Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

KINH NGHIỆM xây DỰNG cơ sở vật CHẤT NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.97 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ CHUẨN QUỐC GIA
Ở TRƯỜNG THCS KHÁNH THƯỢNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
* Cơ sở lý luận
Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật
cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng để hoạt động dạy và học, giáo dục
nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nó bao gồm cả các đồ vật, những của cải vật chất
và tinh thần, tự nhiên xung quanh nhà trường.Cơ sở vật chấtcủa nhà trường gồm nhà
cửa ( phòng học, phòng thí nghiệm, phòng chức năng…) sân chơi, các đồ dùng dạy
học.
Cơ sở vật chất của xã hội được nhà trường sử dụng vào mục tiêu đào tạo như
máy móc, các công cụ của nhà máy xí nghiệp, HTX, thư viện, nhà văn hoá, nhà
truyền thống, sân bãi thể dục thể thao.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, yêu
cầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, yêu cầu con người phát
triển toàn diện, hài hoà, đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học ngày càng phong phú, phức tạp và
nhiều mặt.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học có vai trò rất quan trọng. cơ sở vật chất
trường học là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần vào quyết
định chất lượng của nhà trường.
Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy
không thể đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu phát triển của xã hội
nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng.
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết
giúp học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm và
nghiên cứu khoa học, hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể, bảo đảm thực hiện
tốt phương pháp giáo dục và đào tạo mới. Không thể hình dung việc dạy học mà
không có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Cũng như
không thể hình dung việc dạy học khoa học tự nhiên mà không có phòng thí nghiệm.
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp mà không có xưởng trường. Giáo dục thể chất mà không
có sân bãi và các dụng cụ thể dục thể thao. Việc giáo dục vệ sinh mà không có các
phương tiện tối thiểu để nhà trường luôn sạch sẽ. Việc giáo dục âm nhạc mà không
có nhạc cụ.
Tổng kết kinh nghiệm của các trường tiên tiến cũng khẳng định rằng, một
trong những yếu tố của trường tiên tiến là phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
trường học.
Các nhà kinh tế học giáo dục đã chứng minh rằng hiệu quả của việc giảng dạy
và giáo dục phụ thuộc một phần vào trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của lao động sư
phạm.
Cơ sở vật chất đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng
giáo dục: Bởi vì nó là thành tố của quá trình sư phạm, nó có quan hệ tương hỗ với
các thành tố khác của quá trình dạy học.
Ta thấy cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm vì:
- Nó là phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của học sinh. Một trường
học khang trang, sạch đẹp có đủ vườn hoa, sân chơi, nơi rèn luyện thể dục thể thao,
phòng thí nghiệm có đầy đủ thiết bị làm cho học sinh yêu mến trường lớp, thúc đẩy
được động cơ học tập của các em hơn là một ngôi trường lộn xộn, thiếu thốn đủ điều
sẽ giảm đi lòng yêu mến và ý thức phấn đấu học tập của học sinh.
- Cơ sở vật chất trong đó có thiết bị dạy học là phương tiện công cụ để truyền thụ,
lĩnh hội kiến thức.
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng

2
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
Như vậy cơ sở vật chất của nhà trường có khả năng to lớn, nhưng hiệu quả
của chúng còn phụ thuộc vào việc đào tạo của giáo viên, việc quản lý của cán bộ
quản lý trường học. Vì vậy, song song với việc trang bị, hiện đại hoá trường học,
cần đào tạo đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng có hiệu
quả cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường.
* Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua và nhất là hiện nay, trong giai đoạn đổi mới giáo dục,
Đảng và nhà nước đã có những chỉ thị biện pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các trường học để thực hiện đổi mới đồng bộ về nội dung phương pháp, phương
tiện dạy học.
Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục, nhận
thức tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục và đào tạo trong chiến lược phát triển con
người, nguồn nhân lực mới, bên cạnh việc đổi mới chương trình giáo dục, nội dung
giáo dục, phương pháp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng yếu tố cơ sở
vật chất kỹ thuật của các nhà trường và đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền
các cấp, ngành giáo dục xây dựng mới, cải tạo tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất các
trường học một cách mạnh mẽ. Đảng đã có nghị quyết TW 2 khoá VIII về giáo dục,
đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, chủ trương xã hội hoá giáo dục,
tập trung đầu tư ngân sách cho giáo dục, tranh thủ các dự án của các tổ chức quốc tế,
các tổ chức nhân đạo, huy động từ nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị cho các nhà trường. Bộ mặt sư phạm các trường đã và đang thay đổi về
căn bản. Trên địa bàn huyện Ba Vì, thực hiện đề án xoá phòng học tạm, học nhờ của
UBND Thành phố Hà Nội, kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia các
giai đoạn của UBND huyện Ba Vì, một số trường từ bậc Mầm non, tiểu học, THCS
đã phấn đấu thành trường chuẩn Quốc gia.
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến
lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một yếu tố quan trọng để
tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Song, xây dựng trường đạt chuẩn

Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
3
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
quốc gia đối với bậc Mầm non, Tiểu học đã khó, nhưng đối với bậc THCS còn khó
hơn nhiều. Bậc THCS có 5 tiêu chuẩn:
- Tổ chức nhà trường
- Cán bộ quản lý và giáo viên
- Chất lượng giáo dục
- Cơ sở vật chất
- Công tác xã hội hoá giáo dục
Trong 5 tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất là tiêu chuẩn khó khăn nhất.
Chính vì vậy, đến thời điểm này, trong số các trường đạt chuẩn của huyện thì mới có
6 trường bậc THCS đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ gần 19%, một tỷ lệ rất thấp. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường theo hướng đồng
bộ hoá, hiện đại hoá, chuẩn hoá ? Đây là câu hỏi không chỉ dành cho các cấp lãnh
đạo Đảng, chính quyền mà còn đặt ra cho người cán bộ quản lý giáo dục một trách
nhiệm rất nặng nề.
Là người mới làm công tác quản lý một vài năm, kinh nghiệm còn hạn chế,
song, trước yêu cầu cấp thiết của giáo dục trong giai đoạn mới bản thân đã lựa chọn,
tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng vấn đề quản lý cơ sở vật chất vào thực tiễn
trường THCS Khánh Thượng để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng
đồng bộ hoá, chuẩn hoá.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế cơ sở vật chất của nhà trường trong vài năm gần đây chưa
đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong giai đoạn mới. Đề tài nhỏ này
nhằm mục đích phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề ra cơ sở lý luận, giải pháp giải
quyết thực trạng, làm tốt công tác quản lý cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là vấn
đề xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hoá, đồng bộ hoá, chuẩn
hoá và hiện đại hoá.

3. Đối tượng nghiên cứu
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
4
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
Việc xây dựng cơ sở vật chất trường học đối với trường THCS Khánh Thượng -
Ba Vì - Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm.
- Phương pháp mô tả.
- Phương pháp đối chiếu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp đọc tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường bao hàm một lĩnh vực
rộng lớn. Trong đề tài này chủ yếu đề cập đến vấn đề xây dựng cơ sở vật chất trường
THCS Khánh Thượng trong thời gian qua.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận của việc quản lý cơ sở vật chất trường học
- Phân tích kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất ở trường THCS Khánh Thượng -
Ba Vì - Hà Nội.
- Những biện pháp quản lý, những kinh nghiệm được rút ra.
- Những kiến nghị đề xuất.
7. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian bắt đầu: tháng 9 năm 2008
- Thời gian kết thúc: tháng 4 năm 2013
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ

VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
5
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
1. Mục tiêu quản lý CSVC trường học
Mục tiêu quản lý cơ sở vật chất là huy động tối đa cơ sở vật chất của nhà
trường, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
đề ra.
2. Nội dung quản lý cơ sở vật chất:
- Xây dựng ban đầu và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thốngcơ sở
vật chất hoàn chỉnh của trường THCS ( Trường sở, sách thư viện và thiết bị dạy học)
- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của
nhà trường.
- Duy trì, bảo quản tốt hệ thống cơ sở vật chất.
3. Yêu cầu của việc quản lý cơ sở vật chất:
Nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn của cơ sở vật chất: Thực tiễn chung và thực
tiễn của trường mình quản lý.
Nắm được phương pháp giảng dạy chung và phương pháp dạy học riêng của từng
bộ môn hay nhóm môn học. Mối quan hệ giữa cơ sở vật chất với các hoạt động dạy
học, giáo dục.
Nắm vững các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội
dung quản lý, các mặt quản lý.
Hiểu rõ chương trình giáo dục ở trường THCS cần những điều kiện cơ sở vật
chất như thế nào để thực hiện.
Biết huy động mọi tiềm năng của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công tác cơ
sở vật chất.
4. Nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học
* Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật của việc dạy học
và giáo dục. Các phương tiện vật chất kỹ thuật của nhà trường gồm có:

