Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

bài thuyết trình quản trị chiến lược về nghành bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.88 KB, 50 trang )

PHẦN 1: MỘT SỐ LÝLUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC
I) Khái niệm về chiến lược kinh doanh:
Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với
tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu
đó 1 cách tốt nhất, sao cho phát huy được những thế mạnh, khắc phục được những
điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tranh hoặc giảm thiểu thiệt hại do
những nguy cơ từ môi trường bên ngoài.
II) Một số khái niệm liên quan:
1) Tầm nhìn:
Tầm nhìn chiến lược thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất, khái quát nhất
mà tổ chức muốn đạt được.Cũng có thể coi tầm nhìn là bản đồ đường của tổ chức/công
ty, trong đó thể hiện đích đến trong tương lai (5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn
nữa) và con đường mà tổ chức sẽ đi để đến được điểm đích đã định.
Xác định và tuyên bố tầm nhìn có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó tập trung kỳ
vọng của một người trong tổ chức và động viên mọi nỗ lực của tổ chức để đạt được
mục đích, sự nghiệp và lý tưởng cao cả.
2) Sứ mạng:
Sứ mạng hay nhiệm vụ là một tuyên bố có giá trị lâu dài về mục đích, nó giúp
phân biệt công ty này với công ty khác. Những tuyên bố như vậy còn được gọi là
những triết lý kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh, những niềm tin của công ty
3) Mục tiêu:
Mục tiêu có thể được định nghĩa là những thành quả xác định mà 1 tổ chức tìm
cách đạt được khi theo đuổi nhiệm vụ chính/ sứ mạng của mình.
Page | 1
Việc xác định đúng các mục tiêu có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công
của tổ chức, vì các mục tiêu chỉ ra phương hướng phát triển, đánh giá kết quả đạt
được, cho thấy những ưu tiên phân bổ nguồn lực, hợp tác phát triển, cung cấp cơ sở để
lập kế hoạch, làm căn cứ cho việc tổ chức, đánh giá hiệu quả… Các mục tiêu nên có
tính thách thức, có thể đo lường được, hợp lý rõ ràng.
Mục tiêu được coi là thiết lập tốt khi đáp ứng được các yếu tố sau (SMART)
− S: thực tiễn


− M: đo lường được
− A: phân định rõ ràng, thể hiện được trọng tâm
− R: khả thi những phải có tính thách thức
− T: có thời hạn
4) Chính sách:
Chính sách là công cụ thể hiện chiến lược, là phương tiện để đạt được các mục
tiêu.Chính sách bao gồm các lời hướng dẫn, quy tắc và thủ tục được thiết lập để hậu
thuẫn cho các nỗ lực đạt được các mục tiêu đã đề ra.
III) Các cấp chiến lược:
1) Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi cả
công ty. Các chiến lược cấp công ty bao gồm:
Chiến lược tăng trưởng:
Là chiến lược cấp doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn tìm kiếm sự tăng
trưởng. Chiến lược tăng trưởng theo chiều rộng sẽ bao gồm các mục tiêu: tăng sản
lượng, tăng doanh thu, tăng số lao động, tăng thị phần theo quan điểm tăng trưởng
theo qui mô. Chiến lược tăng trưởng theo chiều sâu sẽ tìm cách để đa dạng hoá loại
hình sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Page | 2
Phương thức hành động cơ bản của chiến lược có thể là:
− Phát triển đầu tư: mở rộng qui mô về vốn, lao động, công nghệ
− Sát nhập các doanh nghiệp hoặc liên doanh liên kết
− Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh
Chiến lược ổn định
Mục tiêu của chiến lược là đảm bảo sự ổn định, tồn tại một cách vững chắc và
giữ vững vị trí của mình trên thị trường. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược ổn định
thường đầu tư thận trọng có trọng điểm, giữ vững danh mục sản phẩm hiện có, giữ
nguyên thị phần.
Chiến lược thu hẹp:
Là chiến lược được lựa chọn khi mục tiêu của doanh nghiệp là bảo toàn lực

