Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

luận văn tài chính doanh nghiệp Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.54 KB, 55 trang )

Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NAM
ANH……………………………………………………… 5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty…………………………5
1.1.1 Khái quát chung …………………………………………………………5
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………6
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô công ty………………………………6
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ……………………………………………………6
1.2.2 Quy mô công ty ………………… ………………………………………7
1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty ……………………………………8
1.4 Đánh giá các hoạt động của Công ty TNHH thiết bị trường học Nam
Anh giai đoạn 2009 - 2011……………………………………………………. 11
1.4.1 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty …………… 11
1.4.2 Đánh giá các hoạt động khác của công ty……………………………14
1.5 Quy trình sản xuất của công ty……………………………………… 15
1.5.1 Quy trình sản xuất các sản phẩm từ thép…………………………….15
1.5.2 Quy trình sản xuất các sản phẩm từ gỗ ………………………………17
1.5.3 Quy trình sản xuất bảng viết ……… ………………………………….19
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công
ty 22
1.6.1 Giá cả ……………………………………………………………………22
1.6.2 Chất lượng sản phẩm……………………………………………………23
1.6.3 Trình độ quản lý……………………… …………………………………23
1.6.4 Khách hàng…………………………… …………………………………24
1.6.5 Đối thủ cạnh tranh ………………… …………………………………24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NAM ANH………………………………….25
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH thiết bị trường học Nam
Anh giai đoạn 2009 - 2011…………………………………………………… 25


2.1.1 Kết quả chung……………………………………………………………25
2.1.2 Theo nhóm sản phẩm……………………………………………………29
2.1.3 Theo thị trường …………………………………………………………30
2.1.4 Theo nhóm khách hàng …………………………………………………31
1
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
2.2 Thực trạng quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH thiết
bị trường học Nam Anh ……………………………………………………… 32
2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường ……………………………………32
2.2.2 Xây dựng và quản trị kênh phân phối…………………………………
33
2.2.3 Hoạch định các chính sách tiêu thụ …………………………………
35
2.2.4 Hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng ………………………36
2.3 Các giải pháp mà công ty đã áp dụng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
sản phẩm ………………………………………………………………………38
2.3.1 Hạ giá thành sản phẩm ………………………………………………38
2.3.2 Nghiên cứu tìm kiếm các nguồn hàng hóa, sản phẩm mới…………38
2.3.3 Đầu tư cải tiến về máy móc, thiết bị, day chuyền công nghệ………38
2.3.4 Thực hiện các chính sách về dịch vụ …………………………………39
2.3.5 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến yểm trợ tiêu thụ sản phẩm ……39
2.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
TNHH thiết bị trường học Nam Anh………………………………………… 39
2.4.1 Ưu điểm …………………………………………………………………39
2.4.2 Hạn chế……………………………………………………………………40
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế………………………………………41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THU
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NAM
ANH………………………………………………………………………………… 43
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh

đến năm 2015………………………………………………………………… 43
3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công
ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh …………………………………….…45
3.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường ………………45
3.2.2 Sắp xếp lại và mở rộng hệ thống phân phối………………………… 46
3.2.3 Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ …………………… 47
3.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm ……………………………………… 49
3.2.5 Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên
công ty ……… …………………………………………………………………50
3.2.6 Tăng cường các biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có
hiệu quả ………………………………………………………………………51
2
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………53
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 54
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………… 55
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP…………………………………………… 56
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng
của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là trong
nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà các doanh nghiệp đều gắn mình với
thị trường thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm lại càng có vai trò, vị trí quan
trọng hơn. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh
doanh, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là yếu tố quyết định nhằm thực
hiện mục đích của sản xuất hàng hóa: sản phẩm sản xuất ra để bán và thu lợi
nhuận. Đồng thời thông qua tiêu thụ sản phẩm mà vòng chu chuyển vốn kinh
doanh của doanh nghiệp được hoàn thành, tạo điều kiện để tái sản xuất và
mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng là cơ sở để xác định vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường. Nhận thấy được vai trò quan trọng của tiêu thụ
sản phẩm nên nhiều doanh nghiệp hiện nay đã không ngừng chú trọng đến

khâu tiêu thụ. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào để thúc đẩy hoạt
động tiêu thụ lại không hoàn toàn giống nhau ở các doanh nghiệp. Nó phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp sản
xuất, các điều kiện hiện có của doanh nghiệp… Doanh nghiệp phải biết lựa
chọn các biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, cú như vậy thì hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp mới được nâng cao và giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các mục
tiêu đề ra.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã quyết định
chọn đề tài “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại
3
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh” làm đề tài cho chuyên đề
thực tập của mình.
Chuyên đề bao gồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh
Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH
thiết bị trường học Nam Anh giai đoạn 2009 - 2011.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể Ban lãnh
đạo và nhân viên Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh, các thầy cô
giáo trong trường, đặc biệt là Ths. Nguyễn Thị Phương Lan, đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

