BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ðẶNG VĂN HIỆP
XÁC ðỊNH TYPE VIRUS GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
(LMLM) TRÊN LỢN. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ðẾN QUÁ TRÌNH PHÁT SINH
VÀ LÂY LAN BỆNH LMLM Ở LỢN TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: TS. TRỊNH ðÌNH THÂU
2: PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN
HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014
Học viên
ðặng Văn Hiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng hết mình của bản
thân, tôi luôn nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy giáo, cô giáo và bạn
bè ñồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ cuả các
giảng viên khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã giảng dạy tôi trong
suốt thời gian học tập tại Học viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy TS. Trịnh ðình Thâu - Trưởng
khoa Thú y và cô PGS.TS Nguyễn Thị Lan – Phó Trưởng khoa Thú y ñã tận tình
giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến Lãnh ñạo và cán bộ Trạm thú y
Tĩnh Gia, Phòng Dịch tễ Chi cục thú y Thanh Hoá, Phòng Dịch tễ Cơ quan thú y
Vùng III, Trạm Chẩn ñoán xét nghiệm Cơ quan thú y Vùng III và các bạn ñồng
nghiệp ñã giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia ñình ñã luôn giúp ñỡ, ñộng
viên tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014
Học viên
ðặng Văn Hiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích của ñề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Bệnh lở mồm long móng 4
1.1.1 ðịnh nghĩa, hình thái, cấu tạo, phân loại virus LMLM 4
1.1.2 Sức ñề kháng và khả năng gây bệnh 8
1.1.3 ðường xâm nhập và cơ chế gây bệnh của virus 9
1.1.4 Triệu chứng, bệnh tích 12
1.1.5 Dịch tễ học 14
1.2 Cơ sở phân loại virus LMLM, chẩn ñoán bằng phản ứng ELISA 17
1.2.1 Cơ sở phân loại virus LMLM 17
1.2.2 Xác ñịnh type virus LMLM bằng phương pháp ELISA 17
1.3 Yếu tố nguy cơ 19
1.3.1 Khái niệm 20
1.3.2 Phương pháp xác ñịnh yếu tố nguy cơ 20
1.3.3 Tỷ số chênh OR (Odd Ratio) và nghiên cứu (ñiều tra) hồi cứu 20
1.4 Tình hình dịch bệnh LMLM 21
1.4.1 Trên thế giới 21
1.4.2 Tại Việt Nam 24
Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 30
2.1 Nội dung nghiên cứu 30
2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn và tình hình dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện
Tĩnh Gia và tỉnh Thanh Hóa năm 2013 30
2.2.2 Xác ñịnh type virus gây bệnh LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 30
2.2.3 ðánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh LMLM ở lợn
trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia năm 2013 34
2.2.4 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Tình hình chăn nuôi và tình hình dịch LMLM ở lợn tại Thanh Hóa
năm 2013. 36
3.2 Tình hình chăn nuôi lợn và tình hình dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện
Tĩnh Gia năm 2013 38
3.2.1 ðiều kiện tự nhiên của Tĩnh Gia 38
3.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn tại Tĩnh Gia năm 2013 38
3.2.3 Chăn nuôi lợn tại xã Hải Ninh, Triêu Dương, Tân Dân, Hải Lĩnh của
huyện Tĩnh Gia năm 2013 42
3.2.4 ðặc ñiểm dịch tễ của bệnh LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 43
3.3 Kết quả xác ñịnh type virus LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 51
3.4 Yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và lây lan dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện
Tĩnh Gia năm 2013 52
3.4.1 ðường giao thông chính 53
3.4.2 Chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống 54
3.4.3 Không tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác 56
3.4.4 Nguồn gốc con giống không rõ ràng 57
3.4.5 Không sử dụng thuốc sát trùng vệ sinh tiêu ñộc ñịnh kỳ 59
3.4.6 Sử dụng nước ao hồ công cộng ñể chăn nuôi lợn 60
3.4.7 Bán chạy lợn khi ñang có dịch 62
3.5 Một số giải pháp phòng chống dịch bệnh LMLM của ñịa phương 63
3.5.1 Các giải pháp hành chính 64
3.5.2 Các giải pháp chuyên môn 64
3.5.3 Các biện pháp kỹ thuật 65
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 71
Kết luận 71
ðề nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết ñầy ñủ
ARN Axit ribonucleic
CI Confident interval
ELISA Enzyme linked immuno-sorbent assay
FMDV Foot and Mouth Disease Virus
LMLM Lở mồm long móng
OD Optical Density
OR Odd Ratio
P P-value
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VSTð Vệ sinh tiêu ñộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình dịch LMLM ở lợn tại Thanh Hóa năm 2013 37
Bảng 3.2 Tổng ñàn lợn tại Tĩnh Gia năm 2013 40
Bảng 3.3 Quy mô chăn nuôi lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia năm 2013 41
Bảng 3.4 Số lợn/hộ chăn nuôi tại xã Hải Ninh, Triêu Dương, Tân Dân, Hải Lĩnh
của Tĩnh Gia năm 2013 42
Bảng 3.5 Tình hình bệnh LMLM ở lợn tại 4 xã của huyện Tĩnh Gia năm 2013 49
Bảng 3.6 Tình hình bệnh LMLM theo các loại lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 50
