Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tich luy thang 3( 2010- 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.24 KB, 11 trang )

Qui trình ra đề kiểm tra môn Tiếng Anh THCS gồm có các bước sau đây:
1. Xác định mục tiêu bài kiểm tra
Đây là khâu quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Việc làm này giúp kiểm tra, đánh giá đúng tình hình học tập của học sinh mặt khác
tránh làm sai lệch qui trình dạy và học môn học. Có ba mức độ xác định mục tiêu
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh phải xuất phát từ mục tiêu dạy học môn
học. Nói khác đi, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa vào
mục tiêu dạy học chung của môn học ở THCS, đó là: (i) kiểm tra kĩ năng giao tiếp,
(ii) kiến thức ngôn ngữ và (iii) những hiểu biết về đất nước, con người và nền văn
hoá của các nước nói tiếng Anh.
1.2 Mục tiêu từng lớp
Đối với mỗi lớp học, mục tiêu kiểm tra, đánh giá phải dựa vào mục tiêu, yêu cầu cụ
thể của từng lớp.
1.3 Mục tiêu từng bài kiểm tra
Mục tiêu của mỗi bài kiểm tra cần được xác định theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tại
thời điểm kiểm tra. Nghĩa là người ra đề kiểm tra phải nắm được mục tiêu, yêu của
các kĩ năng cần đạt tại thời điểm kiểm tra ở mỗi lớp. Ví dụ khi xây dung bài kiểm tra
chủ điểm 1 của lớp 6, giáo viên cần xem xét:
(i) Mức độ nói của học sinh là: Greet people, Say goodbye, Identify oneself
and others, Introduce oneself and others,
(ii) Với kĩ năng đọc, giáo viên cần xác định học sinh: Listen to a monologue
or a dialogue of 40-60 words for general information,
(iii) với kĩ năng đọc học sinh cần: Read dialogues of 50-70 words for general
information.
(iv) với kĩ năng viết, học sinh cần: Write about yourself, your family or friends
within 40-50 words using suggested idea, words or picture cues.
2. Xác định nội dung bài kiểm tra
Nội dung kiểm tra cần bám sát mục tiêu và yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng
có trong chương trình môn học trước hoặc tại thời điểm kiểm tra. Khi xác định nội


dung bài kiểm tra, giáo viên cần thấy rõ 3 yếu tố quan trọng:
(i) Nội dung chủ điểm, chủ đề,
(ii) khả năng ngôn ngữ và
(iii) trọng tâm ngôn ngữ như đã nêu trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Ví dụ khi kiểm tra chủ điểm 1, tiếng Anh 9, giáo viên cần xác định:
2.1 Nội dung chủ điểm, chủ đề
Nội dung chủ điểm là chủ điểm cần xác định cho mỗi bài kiểm tra. Nội dung chủ đề
là chủ đề được đề cập trong bài kiểm tra. Ví dụ khi kiểm tra chủ điểm 1, tiếng Anh 9,
giáo viên cần xác định:
- Nội dung chủ điểm: Personal information
- Nội dung chủ đề: Friends, Clothing, Home village
2.2 Nội dung giao tiếp hay năng lực ngôn ngữ
Nội dung giao tiếp hay năng lực ngôn ngữ của chủ điểm 1, tiếng Anh 9 là:
Attainment targets

Speaking
Students will be able to:
- Make and respond to introductions
- Ask and respond to questions on personal preferences
- Ask for and give information about the geography
of one’s home country
- Talk about a picnic in the country
- Describe directions / locations

Listening
Students will be able to:
Listen to a monologue or a dialogue of 100-120 words
for general or specific information

Reading

Students will be able to:
Read a dialogue or a passage of 150-180 words for general or specific
information

Writing
Students will be able to:
- Write an argument letter with a frame using
suggested ideas or word cues
- Write an exposition of 80-100 words from picture and word
cues


