Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn Nghiên cứu các giải pháp xử lý và bảo vệ công trình điều kiện thiên tai trượt lở đất đá ở Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI







NGUYỄN HỮU NĂM




NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ BẢO VỆ
CÔNG TRÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN THIÊN TAI
TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở TỈNH QUẢNG NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT









HÀ NỘI - 2010

Bộ Giáo dục và đào tạo Bộ Nông nghiệp và PTNT
Trờng đại học Thuỷ lợi






nguyễn hữu năm



NGHIấN CU CC GII PHP X Lí V BO V CễNG
TRèNH TRONG IU KIN THIấN TAI TRT L T
QUNG NAM



Chuyên ngành : xây dựng công trình thuỷ
Mã số : 60-58-40


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật




Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS nghiêm hữu hạnh



Hà Nội, 2010

- 1 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu các giải pháp xử lý và bảo vệ công trình điều kiện
thiên tai trượt lở đất đá ở Quảng Nam”. Được hoàn thành tại Khoa Công Trình
và Phòng Đào tạo Đại học & Sau đại học - Trường Đại Học Thuỷ Lợi Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nghiêm Hữu Hạnh đã
tận tình hướng dẫn, dìu dắt tác giả hoàn thành luận văn này. Xin trân thành cảm ơn
các thầy cô giáo trong Khoa Công Trình - Trường Đại Học Thuỷ Lợi và Viện Thuỷ
Điện & Năng Lượng Tái Tạo - Viện Khoa Học Thuỷ Lợi Việt Nam đã cung cấp tài
liệu và số liệu cho luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị và các cá nhân nói trên đã
chia sẻ những khó khăn, truyền bá kiến thức, tại điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tác giả có được kết quả ngày hôm nay chính là nhờ sự chỉ bảo ân cần của
các thầy cô giáo, cùng sự động viên cổ vũ nhiệt tình của cơ quan, gia đình và bạn bè
đồng nghiệp trong thời gian qua. Một lần nữa tác giả xin ghi nhớ tất cả các đóng
góp to lớn đó.
Với thời gian và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp chân tình của Quý Thầy Cô giáo và
các bạn đồng nghiệp.

Hà nội, tháng 12 năm 2010

Tác giả



NGUYỄN HỮU NĂM

- 2 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIÊN TAI TRƯỢT
LỞ ĐẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIÊN TAI TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ CÁC GIẢI
PHÁP XỬ LÝ 9
1.1. THIÊN TAI TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM9
1.1.1. Tình hình trượt lở đất đá trên thế giới 9
1.1.2. Thiên tai trượt lở đất đá ở nước ta 14
1.1.2.1 Tỉnh Nghệ An 16
1.1.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh 17
1.1.2.3 Tỉnh Quảng Bình 18
1.1.2.4 Tỉnh Quảng Trị 20
1.1.2.5 Tỉnh Thừa Thiên - Huế 21
1.1.2.6 Tỉnh Quảng Ngãi 23
1.1.2.7 Tỉnh Bình Định 24
1.1.2.8 Tỉnh Phú Yên 25
1.1.2.9 Tỉnh Khánh Hòa 25
1.1.2.10 Tỉnh Ninh Thuận 26
1.1.2.11 Tỉnh Bình Thuận 26
1.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÒNG CHỐNG TRƯỢT LỞ 27

1.2.1. Công trình cắt, chặn và thoát nước 28
1.2.2. Công trình chống trượt 30
1.2.3. Giảm trọng lượng và công trình phản áp 32
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ TRƯỢT LỞ ĐẤT 33
2.1. Nguyên lý cơ bản công trình quản lý giảm trọng lượng và công trình
phản áp 33
2.1.1. Giảm trọng lượng 34
2.1.2. Phản áp 35
2.2. Nguyên lý cơ bản công trình thoát nước 36
2.2.1. Công trình thoát nước mặt 36
2.2.2. Công trình thoát nước ngầm 38
2.3. Nguyên lý cơ bản công trình chống đỡ 42
2.3.1. Tường chắn đất chống trượt 43
2.3.2. Cọc chống trượt 45

- 3 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
2.3.2.1 Ưu điểm của cọc chống trượt 46
2.3.2.2 Loại hình cọc chống trượt 47
2.3.2.3 Hình thức phá hoại của cọc chống trượt 48
2.3.2.4 Nguyên lý tính toán thiết kế cọc chống trượt 49
2.3.2.5 Nguyên lý cơ bản về thiết kế, tính toán cọc chống trượt cáp neo dự
ứng lực và khung giá cáp neo dự ứng lực 51
2.4. Cải tạo đất đá của thể trượt 52
2.4.1. Nổ mìn làm tơi đá 52
2.4.2. Nung đốt ủ đất trong thể trượt 52
2.4.3. Phụt vữa thể trượt 52
2.4.4. Cọc cát đá vôi 53
2.4.5. Cọc phụt vữa xoáy ốc 53
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ TRƯỢT LỞ