Bảng 3.7 Kết quả xác ñịnh type virus LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 52
Bảng 3.8 Kết quả ñiều tra về mối liên hệ giữa yếu tố ñường giao thông chính và số
hộ chăn nuôi có dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia năm 2013 53
Bảng 3.9 Kết quả ñiều tra về mối liên hệ giữa yếu tố gần chợ buôn bán gia súc, gia
cầm sống và số hộ chăn nuôi có dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 55
Bảng 3.10 Kết quả ñiều tra về mối liên hệ giữa việc không tiêm phòng các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm khác và số hộ chăn nuôi có dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn
huyện Tĩnh Gia năm 2013 56
Bảng 3.11 Kết quả ñiều tra về mối liên hệ giữa việc sử dụng nguồn gốc con giống
không rõ ràng và số hộ chăn nuôi có dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 58
Bảng 3.12 Kết quả ñiều tra về mối liên hệ giữa việc không sử dụng thuốc sát trùng
ñể VSTð ñịnh kỳ và số hộ chăn nuôi có dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh
Gia năm 2013 59
Bảng 3.13 Kết quả ñiều tra về mối liên hệ giữa việc sử dụng nước ao hồ công cộng
và số hộ chăn nuôi có dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia năm 2013 61
Bảng 3.14 Kết quả ñiều tra về mối liên hệ giữa việc bán chạy lợn khi có dịch và số
hộ chăn nuôi có dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia năm 2013 62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh cấu trúc virus LMLM 5
Hình 1.2 Hình ảnh bệnh tích “tim vằn hổ” ở lợn mắc bệnh LMLM 14
Hình 1.3 Sự lưu hành theo ñặc ñiểm của virus LMLM thành các vùng trên Thế giới
từ 2010 – 2013 22
Hình 1.4 Bản ñồ phân bố dịch LMLM tại Việt Nam giai ñoạn 2006 - 2012 28
Hình 1.5 Sự phân bố dịch bệnh LMLM theo thời gian ở Việt Nam giữa các năm 28
Hình 2.1. Sơ ñồ ñĩa phản ứng ELISA phát hiện kháng nguyên 32
Hình 3.1 Biểu ñồ thể hiện số lợn/ hộ chăn nuôi tại Hải Ninh, Triêu Dương, Tân Dân,
Hải Lĩnh 42
Hình 3.2 Tình hình dịch LMLM ở lợn theo thời gian trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 43
Hình 3.3 Biểu ñồ thể hiện số xã có dịch LMLM theo thời gian trên ñịa bàn huyện
Tĩnh Gia năm 2013 45
Hình 3.4 Biểu ñồ thể hiện số hộ có lợn mắc bệnh LMLM theo ngày trên ñịa bàn
huyện Tĩnh Gia năm 2013 46
Hình 3.5 Bản ñồ phân bố số xã có dịch LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia
năm 2013 48
Hình 3.6 Tỷ lệ (%) mắc bệnh LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia năm 201349
Hình 3.7 Biểu ñồ tỷ lệ mắc bệnh LMLM trên các loại lợn trên ñịa bàn huyện
Tĩnh Gia năm 2013 51
Hình 3.8 Kết quả phân tích nguy cơ gần ñường giao thông chính 54
Hình 3.9 Kết quả phân tích nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh LMLM từ việc
chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống 55
Hình 3.10 Kết quả phân tích nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh LMLM từ việc
không tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác 57
Hình 3.11 Kết quả phân tích nguy cơ phát sinh và lây lan dịch từ việc sử dụng con
giống có nguồn gốc không rõ ràng 59
Hình 3.12 Kết quả phân tích nguy cơ phát sinh và lây lan dịch LMLM từ việc không
sử dụng thuốc sát trùng ñể VSTð ñịnh kỳ 60
Hình 3.13 Kết quả phân tích nguy cơ phát sinh và lây lan dịch từ việc sử dụng nước
ao hồ công cộng ñể chăn nuôi lợn 61
Hình 3.14 Kết quả phân tích nguy cơ phát sinh và lây lan dịch từ việc bán chạy lợn
khi ñang có dịch 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi ñang ngày càng phát triển
mạnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. ðặc biệt, chăn
nuôi lợn ñã có nhiều thay ñổi ñáng kể, ñáp ứng ñược phần lớn nhu cầu về thực
phẩm cho người dân. Sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn cung cấp nguồn thực
phẩm chủ yếu cho nhân loại. Ở nhiều nước trên thế giới, mức tiêu thụ thịt lợn
tính trên ñầu người chiếm tỷ lệ cao so với các loại thịt khác. Ở Việt Nam, tỷ lệ
thịt lợn hơi tính theo ñầu người chiếm 72,94% trên tổng số các loại thịt ñược tiêu
thụ hàng năm. Theo Tổng cục thống kê năm 2013: tổng ñàn lợn là 26,3 triệu con.
Chăn nuôi lợn ñã trở thành nguồn thu nhập quan trọng ñối với các hộ nông dân
và là một trong những nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp nước ta.
Cùng với sự phát triển của chăn nuôi thì lưu lượng vận chuyển ñộng vật và
sản phẩm ñộng vật ngày càng lớn, kèm theo ñó là sự gia tăng về tình hình dịch
bệnh. ðã có rất nhiều bệnh du nhập vào nước ta theo con ñường lưu thông, vận
chuyển trong ñó có bệnh LMLM (Foot and Mouth Disease, FMD) là một trong
những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ñộng vật guốc chẵn như trâu, bò, lợn,
dê, cừu và những loài ñộng vật hoang dã. Bệnh có tính lây lan nhanh trên diện
rộng, nên Tổ chức Dịch tễ Thế giới ñã xếp vào danh mục bảng A của bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở ñộng vật. Virus gây bệnh LMLM thuộc họ
Picornaviridae ñược chia thành 7 type huyết thanh và có hơn 70 subtype theo
cách phân loại kinh ñiển, giữa các type không có miễn dịch chéo cho nhau.