- Các phòng học với trang bị bên trong
- Phòng thí nghiệm với các trang bị bên trong
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
6
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
- Thư viện trường học với sách và các trang bị bên trong
- Các phương tiện để giáo dục vệ sinh, sức khoẻ (Sân chơi, bãi tập)
- Các phương tiện để giáo dục thẩm mỹ
- Phòng truyền thống của nhà trường
- Nơi làm việc của Ban giám hiệu.
- Phòng chờ của các giáo viên
- Phòng họp của hội đồng sư phạm.
- Phòng làm việc của các đoàn thể.
* Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất trong khu vực nhà trường, bố trí hợp
lý địa điểm của nhà trường trong khu vực dân cư, làm cho quá trình giảng dạy, giáo
dục của thầy và việc đi học của học sinh diễn ra có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và
sức người nhất.
* Tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, các điều kiện vệ sinh
sức khoẻ, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt luôn
sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng cần thiết cho một cơ sở giáo dục.
Các điều kiện đầy đủ, có thẩm mỹ có tác dụng tâm sinh lý, làm tăng năng suất
lao động trí óc của thầy và trò, có tác dụng giáo dục con người về nếp sống, vệ sinh
và thẩm mỹ.
* Bố trí sử dụng tối ưu các phương tiện vật chất kỹ thuật vào việc nâng cao chất
lượng giảng dạy, giáo dục, không để cho các phương tiện vật chất kỹ thuật nằm
trong các kho chứa mà làm cho từng học sinh được hưởng thụ chất lượng nhận thức
do các phương tiện đó mang lại.
* Tổ chức tốt việc bảo vệ trường sở và các phương tiện vật chất kỹ thuật của nhà
trưòng, là tài sản quý phục vụ sự nghiệp giáo dục.

5. Lập kế hoạch xây dựng hoặc đổi mới cơ sở vật chất nhà trường
Trong việc quản lý CSVC, Người quản lý phải có kế hoạch xây dựng hoặc đổi
mới cơ sở vật chất nhà trường theo từng giai đoạn: Từng năm hoặc vài năm. Để có
kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cần xác định mục tiêu của kế hoạch là nâng cấp
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
7
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
hay hoàn thiện CSVC của trường. Xây dựng thiết bị dạy học theo quy đinh của Bộ
GD&ĐT. Sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng làm việc. Xây dựng thư viện theo
quy định của Bộ GD&ĐT. Sau khi đã xác định mục tiêu của kế hoạch sẽ tập hợp nội
dung của kế hoạch. Lập một kế hoạch các công việc về cơ sở vật chất sẽ có một
bảng điền những nội dung cần thiết cho công tác quản lý cơ sở vật chất.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC
Trường học là nơi tiến hành các hoạt động dạy học - giáo dục, nơi giáo viên và
học sinh học tập, lao động, sinh hoạt trong suốt thời gian học tập của trẻ. Đó là nhà
cửa, sân chơi, vườn trường và cả quang cảnh tự nhiên bao quanh trường.
1. Yêu cầu của trường học:
1.1- Xác định địa điểm tối ưu của khu trường trong khu vực dân cư
Trường phải đặt ở khu trung tâm của khu vực dân cư để học sinh đi học không
tốn thời gian và sức lực. Trường cần xa nơi ồn ào, khói bụi, xa nơi ô nhiễm, xa ao
hồ, nghĩa trang, bệnh viện để tránh truyền bệnh và không ảnh hưởng đến tâm lý học
tập.
Trong khu trường cần bố trí hợp lý các bộ phận của trường. Các khu vực có liên
quan như phòng học, phòng thí nghiệm, phòng để đồ dùng dạy học cần được trường
tính theo đầu học sinh trên ca học ít nhất phải đạt:
+ 6m
2
đối với thành phố thị xã
+ 10m

2
đối với ngoại thành, ngoại thị và vừng nông thôn.
1.2- Các khối công trình: trường học phải đủ các khối công trình theo quy
định của Bộ GD&ĐT bao gồm:
- Khối học tập: Khối học tập là khối chính trong các khối công trình của nhà
trường, khối học tập thường chiếm 50% diện tích của các khối công trình. Khối học
tập gồm có phòng học, phòng thí nghiệm phòng bộ môn. Khối học tập yêu cầu phải
đặt ở nơi yên tĩnh, đủ ánh sáng, đảm bảo đi lại ngắn nhất, tối đa là 3 tầng.
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
8
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
- Khối lao động thực hành: Gồm các loại vườn, các cơ sở thực tập khác.
- Khối giáo dục, rèn luyện thể dục thể thao gồm sân bãi, nhà thể chất.
- Khối phục vụ học tập gồm thư viện, phòng thiết bị dạy học, phòng truyền
thống, phòng sưu tầm lịch sử bộ môn, phòng hoạt động Đoàn, Đội.
Các phòng này yêu cầu đặt ở nơi trung tâm của trường, đảm bảo yên tĩnh.
- Khối hành chính - hiệu bộ gồm phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng giáo
vụ, phòng y tế, phòng làm việc của các đoàn thể.
- Khối phục vụ sinh hoạt bao gồm nhà ăn, nhà vệ sinh, sân chơi, vườn hoa.
Khung cảnh trong toàn trường phải đảm bảo sạch đẹp, thông thoáng, có đủ ánh
sáng, có trồng cây đủ bóng mát, có trồng hoa, có biển trường.
1.3- Phòng học và việc tổ chức khoa học một phòng học:
Phòng học là nơi làm việc của giáo viên và học sinh, là nơi thầy giáo tổ chức
và điều khiển phần lớn các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Người cán bộ quản lý
cần nhận thức rõ ràng lớp học là “ trận địa chiến đấu hàng ngày” của thầy và trò
nhằm dạt hiệu quả đào tạo. Ở lớp học không những diễn ra các hoạt động dạy và học
mà còn diễn ra nhiều loại hoạt động của học sinh như công tác thực hành thí
nghiệm, họp lớp, họp đoàn đội, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ…
Lớp học là nơi tổ chức khoa học lao động trí óc của giáo viên và học sinh.

