Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

luận văn quản trị doanh nghiệp Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại xã Quảng Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.2 KB, 24 trang )

Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 1
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
4. Mục tiêu nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Giả thuyết nghiên cứu 5
7. Khung lý thuyết 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 8
1.2. Các lý thuyết áp dụng 9
1.2.1 Lý thuyết hành động của Marx Weber. 9
1.2.2 lý thuyết cấu trúc chức năng. 9
1.2.3 thuyết tiến hoá 9
1.3. Thao tác hoá khái niệm 10
1.3.1 Khái niệm trang trại. 10
1.3.2. Khái niệm kinh tế trang trại. 10
CHƯƠNG 2 - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI XÃ
QUẢNG THÀNH – THÀNH PHỐ THANH HOÁ HIỆN NAY 11
212.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu. 11
2.1.1. Vị trí địa lý xã Quảng Thành – thành phố Thanh Hoá. 11
2.1.2. Diện tích tự nhiên, và khí hậu 11
2.1.3 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 11
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã. 12
2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại xã Quảng Thành – thành phố Thanh Hoá. . 12
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại xã Quảng Thành –
thành phố Thanh Hoá. 19


PHẦN KẾT LUẬN 21
1. Kết luận. 21
2. Giải pháp và khuyến nghị. 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các ngành nghề kinh tế ngày càng phát
triển mạnh mẽ, đi cùng với nó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nghành nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ ở
nông thôn, thể hiện rõ nét qua việc chuyển dịch từ sản xuất thuần nông sang các loại
hình sản xuất khác, trong đó có việc phát triển kinh tế trang trại
Trong hơn 20 năm đổi mới kinh tế, nền kinh tế thành phần rất phát triến, trong
đó loại hình kinh tế trang trại cũng phát triển nhanh và được Đảng và Nhà nước chú ý
phát triển. Mô hình kinh tế trang trại ngày một đuợc phát triẻn và vô cùng đa dạng.
Trong bối cảnh chung đó, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa cũng được
các cấp chính quyền đầu tư, có chính sách khuyến khích phát triển mạnh các mô hình
gia đình làm kinh tế trang trại. Tuy nhiên việc phát triển kinh tê trang trại ở địa
phương còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy bước đầu đã đạt được một số thành
công nhất định về kinh tế, nhưng vấn đề phát triển kinh tế trang trại của địa phuơng
đang đuợc nhiều người quan tâm vì một số nhược điểm, tác động mà việc chuyển đổi
kinh tế này mang lại, đặc biệt là sự ô nhiếm môi truờng do phát triển kinh tể trang trại
gây nên đã ảnh hưởng không tốt tới đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế trang trại của địa phương hiện nay đang gặp
rất nhiều khó khăn, thách thức do những biến động xã hội mang lại cho địa phương
Xuất phát từ những cơ sở và lý luận trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
“thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại xã Quảng thành- thành phố thanh Hóa hiện
nay” nhằm tổng kết những vấn đè thực tiễn xã hội về việc phát triển kinh tế trang trại,

những khó khăn náy sinh trong quá trình phát triển kinh tế trang trại đem lại. Từ đó,
cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cơ bản, cần thiết về kinh tế trang trại ở địa
phương để giúp các mô hình kinh tế trang trại phat triển ngày một tốt hơn trong tương
lai
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại xã Quảng Thành –
Thành phố Thanh Hóa hiện nay sẽ góp phần làm hoàn thiện hệ thốnh lý thuyết phát
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 3
triển các mô hình kinh tế trang trại. Đồng thời hoàn thiện hệ thống kinh tế trang trại
của địa phương. Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ hình thành nên những biện pháp và
kinh nghiệm tổ chức, quản lý trang trại nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, bổ sung các
kinh nghiệm, phương pháp sản xuất mới.
2.2: Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cấp chính quyền đại phương xã Quảng Thành –
Thành phố Thanh Hóa nói chung có những nhìn nhận đánh giá xác đáng về thực trạng
phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Từ đó có những phương hướng, chính sách
mới phù hợp, góp phần phát triẻn kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao. Kết quả nghiên
cứu giúp cho người dân hiểu rõ hơn, có cái nhìn toàn diện hơn về việc phát triển kinh
tế trang trại, từ đó lựa chọn cho mình con đường mô hình phát triển kinh tế trang trại.
Nâng cao khả năng quản lý, phương pháp sản xuất, bổ sung kinh nghiệm trong
việc phát triển kinh tế trang trại cho người dân nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1: Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại xã Quảng Thành – Thành phố Thanh Hóa
3.2: Khách thể nghiên cứu
- Những người tham gia phát triển kinh tế trang trại ở địa phương
- Sản phẩm từ các trang trại sản xuất ra ở địa phương
- Cơ sở vật chất của các trang trại tại xã Quảng Thành – Thành phố Thanh Hóa

- Người dân xung quanh các trang trại
- cán bộ địa phương xã Quảng Thành
3.3: Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: các trang trại xã Quảng Thành – Thành phố Thanh Hóa
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9-2009 đến tháng 10-2009
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nhận thức của nguời dân về việc phát triển kinh tế trang trại
+ Cơ sở vật chất của các trang trại và các chính sách của chính quyền địa phương
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới sụa phát triển kinh tế trang trại
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở xã Quảng Thành
+ Tìm hiểu về quy mô, mức độ phát triển
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 4
+ Tìm hiểu về các loại hình trang trại
+ Tìm hiểu mặt tích cực và tiêu cực do kinh tế trang trại đem lại
- Phân tích và đánh giá thực trạng trên, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế trang trại ở địa phương, nhằm có cái nhìn đầy đủ đối với việc phát triển kinh tế
trang trại
- Đưa ra những khuyến nghị đối với việc phát triển kinh tế trang trại ở địa phương tới
các cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt là chính quyền cơ sở, từ đó đưa ra những kết luận
đối với việc phát triển kinh tế trang trại ở xã Quảng Thành
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1: Phưong pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp thu thập thông tin xã hội dựa trên sự phân tích nội dung những
tài liệu có sẵn. Là phương pháp nghiên cứu dựa trên các tư liệu, các văn bản có liên
quan nhằm phục vụ cho công trình nghiên cứu.
Với đề tài chúng tôi chủ yếu phân tích các tài liệu do cơ quan, chính quyền địa
phương cung cấp. Ngoái ra còn phân tích các tài liệu của các cơ quan, phương tiện
thông tin đại chúng có liên quan nhằm làm rõ thực trạng trên. Đồng thời còn có sự

