Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông cho hoc sinh khối 11 trường THPT nguyễn trãi TP đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.67 KB, 82 trang )

1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
====***====
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM SỬA CHỮA NHỮNG SAI
LẦM THƯỜNG MẮC TRONG KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU CAO SÂU
THUẬN TAY MÔN CẦU LÔNG CHO HOC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG
THPT NGUYỄN TRÃI - TP ĐÀ NẴNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Võ Đình Hợp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Bách
Lớp : 10STQ
Ngành : Giáo dục thể chất-GDQP

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 12
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học12
1.2. Vai trò của GDTC trong trường học 15
1.3. Công tác GDTC trong các trường học hiện nay. 17
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT 18
1.5. Đặc điểm môn cầu lông…………………………… …… ….16
1.4.1.Về mặt tâm lý: 19
1.4.2.Về mặt sinh lý: 19
1.6. Quá trình phát triển môn cầu lông trên thế giới. 27
1.7. Quá trình phát triển môn cầu lông Việt Nam 30


CHƯƠNG 2 33
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP 33
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 33
2.1. Mục đích nghiên cứu 33
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu khoa học 33
2.3.2. Phương pháp quan sát Sư phạm 34
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm 34
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 34
2.3.5 Phương pháp toán học thống kê 35
2.4. Tổ chức nghiên cứu 36
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu 37
2.4.3. Thời gian nghiên cứu 37
2.4.4. Dụng cụ nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3 38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy bộ môn cầu lông và những sai lầm thường
mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi 38
3.1.1. Thực trạng về công tác giảng dạy bộ môn cầu lông 38
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và tập luyện môn cầu lông trong
trường THPT Nguyễn Trãi TP Đà Nẵng 40
3.1.3. Nhu cầu tập luyện và hoạt động phong trào bộ môn cầu lông của học sinh trường
THPT Nguyễn Trãi, Tp Đà Nẵng 41
3.1.4. Thực trạng học sinh trường THPT học tập và thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu
thuận tay bộ môn cầu lông 42
3.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện kỹ thuật cầu lông của học sinh trường
THPT Nguyễn Trãi, Tp Đà Nẵng 42

3.1.5.1. Nhận thức của học sinh 42
3.1.5.2. Cơ sở vật chất 43
3.1.5.3. Số lượng và trình độ của giáo viên chuyên môn cầu lông 43
3.1.6. Những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay
môn cầu lông …………………………………………………………………………….43
3.1.7. Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu
thuận tay môn cầu lông 47
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập sửa chữa những sai lầm
thường mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông cho học sinh trường
THPT Nguyễn Trãi. 48
3.2.1. . Lựa chọn, ứng dụng các bài tập………………………………………………….42
3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn bài tập 48
3.2.1.2. Lựa chọn bài tập 49
3.2.1.3. Ứng dụng bài tập đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông: 51
3.2.2. Test kiểm tra đánh giá thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu
lông ……………………………………………………………………………………52
3.2.2.1. Cơ sở lý luận để đưa ra test kiểm tra kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu
lông 52
3.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của test: 54
3.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn 56
3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm 56
4
3.2.3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng (nhóm A) và nhóm
thực nghiệm (nhóm B) 59
3.2.3.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng (nhóm A) và nhóm thực
nghiệm (nhóm B)……………………………………………………………………… 55
3.2.3.4. Đánh giá sự tăng trưởng của 2 nhóm thực nghiệm, đối chứng 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG:
Bảng 3.1: Nội dung chương trình học môn GDTC của trường THPT Nguyễn
Trãi, TP Đà Nẵng
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn mức độ hứng thú tập luyện các môn thể thao tự
chọn của học sinh khối 11, trường THPT Nguyễn Trái Đà Nẵng (n=100)
Bảng 3.3: Thực trạng cơ sở vật chất trong trường THPT Nguyễn Trãi
Bảng 3.4: Nhu cầu tập luyện và hoạt động phong trào bộ môn cầu lông của học
sinh trường THPT Nguyễn Trãi
Bảng 3.5: Thực trạng học sinh trường THPT Nguyễn Trãi học tập và thực hiện
kỹ thuật đánh cầu cao sâu
Bảng 3.6: Kết quả quan sát sư phạm lần 1(Tính theo tỷ lệ %, n=150)
Bảng 3.7: Kết quả quan sát sư phạm lần 2 (Tính theo tỷ lệ %, n=150)
Bảng 3.8: So sánh kết quả của 2 lần quan sát sư phạm
Bảng 3.9: Kết quả phương pháp phỏng vấn (Tính theo tỷ lệ %, n=20)
Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn để lựa chọn bài tập
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Test (n=20)
Bảng 3.12. Nội dung chương trình giảng dạy môn cầu lông
Bảng 3.13. Lịch trình giảng dạy trong 6 tuần môn cầu lông của học sinh nhóm
thực nghiệm (nhóm B)
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng (nhóm A)
và nhóm thực nghiệm (nhóm B) (n = 30, n =30)
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng (nhóm A) và
nhóm thực nghiệm (nhóm B) (n
A
= 30, n
B
=30)
Bảng 3.16. So sánh kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông trước và
sau thực nghiệm của nhóm đối chứng (nhóm A)

