Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 69 trang )

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 1

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 2
1.2. CĂN CỨ THỰC HIỆN THIẾT KẾ KỸ THUẬT (Văn bản pháp lý) 3
1.3. TÓM TẮT QUY MÔ ĐẦU TƯ TUYẾN LUỒNG ĐƯỢC DUYỆT CỦA FS TRONG GIAI ĐOẠN 2 – HỢP PHẦN B 4
1.4. PHẠM VI TƯ VẤN THIẾT KẾ KỸ THUẬT 6
1.5. CẤP CÔNG TRÌNH 7
1.6. ĐƠN VỊ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN TƯ VẤN GIAI ĐOẠN 2 – HỢP PHẦN B 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THIẾT KẾ 8
2.1. TÀI LIỆU SỬ DỤNG THIẾT KẾ 8
2.2. TIÊU CHUẨN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
2.3. ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ 9
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRONG KHU VỰC DỰ ÁN 10
3.1. ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH DỌC THEO CÁC HÀNH LANG ĐƯỜNG THỦY 10
3.2. KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 10
3.3. ĐỊA HÌNH CÁC HÀNH LANG ĐƯỜNG THỦY 16
3.4. CÁC CÔNG TRÌNH VEN BỜ VÀ CÔNG TRÌNH VƯỢT SÔNG 20
3.5. CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG LIÊN QUAN 20
3.6. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT - THỔ NHƯỠNG 22
3.7. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG 25
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ LUỒNG CHẠY TÀU 28
4.1. TÓM TẮT KÍCH THƯỚC LUỒNG VÀ TÀU TÍNH TOÁN 28
4.2. ĐỀ XUẤT TÀU TÍNH TOÁN VÀ CHUẨN TẮC LUỒNG 28
4.3. CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HỌACH LUỒNG CHẠY TÀU 37
4.4. THIẾT KẾ NẠO VÉT LUỒNG 43


4.5. ĐỀ XUẤT CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG LUỒNG TÀU 45
4.6. ĐỀ XUẤT PHÂN CHIA GÓI THẦU 46
CHƯƠNG 5. TRÌNH TỰ VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG 48
5.1. TRÌNH TỰ THI CÔNG 48
5.2. BIỆN PHÁP THI CÔNG 49
5.3. AN TOÀN TRONG THI CÔNG 53
5.4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 56
CHƯƠNG 6. KHỐI LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG 58
6.1 KHỐI LƯỢNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC GÓI THẦU 58
6.2 KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG BÃI CHỨA BÙN ĐẤT 59
6.3 KHỐI LƯỢNG NẠO VÉT LUỒNG 59
6.4 ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH THI CÔNG NẠO VÉT VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ KIẾN 59
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
7.1 KẾT LUẬN 62
7.2 KIẾN NGHỊ 64


Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng giao thông Đồng Bằng Sông Cửu Long MDTIDP - (Dự án WB5) của
Chính phủ Việt Nam với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). Dự án có bốn hợp phần bao gồm:
+ Hợp phần A: Đầu tư cho các quốc lộ.
+ Hợp phần B: Đầu tư các tuyến hành lang đường thủy quốc gia.
+ Hợp phần C: Đầu tư các tuyến đường tỉnh và đường thủy địa phương.

+ Hợp phần D: Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ GTVT và các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trong hợp phần B - Đầu tư các tuyến hành lang đường thủy quốc gia tại khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long bao gồm : Hành lang đường thủy nội địa số 2 (Hành lang 2) và Hành lang đường thủy nội
địa số 3 (Hành lang 3), trong đó:
+ Giai đoạn 1 của hợp phần B đang thực hiện đầu tư xây dựng tuyến hành lang đường thủy nội địa
số 2 (hành lang 2) đoạn từ Km80+00 đến Km253+00, tại các gói thầu xây lắp NW1; NW2; NW3
và NW4.
+ Giai đoạn 2 của hợp phần B thuộc nội dung tư vấn thiết kế nâng cấp phần còn hành lang 2 và
đoạn cuối hành lang 3 từ Km207+00 đến Km310+00, tại các gói thầu số NW11A; NW12A v.v
1.1.1.
Hành lang đường thủy quốc gia số 2 (Hành lang 2):

Điểm đầu: Xuất phát tại Thành phố Hồ Chí Minh tại KM 0+000

Điểm cuối : Tại KM 253+000 – Vàm Rầy (Ngã ba Kênh Rạch Giá Hà Tiên và Kênh Tám Ngàn).

Chiều dài tuyến 253km. Địa điểm xây dựng: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.

Hình 1.1. Bản đồ tuyến hành lang 2

Hành lang đi qua các kênh chính như : Kênh Tẻ, Kênh Đôi, Sông Chợ Đệm Bến Lức, Sông Vàm Cỏ
Đông, Kênh Thủ Thừa, Sông Vàm Cỏ Tây, Rạch Chanh, Kênh Nguyễn Văn Tiếp (Kênh Tháp mười
số 2), Sông Tiền, Sông Vàm Nao, Sông Hậu, Kênh Tri Tôn Hậu Giang, Kênh Tám Ngàn nối vào Kênh
Rạch Giá Hà Tiên. Tổng chiều dài đường thủy của tuyến này là 252km. Tuyến vận tải thủy qua hành
lang 2 gồm bốn đoạn như sau:
+ Đoạn nối Sông Sài Gòn với sông Vàm Cỏ Đông từ KM 0+000 đến KM 32+000 dài 32km qua
Kênh Tẻ, Kênh Đôi, Sông Chợ Đệm Bến Lức.
+ Đoạn nối Sông Vàm Cỏ Đông với Sông Vàm Cỏ Tây từ KM 32+000 đến KM 51+120 dài 19,12km

qua Sông Vàm Cỏ Đông, Kênh Thủ Thừa, Sông Vàm Cỏ Tây.
+ Đoạn nối Sông Vàm Cỏ Đông và Sông Tiền từ KM 51+120 đến KM 143+800 dài 92,68km qua
Rạch Chanh, Kênh Nguyễn Văn Tiếp ra Sông Tiền.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 3

+ Đoạn nối Sông Tiền và Sông Hậu từ KM 143+800 đến KM 190+000 dài 46,20km qua nhánh Cù
Lao Tây – Sông Vàm Nao – Sông Hậu.
+ Đoạn nối Sông Hậu đến Kênh Rạch Giá Hà Tiên từ KM 190+000 đến KM 252+700 dài 62,70 km
qua Kênh Tri Tôn Hậu Giang, Kênh Tám Ngàn.
1.1.2.
Hành lang đường thủy quốc gia số 3 (Hành lang 3):
Hành lang 3 dài 450 km, bắt đầu từ TP. HCM qua các địa phương - Mỹ Tho - Trà Vinh - Cà Mau - Rạch
Sỏi và kết thúc tại Vịnh Thái Lan. Hành lang này chạy song song với bờ biển đi xuống phía nam qua Cà
Mau, sau do tiếp tục chạy về phía bắc của Rạch Giá.
Giai đọan 2 xây dựng đọan nối từ Sông Hậu đến Cà Mau qua Rạch Đại Ngãi, Kênh Phú Hữu Bãi Xầu,
Sông Dù Tho, Sông Cổ Cò, Sông Vàm Lẻo Bạc Liêu, Kênh Bạc Liêu Cà Mau đến Cà Mau nối vào sông
Gành Hào. Trong đó có đoạn kênh Bạc Liêu Cà Mau từ cầu Láng Trâm đến Sông Gành Hào dài khoảng
7km đã được nạo vét thuộc dự án Nâng cấp hai tuyến đường thủy phía nam và cảng Cần Thơ. Tổng
chiều dài thiết kế giai đọan 2 của hành lang số 3 là 103km.

Hình 1.2. Bản đồ tuyến hành lang 3 – giai đọan 2
1.2. CĂN CỨ THỰC HIỆN THIẾT KẾ KỸ THUẬT (Văn bản pháp lý)

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư xây

dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;

Căn cứ Quyết định 741/QĐ-BGTVT ngày 06/4/2007 của Bộ Giao thông Vận Tải phê duyệt đầu tư dự
án Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long.

Căn cứ hợp đồng giao nhận thầu “ Dịch vụ Tư vấn khảo sát và thiết kế giai đoạn 2” của dự án Phát
triển cơ sở hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long ngày 9/5/2007 giữa Ban Quản lý dự án đường thủy
(PMUW) và DHV.BV (Hà lan);

Căn cứ hợp đồng giao nhận thầu phụ “ Dịch vụ Tư vấn khảo sát và thiết kế giai đoạn 2” của dự án
Phát triển cơ sở hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long số …. ngày … /2010 giữa DHV.BV (Hà lan) và
Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng công trình thủy bộ Hồng Hưng;

Căn cứ Báo cáo Nghiên cứu Khả thi do Tư vấn Louis Berger Group, Inc. liên danh với ROYAL
HASKONING lập cho dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long – tháng 6/2006.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 4

1.3. TÓM TẮT QUY MÔ ĐẦU TƯ TUYẾN LUỒNG ĐƯỢC DUYỆT CỦA FS TRONG GIAI ĐOẠN
2 – HỢP PHẦN B
1.3.1.
Hành lang 2
Giai đoạn 2 của hành lang 2 được đầu tư xây dựng trên chiều dài 80km. Từ Km0+00 đến hết Km80+00;
Đầu tuyến là Km00 tại ngã ba Kênh Tẻ - Sông Sài Gòn;

Cuối tuyến là Km80+00 trên Kênh Nguyễn Văn Tiếp (Kênh Tháp mười số 2) có bờ phía Bắc (bờ phải) là
Ấp Mỹ Phú - xã Mỹ Hạnh Đông và bờ phía Nam (bờ trái) là Ấp Láng Biển - xã Mỹ Hạnh Đông Huyện Cai
Lậy - Tiền Giang.
Việc nâng cấp tuyến đường thủy hành lang 2 lên thành tuyến đường thủy nội địa cấp III sẽ cho phép
khai thác hiệu quả đối với các đoàn sà lan có tải trọng đến 2x400 tấn và tàu tự hành có tải trọng đến 300
tấn.
Hành lang này sẽ phục vụ vận tải đường dài cũng như vận tải liên tỉnh đi qua phần phía bắc của
ĐBSCL, bao gồm các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và TP. HCM. Các hàng hoá chủ
yếu được vận chuyển trên hành lang này là vật liệu xây dựng, gỗ, gạo, xăng dầu và phân bón. Các công
trình được đầu tư thống kê trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Quy mô công trình phải đầu tư tại Hành lang 2 – của giai đoạn 2.
HẠNG
MỤC
TÊN SÔNG KÊNH LÝ TRÌNH (Km)
QUY MÔ
XÂY DỰNG
ĐƠN
VỊ
KHỐI
LƯỢNG
Nạo vét
Kênh Tẻ-Chợ đệm-Bến Lức-Thủ Thừa 00 - 47,90 47,9 km m
3
1.452.658
Rạch Chanh - Nguyễn Văn Tiếp 52,60 – 74,00 21,40 km m
3
2.145.055
Nguyễn Văn Tiếp 74 – 80 6 km m
3
576.392

