Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Xuân Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.21 KB, 66 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập nền kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và
thế giới đang mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội vươn ra thị trường quốc tế. Tuy
nhiên đây cũng là một thách thức lớn cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và
phát triển nói chung và công ty cổ phần Xuân Sơn. nói riêng. Do đó muốn cạnh
tranh được trong tình hình mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất một
cách hiệu quả ngay từ quá trình cung ứng đầu vào, đến quá trình tiêu thụ và mục tiêu
cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Trong 3 nhân tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp một cách trực tiếp:
Giá thành , khối lượng và giá bán thì giá thành là nhân tố chiến lược và chủ quan nhất
đối với doanh nghiệp. Vì vậy tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm sẽ là
nhân tố quyết định ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Kế toán với chức
năng thông tin và phản ánh sẽ là nhân tố quyết định tính hiệu quả của quá trình hạch
toán kinh doanh tại các đơn vị, trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm là một phần hành chủ yếu trong toàn bộ quá trình hạch toán tại các đơn vị
sản xuất ở công ty cổ phần Xuân Sơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trải qua quá trình học tập,
nghiên cứu trong trường và sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Khánh
Thịnh em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Xuân Sơn”. để đi sâu vào nghiên cứu
với mục đích vận dụng lý luận về hạch toán kế toán vào nhu cầu thực tiễn công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Xuân Sơn.
Ngoài lời mở đầu và lời kết, bài chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh của công ty cổ phần Xuân Sơn.
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần Xuân Sơn .
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại công ty cổ
phần Xuân Sơn.


CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN
I. Tổng quan về đơn vị thực tập.
1.Giới thiệu chung về công ty cổ phần Xuân Sơn.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Xuân Sơn.
Công ty cổ phần Xuân Sơn trước đây là nhà máy xi măng Xuân Sơn có trụ sở chính ở
35 Lương Ngọc Quyến, Sóc Sơn, Hà Nội .
Tháng 9 năm 1986 công trình nhà máy xi măng Xuân Sơn được khởi công, nhà
máy do Liên Xô thiết kế, trang bị với công suất 1,1 triệu tấn/ năm. Ngày 10-3-1990
Bộ xây dựng ra quyết định thành lập nhà máy xi măng Xuân Sơn.
Thực hiện chủ trương gắn sản xuất với tiêu thụ, ngày 12-3-1994, nhà máy xi
măng Xuân Sơn hợp nhất với nhà máy xi măng Núi Voi đổi tên thành công ty Xuân
Sơn. Như vậy, đến thời điểm này nhà máy mới chính thức thực hiện đầy đủ chức năng
sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,
tháng 6- năm 2000, công ty tiến hành tách phân xưởng sản xuất vỏ bao để cổ phần hóa
công ty cổ phần bao bì Xuân Sơn.
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tháng 1-2009 công ty đã tiến hành
cổ phần hóa. Và đến tháng 5 thì đổi tên thành công ty cổ phần Xuân Sơn, với vốn điều
lệ 600 tỷ đồng ứng với 600.000.000 cổ phần.
Hiện nay công ty có 1900 công nhân viên, với trình độ đại học, cao đẳng chiếm
trên 40%, còn lại chủ yếu là công nhân kĩ thuật và một phần nhỏ là lao động khác. Lự
lượng của công ty chia làm 3 khối: khối tiêu thụ 204 người, khối quản lý dự án 200
người còn lại là công nhân sản xuất và phụ trợ.
Với chức năng chính là sản xuất xi măng PC 30, PC 40,PCB 30, PCB 40 theo
tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, công ty có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng
cho các công trình trong nước và xuất khẩu sang Campuchia. Ngoài ra công ty còn
tham gia vào cung ứng xi măng cho các địa bàn theo sự điều hành của Tổng công ty xi
măng Việt Nam để tham gia vào bình ổn giá cả trên thị trường.

Trải qua một chặng đường dài phát triển, công ty đã đạt được nhiều giải thường,
được người tiêu dùng tín nhiệm sử dụng.
I.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất – kinh doanh và chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
Toàn công ty có 18 phòng ban, 11 xưởng sản xuất ( bao gồm cả phân xưởng sản
xuất chính và sản xuất phụ trợ). Được chia thành 4 khối: khối phòng ban, khối sản
xuất chính, khối sản xuất phụ trợ và khối tiêu thụ( gồm 3 trung tâm giao dịch tiêu thụ
và 8 văn phòng đại diện).
Sơ đồ của công ty được minh họa trong bảng sau:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOAT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
Phó GĐ
nội chính
P.ĐSQT
P.BVQ
S
Trạm y tế
Phó GĐ
tiêu thụ
Trung tâm
GDTT
VP.TNg
VP.HN
VP.BK
Phó GĐ
Sản xuất
P.ĐHSX
P.KTSX
P.TN-KCS

P.KTAT
X.Mỏ NL
(15tổ)
X.ô tô VT
(11tổ)
X.Tạo NL
(11tổ)
X.Lò nung
X.NXM
X.Đóng bao
Văn Phòng
Phòng KTKH
Phòng TCLĐ
P.KTTKTC
Phòng Thẩm
Định
Phó GĐ
Cơ Điện
Phòng cơ khí
Phòng N.lượng
Phòng QLXM
X.SCTB(17tổ)
X.CKCT(13tổ)
X.CTN-NK
X.Điện TĐ
Phó GĐ Đầu
tư xây dựng
Ban QLDA
Phòng kỹ thuật
Phòng KTTC

Phòng KH-TH
Phòng VTTB
1.2.1.Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận.
Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ chính sau:
a) Ban quản trị và điều hành công ty: Gồm có đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Giám đốc và 4 phó giám đốc công ty.
- ại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất cử công ty, có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được
chào bán, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban
kiểm soát, quyết định tổ chức lại và giải thể công ty…
- ội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh và quản trị và điều hành công ty.
- Giám đốc công ty:
+ Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế
hoạch được giao.
+ Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm về
sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức
sản xuất các đơn vị trong công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an
toàn. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm.
- Phó giám đốc phụ trách nội chính: trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác bảo vệ
quân sự, phòng cháy chữa cháy, đời sống văn hóa y tế của công ty.
- Phó giám đốc phụ trách cơ điện: Quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác cơ điện
phục vụ cho quá trình sản xuất , bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị…
- Phó giám đốc phụ trách dự án:
+ Chịu trách nhiệm về mọi việc liên quan đến dự án như thực hiện, tổ chức thầu
và chọn gói thầu.