phân tích các tại liệu do chúng tôi thu thập được trong qua trình khảo sát, nhằm hoàn
thiện công trình nghiên cứu
Việc phân tích tài liệu cho phép giải quyết hàng loạt vấn đề quan trọng, liên
quan đến việc chỉ ra những đặc điểm riêng biệt. những hiện tượng được nghiên cúu,
bằng cách phân tích thông tin riêng biệt thành thông tin tổng thể trong quá trình nghiên
cứu
5.2: Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng phát triển kinh tế
trang trại ở địa phương thông qua các tri giác của mình. Đồng thời tiến hành quan sát
các nhân tố có liên quan tới đối tượng nghiên cứu nhằm bổ sung tư liệu trong khi
nghiên cứu một cách thục tế nhất
Phương pháp này được các thành viên trong nhóm tiến hành một cách có hệ
thống. Ghi chép đầy đủ các thông tin quan sát được trong thực tiễn, nhằm thu thập
thông tin, kiểm chúng các giả thuyết mà chúng tôi đã đưa ra. Đối tượng chúng tôi chủ
yếu hướng tới khi sử dụng phương pháp này trong đê tài là cơ sở vật chất, thái độ của
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 5
các trang trại và môi truờng tự nhiên xung quanh, nhằm có cái nhìn đầy đủ nhất về vấn
đề.
5.3: Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin xã hội qua đối thoại giữa người nghiên cứu
với khách thể nghiên cứu. Đây là phưương pháp thu thập thông tin một cách quan
trọng và vô cùng phong phú, có chất lượng, được sử dụng rộng rãi, phổ biến
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành phỏng vấn. Các đối tượng được phỏng vấn
là những người chủ trang trại, công nhân làm trang trại cùng với người đại diện của
chính quyền địa phương. Đối tượng của chúng tôi phỏng vấn một cách ngẫu nhiên
nhằm thu thập thông tin một cách chính xác
5.4: Phương pháp chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu là cách thức tiến hành điều tra không toàn bộ. Trong đóc
húng tôi chọn ra một số đơn vị đại diện cho tổng thể đối tượng nghiên cứu nhằm thu

thập thông tin cho cuộc điều tra
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành phương pháp chọn mẫu theo cụm, và chọn
mẫu đại diện cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Do thực tế các trang trại ở địa phương
phân bố theo vùng quy hoạch cụ thể, phụ thuộc vào đối tượng sản xuất của trang trại
mà hình thành nên các khu trang trại tập trung. Các đơn vị mẫu này được chúng tôi lấy
ra một cách ngẫu nhiên. Số lượng chúng tôi chọn mẫu chiếm 20% tổng số trang trại,
phân bố đồng đều ở các loại hình nhằm thu thập thông tin một cách chính xác và
khách quan.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Cơ sở vật chất, hạ tầng ở các trang trại ngày một phát triển và được chú trọng
đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy vậy vẫn còn gặp một số khó khăn
về vấn đề vốn khi mở rộng quy mô sản xuất.
- Mô hình kinh tế trang trại ở địa phương được các cấp chính quyền quan tâm,
tạo điều kiện phát triển, ngày càng thu hút nhiều hộ gia đình tham gia với nhiều loại
hình, quy mô trang trại phong phú. Điều này đã góp phần làm tăng mức sống cho
người dân làm kinh tế trang trại
- Vấn dề mở rộng kinh tế trang trại ở địa phương còn gặp khó khăn trong việc
đi tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại. Thị trường đang gặp khó khăn,
thiếu ổn định, các sản phẩm sán xuất ra chưa có một thị trường để tiêu thụ. Một số
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 6
trang trại chăn nuôi không làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm một số
khu vực lân cận trang trại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân. Một số mô
hình trang trại ban đầu có bước chuyên dịch về cơ cấu sản phẩm nhằm phù hợp với
nhu cầu thị trường. Rủi ro mà kinh tế đem lại trong phát triển kinh tế ngày càng nâng
cao do sự biến động của thị trường, dịch bệnh.
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 7
7. Khung lý thuyết.


Điều kiện kinh tế – văn hoá –
xã hội

Vốn

Thị
trường

Khoa học
kỹ thuật
Môi
trường
xung
quanh

Con
người,
lao động


th
ù

lao


Sản
phẩm
Các
nguồn tài

nguyên
Kinh tế
trang trại
xã Quảng
Th
ành

Kết luận và khuyến nghị
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được Karl Marx, F.
Engels xây dựng và được V.I.Lenin phát triển.đến trình độ sâu sắc và hoàn bị nhất. Nó
trang bị cho chúng ta một thế giới quan, một phương pháp luận khoa học về các sự vật,
hiện tượng đang xảy ra trong tự nhiên và xã hội.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan
khoa học Marx – Lenin – hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật, là hệ
thống lý luận và phương pháp luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm
duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học. Do đó, nắm vững những nội
dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là điều
kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa
Marx – Lênin.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được Karl Marx và Engels xây dựng trên cơ sở
lấy “hạt nhân hợp lý” trong triết học của Heghel ghép với chủ nghĩa duy vật. Với hai
nguyên lý về sự phát triển và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; với 6 cặp phạm trù:
cái chung – cái riêng, nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên, nội dung – hình
thức, bản chất - hiện tượng, khả năng - hiện thực; với 3 quy luật là: quy luật lượng đổi
chất đổi, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập, quy luật phủ định của