NAM ANH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Khái quát chung
Tân công ty: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
NAM ANH
Tân giao dịch: NAM ANH SCHOOL EQUIMENT COMPANY
LIMITED
Giấy phép kinh doanh số: 0102009867 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 08 tháng 9 năm 2003.
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: 0101403439 do Cục thuế
thành phố Hà Nội cấp ngày 15/03/2004.
Địa chỉ của Công ty
Trụ sở chính: Số 21 Giang Văn Minh - P.Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Tel: 84.4.39721863 - 39721864
Fax:84.4.37368097
VPĐD TP HCM : Số 430 Trường Chinh, P.13 - Tân Bình - TP.HCM
Tel: 84.8.38165058
Fax: 84.8.38157776
Xưởng SX: Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Tel: 84.4.36453507
Tài khoản : 10410000098522
5
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
Mở tại Ngân hàng TMCP Nam Việt - CN Hà Nội
Vốn Kinh Doanh:
Vốn điều lệ : 4.600.000.000 đồng
Vốn Kinh Doanh : 5.000.000.000 đồng
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty TNHH Thiết bị trường hoc Nam Anh là Trung
tâm thiết bị nội thất văn phòng N&T được thành lập tháng 03 năm 2002. Do

yêu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nên đến
tháng 9 năm 2003, Công ty TNHH thiết bị trường học Nam Anh được thành
lập. Trong suốt quá trình phát triển từ khi thành lập cho đến nay, Công ty
thiết bị trường học Nam Anh đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất,
đầu tư các dây chuyền sản xuất tiên tiến, các trang thiết bị máy móc hiện đại
của Đài Loan, Trung Quốc; quá trình sản xuất tuân thủ chặt chẽ theo đúng
quy trình công nghệ. Cùng với khả năng và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh thiết bị trường học, thiết bị nội thất phục vụ cho
văn phòng công sở, bệnh viện. Công ty đã đạt được nhiều kết quả to lớn,
hiện đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam.
Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề,
công ty cũng đã xây dựng và ký kết hợp đồng đại lý với một số đối tác như:
- Là nhà phân phối các sản phẩm về thiết bị máy văn phòng và viễn
thông, thiết bị giảng dạy, thuyết trình, hội họp thông qua các nhà phân phối
ủy quyền chính thức tại Việt Nam như: Boxlight - USA, Taxan - Nhật, Easy
Free - Korea, Sanyo, Panasonic, Shap
- Là đại lý ủy quyền của Công ty máy tính Sing PC, Công ty TNHH
Thương mại Kỹ thuật tin học Anh Ngọc
- Là đại lý về thiết bị văn phòng của tập đoàn Hòa Phát, Cty Xuân Hòa
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô Công ty
6
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng
- Sản xuất kinh doanh trang thiết bị dùng cho văn phòng và trường học
chủ yếu là hệ thống bảng viết cao cấp, bàn ghế học sinh, đồ nội thất, hệ
thống thông tin thư viện
- Mua bán, lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, thiết bị viễn thông, tin
học…

- Mua bán đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình
- Mua bán, sản xuất hàng may mặc
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng ô tô

Nhiệm vụ
- Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục
đích thành lập doanh nghiệp
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá
trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh
doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của
người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái,
đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà
công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của
công ty.
1.2.2 Quy mô Công ty
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hiện nay Công ty hiện có 2 văn phòng giao
dịch tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 01 nhà xưởng sản xuất có diện
tích là 1.600 m
2
tại Kiến Hưng - Hà Đông - Hà Nội (gồm 1 nhà xưởng 1
tầng, nhà nghỉ nhân viên, nhà bảo vệ, nhà để xe, 01 phòng làm việc cho thủ
kho và kế toán).
7
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
Dây chuyền công nghệ: Sản xuất cơ khí + mộc bằng công nghệ tự
động hoá kết hợp bán tự đồng (Gia công khung sắt - hàn - uốn, xử lý và sơn
phủ. Pha cắt gỗ - gia công và sản xuất mặt gỗ - mài đánh mặt - sơn và dán
mặt…)

- Nguồn nhân lực (lao động): Tổng số lao động công ty là 37 người
bao gồm các bộ phận (Ban giám đốc, phòng kế toán, phòng hành chính nhân
sự, phòng kinh doanh, xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật, trưởng chi nhánh và
nhân viên VPĐD TP HCM…) Đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên năng động
sáng tạo, nhiều kinh nghiệm, công nhân lành nghề.
1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
 Sơ đồ tổ chức của Công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty


8
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN
P.HC
NHÂN
SỰ
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
PX

KHÍ
PX SX
BẢNG
PX
SƠN
PX
MỘC
PHÓ GIÁM

ĐỐC
TRƯỞNG
CN TP
HCM
P. BÁN
HÀNG
KTV
LẮP
RÁP
THIẾT
KẾ
P. KỸ
THUẬT
P. BẢO
HÀNH
KTV
LẮP
RÁP
P.KINH
DOANH
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc:
Bao gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc
Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Phó giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công
và những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền.

Phòng kế toán:
Tham mưu cho Giám đốc quản lý chặt chẽ tài chính Công ty theo pháp
luật Nhà Nước và theo điều lệ hoạt động của Công ty . Đồng thời tham mưu
cho Giám đốc tìm mọi biện pháp kinh doanh có hiệu quả. Là thành viên giám
sát mọi chỉ tiêu, thu nhập của công ty, phản ảnh các con số thực bằng hoạch
toán mà thể hiện là bản quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm.
Giúp giám đốc chỉ đạo và trực tiếp chỉ đạo các đơn vị, nhất là cán bộ kế toán
ở các đội thực hiện mọi quy định về tài chính của Nhà Nước và của công ty,
đảm bảo tính chính xác, đúng mực đích, tăng cường vòng quay đồng vốn,
bảo tồn vốn công ty , đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Kiểm tra soát xét các chứng từ chi tiêu. Phân định rõ chứng từ hợp lệ,
không hợp lệ, báo cáo Giám đốc có biện pháp giải quyết ngay.
Tham mưu cho Giám đốc ấn định tiền vay, tiền thanh toán của các đơn vị,
các nhà thầu, các cá nhân đi công tác tùy theo hiệu quả kinh doanh của cá
nhân đi công tác.
Quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật
để : Vay vốn thi công cho các công trình, thanh toán tiền các công trình để
trả nợ Ngân hàng, đảm bảo nền tài chính của Công ty luôn lành mạnh và phát
triển.
9
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
Hàng quý, sáu tháng và cả năm báo cáo quyết toán tài chính thật rõ
ràng khách quan. Bản quyết toán tài chính phải lập công khai, cân đối chính
xác, phản ảnh các mặt hoạt động kinh doanh của Công ty một cách khách
quan để lãnh đạo nắm được, tìm cách phát huy (hoặc hạn chế.
Đối chiếu, quyết toán tính đủ với các đơn vị và các cơ quan ngoài liên
quan. Triệt để tận thu (hồn nợ) những tập thể cá nhân nợ Công ty, đảm bảo
tính chính xác trong thanh toán.
Văn phòng đại diện:
Tổ chức các hoạt động tiếp thị, quảng cáo hoạt động, sản phẩm của