Bảo vệ bờ Kênh Thủ Thừa (43,2) – (44,43) 1,30 km md 1.300
Âu tàu Rạch Chanh 52,60 1 Cái
Báo hiệu 80km đầu hành lang 2 80 Bộ
Cầu 80km đầu hành lang 2 5 Cái Xây mới
Chi phí xây lắp cho các hạng mục nâng cấp đường thuỷ 80km đầu hành lang 2 như bảng sau:
Hạng mục Khối lượng
Chi phí (US$)
(thời giá năm 2005)
1. Phao tiêu báo hiệu 80 km 402.226
2. Cầu (số lượng) 5 cái 1.706.568
3. Bảo vệ mái dốc 1300 m 1.144.463
4. Nạo vét 4174105 m3 9.463.835
5. Âu tàu (tại Rạch Chanh) 1 7.617.000
Giải phóng mặt bằng và tái định cư 80 km đầu HL2 6.200.000
Tổng 26.534.092 US $
1.3.2.
Hành lang 3
Giai đoạn 2 của Hành lang 3 được đầu tư xây dựng trên chiều dài 103km. Đoạn đầu tại Đại Ngải thuộc
huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, có lý trình đường thủy Km207+00; Cuối đoạn có lý trình Km310 và gần
thị trấn Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Hành lang sẽ cho phép khai thác đạt hiệu quả chi phí đối với các đoàn sà lan trọng tải đến 2x400 tấn và
tàu tự hành trọng tải đến 300 tấn. Phục vụ vận tải liên tỉnh và vận tải đường dài đi qua phần đông nam
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 5

của ĐBSCL gồm các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang,
Long An và TP. HCM. Các loại hàng hóa chính được vận chuyển theo tuyến này gồm gạo, vật liệu xây

dựng và dừa. Các công trình được đầu tư thống kê trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Quy mô công trình phải đầu tư tại Hành lang 3 – của giai đoạn 2.
HẠNG
MỤC
TÊN SÔNG KÊNH LÝ TRÌNH (Km)
QUY MÔ
XÂY DỰNG
ĐƠN
VỊ
KHỐI
LƯỢNG
Nạo vét Rạch Đại Ngãi, Kênh Phú Hữu
Bãi Xầu, Sông Dù Tho, Sông
Cổ Cò, Sông Vàm lẻo Bạc liêu
207 – 285,5 78,40 km m
3
2.540.603
Kênh Bạc Liêu Cà Mau 285,5 - 310 24,50 km m
3
1.461.965
Báo hiệu 103km hành lang 3 207 - 310 103 Bộ
Chi phí xây lắp cho nâng cấp đường thuỷ hành lang 3 từ Km 207-Km 310 là: 10.588.207 US $ (thời giá
năm 2005).
Trong đó:
+ Chi phí nạo vét luồng : 9.047.913 UD $;
+ Chi phí báo hiệu luồng : 313.294 UD $;
+ Chi phí giải phóng mặt bằng tái định cư : 1.200.000 UD $;
1.3.3.
Cấp đường thủy và tàu thiết kế tại thiết kế cơ sở được duyệt
Cấp đường thủy và tàu tính toán được xác định trong bước báo cáo dự án đầu tư được trình bày trong

bảng 1.3 và bảng 1.4
Bảng 1.3. Kích thước tàu thiết kế tại FS:
Cấp Trọng tải [tấn]
Dài [m] Rộng [m] Mớn [m]
50% / 90% 50% / 90% 50% / 90%
Cấp III
(phía Nam)
Tàu hàng tự hành
101 - 300 25 / 36 6,50 / 7,50 2,15 / 2,55
Đoàn sà lan đẩy
2*200/250/400 80 / 87 8,5 / 9,4 2,30 / 2,80
Bảng 1.4. Kích thước thiết kế của đường thủy tại FS:
Lý trình [km] Bề rộng đáy [m] LAD (95%) [m] Mái dốc m = [V:H]
Hành lanh 2
0 - 170 30 3,0 1 : 3
Hành lang 3
80 - 450 26 3,0 1 : 3
1.3.4.
Mực nước vận tải tại thiết kế cơ sở được duyệt
Trong giai đoạn lập báo cáo dự án đầu tư, mực nước được khảo sát, điều tra và tính toán theo mô hình
mạng. Kết quả mực nước vận tải tính toán cho hai hành lang được trình bày trong bảng sau:
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 6



1.4. PHẠM VI TƯ VẤN THIẾT KẾ KỸ THUẬT

Thuyết minh này trình bày các nội dung về Thiết kế kỹ thuật nạo vét nâng cấp luồng tàu của Hành
lang 2 (Km00 – Km80+00) và Hành lang 3 (Km207+00 – Km310+00); Làm cơ sở triển khai bước Thiết
kế bản vẽ thi công nạo vét luồng tàu của giai đoạn xây lắp công trình.
Các dữ liệu được cập nhật từ Báo cáo dự án đầu tư được duyệt: Quy mô đầu tư xây dựng công trình,
Tàu tính toán, Quy mô luồng tàu, Hệ thống báo hiệu và Công trình bảo vệ bờ.
Thiết kế Kỹ thuật cũng cập nhật và phân tích đề xuất tàu tính toán, chuẩn tắc luồng cho phù hợp với tiêu
chuẩn phân cấp đường thủy nội địa TCVN 5664-2009.
Một số kiến nghị về tàu tính toán và chuẩn tắc luồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khai thác của đoạn
sông kênh được đầu tư xây dựng nâng cấp.

Nội dung cụ thể thiết kế:
+ Tính toán mực nước vận tải;
+ Tính toán kích thước, cao độ luồng tàu;
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 7

+ Thống kê, dự tóan chi phí giải phóng mặt bằng hai bên luồng;
+ Đề xuất biện pháp thi công, tiến độ thi công nạo vét luồng tàu;
+ Đề xuất phương án vận chuyển đất thải; Vị trí và quy mô bãi chứa đất thải; thoát nước thải;
+ Đề xuất phương án bảo đảm giao thông thủy trong quá trình thi công.
Các hạng mục công trình và công tác sau đây không được đề cập trong thiết kế nạo vét tuyến luồng tàu
(trình bày trong hồ sơ riêng):
+ Xây dựng công trình cầu đường nông thôn tại các vị trí phải giải phóng mặt bằng để xây dựng
mở rộng luồng tàu;
+ Thanh thải chướng ngại vật trong luồng tàu;
+ Báo hiệu đường thủy nội địa;
+ Báo cáo giải phóng mặt bằng phục vụ thi công mở rộng luồng tàu;

+ Rà phá bom mìn;
+ Đánh giá tác động môi trường; quản lý môi trường trước, trong và sau thi công.
1.5. CẤP CÔNG TRÌNH

Theo cấp quản lý đầu tư xây dựng thì công trình nạo vét luồng tàu thuộc cấp IV - tại Phụ lục 1 và
Điều 5 - Chương II Phân loại, phân cấp công trình xây dựng - Nghị định 209/2004/NĐ-CP của chính
phủ.

Theo cấp thiết kế xây dựng thì công trình nạo vét luồng tàu thuộc cấp III. Bảng C1 - Phụ lục C - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ
tầng kỹ thuật đô thị (Vietnam Building Code on Classifications and Grading of Civil and Industrial
Buildings and Urban Infrastructures ) QCVN 03: 2009/BXD ban hành kèm theo Thông tư số:
33/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009;

Công trình nạo vét luồng tàu thường bị bồi lắng trở lại theo thời gian, Theo tiêu chuẩn xây dựng việt
nam TCXDVN285:2002 – Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế thì với công trình có
thời gian khai thác không quá 10 năm có thể giảm xuống một cấp.
Kết luận cấp thiết kế công trình luồng tàu là Cấp IV.
1.6. ĐƠN VỊ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN TƯ VẤN GIAI ĐOẠN 2 – HỢP PHẦN B

Chủ đầu tư : Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Ban Quản lý các dự án đường thủy nội địa phía nam - PMU SIW;

Tư vấn chính : Tư vấn DHV.BV (Hà lan).
 Văn phòng đại diện : 2A Phạm Sư Mạnh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
 Văn phòng dự án : 1041/80 Trần Xuân Soạn, P.Tân Hưng, Q 7, TP.HCM;
 Điện thoại : +84 8 377 4165; Fax : +84 8 377 4166.

Tư vấn phụ : Công ty TNHH Tư vấn và XDCT thủy bộ Hồng Hưng.
 Địa chỉ: Số 292 Điện Biên Phủ - F22 - Bình Thạnh - Tp. Hồ Chí Minh

 Điện thọai : 0862.745.290 - fax: 0838.992.620
 Email:

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THIẾT KẾ
2.1. TÀI LIỆU SỬ DỤNG THIẾT KẾ

Báo cáo Nghiên cứu khả thi do Tư vấn Louis Berger Group, Inc. liên danh với ROYAL HASKONING
lập cho dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long – tháng 6/2006.

Tài liệu khảo sát địa hình tuyến sông kênh hành lang 2 (Km00) đến (Km80+750); Hành lang 3
(Km207+00 – Km314+00). Lập theo tỷ lệ 1/500 – 1/1000 theo hệ cao độ Nhà nước, Hệ tọa độ
VN2000, kinh tuyến trung ương 105, múi chiếu 3 độ và hành lang 2 có hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến
trung ương 105º45’, múi chiếu 3 độ. do Công ty TNHH Tư vấn và XDCT thủy bộ Hồng Hưng phối hợp
cùng Tư vấn DHV.BV (Hà lan) thực hiện hoàn thành tháng 7/2010.

Tài liệu khảo sát địa chất công trình tuyến sông kênh hành lang 2 (Km00) đến (Km80+750); Tuyến
sông kênh hành lang 3 (Km207+00 – Km314+00). do Công ty TNHH Tư vấn và XDCT thủy bộ Hồng
Hưng phối hợp cùng Tư vấn DHV.BV (Hà lan) thực hiện hoàn thành tháng 7/2010.

Tài liệu khảo sát mực nước và tính toán mực nước 10 năm (2000 – 2009) trên tuyến sông kênh hành
lang 2 (Km00) đến (Km80+750); Tuyến sông kênh hành lang 3 (Km207+00 – Km314+00). Do Công ty
TNHH Tư vấn và XDCT thủy bộ Hồng Hưng, Trung tâm Khí tượng thủy văn Miền Nam phối hợp cùng
Tư vấn DHV.BV (Hà lan) thực hiện hoàn thành tháng 7/2010.


Báo cáo khảo sát môi trường thổ nhưỡng, môi trường nước, môi trường không khí và thủy sinh hai
hành lang đường thủy. Do Công ty TNHH Tư vấn và XDCT thủy bộ Hồng Hưng, Viện Nghiên cứu
khoa học Thủy lợi Miền Nam phối hợp cùng Tư vấn DHV.BV (Hà lan) thực hiện hoàn thành tháng
11/2010.