Thiệt hại kinh tế do bệnh LMLM gây ra là rất lớn: chi phí tiêu hủy gia súc
bệnh bình quân một năm ước tính khoảng 10 tỷ ñồng (khoảng 10.000 con gia
súc/năm, chủ yếu là lợn). Hàng năm chi phí cho Chương trình quốc gia phòng
chống LMLM khoảng 120 tỷ. Các ñịa phương phải chi hàng chục tỷ ñồng/năm
cho các hoạt ñộng phòng chống dịch. Ngoài ra, bệnh LMLM còn làm ảnh hưởng
tới một số hợp ñồng xuất khẩu của Việt Nam (Cục Thú y, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
Những năm gần ñây, bệnh LMLM thường xuyên xảy ra trên ñàn gia súc
của tỉnh Thanh Hoá. Năm 2012, dịch LMLM ñã xảy ra trên ñàn trâu, bò, lợn 15 hộ
tại 8 xã Liên Lộc, Quang Lộc, Cầu Lộc, Mỹ Lộc, Hoa Lộc, Hoà Lộc huyện Hậu
Lộc; xã ðịnh Thành huyện Yên ðịnh; xã Cẩm Bình huyện Cẩm Thuỷ làm 153 con
lợn, 02 con bò mắc bệnh và buộc phải tiêu huỷ 139 con lợn. Năm 2013 dịch
LMLM xảy ra trên ñàn gia súc thuộc 26 xã của 09 huyện Vĩnh Lộc, Hậu Lộc,
Thành phố Thanh Hoá, Như Thanh, Thạch Thành, Hoằng Hoá, Tĩnh Gia, Nông
Cống, Như Xuân làm 742 con gia súc mắc bệnh (332 con trâu, bò và 410 con
lợn). ðáng lưu ý, năm 2013 có số lượng lợn mắc bệnh LMLM tăng cao và huyện
Tĩnh Gia có số lượng lợn bị bệnh LMLM là cao nhất tỉnh (Chi cục thú y
Thanh Hoá, 2014).
Tĩnh Gia là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp
tỉnh Nghệ An, phía ðông giáp biển, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phía
Tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh. Tuyến quốc lộ 1A chạy qua
giúp cho mạng lưới giao thông thuận lợi, việc vận chuyển và buôn bán ñược lưu
thông. Bên cạnh ñó, quy mô chăn nuôi trang trại chiếm số ít, hầu hết là chăn
nuôi nông hộ mang tính tự cung tự cấp, con giống không rõ nguồn gốc…, không
ñảm bảo an toàn sinh học trong công tác chăn nuôi thú y ñã dẫn ñến những khó
khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh. ðây cũng chính là các yếu tố gây bất
lợi, làm dịch bệnh phát sinh và lây lan mạnh, ñặc biệt là bệnh LMLM ở lợn.
Do vậy, việc giám sát tình hình bệnh LMLM ở lợn và ñánh giá các yếu tố
nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch tại huyện Tĩnh Gia có ý nghĩa quan trọng
trong công tác phòng chống dịch bệnh không chỉ trên ñịa bàn tỉnh Thanh Hóa nói
riêng mà còn có ý nghĩa ñối với ngành chăn nuôi và công tác thú y của nước ta
nói chung.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Xác
ñịnh type virus gây bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn. Nghiên cứu
một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến quá trình phát sinh và lây lan bệnh
LMLM ở lợn trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
2. Mục ñích của ñề tài
- Nắm ñược tình hình chăn nuôi và tình hình dịch LMLM ở lợn tại Thanh
Hóa năm 2013.
- Nắm ñược tình hình chăn nuôi và tình hình bệnh LMLM ở lợn trên ñịa
bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa năm 2013.
- Xác ñịnh ñược type virus gây bệnh LMLM ở lợn trên ñịa bàn 2 xã: Hải
Ninh, Tân Dân của huyện Tĩnh Gia năm 2013.
- ðánh giá ñược các yếu tố nguy cơ gây bệnh LMLM tại 4 xã: Hải Ninh,
Triêu Dương, Tân Dân, Hải Lĩnh của huyện Tĩnh Gia năm 2013.
3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể, cùng những luận chứng về tình hình
mắc bệnh LMLM và các yếu tố nguy cơ gây bệnh trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hoá năm 2013. Từ kết quả nghiên cứu của ñề tài này có thể ñược sử
dụng ñể ñịnh hướng cho các nghiên cứu sau này và giúp cho việc xây dựng các
chương trình khống chế bệnh LMLM trên ñịa bàn huyện Tĩnh Gia và trên ñịa bàn
tỉnh Thanh Hoá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Bệnh lở mồm long móng
1.1.1 ðịnh nghĩa, hình thái, cấu tạo, phân loại virus LMLM
ðịnh nghĩa:
Lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus
LMLM thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus gây ra, lây lan rất nhanh, rất
mạnh gây thiệt hại nặng ñối với ñộng vật dễ nhiễm thuộc loại móng guốc chẵn
như: trâu, bò, lơn, dê, cừu…. Bệnh có 2 ñặc tính ñặc biệt ñó là tính ña type và
tính dễ biến ñổi kháng nguyên. Các type virus tuy gây ra triệu chứng giống nhau,
nhưng lại không gây miễn dịch chéo với nhau. Triệu chứng ñặc trưng là sốt cao,
hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, chân, kẽ móng, trên da và vú con
cái (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012). Có 7 type virus A, A, O, C, Asia1, SAT1,
SAT2, SAT3. Ở khu vực ðông Nam Á thường thấy 03 type là O, A và Asia1. Ở
Việt Nam ñã phát hiện type O, type A và Asia1. Bệnh lở mồm long móng có
nhiều tên gọi khác nhau:
Foot and mouth diseease (FMD)
Aphaetae Epizooticae (tên La Tinh)
Feivre Aphteuse (tiếng Pháp)
Feivre Aftosa (tiếng Tây Ban Nha)
Hoof and mouth disease
Hình thái và cấu tạo:
Virus gây bệnh LMLM là loại virus nhỏ nhất, thuộc họ Picornaviridae,
giống Aphtho virus. Kích thước từ 20 - 30 nm, hình ña diện có 30 mặt ñều, virus
có thể qua ñược các máy lọc Berkefeld, Chamberland và màng lọc Seizt (Nguyễn
Như Thanh, 2001).