lượng và tập trung sức mạnh vào những khâu xung yếu nhất nhằm tiếp tục đứng vững
trên thị trường. Doanh nghiệp thực hiện chiến lược bằng cách cắt giảm qui mô và độ
đa dạng hoạt động của doanh nghiệp.
Chiến lược hỗn hợp:
Là chiến lược cấp doanh nghiệp theo đuổi đồng thời hai hoặc ba chiến lược:
chiến lược ổn định, chiến lược tăng trưởng và chiến lược thu hẹp. Doanh nghiệp có thể
kết hợp các chiến lược đó với nhau vì mỗi tổ chức bao giờ cũng là tổ chức đa mục tiêu.
2) Chiến lược cấp kinh doanh (SBU)
Là chiến lược xác định doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào trong một ngành
hàng kinh doanh.
Đối với một doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực chiến lược cấp kinh doanh còn
xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho từng đơn vị kinh
doanh chiến lược (SBU) độc lập tương đối với nhau và nội bộ doanh nghiệp. Mỗi SBU
tự xác định chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình trong mối quan hệ thống nhất với
toàn doanh nghiệp.
Page | 3
Nếu doanh nghiệp là đơn ngành thì thông thường chiến lược cấp đơn vị kinh
doanh có thể được coi là chiến lược cấp công ty.
Các chiến lược cấp kinh doanh:
Các chiến lược cạnh tranh:
Các chiến lược cạnh tranh phân tích đồng thời hai yếu tố lợi thế cạnh tranh và
phạm vi hoạt động của công ty/doanh nghiệp, hình thành nên ba chiến lược cạnh tranh
tổng quát sau:
Chiến lược
chi phí thấp
Chiến lược
khác biệt hóa
Chiến lược
tập trung
Khác biệt hóa

sản phẩm
Thấp
(chủ yếu là giá cả)
Cao Thấp hoặc cao
Phân khúc
thị trường
Thấp Cao
Thấp (một hoặc vài
phân khúc)
Thế mạnh
đặc trưng
Quản trị sản xuất và
chuỗi cung ứng
Nghiên cứu và phát
triển, bán hàng và
marketing
Bất kỳ thế mạnh
nào (tùy thuộc vào
chiến lược chi phí
thấp hoặc khác biệt
hóa)
Các chiến lược thích ứng với sự thay đổi của thị trường (của đối thủ cạnh
tranh)
Chiến lược “người hộ vệ”:
Là chiến lược theo đuổi sự ổn định, có hiệu quả bằng cách tạo ra các hàng rào về
giá hay chiến lược sản phẩm nhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ sản phẩm, ngăn chặn sự
xâm nhập của đối thủ canh tranh.
Chiến lược ”người tìm kiếm ”:
Là chiến lược với mục tiêu mở rộng thị trường nâng cao sức cạnh tranh bằng tìm
kiếm và tận dụng các cơ hội mới trên thị trường.

Page | 4
Chiến lược ”người phân tích ”:
Là chiến lược tìm cách giảm độ mạo hiểm tới mức tối thiểu bằng cách theo dõi,
phân tích sự thành công và thất bại của đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược ‘người phản ứng ”:
Là chiến lược mà các quyết định của nó không ổn định, đối phó một cách nhất
thời với những hành động của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này chỉ hướng vào
những mục tiêu ngắn hạn.
3) Chiến lược cấp chức năng:
Chiến lược cấp chức năng là chiến lược cấp thấp hơn chiến lược cấp kinh doanh,
xây dựng cho từng bộ phận chức năng nhằm thực hiện chiến lược cấp kinh doanh. Bao
gồm:
− Chiến lược Marketing
− Chiến lược nghiên cứu và phát triển
− Chiến lược tài chính
− Chiến lược phát triển nhân lực
− Chiến lược phát triển sản xuất…
Chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động trong phạm vi công
ty, do đó giúp các chiến lược kinh doanh, chiến lược cấp công ty thực hiện một cách
hữu hiệu.
4) Chiến lược toàn cầu:
Trong điều kiện toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đường biên giữac
ác quốc gia đang dần bị xóa mờ, để đối phó với hai sức ép cạnh trạnh: sức ép giảm chi
phí và sức ép đáp ứng nhu cầu theo từng địa phương ngày càng có nhiều công ty mở
rộng hoạt động ra ngoài biên giới quốc gia của mình. Vì vậy, xuất hiện cấp chiến lược
thứ tư, chiến lược toàn cầu.
Page | 5
Để thâm nhập và cạnh tranh trong môi trường toàn cầu, các công ty có thể sử
dụng bốn chiến lược cơ bản sau:
− Chiến lược đa quốc gia