ĐẤT ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH Ở TỈNH QUẢNG NAM 56
3.1. TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, GIAO
THÔNG, THUỶ LỢI - THUỶ ĐIỆN, DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI Ở
TỈNH QUẢNG NAM 56
3.2. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TRƯỢT Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 60
3.2.1. Độ dốc của sườn dốc 62
3.2.2. Giảm độ bền của đất đá 63
3.2.3. Tác động của lực thuỷ tĩnh, thuỷ động 66
3.2.4. Sự thay đổi trạng thái ứng suất ở sườn dốc do giỡ tải 68
3.2.5. Sự gia tải trên sườn dốc 69
3.3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHO MỘT SỐ KHỐI
TRƯỢT ĐIỂN HÌNH Ở VÙNG NÚI TỈNH QUẢNG NAM 71
3.3.1. Một số điểm trượt ở Quảng Nam 71
3.3.2. Kiểm toán ổn định trượt 74
3.3.3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý cho một số điểm cụ thể 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
4.1. KẾT LUẬN 86
4.2. KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87




- 4 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Một số thảm họa do trượt xảy ra trong thế kỷ 20 10
Bảng 2.1: Quan hệ giữa áp suất khí quyển với cao độ mực nước biển 42
Bảng 2.2: Bảng giải pháp xử lý trượt mái 53

Bảng 2.3: Phân loại giải pháp phòng chống xử lý trượt mái 55
Bảng 3.1: Sự biến đổi độ ổn định của sườn tuỳ theo độ dốc 62
Bảng 3.2: Chỉ tiêu đất đá tại MC1 71
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu cơ lý đất đá MC2 72
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu cơ lý đất đá MC3 72
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu cơ lý đất đá MC4 73
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu cơ lý đất đá MC5 73
Bảng 3.7: Các nhóm giải pháp xử lý trượt lở 85

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Trượt ở bờ hồ chứa nước Vaiont (Italia) 13
Hình 1.2. Trượt Reventado, Ecuado, 1987 14
Hình 1.3. Trượt Hurricane Mitch ở Honduras, 1998 14
Hình 1.4. Trượt tại mỏ đá D3, thủy điện Bản Vẽ 16
Hình 1.5. Trượt lở tại núi Dũng Quyết thành phố Vinh 16
Hình 1.6. Trượt lở đường do trận lũ ngày 27/5/2009 tại Nghệ An 17
Hình 1.7. Trượt lở quốc lộ 8A năm 2002 đã được xử lý 18
Hình 1.8. Trượt lở ở mỏ đá Rú Mốc 18
Hình 1.9. Trượt trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại xã Hương Hóa, Quảng Trạch 19
Hình 1.10. Trượt trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại xã Lâm Hóa, Quảng Trạch 19
Hình 1.11. Trượt trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại xã Hóa Thanh, Minh Hóa 19
Hình 1.12. Trượt trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại xã Hóa Hợp, Minh Hóa 19
Hình 1.13. Trượt trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại xã Tà Long, Triệu Phong 19
Hình 1.14. Trượt trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại xã Lâm Hóa, Quảng Trạch 19
Hình 1.15. Trượt lở đường Hồ Chí Minh trong mùa mưa 2008 21
Hình 1.16. Lở đá gần cầu Đắkrông 21
Hình 1.17. Trượt lở nghiêm trọng trên tuyến đường HCM 22
Hình 1.18. Trượt lở nghiêm trọng trên tuyến đường HCM tại huyện A Lưới 22
Hình 1.19. Trượt lở tại K51+200 trên tuyến đường Trà Bồng - Tây Trà (2008) 23
Hình 1.20. Trượt núi tại Km44+450 núi Tây Trà (2007) 23

Hình 1.21. Điểm trượt tại K40+700 ở xã Trà Lâm (2008) 23
Hình 1.22. Đất đá đè lên nhà dân ở huyện Sơn Tây 23

- 5 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
Hình 1.23. Người dân thôn Vàng xã Trà Trung sống dưới chân núi Sà Lác 24
Hình 1.24. Vết nứt ở núi Sà Lác 24
Hình 1.25. Xử lý trượt lở trên Đèo Cả 25
Hình 1.26. Trượt lở tại K24+500 đường tỉnh lộ tại Ninh Thuận 26
Hình 1.27. Trượt lở đồi cát ở Bình Thuận 27
Hình 1.28. Gia cố cửa hầm phụ Công trình thuỷ điện Sông Côn - Quảng Nam 31
Hình 1.29. Gia cố cửa hầm ra Công trình thuỷ điện Sông Côn - Quảng Nam 31
Hình 1.30. Mái đào đập P1 Công trình thuỷ điện Sông Côn - Quảng Nam 32
Hình 1.31. Mái đào đập C1 Công trình thuỷ điện Sông Côn - Quảng Nam 32
Hình 2.1. Công trình giảm trọng lượng và phản áp 33
Hình 2.2. Công trình phản áp 36
Hình 2.3. Rãnh ngầm cắt nước 38
Hình 2.4. Hầm (cống) ngầm cắt nước 39
Hình 2.5. Sơ đồ thoát nước bằng xi phông 41
Hình 2.6. Tường chắn đất chống trượt 43
Hình 2.7. Công trình tường chắn 45
Hình 2.8. Công trình cọc chống trượt 46
Hình 2.9. Các loại cọc chống trượt 48
Hình 3.1. Trượt lở tại xã Za Hưng huyện Hiên 56
Hình 3.2. Trượt lở tại Khâm Đức, Phước Sơn(A) và Ca Dy , Thạch Mỹ (B) 57
Hình 3.3. Trượt tại núi Đầu Voi xã An Tiên, huyện Tiên Phước 57
Hình 3.4. Trượt mỏng taluy đường tại xã Cà Dy huyện Thạch Mỹ 59
Hình 3.5. Trượt mỏng taluy đường tại xã Ma Cooi huyện Hiên 60
Hình 3.6. Trượt mỏng taluy đường tại xã Khâm Đức huyện Phước Sơn 60
Hình 3.7. Ổn định mái dốc taluy đường khi chưa xử lý MC1 75