Yêu cầu các trang thiết bị cho một phòng học cần có:
- Bảng viết: Bảng viết của phòng học là công cụ lao động chung của giáo viện
và học sinh. Nó phải đạt các kích thước quy định. độ cao nhất định đối với từng cấp
học, sơn màu dạt tiêu chuẩn và ở trên đó, chữ viết của giáo viên phải đạt những kích
thước quy định.
- Bàn giáo viên: Trong lớp học bàn giáo viên được kê trên bục. Bàn giáo viên
cao hơn bàn học sinh ít nhất 20-25cm, bục xung quanh bàn phải đảm bảo đủ rộng
cho giáo viên đi laị, thao tác thuận lợi khi biểu diễn đồ dùng dạy học. Khoảng cách
từ bàn giáo viên đến bàn học sinh đầu tiên là 50-100cm. Bàn có mặt bằng rộng
80cm, dài 120cm, cao 80cm, có ngăn kéo. Ghế tựa cá nhân cao 46-50cm.
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
9
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
- Bàn ghế học sinh: Bàn ghế học sinh trong lớp là rất quan trọng. Chúng phải
được trang bị đầy đủ phù hợp với cỡ người trung bình của học sinh để phòng tránh
các bệnh học đường. Trong lớp bàn học sinh được kê để học sinh có thể nghe, nhìn,
viết được thuận lợi nhất, thuận lợi cho các hoạt động diễn ra trong giờ học như hoạt
động nhóm.
Ngoài ra, trong phòng học còn có các trang thiết bị nội thất phụ như tranh ảnh,
Khẩu hiệu nhắc nhở ý thức học tập và rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên, việc trang
bị nội thất cho phòng học phải đơn giản, không làm phân tán sự chú ý của học sinh.
1.4- Phòng học bộ môn:
Phòng học bộ môn là phòng giảng dạy bộ môn được tổ chức theo hướng
chuyên môn hoá. Có phòng học bộ môn thì việc giảng dạy của giáo viên và việc học
tập của học sinh có nhiều ưu thế. Giúp cho giáo viên có thể thực hiện được phương
pháp dạy học đặc trưng của bộ môn. Giáo viên có điều kiện sử dụng đồ dùng trực
quan, sử dụng tại chỗ các phương tiện dạy học, chất lượng bài giảng sẽ cao hơn.
Phòng bộ môn tạo điều kiện phát huy hứng thú học tập của học sinh, tích cự hoá quá
trình nhận thức qua việc được làm, được tioếp xúc với các thí nghiệm, đồ dùng trực

quan, phát huy được tư duy sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh.
Mô hình phòng học bộ môn theo quy định của bộ GD&ĐT. Có đủ thiết bị,
máy móc, dụng cụ thực hành và bàn ghế theo quy cách riêng của từng môn học để
thực hiện giờ học cho 45 học sinh/ca. Có hệ thống tủ bảo quản các thiết bị, đồ dùng
dạy học, có hệ thống chiếu sáng, cấp nước, thoát nước theo yêu cầu riêng của từng
loại phòng.
2- Quản lý và sử dụng trường sở
2.1- Sử dụng, bảo quản
Trường sở là một bộ phận quan trọng của cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học.
Để xây dựng trường sở phải tốn nhiều tiền của, công sức, thời gian. Vì vậy phải có
kế hoạch sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lâu dài.
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
10
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
Để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trường sở thì khi xây dựng phải chú ý
đến các yêu cầu về mặt sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ, vệ sinh như đã nói ở
trên. Việc sử dụng trưòng sở cần sử dụng hết hiệu quả và đúng tính chất của trường
sở. Những phòng học dùng để dạy học chứ không dùng dùng phòng học làm nhà ở,
nhà kho. Phòng thí nghiệm với các bàn ghế đặc trưng, trang bị nguồn điện nước
không thể chuyển sang làm chức năng khác. Không tuỳ tiện thay đổi xê dịch.
Để sử dụng tốt và lâu bền trường sở, người cán bộ quản lí cần có sự phân công
trách nhiệm cho từng cá nhân hoặc từng tập thể phụ trách việc sử dụng và bảo quản
trường sở. Ngay từ đầu năm học có sự kiểm kê thực trạng các phòng học, các khối
công trình. Bàn giao trách nhiệm cho các lớp sử dụng bảo quản phòng học.
Các nội quy bảo quản và sử dụng được công bố đến học sinh. Có chế độ thưởng
phạt nghiêm minh đối với những tập thể và cá nhân thực hiện tốt và không tốt nội
quy sử dụng bảo quản trường sở. Hiệu trưởng cần có kế hoạch kiểm kê định kỳ để
kịp thời phát hiện hư hỏng. Khi có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Cần có bộ phận
chuyên trách bảo vệ trường sở.

