Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.5 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ KINH TẾ
I. TRẮC NGHIỆM (Cho biết các câu đúng hay sai và giải thích vì sao)
1. Tiền đề CMCN Anh.
“CMCN Anh diễn ra sớm dựa vào những tiền đề thuận lợi.”
2. Đặc điểm CMCN Anh, tác động đến Kinh tế - xã hội
“CMCN Anh diễn ra trong thời gian dài với bước đi tuần tự”.
“Anh là công xưởng của thế giới” hoặc “CMCN hoàn thành đã làm thay đổi vị
thế nước Anh trong nền kinh tế thế giới”.
“CMCN Anh đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá mạnh mẽ và sự biến đổi về cơ
cấu dân cư ở nước Anh”.
3. Nhân tố tác động đến kinh tế các nước tư bản 1951-1973
“CM khoa học kỹ thuật những năm 1950 đã hướng nền kinh tế các nước tư
bản phát triển theo chiều sâu trong giai đoạn 1951-1973”
“Sự can thiệp sâu rộng của Nhà nước là một trong những nguyên nhân khiến
các nước tư bản tăng trưởng chậm trong giai đoạn 1951-1973”.
4.Nội dung điều chỉnh kinh tế ở các nước tư bản sau 1982.
5. Vai trò nhà nước, vấn đề vốn trong CMCN Nhật
“Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình CMCN ở Nhật Bản”.
“Trong CMCN Nhật, vốn hoàn toàn chỉ dựa vào tích luỹ trong nước”.
6. Huy động vốn, sử dụng vốn, nhân tố con người, hạn chế , bài học kinh
nghiệm của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973.
“Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thần kỳ giai đoạn 1952-1973 là do biết phát
huy nhân tố con người”.
“Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thần kỳ giai đoạn 1952-1973 còn do biết sử
dụng vốn có hiệu quả”.
“Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thần kỳ giai đoạn 1952-1973 vẫn bộc lộ một
số hạn chế”.
“ Sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1952-1973 có một số
kinh nghiệm tham khảo với nước ta trong phát triển kinh tế.”
7. Nhân tố bên ngoài tác động kinh tế Mỹ trong CMCN.
8. Kinh tế trạng trại trước và sau nội chiến Mỹ.


“Trong CMCN, kinh tế trang trại phát triển khắp nước Mỹ.”
“Trong giai đoạn 1985-1913, kinh tế trang trại phát triển khắp nước Mỹ.”
9. Tác động của nội chiến Mỹ.
“Cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865) đã có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế nước Mỹ thời kỳ độc quyền hoá”.
10. Nhân tố bên ngoài đối với sự bùng nổ kinh tế Mỹ.
11. Nội dung điều chỉnh kinh tế Mỹ.
12. Chính sách kinh tế mới NEP.
“Chính sách kinh tế mới NEP đóng vai trò quan trọng với phục hồi kinh tế ở
Liên Xô giai đoạn 1921-1925.”
“Chính sách kinh tế mới NEP của Liên Xô giai đoạn 1921-1925 có ý nghĩa lý
luận quan trọng”.
“Chính sách kinh tế mới NEP của Liên Xô giai đoạn 1921-1925 còn có ý nghĩa
quốc tế”.
“Xét về bản chất, mục đích chính sách kinh tế mới NEP của Liên Xô giai đoạn
1921-1925 là sự phục hồi chủ nghĩa tư bản”.
“ Chính sách kinh tế mới NEP của Liên Xô giai đoạn 1921-1925 nhằm giải
phóng sức sản xuất cả ở thành thị và nông thôn”.
“Chính sách kinh tế mới NEP ở Liên Xô 1921-1925 là sự mở rộng phát triển
các quan hệ hang hoá – tiền tệ”.
13. Công nghiệp hoá ở Liên Xô: ưu tiên phát triển CN nặng, hạn chế CNH của
Liên Xô, vấn đề vốn trong CNH Liên Xô.
“Công nghiệp hoá ở Liên Xô giai đoạn 1926-1937 còn dựa vào nguồn vốn đầu
tư thu hút từ nước ngoài” hay “Vốn cho công nghiệp hoá ở Liên Xô 1926-
1937 chỉ dựa vào nguồn tích luỹ trong nước”.
“Công nghiệp hoá ở Liên Xô 1926-1937 vẫn bộc lộ một số hạn chế”.
“ Việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong CNH 1926-1937 là phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Liên Xô khi đó”.
14. Cải cách và mở cửa tại Trung Quốc từ 1978-nay: cơ cấu sở hữu và thành
phần kinh tế, từ bỏ mô hình kinh tế KHH tập trung, tăng trưởng kinh tế, tác