Hình 3.8. Giảm tải mái dốc MC1 75
Hình 3.9. Chèn neo thường MC1 76
Hình 3.10. Tường chắn trọng lực: MC1, K=1.401 76
Hình 3.11. MC2 khi chưa có giải pháp xử lý, K=0,975 77
Hình 3.12. MC2 khi có giải pháp xử lý, K=1.408 78
Hình 3.13. MC5 khi chưa có giải pháp xử lý, K=0.935 79
Hình 3.14. MC3 khi có giải pháp xử lý K=1,412 80
Hình 3.15. Giảm tải mái dốc, rải lưới thép kết hợp phun vữa bêt tông và cắm neo
K=1,587 81
Hình 3.16. MC5 khi chưa có giải pháp xử lý K=0,973 82
Hình 3.17. MC5 khi có giải pháp xử lý K=1,417
83

- 6 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
MỞ ĐẦU


I. Tính cấp thiết của Đề tài
Vùng duyên hải miền Trung Việt Nam gồm 13 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình
Thuận, phía đông là Biển Đông, phía Tây là dải Trường Sơn. Dải Trường Sơn kéo
dài từ thượng nguồn sông Cả đến cực Nam Trung bộ, bao gồm các dãy núi trùng
điệp xếp thành hình cung lớn hướng ra phía biển Đông. Đèo Hải Vân và núi Bạch
Mã chia dải Trường Sơn thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Dãy Trường
Sơn càng về phía Nam càng tiến sát ra bờ biển, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ
Tây sang Đông. Vùng duyên hải miền Trung có địa hình bị chia cắt mạnh, điều kiện
địa chất phức tạp, mạng lưới sông suối dày đặc, điều kiện khí hậu, thủy văn rất phức
tạp và diễn biến bất thường.
Miền Trung Việt Nam có thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa
thường kéo dài với cường độ mưa lớn. Hàng năm số lượng cơn bão đổ bộ vào miền

Trung chiếm số lượng lớn gây ra mưa lớn kéo dài sau bão. Mưa lớn kết hợp với điều
kiện địa hình, địa chất không thuận lợi tạo lên những nguyên nhân gây ra hiện tượng
trượt lở đất trong khu vực ảnh hưởng đến an toàn các công trình hiện hữu.
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có tọa
độ địa lý khoảng 108
0
26’16” đến 108
0
44’04” độ kinh đông và từ 15
0
23’38” đến
15
0
38’43” độ vĩ bắc. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế,
phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía
tây giáp tỉnh Sêkông của nước CHDCND Lào. Và nó cũng chịu ảnh hưởng rất nặng
nề về thiên tai trượt lở đất trong thời gian qua.
Ở nước ta, việc nghiên cứu thiên tai trượt lở đất đã bắt đầu được quan tâm
một cách đúng mức trong vài năm gần đây. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về
trượt lở đất và giải pháp còn chưa nhiều và chưa đáp ứng với tầm vóc của vấn đề.
Nghiên cứu các giải pháp xử lý và bảo vệ công trình trong điều kiện thiên tai
trượt lở đất đảm bảo an toàn cho người dân và các điều kiện làm việc của các công

- 7 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
trình hiện hữu mang tính thực tiễn và mang tính khoa học cao, đặc biệt là trong điều
kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Do vậy đề tài “Nghiên cứu các giải pháp xử lý và bảo vệ công trình trong điều
kiện thiên tai trượt lở đất ở tỉnh Quảng Nam” mang tính khoa học và thực tế cao.
II. Mục đích của Đề tài

Nghiên cứu các giải pháp xử lý và bảo vệ công trình, để có thể đề xuất giải
pháp xử lý và bảo vệ công trình hiệu quả, làm giảm thiệt hại và mức độ ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất và đời sống nhân dân.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng lý luận với kết quả thực nghiệm. Tập trung nghiên cứu
và tính toán cho một số điểm trượt lở đất điển hình ở tỉnh Quảng Nam.
IV. Kết quả dự kiến đạt được
Qua đề tài xác định được các giải pháp xử lý và bảo vệ công trình trong điều
kiện thiên tai trượt lở đất. Bước đầu đề xuất được biện pháp xử lý và bảo vệ nhằm
đảm bảo an toàn, ổn định công trình, giảm tiểu thiệt hại, ảnh hưởng đến tình hình
sản xuất và đời sống nhân dân và đối với một số công trình ở tỉnh Quảng Nam.
V. Nội dung của Luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIÊN TAI TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ CÁC GIẢI
PHÁP XỬ LÝ ĐẤT
1.1. Thiên tai trượt lở đất trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2. Các giải pháp xử lý thiên tai trượt lở đất.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ TRƯỢT LỞ ĐẤT
2.1. Nguyên lý cơ bản công trình quản lý giảm trọng lượng và phản áp.
2.2. Nguyên lý cơ bản công trình thoát nước.
2.3. Nguyên lý cơ bản công trình chống đỡ.
2.4. Nguyên lý cơ bản cải tạo đất đá của thể trượt.

