Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giao an chuan lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.86 KB, 5 trang )

I TRƯỜNG HỌC THâN THIỆN LÀ GÌ
Môi trường học tập thân thiện là môi trường tạo thuận lợi, thúc đẩy việc học
tập tích cực của HS; là môi trường trong đó diễn ra sự học tập tích cực, thoải
mái, hiệu quả của HS.
( trường học thân thiện hs tích cực.)
I Mục đích:
1. Xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn và thân thiện phù hợp
với đặc điểm hoạt động và tâm lý học sinh tiểu học, tạo sự hứng thú cho học
sinh trong học tập, vui chơi, sinh hoạt.
2. Góp phần đảm bảo quyền trẻ em, không phân biệt giàu nghèo, giới
tính, vùng miền, tạo sự bình đẳng về quyền lợi học tập, vui chơi, chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục ọc sinh.
3. Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học.
II. Yêu cầu:
1. Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về
cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường
được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
2. Đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và đáp ứng
nhu cầu của từng độ tuổi
3. Trường học có chất lượng giáo dục phát triển toàn diện, hiệu quả
dạy học và giáo dục trẻ không ngừng được nâng cao.
4. Giáo viên thực hiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp giáo dục
học sinh; tăng cường tổ chức các hoạt động về trò chơi dân gian, đưa nội
dung các bài hát mang làn điệu dân ca phù hợp với lứa tuổi vào chương trình
giáo dục, nhằm góp phần phát huy, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hoá của địa
phương.
III. Nội dung:
1. Xây dựng trường, lớp “xanh-sạch-đẹp-an toàn và thân thiện”:
- Bảo đảm trường lớp an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp
học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng qui cách, phù hợp với độ tuổi học sinh.
- Trường học có nguồn nước sạch, có nhà vệ sinh theo quy định.


- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lao động, vệ sinh
trường lớp như chăm sóc cây xanh trong sân trường, nhặt rác trong sân
trường, lau chùi bàn ghế, đồ dùng học tập trong lớp.
- Giáo dục học sinh có ý thức lao động tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh
môi trường.
- Trang trí lớp học một cách thẩm mỹ, khoa học và có tính giáo dục
cao.
2. Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh:
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm tạo sự hứng
thú, giúp học sinh say mê học tập, thích đến trường.
- Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực hoạt
động của học sinh, biết sử dụng hiệu quả đồ dùng học tập.
- Lựa chọn và đưa các bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động
vui chơi một cách tích cực.
- Chú trọng việc phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cơ hội, thời
gian cho học sinh được tham gia các hoạt động khám phá, trải
nghiệm và vui chơi.
3. Xây dựng mối quan hệ trong nhà trường:
• Đối với học sinh:
- Xây dựng thái độ và hành vi ứng xử, thể hiện tình thương yêu,
trách nhiệm và công bằng trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh.
- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin.
- Tạo cho học sinh sự ham thích đến trường, đến lớp.
• Đối với đồng nghiệp:
- Xây dựng mối quan tâm lẫn nhau, thể hiện thái độ thân thiện và tinh
thần dân chủ.
• Đối với phụ huynh và cộng đồng:
- Thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với
cha mẹ học sinh.
- Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hớp tác, chia sẻ.

Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại CV 32
1. Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về
thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm
vụ của học sinh.
2. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo
viên với tự đánh giá của học sinh.
3. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
4. Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học
sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo
áp lực cho cả học sinh và giáo viên.
Điều 16. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệmCV32
1. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy
định.
2. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực từng
môn học, xếp loại giáo dục của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm
chưa tốt của từng học sinh.
3. Hoàn thành hồ sơ về đánh giá, xếp loại học sinh; có trách nhiệm phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm lớp trên, hoặc lớp dưới trong việc nghiệm thu, bàn
giao và tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo ( luật GDnăm 2005)
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều
kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ
gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học
Điều 4. Nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp( công văn 28)
Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định tại Điều 3 của Quy định này, giáo viên
làm chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo

dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn,
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các
đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục
học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng
và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải
kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn
chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do
nhà trường tổ chức;
5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu Điều
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là gì?
 Dạy học lấy HS làm trung tâm là đặt người học vào trung tâm của quá
trình dạy học, tạo cơ hội tới mức tối đa để HS tham gia tích cực vào quá
trình dạy học thông qua các hoạt động.
Những đặc trưng của dạy học lấy học sinh làm trung tâm:
GIÁO VIÊN
Là người cố vấn, tổ chức các HĐ,
giúp đỡ và hỗ trợ HS học tập.
Quan tâm đến tất cả HS.
Khuyến khích, gợi mở, giao việc phù
hợp.
Sử dụng hợp lý, hiệu quả ĐDDH.
Động viên, khuyến khích HS
Học sinh
Phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo.
Có cơ hội được trao đổi với GV, HS
và được giúp đỡ kịp thời.