Công ty ở thị trường phía Nam.
Lập kế hoạch, giao dịch, quan hệ khách hàng.
Thực hiện các chức trách, nhiệm vụ khác phù hợp với sự phân công,
uỷ nhiệm, uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
Phòng kinh doanh:
Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh, marketing hàng năm và
dài hạn của Công ty trên cơ sở tính khoa học và tính hiện thực. Cung cấp
cho Giám đốc những số liệu cần điều chỉnh, bổ sung trước khi nhóm họp,
thanh quyết toán, ký kết, thanh lý các hợp đồng.
Nghiên cứu và hoạch định các chiến lược, các loại hình kinh doanh.
Chủ động tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu về sản phẩm và
dịch vụ của Công ty, đồng thời hướng dẫn thực hiện các thủ tục mua bán cho
khách hàng, phối hợp với các bộ phận liên quan hoàn tất quy trình mua bán
Thực hiện khảo sát, thăm dò nhu cầu khách hàng và thực hiện các hoạt
động nghiên cứu thị trường. Giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách
hàng. Thống kê lưu trữ hồ sơ và thông tin khách hàng. Lưu trữ các bản gốc
về hợp đồng kinh tế. Phối hợp cùng phòng TCKT và các phòng liên quan,
tham mưu đắc lực trong công tác phân tích hoạt động kinh doanh, marketing
của Công ty.
Phòng hành chính nhân sự:
10
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
Quản lý công tác tổ chức công nhân viên và lao động của Công ty
Quản lý công tác bảo vệ, quốc phòng, phòng cháy chữa cháy.
Quản lý công tác giáo dục đào tạo, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội
và các chế độ, chính sách.
Nghiên cứu và Tổ chức, sắp xếp lao động hợp lý trong toàn Công ty
Lập kế hoạch đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân nghiệp vụ, kế hoạch
tiếp nhận cán bộ quản lý, dự kiến cán bộ thay thế vị trí những cán bộ chuyển
công tác hoặc nghỉ hưu, nghỉ mất sức.

Giải quyết các vấn đề hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động
theo bộ luật lao động của Nhà nước hiện hành. Kịp thời giải quyết các chế
độ chính sách cho công nhân viên.
Phổ biến, hướng dẫn cán bộ công nhân viên nắm vững và thực hiện
các chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước liên quan đến
doanh nghiệp và người lao động.
1.4 Đánh giá các hoạt động của Công ty TNHH thiết bị trường học
Nam Anh giai đoạn 2009 - 2011
1.4.1 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo kế toán
tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động
kinh doanh trong doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn phản ánh tình hình thực
hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Thông qua số liệu báo cáo
kết quả kinh doanh có thể kiểm tra được tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với
nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác, đánh giá được xu
hướng phát triển của các doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau.
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(Giai đoạn 2009 - 2011)
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU Mã Thuyết Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
11
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
số minh
1 2 3 4 5 6
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 15,265,852,496 23,254,158,911 28,413,999,270
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu 02 VI.26 126,905 354,678,000
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp

dịch vụ (10=01-02) 10 VI.27 15,265,725,591 23,254,158,911 28,059,321,270
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28
13,301,168,75
9
19,178,914,77
5 22,194,023,878
5. Lợi nhuận gộp về
hàng bán và cung cấp
dịch vụ (20=10-11) 20 1,964,556,832 4,075,244,136 5,865,297,392
6. Doanh thu hoạt
động tài chính 21 VI.29 14,747,704 13,233,737 18,127,360
7. Chi phí hoạt động
tài chính 22 VI.30 256,653,445 830,989,569 685,869,576
- Trong đó: Chi phí
lãi vay 23 252,261,374 795,287,042 685,869,756
8. Chi phí bán hàng 24 505,803,833 757,989,785 1,328,356,956
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp 25 1,007,286,222 2,158,254,622 2,818,421,644
10. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
{30=20+(21-22)-
(24+25)} 30 209,561,036 341,243,897 1,050,776,396
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác
(40=31-32) 40 0 0
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trớc thuế
(50=30+40) 50 209,561,036 341,243,897 1,050,776,396

15. Chi phí Thuế thu
nhập doanh nghiệp
hiện hành 51 VI.31 36,673,181 85,310,974 262,694,099
16. Chi phí thuế thu 52 VI.32
12
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
nhập doanh nhiệp
hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
(60 = 50-51-52) 60 172,887,855 255,932,923 788,082,297
18. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu (*) 70
(Nguồn: Phòng kế toán)
Theo Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì
năm 2010 công ty đạt mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khá cao
23,254 tỷ đồng tăng 52,32% so với năm 2009, lợi nhuận sau thuế 255 triệu
đồng tăng 48,04% so với năm 2009. Doanh thu bán hàng tăng thì lượng bán
hàng cũng tăng, dẫn đến chi phí bán hàng cũng tăng nên. Năm 2010 chi phí
bán hàng tăng 252,186 triệu đồng tương ứng với 49,85%. Ta thấy tỷ lệ tăng
của chi phí bán hàng vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, đó là một kết quả
tốt. Doanh thu bán hàng tăng cũng chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty
ngày càng được mở rộng.
Ta có thể nhận thấy rằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 của
Công ty đạt được những kết quả đáng phấn khởi, là năm có sản lượng và
doanh thu cao nhất từ khi thành lập đến nay. Các chỉ tiêu cơ bản như: Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài
chính, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp đều tăng. Có được kết quả đó là do
Công ty đã có nhiều giải pháp, định hướng đúng đắn trong sản xuất kinh

