Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CỦNG CỐ BỘ MÁY QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC CẤP TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.56 KB, 26 trang )

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
TỈNH HÀ TĨNH
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CỦNG CỐ BỘ MÁY QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC CẤP TRONG ĐIỀU KIỆN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 37)
HÀ NỘI, THÁNG 12/2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH iii
MỞ ĐẦU iv
CHƯƠNG 1.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 5
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5
1.1.1.Vị trí địa lý 5
1.1.2.Địa hình, địa chất 6
1.1.3.Khi tượng, Khí hậu 6
1.1.4.Thủy văn 7
1.1.5.Tài nguyên thiên nhiên 7
1.2.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 10
1.1.6.Dân số và lao động 10
1.1.7.Đặc điểm về kinh tế 10
CHƯƠNG 2.
CỦNG CỐ BỘ MÁY QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TÀI
NƯỚC 14
1.3.HIỆN TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN


NƯỚC TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH3 14
2.1.1.Bộ máy quản lý tài nguyên nước 16
2.1.2.Nhu cầu sử dụng nước tại địa phương 18
1.4.CỦNG CỐ BỘ MÁY QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 19
2.1.3.Các định nghĩa về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng 19
2.1.4.Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt nam 20
2.1.5.Nước cho nông nghiệp: Quản lý thuỷ lợi có sự tham gia (PIM) 21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
i
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng năm 2007 7
Bảng 1.2. Tiềm năng khai thác hải sản tỉnh Hà Tĩnh 8
Bảng 1.3. Diễn biến đàn vật nuôi tỉnh Hà Tĩnh 11
ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 5
Hình 1.2. Diễn biến tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn 10
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 13
Hình 1.4. Sơ đồ quản lý tài nguyên nước 16
iii
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong
thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi
trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt,
gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công
nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,5 - 0,7

o
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các
thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.
Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy
cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên
niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy
ưu đãi, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển
tiếp của miền Bắc và miền Nam nên có khí hậu khắc nghiệt, cùng với đó là sự biến đổi
khí hậu có tác động không nhỏ tới các hoạt động của con người đặc biệt là tác động tới
các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Nhận thức rõ ảnh hưởng đó và nhằm đưa ra những nhận định, cảnh báo thiết
thực nhất cho tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, chuyên đề “Củng cố bộ máy quản lý, khai thác
và sử dụng tài nguyên tài nguyên nước ở các cấp trong điều kiện biến đổi khí hậu” cho
ta thấy được bộ máy quản lý tài nguyên nước của trung ương và địa phương từ đó đề
xuất phương án quản lý sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý nhắm ứng phó với
biến đổi khí hậu.
iv
CHƯƠNG 1.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên 602649,96 ha, tọa độ địa
lý 17
0
54

– 18
0
38


vĩ độ Bắc, 105
0
11

– 106
0
36

kinh độ Đông. Ranh giới phía Bắc giáp
với tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với tỉnh
Boolikhamxay và KhămMuộn của Lào (với 170km biên giới Quốc gia) và phía Đông
giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 137km.
Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước
bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Trong tương lai, Hà Tĩnh có điều kiện trở
thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là nút giao thông quan trọng trên trục hành
lang Đông, Tây của khu vực, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ 1A,
đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8 với
cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 với cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình (trục
hành lang Đông - Tây), nối với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng đã và đang đầu
tư xây dựng.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 262 phường xã, thị trấn, gồm
10 đơn vị huyện, 2 thị xã. Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá
của tỉnh nằm cách Hà Nội 341 km và cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam theo
Quốc lộ 1A.
Xét về vị trí địa lý cho thấy tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế, giao lưu vận chuyển hàng hoá, vì có lợi thế nằm tiếp giáp với các đô thị lớn và
cửa khẩu Quốc tế quan trọng, có nhiều thế mạnh cả về giao thông đường thuỷ và
đường bộ.

5
1.1.2. Địa hình, địa chất
Lãnh thổ Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình dốc
nghiêng từ Tây sang Đông (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%) và bị chia cắt mạnh
bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ
lẫn nhau. Phía Tây là sườn Đông của dãy trường Sơn có độ cao trung bình 1500m, kế
tiếp là đồi bát úp và một dãy đồng bằng hẹp, có độ cao trung bình 5m, thường bị núi
cắt ngang và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Về tổng thể, địa
hình Hà Tĩnh được chia thành 4 vùng sinh thái như sau:
- Vùng núi cao: Địa hình vùng núi cao thuộc phía Đông của dãy Trường Sơn
bao gồm các xã phía Tây của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh. Địa hình dốc bị
chia cắt mạnh, gồm các núi cao từ 1000m trở lên, trong đó có đỉnh Rào Cỏ cao 2.335
m, đồng thời hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của
hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ.
- Vùng trung du và bán sơn địa: Đây là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống
vùng đồng bằng. Vùng này chạy dọc phía Tây Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm các
xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc, ven
Trà Sơn của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình có dạng xen lẫn giữa
các đồi trung bình và thấp với đất ruộng. Đất đai không bằng phẳng, hệ thực vật chủ
yếu là cây lùm bụi, cây công nghiệp, rừng trồng và thảm cỏ.
- Vùng đồng bằng: là vùng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn
và dải ven biển, bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng
Lĩnh, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Địa hình vùng này tương
đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong
hoá Feralit hay trầm tích biển.
- Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển
gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình
được tạo bởi những đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển. Ngoài ra vùng này còn xuất
hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn Bắc. Do
nhiều cửa sông, lạch tạo nên nhiều bãi triều ngập mặn.

