Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án HĐGDNGLL lớp 11_HK1 (FULL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.75 KB, 17 trang )

HĐNGLL 11_HKI
Ngày dạy: 19/8 – 24/8/2013 (11c1) Tuần: 1
Tiết: 01 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 9
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN
VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
Hoạt động 1 THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP, RÈN
LUYỆN CỦA NĂM HỌC CUỐI CÙNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Nắm vững kế hoạch học tập, rèn luyện năm học cuối cấp ở THPT.
2. Về kĩ năng
- Xây dựng được kế hoạch học tập và rèn luyện một cách khoa học, hợp lí, phù hợp với đặc điểm
của năm học cuối cấp; biết lựa chọn ngành nghề và mục tiêu phấn đấu cho tương lai.
3. Về thái độ (nếu có)
- Tích cực chủ động, tự giác hơn trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong kì thi tốt nghiệp
và tham gia thi vào các trường: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề nếu có đủ điều
kiện.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ LIÊN QUAN
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về kế hoạch học tập và rèn luyện năm học cuối cùng của bản thân.
- Kĩ năng đặt mục tiêu xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thảo luận.
- Làm thế nào để …
- Trình bày 1 phút.
IV. PHƯƠNG TIỆN
Chuẩn bị các tài liệu có liên quan như:
- Kế hoạch cụ thể trong năm học của nhà trường: thời gian bắt đầu, kết thúc năm học, thời gian thi
học kì, thi tốt nghiệp.
- Những công việc cụ thể phải làm trong năm học lớp 12: thi tốt nghiệp, lựa chọn ngành nghề, đăng
kí dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, TCCN hay dạy nghề phù hợp với khả năng của bản thân.
- Chỉ tiêu phấn đấu của trường.


- Tỉ lệ đậu tốt nghiệp, đại học, cao đẳng ở các năm học trước…
- Những chế độ, chính sách ưu tiên.
- Kinh nghiệm ôn tập, luỵên thi một số môn.
V. TIẾN TRÌNH
1. Khám phá (Mở đầu)
- Giới thiệu sơ bộ về kế hoạch năm học.
- Yêu cầu học sinh nêu những công việc cần phải làm của năm học cuối cấp.
2. Kết nối (Phát triển)
Hoạt động 1: THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP, RÈN LUYỆN CỦA NĂM HỌC CUỐI.
- Giáo viên chủ nhiệm nêu những vấn đề để học sinh suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến thảo luận trước lớp.
- Đại diện các tổ phát biểu ý kiến của mình về vấn đề này. Sau đó lớp thảo luận chung về nội dung
này. Thư kí ghi tất cả các ý tranh luận để tổng hợp thành một nội dung thống nhất.
- Giáo viên chủ nhiệm là người phát biểu cuối cùng trên cơ sở các ý kiến của học sinh trong lớp.
1-
HĐNGLL 11_HKI
Hoạt động 2. BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ
- Các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị sẽ được trình bày trước lớp.
Hoạt động 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC
Mỗi cá nhân học sinh tự xây dựng cho mình một bản kế hoạch học tập, rèn luyện trong thời gian 5
phút. Sau đó gọi một vài học sinh trình bày 1 phút về dự thảo kế hoạch của mình.
3.Thực hành/luyện tập
Hoạt động 4. THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ CHỦ QUAN, KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG
TỚI VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
- Giáo viên nêu một số vấn đề về tình hình thực tế hiện nay có thể ảnh hưởng tới việc thực kế hoạch
kế hoặc năm học để các em thảo luận.
- Học sinh thảo luận về mặt tích cực và tiêu cực của các vấn đề đó theo suy nghĩ của các em.
- Giáo viên giám sát các hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết.
4. Vận dụng
- Giáo viên đề nghị học sinh về nhà tiếp tục hoàn thiện bản kế hoạch của mình. Học sinh viết bản
thu hoạch về những hiểu biết mà các em mới thu nhận được.

- Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình sau khi đã tham gia buổi thảo luận và nghe ý kiến của các
bạn trong buổi hoạt động này.
VI. TƯ LIỆU
1. Kế hoạch năm học của sở GD & ĐT. (Theo công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học)
2. Kế hoạch năm học của trường. (Văn bản của trường)
3. Bảng tỉ lệ đậu tốt nghiệp các năm học trước. (Theo tài liệu công bố của trường)
4. Chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường đại học năm học vừa qua, tỉ lệ chọi (Lấy tài liệu trên
mạng)
VII. RÚT KINH NGHIỆM




Ngày dạy: 02/09 – 07/09/2013 (11c1) Tuần: 3
Tiết: 02 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 9
Hoạt động 2 DIỄN ĐÀN “VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Hiểu rõ trách nhiệm ,nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Về kĩ năng
- Xác định được vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: đó là phải
tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện để có những tri thức đáp ứng được những yêu cầu của
đất nước trong thời kì mới.
3. Về thái độ (nếu có)
- Biết định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực của bản thân và những yêu cầu của xã hội
để sau này có thể đóng góp cho đất nước.
2-
HĐNGLL 11_HKI

