Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
EVINA 8
Hiện nay nhân sự của Công ty có 54 cán bộ công nhân viên, trong đó
trên 30 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, còn lại là cán bộ
trung cấp, nhân viên có dày dặn kinh nghiệm và kỹ năng làm việc
chuyên nghiệp. Với mỗi loại hình lao động Công ty áp dụng các
phương pháp tính lương khác nhau 8
Chức vụ 14
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN
CÔNG NGHIỆP EVINA 32
KẾT LUẬN 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương là một phạm trù kinh tế cơ bản và quan trọng. Nó có tác
động qua lại với các yếu tố kinh tế - chính trị và xã hội. Công tác tiền
lương là nội dung trọng yếu trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, là nội
dung mà nhà nước, người chủ sản xuất và mọi tầng lớp nhân dân đều quan
tâm, tuy nhiên dưới các góc độ khác nhau.
Nhận thức được điều này, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ
phần Điện Công nghiệp EVINA được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô
giáo, THS Lê Thu Hằng và sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên
trong Công ty và đặc biệt là các anh chị trong phòng Kế toán, em xin chọn
đề tài cho báo cáo thực tập chuyên đề của mình với tiêu đề là :
“ Hoạt động kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Điện Công
nghiệp EVINA”.
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, ngoài phần mở đầu và
kết luận gồm ba phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA
Hy vọng thông qua báo cáo em sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé
của mình vào quá trình đổi mới, cũng như tăng cường công tác quản trị
tiền lương tại Công ty. Tuy nhiên do còn hạn chế về thời gian thực tập
cũng như trình độ, nên báo cáo này của em không tránh khỏi những sai
sót em rất mong được sự góp ý của cô giáo và các cán bộ công nhân viên
trong Công ty. Sau đây em xin trình bày những kiến thức, sự hiểu biết của
mình qua bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1 Khái niệm và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương.
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương.
Để tiến hành cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải có ba yếu
tố cơ bản sau: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Trong đó
lao động chính là yếu tố quyết định quan trọng nhất.
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến
đổi vật tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết, phục vụ cho nhu cầu xã
hội. Lao động cũng là một trong các yếu tố không thể thiếu trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Vậy trong quản lý nhân sự, chính sách quản lý nguồn
nhân lực được coi trọng để lôi cuốn người lao động góp sức mình vào sự
phát triển chung của doanh nghiệp. Một trong các chính sách về thù lao của
lao động, biểu hiện dưới hình thức tiền lương.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và
nền sản xuất hàng hóa. Tiền lương là biểu hiện của bộ phận sản xuất xã hội
mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình
trong sản xuất nhằm tái tạo sản xuất sức lao động.
Ngoài tiền lương ra mà người lao động còn được hưởng các khoản
tiền theo quy định của đơn vị thường do thi đua hoặc tăng năng suất lao
động, một số trường hợp người lao động bị đau ốm hay mất sức lao động sẽ
được hưởng các khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống,
đó là khoản trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Quỹ BHXH được tạo
ra bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm tiền lương phải thanh toán cho công
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
nhân để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào tiền lương
công nhân.
Tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện việc phân bổ và
sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, chế độ sử dụng quỹ BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ được xem là một phương tiện hữu ích để khích lệ
người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay
nghề, nâng cao năng xuất lao động. Trên cơ sở các chính sách vể chế độ lao
động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà nhà nước ban hành,
các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm ngành mình mà tổ chức lao dộng
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán, thanh
toán đầy đủ kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT
đúng chính sách chế độ sử dụng tốt kinh phí công đoàn nhằm khuyến khích
người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ và góp phần thực hiện tốt kế hoạch
kinh doanh của doanh nghiệp.
Do lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh nên hạch toán lao động, tiền lương có ý nghĩa quan trọng trong quản
lý tại doanh nghiệp. Hạch toán tốt lao động là cơ sở để doanh nghiệp chi trả
kịp thời các khoản trợ cấp BHXH cho người lao động.
1.1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Để thực hiện tốt chức năng trong công tác điều hành quản lý hoạt
động của doanh nghiệp thì kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời
đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao
động, tình hình sử dụng lao động và kết quả lao động.
