Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phương hướng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.82 KB, 39 trang )


Phương hướng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về vai trò và tác
dụng của yếu tố thần kì
I. Phương hướng truyền thống trong dạy học Tấm Cám
Trước chương trình thí điểm năm 2003, Tấm Cám đã được dạy học
ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi và lớp 7 THCS. Từ 1995, SGK chỉnh lý không
chọn học Tấm Cám nữa.
Tuỳ thuộc vào đối tượng và tâm lý đối tượng giảng dạy mà mỗi bậc
học có phương hướng khai thác, biện pháp giảng dạy khác nhau.
I.1. Đối với học sinh mẫu giáo 5-6 tuổi
Truyện cổ dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng có một tác
dụng vô cùng to lớn trong việc đào tạo-giáo dục trẻ em. Nó góp phần phát
triển năng lực, vốn ngôn ngữ và giáo dục nhân cách cho các em.
Trên thế giới, các nhà khoa học đã sớm nhận thức được giá trị quan
trọng của truyện cổ dân gian trong việc bồi dưỡng những tri thức đầu đời
để trẻ em phát triển thành những con người toàn diện, hữu ích cho cộng
đồng trong tương lai.
Do vậy phương pháp kể chuyện cổ tích cho trẻ mẫu giáo đã sớm
được quan tâm và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Theo Đinh Gia Khánh “Tấm Cám là truyện cổ tích rất hay nên trẻ
em Việt Nam rất yêu thích và muốn nghe kể mãi”. Phương pháp kể truyện
cổ tích (Kể diễn cảm, đàm thoại, vươn tới kể sáng tạo) là một trong những
phương pháp quan trọng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
Về năng lực trí tuệ, trẻ mẫu giáo đã bắt đầu biết phân biệt cái biểu
đạt và cái được biểu đạt. Tính không bền chặt trong đặc trưng tư duy ngây
thơ về hiện thực, thấm đẫm mầu sắc chủ quan, trực cảm ở trẻ mẫu giáo là
tiền để để trẻ dễ hoà mình vào những ảo giác êm đẹp trong truyện cổ tích
thần kì.
Đặc điểm quan trọng nhất trong tâm lý trẻ mẫu giáo là trí tưởng
tượng. Tuổi mẫu giáo là mảnh đất phì nhiêu bồi đắp trí tưởng tượng của


1

đời người. Có thể nói tưởng tượng hoang đường là giai đoạn đầu tiên và
thấp nhất của tưởng tượng. Đặc điểm của nó là thiên về những điều kì
diệu khác thường: “Bản chất của tâm hồn trẻ em là ưa cái lộng lẫy phi
thường”.
Vì vậy “Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em là những
người chưa quen với những chuyện tầm thường của cuộc sống, chưa được
những kinh nghiệm cay đắng làm cho khôn ngoan và rất dễ tin vào đủ
chuyện có thật. Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là
phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm phải
hoạt động” (M.Arnauđôp).
Do vậy trong các giờ học, các cô giáo đều chú ý đến việc phát huy
trí tưởng tượng phong phú ở các em.
Đặc điểm đáng quan tâm trong tiếp nhận văn học nghệ thuật của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi là: Trẻ không phải là bạn đọc đích thực nên sự tiếp
nhận phụ thuộc vào sự tiếp nhận của người khác (Tiếp nhận văn học diễn
ra ở trẻ mẫu giáo chưa phản ánh đầy đủ nội dung các giai đoạn cũng như
mức độ sâu sắc của quá trình tiếp nhận, mới chỉ giới hạn trong việc: “Cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học”.
Xúc cảm với cái đẹp trong tác phẩm, mở rộng suy nghĩ tình cảm với
văn học, hiểu cái hay cái đẹp của truyện cổ tích thần kì là biểu hiện quan
trọng của sự sáng tạo văn học ở trẻ mà mỗi giáo viên cần phải đạt tới
trong quá trình giảng dạy của mình.
Do đặc điểm tâm lý của trẻ như vậy nên trong các giờ dạy học Tấm
Cám ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, các giáo viên đều chú ý đến việc phát huy
trí tưởng tượng, rèn luyện ngôn ngữ, thúc đẩy hoạt động tri giác thẩm mĩ
ban đầu đối với văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng ở các em.
Trong các tiết học giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe ; dạy trẻ kể lại truyện
đã nghe, hướng dẫn trẻ đóng kịch dựa vào câu chuyện vừa học và đặc biệt

là tập cho trẻ kể sáng tạo nhằm hướng tới sự tự sáng tạo của trẻ.
Trong quá trình kể có nghệ thuật truyện Tấm Cám cho trẻ, giáo
viên phân tích, cắt nghĩa nội dung chủ yếu của truyện, giúp trẻ nhớ được
các môtíp chủ yếu, nhờ đó trẻ hiểu được các tình huống truyện đã dẫn đến
2