- 8 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ TRƯỢT LỞ
ĐẤT ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH Ở TỈNH QUẢNG NAM.
3.1. Trượt lở đất ở một số công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi – thuỷ
điện, dân sinh kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phân tích một số nguyên nhân gây ở Quảng Nam.
3.3. Nghiên cứu một số giải pháp xử lý cho một số khối trượt điển hình ở

vùng núi tỉnh Quảng Nam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- 9 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIÊN TAI TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ CÁC GIẢI
PHÁP XỬ LÝ

1.1. THIÊN TAI TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình trượt lở đất đá trên thế giới
Quá trình trượt lở làm một phần sườn dốc bị phá huỷ kéo theo sự biến dạng
địa hình, biến đổi cấu trúc và điều kiện địa chất ở đó. Dưới tác dụng của trọng
lượng bản thân và một số nhân tố phụ trợ khác, như: áp lực của nước mặt và nước
dưới đất, lực địa chấn và một số lực khác, đất đá trên sườn dốc bị biến dạng, chuyển
dịch từ trên xuống dưới. Sự dịch chuyển sườn dốc rất đa dạng. Cho đến nay, người
ta vẫn còn thảo luận rất nhiều về cách phân loại các hình thức dịch chuyển đó. Điều
kiện để phân loại các quá trình dịch chuyển bờ dốc là xét đến kiểu dịch chuyển,
thành phần đất đá, tốc độ dịch chuyển, hình thái vùng tích tụ, tuổi, nguyên nhân,
mức độ phá hủy của khối trượt, mối liên quan của hình thái trượt với cấu trúc địa
chất, sự phát triển khối trượt, vị trí địa lý của các khối trượt điển hình, mức độ hoạt
động của nó
Các khối trượt gây ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động kinh tế xã hội. Theo
thống kê, ở Hoa Kỳ, thiệt hại do thiên tai trượt lở xếp vào loại thư hai sau động đất,
trên lũ lụt. Hàng năm, tai biến trượt lở gây tác động phá hủy trên cả 50 Bang, thiệt
hại 3,5 tỷ đồng, làm chết trung bình 25-50 người. Tại Italia, trong thế kỷ 20, lũ và
trượt lở đã làm chết và mất tích khoảng 10.000 người, riêng 20 năm cuối của thế kỷ
20 đã có khoảng 300 người chết và mất tích. Tại Trung Quốc, hàng năm có khoảng
1.000 vụ trượt lở, gây thiệt hại hàng tỷ Nhân dân tệ, riêng năm 2002, trượt lở đã làm

cho 853 người chết, 109 người mất tích, 1797 người bị thương tích, thiệt hại về kinh
tế đến 510 trệu USD.
Trong thế kỷ 20, một số thảm hoạ do trượt gây nên được liệt kê, như bảng 1-1


- 10 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
Bảng 1.1: Một số thảm họa do trượt xảy ra trong thế kỷ 20
Năm Địa danh
quốc gia
Tên và loại xuất phát
quá trinh
khối lượng
trượt
ảnh hưởng Chú thích
1911 Tadzhiktang trượt đá Usoy Động đất
Usoi M=7,4
2.109 Phá huỷ làng Usoy,
54 người chết, lấp
sông Murgav
Tổn thất thấp vì dân cư
thưa
1919 Indonesia Kalut lahars
(dòng bùn núi
lửa)
Phun núi lửa
Kalut
185km2 5.110 người chết,
104 làng bị phá
huỷ, hư hại

Tháo nước của hồ Crater
là dòng bùn nóng phun
trào
1920 Ningxia
(Trung Quốc)
Trượt Haiyuan Động đất
Haiyuan
- 100.000 người chết,
nhiều làng mạc bị
phá huỷ
675 khối trượt trên đất
hoàng thổ, tạo nên hơn
40 hồ
1921 Kazakhtan trượt dòng đá băng tan - 500 người chế Dòng đá ở thung lũng
sông Alma Atinka
1933 Sichuan
(Trung Quốc)
trượt Deixi động đất
Deixi,
M=7,5
>150.106 6.800 người chết vì
trượt đất; 2.500
người chết đuối do
đập hình thành bởi
khối trượt bị vỡ
Động đất tạonên những
khối trượt lớn; khối
trượt lớn nhất tạonên
một đập cao 255m trên
sông Min

1939 Hyogo Nhật
Bản
trượt Mount
Rokko và
dòng bùn
mưa lớn - 505 người chết/mất
tích; 130.000 nhà bị
phá huỷ, hư hỏng
nặng
gây nên bởi bão lớn; 50-
90% tác động của bão
Nhật bản gây ra sự dịch
chuỷển sườn dốc
1949 Tadzhiktan trượt đá Khait Động đất
Khait M=7,5
- 12.000-20.000
người chết hoặc
mất tích
Bắt đầu bằng hiệntượng
trượt đá; chuyển thành
dòng thác lớn đất hoàng
thổ và mảnh đá granit
1953 Wakayama,
Nhật bản
trượt và dòng
bùn đá sông
Arita
mưa lớn - 460 người chết và
mất tích, 4.772 nhà
bị phá huỷ và hư

hại nặng
gây nên bới cơn bão lớn;
50-90% tác động của
bão Nhật bản gây ra sự
dịch chuỷển sườn dốc
1953 Kyoto, Nhật
Bản
trượt và dòng
bùn đá
Minamiy-
amashiro
mưa lớn 336 người chết và
mất tích, 5.122 nhà
bị phá huỷ và hư
hại nặng
gây nên bới cơn bão lớn;
50-90% tác động của
bão Nhật bản gây ra sự
dịch chuỷển sườn dốc

