
1 Phùng Văn An 27 13.0000 3.510.000
2 Văn Tuấn Đạt 27 130.000 3.510.000
3 Nguyễn Thu Hà 27 112.000 3.024.000
4 Vũ Hồng Hạnh 27 130.000 3.510.000
5 LêMạnh Hùng 27 112.000 3.024.000
6 Vũ Bích Ngọc 27 112.000 3.024.000
7 Nguyễn Đào Ngọc 27 112.000 3.024.000
8 Vũ Cẩm Nhung 27 112.000 3.024.000
9 Nguyễn Hồng Nhung 27 112.000 3.510.000
10 Nguyễn Thị Thanh 27 93.000 2511.000
11 Đỗ Thị Hảo 27 93.000 2511.000
12 Phạm Thị Lan 27 130.000 3.510.000
13 Phạm Thị Huế 27 130.000 3.510.000
14 Nguyễn Thanh Hồ 27 93.000 2511.000
Nguồn: Phòng kế toán
Bảng 2.5: Bảng thanh toán phụ cấp của nhân viên khối trực tiếp
Tạ Thị Tuyến - K41- TC
22