phủ định.
Việc nghiên cứu chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng có
ý nghĩa rất to lớn trong việc áp dụng nghiên cứu khoa học. Nó không chỉ trang bị cho
chúng ta một thế giới quan và một phương pháp luận nghiên cứu khoa học mà trong
quá trình nghiên cứu nó đòi hỏi chúng ta phải đặt vấn đề nghiên cứu trong sự vận
động, biến đổi và phát triển, trong mối liên hệ với các vấn đề và các hiện tượng xung
quanh nó. Tất cả các sự vật, hiện tượng và vấn đề không thể tách rời với các vấn đề, sự
vật và các hiện tượng khác trong thế giới khách quan.
Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biên
chứng, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Thực trang phát triển kinh tế trang trại
tại xã Quảng Thành – thành phố Thanh Hoá hiện nay” nằm trong mối liên hệ giữa các
sự vật và hiện tượng xung quanh, sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: sự tác
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 9
động của cơ chế thị trường, nguồn vốn, nhân lực, chính sách và môi trường và sự
vận động của các yếu tố nội tại bên trong gồm: ý thức, phương tiện, nguồn nhân lực
1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.2.1 Lý thuyết hành động của Marx Weber.
Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan
nào đó. Đó là hành động có tính đến hành vi của người khác. vì vậy nó được định
hướng tới người khác trong đường lối quá trình của nó, hành động xã hội là cơ sở của
hoạt động sống của cá nhân cũng như toàn bộ đời sống xã hội.
Việc nghiên cứu lý thuyết hành động xã hội sẽ giúp chúng ta hiểu được những
nguyên nhân, ý thức sâu xa trong vấn đề, nó làm nảy sinh, làm rõ các mối quan hệ
giữa sự vật và hiện tượng, sự việc và đối tượng có liên quan chặt chẽ với nhau từ đó
chúng ta có nhận xét chính xác nhất để cải thiện vấn đề.
1.2.2 lý thuyết cấu trúc chức năng.
thuyết chức năng quản lý là một bộ phận của thuyết cấu trúc chức năng mà đại
diện tiêu biểu là Durkheim. Theo thuyết này có thể xác định quản lý là một cấu trúc
gồm các vị thế và vai trò xã hội , là đơn vị thành viên có chức năng nhất định đối với

hệ thống xã hội, quản lý gồm các bộ phận, các yếu tố đóng vai trò thuyết lập và duy trì
mối tương tác xã hội, ra quyết định và cung cấp thông tin, kiểm soát và đánh giá kết
quả việc thực thi quyết định đó, nhằm di trì sự ổn định, trật tự và phát triển cả hệ thống
kinh tế xã hội.
viêc vận dụng lý thuyết trên vào đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế
trang trại tại xã quảng thành giup chúng ta xem xét đánh giá thực trạng quản lý trang
trại của đia phương, các chủ trang trại trong việc quản lý nguồn vốn, nhân lực trong
quá trình phát triển trang trại hiện nay ở địa phương đặc biệt với vấn đề thị trường tiêu
thụ, quá trình sản xuất sản phẩm, vận hành hoạt động của các trang trại hiện nay trong
cơ chế thị trường. việc vận dụng lý thuyết trên sê làm cho quá trính nghiên cứu có cái
nhìn sâu sắc về vấn đề trên.
1.2.3 thuyết tiến hoá
Theo thuyết tiến hoá sinh học của Darwin và spencer thì con người là một bộ phận của
giới tự nhiên, các mô hình phát triển kinh tế là sản phẩm hoạt động của con người. do
đó, có thể nghiên cứu và vận dụng các quy luật “tự nhiên” của sự biến đổi, chọn lọc
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 10
và duy trì của muôn loài sinh vật vào giải thích sự vận động và phát triển của các mô
hình kinh tế trang trại hiện nay
Theo thuyết tiến hoá này thì mọi thực thể trong xã hội muốn tồn tại thì đều
phải đấu tranh để sinh tồn, buộc phải thích nghi với sự thay đổi của môi trường xung
quanh. chính vì vậy việc nghiên cứu lý thuyết này nhằm lý giải sự chuyển đổi của các
mô hình kinh tế trang trại về cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với nền kinh tế
hiên nay, từ đó tạo điều kiện để phát triển một cách mạnh mẽ nhất đem lại hiệu quả
kinh tế ngày một cao.
việc nghiên cứu thực trạng trên còn vận dụng lý thuyết này vào xem xet sự biến
đổi của môi trường sống, sự phân bố các nguồn lực có ảnh hưởng như thế nào tới sự
phân bố của các trang trại trên địa bàn toàn xã, đồng thời lý giải thực trạng phân bố
cấc trang trại trên. Lý thuyết còn cho ta thấy muốn tồn tại và phát triển chúng ta phải
có sự tiếp thu một cách có trọn lọc các năng lực của từng cá nhân, tiếp thu các kinh

nghiệm trong lao động sản xuất, nhăms hoàn thiện hệ thống tri thức khoa học kỹ thuật
phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế trang trại của địa phương noi chung và từng hộ
gia đình nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời thông qua thuyết trên ta
có thể lý giải được các sự thay đổi của các trang trại trong mối liên hệ với các sự vật
hiên tượng, môi trưòng xung quanh.
1.3. Thao tác hoá khái niệm
1.3.1 Khái niệm trang trại.
Trang trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp của một hoặc một
nhóm nhà kinh doanh.
1.3.2. Khái niệm kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ
chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã
hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phàn lớn hoặc hầu hết sức lao động và
trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị
trường, được nhà nước bảo hộ theo luật định.

Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 11
CHƯƠNG 2 – TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI XÃ
QUẢNG THÀNH – THÀNH PHỐ THANH HOÁ HIỆN NAY.
2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu.
2.1.1. Vị trí địa lý xã Quảng Thành – thành phố Thanh Hoá.
Xã Quảng Thành là một xã nằm ở phía Đông Nam thành phố Thanh Hoá và có
tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp xã Quảng Đông huyện Quảng Xương.
- Phía Bắc giáp xã Quảng Hưng – thành phố Thanh Hoá.
- Phía Tây giáp phường Đông Vệ - thành phố Thanh Hoá.
- Phía Tây Bắc giáp phường Đông Sơn.
- Phía Nan giáp xã Quảng Đông và Quảng Thịnh - huyện Quảng Xương.
2.1.2. Diện tích tự nhiên, và khí hậu.