Báo cáo đề xuất chọn tàu tính toán, mực nước tính toán và kích thước luồng tàu do Tư vấn DHV
thực hiện tháng 7/2010.

Các tài liệu điều tra hiện trạng luồng lạch, hệ thống báo hiệu đường thủy của hành lang 2
(Km00+000) đến (Km80+750) và hành lang 3 (Km207+00 – Km314+00) do Công ty TNHH Tư vấn và
XDCT thủy bộ Hồng Hưng phối hợp với các đoạn quản lý đường thủy khu vực phía nam, Cảng vụ
đường thủy của Cục đường thủy nội địa Việt Nam tháng 7/2010.
2.2. TIÊU CHUẨN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Áp dụng hệ thống khung tiêu chuẩn đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2406/QĐ-BGTVT
ngày 9/11/2006 về việc phê duyệt “Khung tiêu chuẩn áp dụng cho khảo sát thiết kế dự án WB5”. Trong
đó các tiêu chuẩn được áp dụng cho thiết kế nạo vét gồm:

Tiêu chuẩn TCVN 5664 - 1992 về Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa . Ban hành theo Quyết định
số 347/QĐ của Ủy Ban khoa học nhà nước ngày 23/05/1992.

Tiêu chuẩn TCVN 5664 - 2009 về Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa Việt nam ban hành theo
Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học công nghệ ngày 31/12/2009.

Tiêu chuẩn TCVN 4447 : 1987 về Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 269-2000 về Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam ban hành theo
Quyết định số 4099/2000 QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 28 tháng 12 năm 2000.

Quy trình thiết kế kênh biển ban hành kèm theo Quyết định số 115-QĐ/KT4 ngày 12/01/1978 của Bộ
Giao thông vận tải.


Tiêu chuẩn thiết kế công trình chỉnh trị luồng tàu sông 22 TCN-241-98;

Quy trình thi công và nghiệm thu công tác nạo vét và bồi đất công trình vận tải sông, biển thực hiện
bằng phương pháp cơ giới thủy lực ban hành kèm theo Quyết định số 924/QĐ-KT4 ngày 21/04/1975
của Bộ Giao thông Vận Tải.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 9


TCVN 4253:1986: Nền các công trình thuỷ công - Tiêu chuẩn thiết kế.

22 TCN 222-95: Tải trọng và tác động do sóng và do tàu tác động lên công trình thủy

Động lực học dòng sông, Lương Phương Hậu, Hà Nội, 1992.
Ngoài ra Tham khảo tài liệu hướng dẫn thiết kế luồng tàu đường thủy nội địa (Navigation Chanel Design
Standard);
2.3. ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ
Bước thiết kế kỹ thuật được điều chỉnh tại lần xuất bản này dựa trên các tài liệu sau:

Báo cáo thẩm tra của RENARDET S.A.CONSULTING ENGINEERS, thẩm tra Hồ sơ thiết kế nạo vét
luồng tàu Hành lang 2 và Hành lang 3 - bản xuất lần thứ nhất (9/2010) của Tư vấn Công ty TNHH Tư
vấn và XDCT thủy bộ Hồng Hưng phối hợp cùng Tư vấn DHV.BV (Hà lan) thực hiện. Nội dung cơ
bản của kết luận tóm tắt như sau:
Cần có điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với tình hình thực tế phương tiện vận tải, điều kiện địa hình và
dân cư sinh sống dọc kênh. Cụ thể:
+ Chiều rộng đáy luồng tàu điều chỉnh trong phạm vi : B = 26m – 30m; Trong những điều kiện đặc

biệt có thể cho phép B = 22m (Như dự án 2 tuyến đường thủy Phía Nam).
+ Chiều sâu luồng chạy tàu: H = 3m
+ Bán kính cong luồng chạy tàu nên chọn phù hợp điều kiện địa hình, điều kiện giải phóng mặt
bằng, với kích thước bán kính nhỏ nhất đến R = 150m và kèm theo báo hiệu đầy đủ để đảm bảo
an toàn thuận tiện chạy tàu.
+ Giao Ban QLDA cùng TVGS quyết định trong quá trình giải phóng mặt bằng quyết định những
khu vực B=22m và R = 150m.
+ Nạo vét hành lang dài, thời gian lâu luồng sẽ có dịnh chuyển trước khi thi công. Ban Quản Lý DA
cùng TVGS quyết định tuyến nạo vét cụ thể (Đảm bảo không tăng khối lượng và kinh phí vượt
gói thầu).
+ Kiểm tra lại khả năng bồi lắng để xác định chu kỳ duy tu bảo dưỡng.
+ Kiểm tra khả năng xói lở bờ. (Tính tóan sóng do tầu gây xói lở khi mật độ phương tiện lớn, nhất
là với tầu tự hành tốc độ cao).

Tham khảo quy mô các dự án đầu tư xây dựng kè tại các đoạn kênh: Dự án Kè Thủ Thừa tại bờ trái
bên Thị trấn Thủ Thừa do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An làm chủ đầu tư; Kè hai
bên bờ kênh tại Kênh Bạc Liêu – Cà Mau, đoạn trong Thành phố Bạc Liêu, do sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bạc Liêu làm Chủ đầu tư.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 10

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG TRONG KHU VỰC DỰ ÁN
3.1. ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH DỌC THEO CÁC HÀNH LANG ĐƯỜNG THỦY
3.1.1. Địa danh hai bên bờ tuyến hành lang 2
Tuyến nằm trên địa danh hành chính cấp tỉnh thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh - Tỉnh Long An - Tỉnh
Tiền Giang và Tỉnh Đồng Tháp. Địa danh phường xã quận huyện hai bên bờ sông kênh được tổng hợp

trong bảng 1.1 – Phụ lục 1.
3.1.2. Địa danh hai bên bờ tuyến hành lang 3
Tuyến nằm trên các địa danh hành chính cấp tỉnh thành phố: Sóc Trăng và Bạc Liêu. Địa danh phường
xã quận huyện hai bên bờ sông kênh được tổng hợp trong bảng 1.2 – Phụ lục 1.
3.2. KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
3.2.1. Điều kiện khí tượng
Tài liệu thu thập của Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ cho thấy những đặc điểm chính về khí tượng tại
khu vực xây dựng như sau:
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình cả năm là 27,1
o
C; cực đại 34,7
o
C, cực tiểu là 18,6
o
C;
Tháng nóng nhất là tháng 5 và tháng lạnh nhất là tháng 1. Giá trị nhiệt độ không khí trung bình cả năm
biến đổi không lớn ( từ 26,8
o
C đến 27,2
o
C). Nhiệt độ cực đại biến đổi từ 34,0
o
C đến 40,0
o
C và nhiệt độ
cực tiểu biến đổi từ 14,8
o
C đến 19,7
o

C. Trong một năm có ba thời kỳ :
+ Từ tháng I đến tháng IV : Là thời kỳ nhiệt độ tăng nhanh. Nhiệt độ không khí trung bình tăng từ
(25 ÷ 26)oC lên (28 ÷ 29)oC.
+ Từ tháng V đến tháng XI : Là thời kỳ nhiệt độ ít thay đổi. Nhiệt độ không khí trung bình giảm
chậm từ (28 ÷ 29)oC xuống (26 ÷ 27)oC.
+ Từ tháng XI đến tháng I năm sau : Là thời kỳ nhiệt độ không khí giảm nhanh. Nhiệt độ không khí
trung bình giảm từ (26 ÷ 27)oC xuống (25 ÷ 26)oC.
b. Độ bay hơi từ mặt đất
Độ bay hơi trung bình cả năm là 1.000 ÷ 1.400 mm, lớn nhất trong năm là 1.414 mm . Trong các tháng
mùa khô, độ bay hơi đạt từ 91,8 ÷ 143,4mm và trong mùa mưa đạt từ 49,8 ÷ 90,9 mm.
c. Số giờ nắng trong năm
Trong các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 số giờ vượt quá 200 giờ/tháng. Các tháng ít nắng
nhất là tháng 6 và tháng 9 ứng với 2 cực đại của lượng mưa và lượng mây. Số giờ nắng trung bình
trong năm : 2551 giờ.
d. Độ ẩm không khí
Chế độ ẩm có liên quan mật thiết với chế độ mưa và chế độ gió tại khu vực. Tháng có độ ẩm trung bình
cao nhất là tháng V (31,1 mb), thấp nhất là tháng I (24,5 mb). Độ ẩm trung bình cả năm là 28,4 mb. Độ
ẩm tương đối nhỏ nhất là 21% (tháng II/1974) và lớn nhất 100% (vào mỗi tháng), độ ẩm trung bình đạt
78%.

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 11

e. Chế độ mưa
Cơ chế hoàn lưu gió mùa đã phân hóa mỗi năm ở đây thành hai mùa: Mùa mưa và mùa khô;, mùa khô
trùng với thời kỳ mùa gió mùa Đông - Bắc.
+ Mùa mưa trùng với thời kỳ mùa gió mùa Tây – Nam, lượng mưa tập trung trên 90% tổng lượng

mưa trong năm. Tổng lượng mưa trung bình năm biến đổi từ 1.455 ÷ 2.007mm. Lượng mưa cực
đại cả năm 2.709mm và cực tiểu là 638mm. Trong mùa mưa, hai đỉnh mưa thường xảy ra vào
tháng VI và tháng X (tháng X lượng mưa cao hơn tháng VI).
+ Tháng VII, cuối tháng VIII và đầu tháng IX là những thời kỳ có xác suất xảy ra các đợt ít mưa cao
nhất ( hạn hán ); tháng VII thường hạn nặng hơn.
+ Trong mùa mưa thường có từ 90 ÷ 130 ngày mưa, trung bình mỗi tháng đều có trên 15 ngày
mưa.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng XI hoặc tháng XII và kéo dài đến tháng IV năm sau.
f. Chế độ gió
Khu vực xây dựng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa khô chịu sự chi phối chủ yếu của gió mùa
Đông Bắc và mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Tầm nhìn xa khá tốt, đạt đến 20km
(riêng tháng 12 có thể giảm đến 5km).
Trong năm có hai mùa gió :
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng XI và kéo dài cho đến tháng IV năm sau với hướng gió chính là hướng
Đông chiếm chủ yếu ( thông thường đến 70% ).
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng IX với hai hướng gió thịnh hành là Tây và
Tây nam. Tần suất hai hướng này gộp lại thường chiếm tới 70- 80 %.
+ Tháng V và tháng X là những thời kỳ giao thời giữa hai mùa gió nói trên.
g. Giông bão
Là khu vực được thống kê xuất kiện nhiều cơn giông (trung bình 243 giờ giông/năm và 110 ngày có
giông/năm), các cơn giông thường xuất hiện vào đầu mùa mưa; trong cơn giông gió đạt cấp 7 – 8;
Bão ít xuất hiện tại khu vực, từ năm 1911 đến 2009 xuất hiện 10 cơn bãi đổ bộ vào khu vực nam bộ.
Cường độ bão thường nhỏ, dưới cấp 11. thời gian xuất hiện bão thường vào các tháng 10 – 11.
3.2.2. Điều kiện thủy văn
a. Thủy triều
Hai hành lang đều chịu ảnh hưởng của thủy triều từ Biển Đông, chế độ bán nhật triều; Đồng thời cũng
chịu tác động của lũ từ Sông Mekong, nhưng hành lang 3 chịu ảnh hưởng không đáng kể.
Hành lang 2 chịu ảnh hưởng triều qua hệ thống sông: Sông Sài Gòn; Sông Vàm Cỏ; Sông Tiền. Các
sông này có biên độ triều trung bình tại cửa biển khoảng 3,0 – 3,5 m trong kỳ thủy triều lớn. Biên độ triều
lớn nhất đạt trên 4,0 m.

