Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Tôi yêu truyện cổ nớc tôi.
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
(Lâm Thị Mĩ Dạ)
Từ lâu, Tấm Cám đã đợc coi là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu và hay nhất
Việt Nam. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của
dân tộc ta.Những giá trị đặc sắc về nội dung, những giá trị độc đáo về nghệ thuật
cùng với sức biểu cảm to lớn đã tạo nên sức cuốn hút cũng nh sức sống vĩnh cửu
của truyện. Chính niềm yêu thích, lòng ham mê từ thuở nhỏ đối với thế giới cổ
tích Tấm Cám là nẻo đờng đầu tiên dẫn ngời viết đến việc lựa chọn đề tài của
mình.
Một tác phẩm hay bao giờ cũng là một tác phẩm khó dạy. Đặc biệt
Tấm Cám lại là tác phẩm có nội dung đa tầng văn hoá và hết sức phong
phú nên việc giảng dạy càng khó hơn.
Thực tiễn cho thấy việc giảng dạy truyện cổ tích này là vấn đề không
dễ đối với mỗi giáo viên. Và đã có rất nhiều thầy cô băn khoăn, trăn trở đi
tìm hớng giảng dạy tốt nhất cho tác phẩm.
Đã nhiều năm, Tấm Cám đợc đa vào chơng trình văn học dân gian
lớp 7 THCS. Do có nhiều tranh luận xung quanh truyện, nên từ năm
1995 Tấm Cám không còn đợc dạy và học ở trờng phổ thông. Đến năm
2003, truyện lại đợc tuyển chọn vào sách giáo khoa thí điểm lớp 10THPT,
đợc giảng dạy theo quan điểm mới quan điểm tích hợp.
Nh vậy, đối tợng giảng dạy đã thay đổi, quan điểm giảng dạy không
còn nh trớc, phơng pháp giảng dạy tất yếu không thể giữ nguyên nh cũ. Vấn
đề đặt ra là cần phải có một phơng pháp giảng dạy tác phẩm đúng đắn, giúp
học sinh khám phá đợc giá trị nổi bật của truyện, giúp các em phát huy
năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ của mình
Rõ ràng, đây là vấn đề còn để ngỏ, thu hút tất cả những ai có nhiệt
tấm đối với việc giảng dạy tác phẩm này
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Xuất phát từ giá trị đặc sắc của Tấm Cám, xuất phát từ thực tiễn
giảng dạy, xuất phát từ yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học là phát huy vai
trò chủ thể sáng tạo của học sinh và dạy văn là dạy cho học sinh thấy cái
hay, cái đẹp của văn chơng, ngời viết lựa chọn đề tài:
Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám
nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh
lớp 10 THPT .
Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân ngời viết sau
khi ra trờng. Đồng thời là một đóng góp nhỏ vào hành trình đi tìm phơng
pháp giảng dạy tối u cho truyện Tấm Cám ở trờng phổ thông.
Ngời viết hi vọng sẽ tiếp tục phát triển đề tài này ở bề rộng hơn, sâu
hơn trong bậc học tiếp theo của bản thân!
II. Lịch sử vấn đề
Truyện cổ tích ra đời không chỉ làm hấp dẫn mọi lứa tuổi mà còn là
vấn đề quan tâm lớn của rất nhiều nhà nghiên cứu. Trên thế giới, nhiều tr -
ờng phái nghiên cứu truyện cổ tích đã ra đời với những phơng pháp nghiên
cứu riêng biệt. ở Việt Nam, ngành Cổ tích học cũng đã tồn tại và phát
triển hơn 50 năm.
Tấm Cám là truyện cổ tích thể hiện đợc khá đầy đủ những đặc trng
của truyện cổ tích thần kì và cũng là truyện cổ tích Việt Nam đợc yêu thích
nhất. Do đó nó lại càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên
cứu.
Có thể coi công trình nghiên cứu của Đinh Gia Khánh Sơ bộ tìm
hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (NXB Văn
học - H - 1968) là công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện hơn cả, đề
cập gần nh hầu hết các vấn đề chính của kiểu truyện Tấm Cám ở Việt
Nam. [5.305].
Do tính chất tiêu biểu của Tấm Cám, qua việc nghiên cứu toàn diện
về truyện, Đinh Gia Khánh đã đề cập đến những vấn đề quan trọng của
chuyên ngành cổ tích học. Đó là tính dân tộc, tính quốc tế của truyện cổ
tích; là vấn đề hình thái biểu hiện của nội dung đấu tranh xã hội trong thể
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
loại này; là vấn đề phơng pháp nghệ thuật trong truyện; là vấn đề tâm lý của
nhân dân khi sáng tác và lu truyền tác phẩm văn học dân gian.
Những ý kiến này giúp ngời viết khai thác đúng đắn hơn những giá trị
của truyện Tấm Cám.
Tiếp theo là bài giảng Tấm Cám của Trần Gia Linh trong cuốn
Giảng văn I Lơng Văn Đang, Đinh Thái Hơng (Biên tập) NXB
Đại học và trung học chuyên nghiệp H 1982.
Sau khi lựa chọn bản kể của Đỗ Thận và khảo sát t liệu (các bản kể
của ngời Kinh, của đồng bào miền núi và bản kể ở nớc ngoài), tác giả đa ra
cách phân tích gồm có 4 mục lớn sau:
I. Chủ đề.
II. Bố cục:
1. Từ đầu đến lúc cô Tấm ớm giày vừa nh in.
2. Sự hoá kiếp qua 4 kiếp của cô Tấm.
3. Tấm trừng trị mẹ con Cám.
III. Nội dung, ý nghĩa.
IV. Kết luận.
Cách giảng của Trần Gia Linh đã chia nhỏ tác phẩm, nhiều phần của
đoạn sau trùng ý với đoạn trớc dẫn đến hiện tợng lặp trong phân tích. Việc
phân tích nghệ thuật tách rời với việc phân tích nội dung.
Năm 1991, Nguyễn Xuân Lạc đã Thử đề xuất cách tiếp cận
truyện Tấm Cám theo tinh thần Phôncơlo học (Tạp chí Văn hoá dân
gian Số 3 1991) theo 6 mặt:
1. Cách cấu tạo cốt truyện.
2. Các môtip.
3. Những câu văn vần xen kẽ.
4. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật.
5. Không khí truyện.
6. Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xớng dân
gian.
Với bài viết này, tác giả mong muốn đóng góp một tiếng nói của nhà
trờng trên con đờng đi tới thi pháp văn học dân gian hiện nay.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tấm Cám đợc giảng dạy ở THCS, có rất nhiều ý kiến tranh luận xung
quanh truyện, đặc biệt là phần kết thúc của truyện.
Phạm Xuân Nguyên đa ra Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám
(Tạp chí Văn hoá dân gian Số 2 năm 1994). Tác giả cho rằng: hiểu
hành động trả thù của Tấm là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách
dân tộc Việt, không thích hợp với ngày này là hiểu sai tinh thần truyện.
Tác giả bài báo tán thành cách hiểu tinh thần truyện là Cái thiện thắng, cái
ác phải bị trừng trị. Đây là quy luật đấu tranh khi có sự sống của bên này
nghĩa là cái chết của bên kia và ngợc lại. và cho rằng sự báo thù của
Tấm là một biểu tr ng, nó mang ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác.
Trên cơ sở đó, tác giả kết luận: Truyện Tấm Cám dạy trong nhà tr-
ờng không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên lảng tránh chuyện đó
Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần của sự trả thù của Tấm
[23.52]
Hoàng Ngọc Hiến lại quan tâm đến Giảng truyện Tấm Cám ở tr -
ờng phổ thông (Báo Giáo dục và Thời đại số 29 18/71994) . Hoàng
Ngọc Hiến cho rằng Đúng, mẹ con Cám bị trừng phạt là công bằng và
đích đáng, nhng cách trả thù của Tấm vẫn cứ đáng bị phê phán và lên án
[9.14]. Tác giả cho rằng nên chuyển hớng phân tích t tởng trả thù, luật
trả thù là để giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội văn minh bớc qua hận thù
một cách cao thợng.