Tính toán chính xác kịp thời, đúng chính sách chế độ các khoản tiền
lương, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, chế độ sử dụng chi tiêu
kinh phí công đoàn, chế độ phân phối lao động.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
1.2. Các hình thức trả lương.
Trong các doanh nghiệp thường áp dụng hai chế độ trả lương cơ bản
là chế độ trả lương theo thời gian làm việc và chế độ trả lương theo khối
lượng sản phẩm do công nhân làm ra. Hiện nay ở nước ta việc tính trả
lương cho người lao động thường áp dụng chủ yếu hai hình thức tiền lương
cơ bản sau:
- Tiền lương theo thời gian.
- Tiền lương theo sản phẩm.
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian.
Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp
bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định theo 2 cách: Lương thời
gian giản đơn và lương thời gian có thưởng.
- Lương thời gian giản đơn được chia thành:
+ Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc
lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có).
Lương tháng thường được áp dụng trả lương nhân viên công tác quản lý
hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động
không có tính chất sản xuất.
+ Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày
làm việc theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải
trả CNV, tính trả lương cho CNV trong những ngày hội họp, học tập, trả
lương theo hợp đồng.
+ Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm
việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp
làm thêm giờ.
- Lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản
đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động
được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối
lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo
sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp
lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thảm quyền
duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ.
• Theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lương trả cho người lao
động được tính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm
chất và đơn giá sản phẩm. Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử
dụng phổ biến để tính lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lương theo sản
phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng
tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm).
+ Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này tiền lương trả
cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền
lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động
của họ. Hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, dần
thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát
huy sáng kiến phá vỡ định mức lao dộng.
• Theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho công nhân
làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: công nhân
vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp
để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất.
• Theo khối lượng công việc: Là hình thức tiền lương trả theo sản
phẩm áp dụng cho những công việc lao động đơn giản, công việc có tính
chất đột xuất như: khoán bốc vác, khoán vận chuyển.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
• Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: Ngoài tiền lương,
BHXH, công nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tác được
hưởng khoản tiền thưởng, việc tính toán lương căn cứ vào quyết định và
chế độ khen thưởng hiện hành.
1.3. Quỹ tiền lương, Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, Quỹ BHTN, KPCĐ
1.3.1. Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh
nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý, quỹ lương có
thể có nhiều khoản như lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp, tiền
thưởng sản xuất.
1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội:
Quỹ Bảo hiểm xã hội dùng để trợ cấp cho người lao động có tham
gia đóng góp quỹ trong các trường hợp người lao động bị mất khả năng lao
động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, bệnh nghề nghiệp,
hết tuổi lao động …
Quỹ BHXH được trích lập theo tỷ lệ quy định hiện nay là 24% trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn cán bộ công nhân viên của doanh
nghiệp, trong đó người lao động đóng góp 7% và doanh nghiệp đóng góp
17%.
1.3.3 Quỹ Bảo Hiểm Y Tế:
Quỹ BHYT được dùng để thanh toán các khoản khám chữa bệnh,
viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai
sản. Quỹ này được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả
công nhân viên trong tháng theo tỉ lệ quy định là 4.5% .Cơ quan Bảo Hiểm
sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỉ lệ nhất định mà nhà nước
quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm. Trong đó doanh
nghiệp đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1.5%.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
1.3.4. Kinh Phí Công Đoàn
Kinh Phí Công Đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2%
trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của
doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao
động đồng thời duy trì hoạt của công đoàn tại doanh nghiệp. Toàn bộ số
kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp
trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn
tại doanh nghiệp.
1.3.5. Bảo hiểm thất nghiệp
Theo điều 81 luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm
thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian
24 tháng trước khi thất nghiệp
- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội
- Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất
nghiệp
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước
khi thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
- Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng
đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm
bốn mươi bốn tháng đóng BHTN
- Mười hai tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN
CÔNG NGHIỆP EVINA
2.1 Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA
Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA có số lượng thành viên
không vượt quá 60 người. Trong 2 năm từ 2007 đến năm 2009 là giai đoạn
Công ty mới bắt đầu thành lập nên Công ty gặp nhiều khó khăn, làm ăn
thua lỗ, lâm vào tình trạng trì trệ, trả lương không đúng đủ cho người lao
động điều này làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty kém hiệu quả.
Do đó Công ty mất đi một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có trình độ
nghiệp vụ tốt, năm 2007 công ty có tới 80 nhân viến đến năm 2009 chỉ còn
hơn 30 nhân viên.
