BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ðÀO THỊ HUỆ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH SINH HỌC PHÂN
TỬ CỦA VIRUS CARE (CANINE DISTEMPER) PHÂN
LẬP TỪ CHÓ NUÔI TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ðÀO THỊ HUỆ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH SINH HỌC PHÂN
TỬ CỦA VIRUS CARE (CANINE DISTEMPER) PHÂN
LẬP TỪ CHÓ NUÔI TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN
CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ:60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN
BỘ MÔN BỆNH LÝ
HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn
này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
ðào Thị Huệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, tôi ñã trưởng thành và nâng cao về nhân cách, trình ñộ chuyên môn.
Tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô giáo ñặc biệt
là các Thầy, Cô Khoa Thú y ñã truyền dạy kiến thức chuyên môn cũng như tư
cách ñạo ñức của người Bác sỹ thú y, của một tri thức trẻ trong thời ñại mới.
Nhân dịp hoàn thành luận văn cao học cho phép tôi ñược bày tỏ hơn
nữa lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo.
Xin ñược gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bộ môn
Bệnh Lý, Khoa Thú y - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, người hướng dẫn
khoa học - người ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
ðồng thời tôi cũng bày tỏ sự biết ơn ñến các anh chị Phòng thí nghiệm
trọng ñiểm Công nghệ sinh học Thú y; các Thầy, Cô trong Bộ môn Bệnh Lý,
Khoa Thú y – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam ñã tạo mọi ñiều kiện ñể tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, bạn bè - những người
ñã luôn ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Lịch sử và tình hình nghiên cứu 4
2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Care trên thế giới 4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Care trong nước 5
2.2. Căn bệnh học 6
2.2.1. Phân loại virus gây bệnh Care 6
2.2.2. Hình thái của virus Care 7
2.2.3. Cấu trúc của virus Care 7
2.2.4. Sức đề kháng của virus Care 8
2.2.5. Cơ chế sinh bệnh 9
2.3. Dịch tễ học 11
2.3.1. Loài vật mắc bệnh 11
2.3.2. Lứa tuổi mắc bệnh 11
2.3.3. Mùa vụ thường xảy ra bệnh 11
2.4. Truyền nhiễm học 12
2.4.1. Chất chứa virus 12
2.4.2. Đường xâm nhập và phương thức lây lan 12
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.4.3. Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết 12
2.5. Triệu chứng bệnh tích 13
2.5.1. Triệu chứng lâm sàng 13
2.5.2. Bệnh tích 15
2.6. Chẩn đoán bệnh 17
2.6.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh 17
2.6.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng 17
2.6.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 18
2.7. Phòng và điều trị bệnh 21
2.7.1. Phòng bệnh 21
2.7.2. Điều trị 23
2.8. Kỹ thuật giải trình tự gen 24
2.8.1. Giải trình tự gen theo phương pháp Maxam và Gilbert 24
2.8.2. Giải trình tự gen theo phương pháp Dideoxy 26
2.8.3. Giải trình tự gen bằng máy tự động 27
3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đối tượng nghiên cứu 29
3.2. Nội dung nghiên cứu 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. Kết quả lựa chọn mẫu nghiên cứu 37
4.2. Kết quả giải trình tự đoạn gen H (Heamaglutinine) của các chủng virus Care 45
4.2.1. Kết quả phản ứng RT-PCR 45
4.2.2. Kết quả giải trình tự đoạn gen H của các chủng virus Care nghiên cứu 46
4.3. Kết quả so sánh trình tự nucleotide của đoạn gen H của các chủng virus
Care nghiên cứu và chủng virus vacxin 48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
4.4. Kết quả so sánh trình tự axit amin của đoạn gen H của các chủng virus
nghiên cứu với chủng virus vacxin 55
4.5. Sự tương đồng về nucleotide và axit amin của đoạn gen H giữa các chủng
virus Care nghiên cứu. 58
4.6. Kết quả xây dựng cây sinh học phân tử 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 62
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Mẫu chó nghi mắc Care thu thập được 37
Bảng 4.2. Kết quả chẩn đoán bằng phương pháp RT-PCR các chó nghi mắc
bệnh Care 42
Bảng 4.3. Kết quả phân lập virus Care trên môi trường tế bào Vero-DST 43
Bảng 4.4. Hồ sơ chủng virus Care được lựa chọn nghiên cứu 45
Bảng 4.5. Sự tương đồng về nucleotide và axit amin của đoạn gen H giữa các
chủng virus Care nghiên cứu (%) 58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình cấu trúc của virus Care 7
Hình 4.1. Chó nghi mắc bệnh Care có biểu hiện mệt mỏi, ủ rủ 38
Hình 4.2. Chó nghi mắc bệnh Care có nhiều rử mắt 38
Hình 4.3.Chó tiêu chảy phân màu cafe 38
Hình 4.4. Xuất hiện nốt sài ở vùng da mỏng 38