2.3 Trọng tâm ngôn ngữ hay kiến thức ngôn ngữ
Trọng tâm ngôn ngữ của chủ điểm một gồm từ ngữ pháp và từ vựng (Grammar và
Vocabulary). Đó là:

Language focus*

Grammar:
- Tenses: past simple, past simple with wish, present perfect
- Used to
- The passive
- Prepositions of time
- Adverb clauses of result

Vocabulary:
- Words to describe the geography of a country: climats,
population, religions, languages, social customs, habits
- Words about clothing: types/ styles, colours, fashions, material,
designs

- Words to describe the country/ a trip to the country: natural
landscapes, location, direction, outing activities


Tham khảo phụ lục: Chuẩn kiến thức, kĩ năng từ lớp 6 đến lớp 9 THCS
3. Xác định cấu trúc bài kiểm tra
Mỗi loại bài kiểm tra có cấu trúc riêng. Cụ thể là:
- Bài kiểm tra nói (TL) là những câu hỏi trực tiếp liên quan đến chủ đề của bài học và
thường có các gợi ý về nội dung hoặc ngôn ngữ. Vì thời gian dành cho kiểm tra
miệng có hạn nên đơn vị kiểm tra thường là 5 ý.
- Đối với bài kiểm tra 15 phút (nghe- TNKQ, đọc- TNKQ, viết-TL) thời gian thường
dài hơn nên bài nghe và đọc nên có 5-10 đơn vị kiểm tra (thường là 10 đơn vị), bài
viết nên khoảng 5 ý cần viết.
- Đối với bài kiểm tra một tiết và học kì, mỗi bài kiểm tra có 4 nội dung: nghe-
TNKQ, đọc- TNKQ, viết-TL và kiến thức ngôn ngữ-TNKQ. Tuy nhiên, để đảm bảo
tính đa dạng hình thưc câu hỏi trong một bài kiểm tra (không phải cho một bài thi),
đôi khi có thể thiết kế loại câu hỏi tự luận (TL) thay cho loại câu hỏi tắc nghiệm
khách quan (TNKQ) trong nội dung nghe hiểu và đọc hiểu. Thời gian kiểm tra 45
phút cho 4 nội dung là ngắn nên các đợn vị kiểm tra mỗi bài ít hơn so với kiểm tra 15
phút. Cấu trúc bài thường là: nghe 5 đơn vị KT, đọc 5 đơn vị KT, viết 5 đơn vị KT và
ngôn ngữ 10 đơn vị KT.
Ta có thể có bảng tóm tắt sau:
Loại bài
kiểm tra
Loại hình Hình thức Đơn vị nội dung
KT
Kiểm tra
miệng
Nói TL 5
Kiểm tra 15

phút
Nghe
hoặc Đọc
hoặc Viết
TNKQ
TNKQ
TL
5-10
5-10
5
Kiểm tra 1
tiết hoặc
cuối học kì
+Nghe
+ Đọc
+ Viết
+ Kiến thức NN
TNKQ/TL
TNKQ/TL
TL
TNKQ
5
5
5
10

4. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ma trận đề kiểm tra cần được xác định trước khi soạn bài kiểm tra. Ma trận giúp
chúng ta hình dung loại bài kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng các nội dung kiểm
tra, mức độ yêu cầu của mỗi nội dung và số điểm cho các nội dung đó. Một ma trận

bài kiểm tra 1 tiết và học kì thường gồm một bảng có các cột dọc và ngang.
 Cột dọc chỉ các nội dung kiểm tra bao gồm kĩ năng hay kiến thức ngôn ngữ.
Có ba kĩ năng nghe, đọc viết và kiến thức ngôn ngữ cho bài kiểm tra 1 tiết hay
học kì.
 Các cột ngang chỉ (i) mức độ của các câu hỏi (nhận biết, thông hiểu hay vận
dụng), (ii) các loại câu hỏi trong mỗi mức độ (khách quan hay tự luận, (iii) số
câu hỏi cho mỗi nội dung (5 hay 10) và (iv) số điểm cho các câu hỏi đó.
 Cột dọc và cột ngang cuối cùng trong ma trận chỉ số câu hỏi và số điểm của
mỗi nội dung kiểm tra và tổng số câu hỏi và số điểm của cả bài.
Ví dụ: Thiết lập ma trận kiểm tra (2 chiều)