- 11 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
1958 Shizuora,
Nhật Bản
trượt và dòng
bùn đá
Kanogawa
mưa lớn - 1.094 người chết và
mất tích, 19.754
nhà bị phá huỷ và

hư hại nặng
gây nên bới cơn bão lớn;
50-90% tác động của
bão Nhật bản gây ra sự
dịch chuỷển sườn dốc
1962 Ancash, Peru dòng thác đá
Nevados
Huascaran
- 13.106 4.000-5.000 người
chết, nhiều làng
mạc bị phá huỷ
dòng thác đá rời từ
Nevados Huascaran với
tốc độ 170km/giờ
1963 Friuli-
venezia-
Griulia
trượt đá ở hồ
chứa nước
Vaiont
- 250.106 2.000 người chết,
thành phố
Longarone bị phá
huỷ năng; thiệt hai
200 tiệu USD
trượt đá với tốc độ
nhanh vào lòng hồ
Vaiont gây nếnóng cao
100m vượt qua đập
Vaiont

1964 Alaska, Mỹ trượt Alaska
1964
động đất
hoàng tử
William
Sound
M=9,4
- thiệt hại được xác
đinh là 280 triệu
USD
truwowtj lớn làm hư hại
nhiều thành phố như:
Anchorage, Valdez,
Whittier, Seward
1965 Yunnan,
Trung Quốc
trượt đá - 450.106 444 người chết, phá
huỷ 4 làng
được phát hiện với tốc
độcao
1966 Rio de
Janero, Brazil
trượt Rio de
Janero, các
dòng thác đá
rời và bùn
mưa lớn - 1.000 người chết nhiều khối trượt ở Rio
de Janero và vùng xung
quanh
1967 Serra das

Ararash,
Brazil
trượt và các
dòng thác đá rời
và bùn Serra
das Ararash
mưa lớn - 1.700 người chết nhiều khối trượt trong
dãy núi phía Tây Nam
Rio de Janero
1970 Ancash, Peru dòng thác đá
Nevados
Huascaran
ddoongj đất
M=7,7
30-50.106 18.000 người chết;
thị trấn Yungay bị
phá huỷ, Ranrahirca
hầu như bị phá huỷ
hoàn toàn
thác đá từ trên núi đổ về
với tốc độ đạt đến
280km/giờ
1974 Huancavelica,
Peru
trượt đá thác
đá rời
Mayunmarca
mưa? xói? 1,6.109 làng Mayunmarca
bi phá hỷy, 450
người chết, phá huỷ

một đập của vật liệu
trượt tạo nên lũ lớn
ở hạ lưu
dòng thác đá rời có tốc
độ tới 140km/giờ, sông
Mantaro bị chặn dòng

- 12 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
1980 Washington,
Mỹ
trượt đá và
thác đá rời
Mount St.
Helens
phun trào
của Mount
St. Helens
2,8.109 trượt lớn nhất nổi
tiếng trên thế giới;
chỉ có 5-10 người
chết nhưng khối
lượng lớn xây dựng
lại nhà, đường xá;
dòng lũ đá lớn; số
người chết ít do đã
được sơ tán
anSuwj sơ tán kịp thời
đã cứu dược sự sống;
mới đầu chỉ là sự trượt

đá, sau đó xấu đi thành
dòng thác đá rời dài
23km với tốc độ trung
bình 125km/giờ; bề mặt
biến thành dòng đá dài
95km
1983 Utah, Mỹ trượt đá rời
Thistle
tuyết tan và
mưa lớn
21.106 phá hỏng đường sắt,
đường bộ, làm hư
hại thị trấn Spanish
Fork; không có
người chết
toonr thaats 600 trieeuj
USSD
1983 Gansu, Trung
Quoocs
trượt
Selesshan
- 3,5.106 237 người chết,
chôn vùi 4 làng, lấp
đầy 2 hồ chứa nước
trượt đất hoàng thổ
1985 Tolima,
Colombia
dòng đá rời
Nevado del
Ruiz

phun trào
núi lửa
Nevado del
Ruiz
- phá huỷ 4 thị trấn
và làng; dòng trong
thung lũng của sông
Lagunillaslaays
sinh mạng hơn
20.000 người trong
thành phố Armero
thiệt hại về người không
kể xiết vì dự báo thiên
tai không đến được
người dân sở tại
1986 Papua, New
Guinia, miền
Đông nước
Anh
trượt đá và
thác đá rời
Bairaman
động đất
Bairaman
M=7,1
200.106 Làng Bairaman bị
phá huỷ vì chiếc
đậpdo trượt gây nên
bị thủng, sơ tán đã
cứu nạn, có ảnh

hưởng lớn tới cảnh
quan khu vực
Dòng thác đá rời tạo nên
đập cao 210m đập này
tạo thành hồ chứa 50
triệu m3. Đạp bị phá
huỷ, đập bị phá huỷ tạo
nên dòng lũ đá sâu 100m
1987 Napo, Ecuado trượt
Reventador
núi lửa
Reventador
55-110.106 1.000 người chết,
nhiều km đường
ống dẫn dầu bị phá
huỷ, thiệt hại1 tỷ
USA
trượt chủ yếu trong đất
bão hoà trên sườn dốc
đứng, hàng ngàn khối
trượt biến thành các
dòng đá theo các phụ
lưu và kênh rạch

- 13 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
1994 Cauca,
Colombia
trượt Paez núi lửa Paez
M=6,4