Hạt virus chứa 30% acid nucleic, ñó là một ñoạn ARN chuỗi ñơn, có khối
lượng phân tử 8.6 KiloDalton, hợp thành bởi 8000 nucleotit và có hệ số sa lắng
là 35S, không có tính sinh kháng thể và ñặc tính kháng nguyên nhưng có vai trò
trong quá trình gây nhiễm (Hyattsville M.D, 1991). Vỏ capxit của virus có hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
60 ñơn vị (capsome). Mỗi capsome có 4 loại protein cấu trúc giống nhau là VP1,
VP2, VP3 và VP4. VP1, VP2 và VP3 tạo nên một bề mặt của khối 20 mặt ñối
xứng còn VP4 là protein ở bên trong capxit, kết dính ARN virus với mặt trong
của capxit. VP1 ở ngoài cùng tham gia vào việc cố ñịnh virus trên những tế bào,
ñóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây bệnh, ñồng thời là loại kháng nguyên
chính tạo ra kháng thể chống lại bệnh LMLM. Vì thế, người ta ñã tiến hành giải
mã nucleotit của 1 phần hoặc toàn bộ gen mã hoá VP1 ñể phân chia chúng ra
thành các serotype và các subtype. Sự sai khác về bộ gen là nguyên nhân tạo ra
các biến type, ñặc biệt thông qua sự ña dạng của phân tử VP1.
Hình 1.1a
Virus LMLM
dưới kính HV ñiện tử
Hình 1.1b
Mô hình cấu
trúc của hạt virion
Hình 1.1c
Cấu tạo kháng
nguyên
Hình 1.1d Hạt Virion của virus LMLM
(Nguồn:ology.w
isc.edu/virusworld/images/fmdv-
1qgc.jpg)
Hình 1.1e Cấu trúc kháng nguyên
virus LMLM
(Nguồn:chemsoctrans.
org/bst/035/0594/bst0350594f01.htm)
Hình 1.1 Hình ảnh cấu trúc virus LMLM
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Hằng số lắng (S) của hạt virus như sau: Hạt virus hoàn chỉnh (virion) có
hằng số lắng 140S; phần vỏ capxit không có RNA là 75S; mảnh protein của
capxit bao quanh RNA (dài 8 kilobases) là 12S khi bị tác ñộng bởi nhiệt ñộ, môi
trường acid hoặc nồng ñộ ion thấp.
Virus LMLM là loại không có vỏ bọc - vỏ bọc của virus thường ñược cấu
tạo bằng một lớp lipid do ñó chúng có sức ñề kháng cao với các dung môi hữu cơ
(cồn, este ) (Eble.P.L, 2007).
Phân loại virus LMLM:
Virus LMLM có 2 ñặc tính ñặc biệt liên quan ñến dịch tễ học, ñó là tính
có ña type và tính dễ biến ñổi kháng nguyên, các type tuy gây ra những triệu
chứng, bệnh tích giống nhau, nhưng lại không gây miễn dịch chéo.
Theo hệ thống phân loại mới nhất do hội nghị Quốc tế về virus học lần thứ
11 tại Sydney, Australia năm 1999 quy ñịnh thì virus ñược phân loại như sau:
Virus thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus, Virus LMLM gồm 7
type khác nhau: O; A; C; SAT-1; SAT-2; SAT-3 và Asia1.
Người ta phân biệt các type, subtype, các biến chủng và theo mức ñộ sinh
miễn dịch chéo. Hiện nay có trên 70 subtype ñã biết.
- Type A có 32 subtype: A1 ñến A32 và có các chủng: A1 Babaria, A2
Spain, A3 Purlenberg, A4 Hansen, A5 Westerwald, Greece A5, A8 Parma, A
Kemron, ABC, AGB, Brasil 1/50(Santos), Spain 1/59 (Banjio), Thai 1/60, A
Belem, A Guarruhos, A Zulia (Venezuela), A Suipacha, (Argentine), USSR 1/64,
Kenya 3/64
Iraq 24/64, Kenya 46/55, Acruizairo,A Argentine 59,A Argentine 66, A
Colombia 67, Folatli, A Peru 69, A Uruguay 68, Colombia 69, A Venezuela .
- Type O có 11 subtype: O1 ñến O 11 và các chủng vi rut bao gồm:
Lombardy, O2 Bresia, Venezuela, India 1/62, OVI, Polan 1/59, Brasil 1/60,
Kenya 102/60, Philipines 2/58, Indonesia 1/62.
- Type C có 5 subtype.
- Type SAT1 có 7 subtype: SAT1/1 – SAT1/7 và có các chủng: EV 11/37,
SWA 1/49, SR 2/58, SA 13/61, SWA 40/61, Israel 4/62.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
- SAT2 có 3 subtype: SAT 2/1 – ñến SAT 2/3 và có các chủng: Rho 1/48,
SA 106/59,Ken 3/57.
- SAT3 có 4 subtype: SAT3/1 ñến SAT3/4 và có các chủng: RV 7/34, SA
57/59, Bech 20/61, Bech 1/65.
- Asia1 có 3 subtype từ Asia 1/1 ñến Asia 1/3, gồm các chủng: Park 1/54,
Israel 3/63, Kemron,Asia Asia 1.
Một trong số ñó không cho miễn dịch chéo với nhau.
Các subtype mới xuất hiện ngày càng nhiều và mang tính ngẫu nhiên,
không theo quy luật. Tuy vậy, tại một thời ñiểm cụ thể, chỉ có một subtype nhất
ñịnh gây bệnh tại các khu vực bệnh LMLM (Taylo D.J, 1986).
Tầm quan trọng của một subtype ở chỗ là một vác xin chỉ có thể sản xuất
sử dụng cho một vùng do subtype cụ thể xuất hiện tại nơi ñó. Người ta ñã chứng
minh trong một ổ dịch phát ra, lúc dầu do một chủng (Type) virus hoặc dưới
chủng ( subtype) virus gây nên, sau ñó cũng trong ổ dịch ñó người ta lại phân lập
ñược chủng virus hoặc dưới chủng virus LMLM khác. ðiều này ñược giải thích
do virus LMLM rất dễ biến ñổi ñể thích nghi, tồn tại và phát triển thông qua
ñộng vật cảm thụ (Tô Long Thành và cs, 2006).
Về khả năng nảy sinh các biến dị của virus LMLM, giả ñịnh nguyên nhân
của sự biến dị là kết quả của việc dùng vacxin không gây ñược miễn dịch ñầy ñủ
cho con vật, ñã thúc ñẩy quá trình ñột biến ở các chủng thực ñịa (Tô Long Thành,
2000).
Một ổ dịch xảy ra do các type hoặc các subtype và cũng có thể là do cả hai
hoặc ñơn lẻ từng type hoặc subtype.