+ Tại Tân Châu (cách cửa biển 220 km) biên độ triều thường từ 5 cm (mùa lũ) đến 100 cm (mùa
cạn).
+ Tại Mỹ Tho (cách biển 49 km), biên độ lớn nhất vào kỳ triều cao là 3,50 m và vào kỳ triều kém là
1,50 m.
+ Biên độ mực nước triều lớn nhất trung bình tại Mỹ Thuận khoảng 1,80 – 1,90 m;
+ Vào mùa lũ, ảnh hưởng của thủy triều tại khu vực xa Sông Tiền không còn nữa nhất là khi có lũ
lớn, như tại Huyện Tân Phước và ở phần cực Bắc của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 12

Bảng 3.1. Các mực nước đặc trưng của các trạm thủy văn cơ bản gần tuyến vận tải thủy hành lang 2
Trạm
Đặc
trưng
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
10
năm
Nhà


TB 6 3 1 5 0 -1 4 4 8 7 4
Max 142 137 150 158 141 139 147 148 152 157 158
Min -237 -244 -237 -239 -267 -270 -265 -258 -260 -258 -270
Biênđộ 379 381 387 397 408 409 412 406 412 415 401
Bến
Lức



TB 22 19 16 14 12 9 14 14 21 18 16
Max 138 140 145 136 135 140 137 140 144 137 145
Min -145 -164 -157 -158 -168 -169 -173 -170 -160 -158 -173
Biênđộ 283 304 302 294 303 309 310 310 304 295 301
Tân
An
TB 30 26 21 16 15 15 19 18 24 22 21
Max 166 163 171 140 144 145 144 143 141 143 171
Min -156 -174 -162 -178 -176 -183 -172 -167 -158 -162 -183
Biênđộ 322 337 333 318 320 328 316 310 299 305 319

Kiến
Bình

TB 97 87 79 58 59 65 62 59 68 65 70
Max 266 247 249 138 175 188 157 150 145 141 266
Min -25 -21 -34 -24 -21 -39 -21 -25 -13 -33 -39
Biênđộ 291 268 283 162 196 227 178 175 158 174 211

Long
Định

TB 37 33 29 23 23 24 26 25 32 30 28
Max 171 158 161 118 129 131 123 123 124 128 171
Min -121 -125 -135 -120 -136 -122 -128 -117 -107 -110 -136
Biênđộ 292 283 296 238 265 253 251 240 231 238 259
Cai
Lậy


TB 65 63 56 45 45 48 49 48 55 51 53
Max 199 193 194 129 150 154 140 139 136 138 199
Min -94 -82 -85 -80 -88 -98 -81 -83 -79 -103 -103
Biênđộ 293 275 279 209 238 252 221 222 215 241 245
Hành lang 3 Chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ bán nhật triều biển Đông. Triều truyền vào tuyến từ các
cửa sông Trần Đề, sông Mỹ Thanh, cửa sông Gành Hào và qua các kênh Hộ Phòng; Cái Cùng; Nhà Mát
v.v… Đầu tuyến giáp Sông Trần Đề có biên độ triều lớn hơn cuối tuyến ảnh hưởng triều từ Gành Hào và
qua các kênh Hộ Phòng; Cái Cùng;
Về mùa lũ tại phía đầu tuyến có ảnh hưởng của lũ sông Mêkông, nhưng ảnh hưởng của lũ không đáng
kể so với ảnh hưởng của thủy triều.
Bảng 3.2. Các mực nước đặc trưng của các trạm thủy văn cơ bản gần tuyến vận tải thủy hành lang 3
Trạm Đặc trưng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
10
năm
Trạm Đặc trưng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
10
năm
Đại
Ngải
TB 20 19 15 14 14 13 17 15 22 21 17
Max 180 198 205 194 195 200 200 201 196 193 205
Min -175 -188 -178 -197 -196 -195 -192 -195 -186 -178 -197
Biên độ 355 386 383 391 391 395 392 396 382 371 384
Mỹ
Thanh
TB 1 1 -1 0 -1 1 6 7 2
Max 186 198 201 193 186 205 205 200 205
Min -206 -220 -211 -205 -215 -213 -215 -204 -220
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2

Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 13

Trạm Đặc trưng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
10
năm
Biên độ 392 418 412 398 401 418 420 404 408
Trần
Đề
TB 30 30 30
Max 220 218 220
Min -198 -197 -198
Biên độ 418 415 417

Mau
TB 30 29 25 29 25 24 30 32 35 33 29
Max 85 72 67 69 68 72 71 78 75 73 85
Min -42 -30 -25 -25 -25 -30 -29 -20 -23 -23 -42
Biên độ 127 102 92 94 93 102 100 98 98 96 100
b. Lũ lụt theo mùa
Mùa lụt thường xuất hiện từ cuối tháng 6 kéo dài cho
đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn.
Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lụt
chảy vào các kênh và mương rạch thiên nhiên vùng
Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm
lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền
ở Tân Châu cao hơn 4.2 m, và mực nước sông Hậu
ở Châu Đốc cao hơn 3.5 m. Giai đoạn 3 khi mực
nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12.

Nước dâng cao từ từ, khoảng 10 – 15 cm/ngày. Dòng
nước lụt cũng chảy chậm, khoảng 60 –70 km/ngày.
Khi gặp thủy triều dâng, dòng lụt càng chậm hơn nữa.
Phạm vi ngập lụt như hình sau
Hành lang 2 có khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của
lũ sẽ kéo dài từ Bình chánh (kênh Chợ Đệm) về cuối
tuyến tại Kiên Giang (Kênh Tám ngàn).
Hành lang 3 cũng ảnh hưởng lũ nhưng không đáng kể do nằm xa vùng gập lụt và các nhánh sông kênh
nối với đồng bằng khu vực Hậu Giang, Cần Thơ có hệ thống ngăn mặn.
c. Mực nước
Do đồng thời chịu ảnh hưởng thủy triều và lũ, mực nước trên các hành lang cũng thay đổi phức tạp,
nhất là đoạn từ Kênh Chợ Đệm đến cuối tuyến hành lang 2. Trong phạm vi từ Rạch Chanh hướng về
Đồng Tháp Mười có nhiều công trình ngăn mặn, đặc biệt là Cống Rạch Chanh làm cho mực nước trong
tuyến kênh này thay đổi rất phức tạp.
Để có thể xác định mực nước theo tần xuất giờ phục vụ bài toán vận tải. Công tác khảo sát thủy văn đã
thực hiện quan trắc đồng thời 21 trạm đo mực nước trên 2 hành lang trong 16 ngày liên tục. Trong đó,
tại Rạch Chanh thực hiện quan trắc mực nước thượng lưu và hạ lưu cống, đo trong thời gian quan trắc
thuộc mùa khô (tháng 5/2010) cửa cống Rạch Chanh đóng để ngăn mặn.

Vùng gập lụt của Đồng bằng Sông Cửu Long
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 14


Sơ đồ bố trí các trạm đọc mực nước - tuyến hành lang 2
 
: Ký hiệu vị trí đặt trạm đo mực nước;


: Ký hiệu vị trí trạm quan trắc thủy văn cơ bản.
Kết hợp với tài liệu thủy văn tại các trạm cơ bản, tính tương quan về các trạm quan trắc. Mực nước
tương ứng với tần suất giờ của 10 năm tại vị trí quan trắc trên hành lang 2 như bản sau:
Bảng 3.3. Tần suất mực nước giờ - (2000 – 2009) trên hành lang 2
Tần
suất
(%)
TV1 TV2 TV3 TV4 Bến lức TV5 TV6 TV7
Rạch
Chanh
TV8 TV9 TV10
Cạn

Cạn

Cạn

Cạn

C
ạn (hiệu
chỉnh)
Lũ (hiệu
chỉnh)
Cạn

Cạn

Cạn


Cạn

Cạn

Cạn

Cạn

1 150

162

150

161

152

174

146

169

143

165

145


168

130

153

132

157

100

157

92 210

100

240

106

270

5 135

150

136


150

136

160

130

153

128

150

129

152

118

138

118

140

88 140

82 190


88 212

91 240

10 126

141

127

141

125

148

122

143

118

140

121

142

110


130

110

131

81 131

77 165

82 185

85 203

15 118

133

120

133

117

140

114

135


110

132

113

135

103

124

103

124

73 124

74 150

78 169

80 183

20 112

124

112


125

110

131

107

127

104

124

107

128

98 118

97 118

77 118

71 138

75 154

77 167


25 105

117

105

118

103

122

100

120

97 117

101

122

93 112

90 112

75 112

69 130


72 146

74 158

30 97 109

98 109

96 115

94 112

91 109

94 115

88 105

85 105

73 105

67 125

70 140

71 151

35 89 100


91 101

89 107

88 105

85 102

87 108

82 100

78 98 72 98
65 120

68 133

68 143

40 81 91 82 93 80 99 80 97 77 95 80 101

75 94

72 92 70 92
64 115

66 127

66 137


45 72 83 74 85 71 90 71 89 69 87 73 94 68 88

65 85 68 85
62 110

64 121

64 130

50 62 75 64 76 62 80 62 80 60 77 64 86 61 82

57 78 66 78
61 106

62 116

62 124

55 51 63 53 65 51 70 52 71 50 69 55 79 53 75

48 71 64 71
59 102

60 111

60 118

60 40 52 43 53 38 60 40 60 39 60 44 71 44 68


38 63 63 63
57 98 58 106

58 113

65 27 38 30 40 25 50 29 50 26 49 32 62 34 60

27 55 61 55
55 94 56 102

55 107

70 12 22 15 25 12 35 15 37 14 36 20 53 23 50

14 44 58 44
53 90 58 97 52 102

75 -6 3 -2 5 -3 20 1 24 0 22 5 40 11 40

1 32 56 32
51 85 51 93 48 96
80 -24 -17 -20 -13

-20

6 -14

10 -15

8 -9 27 -2 30


-14

21 53 21
48 81 48 87 45 90
85 -46 -40 -40 -35

-36

-10

-29

-5 -30

-7 -24

13 -15

17

-28

7 50 7
45 77 44 80 41 84
90 -70 -65 -45 -60

-55

-30


-48

-21

-48

-23

-40

-4 -29

3 -43

-8 45 -8
41 72 39 75 35 78
95 -100

-93 -95 -88

-78

-53

-68

-45

-68


-46

-60

-25

-45

-17

-61

-30

40 -30

35 66 33 70 28 71
98 -130

-120

-120

-113

-99

-80


-88

-70

-87

-70

-79

-50

-62

-35

-80

-52

33 -65

32 62 26 64 20 64
100 -200

-180

-190

-180


-150

-140

-140

-130

-140

-130

-120

-100

-110

-90

-120

-110

00 -110

0 40 -10

40 -20


40
Km Km0+00 Km04+00 Km10+00 Km18+00 Km32+00 Km37+00 Km47+00 Km51+00 Km51+300 Km62+00 Km73+00 Km81+00
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 15