250km2 một số làng hầu
như bị pha huỷ
hoàn toàn, 271
người chế, 1700
người mất tích, 158
người bị thương,
12.000 người phải
di rời chỗ ở
hàng nghìn khối trượt
đất đá sót trên sườn dốc
dựng đứng đổ xuống
thành các dòng đá theo
các phụ lưu và kêng rạch
1998 Honduras,
Guatemala,
Nicaragua, El
Salvador
Lũ, trượt,
dòng đá
Hurricane
Mitch
Hurricane
Mitch
khoảng 10.000
người chế do lũ và
trượt đồng thời với
dòng lũ đá do sản
phẩm của núi lửa
Casitas ở Nicaragua
trước đó

ỏtước tiên là gió 180
dăm/giờ ở Honduras,
mưa xối xả với lượng
mưa 4 inche/giờ, trượt
lớn ở Tegucigalpa và
khắp nơi



Hình 1.1. Trượt ở bờ hồ chứa nước Vaiont (Italia)


- 14 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ

Hình 1.2. Trượt Reventado, Ecuado, 1987


Hình 1.3. Trượt Hurricane Mitch ở Honduras, 1998
1.1.2. Thiên tai trượt lở đất đá ở nước ta
Tại Việt Nam, vấn đề trượt lở đã được nghiên cứu từ những năm 60 của Thế
kỷ trước cho đến nay. Các vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều là: trượt lở các
bờ dốc ở các mỏ khai thác khoáng sản, trượt lở các đường giao thông, trượt lở bờ
sông, bờ biển, bờ hồ, trượt lở đê, đập Đặc biệt, khi lượng mưa lớn ở vùng núi đã

- 15 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
tạo nên lở đất và lũ quét nhiều nới, điển hình là Sơn La, Lai Châu, Lao Cai, Điện
Biên, các tỉnh Miền Trung như: Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Quảng Ngãi

Theo các báo cáo của các địa phương và các khảo sát chi tiết của Viện Địa
chất, các cơ quan TW, trong một số năm gần đây đây, trượt lở đất đã hơn mười lần
xảy ra lớn gây rung động dư luận cả nước:
- Năm 1990: Trượt lở và lũ quét phá huỷ hoàn toàn phần thấp thị xã Lai
Châu. Thị xã Lai Châu phải di chuyển.
- Năm 1991: Trượt lở và lũ quét phá huỷ hoàn toàn phần hạ lưu thị xã Sơn La.
- Năm 1992: Trượt lở tong một đêm vùi lấp trên 50 người ở Cao Bằng.
- Năm 1994: Trượt lở đất phá huỷ nhiều nhà cửa ở huyện lỵ Mường Lay, 11
người chết, 23 người bị thương.
- Năm 1995 - 1999: Trượt lở cướp đi hàng nghìn héc ta đất và nhà cửa dọc
sông Cửu Long, Sông Hồng, các sông miền Trung, bờ biển miền Trung Việt Nam.
Hàng chục nghìn hộ dân cư phải di chuyển.
- Năm 1996: Trượt lở đất đá xảy ra trên diện rộng ở các huyện phía Bắc tỉnh
Lai Châu, gây kinh hoàng và thảm hoạ cho nhân dân trong khu vực. 106 người chết,
26 người bị thương. Gần 1 vạn người mất nhà ở. Hơn 500 ha ruộng bị đất đá vùi
lấp. Đường giao thông, mạng thông tin bị phá huỷ hoàn toàn (thiệt hại ước tính 50
tỷ đồng). Huyện lỵ huyện Mường Lay phải di chuyển.
- Năm 1999: Mưa lũ lớn ở miền Trung gây trượt lở trên diện rộng ở các tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Nghãi, Bình Định. Gần 40 người
bị đất đá vùi lấp. Hàng trăm gia đình phải di chuyển. Riêng Quảng Ngãi có 3.400ha
ruộng bị đất đá cát sỏi có nguồn gốc trượt lở vùi lấp dày trung bình 1m. Giao thông
Bắc Nam (đường sắt, đường bộ bị trượt lở cắt đứt nhiều ngày.
Trong 16 năm, kể từ năm 1990 đến năm 2005 lở đất và lũ quét đã pha huỷ 13.280
ngôi nhà, làm hư hại nặng khoảng 115.000 ngôi nhà, 988 người thiệt mạng và mất
tích, 628 người bị thương, 180.000 ha hoa màu bị phá huỷ, nhiều cầu cống, đường
sá, công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng

- 16 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
Một số vụ trượt lở ghi nhận được trong những năm gần đây ở khu vực duyên hải

miền trung như sau:
1.1.2.1 Tỉnh Nghệ An
- Trượt lở núi đất đá Ngày 06/5/2007, tại xóm Tân Lập, xã Nghi Quang, huyện Nghi
Lộc, 3 người chết, 2 người bị thương nặng
- Trượt lở núi Miệu (xã Nam Giang, Nam Đàn) ngày 05/8/2007, một người chết.
- Trượt tại mỏ đá D3 thuộc khu vực công trường xây dựng Thủy điện Bản Vẽ (xã
Yên Na, huyện Tương Dương), ngày 15/12/2007. Hàng triệu mét khối đất đá bất
ngờ đổ sập xuống hai tổ thợ khai thác đá. 18 người thiệt mạng.