những hành động, sự kiện của những nhân vật có liên quan với nhau trong
xung đột có kịch tính. từ đó trẻ nắm vững được cốt truyện.
Những phương pháp chủ yếu, thường được giáo viên sử dụng
giúp trẻ làm quen với truyện Tấm Cám là: phương pháp kể chuyện diễn
cảm hoặc có nghệ thuật, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp sử
dụng hình tượng trực quan, phương pháp hướng dẫn trẻ hoạt động văn học
nghệ thuật. Các phương pháp này được vận dụng đồng bộ, linh hoạt trong
quá trình giảng dạy Tấm Cám cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Và hiệu qủa đạt
được của nó tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và tài năng giảng dạy của giáo
viên.
I.2. Đối với học sinh lớp 7-THCS
I.2.1. Khái quát chung
So với lứa tuổi học sinh mẫu giáo, tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 7
THCS (12-13 tuổi) đã thay đổi. Do vậy phương hướng tác động trong
giảng dạy Tấm Cám không thể giữ nguyên như cũ được nữa.
Sự thay đổi tính chất và các hình thức hoạt động học tập cùng với
óc tò mò, ham hiểu biết đòi hỏi hoạt động trí tuệ của học sinh THCS phát
triển hơn các lứa tuổi trước. Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp,
phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên,
tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn.
ở lứa tuổi này trí nhớ đã thay đổi về chất. Học sinh THCS có nhiều
tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng.
Học sinh lớp 7 THCS vừa bước sang thời kì thiếu niên, các em
không còn là trẻ con, nhưng chưa hẳn là người lớn. Trí tưởng tượng của

các em vẫn rất phong phú và vẫn ưa “cái lộng lẫy phi thường”. Điểm khác
biệt trong hoạt động tiếp nhận của học sinh lớp 7 THCS so với lứa tuổi
mẫu giáo: các em đã là bạn đọc trực tiếp của tác phẩm.
Các em không còn tiếp thụ tác phẩm gián tiếp qua hoạt động đọc và
kể của giáo viên, mà tìm hiểu, khám phá tác phẩm bằng chính hoạt động
của bản thân dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô.
Bởi vậy trong quá trình giảng dạy Tấm Cám ở lớp 7 THCS (trước
chương trình SGK chỉnh lý năm 1995), thay cho hoạt động đọc, kể của
3

giáo viên là việc giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc, kể cho phù
hợp.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên dẫn dắt học sinh theo hình ảnh
để phát huy trí tưởng tượng, giúp học sinh nắm được cốt truyện, diễn
biến, nhớ được chi tiết.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh học tác phẩm Tấm Cám ở lớp
7THCS, đã tồn tại những cách giảng dạy sau đây:
I.2.2. Hướng phân tích theo nhân vật
Nhiều năm trước đây đã tồn tại cách dạy Tấm Cám (Có sự hướng
dẫn cụ thể của sách giáo viên văn 7- Vũ Ngọc Khánh chủ biên- NXB Giáo
dục-1987) theo hướng phân tích nhân vật: Giáo viên “kẻ đôi bảng, một
bên ghi các chi tiết về mẹ con Cám, phần đối diện ghi các chi tiết về
Tấm”[16.36]. Những câu hỏi hướng dẫn sử dụng trong giờ giảng là những
câu hỏi hết sức đơn giản, vụn vặt: “Tấm nói nhiều hay nói ít? Tấm chịu
đựng hoàn cảnh như thế nào?” [16.37], hay “ở đoạn cuối này, những nhân
vật nào trong câu chuyện xuất hiện nhiều hơn” [16.39]... Trong quá trình
giảng dạy, giáo viên phân tích kết hợp đọc và kể.
Từ việc phân tích hai nhân vật đó qua các hành động, bài giảng đi
đến kết luận: Tấm là một cô gái hiền lành, nết na, chăm chỉ, tượng trưng
cho chính nghĩa; mụ dì ghẻ là người tham lam, gian ác, tiêu biểu cho gian

tà; người chính nghĩa dù có gặp nhiều tại hoạ nhưng được Bụt giúp nên
cuối cùng đã thắng lợi và được hưởng hạnh phúc, còn kẻ gian tà thì bị
trừng trị thích đáng.
Trong quá trình phân tích trên, bài giảng nhiều lúc rơi vào tình trạng
suy diễn nội dung, chẳng hạn: Khi đề ra câu hỏi hướng dẫn. “Cái chết của
mẹ con Cám chỉ do sự trả thù của Tấm thôi hay còn có lý do nào khác
nữa?”. Soạn giả sách đã đưa ra gợi ý là: Do sự độc ác, ngu dốt, tham lam
của chúng nữa: Do ham đẹp, Cám chết vì nước sôi, do ham ăn, mẹ Cám
lăn đùng vì thấy đầu con. Đây chính là một biểu hiện của bệnh “xã hội
học dung tục” trong giảng văn mà hiện nay chúng ta đang kịch liệt phê
phán và đang loại bỏ dần.
4