Nhằm tranh luận với ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Thiêm đã
đặt ra vấn đề Trao đổi về giảng truyện Tấm Cám ở tr ờng phổ thông .
(Báo Giáo dục và thời đại Số 34 22/8/1994). Đặng Thiêm cho rằng ý
kiến của anh Hiến có phần không sát thực tế và phiến diện, cực đoan
[26.13]. Từ việc chỉ ra cái hay của truyện Tấm Cám, chỉ ra Trong Tấm
Cám đúng là có sự trả thù. Nhng đó không phải là t tởng chính của truyện,
càng không phải là chủ đề. Đó chỉ là những môtip nghệ thuật cần phải có để
thực hiện quan niệm ác giả, ác báo của ngời sáng tác, chứ nó không bao
giờ đợc coi là mục đích giãi bày [26.13], Đặng Thiêm đã kết luận rằng:
Theo tôi, nếu giảng nh anh Hiến, với học sinh lớp 7 sẽ mất hết và chỉ đợc
một bài học luân lí khô khan về chỉ nghĩa nhân văn hiện đại mà thôi
[26.13].
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tiếp theo, trong Báo Giáo dục và thời đại số 39, ra ngày 26/9/1994,
Bùi Văn Tiếng đã tham gia Bàn về cách ứng xử nghệ thuật của truyện
cổ tích Tấm Cám . Tác giả cho rằng việc trả thù tàn bạo của Tấm là th-
ờng tình vì con ngời luôn luôn biến đổi, và hàm chứa tất cả mọi khả năng
khôn ngu, thiện ác , ngay cả mụ dì ghẻ cũng không phải hoàn toàn mất
hết nhân tính vì mụ thơng con. Quan điểm này cho rằng, tác giả Tấm Cám
không đứng về phía mẹ con Cám đã đành mà cũng không hẳn đứng về phía
Tấm. Vấn đề nhân vật trong Tấm Cám chỉ là một cách ứng xử nghệ
thuật.
Nh vậy, ý kiến bàn về cách kết thúc truyện Tấm Cám là rất nhiều
song không phải là hoàn toàn thống nhất mà thậm chí có cả những ý kiến
trái chiều nhau. Trớc tình hình đó mỗi giáo viên trên cơ sở tham khảo phải
biết tiếp thu chọn lọc để giải thích hợp lý cho học sinh về phần kết của
truyện cổ tích này.
Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với truyện Tấm Cám vẫn
không dừng lại ở đó.
ở bài bình giảng truyện Tấm Cám trong sách: Bình giảng
truyện dân gian (NXB Giáo dục H 1998), Hoàng Tiến Tựu tập
trung bình giảng về hai chỗ có vấn đề: Một là: tên truyện và chủ đề
truyện; Hai là: hành động trả thù của Tấm và đoạn kết của truyện. Từ việc
phân tích các tình tiết của truyện Tấm Cám, tác giả chỉ rõ mối quan hệ và
sự phù hợp giữa hành động trả thù với lôgic phát triển tính cách của Tấm.
Và cho rằng nếu nhận thức đợc nh vậy thì sự băn khoăn về mức độ và hình
thức trả thù của nhân vật này cũng không thành vấn đề phải đặt ra bàn cãi
nữa.
Từ cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu truyện cổ tích Tấm
Cám, GS TS Nguyễn Thanh Hùng đã đặt ra vấn đề Tấm Cám và sự bội
ớc cổ tích . (Sách Hiểu văn Dạy văn NXB Giáo dục 2003 ).
Giáo s đã đa ra ý kiến của mình về: Sự đánh giá cha thống nhất về
giá trị truyện cổ tích Tấm Cám trong lịch sử nghiên cứu; đa ra những suy
nghĩ về giá trị đích thực của truyện cổ tích thần kì Tấm Cám. Đặc biệt
giáo s đã có những gợi ý rất quan trọng về Phơng pháp giảng dạy Tấm
Cám. Đó là: phải phản ánh trung thành giá trị của truyện cổ tích thần kì
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
biểu hiện trên hai phơng diện: sự thật đời sống và chân lý nghệ thuật.
[13.145]. Và dạy Tấm Cám nên đi theo từng tiến trình của cốt truyện. Có
nh vậy mới tránh đợc sự phân tích, đánh giá truyện Tấm Cám dới con mắt
hiện đại và đạo đức học thuần tuý, tránh đợc sự bội ớc đối với những giá
trị đẹp đẽ và nhân bản của truyện cổ tích Tấm Cám. [13.150].
Nh vậy, có thể thấy rằng Tấm Cám là truyện cổ tích đợc rất nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Phần lớn các bài viết tập trung vào bàn luận vấn
đề gây nhiều tranh cãi (kết thúc truyện Tấm Cám). Đó là những ý kiến quý
báu giúp ngời viết hiểu đợc giá trị đích thực của truyện, làm tiền đề lý luận
của đề tài.
Thứ nữa, có thể thấy đa số các bài viết đi vào phân tích, thử đề xuất
cách tiếp cận truyện Tấm Cám hay đi vào hớng dẫn cách giảng dạy đoạn
cuối truyện sao cho thích hợp chứ không đề xuất phơng pháp giảng dạy.
Đặc biệt, gợi ý của Giáo s Nguyễn Thanh Hùng: dạy Tấm Cám nên
đi theo từng tiến trình của cốt truyện trong bài viết Tấm Cám và sự bội ớc
cổ tích là gợi ý hết sức quý báu và trực tiếp giúp ngời viết có định hớng
trong việc thực hiện đề tài của mình.
Tóm lại, từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy cha có công trình nào bàn
trực tiếp, cụ thể cách giảng dạy Tấm Cám từ một đặc điểm thi pháp nổi
bật: yếu tố thần kì nhằm tác động toàn diện đến học sinh THPT.
Tiếp thu thành tựu nghiên cứu về truyện Tấm Cám cũng nh thành tựu
trong phơng pháp dạy học văn hiện đại, luận văn đặt ra vấn đề: Vai trò và
tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy
năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT .
Đây là một việc làm mới mẻ và có ý nghĩa về nhiều mặt.
III. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú; Số lợng truyện cổ
tích dạy theo chơng trình thí điểm trong nhà trờng THPT là hai truyện
(Tấm Cám, Chử Đồng Tử); song ngời viết chỉ đi vào tìm hiểu truyện Tấm
Cám từ góc độ phơng pháp giảng dạy.
Vì khuôn khổ luận văn tốt nghiệp và thời gian có hạn, ngời viết chỉ đề
cập tới tác dụng của yếu tố thi pháp quan trọng nhất yếu tố thần kì
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trong giảng dạy Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ
thẩm mĩ của học sinh -Tức đi tìm phơng pháp giảng dạy đúng đắn nhất cho
tác phẩm.
IV. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất: Từ việc tìm hiểu về sự đổi mới trong ph ơng pháp dạy học
văn, về đặc điểm tiếp nhận của lứa tuổi học sinh lớp 10 THPT, về thực trạng
dạy và học Tấm Cám trong trờng THPT hiện nay,ngời viết xem xét, bổ
sung vào việc định hớng phân tích, giảng dạy tác phẩm nhằm tác động
đúng, trúng vào đối tợng tiếp nhận.
Thứ hai: Thông qua truyện Tấm Cám đợc tuyển chọn trong SGK thí
điểm lớp 10 THPT để chỉ ra và thấy đợc tác dụng của yếu tố thần kì đến
năng lực nhận thức và sức cảm thụ của học sinh trong dạy học tác phẩm. Từ
đó đề xuất cách tiếp cận và biện pháp giảng dạy tác phẩm một cách thích
hợp.
V. Đóng góp của đề tài.
Thực hiện đề tài này, ngời viết có một số đóng góp sau:
1. Đa ra một cách hiểu tác phẩm đúng đắn, hợp lý nhất, làm nổi bật điểm
sáng thẩm mĩ của truyện.