2.2- Xây dựng cải tạo, nâng cấp trường sở.
Trường sở đòi hỏi thường xuyên cải tạo nâng cấp. Đối với những trường xây
dựng mới cần có bản quy hoạch và thiết kế trường học đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển giáo dục trong giai đoạn mới. Trường sở xây dựng theo đúng quy chuẩn của bộ
GD&ĐT. Những trường đã xây dựng từ trước cần cải tạo, nâng cấp dần để trường ra
trường, lớp ra lớp.
Ban giám hiệu cần có kế hoạch xây dựng cải tạo trường sở dài hạn, có mục
tiêu kế hoạch cho từng giai đoạn để hoàn thiện dần trường sở. Xâydựng và cải tạo
trường sở đòi hỏi tốn nhiều tiền của công sức. Vì vậy hiệu trưởng cần thực hiện
phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Phải kết hợp giữa kinh phí Nhà
nước đầu tư sửa chữa, nâng cấp trường sở hàng năm với nguồn lực vật chất huy
động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nhà trường như các ban ngành đoàn
thể, các tổ chức xã hội, hội cha mẹ học sinh. Việc xây dựng trường sở phải đặt dưới
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
11
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương, mà Ban giám hiệu phải là người
tham mưu tích cực.
2.3- Biện pháp sử dụng tốt lâu bền trường sở.
Để sử dụng tốt lâu bền trường sở, Ban giám hiệu cần có những biện pháp:
- Kiểm kê định kỳ, có sổ sách ghi rõ tình trạng trường sở để thuận tiện khi bàn giao.
- Giao trách nhiệm cho cá nhân, tập thể lớp phụ trách. Nhiều tập thể hoặc cá nhân
cùng sử dụng một khối công trình phải có người chịu trách nhiệm chính.
- Có nội quy sử dụng phòng học, phòng thí nghiệm.
- Kiểm tra thường xuyên, khi có hư hỏng phải sửa chữa ngay.
- Không sử dụng khi đã có hư hỏng.
- Có bộ phận chuyên trách bảo vệ trường sở.
- Phát huy tinh thần làm chủ của giáo viên, học sinh trong việc bảo vệ, giữ gìn
trường sở. Có chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng trường sở, có các biện pháp

bảo vệ trường sở.
CHƯƠNG III.
THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG THCS KHÁNH THƯỢNG
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013
1. Vài nét khái quát
Trường THCS Khánh Thượng được tách ra từ trường PTCS Khánh Thượng
năm 1992. Trường nằm trên địa bàn thôn Khánh Chúc Đồi - xã Khánh Thượng, có
trục đường giao thông liên thôn đi qua nối với UBND xã và tỉnh lộ 415 và đê Minh
Khánh.
Trường THCS Khánh Thượng là một trường miền núi của huyện Ba Vì, nằm
ở vị trí cuối cùng phía tây của thành phố Hà Nội giáp với tỉnh Hòa Bình và phía bắc
cách con sông Đà là tỉnh Phú Thọ. Từ trung tâm của xã tới huyện lỵ Ba Vì trên 40
km đường đồi núi. Xã Khánh Thượng với chiều dài hơn 12 km, dân số hơn 8000
người trong đó người Mường chiếm tỷ lệ hơn 60%. Đời sống của nhân dân địa
phương còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân sống ở 13 thôn bản chủ yếu là nghề thuần
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
12
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
nông canh tác trên nương rẫy; Nên hiện nay xã còn có tới gần 30 % số hộ nghèo. Số
học sinh thuộc diện hộ nghèo đang học tại chiếm khoảng 19%. Trong xã có 3 thôn
thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135- CP.
2. Thực trạng cơ sở vật chất
Tổng diện tích của trường là 9088m
2
tính từ khi tách năm 1992 cơ sở vật chất
nhà trường còn rất nghèo nàn. Là một trường ở vùng miền núi còn gặp nhiều khó
khăn của huyện Ba Vì, song với tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ giáo viên nhà
trường, sự ủng hộ nhiều mặt của chính quyền địa phương và các các cấp, sự ủng hộ
của các bậc phụ huynh và học sinh, nhà trường đã phấn đấu đạt được các danh hiệu