Như vậy cách giảng dạy trên đây chẳng những hạn chế về nội dung
mà còn hạn chế về phương pháp. Theo Nguyễn Xuân Lạc thì cách phân
tích này “không hề có bóng dáng phôncơlo, mầu sắc phôncơlo và vẻ đẹp
riêng của tác phẩm phôncơlo và phân tích như thế thì có khác gì cách
phân tích một truyện hiện đại hiện nay” [18.76].
Cách phân tích này không cho học sinh thấy được đặc trưng của
truyện cổ tích thần kì. Các yếu tố thần kì không hề được làm rõ về biểu
hiện cũng như vai trò, tác dụng.Có đề cập đến yếu tố thần kì (bụt, con vật
thần kì), song cách dạy lại nhấn mạnh, chú ý đến giọng điệu của các nhân
vật ấy (thân thương, trìu mến, thông cảm) và vì sao lực lượng này lại giúp
Tấm. Có đề cập đến chi tiết hoá thân của Tấm song chỉ đề cập ở mặt “ các
vật ấy sống và sống rất hồn nhiên, đường hoàng, phơi phới để vạch mặt
bọn gian ác” chứ không hề để ý đến ý nghĩa của các chi tiết ấy.
Dường như trong giờ dạy, giáo viên chỉ chú ý đến nội dung tác
phẩm mà coi nhẹ phần nghệ thuật.Phương pháp giảng dạy chủ yếu là giáo
viên truyền thụ, học sinh máy móc ghi nhớ, không được rung động bằng
chính trái tim mình. Kết quả của giờ học, học sinh nắm tác phẩm một cách

hời hợt, thụ động và chưa được phát huy vai trò chủ thể.
Ngoài hướng giảng dạy phân tích theo nhân vật còn có hướng giảng
dạy phân tích theo chủ đề, theo mô típ.
I.2.3. Hướng phân tích theo chủ đề, theo mô típ
Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh phân tích tác phẩm theo những
ý:
Mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng.
Những cuộc tái sinh.
Sự báo thù.
Theo hướng phân tích này, giờ học đạt được ưu điểm là hướng dẫn học
sinh nắm được những vấn đề nổi bật của truyện Tấm Cám. Những mô típ
nổi bật trong truyện sẽ được khắc sâu vào trí nhớ của các em.
Việc phân tích này thực chất là giảng dạy truyện theo diễn biến ba chặng
lớn của cuộc đời cô Tấm:
Tấm – trước khi bị dì ghẻ chặt cau giết chết
Tấm – sự hoá thân sau khi chết.
Tấm – sự trả thù sau khi trở lại làm người
Hạn chế của cách phân tích này là đã phân tách quá nhỏ bố cục tác
phẩm, gây ra sự rời rạc giữa các ý. Theo ý kiến của Đinh Gia Khánh và
5

một số nhà nghiên cứu khác thì mâu thuẫn, xung đột trong Tấm Cám
không chỉ dừng lại ở mâu thuẫn dì ghẻ-con chồng, mà có cả mâu thuẫn chị
em Tấm-Cám (như tên truyện đã khái quát).
Do vậy, cách phân tích trên sẽ không nêu được đầy đủ các mâu
thuẫn của truyện.
Hơn nữa “ những cuộc tái sinh “ và “sự báo thù “ có thể gộp lại
thành một ý để nói về sức phản kháng đến cùng, sức đấu tranh ngày càng
quyết liệt của Tấm.
Một điểm cần chú ý là: Việc sử dụng thuật ngữ “báo thù rất dễ nên