doanh. Cụ thể Công ty đã tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả 3 mục tiêu lớn
là: Tiếp tục duy trì đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, từng bước cơ cấu sắp xếp
lại bộ máy sản xuất cho phù hợp, đẩy mạnh thực hiện các dự án đấu thầu.
Năm 2011 mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là
28.413 tỷ đồng, tăng 22,18% so với năm 2010, lợi nhuận sau thuế là 788
triệu đồng, tăng 55,83% so với năm 2010. Chi phí bán hàng tăng 570,367
13
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
triệu đồng, tương ứng với 75.24%. Ta thấy mức tăng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty năm 2011 đã giảm so với mức tăng của năm
2010, tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng năm 2011 cao hơn tỷ lệ tăng của doanh
thu. Kết quả như vậy là do những tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế,
mặt khác là những vấn đề nội tại bên trong Công ty như: Việc tổ chức sản
xuất kinh doanh vẫn còn bộc lộ những tồn tại nhất định, một số hợp đồng
đấu thầu không thể hoàn thành như dự tính…
Qua việc phân tích một số chỉ tiêu ta thấy rằng nhìn chung tình hình sản
xuất kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng tốt, các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty đi đúng hướng và có thể kiểm soát được.
1.4.2 Đánh giá các hoạt động khác của Công ty
- Công đoàn công ty đã thực hiện tốt chức năng là người đại diện bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho cho người lao động; đã tổ chức
các phong trào thi đua…, hàng tháng trao những phần thưởng cho người xuất
sắc nhất ở mỗi bộ phận, tham gia các việc hiếu việc hỷ của người lao động và
gia đình người lao động, thăm nom khi đau ốm…
- Công ty cũng thực hiện hỗ trợ về chỗ ở cho các nhân viên, công nhân
ở xa. Hàng năm tổ chức cho nhân viên đi thăm quan du lịch 1 lần, liên hoan
tổng kết toàn công ty vào dịp tất niên cuối năm. Tham gia ủng hộ quỹ người
nghèo, người tàn tật, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt…
14
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức

1.5 Quy trình sản xuất của Công ty
Quá trình sản xuất sản phẩm được tuân thủ chặt chẽ theo đúng tiến
trình công nghệ.
1.5.1 Quy trình sản xuất các sản phẩm từ thép
Sơ đồ 2: Quy trình gia công ống thép
- Cắt định hình:
Các chi tiết của sản phẩm được xác định trước, số đo chiều dài dựng
máy cắt ống JA của Đài Loan để thực hiện thao tác cắt. Trên máy đã gắn sẵn
một thước kẹp vật liệu đồng thời là cữ để cố định chiều dài chi tiết cần cắt.
Thước kẹp có tác dụng cố định ống thép nguyên liệu khi thực hiện thao tác
cắt, làm cho chi tiết hình thành có chiều dài bằng nhau tuyệt đối, đồng thời
mép cắt luôn ở phương cố định với chiều dài chi tiết, điều này làm cho tính
lắp lẫn của các chi tiết sau này là 100%.
Thao tác cắt được thực hiện hàng loạt đối với cùng một loại chi tiết,
sao cho việc cắt cùng một loại chi tiết ít phải thao tác điều chỉnh kẹp nhất.
- Hàn dựng các chi tiết:
Những mối hàn được dựng trên bộ gá kẹp chuẩn và hàn bởi máy hàn
Mic trong môi trường khí bảo vệ CO2. Nhờ bộ gá kẹp chuẩn các chi tiết
trong khung được giữ cố định tương đối với nhau khi thực hiện thao tác hàn.
Cũng nhờ vậy độ đồng đều của các khung đầu bàn là tuyệt đối. Khung đầu
bàn sau khi dựng được hoàn thiện mối hàn, bavia, kiểm tra kỹ thuật và kết
15
Cắt triển khai
chi tiết sản
phẩm từ ống
thép
Uốn chi tiết tựa
ghế, vai bàn
Khoan lỗ liên kết
trên ống thép

Đóng gói nhập
kho
Tẩy rửa phốt
phát, sơn tĩnh
điện
Hàn dựng khung
bộ liên kết, hàn
tai liên kết, chơn
bulông đầu ống
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
thúc giai đoạn gia công cơ khí.
- Uốn định hình các chi tiết:
Thao tác uốn được thực hiện trên máy uốn JK-04 của Đài Loan. Trên
máy uốn đã lắp sẵn bộ gá chuyên dụng cho từng chi tiết của sản phẩm. Bộ gá
có tác dụng cố định chi tiết sản phẩm tạo độ chính xác tuyệt đối của cùng
một loại chi tiết sau khi thực hiện thao tác.
- Tạo ren chìm trong ống
Để tạo được ren chìm trong ống trước hết người ta tạo ra thân đai ốc
chìm trong ống bằng chính vật liệu của ống tại vị trí đai ốc đó. Để làm việc
này nhà thầu dựng một thiết bị chuyên dùng có tên Flowdrill (gọi tắt là FD)
đây là loại mũi khoan có cấu tạo đặc biệt, làm bằng kim cương Carbon. Khi
FD này quay với tốc độ nhanh bằng lực cực mạnh phát ra từ trục của máy
khoan đứng, hướng vào phía ống kim loại sẽ làm mềm kim loại này và làm
cho mũi khoan tiến sâu vào trong thân ống, và đồng thời tạo thành một cái
lót trục từ nguyên liệu thải ra.
Sở dĩ tiếp điểm kim loại được mềm ra là nhờ khi kim hoạt động nhiệt
độ của FD được tăng tới 650 - 750
0
C làm cho nhiệt độ tiếp điểm của ống
cũng tăng tới 600