1.1.3. Khi tượng, Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C. Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất đạt
170C. Các tháng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng đạt
28,7 ÷ 29,80C vào tháng VII. Số giờ nắng đạt từ 1.400 ÷ 1.600 giờ.
Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 85%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các
tháng có gió Tây khô nóng - tháng VII và đạt 70%. Độ ẩm cao nhất xảy ra vào các
tháng cuối mùa đông, khi có mưa phùn hoặc các tháng mùa mưa và đạt 90 ÷ 92%.
Bốc hơi Piche trung bình năm đạt 800mm. Lượng bốc hơi lớn xảy ra vào tháng
VII với lượng bốc hơi trung bình tháng đạt từ 180 ÷ 200mm. Tháng II có lượng bốc
hơi nhỏ nhất đạt từ 27 ÷ 34mm.
6
Tốc độ gió trung bình năm 1,7 m/s- 2,3 m/s . Tốc độ gió lớn nhất khi có bão đạt
>40 m/s. Hướng gió mùa đông là hướng Đông Bắc, mùa khô thịnh hành gió Tây Nam
hoặc gió Đông Nam.
Hà Tĩnh có lượng mưa năm khá phong phú, trung bình năm đạt từ 2.300 ÷
3.000mm. Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) lượng mưa đạt 3.220mm.
Những tâm mưa lớn thượng nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ, Hoành Sơn có
năm lượng mưa năm đạt 4.586 mm năm 1978 ở Bàu Nước, 4.386mm tại Kỳ Anh năm
1990, 4.450 mm năm 1990 tại Kỳ Lạc.
Mùa mưa bắt đầu từ thỏng VIII tới tháng XI. Tuy nhiên tháng V, VI có mưa
Tiểu mãn gây ra lũ Tiểu mãn. Lượng mưa mùa mưa đạt 65 - 70% lượng mưa năm, còn
lại là mùa khô.
1.1.4. Thủy văn
Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là chiều
dài ngắn, lưu vực nhỏ, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa mưa lũ.
Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Hà Tĩnh theo mùa rõ rệt, hầu hết
các con sông chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn, những vùng thấp trũng ở hạ
lưu đất thường bị nhiễm mặn do chế độ thuỷ triều ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tuy
nhiên có thể tận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản
nước lợ.

Hà Tĩnh có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày
đặc. Theo số liệu của chi cục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi: Hà Tĩnh có 266 hồ
chứa có dung tích trữ trên 600.10
6
m
3
, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m
3
/s,
15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m
3
/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục
vụ tưới được 47.737 ha/vụ. Tuy nhiên việc sử dụng nước phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô và lũ lụt
mùa mưa.
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.1. Tài nguyên đất:
Năm 2007 toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 602564 ha đất tự nhiên, được phân bổ theo
mục đích sử dụng như sau:
Bảng 1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng năm 2007
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất nông nghiệp 462701 76,78
2 Đất phi nông nghiệp 76448 12,68
3 Đất chưa sử dụng 63415 10,54
Tổng diện tích đất tự nhiên 602564 100
Đất ở Hà tĩnh cũng như các tỉnh khác ở miền Trung, không được màu mỡ lắm,
chủ yếu là đất Feralit. Có 1/3 diện tích là tương đối màu mỡ, chủ yếu nằm dọc các con
sông tạo ra những dải đồng bằng nhỏ hẹp, 2/3 là trung bình đến xấu, nghèo chất dinh
dưỡng.
7

1.1.1.2. Tài nguyên nước:
Trên lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh có các con sông lớn chảy qua đó là sông Ngàn Phố,
Sông Ngàn Sâu, Sông La, Sông Nghèn và một số sông khác với tổng chiều dài khoảng
400 km, có nước quanh năm, với sức chứa là 13 tỷ m
3
. (trong đó lượng nước thuộc hệ
thống ao hồ của tỉnh: Hồ Kẻ Gỗ, Hồ Sông Rác, Hồ Cửa Thờ Trại Tiểu …. được giữ lại
là 600 triệu m
3
), chưa kể trên 1 vạn ha ruộng trũng là những bể chứa nước quan trọng
cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, nước ngầm hầu như nơi nào
cũng có, tuỳ theo địa hình từng khu vực và độ nông sâu khác nhau. Tuy nhiên, ở một
số vùng ven biển, nước sinh hoạt cho dân kể cả nước mặt và nước ngầm còn gặp khó
khăn.
1.1.1.3. Tài nguyên rừng và động thực vật.
Tài nguyên rừng:
Tỉnh Hà Tĩnh có 265179 ha rừng trong đó có 194917 ha (chiếm 73,50%) là
rừng tự nhiên và 70262 ha (chiếm 26,50%) rừng trồng Rừng tự nhiên (194917 ha) hiện
chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh
doanh gần 100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha. Rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng
trung bình 40% còn lại 50% là rừng nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha, chiếm
24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị xói
mòn nghiêm trọng.
Trữ lượng gỗ 20 triệu m
3
, hàng năm khai thác chừng 2 - 3 vạn m
3
do chính sách
đóng cửa rừng. Hiện nay có khoảng 3 vạn ha thông trồng lấy nhựa, đã đưa vào khai
thác 1 vạn ha.

Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và 500 loại cây dạng
thân gỗ. Có nhiều loại gỗ quý như: Lim, Sến, Táu, Mật, Đinh, Gõ, Pơ Mu và các loại
động vật quý hiếm như Voi, Hổ, Báo, Vượn Đen, Sao La.
Động vật có tới 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát.
Hà Tĩnh còn có rừng Quốc gia Vũ Quang và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Ở
đây, diện tích rừng nguyên sinh chiếm trên 60%, có nhiều động thực vật quý hiếm có
giá trị cao cho du lịch, nghiên cứu khoa học.
Tài nguyên biển.
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, chạy dài từ Cửa Hội (Nghi Xuân) đến Đèo Ngang
(Kỳ Anh). Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá, thuộc 97 họ trong đó có 60 loài có giá trị kinh
tế cao, trữ lượng khá (như Tôm Hùm, Sò Huyết )
Theo số liệu điều tra cơ bản của Viện nghiên cứu hải sản Trung ương, tiềm
năng về hải sản ở biển Hà Tĩnh như sau:
Bảng 1.2. Tiềm năng khai thác hải sản tỉnh Hà Tĩnh
Trữ lượng cá 85.856 tấn (mới cho phép khai thác 54.000
8
tấn/năm)
+ Cá đáy 44.770 tấn
+ Cá nổi 41.086 tấn
- Trữ lượng Tôm vùng lộng 500 - 600 tấn
- Trữ lượng Mực vùng lộng 3.000 - 3.500 tấn.
- Hà Tĩnh có 4 cửa sông chính và nhiều cửa lạch đã tạo ra diện tích mặt nước lợ
gần 6.000 ha, có cấu trúc đất đai, độ mặn phù hợp với sự phát triển nuôi tôm, cua,
trồng rau câu …Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có nhiều diện tích sông suối, có trên 12.000 ha
nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và nuôi cá nước ngọt. Hiện nay, tiềm năng mới chỉ
khai thác được vào khoảng 17% mặt nước lợ, 10% mặt nước ngọt.
- Bờ biển Hà Tĩnh còn có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát quặng và xây
dựng các cảng giao lưu với quốc tế. Biển còn có khả năng phát triển các bãi nghỉ
dưỡng có giá trị về kinh tế. Hiện nay đã hình thành và xây dựng khu nghỉ dưỡng Thiên
Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con,…Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng phát triển vận

tải biển trong các cảng, bến cá, cửa sông đã và đang mở ra mạnh mẽ. Đáng chú ý là
Cảng nước sâu Vũng Áng, Cảng Xuân Hải … đang được nâng cấp và xây dựng nằm
trong hệ thống cảng ở miền Trung…
Tài nguyên khoáng sản.
Hà Tĩnh có tiềm năng rất lớn về khoáng sản nhưng chưa được đầu tư khai thác
đó là:
+ Quặng sắt Thạch Khê thuộc huyện Thạch Hà cách TP Hà Tĩnh 6 km về phía
Đông, có trữ lượng khoảng trên 500 triệu tấn (Đây là mỏ sắt có hàm lượng sắt tương
đối cao khoảng 62,15%, nằm sâu dưới mặt đất chừng 40 - 100m).
+ Mỏ thiếc (Sơn Kim huyện Hương sơn) cách TP Hà Tĩnh chừng 105 km về
phía Tây, trữ lượng 70000 tấn, hàm lượng thiếc trung bình trong quặng là 1%
+ Ô xít Titan (trữ lượng 3 - 5 triệu tấn) chạy dọc bờ biển, thuộc loại quặng giàu,
có hàm lượng Emenhít từ 63,3 - 147,4kg/m
3
, Zircon từ 3 - 5,2kg/m
3
. Hiện nay, Tổng
công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã khai thác, chế biến và xuất khẩu mỗi
năm từ 10 – 12 vạn tấn. Hiện nay đang lập dự án kêu gọi đầu tư sản xuất Pigment.
+ Nước khoáng Sơn Kim: cách huyện lỵ Hương Sơn 30 km, cách cửa khẩu Cầu
treo 20 km, xung quanh là 30000 ha rừng đặc dụng với nhiều loại gỗ và động vật quý
hiếm. Nước khoáng từ lòng đất phun ra qua các khe nhỏ trong đá granit, nhiệt độ nước
bề mặt trên 76
0
C, có mùi Sunfua Hydro, thuộc loại nước bicacbonat – natri. Lưu lượng
khoảng 400 m
3
/ngày. Nước khoáng Sơn Kim đã được khai thác và lưu thông trên thị
trường nhưng quy mô còn nhỏ. Tỉnh chủ trương xây khu du lịch sinh thái và lữ hành
quốc tế ở đây.