Hiện nay nhân sự của Công ty có 54 cán bộ công nhân viên, trong đó
trên 30 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, còn lại là cán bộ trung
cấp, nhân viên có dày dặn kinh nghiệm và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.
Với mỗi loại hình lao động Công ty áp dụng các phương pháp tính lương
khác nhau.
2.1.1 Phương pháp tính lương
* Tính lương theo thời gian :
Mức lương
tháng
=
Mức lương tối
thiểu
x
(HS lương +HSPC
được hưởng)
TL phải trả
trong tháng
=
Mức lương tối thiểu
X
Số ngày công làm việc thực tế
trong tháng của NLĐ
Số ngày làm việc trong tháng
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x số giờ làm thêm.
Mức lương giờ được xác định:
+ Mức 150% áp dụng đối với làm thêm giờ trong ngày làm việc.
+ Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
+ Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày
nghỉ có hưởng lương theo quy định.
*Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp:
TL được lãnh trong
tháng
=
số lượng SP công
việc hoàn thành
x Đơn giá TL.
*Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
TL được lãnh trong tháng = TL được lãnh của bộ phận gián tiếp X
Tỷ lệ lương gián tiếp của một người.
Theo nghị định số 103/2012/NĐ-CP của chính phủ bắt đầu từ ngày
01/01/2013 mức lương tối thiểu chung phải trả cho người lao động làm
việc trong các doanh nghiệp là 1.650.000đ/người/tháng. Tùy theo vùng
ngành mỗi doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lương của mình sao cho
phù hợp. Nhà nước cho phép tính hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá
1,34 lần mức lương tối thiểu chung.
Việc chi trả lương ở Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA do
thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ: “ Bảng chấm công”;
“Bảng Thanh Toán Tiền Lương”; “Bảng Thanh Toán BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN” để chi trả lương và các khoản khác cho nhân viên.
Việc theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên được thực
hiện ở từng phòng ban, từng tổ sản xuất theo bảng chấm công. Hàng ngày
căn cứ vào sự có mặt của từng công nhân trong tổ sản xuất, quản đốc đánh
dấu lên bảng chấm công ghi nhận sự có mặt của từng người trong ngày.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
Bảng này được công khai trong phân xưởng và tổ trưởng là người chịu trách
nhiệm kiểm tra sự chính xác của bảng chấm công.
Cuối tháng các bảng chấm công ở từng phòng được chuyển về phòng
kế toán để làm căn cứ tính lương, tính phụ cấp và tổng hợp thời gian lao
động trong Công ty ở mỗi bộ phận. Kế toán căn cứ vào đó để tính lương
cho nhân viên trong từng bộ phận kinh doanh. Còn đối với nhân viên hành
chính, mỗi người đã có một mức lương quy định theo tháng. Mức lương
này có thể tăng lên hoặc giảm xuống do giám đốc và các trưởng phòng
quyết định.
VD : Lương anh Nguyễn Hữu Huân, tháng 4/2013 có 24 ngày công
làm việc 2 công ốm được duyệt. Lương ngày của bộ phận kho hàng này
đang được công ty trả chung là 180.000Đ/ Ngày. Công ốm được xác định
bằng 60% lương tháng. Lương trong tháng của anh Huân được xác định
như sau:
TL
tháng
= TL
thực tế + TL
Bảo hiểm
TL
Tháng
= 180.000 x 22 + { (180.000 x 60%) x 2 }
= 4.176.000Đ
Đối với bộ phận kinh doanh trực tiếp bán các sản phẩm của Công
ty:
Tiền lương của nhân viên thuộc các bộ phận kinh doanh bán các sản
phẩm của Công ty phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành của
từng tổ, nhóm.
Bảng chấm công, tính lương của tổ, đội phải có sự xác nhận của
quản đốc, của thống kê và các tổ trưởng về Phòng Tổ chức hành chính,
phòng tài vụ kiểm tra, Giám đốc duyệt trước khi cấp, phát lương cho
công nhân.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
Tổ chức hạch toán tiền lương theo thời gian được tiến hành áp dụng
cho nhân viên văn phòng.
Phương pháp trả lương:
Tiền lương của cán bộ công nhân viên sẽ được công ty thanh toán
làm 2 lần vào ngày 15 công ty sẽ tạm ứng lần 1 và ngày 30 công ty sẽ thanh
toán nốt số tiền còn lại sau khi đã trừ đi những khoản phải khấu trừ vào
lương.