Xã Quảng Thành được thành lập từ 3 làng gồm: Tức Tranh, Ngọc Mai và Vĩnh
Yên. Được thành lập từ năm 1953 đến nay. Trước năm 1996 thuộc huyện Quảng
Xương, từ năm 1996 trở lại đây thuộc địa phận thành phố Thah Hoá.
Diện tích đất tự nhiên của xã Quảng Thành là 844ha, trong đó có tới 567 ha là
diện tích đất canh tác nông nghiệp. Địa hình của xã tương đối bằng phẳng thuận lợi
cho việc phát triển dịch vụ, thương nghiệp, giao thông, nông nghiệp. Trong đó đặc biệt
là có phần lớn diện tích đất phù hợp cho việc phát triển các loại hình phát triển kinh tế
như kinh tế trang trại
Về khí hậu: Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, tổng nhiệt độ hàng
năm từ 8500-8600
o
C, số giờ nắng trong năm trung bình từ 1700-1800 giờ, nhiệt độ cao
tuyệt đối vào tháng 5, tháng 6 tư 38-39
o
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối vào tháng 12, tháng
1 từ 4-6
o
C, biên độ chênh lệch ngày và đêm từ 8-13
o
C. Lượng mưa trung bình hàng
năm từ 80-85mm, hướng gió chính là gió đông và đông nam.
2.1.3 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên đất: Đất đai của xã chủ yếu thực hiện vào mục đích nông nghiệp,
phát triển kinh tế nông nghiệp. Toàn xã có 844 ha đất tự nhiên, trong đó diện tích dành
cho đất nông nghiệp là 567 ha. Trong số đó, có một phần không nhỏ diện tích đất dùng
trong phát triển kinh tế trang trại của địa phương.
Tài nguyên nước: Ngồn nước của xã vô cùng phong phú, trong đó chủ yếu tập
trung ở khu vực đồng hồ và cống trúc. Đây là khu vực tập trung một diện tích mặt
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 12

nước khá lớn rất thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là phát triển kinh
tế trang trại với mô hình nuôi cá, lúa nước kết hợp.
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Với diện tích là 844 ha trên địa bàn, trên địa bàn xã có tới 8430 nhân khẩu,
trong đó có 4046 người là nam giới chiếm 48%, và 4384 người là nữ giới chiếm 52%.
Mật độ dân số trung bình của xã là 999 người/1km
2
thấp hơn nhiều so với mật độ dân
số bình quân chung của thành phố Thanh Hoá là 3100 người/1km
2
.
Toàn xã có 10 thôn. Các thôn đều được công nhận là thôn văn hoá. Người dân
của xã sống chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp, dịch vụ và thương mại. Trên địa bàn
xã có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, 1 trường mẫu giáo, 2 trường trung
cấp và 1 phần diện tích trường Đại học Hồng Đức cơ sở II. Trên địa bàn có nhiều
tuyến giao thông quan trọng chạy qua đó là: Quốc lộ 47, tuyến quốc lộ 1A mới tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội của xã.
Cơ sở hạ tầng, điện đường, trường, trạm của xã được xây dựng tương đối đồng
bộ nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của xã, đồng thời đời sống chính trị,
tinh thần của người dân ngày một nâng cao và mức sống của người dân ngày một cải
thiện. Hoạt động kinh tế trang trại của xã khá sôi nổi, trải rộng khắp địa bàn với các
loại hình kinh tế trang trại khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của xã
nhằm phát huy hết tiền năng vốn có về tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế của các hộ gia đình nói riêng và toàn xã nói chung.
2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại xã Quảng Thành – thành phố Thanh
Hoá.
Để đổi mới kinh tế, đại hộ VI tháng 12 năm 1986 Đảng ta đã chỉ ra trong thời
kỳ quá độ ở nước ta phải là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần. Và tiếp đến, tháng
4 – 1988 trong nông nghiệp có nghị quyết X của Bộ Chính trị về cơ chế quản lý nông
nghiệp, đặc biệt đến nghị quyết 6 khoá VI năm 1989 Đảng chỉ ra rằng: gia đình xã

viên trở thành những đơn vị xã viên tự chủ, đồng thời là doanh nghiệp tư nhân cũng
được công bố trên báo nhân dân ngày 03 – 01 – 1991. Đó chính là cơ sở để hệ thống
trang trại phát triển với tốc độ và quy mô ngày càng lớn hơn. Nằm trong quy luật đó,
kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hoá phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành
công trong những năm gần đây với các loại hình trang trại vô cùng phong phú và đa
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 13
dạng. Hàng năm đem lại cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế chung của địa phương.
So với tỉnh Thanh Hoá, xã Quảng Thành là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế trang trại, trong đó gồm xã có một diện tích đất
nông nghiệp lớn và có diện tích mặt nước phong phú phục vụ quá trình nuôi trồng thuỷ
hải sản, gần một thị trường tiêu thụ vô cùng tiếm năng đó là thành phố thanh hoá. Đặc
biệt là xã ngoại thành, do vậy xã có điều kiện vô cùng thuận lợi phát triển kinh tế trang
trại. Trong đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại tương đối đồng
bộ, luôn được các cấp chính quyền quan tâm và được hưởng nhiều chính sách ưu tiên
trong phát triển kinh tế của thành phố. Trong các chính sách trên các hộ phát triển kinh
tế trang trại được hưởng các chính sách như hỗ trợ kinh phí cho các hộ phát triển mô
hình kinh tế tranh trại, được vay vôn hỗ trợ sản xuất từ ngân hành nông nghiệp và phát
triển nông thôn với lãi xuất ưu đãt của nhà nước. nhờ những chính sách trên với việc
phát triển kinh tế trang trại luôn được chính quyền địa phương quan tâm, bước đầu đạt
được những kết quả khả quan, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn gặp rất nhiều
khó khăn do điều kiện khác quan và chủ quan mang lại trong việc phát triển kinh tế
trang trại.
Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân, hội đồng nhân dân, năm 2002 – 2003
trên địa bàn địa phương đã triển khai xây dựng mô hình kinh tế trang trại tập trung
nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Thực hiện chủ chương chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp của chính phủ, theo nghị quyết số 03/CP/2000 ban hành
chính sách phát triển kinh tế trang trại quyết định số 2844 – năm 2002 của chủ tịch uỷ
ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đầu tư phát triển kinh tế trang trại trong lĩnh