2. Đa ra phơng pháp giảng dạy thích hợp.
3. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của phơng pháp dạy học truyện dân gian
trong nhà trờng phổ thông.
4. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của học sinh, nhằm thực hiện tốt nhất
mục đích cuối cùng của việc giảng dạy: góp phần bồi đắp tâm hồn, phát
triển trí tuệ của học sinh lớp 10 THPT; giáo dục học sinh trở thành con
ngời toàn diện, con ngời văn hoá trong thời đại ngày nay.
Những đóng góp của đề tài là những đóng góp thiết thực, có cả giá trị
lí luận và giá trị thực tiễn.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
VI. Phơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngời viết sử dụng phối hợp các
phơng pháp sau:
1. Phơng pháp nghiên cứu tổng hợp các tài liệu tham khảo.
2. Phơng pháp khảo sát:
Tìm hiểu hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh qua:
T liệu khảo sát:
+ Sách giáo viên.
+ Sách giáo khoa.
+ Vở ghi bài của học sinh.
Phiếu điều tra:
+ Giáo viên trả lời câu hỏi.
+ Học sinh trả lời câu hỏi.
3. Phơng pháp phân tích và so sánh những vấn đề có liên quan đến đề tài.
4. Phơng pháp xây dựng bài dạy theo mục đích đề tài.
VII. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Th mục tham khảo, luận văn
gồm ba chơng:
Chơng một: Những tiền đề lí luận của đề tài
Chơng hai: Khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo ch -
ơng trình thí điểm ở trờng THPT.
Chơng ba: Phơng hớng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về vai trò
và tác dụng của yếu tố thần kì.
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần Nội dung
Chơng một. Những tiền đề lí luận của đề tài
I. Đổi mới phơng pháp dạy học văn.
Văn chơng bao giờ cũng là sản phẩm của tâm hồn, của trái tim và
khối óc ngời sáng tác. Văn chơng có sức tác động sâu sắc đến bạn đọc, đến
cuộc sống con ngời. Trong nhà trờng, so với các môn học khác, môn văn
vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật lại có khả năng bồi dỡng và
phát triển t duy thẩm mĩ cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Do vậy,việc
tìm ra phơng pháp dạy học thích hợp là hết sức cần thiết.
Hơn nữa, trớc yêu cầu mới của xã hội, trớc Sự tiến bộ kì diệu của
khoa học kĩ thuật, số liệu các tri thức cần lĩnh hội tăng lên một cách ghê
gớm, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi căn bản cả nội dung giáo dỡng lẫn ph-
ơng pháp dạy học. Phơng pháp dạy học phải nhằm phát triển tối đa sự
suy nghĩ độc lập của học sinh, kỹ năng đạt đến tối đa sự suy nghĩ độc lập
của học sinh, kỹ năng đạt đến và vận dụng tri thức. (Viện sĩ A.A.Xmianôp
Liên Xô cũ).
Đây không phải là vấn đề riêng của nớc ta mà là vấn đề đang đợc
quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lợc phát triển nguồn lực con ngời phục
vụ các mục tiêu kinh tế xã hội
Tóm lại, từ những vấn đề trên đã đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải
đổi mới phơng pháp dạy học văn.
I.1. Đổi mới phơng pháp dạy học văn nói chung
Đổi mới phơng pháp dạy học văn chính là đổi mới việc đánh giá mối
quan hệ giữa ba thành tố: Giáo viên học sinh văn bản văn chơng. Đó
là mối quan hệ biện chứng nhằm tạo thành cơ chế dạy học văn. Vì thế nếu
thiếu đi một thành tố nào thì cơ chế dạy học lập tức bị phá vỡ và cách
dạy lại quay trở về lối cũ. [14.164].
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I.1.1. Ph ơng pháp dạy học văn truyền thống
Trong cơ chế dạy học văn cũ, mối quan hệ giữa các thành tố của cơ
chế là mối quan hệ đơn phơng: giáo viên tác phẩm, giáo viên học sinh
hay tác phẩm học sinh.
Trong cơ chế này, giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Giáo viên là ngời
khám phá cảm thụ tác phẩm rồi truyền thụ cho học sinh. Học sinh tiếp thu
bài học thụ động ghi nhớ máy móc theo kiểu học thuộc lòng.
Hệ thống phơng pháp dạy học văn học truyền thống mang nặng bản
chất tái hiện khiến học sinh thụ động trong quá trình lĩnh hội tri thức; Theo
Phan Trọng Loan thì có dùng nhiều thuật ngữ: diễn giải, thuyết trình
hay giảng thuật thì vẫn là một dạng dựa trên bài giảng đ ợc chuẩn bị tr-
ớc của giáo viên. Nguồn kiến thức chỉ đóng khung trong vốn hiểu biết của
ngời thầy. Giáo viên đã từng che khuất mất tài liệu giảng dạy, ít cho học
sinh tiếp xúc trực tiếp và tự tìm kiếm kiến thức.
Với cách dạy văn đã quá lỗi thời, phiến diện hoá,đơn phơng hoá, với
cách học văn mà học sinh chỉ đóng vai trò thính giả, ngời ngoài cuộc
hơn là ngời tham gia hậu quả cuối cùng dễ nhận thấy học sinh trở thành
ngời thụ động,thiếu sáng tạo,ít cảm xúc,ít đồng cảm.
Muốn tạo sự phát triển trong dạy học văn thì nhiệm vụ cần thiết và
cấp bách là phải: đổi mới phơng pháp dạy học văn.
I.1.2. Sự đổi mới trong ph ơng pháp dạy học văn
Theo Phan Trọng Luận: Phơng pháp dạy học tác phẩm văn chơng
mới đổi khác về mục đích, về con đờng đạt đến mục đích, do đó cũng đổi
khác về cơ chế hoạt động dạy học cùng hàng loạt vấn đề về tiến trình tổ
chức giờ dạy, phơng pháp tiếp cận tác phẩm ở học sinh [20.281].
Nếu mục đích của giờ học tác phẩm văn theo phơng pháp cũ là giáo
viên truyền thụ lời giảng của mình, thì mục đích cao nhất trong phơng pháp
dạy văn mới là làm sao để phát huy tính chủ thể của học sinh d ới sự hớng
dẫn của thầy.
Trong cơ chế dạy văn mới, quan hệ giữa các thành tố: tác phẩm
giáo viên học sinh là mối quan hệ đa phơng, đan kết lên nhau. Văn bản
là đối tợng để phân tích, cảm thụ. Giáo viên đóng vai trò chỉ đạo. Học sinh
đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy và học, chủ động tham gia vào quá
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trình nhận thức. Con đờng đạt đến hiệu quả tự phát triển là sự vận động tự
thân của mỗi chủ thể học sinh. Vấn đề quan trọng của cơ chế dạy học văn
mới là vấn đề phát huy chủ thể học sinh: Học sinh vừa là mục tiêu, vừa là
con đờng, vừa là phơng tiện. [20.281]. Và dạy học văn là: phải từ học
sinh, cho học sinh và bằng chính học sinh.
Do đó trong dạy học văn không đợc giữ cách giảng dạy tái hiện,
giảng dạy thông tin tiếp thụ, giảng dạy đơn thuần bằng lời nói của giáo
viên, mà phải chuyển sang lối giảng dạy tái tạo, giảng dạy phát triển, tổ
chức một hệ thống thao tác hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm của bản thân học
sinh, để học sinh đợc tự rung cảm, khám phá và tự phân tích. Mỗi giờ học
phải trở thành một sự kích thích dài, phải gây đợc sự nổ vỡ lặng im
trong tâm tởng, làm bùng cháy một cái gì đó để con ngời đi tới chính mình
trong tâm tởng (Nguyễn Viết Chữ).
Nh vậy phơng pháp không còn là những phơng thức tác động từ bên
ngoài mà là phơng thức vật chất hoá hoạt động bên trong của học sinh.