Virus LMLM vẫn thường giữ ñược các ñặc tính của nó khi sinh sản.
Nhưng cũng có thể trong quá trình nhân lên cao ñộ trong một ổ dịch, một sự biến
dị làm nảy sinh một biến chủng mới. Một số tác giả ñã quan sát sự biến ñổi từ
một type này sang type khác (Manig và Lazlo thấy type A, C biến thành type O,
Dimnit thấy type O biến thành type C, Malzarot thấy type O biến thành type A
5
).
Do tính chất ña loại này mà có những con vật ñã lành bệnh rồi lại mắc bệnh sau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
một thời gian ngắn. Người ta thấy những con trâu, bò mắc bệnh lại sau 10 ngày,
có khi mắc bệnh 3 lần trong một tuần (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978)
1.1.2 Sức ñề kháng và khả năng gây bệnh
Virus LMLM là virus không có vỏ bọc, do ñó chúng có sức ñề kháng cao
với dung môi hữu cơ (cồn, ete ) nhưng lại mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, axit,
formon (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Vius LMLM khá bền vững trong ñiều kiện tự nhiên. Virus thích nghi nhất
với pH trong khoảng 7,2 – 7,6 và có thể tồn tại ở pH 6,7 – 9,5 nếu nhiệt ñộ giảm
xuống ở mức 4
o
C hoặc thấp hơn. Ở pH < 5 hoặc > 11 virus bị vô hoạt nhanh. Vì
vậy, trên thực tế không nên dùng cồn ñể làm chất khử trùng. Khi virus ở trong
các dịch tự nhiên ñang khô ñi trong phân, nước tiểu hay rơm rạ, chất ñộn chuồng
thì tính gây bệnh của virus tương ñối bền vững với tác ñộng vô hoạt (Lê Minh
Hà, 2000). Ở nhiệt ñộ 60-70
0
C virus chết sau 5-15 phút, ñun sôi 100
0
C chết ngay
lập tức. Ngược lại ở nhiệt ñộ lạnh có thể bảo tồn virus: trong tủ lạnh, virus sống
ñược 425 ngày.
ðối với ánh sáng tác ñộng yếu: Trên mặt ñồng cỏ, virus sống ít nhất 2
tháng về mùa ñông, 3 ngày về mùa thu, virus còn hoạt lực 4 tuần lễ trên lông bò.
Trong ñất ẩm ướt virus có thể sống hàng năm.
Sức ñề kháng của virus phụ thuộc phần lớn vào chất chứa nó. Virus có sức
ñề kháng tương ñối mạnh khi nó dính vào những chất khô hay những chất
protein, ví dụ trong cỏ khô virus sống ñược 8-15 tuần, trong tuỷ xương dài, phủ
tạng virus có thể sống 40 ngày. Trong tổ chức và mô bào, virus có sức ñề kháng
mạnh với những chất hoá học sát trùng có thể giết ñược vi khuẩn khác.
Virus có thể tồn tại ñược khoảng 5-10 tuần ở những nơi thời tiết mát, ñặc
biệt là ở các mô bào hoặc ở các tổ chức ngoài cơ thể với ñiều kiện pH không thấp
hơn 6,5. Tại chuồng của trâu bò virus có thể duy trì khoảng 14 ngày, ở trong ñồ
phế thải của ñộng vật ñược khoảng 39 ngày, trên bề mặt của phân ở mùa thu
ñược 28 ngày và ở mùa ñông ñược 67 ngày. Virus có thể sống lâu hơn ở trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
thức ăn, ở lông trâu bò ñược 4 tuần, trong nước thải ñược trên 130 ngày. Trong
các sản phẩm của ñộng vật, virus bị bất hoạt khi có sự axit hoá của sữa và thịt.
ðối với hoá chất, virus có sức ñề kháng mạnh với những chất sát trùng
thông thương: Crezon 3% sau 6 giờ, Clorofoc 1% 20 ngày virus vẫn còn ñộc lực.
Vì thế phải dùng chất sát trùng mạnh NaOH 1% diệt virus trong 1- 10 phút. Tôt
nhất dùng nước vôi 5-10%, forrmon 2% diệt trong 6 giờ (Nguyễn Như Thanh và
cs, 2001). Do virus có lớp ngoài cùng là lipit nên nó có khả năng ñề kháng với
các chất hữu cơ như cồn, este… Tuy nhiên, virus lại mẫn cảm với acid, formol.
Vì vậy, có thể dùng các loại axit nhẹ ñể tiêu diệt virus trên cơ thể con vật như:
dấm ăn, phèn chua, chanh, khế, axit citric, axit axetic 5%
1.1.3 ðường xâm nhập và cơ chế gây bệnh của virus
ðường xâm nhập:
- Trong thiên nhiên, virus xâm nhập qua ñường hô hấp, tiêu hoá, qua các
vết thương. Ngoài ra, ñường sinh dục là ñường xâm nhập phụ.
- Trong phòng thí nghiệm, ñường tiêm nội bì có hiệu quả nhất. Với bò và
lợn, người ta hay tiêm virus vào nội bì niêm mạc lưỡi, với chuột lang, tiêm vào
nội bì gan bàn chân. Những ñường tiêm khác như tiêm bắp thịt, dưới da, tĩnh
mạch cho kết quả không chắc chắn và ñòi hỏi liều virus cao hơn.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng ñến sự phát tán mầm bệnh. Yếu tố quan trọng
nhất là ñộng vật cảm nhiễm, sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa các ñộng vật
với nhau (sự di chuyển của ñộng vật và con người) mật ñộ của ñộng vật trong
một vùng, phương thức chăn nuôi, ñiều kiện môi trường và các biện pháp kiểm
soát sự nhân lên của bệnh.
Sự lây truyền chính của virus LMLM thông qua ñường không khí, sự tiếp
xúc trực tiếp và thông qua ñường thức ăn nước uống. Nhìn chung virus LMLM
xâm nhập thông qua ñường hô hấp.