vực chăn nuôi. Nghị quyết của Hộ đồng nhân dân xã Quảng Thành kỳ họp thứ 07 năm
2002 thống nhất chủ chương chuyển đổi đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang
làm kinh tế trang trại để có hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những điều kiện trên, trên địa bàn xã từ năm 2002 – 2003 đã xây
dựng được 70 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá nước ngọt. Trong đó có 21
trang trị chăn nuôi lơn , 23 trang trại chăn nuôi bò sinh sản, 26 trang trại chăn nuôi cá.
Cơ sở vật chất của các trang trại này được hoàn thiện và phục vụ tương đối đầy đủ cho
quá trình phát triển kinh tế nhằm ủng hộ cho việc phát triển kinh tế cho địa phương
theo quyết định số 2850 năm 2007 của uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quyết định
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 14
việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang mô hình trang trại và quyết định số 07
QĐ/UBND xã Quảng Thành về việc hỗ trợ kinh phí trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh
tế sang mô hình kinh tế trang trại. Được sự hỗ trợ trên nên quá trình phát triển kinh tế
trang trại đã phát triển mạnh mẽ trong các loại hình.
Trong năm 2007 trên địa bàn xã có số trang trại nuôi lợn là 16 trang trại với
3644 con. Hàng năm đem lại thu nhập cho các trang trại từ trên 50 triệu đồng/1 năm ở
những trang trại làm ăn hiệu quả có thị trường tiêu thụ ổn định, hàng năm các trang
trại trên giải quyết cho địa phương một lượng lớn lao động với bình quân một trang
trại sử dụng 4 nhân công với mức lương từ 1 triệu đồng trở lên, tận dụng được diện
tích đất nông nghiệp kém hiệu quả vào chăn nuôi. Chính việc này làm thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội biến
động, thị trường bất ổn định nên một số trang trại gặp một số khó khăn trong việc sản
xuất chăn nuôi, dịch bệnh phát triển nên số trang trại nuôi lợn làm ăn kém hiệu quả
chiếm tới 1/3 tổng số trang trại nuôi lợn của xã. Tuy nhiên, đến năm 2008 đàn lợn của
xã trong 16 trang trại ngày một được nâng cao về số lượng do cơ sở vật chất của các
trang trại ngày một phát triển. Hệ thông nuôi nhốt đồng bộ tạo điều kiện cho số lượng
đàn lợn ngày một gia tăng.
Năm 2008 con số đàn lơn lên tới 4372 con, tăng 20% so với tổng số đàn lơn
năm 2007. Tuy nhiên, vào cuối năm, đàn lợn của xã bị giảm xuống một cách rõ rệt

xuống còn 3000 con do bị ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh tai xanh và thị trường
biến động lớn về giá cả lợn hơi và thức ăn chăn nuôi tăng , đầu ra của sản phẩm kém.
Đặc biệt là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Giá cả đầu ra giảm
xuống, trong đó giá cả thức ăn chăn nuôi ngày một cao. Do vậy, hiệu quả kinh tế đem
lại không cao, một số trang trại chăn nuôi xuất hiện làm ăn thua lỗ như trang trại của
ông Đỗ Viết Toàn, Hoàng Ngọc Tứ, Trương Viết Nam, Lê Văn Minh bụôc những hộ
này chuyển đổi do thiếu vốn sản xuất, không đứng vững trước sự biến động mạnh mẽ
của thị trường từ mô hình kinh tế trang trại lợn sang loại hình trang trại khác cơ cấu
cây trồng vật nuôi mới nhằm tồn tại và phát triển trong nền cơ chế thị trường.
sang đầu năm 2008, diện tích trang trại lợn của xã tập trung lớn nhất ở khu vực
chăn nuôi. Ở đây có 6 trang trại chăn nuôi lợn với số vốn đầu tư cơ sở vật chất ban đầu
là trên 2,1 tỷ đồng. Hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, với tổng số đàn lợn của
các trang trại là trên 2100 con, trang trại nuôi thấp nhất khoảng 250 con, chăn nuôi
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 15
theo mô hình công nghiệp, hàng năm đem lại doanh thu cho các hộ gia đình từ 100
triệu đến 120 triệu đồng/năm. Vào đầu năm 2009 có thêm 3 trang trại chăn nuôi bò
chuyển sang chăn nuôi lợn tập trung ở khu vực đồng thưa trên địa bàn thôn thành
tráng. Nâng tổng số trang trại chăn nuôi lợn trên toàn xã lên 19 trang trại.
Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi lợn
dang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn nhằn nâng cao cơ sở vật chất,
tiến hành chăn nuôi theo hệ thống công nghiệp thân thiên với mội trường tự nhiên. thị
trường tiêu thụ các sản phẩm của trạng trại còn bó hẹp trong phạm vi nhỏ mang tích
chất các nhân, chưa tìm kiếm được một thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Bên cạnh
đó dịch bệnh ngày càng phát triển đặc biệt là dịch bệnh tai xanh xảy ra ở lợn đe doạ
nghiêm trọng việc phát triển loại hình kinh tế trang trại này tại địa phương.
Trong quá trình phát triển đó thì việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn
cũng nảy sinh một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người
dân trong đó có việc xử lý chất thải do chăn nuôi lợn gây nên hậu quả nghiêm trọng
trong việc gây ô nhiễm môi trường. Thể hiện tại khu vực chăn nuôi, có 6 trang trại

chăn nuôi lợn, hàng năm thải ra môi trường bên ngoài khoảng 3900m
3
nước thải chăn
nuôi và hàng trăm tấn chất thải từ lợn. Trong khi đó, toàn bộ khu vực trên chỉ có 3 hồ
chứa nước thải từ chăn nuôi với dung lượng khoảng 350 m
3
nước chỉ đáp ứng được
20% lượng nước thải thải ra trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy lượng nước thải
còn lại được các hộ gia đình có trang trại thải trực tiếp ra khu vực đồng lúa lân cận gây
ô nhiễm nặng nề. Xung quanh khu vực có tới 2 ha đất nông nghiệp không thể canh tác
được do ô nhiễm nguồn nước, đất. Việc khai thác nguồn nước bừa bãi phục vụ cho quá
trình chăn nuôi cũng gây những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, đe doạ cạn kiệt
nguồn tài nguyên nước. Bên cạnh đó, do hệ thống hầm chứa chất thải không xử lý hết
do quá trình chăn nuôi tạo nên lượng chất thải quá lớn so với nhu cầu xử lý của các
hầm xử lý nên các chất thải ứ đọng bốc mùi gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
không khí, nước xung quanh khu vực trang trại hiện tượng trên xảy ra ở hầu hết các
trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc của địa phương, trong đó nghiêm trọng nhất xảy ra
tại khu vực đồng chăn nuôi thuộc địa phận thôn thành long. Đồng thời với thực trạng
trên cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh, đăc biệt là bệnh tai xanh ở lợn có
nguy cơ bùng nổ lại, đe dọa nghiêm trong tới quá trình phát triển đàn lợn trong các
trang trại của địa phương
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 16
Theo chính quyền địa phương đối với thục trạng ô nhiễm trên thì các biên pháp
xử lý đối với các trang trại trên chỉ mang tính hình thức mà chưa có biên pháp cụ thể
để giải quyết vấn đề trên. Theo ông Đỗ viết Thắng nguyên trưởng thôn thôn thành
long thì vấn đề ô nhiễm trên đang ảnh hưởng nghiên trọng tới đới sống người dân xung
quang khu vực, hiện nay chính quyền địa phương đang tìm biện pháp khắc phục như
đầu tư mở rộng thêm khu hồ chứa chất thải, nước thải lên 650 m3 nhằm giải quyết một
phần thực trạng trên, giúp hạn chế việc ô nhiễm nguồn, đất, không khí trên địa bàn,