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ LIÊN QUAN
- Kĩ năng tự tin khi tham, gia diễn đàn.
- Kĩ năng phản hồi/lắng nghe tích cực ý kiến người khác trên diễn đàn.
- Kĩ năng quản lí thời gian khi trình bày ý kiến của mình trước lớp.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỰ DỤNG
- Biểu đạt sáng tạo.
- Tranh luận.
- Viết tích cực.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- Định hướng chủ đề và gợi ý cho học sinh những vấn đề có liên quan đến hoạt động.
- Hình ảnh về hoạt động của thanh niên tham gia công cuôc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ
đồng bào …
V. TIẾN TRÌNH
1. Khám phá
- Khởi động bằng trò chơi ô chữ:
*MC: Khi nói về vai trò của thanh niên trong xã hội, chúng ta đã nghe rất nhiều những câu nói, sau
đây là một câu nói tiêu biểu:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hội”. Bạn hãy cho biết: Câu nói trên của ai?
Ô chữ gồm 9 chữ cái:
- Gợi ý 1: Ông vừa là nhà hoạt động cách mạng vừa là nhà thơ lớn của dân tộc.
- Gợi ý 2: Tên ông được đặt cho một thành phố lớn ở nước ta.
- Gợi ý 3: Là tác giả của tập thơ “Nhật kí trong tù”.
* MC khẳng định lại tác giả của câu nói trên của Hồ Chí Minh, sau đó tặng quà cho cá nhân giải
đáp được ô chữ.
2. Kết nối
Hoạt động 1: THẢO LUẬN
“VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG
“VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG



NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”
Thảo luận để thấy được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận.
- Động viên các bạn tự do phát biểu ý kiến của mình, có thể tranh luận khi cần thiết.
- Người điều khiển tổng hợp ý kiến trình bày của các nhóm và đi đến kết luận theo hướng bác bỏ ý
kiến trên.
- Với các câu hỏi khó có thể hỏi giáo viên.
Hoạt động 2: CHƯƠNG TRÌNH VUI VĂN NGHỆ
- Dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
- Trình diễn các tiết mục văn nghệ.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt động 3. THI HÙNG BIỆN
* MC nêu nội dung hùng biện:
Câu 1: Thanh niên học sinh phải có hoài bão lớn.
Câu 2: Thanh niên học sinh phải có sức khỏe.
Câu 3: Thanh niên học sinh phải xây dựng cho mình lí tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng.
3-
HĐNGLL 11_HKI
Câu 4: Thanh niên học sinh phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khác là lực
lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* MC nêu thể lệ cuộc thi:
- Mỗi đội cử đại diện bốc thăm một câu hỏi, suy nghĩ và trả lời trong vòng 5 phút. Ngoài ra còn
phải trả lời thêm một câu hỏi do các nhóm đặt ra.
- Nếu vượt quá thời gian qui định thì sẽ bị trừ điểm (mỗi phút trừ 1 điểm). Điểm tối đa cho phần
này là 10 điểm)
- Sau khi các đội trả lời xong, ban giám khảo chấm điểm và chọn ra một đội có số điểm cao nhất
để phát thưởng.
* MC mời ban giám khảo nhận xét. Sau đó phát thưởng cho đội đạt điểm cao.

4. Vận dụng
- Giáo viên đề nghị học sinh về nhà tìm hểu thêm về vai trò của thanh niên tranh công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Viết bài thu hoạch về những những hiểu biết mới mà các em thu nhận được.
- Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình sau khi đã được tham gia thảo luận và nghe ý kiến của
các bạn trong buổi hoạt động này.
VI. TƯ LIỆU Gợi ý một số câu hỏi thảo luận
- Có người cho rằng: “Mặc dù học sinh phổ thông thuộc lứa tuổi thanh niên nhưng họ không có vai
trò gì trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, vì họ chưa có đóng góp gì cho xã
hội”, bạn có suy nghĩ gì về ý kiến trên ?
- Dù là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng ta vẫn thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của
họ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo bạn, đó là vai trò và trách nhiệm gì
của học sinh ?
- Từ những vấn đề thảo luận trên, bạn nghĩ gì về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay ?
- Các đoạn phim tư liệu về thanh niên tham gia các hoạt động xây dựng và giúp dân để chiếu qua
màn ảnh rộng.
VII. RÚT KINH NGHIỆM