Bảng 3.17. So sánh kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông trước và
sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm (nhóm B)
6
Bảng 3.18. So sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm đối chứng (nhóm A) và
nhóm thực nghiệm (nhóm B)
DANH MỤC BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng (nhóm A)
và nhóm thực nghiệm (nhóm B).
Biểu đồ 2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng ( nhóm A) và
nhóm thực nghiệm (nhóm B)
Biểu đồ 3: So sánh kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông ở các lần
kiểm tra của nhóm đối chứng (nhóm A)
Biểu đồ 4: So sánh kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông ở các lần
kiểm tra của nhóm thực nghiệm (nhóm B)
Biểu đồ 5: So sánh nhịp độ tăng trưởng (W%) của nhóm đối chứng (nhóm A) và
nhóm thực nghiệm (nhóm B) sau thực nghiệm
DANH MỤC HÌNH:
Hình 1: Sân thi đấu cầu lông
Hình 2: Cúp Thomas
Hình 3: Cúp Uber
Hình 4: Cúp Xudiman
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
- Thể dục thể thao: TDTT
- Trung học phổ thông: THPT
- Giáo dục thể chất: GDTC
- Giáo dục quốc phòng: GDQP
- Chủ nghĩa xã hội: CNXH
- Đại học Đà Nẵng: ĐHĐN
7
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong công cuộc xây
dựng nền văn hoá mới, con người mới. Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo cho sự phát
triển thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khoẻ cho nhân dân; xây dựng những
phẩm chất tốt đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người được phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội. Như vậy, con người là chủ thể có ý thức để xây dựng xã hội mới,
đồng thời là sản phẩm của xã hội mới. Chính vì vậy nhiệm vụ xây dựng con người
mới xã hội chủ nghĩa (con người phát triển toàn diện) là nhiệm vụ chiến lược của đất
nước ta hiện nay.
Quán triệt đường lối của Đảng và Nhà nước, ngành thể dục thể thao đã triển khai
các hoạt động đổi mới trong đó chú trọng đến công tác phát triển thể dục thể thao
phong trào cùng với thể dục thể thao thành tích cao. Điều này được thể hiện qua các
Thông tri liên tịch giữa Bộ Giáo dục đào tạo với tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và các bộ ngành khác. Đặc biệt trong việc định hướng xây dựng hàng loạt
các trung tâm đào tạo vận động viên cho các môn thể thao ở các tỉnh thành, ngành …
Chính vì vai trò to lớn của ngành thể dục thể thao trong xã hội mà Đảng và Nhà
nước đã xác định mục tiêu của thể dục thể thao là phương tiện tích cực trong xã hội, để
xây dựng một cuộc sống lành mạnh, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần
của nhân dân. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta còn nhận thấy rằng thể dục thể thao là
phương thiện hữu hiệu để tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ chính trị, giữ vững
lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đảng đã vạch ra phương hướng của sự
nghiệp thể dục thể thao nước ta là: “Xây dựng phát triển nền Thể dục thể thao có tinh
thần dân tộc, khoa học và nhân dân; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời
tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại trên thế giới, phát triển rộng rãi phong
trào thể dục thể thao lấy vấn đề cá nhân – gia đình – xã hội làm phương tiện phát
8
triển; công tác xã hội hoá thể thao lấy phong trào thể dục thể thao quần chúng làm
nền tảng, làm cơ sở để từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh

cao”.
Để phát triển, bồi dưỡng, lựa chọn và cung cấp tài năng thể dục thể thao cho đất
nước, tạo ra thế hệ kế tục không ngừng cho sự nghiệp thể dục thể thao xã hội chủ
nghĩa, cần phát triển rộng rãi hơn nữa phong trào thể dục thể thao quần chúng, đặc biệt
trong tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh. Trên cơ sở phát hiện những tài năng thể thao,
đào tạo bồi dưỡng thành lớp vận động viên có tài năng cho đất nước.
Tóm lại, để thực hiện mục tiêu xây dựng một đất nước phồn vinh giàu mạnh, một
“Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan
tâm đến mọi ngành, mọi người tạo mọi điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân có cơ hội phát triển bền vững. Trước sự quan tâm như vậy, ngành thể dục thể
thao trên cả nước nói chung và ngành thể dục thể thao Tp Đà Nẵng nói riêng đã nhận
thức sâu sắc trách nhiệm của mình, không ngừng phấn đấu xây dựng một nền thể thao
quần chúng phát triển rộng rãi, đồng thời tăng cường phát triển thành tích cao trong
điều kiện hiện tại của Tp Đà Nẵng; Đến nay, nhiều môn thể thao dân tộc và hiện đại đã
được phổ biến rộng rãi trong quần chúng lao động của thành phố Đà Nẵng như bóng
đá, bóng bàn, cờ vua, đá cầu … và trong đó không thể không nhắc đến môn Cầu lông.
Cầu lông ra đời từ giữa thế kỷ 18 tại British India (vùng thuộc địa cũ của Anh bao
gồm Ấn Độ và Myanma), do một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo. Kể từ
đó đến nay môn thể thao này là môn thể thao phát triển mạnh trên thế giới, nó được du
nhập vào Việt Nam qua hai con đường thực dân hoá và Việt kiều về nước. Mãi đến
năm 1960 mới xuất hiện một vài Câu lạc bộ ở các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, năm
1961 Hà Nội tổ chức thi đấu giao hữu lần đầu tiên tại vườn Bách Thảo Hà Nội, nhưng
số người tham gia còn ít, trình độ chuyên môn còn thấp, những năm sau đó đất nước bị
chiến tranh, phong trào bị lắng xuống.
Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, phong trào tập luyện Cầu lông mới
thực sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu, nhưng phong trào chỉ phát triển chủ yếu ở
9
một số thành phố, thị xã như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Bắc Giang… Để lãnh đạo phong trào đúng hướng và cung cấp đội ngũ cán bộ,
giáo viên, huấn luyện viên, trọng tài…nhằm phát triển lực lượng vận động viên và