Cơ chế của sự lây truyền virus LMLM, sự di chuyển của ñộng vật cảm
nhiễm ñóng vai trò quan trọng nhất, tiếp theo sự trao ñổi sản phẩm ñộng vật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Một hoặc hơn một ñộng vật trong ñàn nhiễm bệnh, số virus LMLM thải ra
môi trường là rất lớn, virus LMLM có thể phát tán rất xa bởi các ñộng vật mang
trùng hoặc ủ bệnh, các phương tiện vận chuyển như xe tải vận chuyển thức ăn,
chim, chó hoang, các ñộng vật nuôi như chó và mèo, loài gặm nhấm và các ñộng
vật có xương sống khác, vecter cơ học. Rác bao gồm các mảnh thức ăn chưa
ñược nấu chín và xương từ những ñộng vật nhiễm bệnh là nguồn gây nhiễm ở
lợn. Con người có thể hít hoặc là nơi ẩn náu của virus LMLM trong thời gian 24
giờ và cũng là nguồn lây nhiễm cho ñộng vật.
Nét ñặc trưng của bệnh LMLM là sự bài thải virus LMLM trước khi ñộng
vật bị nhiễm có những dấu hiệu lâm sàng, giai ñoạn ủ bệnh dài phụ thuộc
từng chủng virus LMLM, sự phơi nhiễm và con ñường lây nhiễm. Virus LMLM
lây nhiễm qua ñường không khí sẽ phát bệnh từ 4-5 ngày, ở ñộng vật bị bệnh
LMLM và bài thải virus LMLM lên ñến 4 ngày trước khi có những dấu hiệu
lâm sàng ñầu tiên.
Virus LMLM lây theo ñường không khí phát tán trên khoảng cách 60 km
ở ñất liền và 200 km ở biển so với nơi xảy ra. Nhân tố ñóng vai trò quan trọng
nhất trong việc phát tán virus LMLM là gió, ñộ ẩm cao, ñiều kiện thích hợp nhất
cho virus LMLM là ñộ ẩm trên 60%, không khí ổn ñịnh…(Riemann H, 2008)
Cơ chế sinh bệnh:
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), virus LMLM có tính hướng thượng
bì, sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì niêm mạc và da, phần lớn là ở
những tế bào thượng bì non. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó nhân lên trước
tiên ở trong lớp thượng bì của nơi xâm nhập. Trong quá trình nhân lên ở ñây,
virus gây huỷ hoại các tế bào thượng bì và hình thành mụn nước sơ phát. Sau ñó,
virus chứa trong dịch lâm ba và sẽ tiến vào máu, phủ tạng. Khi virus vào máu sẽ
gây sốt, cuối giai ñoạn sốt, virus nhân lên và gây ra các mụn nước thứ phát ở nơi
những tế bào thượng bì ñang phân chia mạnh như niêm mạc, xoang miệng, vành
móng, kẽ móng, ñầu vú bò sữa, mõm lợn. Mụn nước phát triển to dần ra, nhô lên
nhưng không bao giờ sinh mủ khi không có vi trùng kế phát.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Sau khi mụn vỡ, những vết tích trên thượng bì ñược lấp bằng nhanh
chóng, không ñể lại sẹo do tế bào của lớp Manpighi vẫn nguyên vẹn. Mụn nước
chỉ loét khi nhiễm khuẩn kế phát, vi khuẩn sinh mủ, gây hoại tử xâm nhập gây
bệnh lý cục bộ ăn sâu vào trong, có khi gây bại huyết, con vật có thể chết.
Thời kì nung bệnh thường từ 1- 3 ngày khi gây bệnh thực nghiệm: 2-7
ngày hoặc 11 ngày khi gây bệnh trong tự nhiên (Tô Long Thành và cs, 2005)
Virus LMLM xâm nhập vào ñộng vật chủ theo ñường hô hấp hoặc theo
vết sước trên da, ñầu tiên chúng nhân lên với số lượng nhỏ tại nơi xâm nhập
(Domingo. H et al., 2002). Vùng yết hầu của ñộng vật nhai lại ñược coi như vùng
sinh bệnh ban ñầu của virus LMLM, sau ñó virus LMLM xâm nhập vào tổ chức
lympho vùng hầu hay các hạch liên quan rồi ñi vào máu (Lê Minh Hà, 2000).
Thời kì ñầu virus LMLM ở trong máu có trước sự phát triển những mụn nước
ñặc trưng (Domingo. H et al., 2002).
Sau khi vào máu, virus LMLM ñược ñưa ñến các vị trí thứ cấp gồm các
cơ quan tuyến, hạch lympho khác và biểu mô quanh mồm, chân, nơi phát sinh
các mụn nước (Lê Minh Hà, 2000).
Mụn nước dày ñặc sẽ xuất hiện ở viền móng, vòm khẩu cái, mõm, lưỡi,
ñầu vú (Callens. M, 1997). Virus LMLM có thể qua ñường sinh dục, qua các
niêm mạc khác, qua da của vành móng (Văn ðăng Kỳ, 2008).
Trong một số trường hợp, do nguyên nhân chưa rõ, virus lưu hành trong
máu rồi sinh sản trong nếp nhăn cơ tim, gây bại huyết, thoái hoá cơ tim, viêm cơ
tim. Hiện tượng viêm cơ tim này không phải do virus trực tiếp gây ra mà do liên
cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn trước ñây ñã chui vào cơ tim bị virus làm tổn thương
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Thể ác tính của bệnh LMLM ở con vật trưởng thành
xuất hiện triệu chứng rõ ràng khi mụn nước giai ñoạn khỏi, ở con non hiện tượng
thoái hoá cơ tim có thể làm con vật chết trước khi mụn nước thứ phát xuất hiện.