2.1.3. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 334- Phải trả công nhân viên, và tài khoản TK
338- Phải trả, phải nộp khác.
- TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình
thanh toán các khoản đó (gồm: tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các
khoản thuộc thu nhập của công nhân viên)
Kết cấu của TK 334- Phải trả CNV
Bên Nợ
+ Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã
trả đã ứng trước cho CNV
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV
Bên Có:
+Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác
phải trả CNV
Dư có: Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản
khác còn phải trả CNV
Dư nợ: Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
Ngoài ra các tài khoản 334, 338, công ty còn sử dụng đến các tài
khoản như:
TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp.
TK627 : Chi phí sản xuất chung
TK641 : Chi phí bán hàng
TK642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp,
Sơ Đồ 2: Kết cấu các tài khoản
TK 141,138,338,333 TK 334 TK622
Tiền lương phải trả công
Các khoản khấu trừ vào nhân sản xuất
Lương CNV
TK111 TK627
Thanh toán tiền lương và các Tiền lương phải trả nhân
Khoản khác cho CNV bằng TM viên phân xưởng
TK 512 TK 641,642
Thanh toán lương bằng sản phẩm Tiền lương phải trả nhân viên
Bán hàng, quản lý DN
TK3331 TK3383
BHXH phải trả
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
2.1.4. Quy trình kế toán
- Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA áp dụng cách tính
lương theo hình thức lương sản phẩm và hình thức lương thời gian là 26
ngày/ tháng đối với đội ngũ công nhân viên trong Công ty.
Cuối tháng kế toán tiền lương nhận các bảng chấm công từ các bộ
phận sau đó tiến hành kiểm tra:
- Theo dõi và kiểm tra bảng chấm công của người lao động.
- Thanh toán đủ các khoản lương và các khoản phụ cấp.
- Khấu trừ các khoản lương theo quy định của Nhà nước.
- Sau đó lập bảng thanh toán lương và bảng phân bổ tiền lương và
các khoản trích theo lương.
- Trên cơ sở tính lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương,
bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán tiến hành ghi vào sổ
tổng hợp và sổ chi tiết các phần hành của kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KẾ TOÁN
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
13
Bảng
chấm
công
Bảng
chấm
công
Bảng
thanh
toán
tiền
lương
Bảng
thanh
toán
tiền
lương
Bảng
phân bổ
tiền
lương
Bảng
phân bổ
tiền
lương
Ch
ứng
từ
ghi
sổ
Ch
ứng
từ
ghi
sổ
S
ổ
cá
i
S
ổ
cá
i
Bảng
tổng
hợp tiền
lương
Bảng
tổng
hợp tiền
lương
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
Bảng 1: Bảng chấm công tháng 4 của bộ phận kinh doanh ETC1
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP EVINA BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 4/2013
Bộ phận kinh doanh ETC1
TT Họ và tên
Chức vụ
Thời gian làm việc T.C GC
1 2 3 4 5 6 7 8 9101112131415161718192021222324252627282930
1 Lê Công Sơn Tổ trưởng x x x x x x x x X x x x x x X x x x x x x x x x x x 26
2 Nguyến Văn Mạnh Công nhân x x x x x x x x X x x x x x X x x x x x x x x x x x 26
3 Bùi Mạnh Hải Công nhân x x x x x x x x X x x x x x X x x x x x x x x x x x 26
4 Đặng Xuân Khoa Công nhân x x x x x 0 x x X x x x x x X x x x x x x x x x x x 25
5 Phạm Văn Trường Công nhân x x x x x x x x X x x x x x X x x x x x x x x x x x 26
… …
Người duyệt Phụ trách bộ phận Ngày 30 tháng 04 năm 2013
Người chấm công
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
Bảng 2: Bảng thanh toán lương bộ phận ETC1
Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA
Bộ phận kinh doanh ECT1
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 04 năm 2013
Mẫu số: 02-LĐTL
Đơn vị tính: đồng
Số
TT
Họ và tên
Tổng tiền lương và thu nhập Các khoản khấu trừ
Tiền lương được
lĩnh
Lương theo sản phẩm
Nghỉ
hưởng
60%
lương
Phụ cấp Tổng Số tiền
Ký
nhận
SP
hoàn
thành
Đơn
giá
TLSP
Số tiền
1 Lê Công Sơn 315 18.000 5.670.000 500.000 6.170.000
2 Nguyến văn Mạnh 345 18.000 6.210.000 500.000 6.710.000
3 Bùi Mạnh Hải 302 18.000 5.436.000 500.000 5.936.000
4 Đặng Xuân Khoa 380 18.000 6.840.000 500.000 7.340.000
5 Phạm Văn Trường 365 18.000 6.570.000 500.000 7.070.000
… … … … …
Cộng 3.609 64.962.000 5.000.000 69.962.000
Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)
Ngày 30 tháng 04 năm 2013
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường ĐH Ngoại Thương
Bảng 3: Giấy đề nghị tạm ứng của bộ phận kinh doanh
Đơn vị : Mẫu số : 04 - TT
Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp
EVINA
Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 15/04/2013
Nợ TK: 334
Có TK: 111
Họ và tên người thanh toán: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Trưởng phòng tài vụ
Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương tháng 4 cho bộ phận kinh doanh
Số tiền: 62.596.800đ
Viết bằng chữ: (Sáu mươi hai triệu năm trăm chín mươi sáu nghìn tám
trăm đồng./.)