0
C. Do cấu tạo đặc biệt của FD mà khi hoạt động dòng
nguyên liệu này sẽ đi vào trong ống khoan và tạo thành vành đai xung quanh
mũi khoan. Đến đây phần thân đai ốc tạo ren cho đai ốc.
- Bộ phận xử lý và sơn phủ bề mặt
Trong quá trình sử dụng các sản phẩm trên thị trưòng dễ bị va quyệt và
chà sát, vì vậy, để tăng độ bền cho sản phẩm việc sơn bảo quản khung và
bề mặt đã được tuân theo quy trình nghiêm ngặt sau:
Khâu làm sạch mối hàn, tẩy rỉ, phốt phát hoá bề mặt: Đầu tiên sản
phẩm được làm sạch các mối hàn. Người công nhân đưa vào tẩy rỉ bằng bể
hoá chất, qua quá trình phốt phát hoá bề mặt sản phẩm được đưa sang khâu
sấy khô.
16
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
Sơn phủ: Sản phẩm sấy khô sẽ được hệ thống sơn bột tĩnh điện của
hãng 3M Mỹ phun mầu sơn theo yêu cầu.
Sấy khô: từ hệ thống sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy khô bằng ga
ở nhiệt độ 200 - 220
0
C
Hoàn thiện: sau khi sản phẩm được sấy theo quy định được đưa vào bộ
phận kiểm tra và đóng gói sản phẩm.
Quy trình công nghệ này được Công ty TNHH thiết bị trường học
Nam Anh thực hiện trên dây truyền sơn bột tĩnh điện với các thiết bị phun
sơn của hãng 3M (Mỹ), thiết bị sấy của hãng ECLIPSE. Các hoá chất tẩy
rửa, phốt phát hoá được nhập từ Đài Loan, Singapore. Sơn bột hiện nay được
Công ty sử dụng từ một số hãng lớn nổi tiếng trên thế giới như JOTUN,
HERBERTS, INTEPON đảm bảo đa dạng về màu sắc, chất lượng cao.
1.5.2 Quy trình sản xuất các sản phẩm từ vật liệu gỗ
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất các sản phẩm từ gỗ


- Công đoạn cắt pha chi tiết sản phẩm:
Gỗ được sử dụng cho dự án chủ yếu là 02 loại gỗ : gỗ công nghiệp phủ
Melamine tráng sẵn và gỗ tự nhiên cao su ghép đã qua tẩm sấy. Khởi động
hệ thống khí nén trong khoảng thời gian 10 phút sao cho áp lực không khí
trong hệ thống đạt khoảng 40kg/cm2 là đảm bảo cho hệ máy cắt hoạt động.
17
Cắt triển khai
chi tiết sản
phẩm từ gỗ tấm
Làm vệ sinh bề
mặt, vê tròn các
cạnh chi tiết sp
Hoàn thành phần
thụ các sản phẩm
Phủ sơn PU
chống xước các
chi tiết sản phẩm
Phun lót 3 lần
bằng khí nén thật
sạch
Cắt triển khai
chi tiết sản
phẩm từ gỗ tấm
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
Khởi động máy cắt cho chạy thử kiểm tra độ chính xác của 2 lưỡi cưa và sự
hoạt động bình thường của máy cắt.
Trên máy cắt này tấm gỗ được kẹp chặt nhờ một hệ thống van thuỷ
lực, tác dụng của nó là làm cho tấm gỗ cố định như vậy mạch cắt chính xác
và thẳng. Trên bàn cắt có đặt sẵn một thước đo chiều dài điện điện tử. Các

chi tiết cần cắt, chỉ cần để sát thanh cữ của thước là chiều dài của nó đã được
thể hiện trên màn điều khiển của máy. Nguyên lý của máy cắt là tấm gỗ cố
định trên bàn và lưỡi cưa tịnh tiến trên rãnh định hướng, lúc đó rãnh định
hướng chính là mặt cắt theo ý muốn. Vận tốc vòng quay của lưỡi loại máy
này trên 600 vòng/phút. đây là vận tốc rất lớn so với mặt cắt đồ mộc thông
thường. Nhờ vậy mạch của các chi tiết được cắt rất phẳng, sắc nét và không
bị sứt mẻ. Để thao tác trên máy cắt thông thường cần sử dụng 3 công nhân kỹ
thuật. Hai người có nhiệm vụ đưa tấm gỗ vào máy điều chỉnh thước tự động;
chỉ cần đưa thông số các chi tiết cần cắt vào máy, máy sẽ tự động xác định vị
trí cần cắt. Khi máy cắt định xong vị trí mạch cắt, người công nhân ấn nút
hành trình của lưỡi cưa theo mạch cắt là 2.4m/giây. Phía bên kia của máy
một công nhân đón nhận những chi tiết vừa cắt xong xếp lên xe đẩy theo
từng loại để quay cắt các mạch còn lại. Trước khi thực hiện công đoạn cắt,
các chi tiết được mô tả trên sơ đồ cắt, tức là thể hiện số lượng vị trí của chi
tiết trên tấm gỗ nguyên liệu tương ứng trong bản vẽ. Các chi tiết sau khi qua
công đoạn cắt đã được phân loại theo cùng kích thước.
- Công nghệ phủ PU trên bề mặt gỗ
Các chi tiết sau sau khi qua công đoạn cắt định hình, cạnh của chúng
vuôn góc sắc nét. Công việc tiếp theo là mài nguýt cạnh chi tiết mềm mại
hơn, tác dụng của việc mài cạnh là làm cho các chi tiết sản phẩm có hình
dạng mềm mại, hạn chế sứt mẻ cạnh do va đập và không gây ra vướng mắc
cho người sử dụng.
Việc mài cạnh chi tiết được thực hiện trên máy mài giấy ráp dựng mô
tơ điện. Khởi động máy, lần lượt đưa chi tiết cần mài lên bàn máy, bàn ráp sẽ
18
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
tuỳ vào cạnh cần mài được hoàn thiện một lần nữa nhờ máy mài cầm tay,
làm cho các cạnh đều hơn và mịn hơn. Các chi tiết sản phẩm đến đây đã
hoàn thành việc định hình, chúng cần được làm nhẵn bề mặt trước khi đưa
vào phun sơn PU. Việc làm phẳng nhẵn bề mặt để khắc phục các khuyết tật