Hình 4.5. Xoang ngực tích nước 41
Hình 4.6. Dạ dày, ruột chứa đầy hơi 41
Hình 4.7. Phổi bị hoại tử, gan hóa 41
Hình 4.8. Lách hoại tử đen 41
Hình 4.9. Gan, mật sưng 41
Hình 4.10. Dạ dày chứa dịch màu vàng 41
Hình 4.11. CPE do CDV gây ra sau 24 giờ gây nhiễm 44
Hình 4.12. CPE do CDV gây ra sau 36giờ gây nhiễm 44
Hình 4.13. CPE do CDVgây ra sau 48 giờ gây nhiễm 44
Hình 4.14. Tế bào Vero –DST bình thường 44
Hình 4.15: Kết quả phản ứng RT- PCR 45
Hình 4.16. Giản đồ giải trình tự tự động thành phần nucleotide của đoạn gen
Haemagglutinin của virus Care 47
Hình 4.17. So sánh trình tự nucleotide của đoạn gen H của các chủng virus
Care nghiên cứu 52
Hình 4.18. So sánh trình tự axitamin của đoạn gen H của các chủng virus
Care nghiên cứu 56
Hình 4.19. Cây sinh học phân tử cho thấy mối quan hệ di truyền giữa các
chủng virus Care nghiên cứu 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLAST : Basic Local Alignment Search Tool
Bp : Base pair
CPE : Cytopathogenic Effect
Da : Dalton
ddNTP : Dideoxynucleotides
DNA : Deoxyribonucleic acid
DMEM : Dulbecco's Modified Eagle's Medium
EDTA : Ethylenediamine Tetra Acetat Acid
MV : Meales Virus
PBS : Dung dịch muối đệm Phot phat
PPRV : Peste des Petits Ruminants Virus
FBS : Foetal Bovine Serum
PCR : Polymerase Chain Reaction
RNA : Ribonucleic acid
RT-PCR : Reverse Transcription Polymesase Chain Reaction
SLS : Sample loading solution
TBE : Tris Borate EDTA
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Bệnh Care hay còn gọi là bệnh sài sốt chó là một bệnh truyền nhiễm cấp
tính nguy hiểm của loài chó, do virus Care (Canine Distemper Virus–CDV) gây
ra. Virus Care ở chó được phát hiện từ thế kỷ XVIII, được tìm thấy ở Peru
thuộc Châu Á, bệnh phân bố khắp thế giới. Năm 1905, căn bệnh được bác sĩ thú
y người Pháp tên là Henri Carré phân lập được từ nước mũi của chó bệnh lọc
qua giấy lọc vi khuẩn sau đó gây bệnh thực nghiệm cho chó. Vì vậy, bệnh này
được gọi là bệnh Care (theo tên nhà khoa học) (David T. Swith, 1979).
Bệnh Care xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, không những ở chó nuôi
mà còn ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Người ta cho rằng những chó mắc
bệnh Care mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng là mối đe dọa nghiêm
trọng cho việc bảo tồn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Thống kê các nghiên
cứu cho thấy, bệnh Care góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng của chồn chân
đen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong định kỳ của chó hoang dã châu
Phi. Năm 1991, bệnh xảy ra trên quần thể sư tử Serengeti ở Tanzania làm giảm
20% số lượng toàn đàn.
Ở Việt Nam, bệnh Care được phát hiện từ năm 1920. Đến nay, bệnh xảy
ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất
cao. Canine distemper virus (CDV) là nguyên nhân gây nên bệnh Care. CDV
thuộc họ Paramixoviridae, giống Morbillivirus và có mối liên quan gần gũi về
tính kháng nguyên và đặc tính sinh học với virus gây bệnh sởi ở người và virus
dịch tả trâu bò. CDV có kích thước tương đối lớn, đường kính từ 150 - 250 nm,
với cấu trúc xoắn, nhân là một RNA sợi đơn, có vỏ Lipoprotein. Virus Care chỉ
có một serotype duy nhất nhưng có nhiều chủng được phân lập từ chó nuôi ở
nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới và có những đặc trưng riêng. Để đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
phó với căn bệnh này, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã sử dụng
vacxin nhằm khống chế bệnh. Tuy nhiên, bệnh Care vẫn xảy ra và gia tăng ở
nhiều nước. Tỷ lệ chó đã được tiêm vacxin phòng bệnh Care nhưng vẫn mắc
bệnh này ngày càng tăng ở các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, một số
nước châu Âu. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra thường xuyên ở những chó chưa tiêm
phòng và một số chó đã tiêm phòng. Vì thế vấn đề đặt ra là liệu có phải đã xuất
hiện các virus Care biến chủng mới có đặc tính khác với virus vacxin khiến việc
sử dụng vacxin phòng bệnh kém hiệu quả hay không? Hay là do một nguyên nhân
khác? Vì vậy, việc tìm hiểu các đặc tính sinh học phân tử của virus Care phân lập
được trong thời gian gần đây là cơ sở cho việc chọn chủng virus chế vacxin
phòng bệnh hiệu quả, đồng thời đưa ra các biện pháp khống chế bệnh nhằm làm
giảm tỷ lệ chết do bệnh gây ra, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
Bộ gen của virus Care là sợi RNA đơn gồm khoảng 15,7 kb, mã hóa cho 6
loại protein bao gồm: L large protein (L), haemagglutinin (H), phosphoprotein (P),
nucleocapsid protein (N), fusion protein (F) và matrix protein (M).