+ Tổ chức thực hiện tiến độ, thời gian, hạng mục công trình theo kế hoạch đề ra,
thay mặt chủ đầu tư ký kết các hợp đồng với tổ chức phục vụ cải tạo, đầu tư hiện đại
hóa nhà máy.
b) Các phòng ban:
- Phòng kế toán- tài chính: + Có trách nhiêm quản lý tài chính, thu chi tiền tệ,
thu chi các nguồn vốn, chứng từ hóa đơn thanh toán theo đúng quy định của nhà
nước,pháp lệnh thống kê, kế toán, điều lệ thống kê kế toán.
+Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
đơn vị.
- Phòng kinh tế- kế hoạch:
+ Là phòng nghiệp vụ kinh tế tổng hợp, tham mưu giúp giám đốc định hướng dự
báo kế hoạch lâu dài và phân định kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm cho mỗi đơn vị.
+ Hướng dẫn các đơn vị tự xây dựng kế hoạch hàng năm, dài hạn.
- Phòng tổ chức- lao động:
+ Theo dõi, quản lý lao động và tiền lương.
+ Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức quản lý lao động tiền lương, tiền
thưởng, định mức lao động và các chế độ chính sách khác.
- Phòng điều hành sản xuất: Giúp giám đốc công tác điều hành sản xuất- tiêu thụ
hàng ngày đảm bảo việc sản xuất kinh doanh ổn định, đạt hiệu quả cao.
- Phòng cơ khí:
+ Quản lý kỹ thuật công tác bảo dưỡng chế tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị.
+ Căn cứ kế hoạch sản xuất của công ty để lập kế hoạch sử dụng, kế hoạch sửa
chữa máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ.
- Phòng năng lượng:
+Quản lý kỹ thuật các lĩnh vực điện, các thiết bị lọc bụi, nước, khí nén phục vụ
sản xuất.
+Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty để lập kế hoạch phương án
cung cấp điện, nước, khí nén phù hợp. Sửa chữa đường dây và các thiết bị điện.
+ Là phòng kiểm tra chất lượng nguyên nhiên vật liệu, phụ gia, bán thành phẩm
từng công đoạn sản phẩm xuất xưởng theo quy định của nhà nước.

- Các văn phòng đại diện của công ty( khối tiêu thụ)
+ Có nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng của công ty.
+ Hàng tháng, quý, năm lập kế hoạch tiêu thụ, báo cáo công ty phê duyệt.
+ Chịu trách nhiệm theo dõi số hàng nhập về và bán ra, cũng như các chi phí liên
quan đến việc bán hàng và theo dõi các đại lý thuộc lĩnh vực văn phòng đại diện quản lý.
c) Các phân xưởng sản xuất kinh doanh:
- Khối sản xuất chính: gồm 6 phân xưởng: xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng tạo
nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao. Các xưởng này
có nhiệm vụ khai thác đá vôi, đá sét và vận chuyện từ nơi khai thác về nhà máy. Qua
các công đoạn sản xuất của từng phân xưởng , cuối cùng cho ra thành phẩm xi măng
bao.
- Khối sản xuất phụ trợ: Gồm 5 phân xưởng: xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng
công trình, xưởng cấp thoát nước- khí nén, xưởng cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ
cung cấp lao vụ, dịch vụ phục vụ cho sản xuất chính.
I.3 Quy trình công nghệ sản xuất.
1.3.1. Hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ:
Hiện nhà máy đang sản xuất chủ yếu trên dây chuyền công nghệ số 02 theo
phương pháp khô và dây chuyền số 01, theo phương pháp ướt, với tổng công suất
là 2 triệu tấn/ năm. Và đang trong quá trình xây dựng dây chuyền số 03, công suất
2 triệu tấn/ năm, dự kiến hoàn thành vào tháng8/2011 nâng công suất lên đến 3
triệu tấn/ năm.
Khi dây chuyền 03 đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cho ngừng hoạt động và thanh
lý dây chuyền 01, tạo nên tính đồng bộ trong công nghệ và quy trình sản xuất toàn nhà
máy: toàn bộ nhà máy sẽ sản xuất theo phương pháp khô, tạo sản phẩm có chất lượng
cao, ổn định, chi phí thấp và giảm được tác động xấu đến môi trường.
1.3.2 Quy trình sản xuất:
Sản phẩm chính của công ty là xi măng PCB30 và PCB 40. Được sản xuất trên
dây chuyền công nghệ đồng bộ, đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương
pháp ướt lò quay và dây chuyền số 2 mới được cải tạo theo phương pháp khô lò quay
với quy trình công nghệ kiểu liên tục.

Có thể tóm tắt các công đoạn của quy trình sản xuất như sau:
- Nghiền nguyên liệu: Hỗn hợp hai nguyên liệu ( đá vôi và đất sét) được cho vào
máy nghiền.
Theo phương pháp ướt lò quay phối liệu ra khỏi máy nghiền có độ ẩm từ 35%
được điều chỉnh thành phần hóa học trong tám bể chứa có dung tích 800/m3/bể, sau
đó được chuyển vào hai bể dự trữ có dung tích 8000 m3/ bể. Còn theo phương pháp
khô lò quay, hỗn hợp hai nguyên liệu được sấy, lắng bụi.
- Nung clinker và nghiền xi măng: Phối hợp dưới dạng bùn hoặc bột được đưa
vào lò quay thành clinker( ở dạng hạt). Trong quá trình này người ta cho thêm thạch
cao và một số phụ gia khác để tạo ra bột xi măng.Tùy theo từng chủng loại xi măng
mà người ta sử dụng các chất phụ gia và tỷ lệ pha khác nhau.
- Đóng bao: Xi măng bột ra khỏi máy nghiền dùng hệ thống nén khí để chuyển
vào 8 xi lô chứa, sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó thu được thành
phẩm là bao xi măng bao hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất xi măng.
Quy trình sản xuất xi măng có thể khái quát thành sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tóm tắt QT sản xuất xi măng
Nghiền nguyên liệu
Nung Clinke
Thành phẩm
Đóng bao
Nghiền XM
2. Đặc điểm công tác kế toán.
2.1 Hình thức kế toán.
Đơn vị áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung
a) Trình tự ghi sổ:
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung được tóm tắt thành sơ đồ sau
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
QHDC