Số đồ bố trí các trạm đọc mục nước dọc tuyến hành lang 3

: Ký hiệu vị trí đặt trạm đo mực nước;

: Ký hiệu vị trí trạm quan trắc thủy văn cơ bản.
Kết hợp với tài liệu thủy văn tại các trạm cơ bản, tính tương quan về các trạm quan trắc. Mực nước
tương ứng với tần suất giờ của 10 năm tại vị trí quan trắc trên hành lang 3 như bản sau:
Bảng 3.4. Tần suất mực nước giờ - (2000 – 2009) trên hành lang 3
TT
Tần
suất
(%)
Đại
Ngải
TV11 TV12 TV13 TV14 TV15 TV16 TV17 TV18 TV19 TV20
1 1 160 173 150 150 165 172 150 143 130 150 162
2 5 133 148 129 128 141 150 128 125 116 134 142
3 10 116 132 116 115 128 133 116 114 107 124 128
4 15 103 118 105 105 117 121 107 105 101 116 116
5 20 92 107 96 96 107 112 99 97 95 109 106

6 25 81 97 89 88 98 102 91 90 90 102 97
7 30 71 87 80 80 89 92 83 83 85 96 88
8 35 61 77 72 72 81 83 75 76 80 90 79
9 40 50 68 64 64 72 74 68 69 75 83 70
10 45 40 58 56 56 62 65 62 62 68 77 60
11 50 28 47 47 47 52 54 52 55 63 70 48
12 55 16 35 37 37 43 43 43 45 57 62 38
13 60 2 21 26 27 32 30 34 37 50 53 26
14 65 -13 6 14 15 17 18 23 27 42 44 12
15 70 -30 -9 2 3 5 2 10 16 34 34 -1
16 75 -47 -28 -12 -9 -10 -14 -2 4 25 24 -19
17 80 -65 -45 -26 -23 -26 -28 -15 -8 16 12 -35
18 85 -83 -63 -40 -37 -41 -45 -29 -21 7 0 -50
19 90 -105 -84 -57 -54 -60 -65 -44 -35 -5 -13 -70
20 95 -130 -108 -75 -74 -82 -88 -63 -53 -18 -29 -93
21 98 -150 -130 -92 -90 -100 -107 -78 -68 -29 -41 -112
22 100 -200 -180 -130 -130 -140 -140 -120 -120 -60 -70 -160
Lý trình (Km) Km207 Km211 Km216 Km229 Km238 Km249 Km260 Km269 Km286 Km302 Km310
Ghi chú

Cao độ mực nước: Hệ cao độ Nhà nước;
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 16


Chi tiết số liệu quan trắc, tính toán mực nước trình bày trong báo cáo khảo sát thủy văn do Công ty
TNHH Tư vấn và XDCT thủy bộ Hồng Hưng phối hợp cùng Phân Viện Thủy Văn Phía Nam thực hiện

trong thời gian từ thánh 4/2010 – 7/2010.
d. Mặn
Độ mặn tại Tân An chỉ xuất hiện trong mùa khô, khi mà dòng chảy thượng lưu giảm, triều cường
mang nước biển vào trong sông. Biên độ và chu kỳ mặn giống như biên độ của triều. “Gió Chướng” (có
hướng Đông Bắc) làm cho mặn xâm nhập sâu hơn vào trong sông. Độ mặn tại Tân An đo được là 15,7
g/L (xuất hiện 30/IV/2005) và lớn nhất năm 1998. Khi cống Rạch Chanh mở, Rạch Chanh đưa mặn xâm
nhập sâu vào trong Đồng Tháp Mười . Độ mặn đặc trưng trong thời kỳ 2000 đến 2009 ở trạm thủy văn
Tân An cho trong bảng sau:
Độ mặn đặc trưng trong thời kỳ 1998 đến 2010 ở trạm thủy văn Tân An
Đặc trưng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Trung bình 4,2 1,6 0.7 0.4 2.4 1.8 3.0 7.0 0.4 1.5 0.5 0.3 -
Cao nhất 10,5 5,7 1.2 2.2 6.5 5.1 10.4 15.7 2.9 7.2 6.6 3.0 11,2
Xuất hiện ngày 13/V 4/III 21/III 11/III 29/IV 5/V 10/IV 30/IV 20/IV 12/III 28/IV 2/IV 30/IV
Thời kỳ quan trắc I-VII I-V II-IV II_IV II-VI II-V II-VII II-VII II-VII II-VII II-VII II-VII II-V
Trên tuyến hành lang 2, thu thập được độ mặn tại hạ lưu cống Rạch Chanh như biểu đồ sau:

3.3. ĐỊA HÌNH CÁC HÀNH LANG ĐƯỜNG THỦY
3.3.1. Điều kiên địa hình hành lang 2
Đặc điểm điều kiện địa hình trên tuyến hành lang đường thủy số 2 được phân chia thành các đoạn theo
lý trình Km và đựơc mô tả cụ thể dưới đây.
Đoạn HL2-1. Từ Km00+000 đến Km04+100 – Kênh Tẻ
Đoạn đầu Km00+000 gặp sông Sài Gòn, cuối đoạn là Cầu Nguyễn Văn Cừ tiếp giáp Kênh Đôi, Kênh
Tàu Hũ và Sông Bến Nghé. Đoạn trong thành phố Hồ Chí Minh, Nhà ở và công trình hai bên bờ dày
đặc, sát nhau. Hầu hết hai bên bờ có đường bộ như đường Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết ….
Bề rộng trung bình khoảng (90 – 110)m, cao độ đáy trung bình từ -3,20m đến -6,0m, hình dạng tuyến
luồng tương đối thẳng.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3


Trang : 17

Có nhiều bến hàng hóa, đậu tàu. Một số đoạn có kè bờ. Có 04 cầu vượt sông. Nhiều công trình ngầm và
dây điện vượt sông.
Đoạn HL2-2. Từ Km04+100 đến Km12+600 – Kênh Đôi
Đoạn đầu giáp Kênh Tàu Hũ và Sông Bến Nghé Cuối đoạn gặp Kênh Rạch Cát. Đoạn trong thành phố
Hồ Chí Minh, Nhà ở và công trình hai bên bờ dày đặc, sát nhau.
Bề rộng trung bình khoảng (80 – 100)m, cao độ đáy trung bình từ -3,20m đến -6,0m, hình dạng tuyến
luồng tương đối thẳng. có nhiều kênh nhánh nối tiếp với Kênh Tàu Hũ.
Có nhiều bến hàng hóa, đậu tàu. Một số đoạn có kè bờ. Hiện có 01 cầu vượt sông. Nhiều công trình
ngầm và dây điện vượt sông.
Đoạn HL2-3. Từ Km12+600 đến Km18+200 – Kênh Chợ Đệm
Cuối đoạn gặp Rạch Tam. Thuộc ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Nhà ở và công trình hai bên bờ
dày đặc. Có nhiều đoạn còn dừa nước dọc hai bên bờ kênh. Cuối đoạn kênh đã ra ngoại thành, có các
khu vực trồng lúa, ruộng vườn. Hai bên bờ nhiều đoạn có đường nông thôn.
Bề rộng đoạn đầu đến 200m gần Cảng Phú Định, đoạn cuối thu hẹp còn 60m gần Rạch Tam, cao độ
đáy trung bình từ -3,50m đến -10,0m, hình dạng tuyến luồng tương đối thẳng.
Có nhiều bến hàng hóa, đậu tàu. Một số đoạn có kè bờ. Có 03 cầu vượt sông. Nhiều công trình ngầm và
dây điện vượt sông.
Đoạn HL2-4. Từ Km18+200 đến Km32+800 – Kênh Bến Lức
Cuối đoạn gặp Sông Vàm Cỏ Đông. Thuộc ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và Huyện Bến Lức –
Long An, Nhà ở và công trình hai bên bờ bới dày đặc. Có nhiều đoạn còn dừa nước dọc hai bên bờ
kênh. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn. Hai bên bờ nhiều đoạn
có đường nông thôn.
Bề rộng sông thay đổi (37 – 60)m, cao độ đáy trung bình từ -3,50m đến -6,0m, hình dạng tuyến luồng có
03 đoạn cong, bán kính cong dưới 200m.
Có một số bến hàng hóa, đậu tàu. Một số đoạn có kè bờ. Có 03 cầu vượt sông. Nhiều dây điện vượt
sông.
Đoạn HL2-5. Từ Km32+800 đến Km37+200 - Sông Vàm Cỏ Đông
Dài 4,3Km đây là sông rộng và sâu, nước sông trong sạch, chỉ cần bổ sung báo hiệu.

