Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 7 HỌC TỐT KỸ NĂNG NGHE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 29 trang )

Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 7 HỌC TỐT KỸ NĂNG NGHE”.
Họ và tên tác giả: Phan Nguyễn Thanh Thuỳ.
Đơn vị cơng tác: Trường THCS Thị Trấn Châu Thành
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xã hội ngày càng phát triển và khuynh hướng tồn cầu hóa đang lan rộng thì nhu
cầu học tiếng Anh, ngơn ngữ được sử dụng như ngơn ngữ chung trên tồn thế giới, là rất to lớn.
Có người học tiếng Anh vì cơng việc, có người học tiếng Anh để chuẩn bị cho việc du học, có
người học tiếng Anh chỉ vì muốn kết bạn, nhưng dù vì mục đích gì thì ta khơng thể phủ nhận là
ngày càng có nhiều người muốn học tiếng Anh. Nắm bắt được nhu cầu đó, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã đổi mới sách giáo khoa cho phù hợp hơn với mục đích của người học Trong chương
trình tiếng Anh dành cho THCS được biên soạn theo từng chủ điểm, các chủ điểm được biên
soạn theo từng kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết nhằm tạo điều kiện cho học sinh có sự hiểu biết
khái qt về văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh và đồng thời rèn luyện sâu hơn từng kỹ
năng cơ bản này.
Trong chương trình tiếng Anh 7, kỹ năng nghe được rèn luyện và phát triển thơng qua
các bài tập nghe khác nhau như: nghe lấy thơng tin rồi điền vào bảng hoặc điền vào chỗ trống,
nghe lấy đại ý của bài, nghe hiểu các thơng tin chi tiết để trả lời câu hỏi… Do vậy, trong
“Teaching listening” giáo viên phải biết thiết kế nhiều hoạt động đa dạng nhằm giúp học sinh
vừa cảm thấy bài học sinh động, khơng nhàm chán, vừa đạt được mục đích rèn luyện kỹ năng
nghe cho học sinh. Khơng những thế, trong giai đoạn củng cố, giáo viên cũng cần đưa ra các
hoạt động hấp dẫn, thiết thực và gần gũi với đời sống hằng ngày nhằm giúp các em có thể tái
tạo lại các ngữ liệu và nội dung chủ điểm mà mình đã được nghe.
Từ những thực tế nêu trên và cũng là để đáp ứng u cầu đổi mới phương pháp giảng
dạy phù hợp với chương trình, tơi chọn đề tài:
“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt kỹ năng nghe”.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 1
Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
2. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu:
- Học sinh lớp 7 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.


- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra, đối chiếu,
so sánh kết quả của học sinh.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
a. Giáo viên:
- Lên lớp cần xác định rõ mục tiêu của bài học.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, vừa mang tính thẩm mỹ, vừa mang tính kinh tế.
- Nghiên cứu bài kỹ, chọn phương pháp, cách thức trình bày phù hợp với đối tượng học
sinh. Qua đó thiết kế nhiều hoạt động đa dạng, sao cho thực tế với đời thường của học sinh,
hoặc những vấn đề mà học sinh đang quan tâm nhất hiện nay, nhằm giúp học sinh vừa cảm
thấy bài học sinh động, không nhàm chán, vừa đạt được mục đích rèn luyện.
b. Học sinh:
- Tích cực tham gia vào hoạt động.
- Nắm bắt nội dung bài nhanh hơn
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe.
4. Hiệu quả áp dụng:
Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Học sinh không chán và sợ môn listening
nữa mà còn cảm thấy hứng thú, tự tin hơn và tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài học hơn.
5. Phạm vi áp dụng:
- Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 7A3, trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
Năm học: 2009 - 2010
Thị Trấn , ngày 05 tháng 04 năm 2010
Người thực hiện
Phan Nguyễn Thanh Thùy

Sáng kiến kinh nghiệm Trang 2
Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 7 HỌC TỐT KỸ NĂNG NGHE ”
1. Lý do chọn đề tài:

T
iếng Anh hiện nay là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam Tiếng Anh được
xem là một ngoại ngữ chính trong các trường phổ thông.
Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ
nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở của, đổi mới,
hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Để học sinh
giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ
(nghe- nói )
Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu nhất trong bốn kỹ năng. Việc dạy kỹ năng nghe
đôi lúc còn bị coi nhẹ, không theo phương pháp.
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên, để một tiết học nghe bớt căng thẳng và trở
nên thú vị. Tôi quyết định thực hiện đề tài:
“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt kỹ năng nghe”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 3
Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
- Các tiết học kỹ năng nghe môn Tiếng Anh 7.
- Khách thể: Học sinh lớp 7, Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này tôi áp dụng giảng dạy cho các học sinh lớp 7A1, 7A2 và 7A3 ở Trường
THCS Thị Trấn Châu Thành.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tham khảo sách giáo viên, sách bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu workshop và các loại
sách tham khảo.
- Quán triệt các công văn , chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo, kế hoạch hoạt
động của trường và của tổ chuyên môn.
b. Phương pháp điều tra, đối chiếu :
Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, hầu
rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.