Hình 1.4. Trượt tại mỏ đá D3, thủy
điện Bản Vẽ

Hình 1.5. Trượt lở tại núi Dũng
Quyết thành phố Vinh

- Trượt tại mỏ đá của thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, ngày 2/1/2008 3 người
chết, 7 người bị thương
- Trượt lở núi Dũng, thành phố Vinh ngày 15/1/2008, một người chết. Ngày
3/11/2008, tại núi này lại xảy ra trượt lở hàng trăm mét khối đất đá đã sập xuống sát
cạnh nhà ở của các hộ dân. Rất may là vụ sạt lở đất diễn ra vào ban ngày nên không
có thiệt hại về người.
- Trượt lở đường nghiêm trọng tại một số tuyến đương thuộc huyện Tương Dương
do một cơn mưa lớn kèm theo lũ quét vào tối 26 tháng 5 năm 2009.


- 17 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ

Hình 1.6. Trượt lở đường do trận lũ ngày 27/5/2009 tại Nghệ An


1.1.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh
- Lũ lớn tháng 9/2002, làm hơn 220 km đường giao thông bị sạt lở và chìm sâu
trong lũ khiến hệ thống giao thông trong tỉnh, đặc biệt là tại các huyện Hương Sơn,
Hương Khê bị tê liệt hoàn toàn.
- Tháng 9/2003, tại huyện Hương Sơn mưa to đã gây sạt lở nhiều vị trí trên quốc lộ
8A. Đặc biệt tại Km 78 và Km81+500 đất sạt lở mạnh, gây ách tắc giao thông.
Trong mùa mưa 2003-2004 tại Hương Trạch Hương Khê cũng xảy ra trượt lở một
số vị trí trên đường Hồ Chí Minh.
- Trong trận mưa lũ tháng 8 năm 2007, trên địa bàn Hà Tĩnh, quốc lộ 8A đã bị sạt lở
mái ta-luy dương tại Km 23-28 và Km 62-85 tổng khối lượng bị sạt lở ước tính trên
1.000 m3, quốc lộ 8B bị sạt lở mái ta-luy và rãnh dọc nhiều đoạn ước tính trên 300
m3; lề đường bị xói trôi sâu từ 20-30 cm, ước tính khoảng trên 2.000 m2, quốc lộ
15 sạt lở mái ta-luy dương tại Km 404 + 978 và Km 405 + 035; khối lượng đất, đá
sạt lở ước tính gần 2.000 m3; lề đường bị xói trôi nhiều đoạn sâu từ 40-50 cm.


- 18 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ


Hình 1.7. Trượt lở quốc lộ 8A năm 2002 đã được xử lý

- Trượt ở mỏ đá Rú Mốc (Thạch Lĩnh, Thạch Hà) tháng 12 năm2007, có ít nhất 8
người bị vùi lấp trong khối đá khổng lồ.


Hình 1.8. Trượt lở ở mỏ đá Rú Mốc

1.1.2.3 Tỉnh Quảng Bình

- Trong mùa mưa lũ năm 2002-2003, trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại địa bàn các
huyện Quảng Trạch, Hương Hóa, Hóa Thanh, Hòa Tiến, Hòa Hợp, Thuận Hóa,
Xuân Trạch đã xảy ra nhiều vụ trượt lở, tổng khối lượng trượt lên tới vài chục ngàn
mét khối, gây ách tắc hoàn toàn giao thông.

- 19 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ

Hình 1.9. Trượt trên tuyến đường Hồ Chí
Minh tại xã Hương Hóa, Quảng Trạch

Hình 1.10. Trượt trên tuyến đường Hồ
Chí Minh tại xã Lâm Hóa, Quảng Trạch



Hình 1.11. Trượt trên tuyến đường Hồ
Chí Minh tại xã Hóa Thanh, Minh Hóa

Hình 1.12. Trượt trên tuyến đường Hồ
Chí Minh tại xã Hóa Hợp, Minh Hóa


Hình 1.13. Trượt trên tuyến đường Hồ
Chí Minh tại xã Tà Long, Triệu Phong

Hình 1.14. Trượt trên tuyến đường Hồ Chí
Minh tại xã Lâm Hóa, Quảng Trạch

- 20 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
- Ở khu di sản Phong Nha-Kẻ Bàng, tại khu núi đá thuộc thôn Xuân Tiến, xã Sơn
Trạch, Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Bình đã khảo sát, đo đạc để xác định và
khoanh vùng khu vực có nguy cơ xảy ra lở đá. Kết quả đo đạc cho thấy, ở đang có
13 tảng đá có nguy cơ tách khỏi vách núi. Trong đó, có 3 tảng (mỗi tảng chừng 45-
50m3) đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm và có thể rơi xuống bất cứ lúc nào
nếu không có biện pháp xử lý khẩn cấp.
- Đoạn đèo Đá Đẽo - Tây Gát dài 9km thuộc xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình đã ghi nhận 04 điểm trượt lở taluy dương quy mô lớn, từ 1.000 đến hơn
100.000m3 tại các vị trí: Km 518, Km 517+300, Km 515+800 và Km 514+600.
- Đoạn Bắc đèo U Bò dài 29 km thuộc địa phận xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 01 điểm trượt tại Km 30 quy mô rất lớn, 2 điểm trượt
tại các điểm Km 40+700 và Km 46+100, gần 30 điểm trượt, đổ lở quy mô vừa và
nhỏ.
- Đoạn đèo Khu Đăng dài 10km thuộc địa phận xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 03 điểm trượt có quy mô rất lớn, tới 350.000m3, trên
đoạn Km 117 - 118 có nguy cơ tiếp tục trượt các khối tương tự.
1.1.2.4 Tỉnh Quảng Trị
- Lở đá chắn tại tuyến đường Hồ Chí Minh vào mùa mưa (tháng 10) năm 2004.Một
khối đá khổng lồ từ trên núi cao rơi xuống chắn ngang đường, sát ngay mố phía
Nam của cầu treo Đắkrông, thuộc xã Đắkrông, huyện Đắkrông. Theo Công ty Quản
lý và Sửa chữa đường bộ Quảng Trị, khối lượng đất đá đổ xuống tại điểm trên hơn
1.000 m3, trong đó tảng đá to nhất khoảng 400m3 (hơn 7x7x8 m).
- Sụt lún, lở đất ở huyện Cam Lộ: năm 1993 sụt lún tại Bệnh viện huyện Cam Lộ cũ
(sau đó đã phải di dời bệnh viện này); năm 1994 một sụt lún khác diễn ra tại thôn
Hậu Viên, huyện Cam Lộ. Tháng 2 năm 2006 sụt lún đất ở thôn Tân Hiệp, xã Cam
Tuyền, huyện Cam Lộ gây ảnh hưởng trên một vùng đất rộng khoảng nửa cây số
vuông, trên đó có 122 hộ dân sinh sống. Số hố sụp là 16; hàng chục căn nhà bị nứt,
sập tường.