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TN TL TN TL TN TL

I. Listening



5
2,5



5
2,5
II. Reading

5


5

2,5 2,5
III. Language
focus
10
2,5

10
2,5
IV. Writing



5
2,5
5
2,5
Tổng 10
2,5
10
5,0
5
2,5
25
10

* Lưu ý:
- Chữ số phía trên bên trái trong mỗi ô là số lượng câu hỏi, chữ số ở góc phải phía dưới là
tụng số điểm cho các câu ở ô đó.

Chữ viết tắt: TN/TNKQ = Trắc nghiệm khách quan; TL = Tự luận
5. Đánh giá, cho điểm
Khi ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần lưu ý đến sự cân đối về
kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ trong các bài kiểm tra trong nội bộ mỗi bài
kiểm tra. Nói khác đi, việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phải
bao hàm cả bốn kỹ năng ngôn ngữ là nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ
là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Nếu tổng số phần kiểm tra là 100% thì tỷ lệ chung cho kiểm tra và đánh giá: nghe
20%, nói 20%, đọc 20%, viết 20% và kiến thức ngôn ngữ 20%. Loại bài kiểm tra và
số điểm như sau:
Loại bài
kiểm tra
Loại hình Hình thức
Đơn vị nội
dung KT
Số điểm
KT miệng Nói TL 5 10
KT 15 phút Nghe
hoặc Đọc
hoặc Viết
- TNKQ
- TNKQ
- TL
5-10
5-10
5
10
10
10
KT 45 phút

và cuối học kì
Nghe
+ Đọc
+ Viết
+ Kiến thức NN
- TNKQ/TL +
- TNKQ/TL +
- TL +
- TNKQ/TL
5
5
5
10
2,5
2,5
2,5
2,5
6. Xác định hình thức bài kiểm tra
Khi thiết kế bài kiểm tra, đặc biệt các bài kiểm tra 1 tiết và cuối
học kì, cần lưu ý một số vấn đề như:
 Cần nêu rõ thời gian làm bài và điểm cho mỗi bài tập.
 Bài kiểm tra cần có cấu trúc rõ ràng, nên theo trật tự: nghe, đọc, kiến thức ngôn
ngữ và sau cùng là viết.
 Tiêu đề mỗi bài tập cần ngắn gọn, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
 Lời cho bài nghe tốt nhất là được ghi âm sẵn. Nếu không được ghi âm, giáo viên
phải đọc lời bài nghe chính xác và với tốc độ bình thường. Trong trường hợp đó
nên tránh soạn bài nghe dạng đối thoại để không nhầm lẫn giữa các vai khi đọc.
 Nên yêu cầu học sinh làm bài vào ngay bài kiểm tra để tránh phải chép lại bài
tập hoặc bài làm.
Cần lưu ý: Khi xây dựng bài kiểm tra 45 phút và kiểm tra cuối học kỳ, GV chú ý đến

bốn yếu tố cơ bản:

(i) Xác định mục tiêu bài kiểm tra (mục tiêu nghe, đọc, viết, kiến thức ngôn ngữ)
(ii) Xây dựng ma trận cho bài kiểm tra (chủ đề, mức độ, biểu điểm)
(iii) Biên soạn nội dung bài kiểm tra (nghe, đọc, viết, kiến thức ngôn ngữ)
(iv) Đáp án và hướng dẫn chấm