[20.282]
Quan điểm coi học sinh là chủ thể và là khởi đầu của sự sáng tạo chắc
chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi phơng pháp giảng dạy. Giáo viên phải vật chất
hoá hoạt động của mình bằng một hệ thống phơng pháp giảng dạy thích hợp
nh đọc diễn cảm, so sánh trong phân tích văn học, phân tích nêu vấn đề, ph-
ơng pháp gợi mở, phơng pháp giảng bình.
Trong những năm vừa qua, quan điểm này đã đợc đa vào trong nhà tr-
ờng, đợc công nhận và khẳng định tính đúng đắn của nó. Tuy nhiên cần
tránh sự vận dụng cứng nhắc, máy móc các phơng pháp nêu ra.
Và vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là phải từ quan điểm đúng đắn
về cơ chế dạy học văn, sử dụng các phơng thích hợp để đạt đợc mục đích đa
học sinh lên vị trí chủ thể của quá trình nhận thức.
I.2. Đổi mới phơng pháp dạy học truyện cổ tích thần kì nói
riêng
Cần phải khẳng định ngay rằng sự đổi mới phơng pháp dạy học truyện
cổ tích thần kì không nằm ngoài sự đổi mới phơng pháp dạy học văn nói
chung (nh vừa nêu). Việc làm của ngời viết ở đây là đi từ sự đổi mới chung
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đến sự đổi mới cụ thể đổi mới về phơng pháp đối với truyện cổ tích thần
kỳ nói riêng- một vấn đề liên quan chặt chẽ đến đề tài của ngời viết.
Dạy học văn là dạy một loại hình nghệ thuật vì vậy phải khám phá thế
giới đó bằng những quy luật nghệ thuật của chính nó.
Trớc đây do cha nắm vững nguyên tắc này nên việc dạy học Văn học
dân gian nói chung, truyện cổ tích thần kì nói riêng cha đợc hiệu quả thiết
thực (thậm chí còn mắc phải nhiều sai lầm). Phổ biến nhất (đặc biệt là ở bậc
trung học cơ sở) là cách dạy dễ dãi, đơn giản hoá tác phẩm văn học dân
gian. Chẳng hạn dạy truyện cổ tích thần kỳ mà chia nhân vật cổ tích thành
hai tuyến chính nghĩa và gian và rồi phân tích một cách sơ lợc, công thức
theo lối xã hội học dung tục Việc đồng nhất giữa văn học dân gian và văn
học viết, dạy văn học dân gian nh dạy văn học viết đã dẫn đến việc hiện đại
hoá tác phẩm văn học dân gian , tớc bỏ đi sắc thái phôncơlo vốn là vẻ đẹp
độc đáo và ý vị nhất của những truyện kể. Dạy truyện cổ tích thần kì mà
dạy từ con mắt của ngời hiện đại, dạy nh tác phẩm văn học viết thì chẳng
những không khai thác đợc những giá trị nổi bật của truyện mà còn hiểu
sai, dạy sai tác phẩm.
Nh vậy, do cha có phơng pháp tiếp cận đúng đắn một tác phẩm dân
gian (cụ thể là truyện cổ tích thần kì), hiểu cha đúng, hiểu sai tác phẩm dẫn
đến lúng túng trong phơng pháp giảng dạy. Giờ dạy vì thế rất dễ hoặc thiên
về nội dung t tởng, chính trị một cách gò bó, cứng nhắc, hoặc thiên về hình
thức nghệ thuật, ngôn ngữ một cách phiến diện, trống rỗng.
Để khắc phục những hạn chế trên cách dạy khoa học nhất là cách
dạy theo quan điểm thi pháp học[18.52]. Dạy văn học dân gian theo thi
pháp Văn học dân gian, dạy truyện cổ tích phải đảm bảo những đặc tr ng thi
pháp loại thể.
Truyện cổ tích là một thể loại lớn của văn học dân gian, gồm ba biến
thể: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích về loài
vật. Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là biến thể tiêu biểu hơn cả
Đặc điểm bao trùm và nổi bật của thi pháp truyện cổ tích là thế giới
cổ tích- Một sáng tạo độc đáo của trí tởng tợng dân gian.
Để tạo nên một thế giới nh mơ ớc, ở đó ngời bất hạnh đợc hởng
hạnh phúc tuyệt đỉnh, chính nghĩa tất yếu thắng gian tà, truyện cổ tích đã
phải nhờ đến các yếu tố thần kì: nhân vật thần kì (Tiên, Bụt), vật thần kì
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(gậy thần, cây đàn thần), con vật thần kì (chim thần, ngựa thần) hay sự biến
hoá của chính nhân vật. Tính chất hoang đờng và tởng tợng trong cổ tích
không giống tởng tợng trong thơ ca. Nó tạo nên tính chất kì lạ, khác thờng
cho câu chuyện kể. Điều này đã làm nên thế giới cổ tích với chất thơ bay
bổng, với sức cuốn hút kì diệu của nó - khôngchỉ với trẻ thơ mà với cả ngời
lớn, đem lại cho con ngời hứng thú, niềm tin và ớc mơ.
Dạy truyện cổ tích thần kì điều quan trọng nhất là phải nhấn mạnh,
phải làm nổi bật vẻ đẹp của thế giới cổ tích huyền ảo tức phải khai thác
thật sâu vẻ đẹp của yếu tố thần kì trong truyện. Lựa chọn đề tài: Vai trò
và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy
năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT
chính là ngời viết đã đi từ yếu tố thi pháp nổi bật, đặc sắc nhất của truyện
để giảng dạy. Do đó phơng hớng giảng dạy đề ra sẽ đi theo đúng đặc trng
thi pháp của truyện cổ tích thần kì, tránh đợc những sai lầm đã từng tồn tại
trong dạy học những năm qua.
Trong giảng dạy truyện cổ tích thần kì còn phải quan tâm đến đặc
điểm thi pháp về nhân vật chính, về xung đột, về kết cấu, về không gian,
thời gian, về những công thức cố định.
Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thuỷ nhng nó phát
triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề
xã hội. Và loại xung đột xã hội có thể xem là đề tài đặc trng của thể loại
truyện cổ tích so với thần thoại và sứ thi cổ đại mà mỗi giáo viên phải làm
rõ trong quá trình giảng dạy.
Dạy học truyện cổ tích thần kì theo thi pháp loại thể phải giúp học
sinh thấy đợc đặc điểm của kiểu nhân vật bất hạnh (ngời em út, ngời mồ
côi, xấu xí, ngời đi ở ), của kiểu nhân vật kì tài (có sức khoẻ phi th ờng, có
tài nghệ kì lạ ), thấy nhân vật trong truyện cổ tích ch a đợc cá thể hoá, cha
đợc tâm lý hoá - đó là nhân vật chức năng, nhân vật hành động.
Các môtip nghệ thuật là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc tr-
ng vừa mang tính bền vững của truyện dân gian[18.70]. Nó mang tính
phôncơlo đậm đặc và góp phần quan trọng để tạo nên cái sắc thái dân gian
của truyện. Vì vậy tiếp cận và giảng dạy truyện cổ tích không thể không
chú ý đến các môtip nghệ thuật đó.
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Con đờng hiệu quả nhất của việc dạy học truyện cổ tích thần kì là con
đờng dạy theo thi pháp. Có nh vậy mới giúp chúng ta tiếp cận, khai thác
truyện cổ tích đúng hớng, tránh đợc việc tiếp cận theo hớng xã hội học,
tránh đợc việc phân tích nh phân tích một truyện hiện đại. Từ đó mà có đợc
phơng pháp giảng dạy thích hợp tác động vào cả trí tuệ, và tâm hồn của học
sinh.
Tóm lại, những quan điểm đổi mới về phơng pháp dạy học văn nói
chung, về phơng pháp dạy truyện cổ tích thần kì nói riêng là những tiền đề
lí luận đầu tiên để ngời viết trên cơ sở đó mà tìm tòi và triển khai đề tài
mình đã lựa chọn.