Đoạn HL2-6. Từ Km37+200 đến Km47+300 - Kênh Thủ Thừa
Cuối đoạn gặp Sông Vàm Cỏ Tây. Thuộc Huyện Thủ Thừa – Long An, Nhà ở và công trình hai bên dày
đặc tại khu thị trấn Thủ Thừa, ngòai đoạn này mật độ nhà hai bên Kênh bớt dày. Có nhiều đoạn còn dừa
nước dọc hai bên bờ kênh. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn. Hai
bên bờ nhiều đoạn có đường nông thôn.
Bề rộng sông thay đổi (45 – 55)m, cao độ đáy trung bình từ -3,00m đến -5,0m, hình dạng tuyến luồng
khá thẳng, không có cong gấp
Có một bến hàng hóa, đậu tàu. Một số đoạn có kè bờ. Có 03 cầu vượt sông. Nhiều dây điện vượt sông.
Đoạn HL2-7. Từ Km47+300 đến Km51+700 - Sông Vàm Cỏ Tây
Dài 5,0Km đây là sông rộng và sâu, nước sông trong sạch, chỉ cần bổ sung báo hiệu.
Đoạn HL2-8. Từ Km51+700 đến Km52+500 – Rạch Chanh
Cống Đập Rạch Chanh xây dựng bên kênh mới đào, cửa Rạch Chanh đổ ra sông Vàm Cỏ Tây đã được
đắp đập và xây dựng QL62. Vị trí cửa Rạch cũ dự kiến đặt Âu Rạch Chanh.
Đoạn HL2-9. Từ Km52+500 đến Km54+900 – Rạch Chanh
Nhà ở và công trình hai bên không nhiều. Có nhiều đoạn còn dừa nước dọc hai bên bờ kênh. Đoạn
kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn. Hai bên bờ nhiều đoạn có đường
nông thôn.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 18

Bề rộng sông thay đổi (50 – 55)m, cao độ đáy trung bình từ -3,60m đến -6,0m, hình dạng tuyến luồng
khá thẳng, không có cong gấp
Đoạn HL2-10. Từ Km54+900 đến Km 80+00 – Kênh Nguyễn Văn Tiếp (Tháp mười số 2)
Nhà ở và công trình hai bên không nhiều. Có nhiều đoạn có đường giao thông hai bên bờ. Đoạn kênh
thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn. Hai bên bờ nhiều đoạn có đường nông
thôn. Bờ kênh phía Bắc là quốc lộ.
Bề rộng sông thay đổi (42 – 55)m, cao độ đáy trung bình từ -3,00m đến -4,5m, hình dạng tuyến luồng

khá thẳng, không có cong gấp.
3.3.2. Điều kiên địa hình hành lang 3
Đặc điểm điều kiện địa hình trên tuyến hành lang đường thủy số 3 được phân chia thành các đoạn theo
lý trình Km và đựơc mô tả cụ thể dưới đây.
Đoạn HL3-1. Từ Km207+000 đến Km223+000 - Đại Ngải – Phú Hữu
Bề rộng trung bình khoảng 90m, cao độ đáy trung bình từ -6,0m đến -9,0m, thực vật hai bên bờ sông
chủ yếu là dừa nước, hình dạng tuyến luồng tương đối thẳng. Địa hình hai bên bờ rạch tương đối bằng
phẳng, đoạn từ đầu tuyến đến cầu Đại Ngải có mật độ dân cư hai bên tương đối cao, đoạn còn lại dân
cư thưa thớt. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn. Hai bên bờ nhiều
đoạn có đường nông thôn.
Đoạn HL3-2. Từ Km223+000 đến Km227+500 - Kênh Phú hữu Bãi Xầu
Bề rộng trung bình 60m, cao độ đáy trung bình từ -2,6m đến -3,5m, hai bên bờ sông nhiều dừa nước,
dân cư hai bên bờ sông thưa thớt, hình dạng tuyến luồng tương đối thẳng. Đoạn sông cần nạo vét. Hai
bên bờ nhiều đoạn có đường nông thôn.
Đoạn HL3-3. Từ Km227+500 đến Km238+400 - Kênh Phú hữu Bãi Xầu
Bề rộng trung bình 80m, cao độ đáy trung bình từ -3,0m đến -4,0m, hai bên bờ sông nhiều dừa nước,
dân cư hai bên bờ sông thưa thớt, có nhiều đoạn cong gấp với bán kính cong tự nhiên dưới 150m. Cần
nạo vét. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn. Hai bên bờ nhiều
đoạn có đường nông thôn.
Đoạn HL3-4. Từ Km238+400 đến Km249+300 - Rạch Ba Xuyên
Sông tự nhiên. Bề rộng trung bình 200m, cao độ đáy trung bình từ -9,0m đến -11,0m, thực vật hai bên
bờ sông chủ yếu là dừa nước, dân cư hai bên bờ sông thưa thớt, trong đoạn này tuyến luồng có nhiều
đoạn cong. Bán kính cong có thể dưới 180m. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng
lúa, ruộng vườn.
Đoạn HL3-5. Từ Km249+300 đến Km252+000 - Sông Dừa Tho
Bề rộng trung bình 200m, cao độ đáy trung bình từ -9,0m đến -11,0m, thực vật hai bên bờ sông chủ yếu
là dừa nước. Bên phải đoạn từ Km248+200 đến Km250+00 (thuộc ấp Dương Kiển, xã Hòa Tú 2, huyện
Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) có mật độ nhà cửa dày đặc. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu
vực trồng lúa, ruộng vườn.
Đoạn HL3-6. Từ Km252+00 đến Km258+00 - Sông Dừa Tho

Bề rộng trung bình từ 90 đến 100m, cao độ đáy trung bình từ - 4,5m, thực vật hai bên bờ kênh chủ yếu
là dừa nước xen lẫn các cây bụi. Địa hình tương đối bằng phẳng, phía bên bờ trái mật độ nhà cửa thưa
thớt, Tại Km261+700 sông uốn khúc, bề rộng thu hẹp còn khoảng 50m. Đoạn kênh thuộc vùng nông
thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn.
Đoạn HL3-7. Từ Km258+00 đến Km265+800 - Sông Dừa Tho
Bề rộng trung bình từ 105 đến 110m, cao độ đáy trung bình từ -9,5m đến -3,5m, thực vật hai bên bờ
sông gồm sú và dừa nước dày đặc, đoạn này có đường bờ cao không rõ ràng, bề rộng sông được xác
định tương đối giữa hai mép của hàng thực vật hai bên bờ sông. Mật độ dân cư thưa và nằm cách xa
bờ sông trung bình 25 đến 30m. Tại Km259+400 sông uốn khúc cong với bán kính tự nhiên khoảng
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 19

290m. Các đoạn còn lại không cong gấp. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa,
ruộng vườn.
Đoạn HL3-8. Từ Km265+800 đến Km268+400 - Sông Cổ Cò
Bề rộng trong bình 65 đến 70m, cao độ đáy trung bình từ - 7,08m đến – 3,50m, Thực vật hai bên bờ
sông thưa, mật độ dân cư trung bình. Địa hình trên bờ có độ cao trung bình 1,5m. Đoạn sông có nhiều
khúc cong, bán kính đoạn cong nhỏ nhất dưới 200m. Hai bên bờ nhiều đoạn có đường nông thôn.
Đoạn HL3-9. Từ Km268+400 đến Km270+100 - Kênh Vàm Lẻo – Bạc Liêu
Bề rộng trong bình 65 đến 70m, cao độ đáy trung bình từ - 3,50m đến – 2,50m, Thực vật hai bên bờ
sông thưa, mật độ dân cư trung bình. Địa hình trên bờ có độ cao trung bình 1,5m. Đoạn sông có những
đoạn cong thuận, không gấp. Đây là đoạn cạn và tàu tự hành thường mắc cạn khi triều rút. Đoạn kênh
thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn. Hai bên bờ nhiều đoạn có đường nông
thôn.
Đoạn HL3-10. Từ Km270+100 đến Km287+200 - Kênh Bạc Liêu – Cà Mau
Bề rộng trong bình 40 đến 55m, cao độ đáy trung bình từ - 3,50m đến – 2,50m, Thực vật hai bên bờ
sông thưa.

Mật độ nhà hai bên kênh dày đặc, nhất là trong phạm vi thành phố Bạc Liêu. Địa hình trên bờ có độ cao
trung bình 1,5m. Có nhiều kè, bến và nhà trên mặt sông; Đoạn này hiện có 03 cầu vượt sông, kết cấu
cầu BTCT (Cầm Bạc Liêu 3 – Cầu Kim Sơn và Cầu Tôn Đức Thắng). Hai bên bờ nhiều đoạn có đường
nông thôn. Đoạn sông có đoạn cong gấp tại km 285+700. Đây là đoạn cạn và tàu tự hành thường mắc
cạn khi triều rút. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực trồng lúa, ruộng vườn.

Đoạn HL3-11. Từ Km287+200 đến Km314+000 - Kênh Bạc Liêu – Cà Mau
Là đoạn cuối tuyến của giai đoạn 2 (Km310). Kênh có chiều rộng 40 – 60m. cao độ đáy trung bình từ -
3,50m đến – 2,50m, Thực vật hai bên bờ sông thưa. Đoạn kênh thuộc vùng nông thôn, có các khu vực
trồng lúa, ruộng vườn. Bờ Nam có tuyến đường nông thôn chạy ven kênh. Bờ Bắc là quốc lộ 1 chạy
song song và có nhiều đoạn giáp bờ kênh.
Mật độ nhà hai bên kênh dày đặc, tại vị trí không có nhà dân thì giáp QL1 và đường nông thôn. Địa hình
trên bờ có độ cao trung bình 1,5m. Có nhiều kè, bến và nhà trên mặt sông; Đoạn này hiện có một số cầu
vượt sông. Đây là đoạn cạn và tàu tự hành thường mắc cạn khi triều rút.
ĐOẠN CẠN TẠI CHỢ BẠC LIÊU
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 20



3.4. CÁC CÔNG TRÌNH VEN BỜ VÀ CÔNG TRÌNH VƯỢT SÔNG
Công trình ven bờ, công trình vượt sông kênh có ảnh hưởng tới hoạt động chạy tàu bao gồm:

Các bến cảng và khu neo đậu tàu ảnh hưởng do tàu lấn chiềm luồng tàu;

Công trình cầu đường bộ vượt sông sẽ ảnh hưởng tới vị trí tuyến luồng, chiều rộng và chiều cao
khoang thông thuyền;


Công trình điện vượt sông có ảnh hưởng về chiều cao tĩnh không của luồng tàu;

Công trình bến đò ngang, đò dọc sẽ ảnh hưởng tới an toàn chạy tàu;

Công trình ngầm vượt sông ảnh hưởng đến việc đào luồng, neo đậu tàu;

Công trình kè bờ sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng luồng;

Ngoài ra, công trình đường bộ quốc gia, đường liên tỉnh, huyện sẽ được ưu tiên về mặt bằng, hành
lang an toàn đường bộ. Trong quy hoạch mở rộng luồng tàu cần chú ý đến hành lang bảo vệ công
trình này.
Thống kê công trình trên hành lang 2 và hành lang 3 xem trong Bảng (1.3 ÷ 1.6) - Phụ lục 1
3.5. CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG LIÊN QUAN
Ngoài các công trình ven bờ và vượt sông nêu trong mục 3.4. Các công trình, dự án có liên quan đến
hạng mục thiết kế luồng bao gồm:

Các công trình ven sông : Công trình bảo vệ bờ; Các bến bãi, bến đò v.v…;

Công trình vượt sông : Cầu, đường điện, đường ống v.v…;

Các công trình thủy lợi : Hệ thống đê phòng triều cường; Đê ngăn lũ; Cống v.v…

Các công trình hạ tầng hai bên bờ: Hệ thống giao thông đường bộ, giao thông nông thôn;

Các dự án liên quan tới xây dựng bãi chứa đất thải, chuyển đất thải v.v…
3.5.1. Dự án xây dựng cầu tàu Chợ Bình Điền: (Thuộc Hành lang số 2)
Vị trí tại Khu phố 6 – phường 7 – quận 8 – Tp. Hồ Chí Minh. Nằm bên sông Chợ Đệm, tại lý trình
Km13+800 – Km14+700 với quy mô nhiều bến dọc theo bờ sông trên tuyến bờ dài 800m. Dòng sông tại
ĐOẠN CẠN TRƯỚC NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 21