“Cơ quan văn hoá” năm 2006; Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I (2001-2010)
khi còn chưa sát nhập Hà Tây về với Hà Nội. Về phòng học gồm 11 phòng, trong đó
có 8 phòng học kiên cố trong dãy 2 tầng được xây từ năm 2003, còn lại 3 phòng học
cấp 4 đã xuống cấp. Diện tích các phòng học nhìn chung là chưa đủ diện tích đáp
ứng của một phòng học đạt chuẩn. Trang thiết bị bên trong các phòng học mặc dù đã
được nhà trường quan tâm đầu tư, mua sắm bổ sung song còn mang tính chắp vá,
chưa đồng bộ.
Khối phòng làm việc và các phòng chức năng trong nhà trường nhìn chung là
tương đối đủ như: phòng làm việc của Hiệu trưởng, hiệu phó, phòng hành chính,
Công đoàn, đoàn đội, truyền thống, thư viện, thiết bị, nhà công vụ, các phòng học bộ
môn đều là nhà cấp 4, có những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 80 của thế
kỷ trước. Các khối công trình này hầu hết đã xuống cấp.
Các khối công trình vệ sinh dành cho giáo viên và học sinh nhìn chung chưa
đảm bảo hợp vệ sinh, nhà để xe còn tạm bợ
Có thể nói, điều kiện cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng cho nhu cầu
giáo dục, giảng dạy của thầy, nhu cầu học tập rèn luyện của học sinh.
Thực trạng trên đặt ra cho người cán bộ quản lý một nhiệm vụ nặng nề. Làm
thế nào để xây dựng, tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất trường học một cách đồng bộ,
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
13
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
chuẩn hoá theo tiêu chí chuẩn Quốc gia mức II để có thể đáp ứng nhu cầu dạy và
học của thầy và trò ? Một câu hỏi lớn rất cần tìm lời giải đáp.
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ SAU 5 NĂM XÂY DỰNG ( 2008-2013)
1. Công tác xây dựng kế hoạch và tham mưu
Trước thực trạng trên, với cương vị là người quản lý, người chịu trách nhiệm
chính quản lý về cơ sở vật chất nhà trường, bản thân luôn trăn trở tìm cách khắc
phục. Trên danh nghĩa là trường đã đạt chuẩn Quốc gia song tiêu chí về cơ sở vật
chất còn chưa đạt nên Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp tham mưu

dựa trên kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia các giai đoạn của UBDN
huyện Ba Vì, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường THCS Khánh Thượng hướng
tới đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II đã được Ban giám hiệu phác thảo. Kế hoạch cải
tạo, tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường đã được các cấp lãnh đạo phê
duyệt. Phương án kiến trúc và xây dựng nhà trường đã được thực hiện. Có thể nói
đây là niềm vui và nguồn động viên hết sức to lớn đối với giáo viên, học sinh và
nhân dân địa phương.
2. Kết quả xây dựng CSVC từ năm 2008 đến tháng 4 năm 2013
- Năm 2012: Được Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì đầu tư xây mới 3 khối công
trình: Nhà hiệu bộ với đầy đủ các phòng làm việc, Nhà phòng học bộ môn, và 11
phòng học theo tiêu chí trường chuẩn mới với đủ hệ thống nhà vệ sinh khép kín theo
mỗi tầng, trang bị hoàn thiện thư viện trường học đảm bảo theo tiêu chí thư viện tiên
tiến; Xoá bỏ toàn bộ các khối công trình nhà cấp 4 đã xuống cấp; Với tổng số tiền
đầu tư hơn 14 tỷ đồng.
- Về trang thiết bị các phòng học bộ môn: Tiếp nhận các chương trình đầu tư theo
chương trình mục tiêu quốc gia, dần hoàn thiện và hoàn thiện trang thiết bị các
phòng học bộ môn. Hiện nhà trường đã hoàn chỉnh đầy đủ tiêu chí của 2 phòng học
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
14
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
bộ môn: Vật lí, Hoá học với các trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy của thầy và
học của trò. Tiếp tục tham mưu với cấp trên hoàn thiện thiết bị dạy học trong phòng
bộ môn Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ, Sinh học, Âm nhạc và Mỹ thuật.
Năm 2013: Được sự quan tâm của thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân huyện
Ba Vì, chương trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn II của nhà trường tiếp
tục được phê duyệt, đầu tư xây dựng và cải tạo các khối công trình như: Nhà thể
chất 800 m
2
, Nhà ở công vụ, nhà xe giáo viên - học sinh, cải tạo 8 phòng học 2 tầng,