Cao ốc Empire State - Kiến trúc đầu tiên có hơn 100 tầng lầu
15:02 - 23/9/2010 | 335 Lượt xem | 0 Bình chọn
NTO - Empire State Building là tên gọi của được lấy từ “nickname” của tiểu bang New York là
Empire State (Tiểu Bang Ðế Vương). Empire State Building được xây từ năm 1929 đến 1931 thì
hoàn tất gồm 102 tầng nếu tính luôn mái nhà cao 381m và bên trên mái có những giàn ăng ten gắn
vào một tháp nhọn như cây kim vừa làm cột thu lôi, nếu tính luôn chiều cao kim nhọn là 443,2m.
EmpireState Building từng là tòa cao ốc cao nhất thế giới thời ấy qua mặt Chrysler Building cao
319m xây trước đó một năm. Ðến năm 1972 cao ốc phía Bắc của World Trade Center hoàn tất
Empire State Building mới xuống hạng nhì.
Cao ốc Empire State
Tầng ngắm cảnh của Empire State Building nằm trên tầng lầu 86 mở cửa cho công chúng vào xem
mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 2 giờ khuya. Tầng ngắm cảnh chánh ở độ cao 320m được lên bằng
thang máy có 4 bề được bao bọc bằng kính để nhìn xuống cảnh đẹp huy hoàng của thành phố. Tầng
này có hệ thống điều hòa nhiệt độ trong Mùa Ðông cũng như Mùa Hè. Du khách có thể bước ra bên
ngoài trời, nơi đây có ống dòm cực mạnh nhưng phải trả một lệ phí nhỏ.
Empire State Building do William F. Lamb thiết kế và bắt đầu khởi công xây dựng từ ngày
22/1/1930 với một đội ngũ nhân công 3.400 người đa số di dân đến từ Âu Châu, có cả hàng trăm
thợ sắt người da đỏ bộ lạc Mohawks đến từ Kahnawake (vùng bảo tồn người da đỏ) gần Montréal,
Canada.
Empire State được xây một phần để thi đua nhằm đoạt danh hiệu “Building cao nhất thế giới” tranh
đua với hai building khác: một ở số 40 Wall Street và tòa nhà Chrysler Building đang xây gần xong
trước khi Empire State Building khởi công. Chrysler Building hoàn tất chiếm danh hiệu được gần
một năm thì Empire State Building cũng xong và qua mặt.