gây sự ngộ nhận về động cơ của Tấm. Do vậy nên thay từ “báo thù” bằng
từ “trừng phạt”.
Như vậy tuỳ theo đối tượng giảng dạy mà việc dạy Tấm Cám có
những cách thức, biện pháp tác động khác nhau. Tuy nhiên trong cách
giảng dạy truyền thống, do chưa nắm được bản chất và đặc trưng của tác
phẩm phôncơlo, do khả năng còn hạn chế, do “sức ỳ” của thói quen, ngại
đổi mới cách phân tích, nên vẫn còn tồn tại những cách dạy xưa cũ, dễ
dãi, ít động não.
Trong cách giảng dạy Tấm Cám trước đây, phổ biến nhất là hiện
tượng dạy một truyện cổ tích không khác gì dạy một truyện hiện đại, cách
dạy dễ dãi, đơn giản hoá tác phẩm: chia nhân vật của truyện thành hai
tuyến chính nghĩa, gian tà rồi phân tích một cách sơ lược, công thức theo
lối xã hội học dung tục... Hay dạy học sinh chú ý vào ngôn từ, hình ảnh,
khiến học sinh chỉ: “thấy cây mà không thấy rừng” hoặc là lại viện dẫn
quá xa, luận bàn lan man ra ngoài tác phẩm. Cả hai cách này đều không
tạo ra cảm nhận liền mạch, toàn khối để tìm ra vẻ đẹp đích thực của tác
phẩm.
Cách giảng dạy trên tất yếu dẫn đến việc học sinh nắm không chắc
tác phẩm, các em chỉ cảm nhận chung chung về chuyện như những cảm
nhận vẫn lưu giữ từ thuở ấu thơ. (thậm chí có thể có em còn bị chệch
hướng trong cách hiểu).
Từ tình hình trên, có thể khẳng định rằng: muốn nâng cao chất
lượng dạy và học Tấm Cám trong trường phổ thông, nhất thiết phải tiến
hành đổi mới phương hướng và biện pháp giảng dạy.
6

II. Cơ sở và phương hướng cụ thể của việc đề xuất
II.1. Cơ sở đề xuất.
Đề xuất:phương hướng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về
vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì, tôi dựa trên những cơ sở cụ thể

sau:
II.1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học Tấm
Cám.
Phần “Chương một: Những tiền đề lí luận của đề tài”, tôi đã đề cập
đến sự đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung và dạy truyện cổ tích
thần kì nói riêng. Trên cơ sở đó, tôi không nhắc lại mà chỉ nhấn mạnh, đi
sâu vào sự đổi mới về phương pháp dạy học truyện cổ tích Tấm Cám -
một tác phẩm dân gian đặc sắc.
Chúng ta đã biết “cách dạy khoa học nhất là cách dạy theo quan
điểm thi pháp học” [18.52]. Do đó đổi mới phương pháp giảng dạy văn
học dân gian ở nhà trường phổ thông chính là đổi mới theo phương
hướng cơ bản: Dạy văn học dân gian theo thi pháp văn học dân gian, dạy
truyện cổ tích phải đảm bảo được những đặc trưng thi pháp loại thể.
Theo tinh thần đó, nắm vững các đặc điểm thi pháp truyện cổ tích sẽ
giúp giáo viên và học sinh tiếp cậnvà khai thác truyện phù hợp.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra phương pháp dạy học truyện cổ tích
cụ thể như sau: Tổ chức học sinh thâm nhập “Thế giới cổ tích” bằng cách
thức giao tiếp đặc thù Phôncơlo, từ đó mà tổ chức cho các em cảm nhận
về vẻ đẹp Phôncơlo của tác phẩm, hiểu sâu ý nghĩa của truyện.
Trong quá trình giảng dạy, phải giúp các em “tiếp cận và phân tích
truyện cổ tích theo 6 mặt sau đây- cũng là 6 yếu tố nghệ thuật đặc thù của
cổ tích:
7

Cách cấu tạo cốt truyện.
Các môtip nghệ thuật.
Những câu văn vần xen kẽ (nếu có)
Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật.
Không khí truyện
6.Sự vận động của truyện trong đời sống dân

gian và diễn xướng dân gian.
Từ văn bản truyện

Mặt “giao thoa”
Yếu tố ngoài văn
bản
[17.75]
Để làm sáng tỏ vấn đề, Nguyễn Xuân Lạc đã đưa “Thử đề xuất một
cách tiếp cận truyện Tấm Cám theo tinh thần Phôncơlo học” theo sáu mặt
trên.Tiếp thu những ý kiến này, tôi đề xuất phương hướng của mình.
Năm 2003, Tấm Cám được đưa vào SGK Ngữ văn 10 (Chương
trính thí điểm) và được hướng dẫn giảng dạy theo quan điểm mới: Quan
điểm tích hợp. Theo Đỗ Ngọc Thống (“SGK Ngữ văn 10-Những thay đổi
cần chú ý- Văn học và tuổi trẻ- số 7- 7/2003) thì ở đây có sự thay đổi về
phương pháp: SGK Ngữ văn 10 nhằm hình thành và trang bị cho học sinh
văn hoá đọc và phương pháp đọc văn. Trước, học sinh đọc văn chủ yếu là
nhằm thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và do giáo viên
cung cấp. Nay, đọc văn là một quá trình bao gồm: Tiếp xúc văn bản, thấu
hiểu văn bản, thấu được vai trò tác dụng của các hình thức, biện pháp
nghệ thuật. Đó chính là quá trình tiếp xúc, giải mã văn bản (kể cả hiểu và
cảm thụ).
Việc dạy mỗi bài văn bao gồm cả giảng văn, giảng tiếng, dạy làm
văn. Yêu cầu đó khiến giáo viên không thể giảng bằng những phương
pháp như cũ được nữa. Những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học
truyện cổ tích hiện nay: Dạy theo thi pháp loại thể, dạy theo quan điểm
tích hợp đã thúc đẩy tôi tìm tòi và đề ra một phương hướng cụ thể cho dạy
học Tấm Cám ở trường THPT.
8