Virus có thể xâm nhập vào phôi thai qua ñường tuần hoàn con mẹ, do ñó
gia súc có chửa thường hay sẩy thai khi mắc bệnh LMLM.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
1.1.4 Triệu chứng, bệnh tích
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh LMLM ảnh hưởng ñến một loạt các loại gia súc. Do ñặct tính sinh
học của virus và của vật chủ, gia súc khác nhau thường có những phản ứng, biểu
hiện khác nhau khi nhiễm bệnh.Triệu chứng ñặc trưng của bệnh LMLM chính là
“lở mồm long móng” theo cách ñặt tên của Việt Nam. Tên gọi quốc tế bắt nguồn
từ chữ aphta có nghĩa là “mụn nước” (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Virus LMLM là loại virus hướng biểu bì, có nghĩa chúng tấn công các tế
bào biểu bì. Thời gian ủ bệnh nói chung ở trâu bò từ 2-3 ngày, ở lợn dài hơn. Với
các triệu chứng chính bao gồm:
- Tăng thân nhiệt: Sốt theo kiểu hai ñợt. ðợt 1 do virus LMLM, ñợt 2 do
nhiễm trùng thứ cấp.
- Vẻ mệt mỏi, dáng ñi ủ rũ, tỷ lệ chết cao ở ñộng vật non, nhất là loại ñang
bú sữa. Bệnh súc nằm chui rúc, dửng dưng với các tác ñộng bên ngoài, ñặc biệt
với thức ăn. ðối với gia súc non, tử vong xẩy ra 24 giờ sau khi xuất hiện triệu
chứng ñầu tiên.
- Dáng ñi khập khiễng do xuất hiện các mụn nước xung quanh gờ vành
móng, ở các khe móng và ñế guốc. Trước khi các mụn nước này vỡ, chúng
chuyển sang mầu trắng ngà và xung quanh các mụn nước có mầu ñỏ hồng do
xung huyết. Khi mụn nước vỡ (2-3 ngày sau khi xuất hiện) ta tháy trong ñó có
dịch màu vàng như huyết thanh. Trong các trường hợp năng ở bò, móng có thể
long ra nhưng hiếm thấy. Ngược lại ở lợn, ít thấy các mụn nước ở miệng, mà
triệu chứng chính là dáng ñi khập khiễng, què quặt do bị các mụn nước ở móng.
Trong trường hợp mãn tính, móng chân của lợn thường ñể lại vết màu xanh (lợn
trắng) trên móng chân, ở bò cũng có hiện tượng tương tự, nhưng khó thấy do
mầu của móng chân bò có mầu tối. Trường hợp bị bội nhiễm vi trùng thứ phát,
các móng chân thường phát triển thành các mụn hoại tử.
- Các mụn nước trên miệng, mõm, lưỡi, xoang miệng và trên vú: sự xuất
hiện của các mụn nước ở các khu vực kể trên thường thấy nhất ở bò, nhất là bò
sữa các vết thương nghiêm trọng hơn. Các mụn nước này có hình thái tương tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
như các mụn nước ở vành móng. Trong xoang miệng, các mụn nước thường nằm
ở mặt trên của lưỡi, nhiều khi chúng hội nhập gây ra các vết bong niêm mạc rất
lớn. Do bị viêm nhiễm xoang miệng và do ñau họng nên vật bệnh bị chảy nước
dãi nhiều hơn bình thường.
- Con vật bệnh thường ñau khi nhai (nhất là loài ăn cỏ) nên bỏ ăn. Nguyên
nhân của tử vong do bệnh LMLM là:
+ Gia súc trưởng thành: ñói do không ăn ñược mà chết
+ Gia súc non: do sự nhân lên của virus gây ra bệnh cấp tính mà chết,
nhiều khi chưa kịp có triệu chứng và các bệnh tích ñiển hình.
- Cuối cùng phải nói ñến hiện tượng chết yểu và sẩy thai chủ yếu ở ñàn
lợn nái sinh sản.
Triệu chứng ở lợn:
- Thời gian nung bệnh dài: từ 2 ñến 12 ngày
- Sốt ở lợn mắc bệnh LMLM không liên tục và ổn ñịnh vì ñôi khi nhiệt ñộ
hạ thấp ở một số lợn nhiễm bệnh nặng.
- Lợn nhiễm bệnh thường có những biểu hiện ban ñầu như ñi khập khiễng,
nhưng có những lúc biểu hiện này không thật sự rõ ràng. Các bệnh tích mụn
nước có thể thấy ở lợn, thường là ở mõm. Tuy nhiên, các mụn nước thường thấy
ở phần trong cuống lưỡi lợn, do ñó việc kiểm tra phát hiện lâm sàng thường khó
khăn hơn. Các mụn nước xung quanh vành móng chân thường dễ thấy hơn và
con vật thường rất ñau. Lợn có bệnh tích ở móng ñôi khi quan sát thấy hiện
tượng lợn ñứng trên ñầu móng, trông giống như “ñi rón rén”. Ở những lợn nhiễm
bệnh nặng, phần sừng của móng chân có thể bị tróc ra sau khi có những mụn
nước. Lợn con có thể chết mà không có dấu hiệu nào của bệnh LMLM do lợn bị
suy tim.
- ðối với heo nái chửa mang thai giai ñoạn cuối có thể gây xẩy thai.
- Trên lợn, các triệu chứng lâm sàng của LMLM không thể phân biệt ñược
với các bệnh có mụn nước khác như viêm miệng mụn nước, ngoại ban có mụn
nước, và các bệnh mụn nước ở lợn (Callis J. J and Kercher P.D, 1986).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
Bệnh tích:
- Bệnh tích chủ yếu của bệnh LMLM là các mụn nước nằm ở xong miệng,
gờ vành móng, ñầu vú và móng chân. Nói cách khác chủ yếu nằm ngoài cơ thể.