cải tạo sân chơi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tường bao, cổng trường, nhà cầu
nối các khối công trình thiết bị dạy học, nội thất các phòng học, phòng làm vệc
với số vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng.
Có thể nói, đến thời điểm này, các khối công trình của trường đã được xây
dựng và đang được xây dựng là tương đối hợp lý. Khu phòng học, phòng đồ dùng,
khu hành chính hiệu bộ, khu sân chơi, khuôn viên, khu TDTT, khu vệ sinh tương đối
hiện đại, đồng bộ. Các trang thiết bị nội thất tuy chưa thật đầy đủ, song cơ bản đã
đáp ứng nhu cầu giáo dục, giảng dạy của giáo viên, nhu cầu học tập , rèn luyện của
học sinh. Nhìn tổng thể, trường có khuôn viên đẹp, cảnh quan sư phạm hài hoà,
xanh, sạch, đẹp .
3. Nguyên nhân của kết quả
Có được kết quả trên, trước hết là do sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự
chỉ đạo của chính quyền các cấp, của ngành GD&ĐT đã tạo đường lối, chính chính
sách, cơ chế, nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt là chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010.
Nhờ sự quyết tâm, sự lãnh chỉ đạo đúng đắn, sát sao của Đảng uỷ, HĐND,
UBND xã Khánh Thượng. Sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ của UBND Huyện Ba Vì,
Phòng GD&ĐT Ba Vì đối với nhà trờng.
Do có sự chủ động xây dựng kế hoạch, chủ động trong công tác tham mưu, đề
xuất, tạo điều kiện cho công tác khảo sát, thi công được hiệu quả, đúng tiến độ.
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
15
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
CHƯƠNG V. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN
LÍ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC.
Cũng như phần lớn các trường THCS trong huyện Ba Vì, trường THCS
Khánh Thượng là một trường được xây dựng từ trước, lại chịu hậu quả chia tách, cơ
sở vật chất cũ nát, thiếu đồng bộ, quy hoạch manh mún. Làm thế nào để có một ngôi
trường khang trang, đồng bộ về cơ sở vật chất, có các khối công trình được sắp xếp

hợp lý, khoa học. Hơn nữa điều kiện kinh phí dành cho xây dựng cơ sở vật chất còn
gặp nhều khó khăn. Qua kết quả xây dựng trường trong thời gian qua, mặc dù còn
chưa hoàn chỉnh, song bản thân xin mạnh dạn rút ra một số kinh nghiệm chia sẻ
cùng đồng nghiệp như sau:
1. Trước hết, người cán bộ quản lí cần nắm vững những vấn đề chung về quản
lý và phát triển cơ sở vật chất trường học; nắm vững nội dung quản lý cơ sở vật chất
trường học; nắm vững thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện kinh tế
của địa phuơng, quan điểm chỉ đạo của cán bộ địa phương. Điều đó giúp hiệu
trưởng kiến thức, hiểu rõ yêu cầu, tác dụng của cơ sở vật chất đối với công tác giáo
dục, giảng dạy. Nắm vững những quy định về cơ sở vật chất đối với 1 trường THCS
của Bộ GD&ĐT, đặc biệt chú ý đến các tiêu chí của trường học đạt chuẩn quốc gia.
Từ đó có kế hoạch, quy hoạch tổng thể, dài hạn.
2. Phải có quy hoạch tổng thể. Quy hoạch phải hàm chứa toàn bộ cơ sở vật
chất nhà trường trong một tổng thể thống nhất, hợp lý, khoa học. Sự phân bố các
khối công trình, bố trí không gian, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khuôn viên phù
hợp với điều kiện thực tế về diện tích, địa hình, không gian, cảnh quan xung quanh.
Có quy hoạch tổng thể mới có thể giúp cho xây mới, phá cũ mà không lộn xộn,
không manh mún, chắp vá. Quy hoạch phải theo từng khối công trình, hợp lý, khoa
học. Ví dụ: Khi xây dựng phòng để thiết bị đồ dùng dạy học cần lưu ý đến vị trí
thuận lợi phục vụ tốt cho khâu mượn trả, đem đến các phòng học.
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
16
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
3. Một điều quan trọng nữa đối với người cán bộ quản lí trong công tác xây
dựng cơ sở vật chất trường học là công tác tham mưu đề xuất với các cấp lãnh đạo.
4. Trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, Ban giám hiệu luôn là người trình
bày ý tưởng, bố cục sắp xếp, tư vấn cho thiết kế, thi công căn cứ vào đặc trưng của
ngành, của bậc học, của mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đối với cơ sở vật
chất chuẩn bị xây dựng. Cần thật sự chú ý đến tính đồng bộ, tính chuẩn, tính hiện