II.1.2. Xuất phát từ yêu cầu rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh

trong giờ dạy tác phẩm văn chương.
Hướng vào hoạt động của học sinh có thể xem là một đặc trưng của
phương pháp dạy học tích cực, giúp cho học sinh qua quá trình biến đổi
tâm lý và nhận thức bên trong, có thể thông hiểu và tận dụng được kiến
thức để tự phát triển.
Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh là một yêu cầu quan trọng
cần đạt được trong các giờ dạy tác phẩm văn chương hiện nay.
Như ta đã biết, học sinh lớp 10 đã có những biến đổi quan trọng về
thể chất và tư duy. Năng lực nhận thức và tư duy lý luận của các em đã
phát triển. Vì vậy giảng dạy làm sao phải đảm bảo sự phù hợp với đặc
điểm tâm lý tiếp nhận của các em, đồng thời tạo điều kiện cho các em
phát huy tối đa năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ đối với một tác
phẩm.
Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương hướng nhằm phối
hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, phân
môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm
đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau. Đó là
hướng giảng dạy nhằm phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của học sinh
- chủ thể học tập ở tất cả mọi khâu trong quá trình học.
Quan điểm mới về dạy học văn đặt hoạt động tiếp nhận của học sinh
vào trung tâm của quá trình học- ở đó học sinh tích cực tham gia những
công việc, thao tác tiếp nhận với tư cách là chủ thể sáng tạo, nhằm nối
liền những cái đã có trong tác phẩm, tìm ra những yếu tố hiện thực có ý
nghĩa xã hội thẩm mĩ và từ đó mở rộng liên tưởng, tưởng tượng để xây
dựng nên một bức tranh nghệ thuật có ý thức.
Từ yêu cầu bức thiết trên đây, việc giảng dạy không còn
là một quá trình truyền thụ của giáo viên, tiếp nhận thụ động của học sinh
mà phải là quá trình “kích thích dài” của giáo viên đối với những hoạt
động học tập của học sinh.
Từ yêu cầu trên, tôi đề ra “phương hướng dạy học Tấm Cám

từ việc nhận thức về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì”.
9

II.1.3. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy và học Tấm Cám
hiện nay (theo chương trình thí điểm lớp 10-THPT)
Mặc dù đã nói nhiều về sự đổi mới phương pháp dạy học, xong thực
tế giảng dạy hiện nay, nhiều giờ giảng vẫn không thoát khỏi hạn chế của
phương pháp truyền thống.
Những giờ dạy truyện cổ tích vẫn còn gặp một trong những sai sót
sau đây:
- Giáo viên chưa nắm vững đặc sắc thi pháp của truyện cổ tích nên
nhiều khi qúa chú trọng vào khai thác ngôn từ của văn bản.
- Trước khi phân tích, giáo viên coi nhẹ hoạt động kể, không cho
học sinh tập kể mà chỉ cho học sinh đọc diễn cảm văn bản.
- Giáo viên chưa biết cách làm nổi bật những chi tiết quan trọng,
chưa làm nổi bật các yếu tố thi pháp của truyện mà đi sâu vào khai thác
vấn đề xã hội.
- Sai sót kéo dài khi giảng dạy: có giáo viên đi sâu vào khai thác
vấn đề xã hội, đời sống xã hội, chủ đề chính trị, từ đó dẫn đến coi nhẹ
cảm cảm thẩm mỹ, khát vọng mãnh liệt của nhân dân về công lý xã hội.
- Giáo viên chưa làm rõ đặc sắc câu chuyện mình đang dạy.
Qua khảo sát, tôi thấy việc giảng dạy Tám Cám theo chương trình
thí điểm ở trường THPT ít nhiều cũng mắc một trong những sai sót trên.
Và có thể nói, việc dạy học Tấm Cám còn đang gặp lúng túng lớn về việc
tìm ra một phương hướng giảng dạy tốt nhất. (bởi chính thầy cô cũng cảm
thấy không thoả mãn về kết quả bài dạy).
Những yêu cầu thực tiễn đó khiến người viết trăn trở và mong muốn
phương hướng giảng dạy mà mình đưa ra thực sự góp được một tiếng nói
hữu ích vào công việc tìm tòi khoa học đầy khó khăn nhưng cũng hết sức
lôi cuốn này.