Trong đó protein H giữ vai trò quan trọng trong việc gắn virus vào tế
bào đích, có nhiệm vụ là kênh protein màng tế bào và cũng có thể giữ vai trò
là protein kháng nguyên màng của virus (Bolt et al., 1997). Thêm vào đó,
nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng H protein là một trong những protein dễ
biến đổi nhất của virus vì vậy mà người ta thường sử dụng đoạn gen này để
đánh giá những biến đổi di truyền giữa các chủng virus Care (Hashimoto et
al, 2001; Lednicky et al, 2004). Đoạn gen H chứa một khung đọc mở mã hóa
cho khoảng 607 axit amin (Hyoko Hirama et al., 2004). Do đó việc nghiên
cứu đặc tính sinh học phân tử của các chủng virus Care dựa trên trình tự
nucleotide của đoạn gen H là cần thiết để hiểu về mối quan hệ di truyền giữa
các chủng virus nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
cứu đề tài: “Nghiên cứu một số ñặc tính sinh học phân tử của virus Care
(Canine distemper) phân lập từ chó nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận”
1.2. Mục tiêu của ñề tài
Làm rõ một số đặc tính sinh học phân tử chủ yếu, sự tương đồng về trình
tự nucleotide, axit amin và mối quan hệ di truyền của virus Care phân lập từ chó
nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lịch sử và tình hình nghiên cứu
2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Care trên thế giới
Bệnh Care hay bệnh sài sốt chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm
thường xảy ra ở chó non, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Đây là một căn bệnh
nguy hiểm nhất trên chó trong nửa đầu thế kỷ XIX. Tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất ở chó
con 3 - 6 tháng tuổi, khi miễn dịch chủ động từ mẹ truyền sang đã giảm thì tỷ lệ
mắc bệnh từ 25% tới trên 30% và tỷ lệ chết ở chó mắc bệnh thường cao từ 50% -
90% . Chó mắc bệnh này thấy tổn thương lớn ở hệ tiêu hoá đặc biệt ở dạ dày và
ruột, hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp (Vương Đức Chất và cs, 2004).
Bệnh Care được báo cáo lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1760 (Appel and
Gillespie,1972). Các triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh đã được mô tả
từ năm 1809 bởi EdwardJenner (Appel and Gillespie, 1972). Năm 1905, bác sĩ
thú y người Pháp Henri Carré đã phân lập được mầm bệnh từ nước mũi của chó
bị bệnh. Ông đã đem lọc mẫu bệnh phẩm qua màng lọc vi khuẩn và đem gây
bệnh thực nghiệm cho chó khỏe mạnh khác thì thấy vẫn gây được bệnh. Vì thế,
ông kết luận nguyên nhân của bệnh là do virus. Sau này, người ta lấy tên ông để
đặt tên cho mầm bệnh và tên bệnh (David and Martin, 1979).
Sau đó năm 1923, Putoni lần đầu tiên chế vacxin nhược độc, tuy nhiên
VR vacxin này độc lực vẫn còn cao. Từ năm 1948 về sau, với sự phát triển
mạnh mẽ của virus học nhiều vacxin phòng bệnh Care có hiệu quả ra đời. Các
công trình nghiên cứu về sự liên quan kháng nguyên giữa virus Care và virus
sởi ở người, giữa virus Care và virus dịch tả trâu bò, của J.M Dams. Pgoret
đã mở rộng ra được nhiều triển vọng cho việc phòng bệnh Care bằng cách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
dùng virus dịch tả trâu bò và virus sởi theo nghiên cứu của Merchant trong
giai đoạn 1961 – 1969.
Hiện nay bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, không những xảy ra ở chó nuôi
mà còn ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Người ta cho rằng những chó mắc
bệnh Care nhưng không biểu hiện triệu chứng rõ ràng đã trở thành mối đe dọa
nghiêm trọng cho việc bảo tồn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Qua thống kê
các nghiên cứu cho thấy, bệnh Care góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng của
chồn chân đen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong định kỳ của chó
hoang dã châu Phi (Assessment, 2005). Năm 1991, bệnh xảy ra trên quần thể sư
tử Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số lượng toàn đàn (Timothy và cs, 2009).