Đỉnh của Cao ốc Empire State
Khi thiết kế trên nóc bằng của tầng 102 dự trù là bãi đáp của khinh khí cầu (Dirigible), người ta
dành một đường thang máy riêng để đưa du khách từ tầng ngắm cảnh 86 lên tầng 102. Sau nhiều
lần thí nghiệm thấy nguy hiểm vì gió mạnh nên phải bãi bỏ và sau đó một giàn tháp ăng ten truyền
thanh được dựng lên từ 1953.
Hiện nay có hàng chục ăng ten, dĩa phát sóng của hàng chục cơ quan truyền thông gắn chi chít trên
ngọn tháp. Khi hai tòa nhà World Trade xây xong cao hơn Empire State Building một số đài
thường bị nhiễu sóng nên nhiều ăng ten đã chuyển sang gắn bên World Trade Center và sau biến cố
khủng bố 2001 họ dời lại về Empire State Building.
Cao ốc Empire State là kiến trúc đầu tiên có hơn 100 tầng lầu, nó có 6.500 cửa sổ, 73 thang máy và
1.860 bậc thang từ mặt đất lên đến tầng 103. Diện tích bên trong là 257,211m². Có tất cả hơn 1.000
cơ sở thương mại tọa lạc trong đó với một “zip code” bưu điện riêng là 10118.
Năm 2007 có khoảng 21.000 nhân viên mỗi ngày làm việc trong tòa nhà. Tòa Empire State
Building được công nhận là Di Tích Lịch Sử Quốc Gia.
Hãy hình dung một tháp xây dựng bằng vật liệu mềm như cao su mút, với độ nghiêng chầm chậm và chắc chắn
tăng dần đến mức sắp sửa ngã. Khối xây dựng trong tháp dễ vỡ đến mức ứng suất tạo ra do độ nghiêng gia tăng
đang đến gần giới hạn độ bền của vật liệu - nó có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Sự rối loạn phát sinh từ sự phun vữa
hay sự chống đỡ tạm thời tường để gia cố chân móng ở cạnh nhô ra ngoài sẽ là nguyên nhân khiến tháp đổ, trong khi sự
chống đỡ bằng cột hay kéo bằng cáp sẽ gây ra sự sụp đổ của khối xây. Đây chính là hình ảnh chính xác của tình
trạng hạn chế của Tháp nghiêng Pisa, với sự ổn định thể hiện sự thách thức kỹ thuật xây dựng ở mức cao nhất.
Tháp nghiêng Pisa không chỉ là nơi thu hút một số du khách cáu kỉnh, mà tháp chính là hòn ngọc kiến trúc và mãi là
một trong những công trình tưởng niệm quan trọng nhất của châu Âu thời Trung cổ cho dù tháp không nghiêng đi nữa.
Tọa lạc ở Piazza del Duomo, tháp chỉ là một bộ phận của khu phức hợp gồm 4 công trình màu trắng bóng quan trọng,
gồm thánh đường (Duomo), tháp chuông (campanile - tháp nghiêng), phòng Rửa tội và nghĩa trang (Camposanto).
Cũng như các công trình khác ở Piazza, tháp chuông dự định thể hiện sự tự hào và vinh quang đời thường của nhà nước
thành bang Pisa thịnh vượng, nên tháp mới có vẻ đẹp độc đáo và bí ẩn như thế.
Chi tiết xây dựng
Tháp gồm 8 tầng cao 58,4m; trọng lượng 14.500 tấn; móng khối xây có đường kính 19,6m; với chiều sâu tối đa 5,5m
bên dưới cao trình mặt đất. Móng nghiêng về hướng Nam 5,5 độ so với phương nằm ngang, do đó tầng thứ 7 nhô ra
ngoài 4,5m so với tầng thứ nhất. Công trình xây theo hình dạng của một hình trụ rỗng với các dãy cột bao quanh. Mặt

trong và ngoài của hình trụ đều ốp bằng cẩm thạch mối nối rất khít khao, nhưng vật liệu giữa các lớp ốp ngoài này chỉ
toàn là vữa và đá nên phát hiện có nhiều lỗ rỗng rộng bên trong. Một cầu thang xoáy ốc dẫn lên đỉnh tháp nằm bên
trong vách.
Cảnh chụp thánh đường Pisa, cùng với tháp nghiêng phía sau
Lớp đất dưới gồm ba lớp dễ phân biệt. Lớp A dày khoảng 10m, gồm lớp trầm tích bùn xốp hay thay đổi dưới một chỗ
nước nông cách đây chưa đầy 10.000 năm. Lớp B là đất sét biển, xốp, yếu nằm bên dưới cách đây khoảng 30.000 năm,
sâu đến 40m. Lớp C là cát đặc với độ sâu đáng kể. Nước ngầm nằm ở lớp A có độ sâu từ 1m và 2m. Nhiều lỗ khoan đất
xung quanh và ngay cả ở bên dưới, tháp cho thấy bề mặt của lớp B có dạng hình đĩa do trọng lượng của tháp phía trên,
qua đó có thể suy luận độ lún trung bình của tháp từ 2,5 - 3m, cho thấy đất phía dưới có thể bị nén đến mức nào.
Tổ chức xây dựng thư viện câu hỏi và ma trận đề kiểm tra
I. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THEO CHUẨN KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG
Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một
chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một lớp học, một cấp học. Để ra được một đề
kiểm tra đạt yêu cầu cần đảm bảo được quy trình tối thiểu gồm 5 bước sau đây:
Bước 1:
Xác định mục tiêu, phạm vi, mô tả yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra theo các cấp độ (từ dễ đến
khó).
GV (hoặc tổ chuyên môn) phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kỹ năng được qui định
trong Chương trình GDPT của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các cấp độ của tư duy. Đó là
các kiến thức khoa học và cả phương pháp nhận thức chúng, các kỹ năng và khả năng vận dụng vào
thực tế, những thái độ, tình cảm đối với khoa học và xã hội.
- Cấp độ 1: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết hoặc câu hỏi yêu cầu
về kỹ năng đạt ở mức độ bắt chước làm được một việc đã học, có thái độ tiếp nhận. HS học xếp
loại lực yếu dễ đạt được điểm tối đa trong phần này.
Nội dung thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự
kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung.
Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 1 có thể quy về nhóm động từ: nhận biết được, nêu được,
phát biểu được, viết được, liệt kê được, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được, …
- Cấp độ 2: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu hoặc câu hỏi yêu

cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc đã học, có thái độ đúng mực. HS
xếp loại học lực trung bình dễ đạt được điểm tối đa trong phần này.
Nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng
này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp
theo nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ quả.
Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, trình bày được,
mô tả được, diễn giải được,…
- Cấp độ 3: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cơ bản, những câu
hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic,
phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng. HS xếp loại học lực khá dễ đạt được điểm tối
đa trong phần này.
Nội dung thể hiện ở việc sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã
học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học.
Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận dụng được, giải thích
được, giải được bài tập, làm được…
- Cấp độ 4: Đó là những câu hỏi về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng nâng cao, những câu hỏi yêu
cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân HS đòi
hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin
tưởng. HS xếp loại học lực giỏi dễ đạt được điểm tối đa trong phần này.
Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu
thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện
đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể
hiện ở việc so sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận
điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra
tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo.
Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 4 có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh
được, giải thích được, giải được bài tập, suy luận được, thiết kế được…
Sự phân loại các cấp độ là tương đối, phụ thuộc vào đặc trưng của từng môn học và đối tượng HS.
Đó là các mức độ yêu cầu về kiến thưc, kỹ năng cần đạt của chương trình GDPT.
Chú ý: Những câu hỏi liên quan đến các kiến thức về lý thuyết thường ở cấp độ 1, cấp độ 2. Những

câu hỏi liên quan đến bài tập, thực hành thường ở cấp độ 3, cấp độ 4. Những câu hỏi, bài tập ở cấp
độ 4 thường liên quan đến sự vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng tổng hợp trong phạm vi kiểm tra
chẳng hạn như những câu hỏi cần vận dụng các mức cao của tư duy để xử lí tình huống, giải quyết
vấn đề, những câu hỏi vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn như các kỹ năng sống,
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành, kỹ năng giải thích các sự vật hiện tượng cũng như ứng dụng
trong thế giới tự nhiên, những câu hỏi liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai … (tùy theo
môn học)
Bước 2: Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra
- Tổ chuyên môn (hoặc người ra đề) căn cứ vào sự mô tả yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng trong phạm vi cần kiểm tra trong chương trình GDPT ở bước 1 để đưa vào ma
trận.
- Căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đối tượng HS và tỉ lệ lượng kiến thức, kỹ năng ở các cấp độ để
quyết định điểm số và thời gian kiểm tra cho mỗi cấp độ sao cho đảm bảo phân hóa được các đối
tượng HS trong quá trình đánh giá. GV có thể sử dụng nhiều thang điểm (chẳng hạn thang 100
điểm, thang 50 điểm,…), nhưng khi chấm xong bài kiểm tra được quy đổi ra thang 10 điểm theo
nguyên tắc làm tròn qui định trong quy chế.
Post added at 00:20 Previous post was at 00:18
- Căn cứ vào điểm số, thời gian kiểm tra để quyết định số lượng chuẩn KTKN cần kiểm tra cho mỗi
cấp độ. Số lượng chuẩn KTKN và thời gian phụ thuộc vào đối tượng HS và chất lượng câu hỏi.
- Mỗi một phương án kiểm tra (chẳng hạn như tự luận, trắc nghiệm khách quan, hay phối hợp tự
luận với trắc nghiệm khách quan) thì xây dựng được một khung ma trận đề kiểm tra.
Bước 3: Biên soạn thư viện câu hỏi và ra đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kỹ năng
– Ở bước này GV, tổ chuyên môn (người ra đề) cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm
tra để biên soạn câu hỏi. Số lượng câu hỏi ở mỗi cấp độ phải đảm bảo phủ kín kiến thức, kỹ năng
cần kiểm tra. Các câu hỏi trong mỗi cấp độ là tương đương nhau về điểm số.
GV cần tập trung biên soạn đầy đủ các câu hỏi ở các cấp độ cao (như cấp độ 3, cấp độ 4) nhằm
kiểm tra được sự vận dụng sáng tạo của HS. Đây chính là các câu hỏi thuộc nội dung ôn tập.
Tùy theo đặc trưng của môn học mà tổ chức biên soạn câu hỏi dạng tự luận hay trắc nghiệm. GV
cần căn cứ vào lượng kiến thức, kỹ năng trong câu hỏi, mức độ tư duy cũng như độ khó của câu hỏi