B. NỘI DUNG
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 4
Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập thì chúng
ta cần phải tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học.
Trong hoạt động dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học
sinh muốn lónh hội tốt những kiến thức đó thì các em phải tự học bằng chính các hoạt
động của mình.
Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ –
BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng mơn học, đặc
điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,
khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua q trình trực tiếp giảng dạy mơn Tiếng Anh 7, tơi nhận thấy đa số các em học sinh
đều rất yếu ở kỹ năng nghe.
Trong các tiết học nghe, các em ít chú ý vào lời trong băng mà thường chuẩn bị trước đáp
án để đối phó với câu hỏi của giáo viên. Qua tìm hiểu, tơi được biết sở dĩ các em khơng tập
trung nghe vì các em chưa biết cách để nghe mà một số bài nghe lại q khó đối với các em..
Chính vì điều này đã khiến học sinh có tâm lý lơ là và thiếu tập trung vào việc rèn luyện
kỹ năng nghe…Do đó tơi chọn đề tài:
“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt kỹ năng nghe”.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1. Vấn đề đặt ra:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 5
Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta

cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình
dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt
những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Sau khi được tham dự lớp tập huấn chuyên môn do Sở Giáo Dục Đào Tạo tổ chức, qua
việc dự giờ một số bạn đồng nghiệp và từ những kinh nghiệm bản thân, tôi xin đưa ra một số ý
kiến cho tiết dạy nghe như sau:
2. Giải pháp thực hiện:
Một bài dạy nghe thông thường đi theo phương pháp Communication Approach và theo
The PPP Framework:
1. Presentation Phase (Pre-listening stage) - Giai đoạn giới thiệu bài.
2. Practice Phase (While-listening stage) - Giai đoạn luyện tập.
3. Production phase (Post-listening stage) - Giai đoạn vận dụng.
A. GIAI ĐOẠN GIỚI THIỆU BÀI
1. Giới thiệu chung
2. Các hoạt động trước khi nghe
o Ordering
o Brainstorming
o Pre-question
B. GIAI ĐOẠN LUYỆN TẬP:
1. Giới thiệu chung
2. Các hoạt động trong khi nghe
o Listen & draw
o Grids
o Gap-filling
o Comprehension
C. GIAI ĐOẠN VẬN DỤNG:
1. Giới thiệu chung
2. Các hoạt động sau khi nghe
o Recall the story
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 6

Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
o Roleplay
A. PRESENTATION PHASE (PRE-LISTENING STAGE)
1. Giới thiệu chung:
Đây là một giai đoạn quan trọng trong suốt bài nghe vì nó không chỉ thu hút sự chú ý và
tạo sự hứng thú cho học sinh mà còn để học sinh làm quen và nghĩ đến chủ đề mà các em sắp
được nghe. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mà giáo viên có thể ôn luyện lại những kiến thức
đã học có liên quan đến bài mới và giới thiệu ngữ liệu khó nhưng cần thiết cho bài nghe.
Những điều cần lưu ý khi tiến hành giai đoạn này:
Những hoạt động trong giai đoạn này cần ngắn (5-minute activities), cần
thu hút sự chú ý của toàn thể học sinh trong lớp.
Giáo viên có thể sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nếu cần thiết.
Giáo viên có thể giới thiệu ngữ liệu mới, những từ vựng cần thiết và quá
khó đối với trình độ học sinh nhưng không nên dạy hết tất cả các từ mới có trong bài.
 Các bước thực hiện:
Warm-up
Giới thiệu về chủ đề mà học sinh sắp nghe
Giới thiệu ngữ liệu mới (Nếu ngữ liệu này ảnh hưởng đến quá trình nghe
của học sinh)
Hướng dẫn cách thực hiện các hoạt động trong khi nghe
2. Các hoạt động trước khi nghe:
a. Ordering:
- Giáo viên đưa cho học sinh những câu hay tranh đã được sắp xếp lộn xộn, có ghi
chữ a, b, c … trên bảng.
- Học sinh thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm để dự đoán về trật tự chính xác.
- Học sinh điền dự đoán của mình vào giấy.
- Học sinh so sánh dự đoán của mình với cặp hay nhóm khác.
Giáo viên chấp nhận các dự đoán khác nhau để tạo nên sự “bất đồng ý kiến” nhằm giúp
học sinh có mục đích thật sự để nghe và tìm ra đâu là trật tự đúng.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 7

Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
 Một số ví dụ
• Ví dụ 1 : Sách giáo khoa 7 – Bài 10: Health and hygiene, A2
Chuẩn bị: 8 bức tranh dán lên bảng
 Các bước thực hiện:
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm.
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm hãy thử sắp xếp lại trật tự của các bức tranh để xem bạn
Hoa thường làm gì vào mỗi buổi sáng trong vòng 2-3 phút.
Sau đó giáo viên yêu cầu đại diện của mỗi nhóm trình bày phần bài đã làm của nhóm
mình. (Nhiều nhóm có thể có cùng một cách sắp xếp)
Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh các nhóm tranh luận xem tại sao lại sắp xếp như
vậy.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe rồi tìm ra trật tự đúng của các bức tranh.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 8
Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
 Mục đích:
Ôn lại từ vựng mà học sinh đã được học ở bài trước, chuẩn bị cho bài nghe sắp đến.
Gây cho học sinh sự hứng thú và nhu cầu cần được nghe.
• Ví dụ 2 : Sách giáo khoa 7 – Bài 14: Freetime Fun, B2
Children’s program Movies News
Weather forecast Game Show
 Các bước thực hiện:
Giáo viên lấy nhanh ý kiến của học sinh về từ vựng những chương trình trên
ti vi: Children’s program, News, Weather forecast, Game show, Movies.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Giáo viên đưa ra tình huống:
Các em sẽ làm đạo diễn chương trình ngày hôm nay.
Hôm nay là các chương trình về trẻ em, tin tức, dự báo thời tiết, thế giới đó
đây và phim truyện.
Các em hãy thử sắp xếp cho mình một chương trình riêng.
Chương trình nào sẽ được trình chiếu trước và vào lúc mấy giờ.

Các em có 3 phút để thực hiện chương trình riêng của mình.
Sau 3 phút, giáo viên yêu cầu đại diện của mỗi nhóm trình bày chương trình
mà các em đưa ra. Giáo viên không đưa ra câu trả lời đúng sai.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 9
Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
Giáo viên yêu cầu học sinh nghe xem các chương trình trên có được sắp xếp
giống như của nhóm mình không.
 Mục đích:
Ôn lại từ vựng cho học sinh
Giúp học sinh có mục đích để thực hiện bài nghe của mình.
b. Brainstorming:
Giáo viên cho học sinh đoán tất cả những từ ngữ hoặc ý tưởng có liên quan
đến chủ đề của bài sắp được nghe.
Học sinh làm việc theo nhóm trong một khoảng thời gian nhất định.
Các nhóm trao đổi ý tưởng với nhau
 Một số ví dụ:
• Ví dụ 1 : Sách giáo khoa 7 – Bài 15: Going out, B4
Chuẩn bị: 9 flashcards - Để mặt trắng ra ngoài rồi cài vào bảng plastic
1
2 3
4 5 6
7 8 9

Sáng kiến kinh nghiệm Trang 10
Mặt trước
Trường THCS Thị Trấn Phan Nguyễn Thanh Thùy
 Các bước thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
Giáo viên hướng dẫn lớp chơi trò chơi “Noughts and Crosses”:
Lớp chúng ta sẽ chia làm hai nhóm: nhóm Noughts và nhóm Crosses.

Mỗi nhóm sẽ lần lượt chọn một ô số. Trong ô số đó chứa một gợi ý về một hoạt
động mà các em thường làm khi rãnh rỗi.
Nếu đội Nought trả lời đúng câu hỏi của đội mình thì sẽ được một dấu X vào ô
đó. Nếu đội Cross trả lời đúng thì sẽ được một dấu O vào ô đó.
Khi một đội trả lời sai thì đội kia có quyền bổ sung. Đội nào chậm sẽ mất quyền
ưu tiên trả lời.
Đội thắng là đội có thể tạo thành hàng ngang, hàng dọc hay hàng chéo những kí tự của
đội mình. Ví dụ như:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 11
Hình

×