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Care trong nước
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện từ năm 1920. Cho đến nay, bệnh xảy ra
ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao (Lê Thị
Tài, 2006). Ở nước ta, bệnh Care cũng được nhiều nhà thú y quan tâm. Các
nghiên cứu của họ nhận thấy chó mắc bệnh Care sẽ xuất hiện các triệu chứng
đặc trưng: sốt, viêm phổi, viêm ruột và các nốt sài ở vùng da mỏng. Cuối thời kỳ
của bệnh thường có triệu chứng thần kinh. Sự kế phát của vi khuẩn ký sinh sẵn
có ở đường tiêu hóa, hô hấp thường làm cho bệnh trầm trọng thêm. Bệnh thường
thể hiện ở hai dạng: viêm phổi và viêm ruột. Khi mắc bệnh Care con vật có biểu
hiện sốt rất cao trên 40
0
C. Tất cả các giống và lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh
Care tuy nhiên giống chó ngoại và chó non thì mẫn cảm hơn…( Tô Du và Xuân
Giao, 2006). Nguyễn Thị Lan và cs đã nghiên cứu thành công đặc tính sinh trưởng
cụ thể của một số chủng CDV trên dòng tế bào Vero có gắn receptor tương ứng với
virus Care (Vero-DogSLAMtag hay Vero-DST). Qua đó tác giả cũng chỉ ra tế bào
Vero-DST là dòng tế bào thích hợp có thể sử dụng để phân lập và xác định hiệu giá
virus (Lan et al., 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Như vậy các công trình nghiên cứu ở nước ta mới cho thấy cái nhìn tổng
quát về bệnh, còn những nghiên cứu về gen và trình tự đoạn gen của virus Care
gây bệnh trên chó rất ít.
2.2. Căn bệnh học
2.2.1. Phân loại virus gây bệnh Care
Canine Distemper Virus là một thành viên của giống Morbillivirus, thuộc
họ Paramixoviridae. Các thành viên khác của giống Morbillivirus như virus gây
bệnh sởi trên người (MV), virus dịch tả trâu bò (RPV), virus gây bệnh trên động
vật nhai lại nhỏ (PPRV), virus gây bệnh trên động vật có vú dưới nước (cá heo, hải
cẩu) (Griffin, 2001; Murphy, 1999). Virus Care cũng gây bệnh ở động vật hoang
dã ăn thịt và hổ (Appel and Summer, 1995; Frolich et al., 2000; Martella et al.,
2002).
Morbillivirus là một virus tương đối lớn (đường kính 150 – 250nm) với
cấu trúc xoắn ốc, chúng có một lớp vỏ lipoprotein (Kennedy et al, 1989).
Mặc dù có những sự khác biệt nhỏ về kháng nguyên giữa các chủng CDV
khác nhau nhưng nó thường được chấp nhận là chỉ có một serotype. Tuy nhiên,
có sự khác biệt đáng kể về khả năng gây bệnh của các chủng virus phân lập và
các type ở các khu vực địa lý khác nhau đã được nói tới. Các type của CDV bao
gồm: Asia 1 (Nhật Bản, Trung Quốc), Asia 2 (chỉ có ở Nhật Bản), Bắc Cực,
động vật hoang dã châu Âu, USA 1 và 2, CDV cổ điển (Onderstepoort, Convac,
Rockborne và Snyder Hill) (Haas et al., 1997; 1999; Harder and Osterhaus,
1997; Martella et al., 2006; 2007; Yoshida et al, 1998). Bên cạnh đó, dựa
trên trình tự nucleotide của đoạn gen mã hóa cho protein H, người ta đã
chia ra thành 5 type virus lớn được phân lập từ những vùng địa lý khác
nhau: type Châu Âu, cổ điển (Classic type), Asia 1, Asia 2 và USA (Lan NT
et al., 2006)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
2.2.2. Hình thái của virus Care
Hình thái virus quan sát được thấy dưới kính hiển vi điện tử có hình vòng
tròn, hình bán nguyệt do các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn này có
đường kính đo được 115nm đến 230nm. Màng cuộn kép có độ dày 75 đến 85A
o
với bề mặt phủ các sợi xoắn ốc từ bên trong ra (Kennedy et al, 1989).
Hình 2.1. Mô hình cấu trúc của virus Care
2.2.3. Cấu trúc của virus Care
Nucleocapside chứa một sợi đơn RNA không phân đoạn gồm khoảng
15.690 nucleotide mã hóa cho 1 protein không cấu trúc (C) và 6 protein cấu
trúc gồm: large protein (L), haemagglutinin (H), phosphoprotein (P),
nucleocapsid protein (N), fusion protein (F) và matrix protein (M) (Diallo,
1990).
Protein không cấu trúc (C) được mã hóa từ một khung đọc mở khác ở gen
P (Lamb and Kolakofsky, 2001). Chức năng của protein C chưa được xác định
rõ ràng.