II. Tấm Cám trong nhà trờng phổ thông.
Truyện kể dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng có vai trò
rất lớn trong việc giáo dục, giáo dỡng đối với thế hệ trẻ trong nhà trờng. Nó
đem lại cho học sinh những hiểu biết cực kì phong phú và đa dạng về cuộc
sống của nhân dân qua các thời đại; trí khôn dân gian đã đem đến cho thế
hệ trẻ hôm nay những bài học bổ ích, thấm thía, góp phần bồi đắp tâm hồn
dân tộc cho thế hệ trẻ.
Chính vì vai trò to lớn đó nên việc dạy và học truyện dân gian cũng
nh truyện cổ tích ngày càng đợc quan tâm hơn.
II.1. Trớc chơng trình sách giáo khoa thí điểm năm 2003.
Tấm Cám là truyện cổ tích hay và tiêu biểu nhất của Việt Nam. Hầu
hết trẻ em đều đợc bà, đợc mẹ kể cho nghe ngay từ thở còn thơ. Đến khi 5
6 tuổi, các em lại đợc học truyện này ở lớp mẫu giáo. Và truyện đã từng
đợc giảng dạy trong nhiều năm cho học sinh lớp 7 THCS. Nh vậy, đây là
một câu chuyện quen thuộc và có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ nhỏ.
Sau nhiều tranh cãi về truyện (nhất là phần kết thúc), đến năm 1995,
truyện không đợc đa vào trong chơng trình THCS với lý do: sợ đoạn trả thù
của Tấm ở cuối truyện có thể gây cho học sinh chấn thơng về tình cảm.
Và cho rằng sẽ cho các em học truyện này ở những bậc cao hơn, khi các em
đủ lí trí để có thể nhìn nhận thấu đáo vấn đề.
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phải đến 8 năm sau, năm 2003, Tấm Cám mới lại đợc đa vào chơng
trình sách giáo khoa thí điểm dạy cho học sinh lớp 10 THPT.
II.2. Trong chơng trình sách giáo khoa thí điểm năm 2003
Sau khi Tấm Cám bị lợc khỏi chơng trình Văn lớp 7 THCS, đã có rất
nhiều ý kiến lên tiếng về vấn đề này. Tựu chung lại là khẳng định giá trị
đích thực của truyện coi Tấm Cám là một truyện cổ tích tiêu biểu nhất
của nớc ta. Và hình ảnh cô Tấm hiền lành, xinh đẹp từ quả thị bớc ra, hình
ảnh ông Bụt, con cá Bống, ngày hội ớm giày, chim vàng anh, cây xoan đào,
miếng trầu têm cánh phợng là những hình ảnh đẹp, vừa thân quen gần
gũi, lại vừa thiêng liêng, đậm đà hồn dân tộc.
Vì vậy lẽ nào bỏ đi một câu chuyện từ lâu đã trở thành niềm say mê,
thích thú, ớc mơ đẹp đẽ của tuổi thơ? Lẽ nào lại bỏ đi một món ăn tinh thần
có thể bồi đắp nhiều mặt cho tâm hồn các em kể cả mặt thẩm mĩ chỉ vì
một chi tiết trả thù cuối truyện. Chi tiết này đã có nhiều ngời lý giải và
cũng đơn giản thôi, không đến mức phải né tránh để không dạy truyện này
(trong thực tế, những năm qua chúng ta đã dạy và không có gì gay cấn lắm).
Nhiều ngời cho rằng không nên bỏ truyện này, bởi trong hành trang tinh
thần các em khi bớc vào đời, mà thiếu truyện Tấm Cám thì đó là một điều
thật đáng tiếc [18.40].
Chính giá trị đích thực bền vững của Tấm Cám đã giúp truyện đợc đa
vào giảng dạy ở chơng trình lớp 10THPT theo nguyên tắc xây dựng chơng
trình nh sau:
1. Bám sát mục tiêu đào tạo ngời lao động mới.
2. Bảo đảm nguyên tắc kế thừa và phát triển.
3. Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung
chơng trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phơng pháp
giảng dạy.
(Chơng trình trung học phổ thông dự thảo).
Sau đây ngời viết xin trình bày một số ý kiến về việc lựa chọn này.
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II.2.1. Về mức độ hợp lý của việc chọn học Tấm Cám
Việc chọn Tấm Cám đa vào chơng trình lớp 10 THPT theo ngời viết
là sự lựa chọn hợp lý và hoàn toàn đúng đắn. Sở dĩ nh vậy là vì:
Thứ nhất , Tấm Cám là một truyện cổ tích tiêu biểu và có thể coi là
hay nhất Việt Nam. Nó cũng là một kiểu truyện phổ biến trên thế giới. Tấm
Cám có một giá trị lớn về nội dung, về nghệ thuật, đồng thời là một truyện
có tác dụng giáo dỡng, giáo dục học sinh sâu sắc. Vì vậy việc lựa chọn
giảng dạy một tác phẩm hay, có giá trị về nhiều mặt là việc lựa chọn sáng
suốt.
Thứ hai , đối tợng học sinh lớp 10 đã có sự phát triển về t duy lí luận,
về trình độ nhận thức nên việc chọn tác phẩm Tấm Cám để giảng dạy là rất
hợp lý. Khác hẳn học sinh lớp 7 THCS, học sinh lớp 10 đã có thể nhận
thức sâu sắc hơn những vấn đề khái quát về xã hội trong truyện cổ tích. Với
một tác phẩm có nhiều vấn đề tranh cãi nh Tấm Cám, dới sự tổ chức, hớng
dẫn của giáo viên, các em đợc tranh luận và rút ra đợc nhiều vấn đề có giá
trị. Do đó mỗi giáo viên giảng dạy cần tìm ra biện pháp thích hợp để tác
động, phát huy năng lực nhận thức và sức cảm thụ thẩm mĩ cho các em.
II.2.2. Về mức độ hợp lý của việc chọn học văn bản
Chính những băn khoăn, tranh luận về kết thúc của truyện đã chi phối
đến việc lựa chọn văn bản Tấm Cám của các nhà biên soạn sách giáo khoa.
Sách Ngữ văn 10 Tập 1 - SGK thí điểm ban khoa học xã hội và
nhân văn (Bộ 1) Trần Đình Sử (Tổng chủ biên NXB Giáo dục
2003).
Bộ sách này lựa chọn theo bản kể của Chu Xuân Diên Lê Chí Quế
(Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam NXB ĐHQG Hà Nội, 1996) với cách
kết thúc: Sau khi Tấm đợc nhà vua nhận ra ở nhà bà lão bán nớc và đón về
cung, Cám muốn biết vì sao Chị dầm sơng dãi nắng, đi vắng giờ lâu, sao
giờ lại trắng và Tấm đã bày cách cho. Cám sai đào một hố thật sâu và
xuống ngồi ở dới, rồi gọi ngời đem nớc sôi giội xuống hố. Cám chết còng
queo.
Nghe tin Cám chết, mụ dì ghẻ uất lên, ngã vật xuống đất chết theo
con.
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sách Ngữ văn 10 Tập 1 - SGK thí điểm khoa học xã hội và nhân
văn (Bộ 2) Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên NXB Giáo dục 2003).
Bộ sách này lựa chọn theo bản kể của Nguyễn Đổng Chi (Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam, tập IV, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975) nh-
ng lại cắt bỏ đoạn cuối, chỉ dừng lại ở chi tiết rồi truyền cho quân hầu đa
kiệu rớc Tấm về cung .
Sự lựa chọn này đợc các tác giả biên soạn lý giải trong sách giáo viên
nh sau:
Sách giáo viên (Bộ 1) hớng dẫn trong khi dạy giáo viên có thể giới
thiệu với học sinh bản kể có cách kết thúc là Tấm giết Cám, làm mắm cho
dì ghẻ và cho rằng: Truyện Tấm Cám thể hiện quan niệm và mơ ớc về sự
chiến thằng tuyệt đối của ngời Việt Nam. Vì vậy mà truyện có bản kể trên.