trên bề mặt tấm gỗ. Trước tiên là pha trộn hỗn hợp Matech gỗ và keo Dino.
Hỗn hợp này được trộn với nhau theo tỷ lệ trọng lượng là 3/1 và châm thêm
nước để có trạng thái đặc sệt.
Người công nhân dựng những lá inox có lưỡi mỏng, mịn kích thước
70x100mm làm dao bả Matech. Hỗn hợp Matech này được dựng dao phết
mỏng lên bề mặt tấm gỗ sao cho toàn bộ bề mặt của chúng được phủ kín.
Những chi tiết đã phủ Matech được chuyển vào phòng sấy khô làm
cho bề mặt của chúng trai cứng tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt. Khi bề mặt
của Matech đã đông cứng việc tiếp theo là dựng một máy đánh giấy ráp cầm
tay xoa đều lên mặt chi tiết và các cạnh. Loại giấy ráp thường dùng ở giai
đoạn này có độ nhám nhỏ nhất nhằm tạo mặt phẳng và độ nhẵn tối đa cho bề
mặt.
Các chi tiết qua khâu công đoạn này được kiểm tra toàn bộ thông số về
độ phẳng nhẵn. Những chi tiết đạt yêu cầu được đưa vào phụ lót. Việc phụ
lót được thực hiện trong buồng kín có lọc bụi và thông hơi. Phun lót bề mặt
nhằm tăng độ phẳng nhẵn tạo lớp bảo vệ gỗ, chống hút ẩm và tạo độ sâu
bóng khi phủ PU. Vật liệu dựng phụ lót là lớp hỗn hợp V300D, chất đông
cứng V50 và Putin được trộn theo tỷ lệ1:0,
1.5.3 Quy trình sản xuất bảng viết
Công nghệ sản xuất bảng chống loá được áp dụng theo công nghệ tiên
tiến nhất của Bỉ, Hàn Quốc.
- Nguyên vật liệu để sản xuất
Bằng thép gốm sứ kim loại chống loá chống xước được nhập khẩu từ
Vương Quốc Bỉ Model 6500P
3
UM của hãng SX POLYVISION sản xuất
theo tiêu chuẩn ISO 9001. Bề mặt bảng được làm bằng thép loại nhẹ được
19
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
tráng men trong quá trình mạ cuộn liên tiếp với các lớp men được nung ở

nhiệt độ +800 độ C. Độ bóng của mặt bảng là 2% khi đo với thiết bị đo độ
bóng 60% theo tiêu chuẩn ISO 2813. Bề mặt bảng dày 0.45mm (trong đó độ
dày của lõi thép 0.4mm+ độ dày củalớp sơn phủ 0.05mm), không cháy,
không chì tốt cho môi trường và tích hợp cho việc gắn bảng thông báo có từ
tính. Độ bền của bề mặt: ASTM C501 (mức mài mòn S33/1kg/1000revs)
Độ cứng của của bề mặt bảng đảm bảo không xước : EN 101. Tối thiểu: 3
Mặt bảng đáp ứng tất cả các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng châu Âu. Mặt
bảng dễ viết, dễ xoá, dễ nhìn dựng viết phấn thông thường và dựng loại giẻ,
bông lau loại thông dụng. Khả năng xoá khô chữ viết phấn được giữ trong
suốt thời hạn sử dụng bảng.Lượng phấn sử dụng tiết kiệm (tối đa 7g/200rm).
Mặt bảng được bảo vệ bằng lớp Polyme để tránh bị trầy xước khi vận chuyển
và lắp đặt.
+ Tấm lót bảng: Bằng Panel nhựa dày 15mm do chuyên sản xuất các
loại mặt hàng bằng nhựa PVC đảm bảo không cong vênh, bảo đảm chịu lực
không biến dạng khi gia công nhiệt, khi dán keo, chông ẩm, chiều dày
15mm, giúp cho bảng cứng, không kêu và không bị rung khi sử dụng. Mặt
khác, phía sau tấm lót mặt bảng trước khi vào khung chúng tôi đã lắp thêm 4
tấm tôn ở 4 góc bảng có tác dụng làm cứng bảng khó các góc chịu lực đảm
bảo bảng không bị vỡ góc, xô lệch khi bốc dỡ, vận chuyển và các tác động
khác của môi trường.
Kích thước của tấm panel nhựa 0.615m x 3.0m. Tấm panen nhựa được
dán chặt vào mặt bảng bằng keo chuyên dụng ULTRA-FIX của Công ty
100% vốn nước ngoài WICTOR VINA của Italia được sử dụng tại 43 nước,
mối dán đảm bảo chịu nhiệt (gió, nóng, khô, vùng biển ) và tác động khác
của thời tiết như mưa, ẩm, lụt v.v.
+ Khung bảng: Được làm bằng nhôm chuyên dụng (có bản vẽ thiết
kế và mẫu kèm theo) đã được iôt hoá bề mặt đảm bảo không bị oxy hoá đạt
20
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức
ISO 9001-2000 của Công ty nhôm Sông Hồng độ dày 1mm (phần chịu lực

