Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

KHẢO SÁT BẦU LỌC LY TÂM TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.38 KB, 16 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
o0o o0o
Đà nẵng, ngày 05 tháng 02 năm
2012
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU ĐỘNG CƠ Ô TÔ
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN VỊ
Lớp : 09ĐL1
Bộ môn : Công nghệ kỹ thuật Ô tô
Cán bộ hướng dẫn :Th.S. NGUYỄN LÊ CHÂU THÀNH
Ngày nhận đề tài : 30/01/2012 Ngày nộp đề tài: 30/05/2012
1.Tên đề tài: KHẢO SÁT BẦU LỌC LY TÂM TRONG HỆ THỐNG BÔI
TRƠN.
2. Nội dung các phần thuyết minh
Chương 1 – TỔNG QUAN
Chương 2 – CÁC SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÔI TRƠN
Chương 3 – NGUYÊN LÝ VÀ KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT CHÍNH CỦA BẦU LỌC LY TÂM
Chương 4 – HƯ HỎNG, SỬA CHỮA VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
3.Các bản vẽ: 1 bản vẽ A
0
4.Tài liệu tham khảo
- Sách: Kết cấu động cơ đốt trong
Trưởng bộ môn Cán bộ hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
ThS. NGUYỄN LÊ CHÂU THÀNH
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay ngành giao thông vận tải trên đà phát triển mạnh mẽ,
hòa nhập cùng với tốc độ phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đáp ứng nhu cầu về phương tiện đi lại và vận chuyển hang hóa, phục vụ đời sống sinh
hoạt của xã hội.


Các loại xe chạy bằng Diezel được sản xuất và được sử dụng rất phổ biến ở
nước ta hiện nay. Đó là loại xe có nhiều chủng loại dùng để chở hàng được thiết kế và
chế tạo khá hoàn thiện về mỹ thuật cũng như tính năng hoạt động. Xe có động cơ và
hiệu suất, độ bền và độ tin cậy cao,kết cấu cứng vững, gồm nhiều thiết bị đảm bảo an
toàn cho người sử dụng trong các điều kiện đường sá khác nhau.
Động cơ đốt trong ngày nay đang phát triển rất mạnh, giữ vai trò quan trọng
trong nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ,
đường sắt, đường biển, đường không cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Tuy nhiên, con đường phát triển đi lên của ngành động cơ đốt trong nói chung
và ngành công nghiệp nói riêng của các nước khác nhau. Tùy thuộc chủ yếu vào năng
lực của ngành cơ khí và mức độ công nghiệp hóa của từng nước.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta chia ra trong động cơ đốt trong
cũng như trong ô tô ra nhiều hệ thống như hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ
thống làm mát…. , mỗi hệ thống đều có tầm quan trọng nhất định. Hệ thống bôi trơn
là một trong những hệ thống chính của động cơ. Việc khảo sát một hệ thống bất kỳ
trong động cơ sẽ giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học và biết đi sâu
tìn hiểu những hệ thống khác. Do vậy, đề tài khảo sát bầu lọc ly tâm trong hệ thống
bôi trơn của động cơ Diezel là một trong những đề tài đã nói trên. Được sự giúp đỡ
tận tình của thầy giáo hướng dẫn NGUYỄN LÊ CHÂU THÀNH em đã hoàn thành
đề tài này. Đây là lần đầu tiên làm đồ án nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót, kính mong các quý thầy cô và các bạn chân thành đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 02 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Vị
2
MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ CÔNG DỤNG CỦA DẦU
BÔI TRƠN ………………………………………………………………… 3