− Chiến lược quốc tế
− Chiến lược toàn cầu
− Chiến lược xuyên quốc gia
IV) Các loại chiến lược:
Có rất nhiều chiến lược với các tên gọi khác nhau. Theo quan điểm của Fred
R.David thì ông chia các chiến lược thành bốn nhóm chính sau:
1) Nhóm chiến lược kết hợp:
Nhóm gồm ba chiến lược: kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau và kết hợp
theo chiều ngang. Các chiến lược thuộc nhóm này cho phép một công ty có được sự
kiểm soát đối với các nhà phân phối, nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh.
2) Nhóm chiến lược chuyên sâu:
Nhóm gồm ba chiến lược: Tham nhập thị trường, phát triển thị trường và phát
triển sản phẩm. Đặc điểm của nhóm chiến lược này đòi hỏi tập trung nỗ lực để cải
thiện vị thế cạnh tranh của công ty với những sản phẩm hiện có.
3) Nhóm chiến lược mở rộng hoạt động:
Nhóm gồm ba chiến lược: đa dạng hóa hoạt động đồng tâm, đa dạng hóa hoạt
động theo chiều ngang và đa dạng hóa hoạt động theo kiểu kết khối.
4) Nhóm chiến lược khác:
Ngoài các chiến lược vừa nêu, các công ty cũng có thể theo đuổi các chiến lược
khác như: liên doanh, thu hẹp hoạt động, cắt bỏ bớt hoạt động, thanh lý… hoặc chiến
lược tổng hợp
Page | 6
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA VÀ SẢN XUẤT SỮA TẠI VIỆT NAM
I)Ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất các sản phẩm từ sữa ở Việt Nam
1) Ngành chăn nuôi bò sữa
Cơ cấu giống:
Bò sữa Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò lai HF (Holstein Friesian- tỷ lệ máu lai
HF từ 50%;75% và 87.5%) chiếm gần 85% tổng số đàn sữa bò. Số lượng bò HF thuần
chủng chiếm khoảng 14% tổng số đàn bò và 1% còn lại thuộc các giống khác như bò

Ayshire; bò Brown Swiss; Bò Jersey.
Số lượng bò sữa vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển chăn nuôi trong nước.
Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành sữa, ước tính mỗi năm nước ta kim ngạch
nhập khẩu bò sữa gấp 3.5 lần lượng xuất khẩu.
Page | 7
Các khu vực chăn nuôi bò sữa:
Năm 2008, việc chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở miền Nam, chiếm tỷ lệ
khoảng 83% tổng số đàn bò trong cả nước. Trong đó Tp.HCM với khoảng 69,500 con,
chiếm 64% tổng số đàn bò cả nước. Tiếp theo đó là các tỉnh như Long An (5,157 con);
Sơn La (4,496 con) và Hà Tây (3,567 con). Nước ta có 5 địa bàn chăn nuôi bò sữa
trọng điểm là : huyện Ba Vì (Hà Nội); huyện Mộc Châu (Sơn La); Đà Lạt (Lâm
Đồng), xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm-Hà Nội) và ngoại ô Tp.HCM.
Phương thức và quy mô chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam:
Phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán. Hơn 95% số bò sữa hiện nay được nuôi
phân tán trong các nông hộ. Cả nước có khoảng 19,639 hộ chăn nuôi bò sữa, trung
bình 5.3 con/hộ. Trong đó phía nam là 12,626 hộ, trung bình khoảng 6.3 con/hộ và
phía bắc có 7,013 hộ, trung bình khoảng 3.7 con/hộ. Chính điều này đang hạn chế việc
đầu tư trang thiết bị cho hoạt động chăn nuôi bò sữa. Máy vắt sữa còn sử dụng hạn
chế, chủ yếu ở các trang trại quy mô lớn. Đối với các trang trại quy mô nhỏ, tỷ lệ sử
dụng máy vắt sữa khoảng 10%. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ viêm vú bò sữa cao
ở các hộ kinh doanh nhỏ.
Page | 8
Quy mô chăn nuôi hiện nay còn nhỏ khi chỉ có 384 hộ gia đình và công ty chăn
nuôi có quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1.95%). Tuy nhiên, hiện đang có sự dịch
chuyển về quy mô theo đó quy mô đàn dưới 5 con đang giảm dần và quy mô từ 5-10
con trở lên đang tăng.
Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa ở trong nước còn chưa đáp ứng đáp ứng đủ
nhu cầu nên phải tiến hành nhập khẩu. Dự kiến đến năm 2020, lượng thức ăn nhập
khẩu gấp 3 lần so với hiện nay.
Diện tích đất trồng cỏ còn thấp do quỹ đất ít ỏi và giá đất cao. Hiện cả nước có