+ Đá có ở hầu hết khắp nơi trong tỉnh tập trung nhất là ở Kỳ Anh, Thạch Hà và
Hương Sơn, có trữ lượng khoảng 1,1 tỷ m
3
, thuộc loại cứng, chỉ số mài mòng của là
0,159 g/cm
3
có độ kháng ép rất cao, từ 1600 – 1700 kg/cm
3
. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có
các loại khoáng sản khác như: Cát, Sỏi, Đá các loại (chủ yếu là đá hoa cương) là
nguồn lợi lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Nhiều loại khoáng sản khác vẫn chưa được
khảo sát địa chất như: Mangan, đá quý, than bùn,…
9
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.6. Dân số và lao động
Dân số tỉnh Hà Tĩnh tính đến 31/12/2007 có 1.280.549người, trong đó dân số
nông thôn chiếm 89,03%, (cả nước là 74%). Mật độ dân số trung bình là 214
người/km
2
, cao hơn trung bình toàn vùng Bắc Trung bộ (203 người/km
2
), nhưng thấp
hơn trung bình cả nước (246 người / km
2
).
Năm 2007, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh là 6,99%, trong đó thành thị
là 8,98%, nông thôn là 6,71%. Với tốc độ tăng dân số nêu trên kết hợp với tăng dân số
cơ học tại các đô thị của Hà Tĩnh, hiện nay mật độ dân số đang có sự chênh lệch đáng
kể giữa thành thị và nông thôn. Cụ thể: mật độ dân số cao nhất tại thành phố Hà Tĩnh
là 1.399 người/km2, mật độ dân số thấp nhất tại huyện Hương Khê là 84 người/km2.

Sự chênh lệch mật độ dân số quá cao đã gây nên các áp lực tại các đô thị, nhất là thành
phố Hà Tĩnh, đó là vấn đề nhà ở, đất sản xuất, lưu lượng phương tiện giao thông, chất
thải sinh hoạt, Sau đây là diễn biến dân số thành thị và nông thôn trong năm 2002
đến 2007.
Hình 1.2. Diễn biến tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn
Theo dự kiến dân số toàn tỉnh đến năm 2020 là 1,6 triệu người (bao gồm tăng
dân số tự nhiên và cơ học), trong đó dân số đô thị là 650 nghìn người, chiếm 40% dân
số toàn tỉnh. Để có sự phát triển hài hoà trong tương lai, cần phải cải thiện đáng kể cơ
sở hạ tầng như: nhà ở, đường giao thông và các công trình phúc lợi khác nhằm giảm
thiểu các tác động do sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.7. Đặc điểm về kinh tế
Thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, trong năm 2007 tình hình tăng trưởng
kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng khá so với năm 2006: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) đạt 8,7%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 21,5%, nông - lâm - ngư
nghiệp giảm 1,3%, thương mại - dịch vụ tăng 11,1%. Thu nhập bình quân đầu người
10
đạt 5,25 triệu đồng/năm, tăng so với năm 2006 (4,99 triệu đồng/năm). Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cũng thể hiện rõ nét thể hiện ở ba khu vực kinh tế sau:
- Ngành công nghiệp - xây dựng: 27,06%.
- Ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản: 38,65%.
- Các ngành khác: 34,09%.
Nông nghiệp
Trong năm 2007, giá trị sản xuất lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 2.526 tỷ
đồng, bằng 94,2% kế hoạch và bằng 98,5% so với năm 2006; giá trị gia tăng lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp đạt 96,31% kế hoạch và bằng 98,7% so với năm 2006. Thời tiết
diễn biến bất thuận nên diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu đều
đạt thấp, trong đó sản lượng lương thực đạt 40,1 vạn tấn, bằng 78,6% kế hoạch và
bằng 80,5% năm 2006. Diện tích lạc đạt 20.880 ha, sản lượng đạt 37.097 tấn, giảm
0,7% so năm 2006.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng: tổng số đàn trâu bò

tăng 0,5%, đàn lợn tăng 4,3%, đàn gia cầm tăng 5,3% so với năm 2006; tỷ trọng bò
Zêbu đạt 12% tổng đàn, tỷ lệ lợn nái ngoại 12%. Tỷ trọng chăn nuôi đạt 36,6% trong
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Bảng 1.3. Diễn biến đàn vật nuôi tỉnh Hà Tĩnh
ĐVT: nghìn con

Trâu -
Buffaloes
Bò -
Cattles
Lợn -
Pigs
Ngựa -
Horses
Dê -
Goats
Hơu -
Deer
Gia cầm -
Poultry
2002 101.0 146.5 400.2 0.2 13.6 4.2 3571
2003 104.8 156.9 473.3 0.1 14.6 8.5 4631
2004 109.0 167.6 466.4 0.1 17.4 10.2 4829
2005 115.0 186.2 452.9 0.1 20.4 11.5 4976
2006 109.2 210.7 405.0 0.2 21.4 12.1 4158
2007 109.7 210.1 422.6 0.2 23.9 14.8 4379
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh,2008
Công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng và tái sinh rừng đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra;
diện tích rừng trồng mới đạt 6.300 ha, trong đó rừng phòng hộ 900 ha, rừng sản xuất
5.400 ha. Độ che phủ rừng đạt 44,5% (giảm 1,5% so với năm 2006 do thiệt hại bão số