Ngày dạy: 16/09 – 21/09/2013 (11c1) Tuần: 5
Tiết: 03 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 10
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Hoạt động 1 THI TÌM HIỂU VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Nêu được một số điều cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Về kĩ năng
- Biết vận dụng những hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình trong cuộc sống, trong giải quyết

những vấn đề bất bình đẳng giới.
3. Về thái độ (nếu có)
- Tích cực chấp hành và có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt Luật Hôn
nhân và gia đình.
4-
HĐNGLL 11_HKI
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ LIÊN QUAN
- Kĩ năng tìm kiến và xử lí thông tin trong các điều Luật Hôn nhân và gia đình.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về Luật Hôn nhân và gia đình và thực hiện Luật.
- Kĩ năng phản hồi / lắng nghe tích cực ý kiến các bạn trong các hoạt động thi tìm hiểu Luật Hôn
nhân và gia đình.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỰ DỤNG
- Nhóm nhỏ.
- Hoàn tất một nhiệm vụ.
- Biểu đạt sáng tạo.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Một số câu hỏi, trả lời về Luật Hôn nhân và gia đình.
- Một số điều khoản trong Luật Hôn nhân và gia đình.
- Thang điểm và thể lệc hấm điểm.
- Giấy A
0
, bút dạ viết bảng.
- Các thể ghi điểm của ban giám khảo.
- Các thẻ A, B, C, D để các đội lựa chọn đáp án.
V. TIẾN TRÌNH (4 giai đoạn)
1. Khám phá
- Mở đầu cuộc thi, người điều khiển hỏi cả lớp xem các bạn đã biết gì về Luật Hôn nhân và gia đình
- HS trả lời.
- Người điều khiển ghi bảng nhửng câu trả lời của học sinh và giới thiệu vào phần thi tìm hiểu về

Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Kết nối (Phát triển) Hoạt động 1. ĐỘI NÀO NHANH HƠN
- Người điều khiển chia lớp thành các đội và yêu cầu các đội chuẩn bị trả lời câu hỏi về Luật Hôn
nhân và gia đình.
- Người điều khiển giới thiệu thang điểm và thể lệ chấm điểm cho phần thi “Đội nào nhanh hơn”.
- Người điều khiển lần lượt nêu câu hỏi, mỗi đội có suy nghĩ 10 giây cho mỗi câu hỏi.
- Đội nào có tín hiệu trước sẽ cử đại diện trình bày.
- Nếu câu trả lời chưa đúng thì đội tiếp theo sẽ được trả lời.
- Ban giám khảo chấm điểm.
- Thư kí tổng hợp điểm phần thi.
Hoạt động 2: ĐỘI NÀO ĐÚNG HƠN
- Người điều khiển yêu cầu các đội giữ nguyên đội hình ở phần thi “Đội nào nhanh hơn” để chuyển
sang phần thi “Đội nào đúng hơn”.
- Người điều khiển giới thiệu thang điểm và thể lệ chấm điểm cho phần thi “Đội nào đúng hơn”.
- Người điều khiển lần lượt đọc các câu hỏi, từng đội lựa chọn phương án trả lời đúng cho đội mình
và giơ kết quả lựa chọn.
- Ban giám khảo yêu cầu từng đội giải thích về phương án lựa chọn của đội và công bố phương án
đúng và nhận xét.
- Ban giám lkhảo công bố điểm cho từng đội sau mỗi câu trả lời.
- Thư kí tổng hợp điểm của cá hai phần thi.
3. Thực hành/luyện tập Hoạt động 3. XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
5-
HĐNGLL 11_HKI
- Người điều khiển chia lớp thành 4 nhóm (tương đương 4 tổ), phát cho mỗi nóm một tình huống có
liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình.
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 3-5 phút, vận dụng những hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia
đình để giải quyết tình huống.
- Người điều khiển kết luận về việc các nhóm đã giải quyết vấn đề về Luật Hôn nhân và gia đình.
4. Vận dụng
- Người điều khiển nhắc nhở học sinh cả lớp về nhà vận dụng những hiểu biết của mình về Luật

Hôn nhân và gia đình để chia sẻ thông tin với anh, chị, bố mẹ, ông bà và người thân trong gia đình,
những người hàng xóm, để có thể thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình.
VI. TƯ LIỆU
Một số câu hỏi và trả lời về các chủ đề có liên quan về Luật Hôn nhân và gia đình như:
Câu 1: Luật Hôn nhân và Gia đình do Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày, tháng, năm nào?
Trả lời: 29/12/1986 gồm 10 Chương 7 điều
Câu 2: Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 9 kỳ họp thứ VII thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình
mới vào ngày tháng năm nào? Trả lời: 09/06/2000
Câu 3: Hiện nay theo Luật Hôn nhân và Gia đình qui định độ tuổi kết hôn đối với nam và nữ là bao
nhiêu? Trả lời: Nam 20 tuổi; Nữ 18 tuổi
Câu 4: Kết hôn là gì? Tảo hôn là gì? Tảo hôn vi phạm điều nào của Luật hôn nhân và gia đình?
Trả lời: Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp Luật về điều kiện kết
hôn và đăng kí kết hôn
Câu 5: Thế nào là bạo hành gia đình?
Trả lời: Là cách đối xử giữa các thành viên trong gia đình trái với đạo lý và qui định của Pháp Luật.
Câu 6: Con cái có nghĩa vụ và quyền gì trong gia đình?
Trả lời: Con cái có bổn phận yếu quí, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời
khuyên đúng của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền
chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Câu 7: Thế nào là tình yêu chân chính?
Trả lời: Là tình cảm của hai người khác phái cảm thấy có nhu cầu gắn bó với nhau để sống tự nguyện
hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Đó là tình cảm cao nhất trong quan hệ nam nữ.
Câu 8: Ở lứa tuổi học đường có nên yêu không? Nếu có, chúng ta phải làm thế nào để có tình yêu
đẹp?
VII. RÚT KINH NGHIỆM