phong trào Cầu lông trong cả nước, Tổng cục thể dục thể thao đã thành lập bộ môn
Cầu lông đào tạo chính quy tại trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh.
Năm 1980, giải vô địch Cầu lông Toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội
đánh dấu một bước ngoặt của môn Cầu lông Việt Nam trên đà phát triển theo hướng
phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích thể thao.
Năm 1990, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập; năm 1993, Liên đoàn
Cầu lông Việt Nam chính thức là thành viên của Liên đoàn Cầu lông Châu Á; năm
1994, trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông thế giới.
Hoạt động thể dục thể thao có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển con người
toàn diện, nó không ngừng đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao sức
khoẻ của toàn dân mà còn là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của
đại bộ phận nhân dân để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của mọi người trong xã
hội ngày càng phát triển. Do vậy, chúng ta phải không ngừng phát triển phong trào thể
dục thể thao rộng rãi trong nhân dân, làm cho thể dục thể thao trở thành nhu cầu tập
luyện hàng ngày của mọi người dân, trở thành nhu cầu văn hoá tinh thần trong đời
sống xã hội văn minh tiến bộ của chúng ta hiện nay. Thể dục thể thao không những là
phương tiện rèn luyện sức khoẻ cá nhân mà còn là phương diện giao lưu hợp tác hữu
nghị với nước ngoài, phục vụ công tác đối nội, đối ngoại trong chủ trương mở cửa của
nước ta với các nước trên thế giới.
Hiện nay ở nước ta, trong số các môn thể thao trở thành nhu cầu tập luyện hàng
ngày của người dân có lẽ chính là môn Cầu lông.
Cầu lông là một môn thể thao được nhiều người ưa thích tham gia tập luyện và thi
đấu với dụng cụ sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập; Cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi,
giới tính, già trẻ, trai, gái, mọi tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Tập luyện môn
Cầu lông có nhiều tác dụng, đó là:
10
- Đối với thế hệ trẻ thanh thiếu niên nhi đồng thì tập luyện, thi đấu cầu lông có
tác dụng phát triển toàn diện, các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
mềm dẻo, khéo léo, và các năng lực chuyên môn khác, qua đó giáo dục nhân cách và
phát triển con người toàn diện và tạo không khí vui tươi lành mạnh.

- Đối với những người cao tuổi tập luyện và thi đấu cầu lông có tác dụng củng cố
tăng cường sức khoẻ, chống sự thoái hoá của một số bộ phận cơ thể qua đó có thể
phòng chống được một số bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi này như suy nhược cơ thể,
cao huyết áp,….
- Đối với những người làm việc trí óc, công chức Nhà nước, sau thời gian lao
động căng thẳng mệt mỏi, tập luyện và thi đấu Cầu lông có tác dụng làm thay đổi trạng
thái mệt mỏi sang hưng phấn tạo cảm giác thoải mái dễ chịu bớt đi căn thẳng đưa cơ
thể dần trở về trạng thái bình thường.
- Đối với những người lao động chân tay tập luyện Cầu lông có tác dụng làm
tăng cường sức khoẻ, phát triển sức mạnh cơ bắp hoạt động linh hoạt nhanh nhẹn, xử
lý mọi tình huống trong cuộc sống một cách có hiệu quả nhất, chuẩn bị bước vào lao
động với hiệu quả cao mang lại giá trị vật chất cho mình và xã hội.
Đặc điểm nổi bật của môn Cầu lông là tạo lối sống sôi động và tốc độ, kết hợp
với điểm rơi biến hoá, sự điêu luyện kỹ thuật phối hợp ở mọi vị trí. Cơ sở của một trận
đấu là nhịp độ nhanh, năng lực tốc độ, phản ứng kịp thời, khả năng phối hợp vận động
với ý chí tập trung cao và sự ổn định về tâm lý. Thành tích thi đấu gắn liền với quá
trình diễn biến tâm lý của vận động viên. Quyết đoán, dũng cảm, mưu trí, vững vàng là
những phẩm chất tâm lý chủ yếu của vận động viên cầu lông.
Đối với thể thao Việt Nam môn cầu lông cũng có những bước phát triển và tiến bộ
rõ rệt. Chỉ sau một thời gian đã có vị trí quan trọng trong hệ thống các môn thể thao
đỉnh cao, là môn thu hút được đông đảo người tham gia tập luyện với mọi lứa tuổi, vì
thế từ lâu chúng ta rất coi trọng môn thể thao này.
11
Có nhiều người cho rằng: môn cầu lông là môn thể thao dễ tập, chỉ cần có sự say
mê và có một vài buổi tập là có thể đánh được. Song trên thực tế muốn đạt được hiểu
quả cao của từng kỹ thuật đòi hỏi người tập không những có lòng kiên trì mà còn có sự
say mê sáng tạo để đạt được một trình độ nhất định.
Một trong những kỹ thuật cơ bản quan trọng nhất trong môn cầu lông là đánh cầu
cao sâu thuận tay. Đánh cầu cao sâu thuận tay được coi là phương tiện cơ bản là tiền
đề cho sự phát triển đỉnh cao trong cầu lông hiện nay.