đây rất rộng, có khoảng cách hai mép bờ cao (100 – 210)m – biên luồng cách bờ cao trên 35m. Sông
sâu, không phải nạo vét. Do đó dự án này không ảnh hưởng tới thiết kế luồng tại đây.
3.5.2. Đê ngăn triều khu vực Chợ đệm: (Thuộc Hành lang số 2)
Trong khu vực ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh và sông Chợ Đệm có nhiều đoạn được xây dựng đê
ngăn triều nằm giáp mép bờ cao. Kết cấu đê tại huyện Bình Chánh đã bị lún sụt hư hỏng nhiều địa
phương đang duy tu nâng cấp nhiều đoạn nhằm đưa đỉnh đê vượt mực nước triều cao và kết hợp làm
giao thông nông thôn. Sông Chợ Đệm hẹp, tại vị trí phải giải phóng mặt bằng ven bờ cần bổ sung giải
phóng diện tích xây dựng đê mới.
3.5.3. Dự án xây dựng Kè bờ Thủ Thừa: Kênh Nguyễn Văn Tiếp
Sông Thủ Thừa có chiều rộng trung bình (50 – 70)m; Đoạn hẹp và cạn nhất nằm tại khu vực thị trấn Thủ
Thừa, có hai nguyên nhân chính hình thành và duy trì đoạn hẹp và cạn là: Vị trí Thị trấn hình thành tại
điểm giáp nước, tốc độ dòng triều nhỏ hơn các đoạn còn lại; Khu vực có nhiều nhà ở hai bên kênh, có
các công trình bảo vệ bờ kết hợp lấn chiếm mặt sông là nhà. Chất thải rắn của khu dân cư bồi đọng trên
đoạn này.
Do đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Long An đã thực hiện đầu tư xây dựng kè bảo vệ bờ,
tạo cảnh quan bên thị trấn Thủ Thừa, chiều dài kè khoảng 3000m, Cao độ đỉnh kè (+2,00 – Hệ cao độ
Nhà Nước). Các công trình nhà ven kênh sẽ phải phá dỡ trên phạm vi từ đường bộ đến đỉnh kè.
Vị trí tuyến kè được quy hoạch cơ bản giáp bờ cao hiện hữu, một số vị trí lấn sâu vào bờ để đảm bảo
tuyến đỉnh kè cách biên luồng tàu trên 12,50m;
Kết cấu kè tại bước thiết kế cơ sở có dạng tường đứng (cao 3,50m) kết hợp mái nghiêng bằng thảm đá
tại chân tường đứng kéo về phía luồng tàu. Sử dụng khối đất trên mái dốc tạo ổn định tổng thể của kè
Với quy hoạch và giải pháp kết cấu như trên, tuyến luồng tàu tại đây cần dịch chuyển về phía bờ đối
diện để không ảnh hưởng tới ổn định của kè bờ phía Thị Trấn.
3.5.4. Đê ngăn lũ bên Kênh Nguyễn Văn Tiếp: (Thuộc Hành lang số 2)

Đê ngăn lũ phía bờ trái (bờ Nam) Kênh Nguyễn Văn Tiếp có nhiều vị trí nằm giáp mép bờ cao. Kết cấu
đê đã bị lún sụt hư hỏng nhiều đoạn, địa phương đang duy tu nâng cấp. Kênh Nguyễn Văn Tiếp hẹp, tại
vị trí phải giải phóng mặt bằng ven bờ cần bổ sung giải phóng diện tích xây dựng đê mới cùng các cầu
nông thôn.
3.5.5. Dự án xây dựng kè bảo vệ bờ và tạo cảnh quan tại Tp. Bạc Liêu: (Thuộc Hành lang số 3)
Sông Bạc Liêu – Cà Mau đoạn trong phạm vi thành phố Bạc Liêu có chiều dài khoảng 5.165m từ Cầu
Bạc Liêu 2 qua cầu Kim Sơn tới Cầu Treo Trà Kha. Hai bên bờ được xây dựng kè có kết cấu tường
đứng hoặc tường đứng kết hợp mái ngiêng.
Khoảng cách trung bình giữa đỉnh kè hai bên bờ là 60m, tại các vị trí xây dựng bến tàu có chiều rộng
mặt kênh là 75m. Đáy kênh được thiết kế có chiều rộng trung bình 30m (theo TCXDVN 5664-1992).
Thiết kế luồng phải nằm trong giới hạn quy hoạch xây dựng dự án của Thành phố Bạc Liêu là thuận lợi
nhất. Tận dụng diện tích giải phóng mặt bằng của dự án địa phương để tránh trùng nhau.
3.5.6. Dự án xây dựng đường giao thông hai bên bờ kênh: (Thuộc Hành lang số 3)
Dọc theo bờ trái (bờ phía Đông) kênh Bạc Liêu – Cà Mau từ Trà Kha về cuối tuyến là tuyến giao thông
nông thôn, đường rộng (1 – 2) m, kết cấu mặt đường bêtong nhựa, các cầu nông thôn có chiều rộng cầu
trung bình 2,00m. Dự án huy động vốn nhà nước và nhân dân xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng
năm 2008. Hiện nay kết cấu công trình nhìn chung còn tốt. Về phía tỉnh Bạc Liêu và người dân tại đây
khó chấp nhận giải phóng mặt bằng vì phá dỡ công trình mới khai thác khoảng 2 – 3 năm nay.
Bờ phải (bờ phía Tây) đoạn từ Trà kha về Giá Rai là tuyến Quốc lộ 1, có 12.490m tuyến đường giáp bờ
cao kênh Bạc Liêu – Cà Mau với khoảng cách nhỏ hơn hành lang an toàn đường bộ. Chiều dài và lý
trình thống kê bảng sau:
Bảng thống kê quy mô chiều dài quốc lộ 1 giáp kênh Bạc Liêu - Cà Mau (khoảng cách ≤ 20m)
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 22

Tên đoạn
Lý trình

Chiều dài (km)
Điểm đầu Điểm cuối
Đoạn 1 Km297+300 Km309+280 11,980
Đoạn 2 Km312+000 Km312+510 0,510
Cộng 12,490
Để thiết kế tuyến luồng không vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đối với đoạn luồng hẹp bắt buộc
phải mở rộng thì phải giải phóng mặt bằng bờ kênh đối diện với bên bờ có đường hoặc xây dựng kè bảo
vệ bờ để không mở rộng luồng trong hành lang an toàn.
3.5.7. Dự án xây dựng đường giao thông hai bên bờ kênh: (Thuộc Hành lang số 3)
Đoạn kênh đi qua thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu (Km295+500 – Km297+150) có
chiều rộng kênh là (33 – 42)m, có nhiều nhà, bến xây dựng lấn sông trên chiều dài khoảng 900m trên
hai bên bờ kênh. xem các hình sau:
Chiều rộng mặt kênh sau nâng cấp là (52 – 66)m, cần giải tỏa hai bên kênh trung bình (10 – 16)m. Quy
mô giải phóng mặt bằng rộng sẽ ảnh hưởng nhiều đến dân sinh, rất tốn phí. Nếu không xây dựng kè,
sau nạo vét sẽ phát sinh lún sụt công trình ven kênh. Nguy hiểm đến khu dân cư và công trình ven kênh.
Đo đó sau các cuộc họp tại địa phương xem xét các phương án tuyến luồng, tỉnh Bạc Liêu đã kiến nghị
đây là đoạn phải xây dựng kè hai bên kênh để thực hiện nạo vét nâng cấp kênh.
3.6. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT - THỔ NHƯỠNG
3.6.1. Tổng quan về khảo sát địa chất công trình
Công tác khảo sát địa chất phục vụ thiết kế luồng tàu hành lang 2 và 3 được thực hiện với quy mô như
sau:
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 23


Các hố khoan luồng cách nhau trung bình 1.000m. Các hố khoan bờ cao cách nhau trung bình
1.000m và được bố trí so le với vị trí khoan luồng (trung bình dọc tuyến 500m có 01 hố khoan dưới

nước hoặc trên bờ).

Chiều sâu hố khoan luồng 7m và hố khoan bờ cao 15m. Tại vị trí có công trình ven sông, tại bờ lồi
đoạn sông kênh có bán kính cong dưới 300 được khảo sát tăng chiều sâu hố khoan luồng 10m và hố
khoan bờ cao 20m.

Thí nghiệm cắt cánh hiện trường được thực hiện xem kẽ với vị trí khảo sát khoan. Tổng số vị trí cắt
cánh trên hai tuyến là: 264 Điểm;

Dọc theo hố khoan, trung bình 02m/ lấy 01 mẫu đất để thí nghiệm 09 chỉ tiêu cơ lý của đất.

Các chỉ tiêu thí nghiệm bao gồm:
+ Thành phần hạt.
+ Độ ẩm tự nhiên - W (%).
+ Dung trọng tự nhiên -

w (g/cm3).
+ Dung trọng khô -

c (g/cm3).
+ Tỷ trọng -

(g/cm3).
+ Độ bão hoà - G (%).
+ Độ rỗng - n (%).
+ Hệ số rỗng - e.
+ Giới hạn chảy - Wch (%).
+ Giới hạn dẻo - Wd (%).
+ Chỉ số dẻo - Id (%).
+ Độ sệt - B.

+ Lực dính - C (Kg/cm2).
+ Góc ma sát trong -

(độ).
+ Góc nghỉ của cát -

(khô và bão hoà).
+ Hệ số nén lún - a1-2 (cm2/Kg).
+ Mô đun biến dạng - E1-2(Kg/cm2).
+ Sức kháng cắt tự nhiên T(Kg/cm2).
3.6.2. Địa chất công trình hành lang 2
Khối lượng công tác khảo sát địa chất gồm khoan lấy mẫu thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm cắt
cánh hiện trường:
+ Hố khoan luồng 65 hố, có ký hiệu từ HKL-01 đến HKL-66, độ sâu khoan thay đổi từ 5m đến 7m.
+ Hố khoan bờ 61 hố, có ký hiệu từ HKB-01 đến HKB-66, độ sâu khoan thay đổi từ 10m đến 15m.
+ Số điểm cắt cánh tại địa tầng bùn sét là : 84 Điểm.
+ Các thành tạo địa chất của khu vực khảo sát là các trầm tích trẻ có tuổi Holocen và Pleistocen,
gồm các lớp đất và thấu kính như sau:
+ Lớp 1: Bùn sét lẫn hữu cơ (OH) màu xám đen, xám xanh, trạng thái chảy; lớp chiếm phần lớn
khối lượng địa tầng tuyến khảo sát, phân bố từ bề mặt địa hình tự nhiên; đất có thành phần chủ
yếu là sét bột. Đây là lớp đất yếu cần lưu ý trong công tác thiết kế, thi công và xây dựng công
trình.
+ Lớp 2: Sét dẻo (CL), màu xám trắng, xám xanh, trạng thái dẻo mềm. Lớp phân bố khá hạn chế
trên phạm vi toàn tuyến với tính chất cơ lý trung bình đến yếu.
+ Lớp 3: Sét lẫn cát mịn (CL), màu nâu đỏ, nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng. Lớp phân bố
khá đều trên phạm vi toàn tuyến với tính chất cơ lý khá tốt.
+ Lớp 4: Cát mịn lẫn nhiều sét (SC), màu xám xanh, xám trắng, mật độ chặt kém đến chặt vừa.
Lớp phân bố ở phần thấp nhất của địa tầng và rất hạn chế trên tuyến với tính chất cơ lý trong
bình.
+ Ngoài ra, trong phạm vi khảo sát còn gặp rất hạn chế các thấu kính mỏng đất loại sét dẻo lẫn cát

mịn, sạn sỏi gồm 2a, 3a, 3b.