Ngày dạy: 30/09 – 05/10/2013 (11c1) Tuần: 7

Tiết: 04
Hoạt động 2 TIỂU PHẨM VỀ TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Nâng cao hiểu biết về tình bạn, tình yêu, về sự bình đẳng giới; có quan niệm đúng đắn trong tình
bạn và tình yêu. Hiểu được tình yêu là cơ sở quan trọng của hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
2. Về kĩ năng
- Biết lắng nghe ý kiến của gia đình, thầy cô và bạn bè cũng như biết cách phòng tránh những điều
bất lợi cho bản thân trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. Biết phân biệt được sự
khác nhau giữa tình yêu chân chính và tình yêu ngộ nhận.
3. Về thái độ
6-
HĐNGLL 11_HKI
- Tôn trọng, giúp đỡ nhau trong tình bạn trong sáng, lành mạnh. Có thái độ rõ ràng, dứt khoát
trước những biểu hiện không lành mạnh trong các quan hệ tình bạn, tình yêu.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ LIÊN QUAN
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng khi trình bày tiểu phẩm.
- Kĩ năng tự tin khi tham gia tiểu phẩm.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỰ DỤNG
- Thảo luận.
- Đóng vai.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc một số tình huống có vấn đề phù hợp với nội dung hoạt động để học
sinh thảo luận xây dựng tiểu phẩm.
- Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh tìm hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến tình bạn, tình
bạn khác giới, tình yêu.
V. TIẾN TRÌNH
1. Khám phá
- Người điều khiển đề nghị một học sinh hát một bài hát về tình yêu.
- Người điều khiển giới thiệu nội dung của hoạt động hôm nay và đề nghị cả lớp tích cực tham gia

phát biểu ý kiến khi được hỏi.
2. Kết nối
Hoạt động 1. TRÌNH BÀY TIỂU PHẨM
- Người điều khiển cho các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày tiểu phẩm.
- Các nhóm trình diễn phần tiểu phẩm của mình.
- Sau mỗi tiểu phẩm, các học sinh trong lớp nhận xét, rút ra ý nghĩa và bài học cho bản thân.
Hoạt động 2. VUI VĂN NGHỆ
Chương trình văn nghệ được trình diễn dưới sự điều khiển của ban văn nghệ lớp. Các tiết mục văn
nghệ đã được chuẩn bị lần lượt lên biểu diễn.
3.Thực hành/luyện tập
Hoạt động 3. THẢO LUẬN NHỮNG CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG VỀ TÌNH BẠN,
TÌNH BẠN KHÁC GIỚI, TÌNH YÊU
- Người điều khiển thảo luận mời đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi và tình huống thảo luận.
- Các nhóm thảo luận và cử người trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Người điều khiển tổng kết, thống nhất các ý kiến, đi đến kết luận chính thức, nếu còn thắc mắc
hoặc chưa thống nhất được thì mời giáo viên giải đáp.
4. Vận dụng
- Cả lớp cùng thảo luận đề tài các bạn học sinh và phụ huynh quan tâm: Ở lứa tuổi học sinh có nên yêu
hay không yêu ? Tại sao ?
- Giáo viên đề nghị học sinh cần có quyết định đúng và rõ ràng về tình bạn, tình yêu, tránh ảnh hưởng
đến công việc học tập hiện nay và tương lai của các em.
VI. TƯ LIỆU
- Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh tìm hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến tình bạn, tình
bạn khác giới, tình yêu như:
+ Trò chuyện giới tính, tình yêu và sức khoẻ, NXB Phụ Nữ, 1997.
+ Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Bộ giáo dục đào tạo, Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2001
* Gợi ý một số vấn đề đề xây dựng tiểu phẩm:
7-
HĐNGLL 11_HKI