khoảng 45,000 ha diện tích đất trồng cỏ. Ước tính lượng cỏ xanh và cỏ thô hiện mới
chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn xanh thô cho bò sữa. Việt Nam đang hướng
đến mục tiêu tăng diện tích đất trồng cỏ lên 304,000 ha vào năm 2010; 430,000 ha vào
năm 2015 và 526,000 ha vào năm 2020. Tuy nhiên, lượng cỏ cũng chỉ đáp ứng khoảng
40% nhu cầu thức ăn thô xanh.
Page | 9
Tốc độ tăng đàn của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 đàn bò sữa vào khoảng
22.4%/năm, mức lớn nhất từ trước tới nay. Tổng số đàn bò sữa vào năm 2008 là
khoảng 108,000 con. Mục tiêu của Việt Nam là nâng tổng số đàn bò sữa lên 200,000
con vào năm 2010; 350,000 con năm 2015 và 500,000 con vào năm 2020. Tốc độ tăng
bình quân ước tính trên 11%/năm.
Theo chiến lược phát triển chăn nuôi của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, năng suất sữa hàng hóa (chưa kể bê bú và sữa bỏ đi) của đàn bò nước ta vào năm
2015 là 4.45 tấn/chu kỳ và năm 2020 là 4.5 tấn/chu kỳ. Tuy nhiên, trong năm 2008
một số địa phương đã vượt cả năng suất dự kiến của năm 2020 nhờ kỹ thuật chăn nuôi,
giống tốt. Ví dụ, năng suất bò thuần HF (nhập từ Úc) tại công ty sữa Tương Lai
(Tuyên Quang) đạt 5.35 tấn/chu kỳ.
Page | 10
Sản lượng sữa trong 8 năm qua tăng bình quân 27.2%/năm do năng suất sữa
được cải thiện. Sản lượng sữa từ 64,700 tấn năm 2001 tăng lên 262,000 tấn năm 2008.
Tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng khoảng 22% nhu cầu trong nước.Mục tiêu của nước ta là
sẽ đạt 700,000 tấn sữa vào năm 2015 và trên 1,000,000 tấn sữa vào năm 2020.
Page | 11
Chính phủ có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành sữa phát triển.Trong đó,
quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về một số
biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001-2010 có ý nghĩa rất
quan trọng.Đây là chính sách mang ý nghĩa tầm nhìn và hoạch định chiến lược phát
triển của ngành sữa. Ngoài ra, chính phủ còn có nhiều chính sách khác liên quan đến
việc phát triển giống bò, hỗ trợ tín dụng, phát triển nguồn chăn nuôi thức ăn cho bò…
như:

− Dự án “Phát triển giống bò sữa” giai đoạn 2000-2005 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn được triển khai ở 29 tỉnh, thành phố để nhân giống bò sữa cung cấp
sản xuất.
− Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về quy định công tác khuyến nông,
khuyến ngư.
− Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại.
Tóm lại:
− Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lượng sữa cho các
nhà máy sản xuất sữa trong nước. Những nguyên nhân được kể đến như sau:
− Nguồn thức ăn cho bò sữa còn hạn chế và phải nhập khẩu (kể cả thức ăn tinh và thức
ăn thô).
− Qui mô chăn nuôi nhỏ, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi hiện đại (chẳng
hạn như máy vắt sữa) còn hạn chế nên chất lượng sữa thấp.
− Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chăn nuôi tăng chậm so với các ngành khác trong lĩnh
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tính trung bình của giai đoạn 1994-2005 đầu tư
vào chăn nuôi chỉ chiếm 9.4% trong tổng số đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông
nghiệp và thủy sản.
Page | 12
2) Ngành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ sữa:
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, thị trường sữa Việt
Nam năm 2012 có giá trị ở mức 40.000 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ đô la Mỹ. Số liệu
này đo được từ khoản tiêu dùng sữa trong nhà tại 4 thành phố lớn chính là Hà Nội,
TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và khu vực nông thôn. Theo ông Trần Bảo Minh, Giám
đốc điều hành Công ty Cổ phần Sữa quốc tế (IDP) tổng giá trị thị trường sữa đang ở
mức 3 tỉ đô la Mỹ. Kantar Worldpanel dự báo con số này sẽ lên mức 70.000 tỉ đồng
vào năm 2015.
Sữa bột là mảng thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt khi biên độ lợi nhuận của
ngành hàng này đang được đánh giá là hết sức béo bở. Theo số liệu từ Bộ Công
Thương, năm 2012, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 65.000 tấn sữa bột, tương