5).
Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 34.300 tấn, bằng 95,2% kế hoạch và tăng 0,3% so
với năm 2006; Trong đó: nuôi trồng và đánh bắt nội địa đạt 12.000 tấn, bằng 85,7% kế
hoạch và tăng 5,2% so với năm 2006; Khai thác hải sản 22.300 tấn, bằng 101,3% kế
hoạch.
11
Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng diện tích gieo trồng đạt 106.500 ha, bằng
99,5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó: diện tích Lúa 53.343 ha, sản lượng đạt
26,67 vạn tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ; diện tích Lạc 20.013 ha, sản lượng đạt
42.408 tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Công tác quản lý, bảo vệ, trồng, khoanh nuôi
và tái sinh rừng được triển khai theo kế hoạch, đã trồng được 80 vạn cây phân tán, đạt
80% kế hoạch. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đạt 18.500 tấn, bằng 51,1%
kế hoạch năm; diện tích nuôi trồng đạt 1.340 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 10 triệu USD.
Với mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 6 - 6,5%/năm giai
đoạn 2008 - 2010, 6 - 7%/năm giai đoạn 2011 - 2020; lâm nghiệp 6 - 8%/năm giai
đoạn 2008 - 2010, 9 - 10%/năm giai đoạn 2011 - 2020. Để đạt được những mục tiêu
trên, Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chính, trong đó tăng cường
chỉ đạo cuộc vận động chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, tạo đà cho phát triển sản
xuất hàng hoá quy mô lớn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh, chú trọng phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại.
Trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh, nguồn lực lao động
cũng được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với trình độ khoa học,
kỹ thuật được nâng cao sẽ có tác động rất lớn đến ý thức sử dụng các hoá chất bảo vệ
thực vật và phân bón trong sản xuất, giảm thiểu đáng kể dư lượng hoá chất trong thực
phẩm cũng như trong nguồn nước.
Thực tế hiện nay, trong quá trình sản xuất nông nghiệp người dân đang sử dụng
tràn lan các hoá chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đồng thời
làm suy giảm hệ sinh thái và chất lượng môi trường nước. Mặt khác, chất lượng môi
trường đang bị tác động lớn bởi dịch bệnh ở các động vật nuôi, như: dịch cúm gia
cầm; dịch bệnh tai xanh ở lợn; dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò.

Công nghiệp
Hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Năm 2007, giá
trị sản xuất công nghiệp đạt 1.390 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch và tăng 22% so với năm
2006. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 40%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước
tăng 7% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 70% so với năm 2006. Giá
trị tăng thêm đạt 746 tỷ đồng, tăng 16,5%. Các ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm, ngành luyện kim đang được chú ý phát triển như: chế biến thuỷ sản, sản xuất
bia và nước giải khát, khai thác mỏ sắt và luyện cán thép, Sau đây là biểu đồ thể hiện
giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) trong các năm từ 2003 đến 2007.
12
702112
885664
1054021
1203493
1415791
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh.
Hoạt động của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản:
Năm 2007, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác đạt 588.540 triệu
đồng, tăng 178.072 triệu đồng so với năm 2006, đây là mức tăng rất lớn của ngành này
trong nhiều năm qua. Trong đó, ngành khai thác quặng kim loại có tăng trưởng khá,

đạt 446.792 triệu đồng tăng 124.774 triệu đồng so với năm 2006. Đáng chú ý trong
lĩnh vực khai thác đá và các mỏ khác, giá trị sản xuất đạt được 137.190 triệu đồng, gấp
1,55 lần giá trị sản xuất năm 2006.
Trong những năm tới, ngành khai thác khoáng sản của tỉnh sẽ phát triển mạnh
mẽ bằng những hoạt động cụ thể như: động thổ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê vào
tháng 5/2007; đang xây dựng nhà máy phôi thép 500 nghìn tấn/năm do Công ty Cổ
phần Sắt thép Hà Tĩnh là chủ đầu tư; cấp phép đầu tư cho Tập đoàn Formosa xây dựng
khu luyện gang thép quy mô 15 triệu tấn/năm. Cùng với đó tạo nên những thách thức
rất lớn trong việc quản lý môi trường tại địa phương. Khi các dự án đi vào hoạt động
sẽ tác động rất lớn đến môi trường nước biển ven bờ, nước dưới đất, nước mặt và môi
trường không khí.
Hoạt động của ngành công nghiệp chế biến:
Nhìn chung, hoạt động của ngành công nghiệp chế biến trong năm 2007 có tốc
độ phát triển không cao. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực sản xuất có mức tăng trưởng
khá như: lĩnh vực chế biến thuỷ sản đông lạnh, gạch nung, Emenite, Quần áo may sẵn.
Cùng với sự lớn mạnh của ngành khai thác mỏ, ngành chế biến cũng sẽ phát triển theo
với sự đa dạng về các sản phẩm, ngành nghề. Điều này góp phần tạo nên những áp lực
đến các thành phần môi trường trong tương lai.
13
CHƯƠNG 2.
CỦNG CỐ BỘ MÁY QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN TÀI NƯỚC
1.3. HIỆN TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH3
Nước là thành phần cấu thành quan trọng của tất cả mọi sinh vật, gồm cả con
người. Chúng ta sử dụng nước trong hầu hết các hoạt động hằng ngày, từ phục vụ sinh
hoạt gia đình như ăn, uống, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đến sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và công nghiệp. Nước là thành phần chính của môi trường sống.
Nguồn tài nguyên quan trọng này đã tạo dựng nên xã hội loài người với sự đa dạng về
xã hội, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng ở khắp mọi nơi.