b) Diễn giải khái quát sơ đồ trên:
Căn cứ trực tiếp để ghi nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng và các sổ kế toán chi
tiết là các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Căn cứ để ghi sổ cái là sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký chuyên dùng( nhật ký
đặc biệt).
Việc đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được
thực hiện bằng cách đối chiếu giữa bảng cân đối số phát sinh( lập trên cơ sở các sổ kế
toán chi tiết tương ứng).
2.2 Tổ chức bộ máy kế toán.
Vì doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung vừa phân
tán, lại là đơn vị trực thuộc tổng công ty xi măng việt Nam, có các đơn vị phụ thuộc
hạch toán quản lý ở các mức độ khác nhau. Nên bộ máy kế toán của công ty được tổ
chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Cơ cấu tổ chức kế toán của công ty được tóm tắt thành sơ đồ sau:
7
CHỨNG TỪ GỐC
NKC
SỔ CÁI
CÁC TK
Bảng cân đối
phát sinh
SỔ KẾ TOÁN
CHI TIẾT
Báo cáo
kế
toán
Sổ tổng hợp
chi tiết
Nhật ký

đặc biệt
Sổ quỹ
Bảng 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Các chính sách chủ yếu được công ty áp dụng gồm có:
- Luật kế toán (số 03/2003/QH11,ban hành ngày 17/6/2003).
- Chế độ kế toán áp dụng trong công ty là theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng tại Công ty là Việt Nam đồng.
- Niên độ kế toán là 1 năm, bát đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. -
Kỳ hạch toán là quý
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Sử dụng phương pháp kê khai thường
xuyên, ghi nhận theo giá gốc, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân
gia quyền.
-Tính khấu hao theo phương đường thẳng. Ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc.
Trong quá trình sử dụng tài sản được phản ánh theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá
trị còn lại.
- Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ chính từng bộ phận:
Phòng kế toán- thống kê- tài chính: Gồm 34 người, có chức năng là ghi nhận,
giám sát, quản lý mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong công ty. Từ đó cung
cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu quản lý( thong tin kinh tế và phục vụ cho việc hạch
toán nội bộ) ; tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo tổ chức công tác thống kê và
lấp kế hoạch tài chính cho công ty.
Kế toản trưởng phụ trách chung về mọi hoạt động thống kê tài chính của công ty,
có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán hoạt động liên tục và hiệu quả.
Có 2 phó phòng hỗ trợ công tác cho kế toán trưởng trong đó
8
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
Phó phòng phụ trách

tổng hợp
Phó phòng phụ trách tiêu
thụ
Tổ tài
chính
Tổ kế
toán
vật tư
Tổ tổng
hợp và
tính giá
thành
Tổ KT
tiêu thụ
SP
Tổ KT
nhà ăn
- Phó phòng tổng hợp: phụ trách việc lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính.
- Phó phòng phụ trách tiêu thụ: phụ trách về công tác tiêu thu sản phẩm.
Có 5 tổ kế toán, được phân chia nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tổ kế toán tài chính- thống kê: gồm 7 người( trong đó có 2 thủ quỹ) có nhiệm
vụ theo dõi việc thanh toán đối với cán bộ công nhân viên, thanh toán tạm ứng, các
khoản phải thu phải trả và theo dõi thanh toán đối với ngân sách nhà nước.
- Tổ kế toán tổng hợp: Gồm 10 người phụ trách việc lập báo cáo tài chính, tính
giá thành sản phẩm, theo dõi TSCĐ, theo dõi việc thanh toán với người bán, duyệt giá
đối với vật tư đầu vào và sản phẩm bán ra.
- Kế toán vật tư: gồm có 6 người có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán đối với các
khâu tiêu thụ sản phẩm và các văn phòng đại diện, đại lý.
- Tổ chức kế toán nhà ăn: gồm 5 người làm nhiệm vụ công tác thống kê tại nhà
ăn của công ty.

Ngoài ra còn có các bộ phận kế toán ở các văn phòng đại diện và trung tâm giao
dịch tiêu thụ làm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thu chi các khoản được giám đốc, kế
toán trưởng phân cấp quản lý. Và một bộ phận kế toán ban quản lý dự án, chuyên theo
dõi công việc cải tạo hiện đại hóa nhà máy và quyết toán công trình.
3. Những đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1. Những ảnh hưởng do đặc tính ngành.
Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp nặng, với giá trị tài sản cố định lớn( chiếm
tỉ trọng trên 65% tổng tài sản) và mang tính kỹ thuật cao. Nhiều tài sản có giá trị trên 10
triệu được nhập kho, ghi chép và hạch toán như CCDC. Đây lại là ngành có mức độ cơ
giới hóa, tự động hóa, đòi hỏi máy móc trang thiết bị, nhà xưởng và các hạ tầng phải
liên tục được sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa. Nên công tác theo dõi kiểm tra, đối
chiếu, giám sát, tinh toán khấu hao, đánh giá lại tài sản và hạch toán kế toán vào các
khoản mục chi phí một cách chính xác, thường xuyên, liên tục là khá khó khăn.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất xi măng có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng
chủ yếu trong tổng chi phí sản xuất phát sinh( trên 50%). Nên sự biến động giá bán
nguyên vật liệu sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản xuất. Nhất là trong thời
gian gần đây, khi mà các yếu tố đầu vào như than, quặng sắt, xỉ,phiến silic, điện, xăng,
dầu mỡ… liên tục tăng cao ở mức đỉnh điểm. trong khi giá bán của các công ty trực
thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam lại bị khống chế, khiến cho cơ chế về giá trở nên
kém linh động. Các doanh nghiệp liên doanh được tự do đưa ra mức giá khi thị trường
khan hiếm xi măng, lại được hưởng ưu đãi của chính phủ(theo chính sách khuyến
khích nhà đầu tư nước ngoài). Vì vậy việc quản lý chi phí ngày càng cần phải chặt chẽ
và hiệu quả hơn. Điều đó không chỉ đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học với các
bộ phận khác trong cùng công ty mà còn tăng tính phức tạp trong công việc của kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Vì hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng nên số lượng lao động nữ trong
9
công ty ( đặc biệt là lao động nữ trực tiếp tham gia vào sản xuất) ít, chỉ chiếm khoảng
2% tổng lao động. Tính chất công việc nặng nhọc nên ngoài lương thì phần phụ cấp,