1.2. CÁC PHƯƠNG ÁN TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRONG ĐỘNG
CƠ ĐỐT TRONG . . . …………………………………………………………….3
1.2.1. Bôi trơn bằng phương pháp vung té dầu………………………………….3
1.2.2. Bôi trơn cưỡng bức các te ướt…………………………………………… 4
1.2.3. Bôi trơn cưỡng bức các te khô…………………………………………… 6
Chương 2. CÁC SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÔI TRƠN SỬ DỤNG BẦU LỌC LY
TÂM
2.1. BẦU LỌC LY TÂM KHÔNG TOÀN PHẦN TRONG HỆ THỐNG BÔI
TRƠN………………………………………………………………………………8
2.2. BẦU LỌC LY TÂM TOÀN PHẦN TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN
……………………………………………………………… ………… 10
2.3. BẦU LỌC LY TÂM LẮP BÙ TRONG HỆ THỐNG BÔI TRƠN……….13
Chương 3. NGUYÊN LÝ VÀ KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT CHÍNH CỦA BẦU
LỌC LY TÂM
3.1. KẾT CẤU BẦU LỌC LY TÂM
3.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẦU LỌC LY TÂM
Chương 4. HƯ HỎNG, SỬA CHỮA VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
4.1. HƯ HỎNG………………………………………………….……………… 14
4.2. KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA………………………………………….……14

3
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ CÔNG DỤNG CỦA DẦU
BÔI TRƠN
Nhiệm vụ: Cung cấp dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc trong động cơ.
Công dụng:
- Bôi trơn bề mặt ma sát, làm giảm công ma sát.
- Làm mát các bề mặt ma sát.
- Tẩy rửa mặt ma sát.
- Bao kín các khe hở giữa piston với xéc măng, giữa piston với xi lanh làm

giảm khả năng lọt khí.
- Bảo vệ bề mặt khỏi bị ô xy hóa.
-
1.2. CÁC PHƯƠNG ÁN BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.2.1. Bôi trơn bằng phương pháp vung té dầu
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý bôi trơn bằng phương pháp vung té dầu
a) Bôi trơn vung té trong động cơ nằm ngang.
b) Bôi trơn vung té trong động cơ đứng.
c) Bôi trơn vung té có bơm dầu đơn giản.
1- Bánh lệch tâm; 2- Piston bơm dầu; 3- Thân bơm; 4- Các te;
5- Điểm tựa; 6- Máng dầu phụ; 7- Thanh truyền có thìa hớt dầu.
Nguyên lý làm việc: Dầu nhờn chứa trong các te (4), khi động cơ làm việc nhờ
vào thìa múc dầu lắp trên đầu to thanh truyền (7) múc hắt tung lên.Nếu múc trong các
te bố trí cách xa thìa múc thì hệ thông bôi trơn có dùng thêm bơm dầu kết cấu đơn giản
để bơm dầu lên máng dầu phụ (6), sau đó dầu nhờn mới được hắt tung lên. Cứ mỗi
vòng quay trục khuỷu thìa hắt dầu lên một lần. Các hạt dầu vung té ra bên trong
khoảng không gian của các te sẽ rơi tự do xuống các mặt ma sát ổ trục. Để đảm bảo
cho các ổ trục không thiếu dầu, trên các vách ngăn bên trên ổ trục thường có các gân
hứng dầu khi dầu tung lên.
Ưu điểm: Phương án này đơn giản, dễ bố trí.
Nhược điểm: Dầu không có áp lực nên thường ổ trục không được bôi trơn đầy đủ,
mặt khác do va đập dầu thường bị lão hóa nhanh, suất tiêu hao dầu nhờn cao.
4
Phạm vi sử dụng: Hiện nay, phương án này chỉ còn tồn tại trong những động cơ
kiểu cũ, công suất nhỏ và tốc độ thấp. Thường dùng trong động cơ một xi lanh kiểu xi
lanh nằm ngang có kết cấu rất đơn giản, hoặc một vài loại động cơ một xi lanh kiểu
đứng, dùng phương pháp vung té và nhỏ giọt như động cơ Becna, Slavia kiểu cũ….
1.2.2. Bôi trơn cưỡng bức các te ướt
Hình 1.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn các te ướt
1- Phao hút dầu; 2- Bơm dầu nhờn; 3- Lọc thô; 4- Trục khuỷu;