- Tâm sự, hỏi ý kiến cha, mẹ và những người lớn tuổi về:
+ Quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu.
+ Các mối quan hệ trong tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu liên quan đến bản thân.
+ Những vướng mắc phải trong quan hệ với bạn khác giới, cùng giới.
+ Những thay đổi về tâm sinh lý và lứa tuổi.
- Bình đẳng giới trong quan hệ tình bạn, tình yêu:
+ Nâng cao hiểu biết về sự bình đẳng giới, trách nhiệm của giới trong quan hệ tình bạn, tình yêu.
+ Học sinh nhận thức được bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe sinh
sản.
+ Cần quan tâm đến phái nữ vì phái nữ dễ bị mất bình đẳng.
+ Cần phải có sự hợp tác của nam và nữ trong các họat động tập thể.
+ Xóa bỏ mọi sự phân biết đối xử với các bạn nữ, giúp họ thực hiện quyền của mình, khuyến
khích các bạn phát huy hết các khả năng của mình.
+ Loại bỏ mọi hình thức bạo lực đối với nữ.
+ Biết bảo vệ, bênh vực khi bạn nữ bị quấy nhiễu tình dục hoặc bị ép buộc phải làm những việc
quá sức.
- Những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu.
+ Coi thường, hạ thấp khả năng của người yêu hoặc bạn mình.
+ Tự cao, tự đại hoặc tự ti trong các mối quan hệ với bạn bè.
+ Đối xử với nhau bất bình đẳng.
+ Giả dối, lừa gạt nhau.
+ Làm mất lòng tin ở nhau.
+ Thiếu trách nhiệm với nhau.
+ Ích kỉ trong các mối quan hệ với người khác.
+ Sự gần gũi về thể xác đối với bạn khác giới.
+ Lợi dung tình bạn, tình yêu vào các mục đích xấu.
- Trách nhiệm của người chưa thành niên trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu.
+ Biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, rèn luyện.
+ Biết quan tâm, chăm sóc đến nhau.
+ Biết chia sẻ, đồng cảm với nhau.

+ Khi gặp những tình huống xảy ra vượt quá khả năng giải quyết của bản thân, phải tìm đến sự
giúp đỡ của gia đình, thầy cô hoặc những người lớn tuổi.
- Một số bài hát sử dụng trong hoạt động:
+ Sao em nỡ vội lấy chồng – Trần Tiến
VII. RÚT KINH NGHIỆM



8-
HĐNGLL 11_HKI
Ngày dạy: Tuần:
Tiết: 05 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 11
THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THÔNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ
TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 1: THI SÁNG TÁC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Hiểu được giá trị của truyền thống hiếu học.
- Khắc sâu tình cảm đối với thầy cô giáo.
2. Về kĩ năng
- Phân biệt được hành động đúng sai trong cách cư xử của một số học sinh đối với thày cô hiện nay.
3. Về thái độ (nếu có)
- Có những hành động thể hiện lòng biết ơn của các em đối với thầy cô giáo.
- Có ý thức phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, quyết tâm nỗ lực trong học tập và rèn luyện,
giành kết quả cao trong các kì thi THPT, CĐ&ĐH…để đền đáp công lao thầy, cô giáo.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ LIÊN QUAN
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về thầy giáo, cô giáo và mái trường mình học để sángtác.
- Kĩ năng sángtạo trong tác phẩm sáng tác của mình.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỰ DỤNG
- Bản đồ tư duy.

- Thảo luận.
- Hoàn tất một nhiệm vụ.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- Các mẩu truyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
- Gương các học sinh tốt của trường.
V. TIẾN TRÌNH (4 giai đoạn)
1. Khám phá
- Khởi động: hát tập thể về thầy cô, mái trường.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua chương trình.
2. Kết nối
Hoạt động 1. TRÒ CHƠI Ô CHỮ
- Người điều khiển giới thiệu nội dung, hình thức, thể lệ cuộc thi.
- Các nhóm trả lời ô chữ cho từng hàng ngang.
- Sau khi trả lời các hàng ngang thì tìm từ khóa cho ô chữ (có thể trả lời từ khóa bất kì lúc nào):
1. LÊ NIN
2. VIỆT NAM
3. NGÔ QUYỀN
4. CHU VĂN AN
5. YÊU
6. TÔN ĐỨC THẮNG
7. BẾN NHÀ RỒNG
8. NGUYỄN TRUNG TRỤC
Từ hàng dọc: LÊ QUÝ ĐÔN
9-
HĐNGLL 11_HKI
Hoạt động 2. TRÌNH BÀY SÁNG TÁC
- Theo thứ tự bốc thăm, các tổ lần lượt trình bày sáng tác của mình về thầy cô, mái trường.
- Tất cả các học sinh trong lớp cùng lắng nghe.
- Các ý kiến tra đổi được ghi chép lại, sau đó đọc cho cả lớp nghe.

- Người điều khiển đề nghị cả lớp bình chọn tác phẩm hay nhất để trao giải và đề nghị gửi tác phẩm
về đoàn trường.
3.Thực hành/luyện tập
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY SUY NGHĨ
- Học sinh nêu suy nghĩ của mình về thầy cô, mái trường.
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
4. Vận dụng
- Giáo viên nêu một số biểu hiện thiếu tôn trọng thầy, cô giáo của một bộ phận học sinh hiện nay,
yêu cầu học sinh thể hiện thái độ đối với những biểu hiện đó.
- Giáo viên đề nghị mỗi học sinh về viết một bài cảm tưởng về thầy cô, mái trường.
VI. TƯ LIỆU
Câu hỏi gợi ý ô chữ:
1. Tác giả câu nói “học, học nữ, học mãi”.
2. Quốc gia có dân số đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.
3. Vị anh hùng lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
4. Người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam.
5. Hoàn thành câu ca dao sau: “Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải…lấy thầy”.
6. Tên của một vị chủ tịch nước quê ở tỉnh An Giang.
7. Đây là nơi năm 1911, Bác Hồ đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước.
8. Câu nói: “Hỏa hồng nhật tảo quanh thiên địa
Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần”.
- Một số bài hát về thầy cô, mái trường.
VII. RÚT KINH NGHIỆM