có độ dày 1.5mm), giúp bảng có độ bền cao
+ Khay đựng phấn: Được làm bằng nhôm chuyên dụng (có bản vẽ
thiết kế và mẫu kèm theo) đã được iôt hoá bề mặt đảm bảo không bị oxy hoá
đạt ISO 9001-2000 của Công ty nhôm Sông Hồng độ dày 1mm, đặt ở đáy
bảng, có chiều dài theo chiều dài của bảng, được uốn theo khuôn có độ rộng
khoảng 10cm, mặt ngoài của khay được uốn cong có chiều cao 2cm, hai đầu
bịt bằng nhựa để tránh phấn hoặc vật dụng lăn ra ngoài, cuối mỗi cạnh bảng
có một cái móc để giữ khăn hoặc rẻ lau. Tháo rời khi vận chuyển, khay được
ghép vào bảng bằng đinh vít để dễ tháo lắp khi cần thiết.
+ Góc bảng: Làm bằng nhựa được vo tròn (không nhọn, không sắc) để
an toàn cho người sử dụng, hình dáng, kích thước, màu sắc phù hợp với
khung bảng và tạo tính thẩm mỹ cao
+ Tai treo bảng: Số lượng : 8 cái, làm bằng kim loại dày 3.3mm được
sơn tĩnh điện. Buloong treo bảng có đường kính 8mm, chiều dài 100mm, bảo
đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình sử dụng.
- Quy trình sản xuất:
Đầu tiên cuộn thép mặt bảng được kiểm tra chủng loại ngay trong kho
và đưa từ kho ra sẽ được dựng palăng tời kéo tời lên máy tời từ đó tôn được
kéo qua máy cắt từ đây tôn được kiểm tra chiều dài theo thiết kế và được cắt
dập bằng máy cắt dập đảm bảo vết cắt thẳng, không rách, không xước nhăn
mép. Mặt bảng được nhập từ Bỉ qua công đoạn đo vẽ theo thiết kế và được
cắt bằng máy đảm bảo tính chính xác cao, không để lại ba via, hụt kích
thước, sau đó bảng được kiểm tra lại bằng thước thép, thước góc. Qua công
đoạn này mặt bảng được đưa qua công đoạn xoa lại mặt đảm bảo khi dán mặt
không bị gợn sóng. Nhựa được cắt và làm sạch bề mặt trước khi phun keo để
tạo bám dính tốt với mặt bảng. Keo được phun đều lên mặt sau của mặt bảng
và bề mặt nhựa. Để đảm bảo độ liên kết và bám dính sau 10 phút keo khô thì
sẽ dán tấm lót nhựa và mặt bảng. Lúc này, bán thành phẩm bảng được đưa
21
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức

qua máy ép mặt chân không chống phồng, rộp và tạo độ phẳng tốt cho mặt
bảng. Để đảm bảo bảng không bị vỡ góc, xô lệch khi bốc dỡ, vận chuyển và
các tác động khác của môi trường phía sau tấm lót mặt bảng trước khi vào
khung chúng tôi đã lắp thêm 4 tấm tôn ở 4 góc bảng có tác dụng làm cứng
bảng khó các góc chịu lực. Bảng sẽ được vào khung với nhôm đã được đo và
cắt theo tiêu chuẩn. Các đầu bịt nhựa bốn góc bảng sẽ được bắt vít, ke vào tắt
cả các liên kết vào nhôm để trách các đàu nhọn sắc và tạo tính thẩm mỹ cao
cho bảng.
Cuối cùng là khâu khoàn thiện bảng sẽ được bắt vít, ke vào tất cả các
liên kết từ nhôm, nhựa, đầu bịt để đảm bảo độ cứng cáp, chắc chắn không bị
bóp méo khi vận chuyển và lắp đặt và được chuyển tới kho thành phẩm.
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
Công ty
1.6.1 Giá cả
Giá cả là một nhân tố có ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng
hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty thiết bị
trường học Nam Anh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì giá bán sản
phẩm hàng hóa là do từng đơn vị kinh doanh quyết định.
Trong điều kiện bình thường, khi Công ty quyết định giá bán sản phẩm
cao hơn mức giá của thị trường thì khối lượng tiêu thụ giảm sản phẩm giảm,
dẫn đến doanh thu cũng giảm. Khi Công ty quyết định giá bán sản phẩm thấp
hơn mức giá của thị trường thì khối lượng tiêu thụ giảm sản phẩm tăng, dẫn
đến doanh thu cũng tăng.
Thường thì Công ty hay áp dụng mức giá cạnh tranh và thấp hơn mức
giá của các đối thủ nhằm kích thích hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên
cũng có những thời điểm thể hiện sự bất hợp lý như quý 3 năm 2010, Công
ty quyết định hạ giá nhóm sản phẩm bàn, ghế và bảng nhằm kích thích tiêu
thụ. Kết quả thu được là khối lượng tiêu thụ và doanh thu tăng vọt, nhưng do
22
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức

hạ giá quá thấp nên khi hạch toán lợi nhuận mà Công ty thu được lại không
đáng kể.
Như vậy chúng ta thấy rằng, ảnh hưởng của giá cả đến hoạt động tiêu
thụ sản phẩm của Công ty Nam Anh là rất rõ ràng và Công ty có thể sử dụng
giá cả như một công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng
doanh thu. Vấn đề đặt ra là tùy vào từng thời điểm nhất định, cần có những
quyết định giá cả phù hợp và hiệu quả.
1.6.2 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm hàng hóa là tổng hợp các tính chất của hàng
hóa mà từ đó hàng hóa có công dụng nhất định. Chất lượng sản phẩm
quyết định khả năng cạnh tranh và là yếu tố không thể thiếu của các doanh
nghiệp nói chung và Công ty thiết bị trường học Nam Anh nói rêng. Để có
thể đứng vững và vươn lên cạnh tranh, Công ty cần phải không ngừng tìm
mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khi mà sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt thì sản phẩm sẽ có uy
tín trên thị trường, khối lượng tiêu thụ tăng nhanh, doạnh thu tăng và kết thúc
nhanh vòng chu chuyển vốn.
Khi mà sản phẩm của Công ty có chất lượng thấp thì sản phẩm sẽ
không được khách hàng tin dùng, khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm,
doanh thu giảm (ngay cả khi giá bán sản phẩm là rất thấp).
1.6.3 Trình độ quản lý
Trình độ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự thành
bại của doanh nghiệp. Trình độ, khả năng quản lý lãnh đạo của người đứng
đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
và các hoạt động khác của Cơng ty. Được thể hiện trong các quyết định về
giá bán sản phẩm, lựa chọn kênh phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗ trợ
tiêu thụ sản phẩm… của Ban lãnh đạo Công ty. Khi đưa ra các quyết định
phù hợp thì sẽ đạt được những kết quả tốt (khối lượng tiêu thụ, doanh thu và
23
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức

lợi nhuận sẽ tăng). Ngược lại khi đưa ra các quyết định không phù hợp thì
gây ra những hậu quả tiêu cực (sự suy giảm khối lượng tiêu thụ sản phẩm,
doanh thu và lợi nhuận). Mà để có thể đưa ra các quyết định phù hợp hay
không phù hợp là phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ quản lý doanh
nghiệp.
1.6.4 Khách hàng
Khách hàng quan trọng nhất của Công ty là hệ thống các trường học ở
các quận - huyện thuộc các tỉnh - thành trên cả nước. Những năm gần đây
bằng nỗ lực của mình, Công ty đã thiết lập được các mối quan hệ tiêu thụ dài
hạn với khách hàng. Ảnh hưởng của khách hàng đến các hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của Công ty là điều dễ thấy. Đây là một áp lực cạnh tranh có thể
ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động tiêu thu sản phẩm của Công ty, gây
ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm thông qua các quyết
định mua hàng. Điều đó đòi hỏi Công ty phải có những sự điều chỉnh phù
hợp nhằm đảm bảo và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
1.6.5 Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù là một Công ty có ưu thế trên thị trường, nhưng những khó
khăn mà công ty gặp phải từ đối thủ cạnh tranh là không nhỏ. Thị trường về
thiết bị trường học là mảng thị trường rất lớn, trải rộng trên cả nước, số
lượng các đối thủ cạnh tranh cũng khá nhiều, ngoài ra cũng cần nhắc tới sức
ép từ các đối thủ tiềm ẩn.
Ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của Công ty được thể hiện ở sức ép từ các chính sách về giá cả, chất lượng
sản phẩm, các hoạt động xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ mà các đối thủ cạnh tranh
đang áp dụng. Do vậy Công ty cần có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, cạnh trạnh được về giá cả và
chất lượng sản phẩm với các đối thủ nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của Công ty.
24
Chuyên Đề Thực Tập  SV: Trịnh Văn Đức

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NAM ANH
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH thiết bị trường
học Nam Anh giai đoạn 2009 - 2011
2.1.1 Kết quả chung
Bảng 2: Kết quả tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2009 - 2011
(ĐVT: Đồng)
Năm Sản phẩm/dịch vụ Số lượng Doanh thu
2009 - Đồ chơi (155 mã SP) 1.384 Bộ 181.499.751
- Đồ dùng gia đình (14 mã SP) 108 Cái 12.094.000
- Bảng CĐ HQX (38 mã SP) 3.461 Cái 3.553.292.798
- Bảng CĐ HQT (33 mã SP) 710 Cái 522.807.047
- Bảng CĐ Bỉ X (9 mã SP) 102 Cái 252.700.900
- Bảng CĐ Ghim (23 mã SP) 196 Cái 153.913.800
- Bảng CĐ 2 mặt (8 mã SP) 35 Cái 30.809.000
- Bảng di động 2 mặt (13 mã SP) 129 Cái 115.872.000
- Bảng có chân di động (8 mã SP) 15 Cái 13.966.000
- Bảng khác (8 mã SP) 39 Cái 64.354.000
- Chân bảng (14 mã SP) 234 Cái 105.894.000
- Bàn ghế bộ (10 mã SP) 5.765 Bộ 4.164.887.800
- Tủ các loại (22 mã SP) 263 Cái 750.606.000
- Bàn các loại (28 mã SP) 2.240 Cái 1.733.465.200
- Ghế các loại (25 mã SP) 3.944 Cái 647.948.000
- Giường, bục, giá, kệ (16 mã SP) 218 Cái 285.077.000
- Máy văn phòng (11 mã SP) 302 Cái 2.445.359.000
- Sản phẩm khác (16 mã SP) 187 Cái 416.029.000
2010 - Đồ chơi (232 mã SP) 2.401 Bộ 641.749.998
- Đồ dùng gia đình (20 mã SP) 112 Cái 20.783.000
- Bảng CĐ HQX (38 mã SP) 3.143 Cái 3.272.803.000

- Bảng CĐ HQT (33 mã SP) 1.293 Cái 822.563.000
- Bảng CĐ Bỉ X (9 mã SP) 122 Cái 290.085.500
- Bảng CĐ Ghim (24 mã SP) 206 Cái 178.521.000
- Bảng CĐ 2 mặt (12 mã SP) 587 Cái 229.318.000
- Bảng di động 2 mặt (13 mã SP) 198 Cái 183.053.000
- Bảng có chân di động (8 mã SP) 16 Cái 21.716.500
25

×