Tài nguyên nước ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, gồm cả nguồn nước
mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ
nhân tạo (hồ chứa), giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi nước ngầm. Theo
Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 (BTNMT, 2005) Việt Nam có
khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông
chính. Trong số này, có 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang -
Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và
sông Cửu Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Srê Pok) đã
tạo nên một vùng lưu vực trên 10.000 km
2
, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của
mạng lưới sông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên,
hồ đập, đầm phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn
được biết đến như hồ Lăk (rộng khoảng 10 km
2
ở Đắk Lắk), Biển Hồ (rộng 2,2km
2

Gia Lai),
hồ Ba Bể (rộng 5km
2
ở Bắc Kạn) và hồ Tây (rộng 4,5 km
2
ở Hà Nội). Các
đầm phá lớn thường
gặp ở cửa sông vùng duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu
Hai và Thị Nại.
Việt Nam còn có hàng ngàn các hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến
26 tỷ m
3

nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên một tỷ m
3
đang được sử dụng để khai
thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly.
Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc
Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)
và Phú Ninh (Quảng Nam). Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ
chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện,
kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản (FAO, 1999).
Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất ngập nước nội
địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng sinh thái và đa dạng
sinh học đất ngập nước. Điển hình là các vùng như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), đất ngập
nước Xuân Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình), Bàu Sấu (Đồng Nai), Cần Giờ
(thành phố Hồ Chí Minh) và Tràm Chim (Đồng Tháp).
14
Mặc dù tài nguyên nước ở Việt Nam có trữ lượng dồi dào nhưng trên thực tế
nguồn nước có thể sử dụng ngay (“sẵn dùng”) là hạn hữu vì sự phân bố không đồng
đều. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn
hán và các tác nhân khác. Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại
môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Theo ước tính,
khoảng 37% nước bị mất đi do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến 50% (Jordan, 2003).
Nguyên nhân một phần do hệ thống tưới tiêu được xây dựng từ những năm 1960 và
1970 đến nay đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng (Molle, 2005), trong khi đó hệ thống
tưới tiêu hiện tại chỉ có khả năng cung cấp nước cho khoảng 50-60% theo yêu cầu
thiết kế được tưới (Nguyễn Xuân Tiệp, 2002).
Trong những thập niên gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã
được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã được chính thức ban
hành từ năm 1998 (Cục BVMT, 2006) và các văn bản pháp quy hướng dẫn tiếp theo

đã cung cấp các quy định về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác và sử dụng tài
nguyên nước trên toàn quốc. Sự thay đổi về thể chế trong quản lý tài nguyên nước đã
khuyến khích được quá trình phi tập trung hóa và đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi của
các thành phần ngoài nhà nước trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước,
đặc biệt là cung cấp nước sinh họat và nước tưới tiêu.
Theo luật này, tài nguyên nước ở Việt nam thuộc sở hữu toàn dân và được nhà
nước thống nhất quản lý nhằm đảm bảo tất cả mọi người có quyền hưởng lợi từ các
nguồn nước. Hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao trách
nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước nói chung, trong khi Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản và Bộ Công nghiệp có trách nhiệm quản lý tài
nguyên nước theo hoạt động của ngành, cho các mục đích tương ứng như thủy lợi,
nuôi trồng thủy sản và sản xuất thủy điện.
Gần đây, cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước tổng hợp và dựa trên lưu vực đã
được đẩy mạnh ở Việt nam. Về nguyên tắc, tài nguyên nước không chỉ được xem như
là “tài sản chung” mà còn là “hàng hóa có giá trị thương mại và kinh tế”. Do đó,
Chính phủ đã áp dụng một số cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu lực quản lý
nước ở các khía cạnh khác nhau về chính sách, kỹ thuật thực hiện, năng lực và cơ sở
hạ tầng.
Kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã ghi nhận và đánh giá cao
vai trò quan trọng của các cộng đồng địa phương với tư cách vừa là người trực tiếp sử
dụng nước, đồng thời vừa là người quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Quản lý bởi
cộng đồng hay quản lý dựa vào cộng đồng đã được giới thiệu và áp dụng ở nhiều vùng
theo các cách khác nhau trong lĩnh vực cấp nước sinh họat và thủy lợi. Mặc dù còn có
nhiều bất cập về mặt pháp luật, thể chế và năng lực, nhưng cộng đồng địa phương đã
chứng minh được rằng tài nguyên nước sẽ được quản lý tốt hơn nếu có sự tham gia
của cộng đồng trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít nghiên
cứu hoặc đánh giá toàn diện về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt
nam. Chính điều này đã hạn chế nỗ lực phát triển và quảng bá hiểu biết và dẫn chứng
15
về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng của Việt Nam cũng như thúc đẩy việc

áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Hình 1.4. Sơ đồ quản lý tài nguyên nước
2.1.1. Bộ máy quản lý tài nguyên nước
Cục Quản lý tài nguyên nước và phòng Quản lý tài nguyên nước thuộc bộ Tài
nguyên Môi trường là 2 cơ quan trực tiếp quản lý về tài nguyên nước ở trung ương và
địa phương, có những nhiệm vụ và quyên hạn như sau:
Đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài
nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức việc thực
hiện sau khi được ban hành.
16
Đưa ra chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng
năm trong lĩnh vực tài nguyên nước; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện sau
khi được phê duyệt.
Đưa ra các biện pháp sử dụng tài nguyên nước bảo đảm phát triển bền vững,
phục vụ đa mục tiêu; biện pháp chủ động phòng, chống,khôi phục nguồn nước bị suy
thoái, cạn kiệt, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước; hướng
dẫn, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm đối với lĩnh vực tài nguyên
nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được ban hành, công bố.
Đưa ra quyết định việc phân loại, danh bạ nguồn nước; tổ chức thống kê, kiểm
kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về tài nguyên nước; cung cấp thông tin dữ liệu về tài nguyên
nước theo quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo Bộ trưởng các chỉ tiêu thống kê tài
nguyên nước thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
Đưa ra chủ trương, chính sách về hợp tác với các quốc gia trong khu vực có
chung nguồn nước với Việt Nam; quy định về trao đổi thông tin liên quan đến nguồn
nước quốc tế; đề xuấtviệc tổ chức thực hiện sau khi được ban hành.
Đưa ra trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về nguồn nước; chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan giải quyết tranh chấp nguồn nước.
Đưa ra quy định về giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xác định,

công bố ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông và các tầng chứa nước, khu
vực dự trữ, khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất; hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện sau khi được ban hành; tổ chức thực hiện giám sát việc khai thác, sử dụng tài
nguyên nước.
Lập kế hoạch điều hoà, phân bổ tài nguyên nước giữa các ngành, các địa
phương theo vùng lãnh thổ và trong phạm vi cả nước; tổ chức việc thực hiện sau khi
được phê duyệt.
Thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực tài nguyên nước; hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với các địa
phương.
Thực hiện các chương trình, đề án, dự án đối với lĩnh vực tài nguyên nước;
đánh giá, nghiệm thu, tổng hợp kết quả thực hiện; lưu trữ hồ sơ kết quả thực hiện.
Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, thuế, phí, lệ
phí; xác định các nguồn thu và các hình thức ưu đãi kinh tế liên quan đến khai thác, sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước; hướng dẫn, kiểm tra sau khi được ban hành.
Thẩm định các quy hoạch chuyên ngành về khai thác, sử dụng nước, các dự án
chuyển nước giữa các lưu vực sông do các Bộ, ngành, địa phương xây dựng.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về tài nguyên nước; xây dựng,
duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; thông báo tiềm
năng các nguồn nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ để các ngành, các địa phương xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước.
17
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý tài nguyên nước cho các
địa phương; kiểm tra các tổ chức, cá nhân trongviệc thực hiện các quy định của pháp
luật về tài nguyên nước.
Phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra chuyên ngành về tài nguyên
nước.
Triển khai thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện các dự án hợp tác
quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án, đề án liên quan đến tài

nguyên nước theo phân công của Bộ trưởng.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức và công dân thực hiện pháp luật
về tài nguyên nước; tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực tài nguyên
nước cho cán bộ, công chức, viên chức theo phân công của Bộ trưởng.
Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
Quản lý tài chính, tài sản thuộc Cục; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán
cấp II đối với các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách
hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng.
Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Cục theo phân cấp của Bộ
và theo quy định của pháp luật.
Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được
giao.
2.1.2. Nhu cầu sử dụng nước tại địa phương
Tài nguyên nước được sử dụng rộng rãi cho các nhu cầu dưới đây:
Cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, tắm rửa, vệ sinh môi trường),
Cấp nước cho cây trồng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và đồng cỏ
chăn nuôi,
Cấp nước cho chăn nuôi: nước uống, vệ sinh chuồng trại
Cấp nước cho sản xuất công nghiệp trong các nhà máy xí nghiệp và khai thác
quặng,
Cấp nước để phát điện ở các nhà máy thủy điện,
Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản
Cấp nước cho các loại dịch vụ: giao thông, tham quan du lịch,
Cấp nước để duy trì môi trường sinh thái trong các sông suối, ao hồ, đầm phá.
Trong đó việc sử dụng nước cho nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh
Để quản lý vận hành khait hác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh : cụ thể gôm
29 hồ chưa, 08 đập dâng, 22 trạm bơm và 08 cống tạo nguồn và cống ngăn mặn. Toàn
tỉnh có 07 công ty, xí nghệp uquanr lý, khai thác công trình thủy nông hoạt động công
ích theo nghị định 31CP của Chính phủ thay thế cho nghị định 56CP trước đây. Trong