II.2.Phương hướng cụ thể
II.2.1. Từ vai trò của yếu tố thần kì đến phương hướng dạy học Tấm
Cám theo tiến trình của cốt truyện
Truyện cổ tích thần kì nổi bật lên, trước hết ở một số đặc điểm
thuộc về cốt truyện. Cốt truyện thường “li kì” với chuỗi hành động diễn
10

biến liên tục, với cuộc chiến đấu của nhân vật chính khắc phục mọi trở
ngại khác thường, với nhiều chi tiết kì lạ, với những yếu tố thần kì (sự
biến hoá siêu nhiên,những nhân vật thần linh,những vật có phép màu…).
Cốt truyện ấy làm người ta “thoả mãn” bởi kết thúc có hậu – tức là đã đáp
ứng một nhu cầu tâm lí phổ biến của người ta sau bao nhiêu lo lắng, hồi
hộp dành cho nhân vật mà mình thương mến.
Việc giảng dạy Tấm Cám nên đi theo tiến trình của cốt truyện.
Truyện gồm hai tiến trình. Tiến trình 1 bắt đầu từ lúc Tấm đi xúc tép đến
khi Tấm được chọn làm hoàng hậu.Tiến trình 2 từ chỗ Tấm về nhà giỗ bố
đến khi ở với bà cụ bán nước rồi gặp lại nhà vua.
Việc phân tích này khắc phục được những hạn chế của từng cách
phân tích đã nêu. Làm như vậy sẽ kết hợp được việc phân tích nhân vật và
môtip, đồng thời cho học sinh thấy rõ sự phát triển của mâu thuẫn, xung
đột của hai thế lực và vai trò, ý nghĩa của yếu tố thần kì. Hiệu quả bài dạy
sẽ được nâng cao.
Việc phân tích này vừa đảm bảo những đặc trưng thi pháp của
truyện cổ tích, đồng thời nâng cao năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ
cho học sinh
Sau đây, tôi xin đưa ra:
II.2.2. Những định hướng cụ thể về nội dung và phương pháp hướng
dẫn học sinh tìm hiểu truyện Tấm Cám
II.2.2.1. Những nội dung chủ yếu cần định hướng cho học sinh nắm bắt
trong quá trình tìm hiểu truyện Tấm Cám.

Tám Cám là truyện cổ tích thần kì Việt Nam được nhiều người yêu
thích. Nó phong phú về nghệ thuật, có nhiều tầng nội dung ý nghĩa và lấp
lánh nhiều màu sắc, giá trị. Chưa một ai dám nghĩ rằng mình đã hiểu hết
cái hay, cái đẹp của truyện một cách thật thấu đáo. Tuy nhiên mỗi giáo
viên dạy văn thông qua hoạt động của mình sẽ là người hướng dẫn, tổ
chức học sinh tiếp cận và nắm chắc giá trị nội dung cơ bản nhất của
truyện.
Theo GS -TS Nguyễn Thanh Hùng thì “Muốn giảng dạy Tấm Cám
có hiệu quả phải chú trọng phản ánh trung thành giá trị của cổ tích thần
11

kỳ biểu hiện trên hai phương diện: sự thật đời sống và chân lý nghệ thuật”
[13.145]. Do vậy trong giảng dạy Tấm Cám phải định hướng cho học
sinh nắm vững hai giá trị này.
Dù cổ tích thần kì khoác áo hoang đường kì ảo và những điều không
thể tin cậy về mặt mô tả hiện thực song sự thật đời sống vẫn được bộc lộ
trong mối quan hệ lịch sử và những bài học kinh nghiệm sống. Tấm Cám
phản ánh số phận nhỏ bé, bất hạnh và sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của
Tấm trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Đồng thời nó trình bày lý
tưởng xã hội, quan điểm và mơ ước của nhân dân.
Tấm Cám là kiểu truyện quen thuộc trên thế giới và cũng là truyện
cổ tích thấm đẫm màu sắc dân tộc. Giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm này là
một cách để các em thấy nét đặc sắc, sức biểu cảm to lớn của truyện cổ
tích Việt Nam cũng như của truyện Tấm Cám. Từ đó tạo niềm yêu thích,
tạo hứng thú học tập cho các em.
Phổ biến trên thế giới là kiểu truyện: Cô gái mồ côi ở với dì ghẻ- bị
bóc lột, bị đối xử cay nghiệt- cuối cùng có được hạnh phúc lấy được
hoàng tử như truyện “Lọ lem” (Pháp),“Cô Tro Bếp” (Đức), “Nàng Diệp
Hạn” (Trung Quốc), “Con cá vàng” (Thái Lan)... Theo thống kê của nhà
nghiên cứu Xô Viết S.EM.Mêlêtinxki thì trên thế giới có tới 500 truyện