Mực nước dưới đất trong phạm vi tuyến khảo sát phân bố khoảng độ sâu 0.3m/0.6m tính từ mặt đất
hiện tại. Nước mặt và nước dưới đất đều có tính ăn mòn đối với bê tông và kim loại.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3

Trang : 24

Theo chiều dài tuyến luồng, căn cứ phạm vi địa lý, địa mạo và kết quả khảo sát địa chất công trình,
tuyến khảo sát có thể chia thành 6 đoạn như sau:
+ Đoạn 1 – HL2: Kênh Tẻ và kênh Đôi, có chiều dài khoảng 12,5km (từ Km0 đến Km 12+500).
+ Đoạn 2 – HL2: Kênh Chợ Đệm Bến Lức, có chiều dài khoảng 20,5km (từ Km 12+500 đến Km
33).
+ Đoạn 3 – HL2: sông Vàm Cỏ Đông, có chiều dài khoảng 4,3km
+ Đoạn 4 – HL2: Kênh Thủ Thừa, có chiều dài khoảng 10,8km (từ Km 37+250 đến hết Km
48+000).
+ Đoạn 5 – HL2: Sông Vàm Cỏ Tây, có chiều dài khoảng 5km.
+ Đoạn 6 – HL2: Rạch Tranh – Kênh Nguyễn Văn Tiếp, có chiều dài khoảng 27 km (từ Km 53+000
đến Km 80+000).
Chỉ tiêu cơ lý, phân bổ địa tầng các lớp đất tuyến luồng hành lang 2 được trình bày trong bảng 1.7 –
Phụ lục 1.
3.6.3. Địa chất công trình hành lang 3
Khối lượng công tác khảo sát địa chất gồm khoan lấy mẫu thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm cắt
cánh hiện trường:
+ Hố khoan luồng 65 hố, có ký hiệu từ HKL-01 đến HKL-66, độ sâu khoan thay đổi từ 5m đến 7m.
+ Hố khoan bờ 61 hố, có ký hiệu từ HKB-01 đến HKB-66, độ sâu khoan thay đổi từ 10m đến 15m.
+ Số điểm cắt cánh tại địa tầng bùn sét là : 89 Điểm.
Các thành tạo địa chất của khu vực khảo sát là các trầm tích trẻ có tuổi Holocen, gồm các lớp đất và

thấu kính như sau:
+ Lớp 1: Sét rất dẻo lẫn hữu cơ (OH) màu xám đen, xám xanh, trạng thái dẻo chảy đến chảy; lớp
chiếm phần lớn khối lượng địa tầng tuyến khảo sát và có thành phần chủ yếu là sét bột. Đây là
lớp đất yếu cần lưu ý trong công tác thiết kế, thi công và xây dựng công trình.
+ Thấu kính 1b với thành phần sét rất dẻo lẫn hữu cơ (OH), trạng thái dẻo mềm thường phân bố ở
phần trên của lớp 1. Phần đầu tuyến, thấu kính có bề dày thay đổi từ 0.5m đến 2.5m, phần giữa
và cuối tuyến có bề dày trung bình 0,5m.
+ Các thấu kính cát mịn gồm 1a (SC-SM) và 1c (SC) phân bố không phổ biến ở các phần đầu của
tuyến.
+ Lớp 2: Sét dẻo lẫn cát mịn (CL), trạng thái dẻo mềm gặp hạn chế ở một số hố khoan giữa tuyến
(đoạn 5).

Mực dưới đất trong phạm vi tuyến khảo sát phân bố khoảng độ sâu 0.3m/0.5m tính từ mặt đất hiện
tại. Nước mặt và nước dưới đất đều có tính ăn mòn đối với bê tông và kim loại.
Theo chiều dài tuyến luồng, căn cứ phạm vi địa lý, địa mạo và kết quả khảo sát địa chất công trình,
tuyến khảo sát có thể chia thành 8 đoạn, chiều dài mỗi đoạn thay đổi khoảng từ 8km đến 24km như sau:
+ Đoạn 1 – HL3: Rạch Đại Ngải và kênh Phú Hữu – Bãi Xàu (cửa Đại Ngải – cầu Tân Thạnh), có
chiều dài khoảng 13 km (từ Km 207 đến Km 220).
+ Đoạn 2 – HL3: Kênh Phú Hữu – Bãi Xàu (cầu Tân Thạnh đến cầu Thạnh Lợi), có chiều dài
khoảng 9 km (từ Km 220 đến Km 229).
+ Đoạn 3 – HL3: Rạch Dừa Tho (cầu Tân Thạnh đến ngã ba rạch Như Gia – Ba Xuyên), có chiều
dài khoảng 8 km (km 229 đến km 237).
+ Đoạn 4 – HL3: Rạch Ba Xuyên (từ rạch Dừa Tho đến ngã ba Cổ Cò), có chiều dài khoảng 9,5 km
(từ Km 237 đến Km 246.5).
+ Đoạn 5 – HL3: Sông Cổ Cò (từ ngã ba Cổ Cò đến Vàm Lẻo), có chiều dài khoảng 17,5 km (từ
Km 246.5 đến Km 264).
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP)
Thiết kế cải tạo các hành lang đường thủy giai đoạn 2 và Giám sát thi công giai đoạn 1+2
Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3


Trang : 25

+ Đoạn 6 – HL3: Kênh Bạc Liêu đi Vàm Lẻo (từ ngã ba Cổ Cò hướng về Bạc Liêu), có chiều dài
khoảng 8.6 km (từ Km 264 đến Km 273).
+ Đoạn 7 – HL3: Kênh Bạc Liêu đi Vàm Lẻo (tiếp theo qua thành phố Bạc Liêu đến Trà Kha), có
chiều dài khoảng 13,66 km (từ Km 273 đến km 286).
+ Đoạn 8 – HL3: Kênh Bạc Liêu đi Cà Mau (từ Trà Kha đến Giá Rai), có chiều dài khoảng 24 km
(từ Km 286 đến Km 310).
Chỉ tiêu cơ lý, phân bổ địa tầng các lớp đất tuyến luồng hành lang 3 được trình bày trong bảng 1.8 –
Phụ lục 1.
3.7. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG
3.7.1. Môi trường hành lang 2
a- Chất lượng nước kênh
Chất lượng môi trường nước thuộc phạm vi nạo vét của hành lang 2 - có lý trình từ Km 20+00 đến
Km80+00 bao gồm Kênh Chợ Đệm Bến Lức, Kênh Thủ Thừa, Rạch Chanh. Hầu hết các thông số chất
lượng nước như pH, DO, COD, BOD5, N-NH4, P-PO43- và N-NO3-, dầu mỡ, các kim loại độc (Ni, Pb,
Hg, Cd và As) đều đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn chất lượng nước mặt cột
B1 sử dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, giao thông.
Ở tất cả các điểm đo đạc mật độ coliform và fecal coliform đều vượt gấp từ 1 đến 20 lần so với tiêu
chuẩn cho phép. Đặc biệt ở gần khu vực Tân Tạo, thị trấn Thủ Thừa, thị trấn Bến Lức có nồng COD,
BOD5, mật độ coliform vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10-20 lần. Chất lượng nước kênh ô nhiễm hữu cơ
và mức độ nhiễm khuẩn khá lớn do đó khi thi công yêu cầu công nhân không sử dụng nước kênh trực
tiếp cho mục đích vệ sinh và uống nước.
Ngoài ra các thông số độ đục, TSS, Fe ở tất cả các điểm đều vượt qua giới hạn qui chuẩn cho phép.
Một số vị trí pH nhỏ hơn 5,5. Do đó quá trình nạo vét cần có giải pháp tốt để giảm thiểu sự rửa trôi Fe,
kim loại và tăng nồng độ chất rắn lơ lửng ảnh hưởng đến chất lượng nước kênh.
b. Chất lượng trầm tích
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng như đạm, lân tổng số thuộc nhóm khá giàu và giàu dinh dưỡng có thể tái sử
dụng sau nạo vét. Hàm lượng của SO42- trong trầm tích khá cao thuộc nhóm phèn ít 50-500mg/kg, do
đó phải có giải pháp bón vôi nhằm cân bằng môi trường trước khi trồng cây.

Các các kim loại độc có trong trầm tích hành lang 2 lý trình km 20- km 80 đều ở dưới ngưỡng cho phép
của qui chuẩn Việt Nam (QCVN 03 : 2008/BTNMT) và tiêu chuẩn tham khảo của Hà Lan. Không phát
hiện thủy ngân và thuốc bảo vệ thực vật. Có thể sử dụng được cho mục đích san lấp và trồng trọt.
c. Chất lượng đất
Thành phần hạt chủ yếu bùn sét, bùn sét pha sét, sét pha, hàm lượng phù sa trong nước rất thấp nên
khả năng lắng đọng bồi lấp ảnh hưởng không lớn trong quá trình nạo vét.
Nhìn chung đất khu vực khảo sát thuộc nhóm đất phèn tiềm tàng. Từ km 20- km 30 thuộc nhóm đất
phèn hoạt động sâu, từ km 30 – km 80 thuộc nhóm đất phèn tiềm tàng tầng trung. Độ pH nước dao
động từ 4 - 6,5, đất chứa các hợp chất sắt (Fe), nhôm (Al) và sulfat (SO42-). Do đó phải có biện pháp
xử lý đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình nạo vét.
d. Chất độc trong cá
Các chỉ số về kim Zn, Ni, Cu, Pb, Cd, Hg có trong thịt và gan các đều thấp hơn so với tiêu chuẩn và qui
định của bộ y tế về nồng độ kim loại nặng trong thực phẩm (TCVN 7046-2002 và QĐ 46/2007/BYT). Kết
quả phân tích cho thấy không có sự phát hiện thủy ngân, Cadimi và chì trong tất cả mẫu thịt và gan cá
chứng tỏ rằng không có sự tích luỹ sinh học. Hầu hết nồng độ kim loại trong gan cao hơn trong thịt, cá
tầng đáy cao hơn tầng mặt.

×