đương doanh số khoảng 2.300 tỉ đổng, trong đó, khoảng 70% là sữa ngoại nhập. Các
thương hiệu sữa bột từ các nhà sản xuất như Abbort, Mead Johnson, Dutch Lady,
Nestlé, Dumex, XO… đang chiếm thế thượng phong với 70% thị phần, 30% còn lại từ
các nhà sản xuất trong nước. Vinamilk đóng góp 30% sản lượng nhưng chỉ chiếm 18%
về giá trị. Giá sữa bột trong năm năm qua đã tăng tới 30 lần và chưa biết khi nào dừng
lại.
Sữa nước là cuộc chiến chủ yếu giữa các nhà sản xuất trong nước. Ngành hàng
này đang chứng kiến sự gia tăng dần của phân khúc sữa tươi, đến nay đã chiếm đến
30%, 70% còn lại là sữa hoàn nguyên có nguyên liệu từ sữa bột. Cuộc cạnh tranh giữa
các sản phẩm sữa tươi thể hiện qua các chiêu thức tiếp thị với những câu chuyện về
sữa sạch, sữa tươi 100%, trong khi cuộc chiến của sữa hoàn nguyên cũng không kém
phần gay cấn.
Page | 13
Giá nguyên liệu trong những năm qua trên đà tăng mạnh. Theo bà Mai Kiều
Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, cuối năm ngoái, giá sữa bột nguyên liệu chỉ khoảng
3.300-3.400 đô la Mỹ/tấn, nay đã lên tới 4.800 đô la Mỹ/tấn. Điều đó đang thúc đẩy
các nhà sản xuất sữa đầu tư mạnh vào vùng nguyên liệu, từ xây dựng trang trại riên
đến hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa. Trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, nhu cầu
lớn, cuộc đua nắm nguồn nguyên liệu (để làm chủ thị trường) càng quyết liệt hơn giữa
các nhà sản xuất.
Các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa của Việt Nam ngày càng phong phú và đa
dạng. Số lượng các hãng sữa ngày càng tăng, hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm
hãng sữa lớn nhỏ khác nhau mà nổi tiếng nhất phải kể đến những cường quốc về chăn
nuôi bò sữa như Hà Lan với nhãn hiệu Cô gái Hà Lan đã rất quen thuộc với người tiêu
dùng Việt Nam hay New Zealand với sản phẩm sữa Dumex, Hoa Kì với Abbott…Và
theo sự đánh giá của các chuyên gia thì thị trường sữa thế giới nói chung và thị trường
sữa Việt Nam nói riêng chưa bao giờ sôi động như hiện nay. Sự biến động của thị
trường sữa trong thời gian vừa qua đã thu hút khá nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu
dùng cũng như nhà sản xuất.
Các loại sữa được phân loại theo tiêu chí như sau: sữa bột, sữa đặc và sữa nước.

Trong đó sữa nước gồm có: Sữa tươi nguyên liệu (100% sữa tươi nguyên chất, hoàn
toàn không được pha thêm hoặc rút bớt chất gì); Sữa tươi tiệt trùng( nhà sản xuất có
thể dùng 99% sữa tươi, 1% sữa bột, có thể cho thêm hương liệu, phụ gia, qui ra hàm
lượng sữa khô không được dưới 11,5%); Sữa tiệt trùng (có thể sản xuất từ nguyên liệu
sữa tươi, sữa bột và tiệt trùng ở nhiệt độ cao); Sữa thanh trùng (sữa tươi, thời hạn sử
dụng ngắn); Sữa hoàn nguyên (sữa bột có thể pha thành sữa nước).
Page | 14
Phải nói rằng, nhiều năm nay hàng hóa trên thị trường Việt Nam khá đa dạng và
phong phú. Riêng mặt hàng sữa cho trẻ, đã có không biết bao nhiêu loại nhằm "đua
tranh" trên thị trường. Vì thế người tiêu dùng cũng khá dễ dàng chọn mua được sản
phẩm hợp với nhu cầu của mình. Thị trường đang có hơn 300 sản phẩm sữa của các
công ty lớn như Vinamilk, Dutch Lady, Nutifood Việt Nam, New Zealand Milk,
Abbott. Trong đó, các loại sữa có giá bán đắt nhất là sữa dành riêng cho trẻ em, người
lớn tuổi và phụ nữ mang thai lại là những loại sữa được tiêu thụ mạnh nhất.
Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, các công ty sữa luôn tung ra những
sản phẩm mới được bổ sung dưỡng chất mới. Theo nhiều chủ hàng bán sữa, cứ khoảng
3 tháng là một loại sữa mới được ra đời với tên gọi mới, trong thành phần có thêm các
chất đặc biệt như canxi, DHA,… hoặc mang hương vị trái cây mới, bao bì mới. Ngoài
việc tổ chức quản lý chất lượng theo ISO, HACCAP, GMP là những tiêu chuẩn quản
lý hàng đầu về chất lượng sản phẩm thực phẩm quốc tế, các doanh nghiệp chế biến sữa
cũn không ngừng nâng cao cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, sử dụng bao bì tự
huỷ, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm cao.
II) Phân tích SWOT:
1) Thuận lợi:
− Năng suất sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam tương đương với nhiều nước
trong khu vực Đông Nam Á
− Tỷ suất sinh lợi trong khâu sản xuất chế biến sữa cao.
− Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa và ngành sữa phát
triển.
− Mức thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa tạm thời cao hơn cam kết với WTO.