Bệnh tích bên trong chủ yếu là hoại tử các cơ bắp, trong ñó chủ yếu là cơ tim tạo
ra cái gọi là “tim vằn hổ”. Khi mổ ñộng vật, chúng ta thấy mặt ngoài của tim có
các vết xuất huyết, có vệt như da hổ gọi là tim vằn hổ. ðây là bệnh tích có ý
nghĩa quan trọng trong kiểm soát giết mổ. Các bệnh tích khác (loét niêm mạc,
thoái hóa tụy) không có ý nghĩa nhiều (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Hình 1.2 Hình ảnh bệnh tích “tim vằn hổ” ở lợn mắc bệnh LMLM
1.1.5 Dịch tễ học
Sự lây lan:
Virus LMLM thường thâm nhập vào cơ thể vật mẫn cảm qua niêm mạc
ñường hô hấp. Cần chú ý rằng lúc này kháng thể trung hòa có trong huyết thanh
gia súc không có ảnh hưởng gì ñến virus cả (ñây chính là cơ chế tạo ra các con
vật mang trùng) (Nguyễn Tiến Dũng, 2000). Sau khi phát triển ở khu vực cuống
họng, chúng thâm nhập vào máu gây ra sốt và các bệnh tích ở những nơi như ñã
kể trên. Vật mắc bệnh thường bài thải virus rất sớm, thậm chí trước khi xuất hiện
triệu chứng lâm sàng. Virus LMLM có sức ñề kháng rất mạnh với môi trường
xung quanh, nhất là về mùa ñông. Virus LMLM lây lan qua ñường không khí.
Trong hơi thở của vật mắc bệnh mang rất nhiều virus, nhất là ở lợn. Một con lợn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
sản sinh ra một lượng virus gấp 3000 lần con bò, và trong một phút số lượng
virus mà nó thải ra ñủ ñể gây nhiễm cho 70000 con bò (nhất là chủng A và C)
(Nguyễn Tiến Dũng, 2000). Ngoài ra bệnh còn có khả năng lây lan trực tiếp qua
các dụng cụ, vật dụng dùng trong chăn nuôi. Thậm chí, khi ñến thăm gia ñình
chăn nuôi có vật bệnh cũng ñủ ñể sau ñó ta ñem virus về gây bệnh cho gia súc
của gia ñình mình.
Các cách bài thải virus:
- Virus LMLM có thể thấy ở thịt, hơi thở, nước dãi, máu, sữa, nước tiểu,
thai sẩy, tinh dịch, phôi ñông lạnh, len Sản phẩm ñộng vật nói chung là nguồn
lây nhiễm bệnh LMLM.
- ðộng vật, chủ yếu là trâu, bò, dê, cừu sau khi tiêm phòng vẫn có thể
nhiễm virus và mang trùng, tương tự như vậy, vật bệnh sau khi khỏi bệnh vẫn
mang virus trong cơ thể và tiếp tục bài thải ra môi trường xung quanh gây nhiễm
cho các súc vật mẫn cảm. Thêm nữa, có nhiều gia súc bị bệnh nhưng không có
triệu chứng lâm sàng. ðây chính là lý do tại sao các nước kinh tế phát triển,
người ta không tiêm phòng mà tìm cách phát hiện gia súc mang trùng rồi giết ñi.
Chỉ có phương pháp ñó mới có thể thanh toán triệt ñể bệnh LMLM. Nói cách
khác, chính sách tiêm phòng hàm ý việc chấp nhận có virus LMLM trong ñàn gia
súc. Ngược lại, ở lợn sau khi khỏi bệnh hoặc tiêm phòng hầu như không có khả
năng mang trùng. Do vậy, người ta nói lợn là loài miễn dịch vô trùng, còn trâu
bò, cừu là loài ñộng vật miễn dịch mang trùng ñối với bệnh LMLM.
- Việc truyền bệnh LMLM chủ yếu thông qua không khí trong một khu
vực (Nguyễn Tiến Dũng, 2000). Tại Anh người ta chứng minh việc gia súc ở ñảo
Wright bị lây bệnh là do virus từ Pháp qua ñường không khí thổi qua biển
Manche truyền sang năm 1981, và tương tự từ ðức sang ðan Mạch năm 1983.
Tuy nhiên, trên thực tế việc lây lan bệnh LMLM lại liên quan trực tiếp ñến việc
di chuyển gia súc. Tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước khác, bệnh lây lan chủ
yếu vận chuyển và buôn bán gia súc, nhất là buôn bán bất hợp pháp.
- Về mặt dịch tễ những ñiểm quan trọng sau ñây cần ghi nhớ:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16
Nguồn bệnh
1. ðộng vật (kể cả loài hoang dã) nhiễm virus trước khi có biểu hiện lâm
sàng ñã phát tán virus ra xung quanh hơi thở và các chất tiết dịch.
2. Con vật ñang mắc bệnh
3. ðộng vật loài nhai lại sau khi khỏi bệnh (virus có nhiều trong phân,
nước tiểu và là nguồn virus nguy hiểm nhất)
4. ðộng vật loài nhai lại ñã tiêm phòng nhưng vẫn có khả năng nhiễm
virus và phát tán virus ra xung quanh.
5. Các sản phẩm ñộng vật: thịt và các sản phẩm thịt, sữa, nước dãi, hơi
thở, nước tiểu, phân, máu, thai sẩy, tinh dịch, phôi ñông lạnh, len và các loại
hormone lấy từ ñộng vật mắc bệnh.
6. Các loại dụng cụ, xe cộ, thức ăn chăn nuôi ñã tiếp xúc với vật bệnh.
Phương thức lây lan:
- Tiếp xúc trực tiếp giữa các con vật
- Lây lan theo sự di chuyển của gia súc và các sản phẩm chăn nuôi
- Qua ñường không khí
- Thông qua người chăn nuôi, cán bộ thú y, dụng cụ, phương tiện dùng
trong chăn nuôi
- Qua việc vứt xác, phân, nước tiểu gia súc, nước rửa thịt khi mổ theo các
dòng nước chảy (sông suối). ðây là ñặc ñiểm riêng biệt ở các nước kém phát
triển cần ñặt vấn ñề về cách phòng chống bệnh.
- Sự lây lan rất ñặc biệt và rất nhanh chóng.
Tính mùa vụ:
Tại các quốc ñảo, dịch xảy ra theo từng ñượt và cách nhau một vài năm.
Giữa các ñợt hầu như không có vật bệnh lâm sàng.
- Tại các châu lục, bệnh mang tính ñịa phương (có một tỷ lệ rất thấp ñộng
vật mắc bệnh) xen vào ñó là các ñợt dịch lớn.
- Các ñợt dịch lớn thường phát ra vào lúc ñộ ẩm không khí cao, thời tiết
nóng, lượng tia tử ngoại thấp