Website: Email : Tel : 0918.775.368
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ NGOẠI TỆ ĐẾN NỀN KINH TẾ
A/ TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1/ Khái niệm tỷ giá hối đoái
Về hình thức : là giá đơn vị tiền tệ của một nước, được biểu hiện bằng các
đơn vị tiền tệ nước ngoài; là hệ số quy đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác,
được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Vd: TGHĐ giữa Đồng
Việt Nam và Dollar Mỹ là 19100VND/USD.
Về nội dung : TGHĐ là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi
hành hóa, dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ…giữa các quốc gia.
Có nhiều loại tỷ giá khác nhau:
TGHĐ thực và TGHĐ danh nghĩa
TGHĐ chính thức và TGHĐ song song
TGHĐ song phương và TGHĐ hiệu lực
2/ Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp :
2.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thương mại.
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cấn cân thương mại của
một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một
nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục
công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá
dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng,
làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập
khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường.
Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện
tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân
tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung
ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm
hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá.
2.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với lạm phát.
Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức mua
đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt
hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên
thị trường trong nứơc . Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang
dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn lúc này các doanh nghiệp trong nước chịu
cảnh ế ẩm doanh thu sụt giảm , nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái
tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt
động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng.
Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá
ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng
tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài
sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong
trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào
tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn,
đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
2.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với đầu tư quốc tế.
Đầu tư ra nước ngoài, có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái cư dân trong nước
dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy,
thành lập các doang nghiệp...) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu...).
Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại
tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại
tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra
nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một
nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ
hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm
trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu
hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất.
Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi
trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn
lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông
thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ.
B. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1/ Cơ chế cố định tỷ giá( Fix Exchange Rate)
Đây là chế độ tỷ giá hối đoái mà ở đó Nhà nước, cụ thể là NHTW tuyên bố
sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với một hoặc một số đồng tiền
nào đó ở một mức độ nhất định. Ở đây, NHTW đóng vai trò điều tiết lượng dư cầu
hoặc dư cung về ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái cố định bằng cách bán ra hoặc mua
vào số dư đó.
Trong lịch sử, tỷ giá cố định nổi tiếng là tỷ giá giữa dollar Mỹ và các đồng
tiền khác theo Hiệp ước tiền tệ Bretton Woods – được áp dụng từ năm 1947 đến
1967. Lúc bấy giờ người ta căn cứ vào hàm lượng vàng của USD ( lúc đó là
0,888671 g vàng) và hàm lượng của các đồng tiền khác của các nước tham gia Hiệp
ước, chẳng hạn hàm lượng vàng của FRF là 0,2483 g vàng vậy tỷ giá giữa
USD/FRF sẽ là 0.88761/0.2483 = 3,5700 và tỷ giá này hai nước coa trách nhiệm
giữ nó không được biến động quá +/- 1,0%.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định:
+ Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế vì nó mang lai một môi trường ổn
định, thuận lợi, ít rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+Buộc các chính phủ phải hoạch định và thực thi chính sách vĩ mô.
+Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tránh những xung đột về mục
tiêu chính sách và những biến động về tỷ giá.
- Hạn chế của chế độ tỷ giá cố định:
+ Thường chịu sức ép lớn mỗi khi xảy ra các cơn sốt từ bên ngoài hoặc từ thị
trường hàng hóa trong nước, bởi khi đó mức chênh lệch thực tế quá lớn về giá trị
giữa nội tệ và ngoại tệ sẽ dẫn đến phá vỡ mức cân bằng tỷ giá.
+ Chế độ tỷ giá cố định làm mất tính chủ động của chính sách tiền tệ, khiến
cho NHTW gặp khó khăn trong việc thay đổi lượng tiền cung ứng.
+ Đặc biệt, nó làm cho các quốc gia dễ rơi vào tình trạng “ nhập khẩu lạm
phát” không mong muốn.
Tỷ giá cố định cũng được áp dụng ở Việt Nam trong một thời gian khá dài kể
cả trong thời kỳ bao cấp ( trước 1986) và cả mấy năm trong thời kỳ đổi mới. Đến
năm 1998 mới chuyển sang cơ chế thả nổi có quản lý.