5- Đường dầu lên chốt khuỷu; 6- Đường dầu chính; 7- Ổ trục cam;
8- Đường dầu lên chốt piston; 9- Lỗ phun dầu; 10- Bầu lọc tinh;
11- Két làm mát dầu; 12- Thước thăm dầu; 13- Đường dẫn dầu.
a- Van an toàn của bơm dầu; b- Van an toàn của lọc thô;
c- Van không chế dầu qua két làm mát; T- Đồng hồ nhiệt độ làm dầu nhờn;
Ưu điểm: Cung cấp đầy đủ dầu bôi trơn cả về số lượng và chất lượng, độ tin
cậy khi làm việc tương đối cao.
Nhược điểm: Khi động cơ làm việc ở độ nghiêng lớn, dầu sẽ dồn về một phía
khiến cho phao hút dầu bị hụt hẫng. Vì vậy lưu lượng dầu cung cấp sẽ không đảm bảo
đúng yêu cầu.
Nguyên lí làm việc: Bơm dầu 2 hút dầu qua phao hút 1 (vị trí của phao hút bao
giờ cũng nằm lập lờ ở mặt thoáng của dầu nhờn để hút được dầu sạch và không có bột
khí) đẩy qua lọc thô2 lọc sạch các tạp chất cơ học có cỡ hạt lớn, sau đó dầu nhờn được
5
đẩy vào đường dầu chính 6 để chảy đến các ổ trục khuỷu, ổ trục cam v. v… bôi trơn ổ
chốt (ổ đầu to thanh truyền) rồi theo đường dầu 8 lên bôi trơn chốt piston. Nếu trên
thanh truyền không có đường dầu 8 thì đầu nhỏ thanh truyền phải có lỗ hứng dầu.
Trên đường dầu chính còn có đường dầu 13 đưa dầu đi bôi trơn cơ cấu phối khí v. v…
Một phần dầu (khoảng 15 ÷ 20% lượng dầu bôi trơn do bơm dầu cung cấp) đi qua lọc
tinh 10 rồi trở về các te. Lọc tinh 10 có thể để xa lọc thô nhưng bao giờ cũng lắp theo
mạch rẽ. Áp suất và nhiệt độ của dầu nhờn được đồng hồ M và T báo.
Khi nhiệt độ của dầu lên cao quá 80˚C, độ nhớt giảm, van điều khiển c sẽ mở
để dầu nhờn đi qua két làm mát. Khi bầu lọc thô 3 bị tắc van an toàn b được dầu nhờn
đẩy mở ra, dầu sẽ không qua lọc thô mà lên thẳng đường dầu chính 6. Van an toàn a
đảm bảo áp suất của dầu bôi trơn trên toàn bộ hệ thống không đổi.
Để bôi trơn bề mặt làm việc của xi lanh, piston v. v… trên đầu to thanh truyền
khoan một lỗ nhỏ 9 để phun dầu bôi trơn cho trục cam và cho xi lanh.
6
1.2.3. Bôi trơn cưỡng bức các te khô
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức cácte khô