Sự trừng phạt của Tấm là thay mặt cái thiện, tiêu diệt cái ác, điều đó đã
từng làm không ít ngời hả hê. Nhng hình thức trừng phạt ấy khiến cho nhiều
ngời cảm thấy rùng rợn, ấn tợng về cô Tấm hiền lành, đôn hậu trở nên
không đẹp. Vì vậy SGK không chọn bản kể trên.
Còn Sách giáo viên (Bộ 2) thì cho rằng: Truyện cổ tích thần kì có
không ít yếu tố cổ xa đợc bảo lu. Mô típ mụ phù thuỷ ăn nhầm phải thịt con
mình thờng lặp đi lặp lại trong nhiều truyện cổ tích Châu Âu. Nhng trong
truyền thống cảm nhận của dân gian, ngời ta không quan tâm đến tính chất
dã man của sự việc mà chỉ quan tâm đến mức độ của sự trừng phạt. Vì vậy,
mẹ con dì ghẻ phải chịu sự trừng phạt cao nhất. Và cho rằng: Tuy nhiên,
trong xã hội hiện đại, những quan niệm nhân đạo mới đã hình thành và phát
triển. Vì vậy đoạn truyện này có thể gây phản cảm đối với học sinh lớp 10.
Do đó, ngời biên soạn SGK đã mạnh dạn lợc bỏ đoạn kết thúc.
Theo ý kiến của bản thân tôi, trong giảng dạy Tấm Cám ở trờng phổ
thông rất không nên cắt bỏ phần kết thúc của truyện. Bởi đây là một truyện
đã quá quen thuộc với các em ngay từ thở nhỏ. Các em đã từng biết đến kết
thúc này, nếu cắt bỏ sẽ gây độ hẫng và sự băn khoăn trong các em.
Vấn đề đặt ra không phải là cắt bỏ phần kết thúc truyện mà phải giải
thích làm sao cho hợp lý về cách kết chúc đó. Bởi đối tợng học ở đây không
còn là học sinh mẫu giáo hay THCS.
Khi giảng dạy cần giúp các em thấy đợc đặc trng của truyện cổ tích
thần kì là giải quyết mọi vấn đề trong hiện thực theo quan điểm và mơ ớc
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
của nhân dân. Nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng, hành động theo quan
điểm và lý tởng xã hội của nhân dân. Theo nhân dân thì: ở hiền gặp lành,
ác giả ác báo, họ mong muốn và mơ ớc ngời tốt sẽ đợc hởng hạnh phúc
cao nhất theo quan niệm của họ (làm vua, làm hoàng hậu); còn kẻ ác phải
chịu sự trừng phạt cao nhất là bị tiêu diệt.
Trong truyện cổ tích thì Vẻ đẹp của nhân vật chức năng hành động
không liên quan gì đến việc nhân vật đó đã hoàn thành nhiệm vụ nh thế
nào. Thậm chí ngời ta có thể chấp nhận cả mu kế, sự lừa dối, sự thẳng tay,
cốt để nhân vật trung tâm phần lớn là thiệt thòi, yếu đuối nh kẻ mồ côi, em
út, con riêng... chiến thắng [13.144]. Và hành động của cô Tấm đã chịu
sự tác động đơn thuần của các chức năng đã đợc đề ra ngay từ đầu nh đặc
trng tinh thần cố hữu [13.144].
Vì vậy, cách kết thúc vốn có của truyện không hề làm mất đi hình
ảnh đẹp của cô Tấm. Nếu cắt bỏ phần cuối của truyện cổ tích vào loại hay
bậc nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì chẳng khác nào một
sự bội ớc cổ tích (Chữ dùng của Giáo s - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng).
Từ những lý giải trên, theo tôi việc lựa chọn bản kể của sách giáo
khoa Ngữ văn 10 Tập I (Bộ I) là hợp lý hơn cả.
II.2.3. Về mức độ hợp lý của việc giảng dạy Tấm Cám theo
h ớng Tích hợp
Một trong ba nguyên tắc xây dựng chơng trình SGK thí điểm ở trờng
THPT năm 2003 là: Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ
chức nội dung chơng trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phơng
pháp.
Liên môn, xuyên môn cũng nh tích hợp đang là khuynh hớng chung
của khoa học và giáo dục thế giới ngày nay. Sách giáo khoa Ngữ văn 10
tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp đã đợc nói đến ở bậc học THCS. Đây
là một hớng đi đúng.
Học Ngữ văn trong nhà trờng không thể tách rời ba bộ phận Văn,
Tiếng Việt và Làm văn vốn là những yếu tố hợp thành sinh động của chơng
trình. Mỗi văn bản văn chơng u tú cung cấp bao dữ kiện cho sự trau dồi và
hoàn thiện Tiếng Việt và là mẫu mực cho việc Làm văn. Ngợc lại, kiến thức
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
về Tiếng Việt và Làm văn cũng giúp cho chúng ta am hiểu hơn về cái kì
diệu trong mỗi văn bản văn chơng do các nhà văn sáng tạo nên.
Vì thế học Ngữ Văn theo tinh thần tích hợp là một yêu cầu quan trọng
đối với mỗi học sinh.
Học Ngữ văn phải hớng vào cuộc sống để tận dụng kiến thức và để
sống đúng, sống đẹp. Đó là quan điểm văn hoá và thực tiễn của việc học
Ngữ văn hiện nay.
Một điểm mới quan trọng khác là sách giáo khoa đợc viết ra để học
sinh tự học. Tự học là chiến lợc của xã hội học tập ngày nay.
Theo quan điểm trên Tấm Cám đợc soạn ra theo hớng:
- Có mục Kết quả cần đạt là những tiêu chí để học sinh tự định h-
ớng trong quá trình học tập cũng nh tự đánh giá.
- Có câu hỏi hớng dẫn Đọc Hiểu sau mỗi văn bản để gợi ý,
dẫn dắt học sinh tự mình chiếm lĩnh tác phẩm
- Phần Luyện tập giúp học sinh vận dụng kiến thức để thông hiểu
lí luận và hình thành kĩ năng thực hành cần có.
- Những câu hỏi hay bài tập có đánh dấu (*) dành cho học sinh giỏi
và tạo điều kiện để các em cùng bàn bạc, tranh luận.
Tóm lại, việc giảng dạy Tấm Cám theo quan điểm tích hợp là cần
thiết và hoàn toàn đúng đắn. Từ đó, mỗi giáo viên cần xây dựng các tình
huống để học sinh tự bộc lộ hứng thú, chủ động tích cực tham gia quá trình
tiếp nhận khơi đúng mạch nguồn những giá trị đặc sắc của tác phẩm
,đồng cảm và thấu hiểu tác phẩm ở mức cuối.
IIi. Đặc điểm tâm lý tiếp nhận tấm cám của học sinh lớp 10
THPT
Đặt vấn đề phát huy chủ thể học sinh, coi học sinh là trung tâm của
quá trình dạy học, tất yếu dẫn đến việc phải quan tâm đến đặc điểm tâm lý
tiếp nhận trong học tập của các em. Đây là việc làm có tính nguyên tắc của
một giờ giảng văn vì giảng văn là một quá trình kết hợp đợc càng nhiều
càng tốt sự nhận thức khách quan về hình tợng nghệ thuật với sự tự ý thức,
tự nhận thức của bản thân học sinh trên cơ sở vốn kinh nghiệm của cá nhân.
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nắm đợc những thuận lợi, khó khăn trong đặc điểm tâm lí tiếp nhận
Tấm Cám của học sinh sẽ giúp giáo viên có phơng hớng tác động đúng đắn.