Giảng dạy, huấn luyện môn Cầu lông là một quá trình giáo dục chuyên môn chủ
yếu bằng các bài nhằm hoàn thiện các phẩm chất năng lực, các mặt của trình độ giảng
dạy và huấn luyện nhằm đảm bảo cho người tập đạt hiệu quả cao nhất trong tập luyện.
Các bài tập được sử dụng trong giảng dạy và huấn luyện phải đảm bảo tính khoa học,
được nghiên cứu trong lý luận và được kiểm chứng trong thực tiễn. Ngoài ra trong quá
trình tập luyện, giáo viên - huấn luyện viên và người tập phải nỗ lực sáng tạo, bởi kiểm
tra đạt kết quả cao hiển nhiên là dấu ấn của việc giảng dạy và huấn luyện có hiệu quả.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề các kỹ thuật của môn cầu lông và việc
vận dụng chúng, đó là các công trình có ý nghĩa thực tiễn lớn trong công tác giảng dạy
- huấn luyện cho người tập ở môn thể thao này ở Việt Nam.
Để nâng cao hiệu quả của kỹ thuật đánh cầu cao sau thuận tay cho học sinh khối
11 thì có nhiều hướng, một trong các hướng thường được sử dụng đó là đưa ra các bài
tập cho quá trình tập luyện để nhằm hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao hiệu quả cho học
sinh khối 11 nói riêng và người tập nói chung. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ
thuật đánh cầu cao, sâu, thuận tay môn Cầu lông cho học sinh khối 11 của trường
THPT Nguyễn Trãi, thành phố Đà Nẵng”.
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong
trường học
Giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục
quốc dân. Giáo dục thể chất trường học, đang góp phần cùng với thể thao thành tích
cao đảm bảo cho nền thể thao nước ta phát triển cân đối và đồng bộ nhằm thực hiện
mục tiêu chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam từ nay đến năm
2020, đưa nền TDTT nước ta hòa nhập và tranh đua với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Ngay từ khi thành lập chính quyền, năm 1945 Đảng và nhà nước ta đã hết sức coi
trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn diện nói chung và nâng cao năng lực

nói riêng, coi con người là tài sản của đất nước, các văn bản pháp lý của Đảng và nhà
nước ta đều nhấn mạnh TDTT là công tác cách mạng, là công cụ tác động tích cực đến
đời sống xã hội, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người phát triển
toàn diện về mọi mặt.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng
công tác GDTC trong trường học nhằm đào tạo những lớp người mới phát triển cao về
trí tuệ, cường tráng về thể chất, nâng cao về tinh thần và đạo đức…Đó là mục tiêu của
Đảng và nhà nước, là ước nguyện của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ của Việt Nam - những
con người sẵn sang kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Những quan điểm của Đảng và nhà nước ta về Giáo dục và Đào tạo nói chung và
GDTC nói riêng đều xuất phát từ những cơ sở tư tưởng, lý luận của học thuyết Mác –
Lê Nin về con người và sự phát triển con người toàn diện, về giáo dục thế hệ trẻ trong
xã hội xã hội chủ nghĩa, những nguyên lý giáo dục thể chất Mác xít, cũng như tư
tưởng quan điểm của Hồ Chí Minh về TDTT nói chung và GDTC cho thế hệ trẻ nói
13
riêng. Những tư tưởng, cơ sở lý luận, đó đều được Đảng quán triệt trong đường lối
phát triển TDTT trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên
xây dựng CNXH ngày nay. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể, Đảng ta
luôn có những chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo kịp thời đề ra những chủ trương thúc đẩy
phong trào TDTT của nước nhà. Hàng loạt các chỉ thị về công tác TDTT được Đảng
và Nhà nước ban hành như:
Chỉ thị số 106/CT/TW ngày 02/01/1958 của Ban bí thư TW Đảng về công tác
TDTT đã đề cập đến những vấn đề quan trọng như: Vai trò tác dụng của công tác của
công tác GDTC về thể thao quốc phòng và phát triển phong trào TDTT quần chúng
nhất là ở trường học.
Chỉ thị số 131/CT/TW ngày 13/01/1960 về công tác TDTT và chỉ thị số
158/CT/TW về tăng cường xác định vị trí và tầm quan trọng của TDTT trong những
năm tới của Ban Bí Thư TW Đảng đã xác định được vị trí và tầm quan trọng của
TDTT, coi TDTT là yêu cầu của quần chúng, là một mặt của sự nghiệp xây dựng

CNXH và chủ trương trên được cụ thể hóa tới sự phát triển phong trào TDTT của học
sinh.
Đại hội Đảng lao động lần thứ III tháng 9/1960 đã định hướng công tác giáo dục
và rèn luyện thể chất đối với tuổi trẻ học đường và chủ trương này được hội nghị TW
Đảng lần thứ VIII tháng 4/1963 phát triển lên một bước mới. Đến nghị quyết VIII
BCHTW Đảng ( khóa VIII) đã khẳng định bắt đầu đưa việc giảng dạy thể dục và một
số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của trường phổ thông.
Chỉ thị 112/CT/TW ngày 09/05/1989 của Hội đồng Bộ Trưởng về công tác
TDTT trong những năm trước có ghi: “ Đối với học sinh trước hết là nhà trường phải
thực hiện nghiêm túc việc dạy học và môn thể dục theo chương trình đã quy định, có
biện pháp hướng dẫn các hình thức tập luyện ngoài giờ…”
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VII tháng 6/1991 khẳng định về công
tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong trường học. Chương III điều
14
35,36,41 hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ghi: “ GDTC là môn học bắt
buộc trong các trường học”.
Chỉ thị 36/CT/TW của Ban bí thư TW Đảng ngày 24/03/1994 về công tác TDTT
trong giai đoạn mới đã ghi rõ: “ Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể, đào tạo giáo viên thể dục cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần
thiết nhất về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường
học…”.
Đại học lần thứ VII năm 1996 đặt vị trí chủ chốt của con người với tầm chiến
lược sâu sắc hơn của thời kỳ mới về sự cường tráng thể chất và nhu cầu của bản thân
con người, là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chăm lo cho con
người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, tất cả các cấp, nghành, các đoàn thể.
Vì vậy, trong báo cáo về chất lượng và hiệu quả trong trường học đã nêu GDTC nhằm
phát huy nguồn lực của con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững. Cụ thể của chương trình này, Ban bí thư TW Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có
chỉ thị số 34/CT/TW về công tác GDTC trong giai đoạn mới, trong đó nhấn mạnh:
“Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học là làm cho việc tập luyện TDTT trở