2/ Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do.
Cơ sở cơ bản được sử dụng làm căn cứ xác định tỷ giá hối đoái thả nổi là
quan hệ cân bằng cung cầu ngoại tệ tr ên thị trường ngoại hối. Nó cũng chính là lý
lẽ căn bản của các nhà kinh tế tán thành sự phát triển kinh tế dựa vào cơ chế cạnh
tranh tự do. Chế độ tỷ giá này cho phép xác định một tỷ giá danh nghĩa gần với
sức mua thực tế của đồng tiền các nước. Nó phản ánh tương đối xác thực những
biến đổi kinh tế c ủa mỗi nước và sự thay đổi trong tương quan kinh tế giữa các
nước với nhau. Chính sách tỷ giá này cũng là cơ sở để thực hiện mong muốn của
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
những n ước có khả năng theo đuổi chính sách tài chính – tiền tệ độc lập, tách rời
khỏi sự ràng buộc một cách chặt chẽ với đồng USD trong chế độ tỷ giá hối đoái
Bretton Woods. Nh ưng khi phản ánh được sự thay đổi trong sức mua thực tế của
các đồng tiền, có khả năng thích ứng với các biến động lớn của nền kinh tế và tạo
khả năng thực thi chính sách tiền tệ chủ động của các chính phủ thì tỷ giá hối
đoái thả nổi lại gây ra những biến động tỷ giá hết sức thất thường, làm cho
sự lên giá – xuống giá của các đồng tiền không sao dự đoán được (làm tăng tính rủi
ro của tỷ giá hối đoái). Điều n ày làm tăng thêm những yếu tố gây mất ổn định của
các nền kinh tế, cản trở khả năng kiểm soát quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế của các chính phủ.
Trong chế độ tỷ giá thả nổi tự do, chính phủ giữ thái độ thụ động, để cho
thị trường quyết định giá trị đồng tiền nước mình. Thực tế, ít có nước nào thả nổi tự
do mà trái lại, Chính phủ thường can thiệp bằng những công cụ tài chính – tiền tệ
(lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở), điều chỉnh dự trữ ngoại tệ,
chính sách kinh tế, kể cả các giải pháp hành chính (mua ngoại tệ phải làm đơn
xin mua ngoại tệ,chính sách kết hối ngoại tệ...).
Vậy trên thực tế, không tồn tại một chế độ tỷ giá ho àn toàn thả nổi mà
thường chỉ tồn tại chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa “cố định” và “thả nổi”.
- Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi:
+ Giúp cán cân thanh toán cân bằng: Giả sử một nước nào đó có cán cân
vãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng.
+ Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ.
+ Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài, vì
khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh theo cơ chế PPP để ngăn
ngừa các tác động ngoại lai.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Nhược điểm:
+ Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó,
sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài.
+ Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động
theo hướng bất lợi của tỷ giá.
3/ Chế độ tỷ giá hối thả nổi có quản lý
Đây là chế độ tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của hai chế độ cố định và thả
nổi. ở đó,tỷ giá được xác định và hoạt động theo quy luật thị trường, chính phủ chỉ
can thiệp khi có những biến động mạnh vượt quá mức độ cho phép.
Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ:
- Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểu và
sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó.
- Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giá chính
thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợp với
từng thời kỳ.
- Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỷ
giá mở cửa ngày hôm sau và cho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp.
Hiện nay, chế độ tỷ giá "bán thả nổi" hay "cố định bò trườn" có nhiều tính ưu
việt hơn và được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy
nhiên, câu hỏi đặt ra là "thả nổi" hay "bò trườn" ở mức độ bao nhiêu nên gần với
thả nổi hay gần với cố định hơn? biên độ dao động là bao nhiêu? Rất khó để đưa ra
một câu trả lời chung cho mọi quốc gia mà phải tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn
và mục tiêu của từng quốc gia theo đuổi. Nhìn chung, đối với các nước kinh tế
đang phát triển trong đó có Việt Nam, với một hệ thống công cụ tài chính còn
nhiều yếu kém, sự phối hợp giữa các chính sách còn thiếu đồng bộ, đồng tiền yếu
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và dự trữ ngoại tệ còn hạn hẹp thì tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý tỏ ra là một
chính sách hợp lý nhất.