kiểu Tấm Cám. Điều đó phản ánh nét chung về hoàn cảnh xã hội và thân
phận của người mồ côi ở các nước trên thế giới trong thời điểm đó. Song
quan trọng hơn phải hướng dẫn cho học sinh cảm thụ được sức biểu cảm
đặc sắc của Tấm Cám.
Trước hết là không gian làng quê Việt Nam quen thuộc với vẻ đẹp
bình dị của cây cau, xoan đào, cây thị...; với những con vật thân quen: Cá
bống, gà trống, con trâu; hay những phong tục sinh hoạt hàng ngày: mò
cua bắt tép, hội làng, ngày giỗ bố... Những hình ảnh đó tạo nên hồn quê
Việt Nam mộc mạc cho truyện cổ tích.
Với hình ảnh cô Tấm, bên cạnh cái cốt lõi là hành động chức năng,
nhân vật còn chứa trong mình “ những tâm tình tha thiết của nhân dân”.
Nhân vật Tấm không phải là nhân vật có chiều sâu tâm lý và đời sống nội
tâm phát triển nhưng vẫn có sức biểu cảm lớn.
12

Trong hoàn cảnh bất hạnh, lúc đầu cô phản ứng bằng việc khóc, về
sau cô chủ động, kiên trì vươn lên giành sự sống. Sức sống, sức trỗi dậy
của cô đã tô đậm thêm phẩm chất tốt đẹp vốn có ở người con gái Việt
Nam. “Tính chất biểu cảm của nhân vật là nét độc đáo Việt Nam mà giáo
viên cần khắc hoạ khi giảng dạy Tấm Cám [13.146].
Hình ảnh “miếng trầu têm cánh phượng”, môtíp hoá thân kì
ảo là những hình ảnh, môtíp đặc sắc biểu hiện tính dân tộc của truyện.
Miếng trầu ở nước ta không phải chỉ ăn để cho “đỏ môi thơm
miệng” mà còn có ý nghĩa văn hoá, gắn với phong tục hôn nhân, gắn với
mọi sinh hoạt từ thân thiết hàng ngày đến những lễ nghi quan trọng của
gia đình, xã hội. Hình ảnh miếng trầu đã đi vào ca dao, thơ ca và trở thành
một hình ảnh quen thuộc.
Tấm biến hoá thành chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị...
(những hình ảnh “hoàn toàn Việt Nam”) cũng đem lại màu sắc dân tộc cho
truyện (Nhân vật ở bản kể Campuchia biến thành cây chuối, ở bản kể Thái

Lan biến thành chim chào mào...)
Tính dân tộc, tính Quốc tế góp phần tạo nên giá trị đặc sắc của Tấm
Cám.
Trong quá trình dạy còn phải giúp học sinh nắm được bố cục và nội
dung của từng phần trong truyện.
Diễn biến của cốt truyện Tấm Cám đi theo hai tiến trình:
Tiến trình 1: Từ đầu cho đến khi Tấm được chọn làm hoàng hậu.
Có thể khái quát nội dung của tiến trình này là: Thân phận và con
đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi.
Nhân vật Tấm là hình tượng tiêu biểu cho hình ảnh trẻ mồ côi bị dì
ghẻ áp bức bách hại. Trong truyện cổ tích có rất nhiều nhân vật mồ côi,
họ có những nét giống nhau, tạo thành một kiểu nhân vật – kiểu nhân vật
mồ côi. Mồ côi là đối tượng nhỏ bé, cô đơn, yếu thế trong gia đình và xã
hội. Những hiểu biết về kiểu nhân vật mồ côi sẽ giúp các em hiểu vì sao
nói Tấm là một nhân vật mồ côi tiêu biểu nhất trong thế giới cổ tích.
Tấm phải chịu đựng rất nhiều khổ cực, bất hạnh trong cuộc đời. Có
người nói Tấm là “Kiểu dạng người bất hạnh đến hai lần” (Vừa là người
con riêng, người mồ côi lại phải sống với mụ dì ghẻ và cô em gái cùng
cha khác mẹ vô cùng độc ác).
13

Tấm sớm mồ côi mẹ rồi lại mất cả cha, phải sống với dì ghẻ độc ác,
luôn tìm đủ mọi cách để hành hạ Tấm. Trong khi mẹ con Cám phởn phơ
ăn chơi thì Tấm phải làm việc quần quật luôn canh. Đã thế còn bị mẹ con
cám tước đoạt lần lượt từ ước mơ nhỏ bé nhất, bị hành hạ đủ kiểu.Rõ ràng
sự đau khổ bất hạnh của Tấm không chỉ ở lĩnh vực vật chất mà cả ở lĩnh
vực tinh thần.
Trong khi dạy giáo viên phải giúp các em hiểu vì sao Tấm lại phải
chịu bất hạnh đến cùng cực như vậy mà chỉ phản ứng bằng cách khóc. Sự
bất hạnh của Tấm một mặt phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ, mặt