1- Phao hút dầu; 2- Bơm chuyển dầu nhờn; 3- Bầu lọc thô; 11- Két làm mát dầu ;14-
Thùng chứa dầu; 15-Bơm hút dầu từ cácte vào thùng cácte; a- Van an toàn của bơm;
b- Van an toàn của bầu lọc thô; d- Van khống chế dầu qua két làm mát ;
2- M- Đồng hồ áp suất; T- Đồng hồ nhiệt độ dầu nhờn.
Ưu điểm: Cácte chỉ hứng và chứa dầu tạm thời, còn thùng dầu mới là nơi chứa dầu
để đi bôi trơn nên động cơ làm việc nơi có độ nghiêng lớn mà không sợ thiếu dầu, dầu
được cung cấp đầy đủ và liên tục.
Nhược điểm: Kết cấu phức tạp hơn, giá thành tăng lên do phải thêm đến 2 bơm dầu
hút dầu cácte qua thùng, thêm đường dầu và bố trí thùng dầu sao cho hợp lý.
Nguyên lý làm việc: Chỉ khác bôi trơn cưỡng bức các te ướt là ở hệ thống này có
thêm 2 bơm hút dầu từ các te về thùng chứa, sau đó bơm 2 mới chuyển dầu đi bôi trơn.
Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt, nơi chứa dầu đi bôi trơn là các te, còn ở
đây là thùng chứa dầu. Van d thường mở. Trong một số động cơ tĩnh tại và tàu thủy,
trên hệ thống bôi trơn còn bố trí bơm tay hoặc bơm điện để cung cấp dầu nhờn đến các
mặt ma sát và điền đầy các đường ống dẫn trước khi khởi động động cơ.
7
Chương 2. CÁC SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÔI TRƠN SỬ DỤNG BẦU
LỌC LY TÂM
Do yêu cầu thực về sử dụng các loại bầu lọc thấm không đảm bảo trong khi đó,
bầu lọc ly tâm lai có được những ưu điểm thỏa được yêu cầu sử dụng, nên những năm
gần đây loại bầu lọc này được sử dụng rất rộng rãi.
Do không dùng lõi lọc (tạo nên bởi các phần tử lọc) nên trong quá trình sử
dụng, bảo dưỡng định kỳ không cần thay thế lõi lọc.
Thực tế sử dụng cho thấy khả năng lọc tốt hơn nhiều so với loại lọc thấm dùng
lõi lọc. Hiệu quả lọc, tính năng sử dụng ít phụ thuộc vào mức độ cặn bẫn lắng đọng
trong bầu lọc. Khả năng thông qua dầu nhờn trong bầu lọc không phụ thuộc vào số
lượng tạp chất lắng đọng trong bầu lọc, đây là ưu điểm bầu lọc thấm không hề có.
Tùy theo cách lắp bầu lọc ly tâm trong hệ thống bôi trơn mà người ta phân
chúng ra thành 3 loại:
• Bầu lọc ly tâm không toàn phần.

• Bầu lọc ly tâm toàn phần.
• Bầu lọc ly tâm lắp bù.
2.1. HỆ THỐNG BÔI TRƠN DÙNG BẦU LỌC LY TÂM KHÔNG TOÀN
PHẦN
Trong hệ thống bôi trơn dùng lọc ly tâm không toàn phần bầu lọc ly tâm lắp song
song với mạch dầu chính.
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm không toàn phần
8
1và 2- Bơm dầu; 3- Lọc thô; 4- Bầu lọc ly tâm không hoàn toàn.
Nguyên lý làm việc: Dầu nhờn được bơm (2) hút qua lưới lọc, đi qua bầu lọc thô
(3) và được đẩy vào đường dầu chính với áp suất cao để đi bôi trơn động cơ. Đặc
điểm của hệ thống kiểu này là bầu lọc ly tâm được đặt song song với đường dầu chính
như vậy lượng dầu đi qua bầu lọc ly tâm chỉ chiếm 10÷15% lượng dầu do bơm cung
cấp vào đường dầu chính. Còn toàn bộ lượng dầu đưa đi bôi trơn mặt ma sát đều đi
qua bầu lọc thô (3). Nhiệm vụ của bầu lọc ly tâm là lọc tinh dầu nhờn. Muốn tăng
cườngtác dụng của bầu lọc, người ta dùng riêng một bơm dầu để bơm dầu lên trên bầu
lọc ly tâm. Dầu sau khi qua bầu lọc ly tâm sẽ chảy về cácte.
Ưu điểm: Khi sử dụng hệ thống này sẽ tăng tuổi thọ của bầu lọc ly tâm.
Nhược điểm: Kết cấu bố trí các thiết bị trong hệ thống phức tạp do phải có thêm
bầu lọc thô. Hiệu quả không đòi hỏi cao, do đó tuổi thọ của dầu nhờn giảm đi.
Hình2.3. Kết cầu bầu lọc ly tâm không toàn phần của hệ thống bôi trơn lắp trên xe
Kamaz- 740
9
1- Đế bầu lọc; 2- Nắp rôto; 3-Rôto; 4- Nắp bầu lọc; 5- Êcu; 6- Ổ bi tỳ; 7-Đệm;
8- Êcu chặn; 9- Êcu nắp; 10- Bạc trên của rôto; 11- Trục rôto; 12- Vành chắn;
13- Bạc trượt dưới; 14- Chốt đỡ; 15- Tấm đỡ; 16- Lò xo đỡ;17- Đường dầu ra;
18- Khóa mở két dầu.
2.2. HỆ THỐNG BÔI TRƠN SỬ DUNG BẦU LỌC LY TÂM TOÀN PHẦN
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm hoàn toàn
1- Bơm dầu; 2- Bầu lọc ly tâm; 3- Két làm mát dầu nhờn; 4- Van an toàn.