- 21 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
- Trượt lở trầm trọng trên tuyến đường Hồ Chí Minh đên 2004: Đoạn đèo Cổng Trời
dài 31km thuộc địa phận các xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và
Hướng Lập, huyện Hương Hoá, tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 15 điểm trượt quy mô
vừa đến lớn tại Cầu Khỉ - Km 152, Km 154+800, Km 161, Bản Mới - Km 170.
Đoạn đèo Sa Mùi dài 22km thuộc địa phận các xã Hướng Phùng, huyện Hương
Hoá, tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 13 điểm trượt quy mô nhỏ và vừa, 03 điểm trượt
quy mô lớn đến rất lớn tại Km 185+600 và Km 266+200. Tại các điểm này còn có
nguy cơ xảy ra hai khối trượt quy mô 60.000 - 80.000m3 và 35.000 - 45.000m3.


Hình 1.15. Trượt lở đường Hồ Chí
Minh trong mùa mưa 2008

Hình 1.16. Lở đá gần cầu Đắkrông

- Sạt lở nhiều đoạn đường Đkrong - A Lưới (đường Hồ Chí Minh) vào mùa mưa
2007- 2008. Tại Km 287+680, Km263+300… bị sạt lở trên 1.000 m3 đất, đá Đất
đá từ hai bên sườn núi, taluy sạt lở làm việc lưu thông của người dân gặp rất nhiều
khó khăn.
1.1.2.5 Tỉnh Thừa Thiên - Huế
Trượt lở nghiêm trọng tại đoạn đèo Hai Hầm dài trên 25 km thuộc địa phận xã A
Roằng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã ghi nhận 28 điểm trượt, trong đó có
24 điểm lớn và rất lớn, cụ thể là:
• Trên đèo A Nam, phía Bắc Đèo Hai Hầm: tại Km 372+400;
• Trên đèo Hai Hầm: tại Km 382, Km 384,55, Km 384+650, Km 384+700, Km

- 22 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ

385+170, Km 385+470, Km 385+895, Km 386+763, Km 388+300, Km 388+160,
Km388+672, Km388+861, Km 390, Km 391, Km 391+664, Km 394+935, Km
395+603, Km 398+100, Km 398+500, Km 399+583, Km 400+640, Km411+800,
Km 402, Km 403+270, Km 403+500, (Km415+850), Km 416+140.




Hình 1.17. Trượt lở nghiêm trọng trên tuyến đường HCM


Hình 1.18. Trượt lở nghiêm trọng trên tuyến đường HCM tại huyện A Lưới


- 23 - Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Nguyễn Hữu Năm Lớp CH17C1 - Chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ
1.1.2.6 Tỉnh Quảng Ngãi
- Hàng nghìn mét khối đất đá đổ ập từ vách núi xuống đường tại km67+ 900 trên
đèo Viôlắc, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng trên
quốc lộ 24A. 22/2
- Trượt lở núi Tây Trà tại Km54 tỉnh lộ từ Trà Bồng đi Tây Trà chiều 5/11/2007.
Bảy công nhân bưu điện bị vùi lấp. Trong các trận mưa kéo dài tháng 10/2008,
trượt lở núi nghiêm trọng làm nhiều tuyến đường giao thông bị hư hại nặng. Tại km
51+200 thuộc thôn Trà Lãnh (huyện Tây Trà) trên tuyến đường Trà Bồng - Tây Trà
đã bị sạt lở nặng, gây ách tắt giao thông. Trượt lở núi cũng xảy ra tại Km67+ 500
trên tuyến tỉnh lộ 623 thuộc địa phận xã Sơn Dung, huyện miền núi Sơn Tây.


Hình 1.19. Trượt lở tại K51+200 trên
tuyến đường Trà Bồng - Tây Trà (2008)


Hình 1.20. Trượt núi tại Km44+450
núi Tây Trà (2007)
- Trượt lở núi nghiêm trọng ngày 27/11/2008, tại km 40+700 thuộc địa phận Suối
Nước Nâu, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng. 3 giáo viên bị vùi lấp

Hình 1.21. Điểm trượt tại K40+700
ở xã Trà Lâm (2008)

Hình 1.22. Đất đá đè lên nhà dân ở
huyện Sơn Tây

×