phúc lợi phải trả công nhân viên chức cũng không nhỏ. Điều này khiến công việc hạch
toán chi phí nhân công trực tiếp trở nên đơn giản hơn( ít các khoản mục chi thai sản
mà chủ yếu là ốm đau, bệnh nghề nghiệp…)
3.2. Những ảnh hưởng do đặc điểm riêng có của đơn vị mang lại.
* Về cách thức tổ chức hệ thống tài khoản, lưu chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán:
- Do yêu cầu quản lý đòi hỏi thống kê chi tiết chi phí phát sinh, cụ thể đến từng
loại, đến phạm vi từng phân xưởng. Trong khi công ty lại có nhiều khoản mục chi phí,
làm số lượng tài khoản chi tiết nhiều, có nhiều tài khoản chi tiết đến cấp 5, cấp 6 khiến
việc ghi chép dễ bị nhầm lẫn do tên tài khoản dài ( như TK 621111: chi phí NVLTT
sản xuất đá vôi, TK 1541162: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sản xuất xi măng
bột PCB 40…), Điều này gây khó khăn cho công tác phân loại, tập hợp chi phí và ghi
sổ kế toán.
- Việc lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung: tuy có mẫu sổ đơn giản, dễ ghi
chép nhưng khối lượng ghi chép nhiều. Nên tương ứng hệ thống và số lượng sổ kế
toán cũng khá đồ sộ, gây khó khăn cho công tác kế toán hạch toán và lưu trữ sổ sách,
dễ gây nhầm lẫn, sai, sót hoặc trùng lặp nghiệp vụ phát sinh mà khó kiểm tra đối chiếu
tính chính xác được.
- Công ty cũng có nhiều kho, nhiều phân xưởng, nhiều loại chi phí phát sinh,
cách tính lương cũng theo thời gian và sản lượng lao động… làm số chứng từ cần lập
thêm nhiều. Điều này có lợi về công tác quản trị chi phí, các số liệu đã được phân loại
chi tiết, nên dễ phân tích theo từng khoản mục.
* Cách tổ chức phân công, phân nhiệm trong nội bộ phòng kế toán và sự ảnh
hưởng của hệ thống tổ chức tại đơn vị:
- Vì đơn vị có quy mô lớn, lại hoạt động trên địa bàn vừa tập trung vừa phân tán,
các đơn vị phụ thuộc được hạch toán quản lý ở các mức độ khác nhau nên việc lựa
chọn tổ chức bộ máy kế toán công ty theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán là phù
hợp. Hình thức này tạo điều kiện cho kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gắn
liền với các hoạt động của đơn vị, từ đó có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt
động một cách có hiệu quả.
- Các tổ kế toán được bố trí tại các phòng liền kề nhau, rất tiện cho việc trao đổi,

đối chiếu thông tin, số liệu giữa các phần hành liên quan
- Tuy kế toán phần hành này có khối lượng công việc nhiều và tính phức tạp cao
nhưng nhờ có hệ thống tổ chức, phân nhiệm giữa các phòng ban được bố trí khoa học,
có thể dễ dàng phối hợp lẫn nhau, mà công tác kế toán trở nên đơn giản và thuận tiện
hơn. Cụ thể:
10
+ Phối hợp với các phân xưởng trong việc thống kê chi phí phát sinh: chứng từ
được tập hợp tại mỗi tổ, rồi đến các phân xưởng, sau đó chuyển lên phòng kế toán
thống kê tài chính
+ Phối hợp với phòng kế hoạch để đưa ra và áp dụng định mức sản xuất phù hợp.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là một cơ sở khoa học quan trọng, giúp phòng kế
toán đối chiếu và đánh giá lại tính chính xác chi phí phát sinh và việc sử dụng hiệu quả
chi phí tại mỗ phân xưởng.
•Việc tổ chức ứng dụng công nghệ thong tin vào công tác kế toán:
Công ty sử dụng phần mềm Fast accounting từ năm 2003, đã giảm tải một khối
lượng lớn công việc kế toán, giúp khâu tính toán trở nên nhanh gọn, thuận tiện và
chính xác hơn việc thực hiện thủ công trước kia. Đây là một loại phần mềm thông
dụng, linh hoạt nhiều tính năng, phù hợp với yêu cầu kế toán và công tác quản trị.
Đồng thời giúp việc lên kết, so sánh, đối chiếu số liệu kế toán giữa các công ty trong
cùng ngành được dễ dàng, nhanh gọn hơn.
Công tác tính lương được sử dụng phần mềm Foxport, là một phần mềm chuyên
dụng được thiết kế riêng cho công ty nên phù hợp với đặc điểm bộ máy kế toán của
đơn vị dễ dàng kết hợp với phần mềm fast, tạo nhiều thuận lợi cho hạch toán chi phí
nhân công trực tiếp.
11
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN
1. Các chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng chung cho phần hành.
Chứng từ sử dụng chính gồm có:

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ( mẫu 07-VT).
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội( mẫu sổ 011- LĐTL).
- Bảng phân bổ và tính khấu hao TSCĐ ( mẫu sổ 06- TSCĐ).
- Biên bản điều chỉnh khấu hao TSCĐ.
- Và một số chứng từ khác theo yêu cầu quản lý của công ty như: Phiếu xuất kho
tại phân xưởng, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu kế toán…
Sổ sách kế toán bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp, có:
Sổ nhật kí chung ( mẫu sổ S03a- DN)
Sổ cái ( mẫu sổ S03b – DN) của các tài khoản 621,622,627,154.
Sổ chi tiết kế toán:
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh ( mẫu sổ S36 – DN)
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ (mẫu sổ S37 – DN)
Lập cho tài khoản chi tiết của các tài khoản 621, 622, 627, 154.
Số lượng sổ phụ thuộc vào số tài khoản chi tiết cần lập.
Và một số chứng từ, sổ kế toán của các tài khoản liên quan khác như 111, 152,
153, 331, 334, 338…
2. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại đơn vị.
Việc ghi sổ kế toán tại công ty được khái quát thành sơ đồ sau:
12
Sơ đồ 2.5 Quy trình ghi sổ KT chi phí sản xuất và tính giá trị sản phẩm
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
QHDC
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ phát sinh ( là các bảng phân bổ: PB NVL-
CCDC, PB lương và BHXH, PB và tính khấu hao TSCĐ, hóa đơn hàng hóa- dịch vụ,
phiếu xuất kho …), kế toán ghi vào nhật ký chung, đồng thời phản ánh các nghiệp vụ
phát sinh vào các sổ tài khoản chi tiết 621,622, 627, 154,155 ( thực ra việc ghi vào sổ
chi tiết và sổ cái tài khoản 154, 155 được thực hiện vào cuối tháng, khi phát sinh các

bút toán kết chuyển, phân bổ chi phí 621, 622, 627 vào tài khoản 154, và việc tính giá
thành sản phẩm nhập kho hoàn thành). Sau đó, từ nhật ký chung kế toán ghi vào sổ
cái các TK 621, 622, 627, 154, 155.
Cuối tháng, quý, năm tổng hợp các số liệu trên sổ cái, tính số dư để lập bảng cân
đối số phát sinh. Các số liệu trên sổ chi tiết cũng được tổng hợp để lập bảng tổng hợp
chi tiết ( như bảng tổng hợp chi phí; sổ (thẻ) tính giá thành sản phẩm , dịch vụ, bảng
đánh giá sản phẩm dở dang). Các số liệu trên sau khi kiểm tra, đối chiếu thấy khớp,
đúng thì được sử dụng để lập báo cáo kế toán.
Nội dung cụ thể như sau:
13
Bảng phân bổ NVL-CCPC Bảng
phân bổ lương và BHXH Bảng
phân bổ khấu hao …
Sổ quỹ
NKC
SỔ CÁI
TK621,622,627,154,
155
Bảng cân đối
phát sinh
SỔ CHI TIẾT TK
621,622,627,154,155
Báo cáo
tài
chính
Sổ tổng hợp
chi tiết
2.1. Công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
a) Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng:

- Tài khoản sử dụng : TK 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu như: dầu,
mỡ bôi trơn, gạch chịu lửa, phụ gia… sử dụng trực tiếp cho sản xuất xi măng bột PCB
30( TK 6211161) và PCB 40 (TK 6211162).
Tài khoản 621 được phân cấp chi tiết theo nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh và
theo công đoạn sản xuất, thành:
TK 621111- Chi phí sản xuất đá vôi.
TK621112- Chi phí sản xuất đất sét.
TK 621113- Chi phí sản xuất bùn.
TK 621114- chi phí sản xuất bột liệu.
TK 621115- Chi phí sản xuất clinker.
TK 621116- Chi phí sản xuất xi măng bột.
TK 621117- Chi phí sản xuất xi măng bao.
TK 621118- Chi phí vận tải.
TK 621119- Chi phí phụ trợ.
TK 6212- Chi phí nguyên vật liệu phụ ( chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí).
TK 6213- Chi phí nhiên liệu( Chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí).
- Sổ sách kế toán: Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 621 và các sổ chi tiết của nó,
cùng các sổ liên quan như sổ cái và các sổ chi tiết tài khoản 152, 111, 112, 331,…
c) Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán:
Sơ đồ xử lý số liệu theo kế toán máy:
Sơ đồ 2.6 Hoạch toán CPNVLTT trên Fast Accouting.
Quy trình hạch toán:
Vì công ty áp dụng phương pháp hạch toán tập hợp trực tiếp cho chi phí NVL
trực tiếp. Nên theo phương pháp này ngay từ đầu các phiếu xuất kho đã ghi rõ đối
tượng sử dụng nguyên vật liệu, chi tiết cho từng phân xưởng, từng công đoạn.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng hai loại chứng từ
chủ yếu là : Giấy đề nghị xuất kho và phiếu xuất kho.
Định kỳ hàng tuần( từ 5-7 ngày), Tổng kho sẽ chuyển các phiếu xuất kho( liên 3)
lên phòng kế toán để cập nhật dữ liệu vào máy tính. Sauk hi kiểm tra tính hợp lệ của
chứng từ, ký xác nhận và định khoản, kế toán tính đơn giá và thành tiền trên các phiếu