III.1. Thuận lợi
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT: các em đã có biểu hiện
phát triển mạnh về thể lực, trí lực và tình cảm. Do cấu trúc của não phức tạp
và chức năng của não phát triển, do ảnh hởng của hoạt động học tập mà
hoạt động t duy của học sinh THPT đã có thay đổi quan trọng. Các em có
khả năng t duy lí luận, t duy trừu tợng một cách độc lập, sáng tạo. T duy
của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê
phán của t duy cũng phát triển Những đặc điểm ấy tạo điều kiện cho các
em có thể phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tợng, nắm đợc mối
quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội Từ đó hình thành thế
giới quan cho các em.
Đây là những đặc điểm hết sức thuận lợi giúp giáo viên có thể trang
bị cho các em những kiến thức khái quát về truyện cổ tích. Những thuật ngữ
cổ tích không còn là vấn đề xa lạ với các em. Và các em đã có thể nắm đợc
những vấn đề cơ bản của truyện.
III.2. Khó khăn
Tuy nhiên, đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng gây khó khăn khá lớn nh
Hoàng Tiến Tựu đã nhận xét: Lứa tuổi 14 15 là lứa tuổi ít thích truyện
dân gian nhất. Bởi vì đây là lứa tuổi hết dại nhng cha khôn, hết nhỏ nhng
cha lớn. Mà truyện dân gian, nói chung lại thích hợp với hai đối tợng cách
xa nhau về tuổi đời là trẻ nhỏ và ngời lớn. [29.168].
Sở dĩ nh vậy là vì tuổi thơ vốn yêu những điều kỳ diệu trong cổ tích,
tuổi già thích chiêm ngiệm những triết lý dân gian. Còn học sinh lớp 10
(lứa tuổi 14 15) lại không có đặc điểm đó.T duy lí luận phát triển khiến
các em không tin vào những điều kì diệu trong cổ tích song lại ch a thể tự
rút ra những triết lý sâu sắc.
Thời gian cổ tích ra đời và thời gian hiện tại quá xa cách và khác biệt
gây khó khăn cho sự đồng cảm của các em. Trong thời đại mới, nền khoa
học phát triển, lợng thông tin, báo chí, sách truyện, phim ảnh ngày càng
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phổ biến rộng rãi nên các em có khả năng hiểu biết về khoa học một cách
khá chính xác. Vì thế t duy của các em ít giao đồng với t duy duy vật thô sơ
của ngời xa.
Thời kỳ ảo tởng và thần kì đã đi qua, học sinh đang bắt đầu quá trình
hình thành tính cách. Trong khi đó nhân vật truyện cổ tích là nhân vật chức
năng, nhân vật không mang cá tính, nhân vật không có tính cách: hoặc là
tốt thì tốt một cách lý tởng hoặc xấu thì cũng xấu một cách lý tởng
(Chữ dùng của Lê Trờng Phát). Vì thế con ngời cổ tích càng trở nên lệ
thuộc vào sự giúp đỡ của lực lợng thần kì. Sức hấp dẫn của cổ tích nghiêng
về chất trữ tình và ớc mơ, khát vọng. Phải trải qua quá trình tái hiện, tái tạo,
tìm hiểu, phân tích và so sánh thì học sinh mới hiểu tác phẩm.
Những khó khăn này dẫn đến yêu cầu cần có một phơng hớng tác
động đến học sinh một cách đúng đắn.
III.3. Phơng hớng tác động
Từ những vấn đề trên, ta thấy việc cải tiến phơng pháp và nâng cao
hiệu quả giảng dạy truyện dân gian ở trờng THPT trớc hết là việc phát huy
những thuận lợi, khắc phục những khó khăn nói trên.
Muốn khắc phục khó khăn ấy khi giảng dạy truyện dân gian cho học
sinh trung học phải kéo họ về hai phía (đầu và cuối) của đời ng ời mà
giảng. [29.169]. Một mặt phải kích thích, khôi phục tính hồn nhiên và khả
năng vốn có ở học sinh, làm trẻ hoá xúc cảm của họ. Mặt khác phải cung
cấp cho họ những hiểu biết về lịch sử quốc gia, dân tộc, xã hội làm cho họ
khôn lên và già dặn hơn tức làm già hoá về t duy lý luận.
Rõ ràng đây là một nguyên tắc và phơng pháp dạy cổ tích mà ngời
giáo viên rất nên tham khảo để có hớng giảng dạy phù hợp với lứa tuổi học
sinh của lớp mình phụ trách, nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ
thẩm mĩ của học sinh.
Để các em yêu thích yếu tố thần kì mà không coi đó là những điều
viển vông, vô nghĩa lý, trớc hết phải giúp các em hiểu đợc vai trò, ý nghĩa
của yếu tố thần kì trong thế giới cổ tích; thấy đợc đặc sắc của yếu tố này
trong truyện Tấm Cám cùng vai trò của nó trong việc thể hiện nội dung của
truyện. Những hiểu biết toàn diện, sâu sắc về đặc trng của yếu tố thần kì sẽ
giúp các em có cái nhìn đúng để mà cảm, mà hiểu tác phẩm sâu sắc hơn. Đó
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
là cách giảng dạy Tấm Cám theo đặc trng thi pháp loại thể, phù hợp với đặc
điểm tâm lí tiếp nhận của học sinh lớp 10 THPT.
IV. vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học
tấm cám
IV.1. Khái quát về yếu tố thần kì
Thế giới nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kì là một thế giới khác
lạ cha từng có và không thể xảy ra trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, trên
nền của trí tởng tợng mạnh bạo nhất, nhân dân đã h cấu một cách chủ tâm,
không ngần ngại vợt ra ngoài khuôn khổ thực tiễn cuộc sống và phản ánh
thực tại một cách bịa đặt đến mức không còn có thể bày đặt thêm nữa.
Thế giới hoang đờng kì ảo là một hiện thực trong mơ ớc và thiên h-
ớng của nó là sáng tạo ra những điều kì diệu khác thờng. Mục đích của sự
sáng tạo là thoả mãn lý tởng đạo đức đang mâu thuẫn với một môi trờng xã
hội nhất định.
Những ớc mơ thầm kín về hạnh phúc, những khao khát về một xã hội
đề cao những tình cảm cao thợng đều có thể tìm thấy trong khung cảnh
huyền diệu của thế giới tởng tợng hoang đờng chứa nhiều phép màu, tợng
trng cho sự cứu trợ và lẽ công bằng.
IV.1.1. Khái niệm và biểu hiện
Yếu tố thần kì là một trong những đặc điểm thi pháp tiêu biểu của
truyện cổ tích thần kì.
ở đây, thuật ngữ yếu tố thần kì (hay yếu tố kì diệu) dùng để chỉ sự t-
ởng tợng, h cấu Nó là sản phẩm, là kết quả của những h cấu dới ánh sáng
của trí tởng tợng kì ảo và bay bổng của nhân dân.
Yếu tố thần kì xuất hiện nhiều ở các thể loại văn học dân gian, kể cả
văn học hiện đại. Nhng yếu tố thần kì của cổ tích mang đặc trng riêng.
Yếu tố tởng tợng trong thần thoại là yếu tố tởng tợng không tự giác.
Với t duy nhận thức của ngời nguyên thuỷ thì tất cả các yếu tố đó đều là có
thật. Họ thực sự tin rằng có một thế lực siêu nhiên là các thần điều khiển
các hiện tợng tự nhiên.
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngợc lại, h cấu trong cổ tích là h cấu chủ tâm mang tính nghệ thuật
(Prốp). Con ngời sử dụng yếu tố kì diệu nhằm thể hiện mơ ớc của mình chứ
không tin điều đó là có thực.
Trong các tác phẩm hiện đại cũng có yếu tố hoang đờng kì ảo song h
cấu ở đây là bịa nh thật, nghĩa là nó mang tính chất điển hình, có thể thấy
ngoài cuộc đời. Còn yếu tố kì diệu của cổ tích không thể tồn tại ngoài cuộc
đời.
Nh vậy, yếu tố thần kì của cổ tích mang nét đặc sắc riêng biệt.
Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích có thể là những nhân vật thần kì
(Bụt, Tiên, Ngọc Hoàng), là các sự vật thần kì (gậy thần, niêu cơm thần, đôi
giày vạn dặm ), là các con vật thần kì (rắn thần, gà trống, chim sẻ, mèo đi
hia ) hay là sự hoá thân của chính nhân vật.
Trong hoàn cảnh xã hội ngày xa, khi giai cấp thống trị còn giữ đợc
quyền thế mạnh mẽ, khi những lực lợng hắc ám còn đè nặng sức vơn lên
của ngời dân thì sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, của cái chính
đối với cái tà là một điều khó khăn, nhất là đối với những con ngời bé nhỏ,
những con ngời bình thờng, bị coi rẻ trong xã hội. Hiện thực đó đã khiến
cho nhân dân luôn mơ tởng tới một xã hội tốt đẹp hơn - ở đó, kẻ ác bị trừng
trị, ngời hiền đợc sung sớng, hạnh phúc. Khi xây dựng thế giới cổ tích, khi
hớng sự phát triển của hiện thực theo nguyện vọng chủ quan của mình, nhân
dân tất yếu phải sử dụng h cấu, sử dụng trí tởng tợng bay bổng thần kì, mợn
đến một lực lợng siêu nhiên nào đó. Thế giới truyện cổ tích thần kì vì thế
chính là một sự khắc hoạ những ảo tởng cần có, một sự bịa đặt ngọt ngào.
IV.1.2. Vai trò và ý nghĩa
Khi tham gia vào truyện cổ tích, yếu tố thần kì có nhiều tác dụng
khác nhau. Nó đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và quá trình dẫn dắt
câu chuyện tạo ra sức mạnh, vẻ đẹp độc đáo riêng cuốn hút mọi ngời.
Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì là sự bịa đặt h cấu có ý
thức, vì thế nó trở thành phơng tiện nghệ thuật thể hiện t tởng của nhân dân,
làm nên đặc trng thi pháp thể loại. Yếu tố thần kì tham gia vào tiến trình
phát triển của cốt truyện. Cái thần kì giữ vai trò chủ yếu trong việc giải
quyết mâu thuẫn trong truyện. Nó là một chất keo dính liên kết hai tuyến
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhân vật, các sự kiện trong truyện, tạo nên chỉnh thể cốt truyện. Th ờng mỗi
khi nhân vật chính diện gặp khó khăn, bế tắc, không vợt qua đợc thì lực l-
ợng thần kì xuất hiện. Nếu có yêu cầu trừng phạt nhân vật phản diện thì lực
lợng thần kì xuất hiện nhiều hơn. Yếu tố thần kì tạo nên những tình huống
li kì, hấp dẫn từ đầu đến cuối truyện.
ở đâu thiếu lôgíc nhất, ở đó xuất hiện yếu tố thần kì. Yếu tố này có
thể coi là phơng tiện thay thế cho sự lý giải của tác giả dân gian đối với
những thời điểm không có lôgíc. Muốn tạo cái thật phải dựa trên sự gây ảo
tởng về cái thật.
Nhờ có yếu tố thần kì mà kết thúc của truyện cổ tích bao giờ cũng là
một kết thúc có hậu. Yếu tố thần kì không chỉ phản ánh hiện thực mà còn
phản ánh quan niệm đạo đức, quan niệm thẩm mĩ và mơ ớc của nhân dân.
Nó đóng vai trò lớn về nhiều mặt trong việc hình thành một thế giới cần có,
một thế giới nh mong ớc. Nó là một phơng tiện nghệ thuật, một thủ pháp
nghệ thuật làm nên chất men say của thể loại truyện cổ tích thần kì dân
gian.
IV.2. Đặc sắc của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Tấm
Cám
Qua phần trên, ta thấy yếu tố thần kì có vai trò rất quan trọng trong
thế giới cổ tích. Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kì hay và
tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Do đó yếu tố h cấu,
yếu tố thần kì cũng đợc thể hiện đậm nét.
Có thể nói Tấm Cám tập trung nhiều nhất và đầy đủ nhất các loại
yếu tố thần kì. Nếu trong Sọ Dừa, Trầu Cau yếu tố thần kì tập trung ở
sự biến hoá, sự hoá thân của nhân vật, ở Cây tre trăm đốt, yếu tố thần kì
bao gồm: sự giúp đỡ của Bụt, của cây tre thần kì thì ở Tấm Cám, yếu tố
thần kì có cả sự xuất hiện của Bụt, sự giúp đỡ của gà trống, đàn chim sẻ và
sự hoá thân của nhân vật
Hình ảnh ông Bụt có nguồn gốc từ Đức Phật nhng đó là Đức Phật đã
đợc dân gian hoá. Đây là hình ảnh gần gũi với nhân dân. Nó khác hẳn với
nhân vật thần kì: Tiên hay Thần ở các nớc khác. Tiên hay thần của truyện
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cổ tích các nớc có thể tợng trng cho may hay rủi, thiện hay ác. Bụt của
truyện cổ tích của ta chỉ có thể là tợng trng cho cái thiện đầy sức mạnh.
Bụt đã xuất hiện và giúp đỡ cô Tấm nhiều lần. Nhng có điều đặc biệt
là: Cô Tấm đợc sự giúp đỡ của Bụt, đại diện cho thế lực siêu nhiên, nhng số
mệnh của cô lại không hoàn toàn do các thế lực siêu nhiên quyết định. Trái
lại, nhân vật tự mình quyết định đời mình là chính. Không phải ngẫu nhiên
mà Bụt lại hiện ra và giúp đỡ cô Tấm. Nói cách khác không phải tự nhiên
mà sự ngẫu nhiên tốt lành đó lại đến với cô. Cô Tấm xứng đáng với sự may
mắn đó bởi cô là ngời tốt, dịu hiền, trong trắng, là ngời lao động cần cù.
Bụt trong truyện chỉ xuất hiện với t cách là trợ thủ đúng với tên gọi đó. Vì
Bụt chỉ khuyên cô nuôi cá Bống còn chăm sóc thế nào là tuỳ ở cô. Bụt chỉ
khuyên cô chôn xơng cá Bống còn làm điều đó chu đáo hay không là tuỳ ở
cô.
Bên cạnh nhân vật Bụt, ta thấy hình ảnh những con vật thần kì, vật
thần kì trong truyện cũng có những nét riêng. Đó là những con vật quen
thuộc (gà, chim sẻ, cá Bống), gần gũi với cuộc sống hàng ngày của nhân
dân Việt Nam; đó là miếng trầu têm cánh phợng nh một mã tín hiệu của
dân tộc Việt
Tất cả những chi tiết đó tạo nên tính dân tộc, tính biểu cảm sâu sắc
cho truyện cổ tích thần kì Tấm Cám.
Về cách biến hoá, hoá thân của nhân vật, theo Hà Châu thì Truyện
Tấm Cám là đỉnh cao tập trung mọi cách biến hoá của nhân vật truyện cổ
tích thần kì [1.40].
Cô Tấm trải qua những biến hoá có phần nào giống Sọ Dừa, nàng Cóc
trở thành ngời nhng lại có phần đặc sắc khác. Mức độ hiện thực của hình t-
ợng Tấm cao hơn. Sọ Dừa và nàng Cóc thoát khỏi cái lốt của mình khi gặp
đợc những ngời thực sự yêu quý, trân trọng mình. Còn Tấm lại phải hoá
thân khi đã đạt đợc đỉnh cao hạnh phúc rồi lại bị giết hại. Và hệ thống
hình ảnh thần kì từ chim vàng anh đến quả thị là phần đặc sắc nhất đ ợc kết
lại bằng những câu vần vè ổn định chứng tỏ tính chất bền vững của hình t-
ợng [1.41]. Vì thế mà Tấm Cám đợc coi là kiểu truyện cổ tích thần kì
hoàn thiện nhất, đẹp nhất [1.42].
Sự biến hoá của nhân vật trong suốt quá trình đấu tranh giành lại
hạnh phúc là điều cơ bản phân biệt kiểu truyện Tấm Cám với các kiểu
25