N: Nucleocapsid, khối lượng phân tử 58 kDa bao quanh và bảo vệ cho hệ
gen của virus. Protein này rất nhạy cảm với những chất phân giải protein.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
P: Phosphoprotein, khối lượng phân tử 54,9 - 66 kDa, nhạy cảm với những
yếu tố phân giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép của RNA (Sidhu
et al, 1993).
M: Matrix, khối lượng phân tử 34 - 39 kDa, đóng vai trò quan trọng trong sự
trưởng thành của virus và nối nucleocapsid với những protein vỏ bọc.
F: Fusion là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, khối lượng phân tử 59 –
62 kDa, đóng vai trò trong sự kết hợp virus với thụ thể màng tế bào, dẫn đến kết
hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào).
H: Protein ngưng kết hồng cầu (Haemagglutinin) hay yếu tố kết dính, là
glycoprotein thứ hai của vỏ bọc, khối lượng phân tử 76 – 80 kDa, đóng vai trò
gắn virus vào tế bào đích. Ở virus Care, protein này không hấp phụ hồng cầu
cũng không ngưng kết hồng cầu.
L: Large protein có khối lượng phân tử lớn 180 - 200 kDa, do có kích
thước lớn, nó thể hiện phần lớn các hoạt động của RNA polymerase (Diallo,
1990).
2.2.4. Sức ñề kháng của virus Care
Virus Care là một virus không ổn định và nhạy cảm với nhiệt độ, tia UV,
dung môi hòa tan lipid, chất tẩy rửa và chất ôxy hóa (Grone và et al, 1998) mặc
dù nó có vỏ bọc protein chống lại sự vô hoạt của các tác nhân bên ngoài.
Năm 1954, Celiker và Gillespie dùng virus Care đã thích nghi trên môi trường
phôi trứng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính cảm nhiễm của virus
và tác giả đã nhận thấy: Virus Care cực kỳ mẫn cảm với sức nóng. Virus bị phá hủy
ở 50 - 60
0
C trong 30 phút. Trong mô cô lập nó tồn tại được ít nhất một giờ ở 37
0
C và
3 giờ ở 20
0
C (nhiệt độ phòng). Thời tiết ấm áp virus không thể tồn tại lâu trong
chuồng nuôi chó sau khi chó bị bệnh được chuyển đi.
Thời gian sống và duy trì độc lực của virus sẽ lớn hơn trong điều kiện nhiệt
độ lạnh. Ở nhiệt độ dưới 0
0
C, nó có thể tồn tại trong môi trường vài ngày nếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
được bảo vệ bởi các vật liệu hữu cơ (Greene và Appel, 2006). Dưới nhiệt độ
đóng băng virus được ổn định. Virus tồn tại được ở nhiệt độ -65
0
C ít nhất là 7
năm. Việc bảo quản virus ở dạng đông khô có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo
quản giống virus, sản xuất vacxin và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Độ pH: virus ổn định ở pH = 4,5 – 9.
Vỏ bọc của virus rất mẫn cảm với ete, chloroform, fomalin loãng (<0.5%),
phenol (75%). Do vậy, khi dùng những chất này để tiêu độc chuồng nuôi mang
lại hiệu quả cao.
2.2.5. Cơ chế sinh bệnh
Virus gây bệnh Care là virus gây nhiễm hướng mô lympho niêm mạc và
mô thần kinh. Đầu tiên, virus nhân lên ở mô lympho của hệ hô hấp. Sau đó virus
nhiễm vào các dịch bạch huyết rồi vào máu gây bại huyết. Virus tác động đến
nội mạc mạch máu và gây sốt, sốt kéo dài từ 1 - 2 ngày. Virus theo máu vào hệ
hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thần kinh trung ương cũng như dây
thần kinh thị giác. Virus tấn công vào hệ bạch huyết (hệ thống phòng vệ quan
trongjcuar cơ thể) đã làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện
cho các vi khuẩn như: Staphylococcus, Bronchisepticum, Salmonella, gây
bệnh. Ít ngày sau, cơn sốt thứ 2 xuất hiện, biểu hiện trầm trọng hơn do các
nhiễm trùng nặng trong phủ tạng.
Theo Carter và cs, 1992, trong quá trình phơi nhiễm tự nhiên, CDV lây lan
qua đường khí dung vào biểu mô đường hô hấp trên. Trong 24 giờ nó sẽ nhân
lên trong đại thực bào và lan rộng ra nhờ hệ lympho cục bộ đến hạch amidal và
các hạch lympho phế quản. Sau 2 - 4 ngày số lượng virus tăng ở hạch amidal và
hạch sau hầu, hạch lympho khí quản. Nhưng chỉ có một số ít tế bào đơn nhân bị
nhiễm CDV. Sau 4 - 6 ngày virus nhân lên trong tế bào lympho ở lách, biểu mô
dạ dày và ruột non, màng treo ruột và trong tế bào Kuffer ở gan. Sự lây lan của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
virus trong các hệ lympho là nguyên nhân gây pha sốt đầu tiên và virus đã phá
huỷ các tế bào lympho (lympho B, lympho T) dẫn tới chứng giảm bạch cầu.