2) Khó khăn:
− Ngành chăn nuôi bò sữa còn khá mới, người nông dân ít kinh nghiệm nên chất lượng
sữa chưa cao. Quy mô còn nhỏ lẻ nên khó áp dụng khoa học công nghệ vào việc chăn
nuôi bò sữa.
Page | 15
− 80% nguồn thức ăn chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu nên chi phí chăn nuôi cao.
− Hiện nay năng lực sản xuất sữa của khu vực chăn nuôi chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu
cầu chế biến của các nhà máy nên ngành sữa nước ta vẫn còn phải nhập khẩu nguyên
liệu sữa.
− Tỷ suất sinh lợi của khâu chăn nuôi bò sữa thấp nên người chăn nuôi không có khả
năng mở rộng quy mô sản xuất (hoặc thậm chí là từ bỏ nghề chăn nuôi bò sữa). Điều
này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sữa sẽ tiếp tục diễn ra.
− Điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt nam không thích hợp lắm với việc chăn nuôi bò sữa.
Chỉ rất ít vùng có khí hậu ôn hòa thích hợp cho việc chăn nuôi bò sữa.
3) Cơ hội:
Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ tăng trưởng kinh tế cao trên
thế giới do đó sức mua của người dân ngày càng tăng dần, trong đó có cả sản phẩm
sữa. Hiện nay, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt
khoảng 12 kg/người thấp hơn so với mức 35 kg/người của khu vực Châu Á. Mặt khác,
năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Có thể
nhận định rằng, ngành sản xuất sữa Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng.
4) Thách thức:
− Do phải nhập khẩu nguyên liệu sữa nên giá thành sản xuất trong nước phụ thuộc vào
biến động của thế giới.
− Vấn đề an toàn chất lượng sữa là một trong những nhân tố tác động mạnh đến ngành
sữa. Thời gian qua, các scandal như sữa có Melamine; sữa có chất thuốc súng, sữa tươi
đóng hộp được pha từ sữa bột đang khiến cho hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn.
− Theo cam kết gia nhập WTO, mức nhập khẩu sữa bột thành phẩm đến năm 2012 ở
mức 25% nhưng hiện nay vẫn còn thấp hơn cam kết khiến cho các sản phẩm sữa nhập
khẩu cạnh tranh dễ hơn đối với các sản phẩm nội địa.

Page | 16
III) TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK
1) Tổng quan về công ty
Logo:
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Tên viết tắt: VINAMILK
Trụ sở: 10 Tân Trào Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (08) 54 155 555 hoặc (08) 54 161 226
Website:
Email:
Vốn điều lệ: 10.006.413.990.000 VNĐ
Ngành nghề kinh doanh:
− Chế biến, sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát, sữa
hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác
− Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang –xay
– phin - hòa tan
− Sản xuất bánh.
− Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, nguyên liệu và hóa chất
Page | 17
− Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản
− Kinh doanh kho, bến bãi, kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô và bốc xếp hàng hóa
− Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì
− Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa
− Cung cấp các dịch vụ phòng khám đa khoa
− Các hoạt động hỗ trợ trồng trọt như: cung cấp cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt,
thu hoạch cây trồng, làm đất, tưới tiêu
− Chăn nuôi: cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi; các hoạt động trồng trọt;
− Dịch vụ sau thu hoạch
− Xử lý hạt giống để nhân giống
2) Lịch sử phát triển

Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976, dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa do chế độ cũ để lại:
− Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost),
− Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina),
− Nhà máy sữa Bột Dielac.
Vào tháng 3 năm 1994, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên
ở Hà Nội.
Từ năm 2001 đến năm 2005, Vinamilk liên tục thành lập và khánh thành các Nhà
máy sữa trải dài các tỉnh khắp đất nước như: Cần Thơ, Bình Định, Sài Gòn, Tiên Sơn,
Nghệ An
Năm 2007: Vinamilk bắt đầu hình thành vùng nguyên liệu trong nước bằng cách
xây dựng Trang trại bò sữa Tuyên Quang. Vinamilk đã khai thông cửa ngõ hướng tới
các thị trường giàu tiềm năng lớn Bắc Mỹ, Trung đông, Khu vực châu Á, châu Mỹ,
Úc, Canada, Pháp, Nga, Đức, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Trung Quốc, Lào và
Campuchia…
Page | 18
Năm 2010: Vinamilk đầu tư vào NewZealand từ năm 2010 với công ty chuyên
sản xuất bột sữa nguyên kem có công suất 32,000 tấn/năm. Ngoài ra, Vinamilk còn
đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch xuất khẩu chiếm
15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao. Từ năm 2005 đến 2010, Vinamilk áp
dụng công nghệ mới, lắp đặt máy móc thiết bị hiện đại cho tất cả nhà máy trong tập
đoàn. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức
khoẻ trên cả nước và cho ra đời trên 30 sản phẩm mới.
Năm 2012: Khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng, Xí nghiệp nhà máy sữa Lam
Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất
xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan.
Năm 2013: Là nhà máy hiện đại bậc nhất thế giới, tự động hóa 100% trên diện
tích 20 Hec tại khu CN Mỹ Phước 2.
Năm 2014: Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng
trong và ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển.Vinamilk đã và

đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới
để công ty ngày càng lớn mạnh.
Tầm nhìn:
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người”
Sứ mệnh:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”
Giá trị cốt lõi:
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người”
Page | 19
Bộ quy tắc ứng xử của Vinamilk:
Cam kết đề cao Chính trực, thúc đẩy Tôn trọng, đảm bảo Công bằng, duy trì
Tuân thủ và coi trọng Đạo đức, là kim chỉ nam cho tất cả hoạt động hàng ngày tại
Vinamilk, nhằm vươn đến sự phát triển vững mạnh trong tương lai.
3) Thành tích đạt được
HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP HẠNG III: Năm 1985, 1991, 1996, 2001, 2005, 2006
Chủ tịch nước trao tặng
ĐỨNG THỨ 1 TRONG 50 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TỐT NHẤT VIỆT NAM:
Năm 2013 Tạp chí Forbes Việt Nam
TOP 10 HÀNG VN CHẤT LƯỢNG CAO: Từ năm 1995 tới nay Hiệp hội hàng VN
chất lượng cao
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA: Năm 2010, 2012, 2014 Bộ Công thương
ĐỨNG THỨ 2 TRONG TOP 10 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LỚN NHẤT VIỆT
NAM: Năm 2013 Do VNR 500 (Cty CP Báo cáo đánh giá VN) và Vietnamnet đánh
giá
TOP 200 DOANH NGHIỆP DƯỚI 1 TỶ USD KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH
DƯƠNG: Năm 2010 Tạp chí Forbes Asia

DN XANH- SP XANH ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT NĂM 2013 DO NGƯỜI TIÊU
DÙNG BÌNH CHỌN: Năm 2013
TOP 100 DOANH NGHIỆP ĐÓNG THUẾ NHIỀU NHẤT CHO NHÀ NƯỚC: Năm
2013
4) Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ bộ máy công ty:
Page | 20
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ
phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành
viên và phòng ban trong công ty.Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách
hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một
Vinamilk vững mạnh.
Page | 21
Chi nhánh của công ty:
− Chi nhánh Hà Nội: Tầng 11, Tháp B, Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Phường
Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội.
− Chi nhánh Đà Nẵng: 12 đường Chi Lăng, Phường Hải Châu 2, Quận Hải Châu, TP. Đà
Nẵng.
− Chi nhánh Cần Thơ: 86D Hùng Vương , Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, TP.Cần
Thơ.
IV) Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của công ty:
1) Tình hình kinh tế
-VINAMILK là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách 200 công ty vừa
và nhỏ tốt nhất châu Á của Forbes. Danh sách 2010 đặc biệt hơn các năm trước với sự
góp mặt lần đầu tiên của một doanh nghiệp đến từ Việt Nam, Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam. Theo tính toán của Forbes, trong 12 tháng qua, doanh thu của Vinamilk đạt
575 triệu USD, xếp hạng 16 trong số 200 công ty. Lợi nhuận ròng là 129 triệu USD,
đứng thứ 18 và giá trị thị trường đạt 1,56 tỷ USD, đứng thứ 31. Theo kết quả bình
chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1
của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được