diện tích đất bị ô nhiễm xẽ tiến hành khôi phục nhằm phục vụ quá trình sản xuất của
các hộ dân trên địa bàn.
Ngoài việc phát trển các mô hình trang trại chăn nuôi lợn ra, hiện nay trên địa
bàn xã còn chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi bò,trồng hoa, trang trại nuôi cá
lúa.thời giao từ năm 2003 đến 2007 trên địa bàn xã có tới 23 trang trại chăn nuôi bò
với 216 con đi cùng với nó là hơn 32.000m2 đất sản xuất nông nghịêp kém hiệu quả
chuyển sang trồng cỏ phục vụ cho quá trình phát triển đàn bò của địa phương. Ngoài
ra việc phát triển đàn bò của địa phương cũng giống như đàn lợn đây cũng là một chủ
trương lớn của chính quyền, vì vậy nhắm phát triển hơn chính quyền cơ sở đã có
những chính sách ủng hộ các trang trại theo quyết định số 07QD-UBND xã quảng
thành ban hành ngày 23 tháng 1 năm 2008. trong đó có việc hỗ trợ kinh phía cho các
hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại. sang đầu năm 2008 do biến động của thị
trường diễn ra mạnh mẽ, giá bò thương phẩn giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng
cao, cùng với việc sản áp dụng chưa tốt khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, làm
cho quá trình chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi bò lai sin của người dân gặp thua
lỗ nặng. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến các trang trại nuôi bò phải giải tán với
một số lượng lớn hoặc chuyển đổi mô hình sang chăn nuôi lợn hoặc phát triển kinh tế
nuôi con đặc sản để duy trì, phát triển kinh tế của gia đình. Tới đầu năm 2009, số trang
trại bò có trên địa bàn chỉ còn 2 trang trại, còn lại phần lớn chuyển đổi sang sản xuất,
nuôi trồng các loại con, đặc sản mới. Ví dụ như hộ nhà anh Sỹ nuôi 100 con thỏ, hộ
anh Minh Chiều nuôi 10 con nhím Các cơ sở vật chất của trang trại nuôi bò đã được
chuyển đổi cho phù hợp với loại hình vật nuôi mới.
Có thể nói do các trang trại không hoàn thành, đứng vững đối với những biến
động thị trường tương đối lớn buộc chính quyền địa phương phải thực hiện các tiêu chí
chăn nuôi mới ở trang trại, đồng thời tìm kiến thị trường cho các loại đặc sản mà trang
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 17
trại chuyển đổi chủ yếu là thỏ và nhím, lợn rừng, đà điểu Quá trình tìm kiếm thị
trường của các sản phẩm này tương đối dễ dàng do nhu cầu tăng cao nên các trang trại
chuyển đổi hầu như sản xuất sinh lời.

Bên cạnh các trang trại nuôi bò và lợn thì các trang trại trồng hoa, cây cảnh, đặc
biệt là nuôi cá lúa trong những năm gần đây phát triển mạnh đạt được một số hiệu quả
cao, có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, còn gặp nhiều khó khăn do thức ăn chăn
nuôi tăng, thời tiết kém thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mô hình
trang trại trên. Theo báo cáo của việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn xã
Quảng Thành thì năm 2002 trên toàn xã có 4 trang trị nuôi cá lúa vịt, đến năm 2007 số
trang trại này tăng lên 26 trang trại, tăng 650% so với năm 2002. Năm 2009 con số này
lên 41 trang trại, tăng 1025% so với năm 2002. Số trang trại trên tập trung chủ yếu ở
khu vực đồng Cống Trúc, Đồng Hồ, ven quốc lộ 1A mới. Cơ sở vật chất của các trang
trại nuôi cá tương đối đồng bộ, hệ thống cấp thoát nước được chú trọng đầu tư phục vụ
tốt cho quá trình chăn nuôi. Theo thống kê, trung bình các trang trại kết hợp mô hình
cá lúa nước hiện nay có diện tích trung bình là khoảng 4570 m
2
mặt nước và 1200 m
2
phục vụ cho trồng cây, chăn nuôi. Tổng diện tích trung bình một trang trại sở hữu là
5770 m
2
,hằng năm mỗi trang trại thu nhập bình quân từ 46 triệu trên 1 trạng trại và thu
hút 2 nhân công lao động trong 1 trang trại, phục vụ cho quá trình phát triển của các
trang trại.
Đối với các mô hình trồng hoa – cây cảnh cũng có sự phát triển mạnh mẽ, tuy
nhiên luôn gặp những bất lợi do thời tiết mang lại. Cũng theo báo cáo trên, năm 2002
toàn xã có 2 trang trại phát triển mô hình này, đến năm 2009 số trang trại phát triển là
6 trang trại. Chủ yếu tập trung ở khu vực Thành Mai. Sản phẩm chủ yếu của các trang
trại trồng hoa, cây cảnh phục vụ chủ yếu cho thị trường trong tỉnh, đặc biệt 1 trang trại
đã phát triển, thành lập công ty cây xanh đô thị nhằm cung cấp cây xanh cho thị trường
thành phố Thanh Hoá. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do thời tiết biến động việc
trồng hoa cây cảnh gặp nhiều khó khăn. Do vậy, số lượng nhân công trong các trang
trại này cũng được cắt giảm một cách tương đối lớn. Trước kia mỗi trang trại trung

bình sử dụng 3 công nhân, hiện nay số công nhân trung bình mỗi trang trại sử dụng chỉ
còn 2,5 công nhân trên 1 trang trại, chủ yếu tập trung ở các trang trại lớn có diện tích
từ 3000m
2