Ngày thứ 8 và 9 sau khi nhiễm, virus theo máu tới thần kinh trung ương,
chó có biểu hiện thần kinh hay không, phụ thuộc vào miễn dịch dịch thể và miễn
dịch tế bào. Quá trình bài thải ra ngoài bắt đầu khi virus có mặt ở biểu mô và
thông qua chất bài tiết của cơ thể thậm chí khi chó chỉ mắc bệnh nhẹ.
Ngày thứ 14 sau nhiễm, với chó có hàm lượng kháng thể cao và tế bào T
độc sẽ giúp loại bỏ virus khỏi cơ thể chó vì vậy chó sẽ không có triệu chứng
lâm sàng. Kháng thể IgG-CDV sẽ trung hoà hết CDV và ức chế lây lan của
CDV giữa các tế bào.
Với chó có khả năng đáp ứng miễn dịch bị suy giảm thì lượng kháng thể sẽ
giảm sau 9 - 14 ngày sau nhiễm, sau đó virus sẽ lây lan tới các biểu mô làm cho
chó có các biểu hiện lâm sàng. Các triệu chứng này có thể sẽ bị loại bỏ khi hàm
lượng kháng thể tăng trở lại. Tuy nhiên, thời gian khỏe mạnh của chó không kéo
dài lâu khi virus xâm nhập vào mô thần kinh và da như da bàn chân. Sự hồi
phục của các chó sau khi bị nhiễm sẽ có miễn dịch lâu dài. Khi phơi nhiễm lại
với virus độc lực cao, số lượng lớn các chó này ở trong tình trạng stress.
Với chó có sức đề kháng kém, từ ngày 9 - 14 sau nhiễm, virus sẽ lan tràn
trong các mô kể cả da, tuyến nội, ngoại tiết, trong mô dạ dày, ruột, đường hô
hấp, niệu quản. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường nặng và virus tồn tại lâu
dài trong các mô tới khi con bệnh chết. Trình tự lây lan của virus phụ thuộc vào
chủng virus và có thể ngừng lại sau 1 - 2 tuần.
Nghiên cứu về huyết thanh học cho thấy, chỉ có những chó tạo ra được
kháng thể kháng vỏ của virus mới có khả năng tránh được virus tồn tại trong cơ
thể và đặc biệt là ở hệ thần kinh trung ương. Hậu quả của nhiễm trùng thần kinh
trung ương phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể IgG trong tuần hoàn do kháng
nguyên H-glyco tạo nên. Các chó mắc bệnh mà kế phát vi khuẩn thì thường có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
các biểu hiện khác nhau ở thần kinh trung ương và gây nên các biến chứng khác
ở đường hô hấp, tiêu hoá.
2.3. Dịch tễ học
2.3.1. Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên tất cả các giống chó đều cảm thụ với virus Care, nhưng
chó ngoại mẫn cảm hơn chó nội (Trần Thanh Phong, 1996). Virus Care cũng
gây bệnh ở động vật hoang dã ăn thịt (Appel và cs, 1995; Frolich và cs, 2000;
Martella và cs, 2002). Năm 1987, người ta phát hiện virus Care ở hải cẩu
(Phocasibirica) ở hồ Baikal Sibero những chủng này lần lượt được đặt tên PDV1
và PDV2 (Phocin Distemper virus). Năm 2006, người ta thấy bệnh Care trên khỉ
nâu châu Âu nuôi trong trại Quảng Đông Trung Quốc. Qua phân tích trình tự axit
amin của virus tại thực địa cho thấy đây là chủng virus cường độc (Wei Qiu và cs,
2011)
Trong phòng thí nghiệm, có thể gây bệnh cho chó con và chồn. Ngoài ra,
có thể dùng chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ để gây nhiễm.
2.3.2. Lứa tuổi mắc bệnh
Trong tự nhiên, hầu hết bệnh xảy ra ở chó từ 2 đến 12 tháng tuổi, nhiều
nhất là chó từ 3 đến 6 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chó 6 tháng tuổi
dễ mắc bệnh Care hơn chó 3 tháng tuổi có thể là do chó 3 tháng tuổi vẫn còn
miễn dịch thụ động nhận được từ chó mẹ qua sữa đầu (Hồ Đình Chúc và cs,
1993; Simpson và cs, 1994). Người ta cũng đã ghi nhận virus Care gây bệnh với
biểu hiện viêm não trên chó lớn tuổi theo nghiên cứu của Merchant và cs trong
giai đoạn 1961 – 1969.
2.3.3. Mùa vụ thường xảy ra bệnh
Tô Du và Xuân Giao (2006), khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh Care cho
rằng tất cả các loài chó đều cảm thụ bệnh, nhưng mẫn cảm hơn là chó lai, chó
cảnh, chó nội ít mẫn cảm hơn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng xuất hiện nhiều khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
có sự thay đổi thời tiết đặc biệt là những ngày mưa, độ ẩm cao. Ở Việt Nam, bệnh
thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ xuân sang hè.