Ngày dạy: 26/8 – 31/8/2013 (11c1) Tuần: 2
Tiết: 06 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 11

KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
I. MỤC TIỆU
1.Về kiến thức
- Hiểu sâu sắc giá trị của truyền thống hiếu học và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Khắc sâu tình cảm biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
2. Về kĩ năng
- Phân biệt được hành động đúng sai trong cách cư xử của một số học sinh đối với thày cô hiện nay.
3. Về thái độ (nếu có)
10-
HĐNGLL 11_HKI
- Có hành vi thể hiện sự mong muốn đền đáp cơng lao của thầy cơ giáo.
- Có ý thức và hành vi vượt khó để đạt kết quả cao trong học tập; có thói quen học ở mọi nơi, mọi
lúc.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CĨ LIÊN QUAN
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn để chuẩn bị cho ngày kỉ niệm trọng thể này.
- Kĩ năng ứng xử / giao tiếp đúng mực trong ngày lễ trọng thể này.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỰ DỤNG
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Trò chơi giáo dục.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- Thư gửi thày cơ giáo nhân ngày khai trường đầu tiên của Bác Hồ.
- Quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Các bài hát ca ngợi thầy cơ.
V. TIẾN TRÌNH (4 giai đoạn)
1. Khám phá
- Đại diện lớp tặng hoa cho thầy, cơ giáo tham dự.
- Hát bài hát tập thể về thầy, cơ giáo.
- Người điều khiển tun bố lí do, giới thiệu đại biểu.
2. Kết nối Hoạt động 1. TRÌNH BÀY CẢM TƯỞNG

- Đại diện một số học sinh trình bày cảm tưởng của minh trước tập thể. Cảm tưởng nói lên tình cảm
của học sinh đối với thầy, cơ, mái trường.
Hoạt động 2. VUI VĂN NGHỆ
- Chương trình văn nghệ được trình diễn dưới sự điều khiển của ban văn nghệ. Các tiết mục văn
nghệ đã được chuẩn bị lần lượt biểu diễn.
- Thầy, cơ giáo tham dự cùng hát với các em.
3. Thực hành/luyện tập Hoạt động 3. XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
- Gặp một nhóm học sinh đang tụ tập ở sân trường bàn tán về một thầy, cơ giáo nào đó với thái độ
thiếu tơn trọng. Em đi ngang qua, góp ý các bạn khơng nên làm thế, các bạn khơng nghe mà còn nói to
hơn.
- Trong trường hợp này nếu là em thì sẽ xử sự ra sao ? Nếu bị nhóm học sinh này cười nhạo thì phải
làm thế nào ?
- Học sinh thảo luận và đưa ra các ý kiến khác nhau. Giáo viên tổng hợp các ý kiến phát biểu của
học sinh, đồng thời để các em tự rút ra kết luận.
4. Vận dụng
- Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em thăm lại thầy, cơ giáo cũ, viếng mộ thầy, cơ giáo của trường
đã mất nhân dịp 20.11.
- u cầu các em tích cực học tập, có nhiều điểm tốt để dâng lên thày, cơ nhân ngày 20.11.
VI. TƯ LIỆU
Câu hỏi học sinh chuẩn bị cho giao lưu.
- Chúng em muốn biết nỗi vất vả, khó khăn và hạnh phúc trong lao động sư phạm của người
giáo viên
- Các thầy cô mong muốn ở học trò mình những điều gì?
- Chúng em muốn thầy cô giảng giải rõ hơn về ý nghóa của truyền thống” tôn sư trọng đạo”?
- Chúng em muốn hiểu rõ hơn về truyền thống hiếu học của dân tộc ta?
11-
HĐNGLL 11_HKI
- Chúng em muốn biết cụ thể hơn về vai trò của giáo viên đối với XH?
- Chúng em muốn nghe các thầy cô giáo kể lại những kỷ niêm sâu sắc về tình cảm thầy trò?
- Chúng em muốn được thầy cô chỉ báo về cách học tốt môn văn (toán, lí, hóa, ngoại ngữ…)