Nguyên lí làm việc: Dầu được bơm dầu nhờn hút qua lưới lọc, sau đó đẩy đi
đến bầu lọc ly tâm. Sauk hi dầu được lọc sạch, được đưa vào đường dầu chính để bôi
trơn động cơ. Trong hệ thống này bầu lọc ly tâm được mắc nối tiếp trên mạch dầu
chính, toàn bộ dầu nhờn do bơm dầu cung cấp đi qua lọc. Khoảng 15÷20% dầu nhờn
phun qua lỗ phun làm quay rô to rồi trở về cácte, còn lại đại bộ phận dầu đều được lọc
sạch để đi bôi trơn.
Ưu điểm: Dùng sơ đồ hệ thống bôi trơn sử dụng bầu lọc ly tâm hoàn toàn, việc
bố trí các thiết bị dễ dàng hơn loại đặt song song vì máy này đóng vai trò cho cả bầu
lọc thô và bầu lọc tinh. Trên hệ thống không cần sử dụng bầu lọc thô. Tùy theo cách
bố trí đường dầu trong bầu lọc ly tâm hoàn toàn mà dầu đi qua lỗ phun được lọc sạch
hay không
10
2.3. HỆ THỐNG BÔI TRƠN SỬ DỤNG BẦU LỌC LY TÂM LẮP BÙ
Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng bầu lọc ly tâm lắp bù
1,2- Bơm dầu; 3- Bầu lọc ly tâm; 4- Phao hút dầu.
Nguyên lí làm việc: Bơm 1 bơm dầu vào bầu lọc ly tâm 3, lọc sạch xong dầu
chảy vào đường hút dầu của bơm dầu 2 rồi vào đường dầu chính. Khi lượng dầu do
lọc ly tâm 3 cấp không đủ, bơm 2 sẽ hút thêm dầu ở các te bằng dầu phụ 4. Khi bầu
lọc ly tâm 3 cấp thừa dầu, đường dầu phụ 4 sẽ đưa dầu đã được lọc sạch về các te.
Phương án lắp bầu lọc theo kiểu bù này luôn đảm bảo lượng dầu bôi trơn cho ổ trục cả
khi ổ trục bị mài mòn nhiều.
Chương 3. NGUYÊN LÝ VÀ KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT CHÍNH CỦA BẦU
LỌC LY TÂM
3.1. KẾT CẤU BẦU LỌC LY TÂM
11
12
13
15
21
17

16
20
φ
18
19
11
7
9
8
6
5
1
3
14
Hình 3.6. Kết cấu bầu lọc ly tâm
1) vòi phun 2) lớp đêm 3) thân bầu lọc 4) vòng bít của nắp 6) bộ lọc kiểu lưới
7) tấm lót 8) vỏ bầu lọc 9) trục bầu lọc 10) vòng bít tấm lót 11) vòng hảm
12
12) đai ốc của nắp bầu lọc 13 )đai ốc siết chặt vỏ bầu lọc 14) đai ốc của trục
15) vòng đệm chặn 16) ống của trục 17) vòng chặn của ổ 18) luồng dầu vào cát te
19 ) thân đáy bình lọc 20) luồng dầu vào htbt 21) luồng dầu vào thân bầu l
3.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẦU LỌC LY TÂM
a. Nguyên lý làm việc: Dầu bôi trơn được bơm dầu dưa qua ống dẫn (21), đi qua rảnh
của trục roto( trục bầu lọc) Sau đó dầu bôi trơn đi qua lớp lọc kiểu lưới của bầu
lọc( 6). Sau đó dầu bôi trơn tới vòi phun (1). Dới tác động phản lực có tia phun, Rô to
(5) quay với vận tốc rất cao, thường đạt 5000÷6000 vòng/phút. Khối dầu bên trong rô
to quay theo. Dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt cặn bẩn bị văng ra phía vỏ rô to.
Do đó khối dầu ở gần sát trục rô to được lọc sạch. Dầu sạch theo lỗ dầu chạy qua ống
dẫn của trục(16) đến đường dầu chính để đi bôi trơn(20). Lượng dầu sau khi phun ra
khỏi vòi phun (1) chảy về cácte. Các tạp chất trong khối dầu do tác dụng của trọng lực