thành nếp sống hằng ngày của học sinh, sinh viên…”. Công tác TDTT được đề cập
một cách cấp thiết trong các văn bản pháp luật do Quốc hội thông qua như: Luật bảo
vệ sức khỏe nhân dân, luật chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho các em nhỏ phát triển thể
chất trở thành trách nhiệm của Đảng, nhà nước và nhân dân.
Điều 15 của pháp lệnh TDTT ngày 25/09/2002 quy định “Bộ GD&ĐT phối hợp
với Ủy ban TDTT thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng, chỉ đạo, thực hiện chương trình
GDTC theo quy định tiêu chuẩn RLTT và đánh giá kết quả RLTT của người học, quy
định hệ thống thi đấu TDTT trường học:.
Việc chăm lo sức khỏe, phát triển thể chất cho thế hệ trẻ được Đảng và Nhà nước
ta hết sức quan tâm và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng và
bảo vệ đất nước. Đây cũng là mục tiêu cơ bản quan trọng nhất trong giáo dục con
15
người phát triển toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
1.2. Vai trò của GDTC trong trường học
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà
nước ta. GDTC còn được hiểu là : “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế
hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài
tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất trong trường học có vai trò vô cùng quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền thể thao nước nhà. TDTT trường học
được xác định là một bộ phận quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi
dưỡng phẩm chất, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh góp phần vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể dục thể thao trường học còn là môi
trường giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao. Nó còn có tác dụng
quan trọng đối với việc đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng phát triển và có ý
nghĩa chiến lược đối với việc phát triển TDTT nước nhà, có tác dụng lâu dài, cơ bản
và toàn diện.
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với
đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của
nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia

thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục
tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được
gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Giáo dục thể chất là một lĩnh vựcTDTT xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn
diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm
hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn
thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời
chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ
năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”.
16
Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong
nhà trường bằng các hình thức:
* Giờ học thể dục thể thao chính khoá:
Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch
học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh
viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các
tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh sinh viên. Đồng thời, giúp các em
có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.
Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường
học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao
của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý
thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo
cho học sinh”.
Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và
giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động
tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và
củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn.
* Giờ học ngoại khoá - tự tập:

Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của 1 bộ phận học sinh sinh viên với
mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện,
đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên. Giờ học ngoại
khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự
học của học sinh sinh viên, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn
viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện
tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng
năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập
17
của học sinh sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại
khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể
thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.
Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp
dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động,
nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh
viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực
chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp
trong tương lai.
1.3. Công tác GDTC trong các trường học hiện nay.
Trong những năm qua, thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, công tác GDTC và Thể thao trong nhà trường đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ trên cả 2 lĩnh vực: thực hiện chương trình môn học thể dục bắt buộc và
tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa tự nguyện cho học sinh.
Theo số liệu của Bộ, hiện nay trong cả nước có trên 87% số trường phổ thông
dạy đủ tiết thể dục chính khóa một tuần theo chương trình đổi mới ( do Bộ ban hành từ
năm học 2005 – 2006 ) theo hướng dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng vận động để
phát triển thể chất và góp phần hình thành nhân cách, trong đó ưu tiên số 1 là sự vận
động thể lực tích cực của học sinh trong mỗi giờ học. Nội dung chương trình có phần
bắt buộc và phần tự chọn, gồm các bài tập về đội hình, đội ngũ, điền kinh, thể dục, bơi
lội, cầu lông, bóng đá, đá cầu, trò chơi vận động, bóng rổ, bóng chuyền Việc đánh

giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên từ 6 đến 20 tuổi được quy định cụ thể và chính
thức áp dụng trong cả nước từ năm học 2008 – 2009 ( gồm 6 bài tập, 3 mức xếp loại
thể lực, áp dụng cho HSSV từ 6 đến 20 tuổi). Đội ngũ giáo viên thể dục trong nhà
trường phổ thông được tăng cường hơn 23.000 người ( chiếm 80% tổng số cán bộ
chuyên nghành TDTT của cả nước ), hầu hết có trình độ Đại học, nhiều người là thạc
sỹ, tiến sỹ.
18
Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên ngày càng
đa dạng và dần đi vào nền nếp. Trong đó, hình thức câu lạc bộ TDTT trường học có tổ
chức, có người hướng dẫn ngày càng được phát triển. Nhiều nội dung tập luyện được
đưa vào các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân
gian được lồng ghép với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Phong trào “ Toàn dân rèn luyện thân thể thao gương Bác Hồ vĩ đại” được
phát động trong các trường học đã thu hút hầu hết cán bộ, giáo viên và học sinh chọn
một số môn thể thao hoặc một hình thức rèn luyện thường xuyên để nâng cao sức
khỏe. Chương trình “Phổ cập bơi lặn cứu đuối phòng chống tai nạn thương thích cho
trẻ em” cùng với việc thí điểm tổ chức các hoạt động thể thao cho học sinh khuyết tật,
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhiều địa phương tích cực hưởng ứng,
tạo khí thế mới trong mỗi nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho thế hệ trẻ.
Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức theo chu kỳ 4 năm/ lần cùng với
hàng chục giải thể thao học sinh phổ thông qua cấp quốc gia được tổ chức hàng năm
đã thực sự trở thành sân chơi bổ ích cho hàng triệu học sinh các bậc, cấp học rèn luyện
thân thể nâng cao sức khỏe và thể hiện tài năng. Đã có nhiều VĐV đỉnh cao trưởng
thành từ các sân chơi này.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT.
Trong quá trình sống và phát triển cơ thể con người có những biến đổi đa dạng
về hình thái lẫn cấu trúc, chức năng sinh lý, sự tác động của yếu tố di truyền và môi
trường sống. Vì thế tập luyện TDTT mang lại rất nhiều lợi ích và ảnh hưởng tốt đến
sức khỏe con người nếu được tiến hành trên cơ sở quán triệt tất cả những đặc điểm