2.4. Truyền nhiễm học
2.4.1. Chất chứa virus
Trong cơ thể chó mắc bệnh Care, virus thường có trong máu, phủ tạng,
các chất bài tiết, đặc biệt nước tiểu thường xuyên có virus. Các cơ quan tập
trung nhiều virus ở chó mắc Care như: não, lách, phổi, hạch lympho, tuỷ xương
theo nghiên cứu của Lan và cs (2005).
2.4.2. ðường xâm nhập và phương thức lây lan
Chó mắc bệnh bài xuất virus qua các chất bài tiết của cơ thể như phân,
nước tiểu, nước mũi, các dịch tiết… và khuếch tán vào không khí trong các giọt
nước nhỏ. Từ đó, virus dễ dàng xâm nhập vào thức ăn, nước uống. Bệnh Care có
tính chất lây lan rất cao, các chó tiếp xúc trực tiếp với chó mắc bệnh, với chất
bài tiết chứa virus hay thông qua thức ăn, nước uống có nhiều mầm bệnh thì dễ
mắc bệnh. Đặc biệt, virus còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua da (Nguyễn Vĩnh
Phước và cs, 1978).
Mặc dù virus được bài tiết ra ngoài môi trường qua hầu hết những dịch
tiết của cơ thể nhưng ít khi tìm thấy virus trong nước tiểu của chó bệnh. Theo
Hồ Đình Chúc (1993) dịch tiết ở đường hô hấp do chó mắc bệnh ho bắn ra có
thể gây bệnh cho các con chó khác.
Trong phòng thí nghiệm, có thể đưa virus vào cơ thể của động vật thử
nghiệm theo con đường tiêm, uống, bôi vào niêm mạc mũi đều gây được bệnh.
2.4.3. Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết
Thời kỳ ủ bệnh Care thường là 3 - 6 ngày (dài nhất là 17 - 21 ngày) và có
thể kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng. Chó phát bệnh thường chết với tỷ lệ chết
50 - 80%, thậm chí lên đến 100% nếu không điều trị kịp thời (Hồ Đình Chúc,
1993). Khi chó mắc các bệnh kế phát như parvovirus, viêm gan truyền nhiễm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
làm cho tỷ lệ chết càng cao (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004; Tô Du và
Xuân Giao, 2006).
2.5. Triệu chứng bệnh tích
2.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Theo Greene và Appel (1987), biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng phụ
thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng và độc lực của mầm bệnh.
Sốt thường xảy ra từ 3 đến 6 ngày sau khi chó nhiễm virus Care. Thời kỳ
nung bệnh cho tới khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh Care
cấp tính thường từ 14 đến 18 ngày. Sau khi nhiễm bệnh, một cơn sốt ngắn xảy
ra từ ngày thứ 4 tới ngày thứ 7 nhưng không có triệu chứng rõ rệt của bệnh Care.
Thân nhiệt trở lại bình thường sau đó từ ngày 7 đến ngày 14, sau đó thân nhiệt
lại tăng cao kèm theo viêm kết mạc và viêm mũi. Tiếp theo là ho, ỉa chảy, nôn
mửa, biếng ăn, mất nước và giảm cân với sự suy nhược thường quan sát thấy ở
chó mắc bệnh Care cấp tính. Dịch mũi và nước mắt chảy ra có mủ nhày. Viêm
phổi thường do bội nhiễm vi khuẩn. Da bị phát ban có thể viêm mủ ở vùng da
bụng. Triệu chứng viêm não cấp tính có thể có những biểu hiện khác nhau: sự co
thắt cơ vân theo nhịp (Myolonus), cơ vân bị vặn không theo ý muốn, thể hiện
như dạng nhai kẹo cao su, vận động không điều hòa và không phối hợp với
nhau. Phản ứng sợ hãi và mù là những triệu chứng thường thấy trong bệnh Care
cấp tính.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007), chó mắc bệnh Care đầu tiên xuất hiện các
triệu chứng như: mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, không thích vận động, chảy nước mắt,
nước mũi, nôn mửa; sau đó sốt, nhịp thở tăng, thân nhiệt lên đến 40 – 41,5
0
C
kéo dài từ 24 – 26 giở rồi thân nhiệt giảm xuống 38,5 - 39,5
0
C. Lúc này chó ăn
ít, mệt mỏi. 3 - 4 ngày sau xuất hiện cơn sốt thứ hai. Đó là do sự bội nhiễm của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
các vi khuẩn kế phát. Cơn sốt kéo dài 3 - 4 ngày. Lúc này chó bắt đầu thể hiện
các triệu chứng ở đường hô hấp, tiêu hoá, da và thần kinh.