trở lên. Đi cùng với sự phát triển các mô hình trang trại trên, việc phát triển
mô hình nuôi con đặc sản trong thời gian gần đây cũng phát triển mạnh mẽ. Theo báo
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 18
cáo phát triển kinh tế trang trại xã Quảng Thành năm 2007, năm 2008 thì năm 2003 số
trang trại nuôi con đặc sản chỉ có duy nhất 1 trang trại, đến năm 2007 con số này lên
10 trang trại, hiện nay là 12 trang trại. Đối tượng chủ yếu nuôi chính là nhím, đà điểu,
lợn rừng và thỏ, ba ba Trong đó, hộ ông Vũ nuôi 10 con nhím, hàng trăm con ba ba,
kết hợp với việc phát triển nuôi nhốt gia cầm làm hộ có diện tích trang trại lớn nhất vói
12.600 m
2
hàng năm sử dụng tới 7 nhân công lao động. Với 2 cơ sở chính là ở Cồn
Thiểu và Công Trúc. Mô hình này bước đầu được đánh giá là mô hình sản xuất đen lại
hiệu quả kinh tế cao phù hợp với thị trương tỉnh ta hiện nay. Qua khảo sát các hộ phát
triển kinh tế theo mô hình trên thì hiệu quả ban đầu đem lại tương đối cao tạo thu nhập
trung bình trên 50 triệu đồng 1 trang trại/năm.
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế trang trại nuôi con đặc sản trong những năm
gần đây tuy phát triển mạnh mẽ, có thị trường tiêu thụ nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
lớn, do chưa có một thị trường tiêu thụ ổn định. Cơ sở vật chất của các trang trại này
đã đáp ứng được việc phát triển, tuy nhiên hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn vốn
để mở rộng và phát triển loại hình kinh tế trang trại trên. Bên cạnh đó, do đây là một
lĩnh vực kinh tế mới các chủ hộ trang trại đang còn gặp những khó khăn nhất định về
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển quản lý các trang trại để đạt hiệu quả
kinh tế cao.

Có thể nói thực trạng phát triển kinh tế trang trại của địa phương đã diễn ra và
phát triển một cách mạnh mẽ bước đầu đang còn gặp một số khó khăn, đặc biệt là khó
khăn về vốn, thị trường. Đây là nguyên nhân chính kinh tế trang trại mới. Bên cạnh đó,
kinh tế trang trại cũng tận dụng được tốt diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu
quả, giải quyết được một số lượng lớn lao động cho địa phương. Từ 180 đến 200 lao
động mỗi năm, đem lại thu nhập trung bình trung cho mỗi lao động từ 1 triệu đến 2
triệu đồng/tháng. Theo báo cáo phát triển kinh tế trang trị thì năm 2007 – 2008 thì các
trang trại chuyển đổi cơ cấu kinh tế so với định hướng ban đầu chiếm 22% . Tốc độ
phát triển trang trại trung bình hàng năm từ năm 2002 đến năm 2009 đạt 17% một
năm. Trong đó, số hộ trang trại phát triển ở mức trung bình có chiều hướng gia tăng
kém chỉ chiếm 15%, còn lại là các trang trại giữ nguyên diện tích và quy mô sản xuất
do gặp nhiều khó khăn về vốn, nhân công, đặc biệt là diện tích phục vụ cho quá trình
mở rộng quy mô sản xuất hầu như không côn cho việc đáp ứng nhu cầu phát triển của
các hộ gia đình.
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 19
Cũng theo báo cáo trên thì số lượng trang trại của xã làm ăn có lãi đạt từ 45% -
47%. Số lượng trang trại sản xuất hoà đạt từ 37% - 39%. Còn lại là số lượng các trang
trại sản xuất thua lỗ chủ yếu diễn ra ở các trang trại chăn nuôi bò lai sin.
Có thể nói, thực trạng phát triển kinh tế trang trại của địa phương còn gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, bước đầu cũng đã gặt hái được nhiều thành công góp phần phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Để vấn đề trên ngày một phát triển cần phải có sự
đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, vốn và khoa học kỹ thuật, các chính sách khuyến
khích của địa phương nhằm đưa mô hình ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế của địa phương và các hộ gia đình trên địa bàn xã.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại xã Quảng
Thành – thành phố Thanh Hoá.
Bước đầu việc phát triển kinh tế trang trại của địa phương đã đạt được một số
thành công nhất định, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng tới quá trình
phát tiển của các trang trại chủ yếu do các nguyên nhân sau đây tạo nên gồm:

-các sản phẩm do các trang trại sản xuất có Giá cả thị trường không ổn định, các
sản phẩm sản xuất ra không có một thị trường tiêu thụ ổn định, phụ thuộc nhiều vào
thương lái, chủ yếu tiêu thụ mang tính cá nhân. Do vậy chưa hình thành được đầu ra
cho các sản phẩm. Đặc biệt, giá bò thương phẩm giảm mạnh trên thị trường là nguyên
nhân chính dẫn đến sự chuyển đổi mô hình trang trại chăn nuôi bò, đăc biệt cuộc
khủng hoảng kinh tế củng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sản xuất của các trang
trại trên địa phương.
Giá thức ăn chăn nuôi đột ngột tăng cao, kéo theo đó nhân công lao động ngày
một gia tăng dẫn đến giá thành sản phẩm sản xuất ra của các trang trại gặp nhiều khó
khăn trong quá trình tiêu thụ do giá cả được đẩy lên. Quá trình làm ăn trở lên khó
khăn. Do hầu hết các trang trại đều mang tính cá nhân nên công tác quản lý phát triển
gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh ngày một phát triển và xảy ra thường xuyên ở các trang
trại là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi làm cho việc sản xuất
gặp nhiều rủi ro.
- Các chủ trang trại chưa khai thác và sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, đặc
biệt là chưa xác định được cho mình một mô hình kinh tế trang trại có lợi thế nhất từ
lúc ban đầu nên việc sản xuất không phát huy đươc hết thế mạnh mà trang trại có. Chủ
trang trại chưa nắm vững được quy luật thị trường, không áp dụng hoặc ít áp dụng tiến
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 20
bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chưa làm tốt công tác phòng dịch. Chưa áp dụng
được hệ thống chăn nuôi công nghiệp, không chủ động được nguồn vốn là nguyên
nhân chính dẫn đến khó khăn trong việc phát triển kinh tế trang trại do ban đầu các gia
đình chuyển đổ kinh tế trang trại chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, kinh doanh
và phát triển trang trại nên gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển
mô hình kinh tế trên.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho trang trại, đặc biệt là ở các trang trại lợn chưa đảm
bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng đầu đủ so với quy
mô trang trại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một
gia tăng. Trong thời gian gần đây, các mô hình trang trại phát triển nhanh, kéo theo đó