Đã nhận đủ số tiền: 62.596.800đ
Ngày 15/04/2013
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người nhận tiền
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên )
Bảng 4: Phiếu chi lương bộ phận kinh doanh
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường ĐH Ngoại Thương
Đơn vị : Mẫu số : 02 - TT
Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp
EVINA
Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU CHI
Ngày 15 tháng 04 năm 2013
Nợ TK: 334
Có TK: 111
Họ tên người nhận tiền : Nguyễn Thị Hương
Chức vụ : Trưởng phòng tài vụ
Lý do chi: trả lương kỳ 1 tháng 4 cho các bộ phận kinh doanh
Số tiền: 62.596.800đ
Viết bằng chữ: (Sáu mươi hai triệu năm trăm chín mươi sáu nghìn tám
trăm đồng./. ) kèm theo một chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền: 62.596.800đ
Ngày 15 tháng 04 năm
2013
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường ĐH Ngoại thương
Bảng 5: Bảng kê lương chi tiết bộ phận kinh doanh
Đơn vị: Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA
Bộ phận kinh doanh
Bảng kê chi tiết tiền lương
Tháng 04 năm 2013
Tên bộ phận
Các khoản thu nhập
Tạm ứng
lương
Các khoản trích theo lương
Tổng Lương
thực lĩnh
Lương Phụ cấp Tổng BHXH
7%
BHYT
1,5%
BHTN
1%
1 2 3 = 1+2 4 5 6 7 8 = 3-4-5-6-7
Bộ phận kinh
doanh ETC1
64.962.000 5.000.000 69.962.000 18.523.200 4.897.340 1.049.430 699.620 44.792.410
Bộ phận kinh
doanh ETC2
39.224.000 3.000.000 42.224.000 10.809.600 2.955.680 633.360 422.240 27.403.120
……. …….
……
……. ……. ……. ……. ……. …….
Cộng 187.192.000 11.300.000 198.492.000 62.596.800 13.894.440 2.977.380 1.984.920 117.038.460
Ngày 30 tháng 04 năm 2013
Thủ quỹ
(Ký tên, đóng dấu)
Người lập phiếu
(Ký tên, đóng dấu)
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường ĐH Ngoại thương
Bảng 6: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Đơn vị: Công ty Cổ phần Điện Công
nghiệp EVINA
Bộ phận:
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 04 năm 2013
STT
Ghi có TK
Đối tượng sử dụng
(ghi Nợ các TK)
TK 334 - Phải trả người lao động TK338 - Phải trả, phải nộp khác
TK 335
-
Chi phí
phải trả
Tổng
cộng
Lương
Các
khoản
khác
Cộng Có
TK 334
Kinh phí
CĐ
BHXH BHYT BHTN
Cộng Có TK
338
(3381,3382,
3383,3384)
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 TK 154 - CPSXKD dở dang
2 TK 641 - CP bán hàng 176.657.880 176.657.880 1.984.920 14.886.900 2.977.380 1.984.920 21.834.120 198.492.000
3 TK 642 - CP quản lý kinh doanh 41.617.500 41.617.500 465.000 3.255.000 697.500 465.000 4.882.500 46.500.000
4 TK 142 - CP trả trước ngắn hạn
5 TK 242 - CP trả trước dài hạn
6 TK 335 - Chi phí phải trả
7 TK 241 - XDCB dở dang
8 TK 334 - Phải trả người lao động
9 TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
…………………………………….