4/ Cơ chế tỷ giá linh hoạt:
Đây là cơ chế có sự pha trộn giữa cố định, thả nổi và quản lý - nghĩa là tùy
từng điều kiện cụ thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt.
C. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM:
1/Giai đoạn từ 1989-1992.
Giai đoạn này có thể được coi là cái mốc quan trọng trong phát triển TGHĐ
ở nước ta khi quan hệ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống
Đông Âu và Liên Xô(cũ) bị gián đoạn , khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán
với khu vực thanh toán bằng dola Mỹ. trong giai đoạn này nền kinh tế chịu tác
động của chính sách thả nổi tỷ giá. Tỷ giá hối đoái VND/USD biến động mạnh theo
xu hướng giá trị đồng dola Mỹ tăng liên tục kèm theo các cơn “sốt”, các đột biến
với biên độ rất lớn ( Từ cuối năm 1990 trở đi ). Tình trạng leo thang của giá đồng
dola đã kích thích tâm lý nắm giữ đồng dola, nhằm đầu cơ ăn chênh lệch giá. Dẫn
đến Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại trở nên khan hiếm hơn. Trong giai đoạn này
Ngân hàng không kiểm soát được lưu thông tiền tệ , mọi cố gắng quản lý ngoại tệ
của chính phủ ít đem lại hiệu quả.
Trong các năm 1991-1992 do ảnh hưởng của sự đổ vỡ các mối quan hệ ngoại
thương với LiênXô và Đông Âu , nhập khẩu giảm sút một cách nghiêm trọng (năm
1991 là 357.0 triệu USD đến năm 1992 chỉ còn 91,1 triệu USD). Các doanh nghiệp
tiến hành nhập khẩu theo hình thức trả chậm và phải chịu một lãi suất cao do thiếu
dola, dola đã thiếu lại càng thiếu dẫn đến các cơn sốt dola theo chu kỳ vào giai
đoạn này.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đến đầu năm 1992 Chính phủ đã có một số cải cách trong việc điều chỉnh tỷ
giá ( như buộc các doanh nghiệp có dola phải gửi vào ngân hàng, bãi bỏ hình thức
quy địng tỷ giá theo nhóm hàng..) làm cho giá dola bắt đầu giảm ( cuối năm 1991
tỷ giá VND/USD có lúc lên tới 14500 đến tháng 3/1992chỉ còn 11550 VND/USD
và tiếp tục giảm cho đến cuối năm 1992.
2/ Giai đoạn từ 92 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính
Đông Nam Á (tháng 7 năm 1997).
Trước những tồn tại của việc”thả nổi” mất kiểm soát tỷ giá, chính phủ đã
thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá với những nội dung cụ thể sau:
- Quy định biên độ dao động của tỷ giá với tỷ giá chính thức được công bố
bởi Ngân hàng nhà nước (công bố tỷ giá chính thức mỗi ngày và xác định rõ biên
độ giao động); Tăng cường sức mạnh của các biện pháp hành chính mà cụ thể là
buộc các đơn vị kinh tế (trước hết là đơn vị kinh tế quốc doanh) có ngoại tệ phải
bán cho Ngân hàng theo tỷ giá nhất định.
- Bãi bỏ hoàn toàn hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán
ngoại thương giữa ngân sách với các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động ngoại
thương. Thay vào đó là việc áp dụng tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước
công bố.
Chính phủ đã tăng cường công tác thông tin,cho công khai hóa một cách
nhanh chóng và chính xác chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức, tỷ giá thị
trường, chỉ số giá, sự biến động giá vàng…Nhờ vậy hạn chế được hoạt động đầu
cơ, giải tâm lý hoang mang…Chính phủ cũng chú trọng tăng cường thực lực kinh
tế cho hoạt động can thiệp vào tủ giá bằng cách gia tăng mạnh mẽ dự trữ ngoại
tệ,lập quỹ bình ổn giá.
- Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm giao dịch ngoại tệ ( trung tâm giao dịch
ngoại tệ tại trực tiếp Hồ Chí Minh được mở cửa từ tháng 8 năm 1991 ) để cho các
8