- Bạn hãy kể một kỷ niệm về tình thầy trò của mình?
VII. RÚT KINH NGHIỆM




Ngày dạy: 26/8 – 31/8/2013 (11c1) Tuần: 2
12-
HNGLL 11_HKI
Tun: 26 Ngy son:
23/02/2011
Tit: 11 Ngy dy:
26/02/2011
CH HOT NG THNG 02
THANH NIấN VI Lí TNG CCH MNG
MC TIấU HOT NG
- Nhận thức đúng đắn về lý tởng Cách mạng mà Đảng đã vạch ra "Dân giàu, nớc mạnh, xã hội
công bằng dân chủ và văn minh", xác định trách nhiệm góp phần thực hiện lí tởng Cách mạng
đó.
- Có hoài bão, mơ ớc cho tơng lai của bản thân, biết xây dựng kế hoạch phấn đấu để thực hiện
mơ ớc, hoài bão đó.
- Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn
thiện bản thân.
Hot ng 1:
Lí TNG CA THANH NIấN NGY NAY
(1 tit)
I. MC TIấU HOT NG:
- Nhn thc ỳng n v lý tng Cỏch mng m ng ó vch ra: c lp dõn tc v ch ngha xó
hi, phn u vỡ mc tiờu dõn giu, nc mnh, xó hi cụng bng dõn ch, vn minh
- Cú hoi bóo, m c cho tng lai ca bn thõn, bit xõy dng k hoch phn u thc hin

- Tớch cc, ch ng trong hc tp v rốn luyn, phỏt trin nng lc t khng nh, t hon thin
II. CễNG TC CHUN B:
1. Khỏch mi:on thanh niờn.
2. T chc: Kt thỳc hot ng 1, hng dn cho hc sinh bc thm chn ch v v chun b,
4 ch cho 4 t. a. Lý tng Cỏch mng.
b. Lý tng o c.
c. Lý tng ngh nghip.
d. Lý tng thm m.
- Chn MC (2 HS: 1 nam, 1 n).
- Phõn cụng HS trang trớ phũng.
- Hng dn HS su tm ti liu, cỏch vit bi.
- Chun b mt s ca khỳc cỏch mng (Thanh niờn th h H Chớ Minh, Thanh niờn lm theo li Bỏc,
Nam b khỏng chin ).
- Chn Ban giỏm kho, mi t mt ngi v ra thang im.
- Chun b phn thng (4 gii trớch ra t tin qu lp).
III. NI DUNG HOT NG:
1. MC tuyờn b lý do, gii thiu khỏch mi, gii thiu ni dung, thnh phn Ban giỏm kho (2').
13-
HĐNGLL 11_HKI
2. Ban giám khảo công bố thể lệ cuộc thi (1').
3. Mỗi tổ cử đại diện báo cáo một chuyên đề (20') (mỗi đội không quá 5 phút).
4. Trò chơi. (7').
a.
b.

5. Trò chơi ô chữ:
M A T U Ý
N G U Y Ễ N T H Ị T H Ứ
N G H Ệ A N
Đ Ồ N G L Ộ C

V Õ T H Ị S Á U
L Ý T Ự T R Ọ N G
T H U Y Ề N V À B I Ể N
M E N Đ Ê L Ê E P
N I U T Ơ N
6. Ban giám khảo công bố kết quả và phát thưởng.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- GVCN: Nhận xét.
- Đoàn thanh niên: Nhận xét.
- GVCN: Nhận xét và đánh giá buổi sinh hoạt.
14-
Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi
Là lời mẹ ru con đêm đêm
Giáo án em vẫn mỡ cho ánh sao bay vào
c
HĐNGLL 11_HKI
Tuần: 26 Ngày soạn:
23/02/2011
Tiết: 12 Ngày dạy:
26/02/2011
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 02
Hoạt động 2:
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ "LÝ TƯỞNG VÀ ƯỚC MƠ CỦA THANH NIÊN"
I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:
- Kiến thức: Hiểu được lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là khát vọng của tuổi. Hiểu học sinh
có quyền bày tỏ quan điểm của mình về lý tưởng của người thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Thái độ: Tôn trọng những hoài bão, ước mơ của bản thân và bạn bè, tích cực học tập, rèn luyện và
phấn đấu để thực hiện ước mơ, lý tưởng cao đẹp đó.
- Kỹ năng: Có thể trình bày ước mơ, hoài bão của bản thân trước tập thể. Biết xây dựng kế hoạch và
có trách nhiệm thực hiện kế hoạch để thực hiện ước mơ, lý tưởng đó.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung:
Thảo luận để học sinh có cơ hội thể hiện quyền được bày tỏ khát vọng, ước mơ, lý tưởng của
thanh niên trong thời đại ngày nay về các vấn đề cơ bản sau:
+ Khát vọng về độc lập dân tộc:
- Giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập mà không bị hoà tan.
- Có hoài bão và ý chí vươn lên, quyết không cam chịu "nghèo - hèn", không bị "nô lệ về mặt
tinh thần, tư tưởng", không vọng ngoại, chuộng ngoại và sùng ngoại quá mức. Đặc biệt, bản thân phải
biết tụ "đề kháng" để không sa vào cạm bẫy của "âm mưu diễn tiến hoà bình" và các tệ nạn xã hội
+ Ước mơ vươn tới một lối sống toàn diện: chân - thiện - mĩ:
- Có hoài bão, sáng tạo.
- Có tình bạn, tình yêu chân chính, tự khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội.
- Biết tiêu dùng hợp lý các sản phẩm của xã hội.
2. Hình thức: Tổ chức thảo luận
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
15-
HĐNGLL 11_HKI
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các Điều 12, 13 trong công ước LHQ về Quyền trẻ em.
- Gợi ý một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị ý kiến và chủ động tham gia thảo luận. ví dụ:
+ Theo bạn, lý tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì? Lý tưởng của bạn là gì?
+ Ý nghĩa của việc xác định được lí tưởng sống đối với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
+ Nêu biểu hiện của một người sống không có lý tưởng. Hậu quả của việc sống không có lý tưởng là
gì?
+ Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà nước, các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình tạo điều kiện
cần thiết để giúp thanh niên học sinh thực hiện ước mơ, lý tưởng không? Nếu có, theo bạn, đó là
những yêu cầu gì?
+ Bạn đã và sẽ làm gì để thực hiện được ước mơ, lý tưởng của mình?
- Gợi ý cho cán bộ lớp về cách tổ chức thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp phụ trách