14
PX Kho
Các tệp nhật ký
Sổ
chi tiết
Sổ Cái
TK621
Thẻ
Kho
xuất kho.
Có hai trường hợp xuất là xuất không qua kho và xuất qua kho. Nếu xuất không
qua kho, tức là mua vật tư về dùng ngay cho sản xuất thì sẽ tính trị giá vốn thực tế vật
tư theo giá đích danh. Còn nếu xuất qua kho thì trị giá từng loại vật tư xuất dùng được
tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn( hàng tuần), theo công thức:
Kế toán định khoản:
Nợ TK 621( chi tiết theo từng công đoạn sản xuất)
Có TK 152(chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu)
Thực tế, công việc tính trị giá cột “ thành tiền” trong phiếu xuất kho được máy
tính thực hiện. Kế toán viên chỉ việc nhập chứng từ, máy sẽ tự động tính ra đơn giá và
số tiền. Máy sẽ tự ngầm định số hiệu tài khoản: Tài khoản nợ chi tiết theo từng công
đoạn sản xuất( nếu mã khách là C5, máy sẽ tự động ngầm định là TK Nợ 621116) và
tài khoản Có theo từng loại nguyên vật liệu sử dụng ( nhiên liệu- dầu, ngầm định là
TK Có 152212).
Cuối tháng, sau khi tất cả các chứng từ đã được nhập vào máy( đã tính giá xuất
kho từng loại vật tư), tổ kế toán tổng hợp sẽ lập các phiếu xuất kho( tổng hợp) theo
từng kho. Phiếu xuất này sẽ tổng hợp lượng và giá trị của từng loại vật tư theo đã xuất
trong tháng cho mỗi xưởng ( X.mỏ, X.tạo nguyên liệu, X.lò, X.nghiền, X.đóng bao).
Số liệu trên các phiếu sẽ tự động kết chuyển vào sổ nhật ký chung, thẻ kho trên máy,
sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ cái chi tiết tài khoản 621.
Về bản chất, giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho phân xưởng ( tại cột

Thành tiền, trên phiếu xuất kho ), hàng ngày được ghi vao nhật ký chung, chi tiết theo
tài khoản của mỗi phân xưởng. Và sẽ tùy từng loại chi phí phát sinh cho công đoạn
nào mà ghi vào sổ chi tiết tài khoản tương ứng : 621111, 621112( chi phí dùng sản
xuất thạch cao, đất sét), TK 621116( chi phí dùng sản xuất xi măng bột), TK
621113( chi phí sản xuất bùn), TK 621114( chi phí sản xuất bột liệu), TK 621115( Chi
phí sản xuất clinker)… Và TK 6212 ( chi phí vật liệu phụ), TK 6213 (chi phí nhiên
liệu).
Chẳng hạn, từ cột “ Thành tiền” trên phiếu xuất số 2/12C5, xuất vật tư từ kho
xưởng nghiền (C5), dùng cho việc sản xuất xi măng bột, kế toán ghi vào cột “ Số phát
sinh”, giá trị Nợ/Có tương ứng cho từng tài khoản trên Nhật ký chung( trích trang 325
của NKC – mẫu sổ S03a- DN), đồng thời thực hiện việc ghi chép trên sổ chi tiết tài
khoản 621116 ( phục vụ sản xuất xi măng bột) ( dòng 12,13 – trang 42). Sau đó, kế
toán giá thành trên phòng TKTC sẽ ghi giá trị chi phí vật tư dùng cho sản xuất từ cột
Nợ, Có của nhật ký chung vào sổ cái TK 621 ( dòng thứ 5 từ dưới lên, trang 43- mẫu
sổ S03b- DN).
Công ty Cổ phần Xuân Sơn
15
Trị giá vốn thực tế
vật tư xuất kho
=
Số lượng vật tư
xuất kho
+
Đơn giá bình quân
gia quyền
Đơn giá bình quân
gia quyền
= Trị giá thực tế vật tư
tồn đầu kỳ
+ Trị giá thực tế vật tư

nhập trong kỳ
Số lượng vật tư
tồn đầu ky
+ Trị giá vật tư nhập
trong kỳ
35 Lương Ngọc Quyến, Sóc Sơn, Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO Số : 2/12C5
Ngày 31 tháng 3 năm 2011
Người nhận hàng: CbCNV
Đơn vị: C5- xưởng nghiền xi măng
Địa chỉ: Công ty cổ phần Xuân Sơn Hà Nội
Nội dung: Vật tư xuất cho dây chuyền 2/T2/2011
Mã kho xuất: C5- xưởng nghiền xi măng
STT Tên vật tư
Tài
khoản
Nợ
Tài
khoản

ĐV
T
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1
2212.013801.001-
Dầu Enrgol- HD
621116 152212 Lít 10,00 22 800,00 228 000
2

2212.013801.050-
Dầu Mobil DTE
621116 152212 Lít 183,00 24 160,24 4 421 325
3
2214.040101.051-
Bi hợp kim phi 90
XNCK 59
621116 1522141 Tấn 10,00
16 204
845,68
162 048 857

Tổng 699 267 270
Bằng chữ: sáu trăm chín mươi chín triệu, hai trăm sáu mươi bảy nghìn, hai trăm bảy
mươi đồng
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ BỘ PHẬN SỬ DỤNG NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO
Cuối tháng, căn cứ Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu- công cụ, dụng cụ, kế
toán chi phí và tính giá thành lập phiếu kế toán phản ánh các bút toán kết chuyển, rồi
từ PKT ghi lên nhật ký chung( mẫu dòng 1,2 trang 44) và sổ chi chi tiết TK
621116( dòng 15,16- trang 39). Sau đó từ NKC gi vào sổ cái TK 621( dòng thứ 2 và 3
từ cuối lên trang 40).
Giá trị cột “ Tổng số” của số thứ tự 28 trên bảng phân bổ NVL- CCDC chính là
giá trị tổng phát sinh nợ trên sổ cái TK 621116.
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN
35 Lương Ngọc Quyến, Sóc Sơn, Hà Nội
PHIẾU KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 3 năm 2011
16
Nội dung Tài khoản Vụ việc Phát sinh nợ Phát sinh có
Phân bổ CP NVL TT 621116 16 671 694941

Phân bổ CP NVL TT 1541161 16 671 694941
Phân bổ CP NVL TT 621116 784 935 176 784 935 176
Phân bổ CP NVL TT 1541162
Tổng 17 456 630117 17 456 630117
Bằng chữ: Mười bảy tỷ,bốn trăm năm mươi sáu triệu,sáu trăm ba mươi nghìn một
trăm mười bảy đồng.
Kế toán trưởng Người lập phiếu