khác nó là biểu hiện đặc điểm của nhân vật chức năng trong truyện cổ
tích. Nhân vật chức năng là nhân vật không mang tính cách, có chức năng
“thuyết minh cho quan điểm, đạo đức của nhân dân”. Vì thế nhân vật cổ
tích được chia làm hai tuyến thiện- ác, tốt- xấu rành mạch. Tấm đại diện
cho nhân vật mang tính thiện: Chăm chỉ, hiền lành, đôn hậu; Mẹ con Cám
đại diện cho cái ác, cái xấu. Tấm càng khổ bao nhiêu thì càng làm nổi rõ
bản chất độc ác của mẹ con Cám bấy nhiêu.
Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám ngày càng tăng. Mâu thuẫn
này phản ánh mâu thuẫn, xung đột thiện - ác trong xã hội. ở đây cần lưu ý
cho các em: Xung đột xã hội thường được hiện lên trên sân khấu gia đình
- là một đặc trưng của truyện cổ tích.
Như vậy cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác càng lộng hành, tác
oai tác quái, càng thể hiện mâu thuẫn sâu sắc không thể dung hoà giữa hai
phe, tạo không khí căng thẳng buộc phải thay đổi. Và mẫu thuẫn ấy
thường được truyện cổ tích giải quyết theo hướng: Sử dụng yếu tố thần kì
- dù lâu hay mau, dù gian nan khó khăn đến thế nào thì cuối cùng thiện
nhất định thắng ác.
Giáo viên cũng cần giúp học sinh hiểu vì sao con đường đến với
hạnh phúc của cô gái mồ côi lại phải có sự giúp đỡ của yếu tố thần kì?
Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật thiện chính là xu hướng giải
quyết mâu thuẫn đặc biệt của truyện cổ tích. Trong xã hội xưa, khi sự áp
bức, bất công vẫn còn là phổ biến, khi những đau khổ của người mồ côi là
có thực thì hạnh phúc mà họ được hưởng thường hiếm hoi và phần lớn chỉ
14

là mơ ước. Để tạo nên một “hiện thực như mơ ước” ấy, không thể không
sử dụng yếu tố thần kì.
Yếu tố thần kì là những yếu tố siêu nhiên, sản phẩm do trí tưởng
tượng của con người sáng tạo nên. Đó có thể là nhân vật thần kì (Tiên,
Bụt), con vật thần kì (chiếc giầy, đàn thần, mâm thần...) hay sự hóa thân

của nhân vật.
Các yếu tố thần kì có vai trò hết sức quan trọng trên con đường đến
với hạnh phúc của Tấm. Bụt, gà, chim sẻ là những yếu tố thần kì giúp
Tấm đến được hạnh phúc của mình: trở thành hoàng hậu.
Trước hết, Bụt có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Khi
các nhân vật chính gặp khó khăn, Bụt xuất hiện và giúp đỡ; khó khăn
được giải quyết, tiến trình câu chuyện được tiếp tục.
Về ý nghĩa xã hội, Bụt đền bù cho những thiệt thòi mà Tấm phải
gánh chịu và tạo thêm sức mạnh cho Tấm đi đến thắng lợi sau này. Sự
giúp đỡ của Bụt đã thể hiện triết lý của nhân dân “ở hiền gặp lành”- một
triết lý phổ biến trong truyện cổ tích.
Tiến trình 2: Bắt đầu từ lúc Tấm về nhà giỗ bố đến khi ở với bà cụ bán
hàng nước rồi gặp lại vua.
Nội dung bao trùm của tiến trình này là: Thái độ phản kháng của
Tấm và cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc.
Trong phần này phải chú ý vào các chi tiết phản ánh thái độ và
cuốc đấu tranh ngày càng quyết liệt của Tấm. Trước kia, mỗi lần bị bắt
nạt, Tấm chỉ biết khóc. Tiếng khóc ấm ức chứng tỏ cô ý thức được nỗi
đau khổ của mình. Đó là thái độ phản kháng đầu tiên. Sự tàn nhẫn, độc ác
của mẹ con Cám với động cơ muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về
Tấm ngày càng tăng. Chúng muốn tiêu diệt Tấm đến cùng (Chặt cau giết
hại, giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi...). Từ sự bị
động và phản ứng yếu ớt, Tấm đã có phản ứng mạnh mẽ hơn và cuối cùng
đã hành động quyết liệt.
Phân tích tiến trình hai phải thấy sự đổi khác trong cuộc đời, trong
hành động của Tấm, thấy được tình cảm của Tấm dành cho lao động trong
sinh hoạt bình dị với con trâu, ruộng vườn, cây cau, ngày giỗ bố. Đồng
thời giúp học sinh cảm nhận được tình cảm mến yêu của nhân dân gửi
gắm vào sự hoá thân và sự hồi sinh của Tấm trong những sự vật đẹp đẽ
15

×