từng phần việc.
- Hướng dẫn người chủ trì thiết kế chương trình thảo luận.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận chuyên đề, phân công một số bạn chuẩn bị ý kiến để thảo
luận theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Giao cho các tổ chuẩn bị thảo luận ở tổ. Cử thư ký ghi biên bản.
- Mỗi học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến để trình bày những suy nghĩ của mình về chủ đề thảo luận.
- Yêu cầu các tổ sưu tầm những mẫu chuyện, những tấm gương tiêu biểu trong sách báo hoặc ở địa
phương, ở trong trường hoặc ở lớp đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống có lý tưởng.
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, tranh vẽ hoặc hình ảnh minh hoạ về những khát vọng, ước mơ, lý
tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
- Trang trí lớp theo yêu cầu của hoạt động, chuẩn bị 4 tờ giấy A
0
, 4 bút dạ đầu.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Thảo luận theo tổ
- Tổ chức thảo luận chuyên đề theo tổ học tập do các tổ trưởng chủ trì.
- Thư ký ghi biên bản.
- Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về lý tưởng và ước mơ
của thanh niên hiện nay Tổ trưởng mời các bạn phát biểu về ước mơ của bản thân hiện nay và về
những biện pháp để thực hiện những ước mơ đó.
- Gợi ý để các bạn tranh luận, trao đổi với nhau về các biện pháp cụ thể để thực hiện ước mơ, lý
tưởng của mình, không nên mơ ước viễn vông, xa rời thực tế.
- Khuyến khích các bạn kể những câu chuyện và tấm gương tiêu biểu về ý chí vươn lên để đạt được
ước mơ, lý tưởng. Qua đó, mỗi cá nhân có thể xác định được ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện để
thực hiện ước mơ, lý tưởng của bản thân.
- Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về và những biểu hiện
của người sống không có lý tưởng không có ước mơ và hậu quả của lối sống đó đối với bản thân và xã

hội.
- Tổng kết lại các ý kiến phát biểu, đề nghị các bạn suy nghĩ thêm để chuẩn bị cho tiết thảo luận tuần
sau của lớp.
16-
HĐNGLL 11_HKI
Thảo luận theo lớp
- Người chủ trì điều khiển thảo luận: Giới thiệu thư ký ghi biên bản.
+ Lần lượt mời đại diện các tổ trình bày khái quát kết quả thảo luận ủa tổ mình về nội dung của chủ
đề thảo luận. Nêu thắc mắc hoặc các tình huống mà tổ đặt ra.
+ Nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận sâu hơn những nội dung mà các tổ chưa đề cập tới hoặc thảo
luận chưa rõ.
+ Gợi ý để các bạn biết liên hệ những ước mơ với thực tế cuộc sống, tránh mơ ước viễn vông, chung
chung hoặc giúp các bạn nhận ra những khó khăn cản trở việc thực hiện ước mơ đó để có biện pháp
vượt qua.
+ Trò chơi đoán: "DANH NHÂN VÀ LÝ TƯỞNG CỦA HỌ"
(sáu câu hỏi, và hình ảnh về sáu danh nhân: Hai bà Trưng, Nguyễn Trãi, Vua Quang Trung,
Bác Hồ, Trần Đại Nghĩa,Tôn Thất Tùng).
+ Yêu cầu các tổ cử đại diện lên liệt kê trên tờ giấy A
0
những biện pháp cần thiết mà một thanh niên
học sinh lớp 11 cần làm để biến ước mơ trở thành hiện thực (treo sẵn giấy A
0
lên bảng hoặc trên
tường trong 5 phút).
+ Mời các bạn bổ sung, cùng thống nhất về những biện pháp vừa nêu và tổng hợp lại, viết thành
chương trình hành động của cả lớp.
+ Mời đại diện các tổ ký cam kết thi đua cùng hành động để biến ước mơ, lý tưởng thành hiện thực.
- Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Thư ký đọc ý kiến tổng hợp kết quả thảo luận.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:

17-

×