Bảng 2.7: Phiếu kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
17
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU-CÔNG CỤ ,DỤNG CỤ
Từ ngày: 01/03/2011 đến ngày: 31/03/2011
STT TK ghi Có
TK ghi Nợ
C 1521 C 1522 C 1523 C 1524 C 1525 C 1531 Tổng cộng
1 13683 phải thu về quỹ quản lý

23 62111 sản xuất thạch cao 1179442327 624411047 -3033534 1800819840

28 62111 chi phí sản xuất xi măng bột 10631600278 6825029839 17456630117

37 62721 xưởng nghiền xi măng -240848880 121436002 91077001 -28335877
38 62721 xưởng đóng bao xi măng 13512356 13512356

45 62731 xưởng nghiêng xi măng 316678026 47144915 363822941

51 62774 xưởng nghiền xi măng

Cộng 12208951005 33745750682 34885953771 4127386675 762130953 85730173086
Đã ghi sổ cái ngày tháng năm Lập ngày tháng năm

Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.8: Bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ
18
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621116-Sản xuất xi măng bột
Từ ngày: 01/03/2011 đến ngày : 31/03/2011
Số dư đầu kỳ:0
Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK Đ/ Ư Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
15/0
3
PX ĐC12
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Điều chỉnh xuất
30/01/2011
1522141 -123 275
31/0
3
PX PG 12
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Sản xuất xi măng 152115 3 707 470 160
31/0
3
PX PG 12
Xưởng

nghiền xi
măng-C5
Sản xuất xi măng 152115 2 412 254 861
31/0
3
PX PG 12
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Sản xuất xi măng 152116 3 461 769 098
31/0
3
PX PG 12
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Sản xuất xi măng 152116 1 050 106 159
31/0
3
PX XM12
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Sản xuất xi măng 1522141 2 168 862 824
31/0
3
PXKLM12
Xưởng
nghiền xi
măng-C5

Sản xuất xi măng 15262 2 844 583 964
31/0
3
PX 1/03C5
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Phục vụ sản xuất
tháng 03/2011
152212 90 458 376
31/0
3
PX 1/03C5
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Phục vụ sản xuất
tháng 03/2011
152213 2 719 701
31/0
3
PX 1/03C5
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Phục vụ sản xuất
tháng 03/2011
1522114
1
537 501 299

31/0 PX 1/03C5 Xưởng Phục vụ sản xuất 152218 854 043 317
19
3
nghiền xi
măng-C5
tháng 03/2011
31/0
3
PX 2/03C5
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Vật tư xuất cho
dây
chuyền2/T03/2011
152212 4 649 325
31/0
3
PX 2/03C5
Xưởng
nghiền xi
măng-C5
Vật tư xuất cho
dây
chuyền2/T03/2011
1522141 195 143 496
31/0
3
PX 2/03C5
Xưởng

nghiền xi
măng-C5
Vật tư xuất cho
dây
chuyền2/T03/2011
152218 127 190 812
31/0
3
PKT -
PB
CPNVLTT:XM
rời 621116-
>1541161
1541161 16 671 694 941
31/0
3
PKT -
PB
CPNVLTT:XM
rời 621116-
>1541162
1541162 784 935 176
Tổng phát sinh nợ: 17 456 630 117
Tổng số phát sinh có: : 17 456 630 117
Số dư cuối kỳ: 0 Ngày …tháng….năm…
Kế toán trưởng(ký, họ tên) Người ghi sổ( Ký, họ tên)

20
Công ty cổ phần Xuân Sơn
SỔ CÁI TÀI KHOẢN

Tài khoản: 621-Chi phí NVL trực tiếp
Từ ngày:01/03/2011 đến ngày 31/03/2011
Chứng từ
Khách hàng Diễn giải TK Đ/ Ư
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
… … … …
11/12
PX103C
1
Xưởng mỏ
Mua thuốc nổ khai
thác đáB.8.HC
1522111 61 038 276
21/03
PX 36/03
C4
… … 890 006 734
… … Sửa chữa lò 1 tháng3 1422172
31/03
PX
1/03C5
Xưởng nghiền xi
măng
Phục vụ sản xuất
tháng 03/2011
90 458 356
31/03
PX
1/03C5

Xưởng nghiền xi
măng
Phục vụ sản xuất
tháng 03/2011
152212 2 719 701
31/03
PX
1/03C5
Xưởng nghiền xi
măng
Phục vụ sản xuất
tháng 03/2011
152213 537 501 299
31/03
PX
1/03C5
Xưởng nghiền xi
măng
Phục vụ sản xuất
tháng 03/2011
1522141 854 043 317
… … 152218
31/03
PX
2/03C5
Xưởng nghiền xi
măng
Phục vụ sản xuất
tháng3/2011
152212 4 649 325

… … …
31/03 PKT
Xưởng nghiền xi
măng
PB CPNVLTT:XM
rời 621116-
>1541161
1541161
16 671
694 941
31/03 PKT
Xưởng nghiền xi
măng
PB CPNVLTT:XM
rời 621116-
>1541162
1541162
784 935
176
31/03 PKT
PB CPNVLTT:XM
rời 621->154
154
68 922
913 793
Tổng phát sinh nợ: 68 922 913 793
Tổng phát sinh có: 68 922 913 793
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày… tháng… năm
Kế toán trưởng Người ghi sổ