ly tâm sẽ tích tụ bám trên vỏ đế rô to theo hình khối parabol. (xem mũi tên trên hình
vẽ).
b. Cách bố trí vòi phun trong bầu lọc ly tâm:
Ở phương án thứ nhất (hình a) dầu đi qua lỗ phun được lọc sạch, còn (hình b) dầu
qua lỗ phun không được lọc sạch.
Với phương án thứ 2, việc tổ chức dòng dầu đi qua rô to được tốt hơn và giảm được
kích thước rô to, do đó có thể tăng được hiệu suất lọc của rô to. Vấn đề này có ý nghĩa
rất lớn với những động cơ cường hóa cần có lượng dầu tuần hoàn lớn.
13
Trên hình 2.5 giới thiệu kết cấu bầu lọc ly tâm toàn phần. Bộ phận chính của bầu
lọc là rôto 2 lắp lỏng trên trục 7. Trên đế rôto có hai vòi phun 1 lắp phía dưới các ống
dẫn 5. Đầu trên ống dẫn 5 được bọc bằng lưới lọc dầu.
Chương 4. HƯ HỎNG, SỬA CHỮA VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
4.1. HƯ HỎNG CHỦ YẾU
Tắt các lỗ phun (khi tắt máy không nghe tiếng kêu vo vo kéo dài).
Trục rô to bị mòn với bề mặt làm việc của bạc do ma sát.
Bạc lót mòn do bị ma sát với cổ trục rô to.
Xác định thời gian quay rô to còn quay sau khi đã tắt máy không nhỏ hơn 20 –
30s, hoặc đo tốc độ của rô to.
4.2. KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA
Nếu trục rô to bị mòn bề mặt làm việc với bạc có thể mạ thép hoặc mạ crôm,sau
đó mài đến kích thước quy định. Đảm bảo độ bóng Ra≤ 0. 53µm.
14
Độ cong trên suốt chiều dài trục ≤ 0. 02mm, độ méo, côn ≤ 0. 01mm.
Nếu bạc lót mòn thì thay mới, cần nghiền lỗ bạc mới đảm bảo độ bóng Ra ≤ 0.
53µm.
Khe hở bạc và trục trong phạm vi cho phép 0. 005 – 0. 008mm.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Tấn Chuẩn- Nguyễn Đức Phú- Nguyễn Tất Tiến. KẾT CẤU VÀ TÍNH

TOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, TẬP 3. Nhà xuất bản giáo dục – 1996
2. GS. TS. Nguyễn Tất Tiến- GVC. Đỗ Xuân Kính. GIÁO TRÌNH KĨ THUẬT
SỬA CHỮA Ô TÔ MÁY NỔ.
3. B. I. KOXTETXKI. MA SÁT BÔI TRƠN VÀ HAO MÒN TRONG MÁY
MÓC. Nhà xuất bản và khoa học kĩ thuật.
4. Hồ Tấn Chuẩn- Nguyễn Đức Phú- Nguyễn Tất Tiến. KẾT CẤU VÀ TÍNH
TOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, TẬP 3. Nhà xuất bản giáo dục – 1996
5. GS. TS. Nguyễn Tất Tiến- GVC. Đỗ Xuân Kính. GIÁO TRÌNH KĨ THUẬT
SỬA CHỮA Ô TÔ MÁY NỔ.
6. B. I. KOXTETXKI. MA SÁT BÔI TRƠN VÀ HAO MÒN TRONG MÁY
MÓC. Nhà xuất bản và khoa học kĩ thuật.
16

×