(so với HS trung bình) để xác định thời gian thực hiện trung bình của câu hỏi.
- Căn cứ vào khung ma trận đề kiểm tra và số lượng các dạng câu hỏi ở các cấp độ khác nhau được
chọn ở bước 2 người ra đề (hoặc cho máy tính bốc ngẫu nhiên) tuyển lựa câu hỏi trong Thư viện
câu hỏi.
- Ứng với mỗi phương án và mỗi cách tuyển lựa ta có một đề kiểm tra. Nếu Thư viện càng nhiều
câu hỏi thì ta thu được nhiều bài kiểm tra có chất lượng tương đương. Khi ra đề cần tránh kiểm tra
quá nhiều nội dung trong một thời lượng quá ít.
- Biên soạn và hoàn thiện đề kiểm tra về thể thức cũng như nội dung.
Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra
- Căn cứ vào đề kiểm tra và ma trận đề kiểm tra để xây dựng đáp án và biểu điểm. Tùy theo dạng
đề và loại hình mà quy định điểm cho mỗi câu hỏi. Đối với câu tự luận, căn cứ vào chuẩn kiến thức,
kỹ năng cần kiểm tra để chia thành các ý cho thích hợp.
- Thang điểm là 10 điểm cho toàn bài, mỗi ý hoặc câu hỏi có thể có giá trị điểm nhỏ nhất là 0,25
điểm. Có thể có thang điểm khác nhưng khi chấm xong đều phải qui đổi ra thang 10 điểm.
- Cần chú ý đến nguyên tắc làm tròn số khi cho điểm toàn bài. Thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2,
…, 10 điểm (có thể có điểm thập phân được làm tròn tới một chữ số sau dấu phẩy) theo quy chế
của Bộ GDĐT (QĐ 40/2006/BGDĐT ngày 05/10/2006).
Bước 5: Thẩm định và niêm phong đề kiểm tra, đáp án
- Tùy theo tính chất và mục tiêu kiểm tra mà có tổ chức đọc rà soát hoặc thẩm định đề kiểm tra, đáp
án.
- Hoàn thiện, niêm phong và bảo quản đề kiểm tra, đáp án.
Việc đọc phản biện, thẩm định, niêm phong, bảo quản đề kiểm tra phải tuân theo các qui định hiện
hành về thi cử.
Read more: />t=16533&page=1&s=4b2f4dcfcf78882c1fd90e0e2bf25a19#ixzz1Hu6AQRtg

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×