là phát triển không thưo quy hoạch cũng là nguyên nhân dẫn đến vịêc phát triển kinh
tế trang trại của địa phương thiếu tính quy hoạch Các loại hình trang trại chủ yếu
chạy theo mục đích lợi nhuận trước mắt ít có chiến lược tầm nhìn phát triển lâu dài đối
với thị trường và định hướng phát triển trong tương lai một cách vững chắc thời gian
tới.
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 21
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại xã Quảng Thành – thành phố Thanh
Hoá hiện nay đang là vấn đề được quan tâm trong lĩnh vực phát triển kinh tế tại địa
phương được Đảng và các cấp chính quyền quan tâm đặc biệt nhằm phát huy tiềm
năng kinh tế do kinh tế trang trại đem lại đối với địa phương.
Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất hạ tầng của các trang trại ngày một
phát triển mạnh mẽ, hệ thống chăn nuôi phát triển theo xu hướng ngày một hiện đại
hoá. Các sản phẩm sản xuất ra đem lại hiệu quả kinh tế ngày một cao. Mô hình kinh tế
trang trại của địa phương đang giải quyết một lượng lớn sức lao động, nhân công lao
động trên địa bàn đem lại nguồn thu nhập cho các gia đình tại địa phương. Đặc biệt,
trong việc phát triển kinh tế trang trại đã tận dụng phát duy được hết thế mạnh về kinh
tế trên diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả trước đây đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
Việc quản lý và phát triển kinh tế trang trại luôn được các cấp chính quyền quan
tâm ủng hộ, tạo điều kiện phát triển và ngày một có nhiều hộ gia đình tham gia với các
loại hình sản xuất phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Tuy nhiên, do các
trang trại của địa phương mang tính chất hộ gia đình cá thể nên việc quản lý phát triển
còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu kiến thức thực tế trong việc phát triển kinh tế trang
trại. Các trang trại trong xu thế ngày nay, dần dần thích ứng với cơ chế thị trường.
Song, do nguồn vốn hạn chế nên việc phát triển kinh tế trang trại còn gặp nhiều khó
khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
khả năng chịu đựng những biến động lớn của thị trường không cao cũng là nguyên

nhân dẫn đến việc thay đổi các mô hình trang trại cũng như sự phát triển của các trang
trại hiện nay.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế trang trại đã cải thiện đời sống của các hộ gia
đình nhưng đồng nghĩa với nó nền kinh tế trang trại của địa phương đang còn tồn tại
nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề ô nhiễm môi trường do các trang trại gây nên,
thị trường tiêu thụ không ổn định. Các trang trại còn phân tán quá trình phát triển của
các trang trại chưa tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: nguồn nước, đất
một cách triệt để gây trở ngại cho quá trình phát triển trang trại của địa phương.
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 22
Có thể nói, việc phát triển kinh tế trang trại tại xã Quảng Thành – thành phố
Thanh Hoá hiện nay, bước đầu đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên,
vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để
khắc phục những khó khăn, tồn tại trong kinh tế trang trại, đồng thời phát huy các thể
mạnh vốn có của xã giúp các kinh tế trang trại ngày một phát triển cao trong lĩnh vực
phát triển kinh tế của địa phương.
2. Giải pháp và khuyến nghị.
- Mở rộng các hình thức trang trại hợp tác tự nguyện giữa các cá nhân, hộ gia
đình nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư trong sản xuất, hoàn thiện khả năng quản lý
phát triển trang trại.
- Khai thác và sử dụng tốt các nguồn tài nguyên đất, nước, thời tiết, khí hậu và
không gian. Đặc biệt chú ý tới các biện pháp nông – lâm – ngư kết hợp để lựa chọn,
xác lập các mô hình kinh tế trang trại phát huy hết lợi thế của mình. Cũng có thể xuất
phát từ nguồn vốn, nhu cầu sản phẩm của thị trường, khả năng về tri thức mà các chủ
trang trại lựa chọn cho mình mô hình kinh tế trang trại một các hiệu quả nhất. Chọn
không gian tạo lập trang trại ở những vùng phù hợp, thuận lợi cho quá trình phát triển
kinh tế trang trại đó.
- Từng bước rút kinh nghiệm các hình thức và hoàn thiện về hình thức, biện
pháp về tổ chức phân công lao động sản xuất trong trang trại nhằm phát huy hết tiềm
năng lao động của các cá nhân.

- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và quản lý cho các đối tượng
là các chủ trang trại giúp mọi người có những phương pháp kinh doanh phù hợp trong
cơ chês thị trường.
- Tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do các trang trại sản xuất ra.
Đồng thời, có những đối sách phù hợp giúp tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm tiêu
thụ một cách ổn định.
- Sắp xếp các trang trị cho phù hợp, những trang trại sản xuất thu lỗ, gây ô
nhiễm, trang trại không đủ diện tích phục vụ cho quá trình phát triển.
- Tiến hành chuyển đổi kinh tế trang trại sang hướng đặc thù với địa phương
như: chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, chăn nuôi kết hợp cá lúa nước, nuôi bò kết
hợp với trồng hoa cây cảnh. Phát triển các mô hình trang trại nuôi trồng đặc sản mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 23
- Các cấp chính quyền cần tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh các chính sách khuyến
khích kinh tế trang trại phát triển, bao gồm hỗ trợ về con giống, nguồn vốn, chính sách
thuế, đặc biệt là việc chuyển giao kĩ thuật trong chăn nuôi.
Nhóm Sao Băng
Lớp Đại học Xã Hội Học – K10 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang trại quản lý và phát triển, PGS – TS Lê Trọng, NXB Lao động xã hội, 2005.
2. Báo cáo về việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn xã Quảng Thành năm 2007
– 2008.
3. Tổng hợp kết quả kiểm tra việc phát triển của các trang trại năm 2007 – 2008.
4. Mạng internet.
5. Xã hội học kinh tế, Lê Ngọc Hùng.
6. Lịch sử và các lý thuyết xã hội học, Lê Ngọc Hùng.
7. Xã hội học nông thôn, Tống Văn Chung.

×