người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN
hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền 1997-2009. Doanh thu nội địa tăng
trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của
mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của
nước ngoài.Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu
niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt.
Page | 22
- Hiện ở Việt Nam, Vinamilk được đánh giá là một trong 3 doanh nghiệp lớn ngành
hàng tiêu dùng vẫn lãi cao, vượt mức của năm 2011 và có tiềm năng lớn trong các năm
tiếp theo.
-Quy mô công ty trên thị trường
Nhà cung ứng
-Nguyên vật liệu:
Nhu cầu sữa nguyên liệu của Vinamilk không ngừng tăng nhanh trong nhiều năm qua.
Phục vụ nhu cầu này, một mặt, công ty đã chủ động đầu tư các trang trại quy mô công
nghiệp, mặt khác không ngừng tăng cường công tác thu mua và phát triển vùng
nguyên sữa tươi từ các hộ dân. Vinamilk tăng cường nội địa hóa nguồn nguyên liệu
sữa.
Vinamilk có 4 trang trại nuôi bò sữa ở Nghệ An, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Thanh
Hóa với khoảng 10.000 con bò sữa cung cấp khoảng hơn 50% lượng sữa tươi nguyên
liệu của công ty, số còn lại thu mua từ các hộ nông dân.Vinamilk tự chủ động trong
nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộc vào nước ngoài
-Thiết bị máy móc:
Toàn bộ các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ thống máy móc thiết bị
hiện đại từ Thụy Điển, các nước Châu Âu – G7 và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP do các công ty hàng
đầu thế giới chứng nhận. Đồng thời, tất cả các sản phẩm của Vinamilk đều đảm bảo
thực hiện công bố đầy đủ theo qui định của pháp luật và luôn luôn có sự giám sát trực
Page | 23

tiếp cũng như gián tiếp của các cơ quan chức năng. Hàng ngày, mỗi nhà máy của
Vinamilk sản xuất hàng chục triệu hộp sữa các loại với sự kiểm soát chặt chẽ từ
nguyên liệu đầu vào; vệ sinh máy móc thiết bị và phân xưởng sản xuất; quá trình sản
xuất đến khi xuất hàng.
Số lượng và quy mô nhà cung ứng:
Danh sách một số nhà cung ứng lớn của Vinamilk:
Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp
Fonterra (SEA) Pte Ltd Sữa Bột
Hoogwegt International BV Sữa Bột
Perstima Binh Duong Vỏ hộp
Tetra Pak Indochina Thùng carton đóng gói và máy đóng gói
Công ty Vinamilk tự tin khẳng định, với qui trình kiểm soát này cùng với sự giám sát
chặt chẽ của các cơ quan chức năng, các sản phẩm của Vinamilk khi xuất hàng đều
đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng các tiêu chuẩn đã công
bố.
Sản phẩm thay thế
-Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp
Vinamilk xây dựng 4 nông trại nuôi bò sữa, tự chủ nguồn cung sữa tươi.Về bột sữa
nguyên liệu, do cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện và kĩ thuật nên hiện tại vẫn phụ thuộc
vào nguồn cung của nước ngoài, công ty chưa đủ khả năng thay thế sản phẩm bột sữa
nguyên liệu.Ngoài ra, khả năng thay thế nhà cung cấp của Vinamilk cũng thấp do sản
phẩm của các nhà cung cấp có chất lượng cao, các nhà cung cấp khác chưa thể đạt
được chất lượng tương đương.
- Khả năng thay thế sản phẩm của người tiêu dùng
Khả năng thay thế sản phẩm của người tiêu dùng ảnh hưởng bởi các yếu tố:
− Giá cả
− Chất lượng
Page | 24
− Thị hiếu
− Văn hóa.

Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ
em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe.
Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe… nhưng
các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm sữa như
trà xanh, café lon, các loại nước ngọt…Tuy nhiên, do đặc điểm văn hóa và sức khỏe
của người Việt Nam, không sản phẩm nào có thể thay thế được sữa.Mặt khác, đặc
điểm từ các sản phẩm thay thế là bất ngờ và không thể dự báo được, nên mặc dù đang
ở vị trí cao nhưng ngành sữa vẫn phải đối mặt với các áp lực sản phẩm thay thế nên
luôn cố gắng cải tiến những sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu
dung
Các rào cản gia nhập
Rào cản nhập cuộc là các nhân tố gây khó khăn và tốn kém cho các đối thủ khi họ
muốn tham gia gia nhập ngành và nếu thâm nhập thì luôn gặp tình huống bất lợi.Một
rào cản không thể vĩnh viễn ngăn chặn các doanh nghiệp xâm nhập thịtrường nhằm tác
động đến cạnh tranh và phúc lợi của người tiêu dùng.Đôi khi, chỉcần trì hoãn quá trình
tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới đã là đủ. Do đó, tồn tại rất nhiều rào cản
khi gia nhập thị trường mang tính khách quan hay chủquan.
Các rào cản nhập cuộc lớn nhất ảnh hưởng đến sự gia nhập của các hãng trong ngành
sữa VINAMILK đó là:
Kỹ thuật:
Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng vì
nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng.
Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ
vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng.
Page | 25

×