trong quá trình phát triển của cơ thể người. Trong đó lứa tuổi 17 là lứa tuổi cơ thể phát
triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ sẽ chậm
dần. Ở lứa tuổi THCS cơ thể các em phát triển theo chiều cao nhiều hơn nhưng ở lứa
tuổi THPT lại phát triển chiều ngang nhiều hơn.
19
1.4.1. Về mặt tâm lý:
Ở lứa tuổi này các em tỏ ra mình là người lớn, đã đòi hỏi mọi người xung quanh
tôn trọng mình, đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp,
muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão. Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn
nên các em tiếp thu cái mới rất nhanh, nhưng cũng rất nhanh nhàm chán khi bị môi
trường bên ngoài tác động tạo nên sự đánh giá cao về bản thân, trái lại chỉ thất bại một
là là tạm thời tự ti, rụt rè và dễ bỏ cuộc. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu muốn tự lập và
có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương
lai. Đó cũng là lứa tuổi lãng mạn, có nhiều mơ ước độc đáo và mong cho tương lai tốt
đẹp hơn.
Sự hưng phấn của các em trong lứa tuổi này xuất hiện thêm nhiều mệt mỏi và đã
được xác định rõ ràng hơn, mang tính chất bền vững sâc sắc và phong phú hơn. Hưng
phấn của các em rất năng động, các em sẵn sàng đi vào các lĩnh vực tri thức mà các em
ưa thích và coi thường những môn học mà các em không thích. Vì vậy khi tiến hành
công tác GDTC cho lứa tuổi này chúng ta cần uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo, động viên,
giúp đỡ các em hoàn thành tốt bài tập trong điều kiện các em tiếp thu chậm, từ đó các
em không tỏ ra chán nản, có định hướng đúng đắn và hiệu quả của bài tập được nâng
cao giúp các em tự tin trong học tập.
1.4.2. Về mặt sinh lý:
* Hệ thần kinh:
Hệ thần kinh tiếp tục phát triển đi đến hoàn thiện khả năng tư duy, khả năng phân
tích tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi cho các em nhanh
chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Tuy nhiên đối với một số bài tập mang
tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm cho các em chóng mệt mỏi. Cần thay đổi hình

thức tập luyện một cách phong phú hơn.
20
Ngoài ra, do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên
làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế giữ hưng phấn và ức chế không
cần bằng ảnh hưởng đến hoạt động thể chất.
* Hệ hô hấp:
Vòng ngực lứa tuổi học sinh THPT nam trung bình từ 67,30 – 72,22 cm, nữ từ
69,5 – 74,84 cm. Diện tích tiếp xúc không khí của phổi khoảng 100 – 120 m2 gần
bằng lứa tuổi trưởng thành. Thể tích phổi tăng lên nhanh chóng. Lúc 15 tuổi thể tích
phổi khoảng từ 2 – 2,5 lít, từ 16 – 18 tuổi khoảng từ 3 – 4 lít, khả năng hoạt động của
phổi tăng lên rõ rệt. Ở lứa tuổi từ 12 – 14 tuổi thành phần khí thở ra gồm 17,6% oxy;
3,3% khí cacbonic Từ 16 – 18 tuổi thành phần khí thở ra có nhiều thay đổi gồm
17,6% oxy, 4% cacbonic Tức là khả năng hấp thụ oxy và thải khí cacbonic cao hơn.
Tần số thở của lứa tuổi học sinh THPT cơ bản giống người lớn khoảng 10 – 20 lần/
phút.
Tuy nhiên nhịp thở vẫn còn yếu, cho nên sức co giãn của lồng ngực ít, học sinh
chủ yếu thở bằng bụng. Trong tập luyện TDTT cần chú ý thở bằng ngực, thở sâu chậm
để tăng cường cơ năng cơ quan hô hấp. Luyện tập các động tác phát triển cơ ngực, cơ
lườn, cơ lưng và tập các môn như: Bơi lội, chạy cự ly trung bình, chạy việt dã có tác
dụng đến cơ quan hô hấp.
* Hệ tuần hoàn:
Ở lứa tuổi học sinh THPT hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện, trọng
lượng và sức chứa của tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Tim của nam mỗi phút đập
70 – 80 lần, của nữ 75 – 85 lần. Mỗi phút cung cấp số lượng máu gần tương đương với
lứa tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi THPT phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động
tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh
chóng. Cho nên ở lứa tuổi này có thể tập những bài tập chạy dài sức và những bài tập
có cường độ và khối lượng vận động tương đối lớn hơn lứa tuổi THCS.
21
Ngoài ra, tuyến sinh dục, tuyến giáp và tuyến yên hoạt động mạnh, các chất nột