Được trình bày, được đánh giá bạn
và bản thân.
Được sử dụng ĐDDH
Được học từ những gì đã làm
Vai trò của giáo viên trong một bài học sử dụng phương pháp HS – TT
1. Hoạt động giới thiệu bài:
Mô ặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi của HS
Dạy học
tập trung vào người dạy
GV chú ý nhiều đến việc trình bày
kiến thức.
Các kỹ năng sư phạm tập trung vào
giảng giải.
HS tiếp thu kiến thức thụ động.
HS tập trung vào việc nhớ, luyện tập
và làm theo.
GV quan tâm đến sản phẩm cuối
cùng và đánh giá theo định kì bằng
bài kiểm tra để đánh giá mức độ hiểu
của HS.
GV tập trung vào việc dạy rập khuôn
theo chương trình, sách giáo khoa;
không chú ý đến sự tiếp thu của HS

Dạy học
lấy HS làm trung tâm
GV là người gợi mở, hỗ trợ HS tìm
ra kiến thức dựa trên những kinh
nghiệm hiểu biết đã có.
HS có cơ hội thực hành, tương tác

với bạn và với môi trường xung
quanh.
HS có vai trò tích cực trong học tập.
HS có cơ hội học tập thông qua quan
sát, tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm,
giao tiếp trao đổi với nhau và tự rút
kinh nghiệm.
GV quan tâm đến toàn bộ quá trình
học và cách học của HS cũng như kết
quả mà HS đạt được hàng ngày dựa
trên những nhận xét, đánh giá kịp
thời của Gv.
HS thường làm việc theo cặp hay
nhóm.
GV tập trung vào việc dạy HS và đáp
ứng nhu cầu học tập của HS theo
đúng trình độ tiếp thu của trẻ.
• Kích thích sự tư duy và sự hứng thú của HS (với
các vật thất, tranh ảnh, hành động, truyện kể, câu hỏi)
• Tổ chức các trò chơi học tập
• Tổ chức thảo luận
• Giải thích nội dung chính và để HS tự khám phá, khai thác các nội
dung khác trong hoạt động ở giai
đoạn phát triển bài
2. Hoạt động phát triển bài
• Nhờ HS phân phát các đồ dùng học tập cho các bạn trong phần phát
triển bài
• Nêu các hoạt động cho HS thực hiện để đạt được mục đích, yêu cầu
của bài học
• Hỗ trợ HS thực hành bằng cách hướng dẫn, mở rộng suy nghĩ và giúp

các em giải quyết các vướng mắc. Đặt các câu hỏi để đánh giá hay mở
rộng những
hiểu biết chung của trẻ về nội dung của bài học
(gồm cả câu hỏi đóng) và để các em tự xem quá
trình học của mình
• Khen ngợi HS và bài làm của HS, đặc biệt biểu
dương những việc tốt để khuyến khích các em.
• Yêu cầu HS trình bày và đơn giản hơn là nói về
công việc của mình.
• Nói với lớp về những khó khăn thường gặp của bài học hay trò chơi
và cách giải quyết chúng
• 3. Hoạt động đánh giá:
• Đặt các câu hỏi để đánh giá hay mở rộng những Đặt các câu hỏi để
đánh giá hay mở rộng những
hiểu biết chung của trẻ về nội dung của bài học
(gồm cả câu hỏi đóng) và để các em tự xem quá
trình học của mình
• Khen ngợi HS và bài làm của HS, đặc biệt biểu
dương những việc tốt để khuyến khích các em.
• Yêu cầu HS trình bày và đơn giản hơn là nói về
công việc của mình.
• Nói với lớp về những khó khăn thường gặp của bài học hay trò chơi
và cách giải quyết chúng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×