đại của các công trình xây dựng. Xuất phát từ vấn đề đó mà yêu cầu nhà thiết kế,
bên thi công đáp ứng theo đúng ý tưởng sắp xếp. Mặt khác, Ban giám hiệu còn tham
gia giám sát, đóng góp ý kiến trong quá trình thi công để đạt chất lượng công trình
theo quy định.
5. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để huy động nguồn lực đầu tư cho
công tác xây dựng.
6. Điều cuối cùng, muốn làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà
trường, người hiệu trưởng phải là người coi trường như nhà của mình, bám trường
bám lớp, luôn trăn trở để tìm cách hoàn thiện cơ sở vật chất. Đó chính là cái tâm của
người quản lý. Dù là người giỏi đến mấy nhưng thiếu điều này thì cũng rất khó
thành công trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học. Bởi đây cũng chính
là phẩm chất cần thiết của người hiệu trưởng.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Công tác quản lý cơ sở vật chất trường học là một phạm trù rộng lớn của
người CBQL. Những nội dung trình bày ở trên chỉ đề cập đến vấn đề xây dựng cơ sở
vật chất trường học một cách đồng bộ, chuẩn hoá, hiện đại hoá để phấn đấu xây
dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Điều này đòi hỏi người hiệu trưởng phải trang
bị cho mình một nhận thức đúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước, quan điểm của ngành giáo dục, những kiến thức về mô hình cơ sở vật
chất trường học hiện đại, những kỹ năng như tham mưu, thuyết phục, vận động để
huy động nguồn lực cho xây dựng trường sở. Đó chính là một phần của cái “Tầm”
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
17
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
của người hiệu trưởng. Song như thế chưa đủ. Người hiệu trưởng còn cần cái “Tâm”
giành cho công tác quản lý giáo dục. Cần bám trường, bám lớp, coi trường sở như
chính nhà của mình, không vô cảm với những thiếu thốn, bất cập về cơ sở vật chất
của trường. Thấy thuận lợi cũng không được chủ quan. Thấy khó khăn không được
chán nản. Kiên định trong quan điểm. Kiên trì, kiên nhẫn trong công tác tham mưu,

đề xuất. Biết tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía. Luôn chủ động sáng tạo, tìm cách để
hoàn thiện cơ sở vật chất trường học theo hướng đồng bộ hoá, chuẩn hoá, tiến tới
hiện đại hoá. Lấy mục tiêu giáo dục, chất lượng giáo dục, sự cống hiến cho giáo dục
làm động cơ để phấn đấu.
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia cũng là
một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Nó không chỉ giúp cho thầy trò có thêm điều
kiện tốt để dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cho học sinh thêm yêu
trường, yêu lớp mà còn là chỉ tiêu để thực hiện phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, việc
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với bậc học THCS là vấn đề thật sự khó
khăn, nhất là đối với tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất trường học. Với một số kinh
nghiệm ít ỏi đã vận dụng có kết quả tại trường THCS Khánh Thượng, tôi mạnh dạn
chia sẻ cùng nghiệp, hy vọng có thể phần nào giúp ích cho đồng nghiệp trong công
tác xây dựng trường sở, đặc biệt là xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Do hạn chế về nhiều mặt, đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được từ đồng nghiệp, độc giả, ban giám khảo những ý kiến đống góp chân thành để
bổ sung, sửa chữa, hoàn chỉnh hơn, khả dĩ vận dụng tốt hơn vào thực tế quản lý, xây
dựng cơ sở vật chất của nhà trường, để trong thời gian tới có nhiều trường đạt chuẩn
hơn nữa, đưa sự nghiệp giáo dục của huyện ngày một phát triển.
Xin chân thành cảm ơn !
Khánh Thượng, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tác giả
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
18
Sỏng kin kinh nghim nm hc 2012 - 2013
NGUYN C BèNH
Phòng giáo dục và đào tạo ba vì
Trờng trung học cơ sở khánh thợng
TI SNG KIN KINH NGHIM
Tỏc gi: Nguyn c Bỡnh Trng THCS Khỏnh

Thng
19
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT NHÀ TRƯỜNG
ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA
Ở TRƯỜNG THCS KHÁNH THƯỢNG
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐỨC BÌNH
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS KHÁNH THƯỢNG

NĂM HỌC 2012 - 2013
Tác giả: Nguyễn Đức Bình Trường THCS Khánh
Thượng
20

×