tiết ra nhiều sẽ làm rối loạn sự chi phối của hệ thần kinh đối với nội tạng, dẫn đến hiện
tượng cao huyết áp tạm thời của tuổi dậy thì. Vì vậy trong khi bố trí các bài tập có
khối lượng cường độ vận động lớn hoặc các bài tập phát triển sức bền cần phải hết sức
thận trọng nếu không sẽ có hại cho sức khỏe.
* Hệ xương:
Xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển khi ở lứa tuổi THPT, sụn ở hai đầu xương
vẫn còn dài nhưng sụn chuyển thành xương ít. Mỗi năm, nữ cao thêm từ 0,5 – 1cm
và nam từ 1 – 3cm, nếu không rèn luyện thân thể, luyện tập TDTT thì nữ sau 20 tuổi
và nam sau 25 tuổi hầu như không cao lên nữa. Việc tập luyện TDTT sẽ làm cho
xương phát triển thêm về chiều dài và nhất là phát triển mạnh theo chiều ngang. Các
xương nhỏ từ xương cổ tay, bàn tay đã kết thành xương nên các em có thể tập một số
động tác trèo chống, mang vật nặng mà không làm tổn hại hoặc đưa đến sự chênh lệch
của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dáng, nhưng vẫn chưa được củng cố, vẫn dễ bị
cong vẹo nên việc tiếp tục tập luyện tư thế chính xác trong đi, chạy, ngồi, nhảy, cho
các em vẫn rất cần thiết và không thể xem nhẹ. Riêng các em nữ sinh do xương xốp
hơn nam, lỗ tủy rộng hơn, chiều dài kém hơn, bắp thịt cũng nhỏ và yếu hơn nên không
khỏe bằng nam và thường chỉ khoảng 20 tuổi là không lớn được nữa. Xương chậu nữ
to và yếu hơn nam, bị chấn động mạnh dễ ảnh hưởng đến các cơ quan nằm trong
khung chậu như dạ con, buồng trứng, Vì thế không thể vận dụng khối lượng và
cường độ nặng hơn nam mà phải có sự lựa chọn nhất định cho thích hợp với các em.
* Hệ cơ:
Trong quá trình phát triển cơ thể, các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương. Nói
chung cấp 2 và đầu cấp 3 (nữ từ 13 – 15 tuổi, nam từ 14 – 16 tuổi) là thời kỳ các cơ
bắp phát triển nhanh nhất. Đặc điểm cơ bắp ở lứa tuổi THPT là cơ co vẫn còn tương
đối yếu, các bắp cơ lớn như cơ đùi, cơ cánh tay phát triển tương đối nhanh còn các cơ
nhỏ như các cơ bàn tay, ngón tay, các cơ xoay ngoài, xoay trong phát triển chậm hơn.
Các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, nhất là cơ duỗi của nữ lại càng tương đối
22
yếu. Đặc biệt vào khoảng 16 tuổi, các tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh, do
đó phần nào ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ thể.

Do những đặc điểm trên, ở lứa tuổi học sinh THPT cần tập trung những bài tập
phát triển sức mạnh để góp phần đẩy mạnh sự phát triển các cơ. Nhưng các bài tập
không chỉ có treo hoặc chống đơn thuần mà phải là những động tác hỗn hợp vừa treo
vừa chống và các động tác khác nữa. Như vậy vừa phát triển toàn diện cơ co, cơ duỗi
vừa giảm nhẹ sức chịu đựng của các cơ khi tập luyện liên tục trong thời gian dài. Các
bài tập phải có mức độ, Hợp với sức chịu đựng của cơ thể, bảo đảm cho tất cả các cơ
từ cơ to đến cơ nhỏ ít hoạt động như cơ bàn tay, bắp tay, các cơ xoay trong, xoay
ngoài đều được phát triển. Đối với nữ cần có yêu cầu riêng biệt, tính chất hoạt động
của nữ cần toàn diện, mang tính mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo. Những động tác ấy
rất phù hợp với tâm lý của nữ là thích cái đẹp, mềm mại, nhịp nhàng.
1.5. Đặc điểm môn cầu lông
Cầu lông hay Vũ cầu là môn thể thao dùng vợt thi đấu với 2 vận động viên (đấu
đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (đấu đôi) trên hai nửa của sân cầu hình chữ nhật được
chia ra bằng tấm lưới ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới
bằng vợt và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có một lần
chạm cầu duy nhất để đưa cầu sang sân bên kia. Lượt cầu kết thúc khi quả cầu chạm
đất, hoặc có lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt; trường hợp không có trọng
tài thì do tự người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh.
Quả cầu được làm bằng lông (hoặc nhựa, không dùng trong thi đấu) khi bay có
những tính chất khí động học đặc trưng làm cho nó có cách bay lẫn đường bay khác
hẳn với những quả bóng dùng trong các môn thể thao dùng vợt khác; cụ thể, lông cầu
tạo ra lực cản vô cùng lớn, khiến quả cầu lông giảm tốc nhanh hơn rất nhiều so với quả
bóng. Quả cầu lông có vận tốc cực đại cao hơn rất nhiều khi so sánh với các môn thể
thao dùng vợt khác. Vì nó khá nhẹ nên dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió, do đó các vận
động viên chỉ thi đấu trong nhà. Cầu lông vẫn có thể chơi được ở ngoài trời nhưng chỉ
với mục đích vận động là chính; thường là ở ngoài vườn, công viên hoặc bãi biển.
23
Từ năm 1992, cầu lông chính thức trở thành một trong các môn thể thao
Olympic với 5 hạng mục thi đấu: đơn nam và đơn nữ, đôi nam và đôi nữ, đôi nam nữ
(một nam đánh cặp với một nữ). Ở cấp độ chuyên nghiệp, đặc biệt là đánh đơn, cầu