động về kinh tế đối ngoại, hạn chế, tương đồng của VN và TQ trong cải cách,
đổi mới.
“ Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc 1978-nay là sự từ bỏ mô hình kinh tế kế
hoạch hoá tập trung”.
“Có sự thay đổi về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế ở Trung Quốc trong
thời kỳ cải cách và mở cửa 1978-nay”.
“ Trung Quốc và Việt Nam có một số điểm tương đồng khi bước vào cải cách
và đổi mới kinh tế”.
15. Điều chỉnh chiến lược CNH ở các nước Asean cuối những năm 69, đầu 70
(từ hướng nội sang hướng ngoại)
16. Kinh tế Việt Nam những năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945-1946:
lấy giải quyết nạn đói là trọng tâm, biện pháp giải quyết nạn đói.
“Việt Nam gặp nhiều khó khăn về kinh tế trong năm đầu sau cách mạng
tháng Tám 1945-1946”
17. Vấn đề tài chính-tiền tệ 1951-1954: lấy vấn đề tài chính là trọng tâm, giải
quyết vấn đề tài chính tiền tệ 1951-1954, sự thay đổi về bản chất của tiền.
“Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp tích cực để khắc phục tình
trạng thâm hụt ngân sách trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1951-
1954”
“Với sự ra đời Ngân hang quốc gia Việt Nam trong giai đoạn cuối của cuộc
kháng chiến chống Pháp 1951, tiền tệ ở nước ta đã có sự thay đổi về bản
chất”
“Hoạt động chấn chỉnh kinh tế tài chính của Đảng ta trong giai đoạn 1951-
1954 đã không khắc phục được tình trạng mất cân đối thu chi ngân sách”.
18. Cải cách ruộng đất trong những năm cuối của kháng chiến chống Pháp
1951-1954: ý nghĩa của cải cách ruộng đất trong kháng chiến (ý nghĩa cả về
kinh tế và chính trị), cải cách ruộng đất chỉ được tiến hành ở một số vùng
(đúng – chỉ cải cách ở một số vùng tự do).
“Cải cách ruộng đất đã được tiến hành ở một số vùng trong giai đoạn cuối
của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1951-1954)”

19. Cải cách ruộng đất giai đoạn 1955-1957: ý nghĩa.
“Cải cách ruộng đất ở nước ta giai đoạn 1955-1957 là xoá bỏ hoàn toàn sở
hữu tư nhân ruộng đất”.
20. Cải tạo xã hội chủ nghĩa trong Nông nghiệp: Nông nghiệp là trọng tâm,
tự nguyện là nguyên tắc hang đầu”.
21. Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong giai đoạn 1958-1960: với
Công thương nghiệp tư bản tư doanh, chế độc công hữu XHCN được xác lập
phổ biến, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong cải tạo XHCN.
“Nhà nước chủ trương không tước đoạt tư liệu sản xuất trong cải tạo xã hội
chủ nghĩa với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc nước ta giai
đoanh 1958-1960”.
“Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1958-1960 để lại
nhiều bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc”.
“Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã được xác lập phổ
biến ở miền Bắc nước ta giai đoạn 1958-1960”
22. Cải tiến cơ chế quản lý ở nước ta năm 1981-1985: trong Nông nghiệp có
CT100, trong Công nghiệp có QĐ25CP.
“Cải tiến cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1981-1985 vẫn bộc lộ
một số hạn chế”.
“Cải tiến cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta giai đoạn 1981-1985 là sự từ bỏ
mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung”
23. Khủng hoảng kinh tế - xã hội nước ta vào giữa những năm 1980: lạm
phát, đời sống, những nhân tố tác động đến khủng hoảng.
“Khủng hoảng kinh tế - xã hội đã diễn ra ở Việt Nam vào giữa những năm
1980”.
24. Thời kỳ đổi mới kinh tế từ 1986-nay: Cơ cấu sở hữu và thành phần kinh
tế những năm sau Đổi Mới, cơ chế quản lý kinh tế.
“Đổi mới kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay là sự từ bỏ mô hình kinh
tế kế hoạch hoá tập trung”
“Có sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong thời kỳ đổi mới

kinh tế từ năm 1986-nay” hoặc “Đã diễn ra đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở
nước ta từ 1986-nay”.
25. Tăng trưởng và hạn chế của Đổi Mới.

×