- Triệu chứng ở đường tiêu hoá:
Do viêm cata ở niêm mạc dạ dày và ruột non nên con vật khát, nôn mửa
rồi ỉa chảy, lúc đầu phân loãng, có bọt sau đó có lẫn máu, phân có màu cà phê
nhạt. Trường hợp nặng, phân có thể lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra làm
phân có mùi tanh khắm rất khó chịu. Chó thường bị viêm niêm mạc miệng và
hạch amidal.
Nôn là triệu chứng thường gặp của bệnh Care. Nôn thường xuất hiện sớm,
lúc đầu nôn ra thức ăn sau đó nôn khan hoặc nôn ra bọt có màu vàng.
- Triệu chứng đường hô hấp:
Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó thở,
nhịp thở tăng rõ, nghe phổi có tiếng ran ướt. Con vật chảy nhiều nước mũi lúc
đầu loãng, sau đặc dần, đôi khi có mủ xanh hoặc máu đen. Chó bị ho, lúc đầu ho
khan, sau ho ướt, chó thở gấp, thè lưỡi ra để thở.
Ngoài ra, chó bệnh thường xuyên có viêm mắt, chảy nước mắt. Lúc đầu
nước mắt trong, sau đặc dần như mủ, chó bị đục, loét giác mạc.
- Triệu chứng trên da:
Đặc trưng là sự xuất hiện các nốt sài ở bụng, bẹn, ngực, phía trong đùi.
Đầu tiên, ở các vị trí da trên nổi những nốt chấm đỏ, những chấm đỏ đó biến
thành những nốt sài to bằng hạt đỗ xanh, hạt gạo, lúc đầu đỏ sau bội nhiễm vi
khuẩn nên mềm ra, có mủ, khi vỡ làm lông bết lại, hôi hám. Các nốt sài có thể
vỡ ra hoặc không vỡ ra rồi hình thành vảy, bong đi, để lại một vết thương nhanh
chóng lành và không hình thành sẹo.
Sau khi bị bệnh 10 - 15 ngày, ở 80 - 90% số con bị bệnh, da ở gan bàn
chân tăng sinh dày lên, có khi bị nứt ra làm cho chó đi khập khiễng.
- Triệu chứng thần kinh:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
Quá trình tiến triển, con vật có thể thể hiện các triệu chứng thần kinh như ủ
rủ, buồn rầu hoặc hung dữ sau đó là các cơn co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi, tai,
chân hoặc toàn thân, cuối cùng là liệt. Con vật loạng choạng, đứng lên, ngã
xuống, đâm sầm vào tường, sùi bọt mép. Cuối cùng chó nằm bệt, loạn nhịp tim,
thân nhiệt hạ và chết. Tỷ lệ chết có thể tới 60%, bệnh kéo dài 2- 5 tuần. Những
con lành bệnh thường có di chứng gầy còm, đi xiêu vẹo, mù và điếc…
2.5.2. Bệnh tích
Theo Appel và Summer (1995), bệnh tích đại thể có thể gặp bao gồm sừng
hoá da ở mõm và gan bàn chân. Tuỳ theo mức độ kế phát các loại vi khuẩn mà
có thể thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột hay mụn mủ ở da
Bệnh tích đường tiêu hóa: viêm cata niêm mạc ruột, loét ruột, đám hạch
lympho màng treo ruột sưng, gan thoái hóa mỡ.
Đường hô hấp: viêm niêm mạc mũi, thanh quản, khí quản, viêm phổi, có
mụn mủ trong phổi, có khi mụn vỡ ra gây viêm phế mạc.
Thần kinh: viêm não, não tụ máu, các tế bào thần kinh bị hoại tử.
Tế bào thượng bì đường hô hấp, tiết niệu, lưỡi, mắt, hạch và tuyến nước bọt
có thể tìm thấy tiểu thể Lenst trong nguyên sinh chất tế bào.
Theo Carter và cs, (1992), chó mẹ có thai thời kỳ cuối mắc bệnh thì chó
con sau khi sinh thường xuất hiện triệu chứng toàn thân, tổn thương đường hô
hấp trên, viêm mũi, viêm nhánh khí phế quản, viêm kết mạc mắt. Chó con sơ
sinh được sinh ra từ những chó mẹ chưa có kháng thể CDV mà bị nhiễm thì
thường bị teo tuyến ức, viêm phổi hoặc viêm ruột thể cata.
Biểu hiện sừng hoá lớp da ở mũi, bàn chân thường thấy ở chó có triệu
chứng thần kinh. Tổn thương nhẹ trung khu thần kinh, hiếm gặp sung huyết
màng não, trong buồng não và tăng áp lực hệ thần kinh trung ương do phù não.
Suy giảm tế bào lympho là bệnh tích điển hình ở chó có triệu chứng toàn
thân. Viêm kẽ phổi lan toả mà đặc trưng là sự dày lên của vách phế nang và sự