lông đòi hỏi một thể lực cực tốt: vận động viên cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức
khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác. Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ
thuật, yêu cầu sự kết hợp tốt và sự phát triển các di chuyển phức tạp của cây vợt.
Khởi nguồn của cầu lông có vết tích từ giữa thế kỷ 18 tại British India (vùng
thuộc địa cũ của Anh bao gồm Ấn Độ và Myanma), do một sĩ quan quân đội Anh đóng
ở Ấn Độ sáng tạo. Các bức ảnh đầu tiên cho thấy người Anh thêm vào cái lưới vào trò
chơi cầu lôngtruyền thống của người Anh. Môn thể thao này có liên quan đến ball
badminton, trò chơi dùng vợt và quả bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil
Nadu, và tương tự như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trở nên rất phổ biến
tại đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune), trò chơi còn biết đến
với tên Poona. Năm 1867 thì người ta bắt đầu ghi lại thành văn các luật chơi. Ban đầu,
quả bóng len đề cập tới ở ball badminton được tầng lớp thượng lưu yêu thích hơn khi
trời gió hoặc ẩm ướt, nhưng đa số lại thích dùng quả cầu lông. Trò chơi được một sĩ
quan về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi.
Dù có một điều rõ ràng là ngôi nhà Badminton House, ở vùng Gloucestershire,
thuộc quyền sở hữu của Duke of Beaufort, đã nguồn gốc cho tên gọi của môn thể thao
này, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào chỉ ra được khi nào và tại sao cái tên đó được
chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Vào đầu năm 1860, Isaac Spratt, một nhà buôn bán đồ
chơi ở Luân Đôn, xuất bản trong một cuốn sách nhỏ, Badminton Battledore – a new
game (cầu lông - trò chơi mới), nhưng không may là không còn bản lưu nào sót
lại. Một bài viết năm 1863 trong tạp chí The Cornhill Magazine miêu tả cầu lông như
là "battledore and shuttlecock played with sides, across a string suspended some five
feet from the ground" (trò chơi cầu lông chơi trên sân chia đội, một sợi dây vắt ngang
sân với độ cao 5 feet). Cách chơi này có nhiều sự nghi ngờ vì nguồn gốc du nhập từ
Ấn Độ, dù trò chơi đã rất phổ biến ở đó vào thập niên 1870 và bộ luật đầu tiên được
xây dựng ở Poonah năm 1873. Một nguồn tin khác ghi lại rằng vào năm 1877
24
tại Karachi Ấn Độ (lúc này vẫn là thuộc địa của Anh), có một số nỗ lực trong việc lập
ra bộ luật hoàn chỉnh.
Đến đầu năm 1875, những cựu binh trờ về từ Ấn Độ lập ra một câu lạc bộ

ở Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu
phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm
cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay
đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild). Năm
1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó,
tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở "Dunbar"
số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó.
Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation
(IBF) hiện nay đổi thành Badminton World Federation (BWF), được thành lập năm
1934 vớiCanada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và
xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào
năm 1936. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ
chức các giải đấu quốc tế.
Một trong những điều quyến rũ của cầu lông là trong hạng mục đôi nam nữ, hai
phái có thể thi đấu với khả năng tương đối ngang ngửa nhau. Giải đôi nam nữ lần đầu
tiên được đưa vào Olympic Sydney 2000.
Và hơn một thế kỷ sau khi giúp giới thiệu cầu lông ra thế giới, nước Anh mới
giành được huy chương đồng giải đôi nam nữ với Simon Archer và Jo Goode.
Dù có khởi nguồn từ Anh, các nam vận động viên cầu lông đẳng cấp quốc tế ở
châu Âu chủ yếu đến từ Đan Mạch. Mặt khác, các quốc gia châu Á lại chiếm ưu thế
vượt trội. Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Malaysia cùng với Đan Mạch là các
quốc gia đi đầu ở môn thể thao này trong vài thập niên vừa qua, với Trung Quốc hiện
đang là nước dẫn đầu trong vài năm gần đây.
25
Đối với các môn thể thao nói chung và môn cầu lông nói riêng thì phần kỹ thuật
động tác là một phần rất quan trọng khi bắt đầu tập luyện hay học tập môn cầu lông.
Kỹ thuật cầu lông là một yếu tố quan trọng từ lúc tập luyện và học tập trong từng bước
cơ bản đến nâng cao, nói đến kỹ thuật cầu lông thì có rất nhiều kỹ thuật: kỹ thuật giao
cầu thấp tay, kỹ thuật giao cầu cao tay, kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay, kỹ thuật
đánh cầu cao sâu trái tay, kỹ thuật đập cầu, kỹ thuật bỏ nhỏ…Do đó người tập sẽ được

học và tập luyện để phát triển thành kỹ năng kỹ xảo đối với môn cầu lông.
Kỹ thuật cơ bản trong cầu lông rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm các bước
di chuyển của chân và động tác đánh cầu của tay. Sự phối hợp hài hòa các kỹ thuật của
chân và tay sẽ góp phần tích cực tạo nên hiệu quả của mỗi lần đánh cầu. Để tập luyện
và thi đấu cầu lông tốt, người tập phải hoàn thiện tất cả các bài tập kỹ thuật đề làm
tiền đề cho việc sử dụng các chiến thuật thi đấu một cách hợp lí và hiệu quả.
Hiện nay thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau ở trong và ngoài nước, chúng
tôi đã thu thập được các khái niệm về bài tập bổ trợ như sau: Các nhà khoa học trong
và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre (Đức), Nguyễn Văn Trạch, Lê Văn
Lẫm (Việt Nam)…Cho rằng: “ bài tập bổ trợ là một trong những phương tiện dùng để
giảng dạy, huấn luyện TDTT. Trong đó bao gồm các bài tập mang tính chuẩn bị cho
VĐV, bài tập mang tính dẫn dắt, bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập mang tính
tăng cường các tố chất thể lực. Còn bài tập bổ trợ chuyên môn là bài tập mang tính
chuyên biệt cho từng môn thể thao, từng kỹ thuật riêng biệt cho môn thể thao”. Cũng
có cùng quan điểm với học giả nước ngoài, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn cho rằng: “
bài tập bổ trợ chuyên môn là các bài tập phối hợp các yếu tố các động tác thi đấu và
các biến dạng của chúng cũng như bài tập dẫn dắt động tác có chủ đích và có hiệu quả
đến sự nắm vững kỹ năng kỹ xảo và sự phát triển các tố chất thể lực của VĐV ngay ở
chính những môn thể thao đó”.
Các khái niệm của tác giả trên tuy có khác nhau về cách trình bày cũng như ngôn
ngữ sử dụng nhưng đều có sự nhất trí cao về nội hàm. Như vậy bài tập bổ trợ chuyên
môn có thể được hiểu là bài tập mang tính chuẩn bị ,tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và

×