Cộng 218.275.380 218.275.380 2.336.920 17.149.440 3.674.880 2.336.920 26.716.620 244.992.000
Ngày 30 .tháng 04 năm 2013
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
Mẫu số 11 - LĐTL
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
Bảng 7: Chứng từ ghi sổ số 01 - 02
Đơn vị: Công ty Cổ phần Điện Công
nghiệp EVINA
Mẫu số: S02a – DN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày14/09/2006 của Bộ Trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:01
Ngày 15 tháng 04 năm 2013
Chứng từ
gốc
Diễn Giải
Số hiệu
Tài Khoản
Số tiền
SH NT Nợ Có
01/4 15/4 Thanh toán lương kỳ 1 cho CNV:
- Bộ phận kinh doanh 334 111 62.596.800
- Khối văn phòng 334 111 13.950.000
Cộng 76.546.800
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 15 tháng 04 năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị: Mẫu số: S02a – DN
Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
ngày14/09/2006 của Bộ Trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:02
Ngày 30 tháng 04 năm 2013
Chứng từ
gốc
Diễn Giải
Số hiệu
Tài Khoản
Số tiền
SH NT Nợ Có
02/4 30/4 Tính ra tiền lương phải trả trong tháng :
- Bộ phận kinh doanh 641 334 176.657.880
- Khối văn phòng 642 334 41.617.500
Cộng 218.275.380
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày30 tháng 04năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Từ Chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái từng tài khoản…
Bảng 8: Sổ Cái tài khoản 334 phải trả CNV
Đơn vị: Mẫu số: S02c1 - DN
Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ Trưởng BTC )
SỔ CÁI
Tên tài khoản: Phải trả công nhân viên
Ký hiệu tài khoản: 334
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương
Tháng 4 năm 2013
ĐVT: đồng
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
1 2 3 4 6 7 8
Dư đầu tháng
32.875.500
30/06 01 30/6 Thanh toán tiền lương kỳ 1 :
-Bộ phận kinh doanh 111 62.596.800
- Khối văn phòng 111 13.950.000
30/06 02 30/06 Tính ra tiền lương phải trả
trong tháng :
- Bộ phận kinh doanh 641 176.657.880
- Khối văn phòng 642 41.617.500
… … … … … … …
Cộng phát sinh 153.805.619 218.275.380
Dư cuối tháng 64.469.761
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 30 tháng 04năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại
thương
Đơn vị: Mẫu số: S02b - DN
Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ Trưởng BTC )
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm: 2013
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu Ngày, tháng
01 15/4 76.546.800
02 30/4
218.275.380
04 30/4 79.622.400
05 30/4 56.348.160
2.2. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Điện
Công nghiệp EVINA
2.2.1. Chứng từ sử dụng
Công ty Cổ phần Điện Công nghiệp EVINA sử dụng những chứng từ
sau:
Căn cứ vào các chứng từ như bảng chấm công, phiếu xác nhận
sản phẩm hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành, phiếu nghỉ dưỡng
BHXH…kế toán tiến hành tính lương, thưởng, trợ cấp phải trả cho NLĐ và
lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền thưởng và bảng thanh toán
BHXH.
- Bảng thanh toán lương là cơ sở thanh toán lương và phụ cấp
cho người lao động.
- Bảng thanh toán tiền thưởng là cơ sở xác định số tiền thưởng
mà NLĐ được hưởng. Khoản tiền thưởng này có tính chất thường xuyên.
- Bảng thanh toán BHXH là cơ sở thanh toán trợ cấp xã hội trả thay
lương cho người lao động.
- Phiếu thu, phiếu chi.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại
thương
2.2.2. Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác : Dùng để phản ánh các
khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội.
Kết cấu của tài khoản 338(Phải trả, phải nộp khác.)
Bên Nợ:
+ Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên
quan.
+ BHXH phải trả công nhân viên.
+ Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
+ Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.
+ Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511.
+ Các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có:
+ Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết ( chưa xác định rõ nguyên
nhân).
+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài
đơn Vị.
+ Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
+ BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương công nhân viên.
+ BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác.
Dư Có :
+ Số tiền còn phải trả, phải nộp khác.
SV: Trần Thị Lệ Mỹ - Lớp: TC1AKT
24