Biểu 2.5: Sổ cái tài khoản 621( mẫu sổ 03b- DN)
2.1.2.Chi phí nhân công trực tiếp
a) Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán sử dụng.
21
Tài khoản sử dụng: Các tài khoản chi tiết: TK 622116: Chi phí tiền lương; TK
622316: Chi phí BHXH, BHYT, TK622216: Kinh phí công đoàn.
Và một số tài khoản liên quan như: TK 334( phải trả người lao động), 338(phải
trả, phải nộp khác), 335( Chi phí phải trả),…
Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, phiếu kế toán.
Sổ kế toán: Sổ cái TK622 và các sổ chi tiết của nó.
b) Công tác hạch toán:
Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện trên máy tính, với sự
trợ giúp của 2 phần mềm kết hợp là Foxpro (chuyên dụng cho kế toán lương) và Fast
accounting ( dành cho kế toán tổng hợp).
Căn cứ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng phân bổ lương và phiếu
kế toán.
Từ bảng phân bổ, kế toán lập phiếu kế toán, tùy nơi tập hợp chi phí mà định
khoản tài khoản tương ứng. Mỗi PKT được lập cho một loại định khoản khác nhau,
như phiếu trích lương, phiếu trích KPCĐ, phiếu trích BHXH. Vì vậy, từ dòng 6,32,37
của bảng phân bổ, ta lần lượt vào được phiếu kế toán ( cụ thể cho phần trích lương).
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Từ ngày: 01/03/2011 đến ngày 31/03/2011.
STT
TKghi Có
TK ghi Nợ
C 3341 C335 C3381 C3382
… …
6 13688 phải thu từ dự án mới 368 683 200

32 62211 Sản xuất đá vôi 3 414 529 794


37 62211 Sản xuất xi măng bột 1 985 297 791

45 62221 Sản xuất xi măng bột 39 705 956

53 62231 Sản xuất xi măng bột

61 62742 Xưởng nghiền xi măng -3 360 000 000

69 62781 Xưởng nghiền xi măng 51 199 610

Cộng 59598890173 -9360692998 4132100 635311807
Đã ghi sổ cái ngày tháng năm
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 2.8 : Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN
35 Lương Ngọc Quyến, Sóc Sơn, Hà Nội
22
PHIẾU KẾ TOÁN Phiếu số: 29
Ngày 31 tháng 03 năm 2011
Nội dung Tài khoản Vụ việc Phát sinh nợ Phát sinh có
Trích lương 1368813 323 851 091
Trích lương 334800 323 851 091

Trích lương 622111 3 414 529 794
Trích lương 334111 3 414 529 794

Trích lương 622116 1 985 297 791
Trích lương 334111 1 985 297 791


Tổng 17 739 297 455 17 739 297 455
Bằng chữ: Mười bảy tỷ, bảy trăm ba mươi chín triệu,hai trăm bảy mươi chín nghìn,
bốn trăm năm mươi lăm nghìn đồng chẵn.
Kế toán trưởng Người lập biểu
Từ dòng 8 và 9 trên PKT: Bút toán trích lương nhân công trực tiếp sản xuất xi
măng bột, ta phản ánh lên nhật ký chung ( trang 24). Đồng thời ghi vào sổ chi tiết tài
khoản 621116, cột “phát sinh Nợ” có số liệu là giá trị cột “phát sinh Nợ” tại dòng 8
của phiếu kế toán. Sau đó, từ nhật ký chung, kế toán vào sổ cái TK 622( trang 25).
Thực hiện tương như trên, từ bảng phân bổ lương và BHXH, ta cũng lập được
phiếu kế toán trích BHXH và PKT trích KPCĐ. Từ PKT, kế toán ghi vào sổ chi tiết tài
khoản 622216- KPCĐ và 622316- BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất xi măng
bột ( cách ghi và mẫu số tương tự như sổ cái chi tiết TK 622116).
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN
SỔ CÁI CÁC TÀI KHOẢN
23
Tài khoản: 622116- Sản xuất xi măng bột
Từ ngày: 01/03/2011 đến ngày : 31/03/2011
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
KH Diễn giải TK Đ/Ư
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
31/03 PKT 29 - Trích lương 334111 1 985 297 791
31/03 PKT -
PB CP CNTT-
lương:XM rời 622116-
>1541161
1541161
1 985 297

791
31/03 PKT -
PB CP CNTT-
lương:XM rời 622116-
>1541162
1541162 89 268 665
Tổng phát sinh nợ: 1 985 297 791
Tổng phát sinh có:1 985 297 791
Số dư cuối kỳ: 0
Bảng 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 622116 (mẫu sổ S38- DN)
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
24
Từ ngày: 01/03/2011 đến ngày : 31/03/2011
Trang trước chuyển sang: Trang: 325
Chứng từ
Diến giải TK
Số phát sinh
Ngày
Số Nợ Có

31/03 648X Văn phòng phẩm cấp12/01
Chi phí sản xuất chung
Công cụ dụng cụ- VPP
627316
15311
39 445 000
39 445 000
31/03 2/03C5 Phục vụ sản xuất tháng 12/01
CP nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu- nhớt máy
621116
152212
228 000
228 000
31/03 2/03C5 Phục vụ sản xuất tháng 12/01
CP nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu- nhớt máy
621116
152212
4 421 325
4 421 325
31/03 2/03C5 Phục vụ sản xuất tháng 12/01
Chi phí sản xuất chung
NVL-chất trợ nghiền
627316
152218
32 994 210,52
32 994 210,52

31/03 PKT PB CPNVLTT:
XM rời 621116->1541161 1541161
621116
16 671 694
941 16 671 694 941
31/03 PKT PB CPNVLTT:
XM rời 621116->1541162 1541162
621116
784 935 176
784 935 176


31/03 PKT
29
Trích lương tháng03/2011
Lương xưởng nghiền XM 622216
334111
1 985 297 791
1 985 297 791
31/03 PKT30 Trích KPCĐ tháng03/2011
KPCĐ sản xuất xi măng bột 622216 39 705 956
39 705 956
31/03 PKT30 Trích BHXH tháng 03/2011
Chi phí BHXH SX xi măng
bột
Các khoản phải nộp khác
622216
338200
47 796 920
47 796 920

Cộng chuyển sang trang sau:
Bảng 2.14: mẫu sổ nhật ký chung- trang 325.
Sau đó, từ nhật ký chung, kế toán vào sổ cái tài khoản 622. Giá trị cột “Phát sinh
nợ” trên sổ cái tài khoản 622 lấy số liệu từ cột “ Số phát sinh- Nợ” tương ứng trên nhật
ký chung. Số hiệu tài khoản trên cột: “TKĐƯ” của sổ cái TK 622 là số hiệu tài khoản
25

×