đó có:
18
03 danh nghiệp thuộc tỉnh quản lý: Công ty QLKTCTTL Kẻ Gỗ, Linh Cảm,
Sông Rác.
04 Doanh nghiệp thuộc huyện quản lý đó là: Công ty KTCTTL Can Lộc, Hồng
Lam, Công ty KT&XDCTTL Hương Khê, Xí nghiệp KTCTTL Hương Sơn
Tại các địa phương chủ yếu có 4 loại hình
Mô hình thủy nông do UBND xã đứng ra quản lý điều hành
Mô hình tổ đội thủy nông ) do thôn, xóm tự quản lý
Mô hình HTX dịch vụ tổng hợp
Mô hình Hội sử dụng nước
1.4. CỦNG CỐ BỘ MÁY QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
2.1.3. Các định nghĩa về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng
Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa
nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các cộng đồng
có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất và nước, rừng và động vật hoang dã
và nguồn lợi thủy sản. Theo Trung tâm Nước và Vệ sinh Quốc tế (2003) khái niệm về
sự tham gia của cộng đồng trong sử dụng nước lần đầu tiên được giới thiệu chính thức
tại Hội nghị Thế giới về Nước năm 1977 ở Achentina cho chương trình quốc tế Thập
kỷ về cung cấp nước sạch và vệ sinh trong những năm 1980. Sau đó, ý tưởng về quản
lý nước bởi cộng đồng và phi tập trung hóa trong cấp nước tiếp tục được thử nghiệm,
củng cố và lan rộng trong thập kỷ 1990, đặc biệt là ở các nước đang phát triển sau
các sự kiện Hội nghị tư vấn toàn cầu về nước sạch tổ chức ở New Delhi (1990) và
Tuyên bố Dublin về nước và phát triển bền vững (1992) và Hội nghị thượng đỉnh về
Trái đất ở Rio de Janiero (1992). Gần đây, một trong 6 tuyên bố chính thức của Hội
nghị quốc tế về nước ngọt ở CHLB Đức (2001) đã xác nhận tầm quan trọng của quản
lý dựa vào cộng đồng rằng: “Phi tập trung hóa là cốt lõi. Địa phương là nơi để
chính sách quốc gia đáp ứng nhu cầu của cộng đồng”.
Nguyên tắc cốt lõi của quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng, dù tồn tại

dưới hình thức nào, vẫn là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận
hành, duy trì các hệ thống cấp nước mà cộng đồng được hưởng lợi. Theo Molle
(2005), sự tham gia này có thể được xem như một công cụ (để quản lý tốt hơn) hoặc
một qúa trình (để trao quyền cho cộng đồng).
Theo Madeleen (1998), quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng có 3 khía
cạnh chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm soát.
Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ
tham dự vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành công.
Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng, vừa là người quản lý tài nguyên
nước, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan đến kiểm soát,
vận hành và duy trì tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi kèm.
19
Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ các
quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này chính là đề cập đến
năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính,
cũng như sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện
và duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nước.
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng động là một quá trình có sự tham gia,
trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lý nước có hiệu quả. Sự
tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phương, quy mô
của cộng đồng, luật pháp nhà nước, thể chế và năng lực địa phương, và công nghệ
được sử dụng. Mô hình này có thể xác lập dưới dạng các hội người tiêu dùng và các
nhóm hành động cộng đồng ở khu vực thành thị cho đến các nhóm sử dụng nước và
hợp tác xã thủy lợi ở vùng nông thôn (Bandaragoda, 2005).
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng động không hàm ý cộng đồng phải có
trách nhiệm đối với tất cả các khía cạnh trong hệ thống nước mà họ đang sử dụng. Họ
có thể phải tham gia vào một, một vài hoặc tất cả công việc quản lý, vận hành, kỹ
thuật và tài chính của một hệ thống cấp nước. Theo Bruns (1997), mức độ tham gia
của cộng đồng là rất đa dạng, từ việc đơn thuần chia sẻ thông tin về kế hoạch nước,
cho đến thảo luận để đưa ra các ý tưởng; hoặc từ việc tham gia như hình thức “nhân

công giá rẻ” hoặc là “chia sẻ chi phí”, hoặc tham gia để xây dựng quyết định dựa trên
sự đồng thuận đến chuyển giao trách nhiệm và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa
phương.
2.1.4. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt nam
Chính sách và thể chế:
Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã có
lịch sử từ lâu, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - nơi hằng năm lũ lụt
từ sông Hồng và sông Mê Kông thường gây ra thiệt hại cho người, tài sản, mùa
màng và đất đai. Nhờ sự tham gia của cộng đồng, hàng ngàn đê, đập, hồ chứa nước
nhân tạo, kênh mương và giếng làng đã được xây dựng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, bản
chất của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nước có sự khác biệt tương ứng với
điều kiện kinh tế xã hội, môi trường thể chế chính trị và tổ chức xã hội của đất nước ở
từng giai đoạn.
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi kinh tế (còn gọi là quá
trình Đổi Mới) năm 1986, Chính phủ đã liên tục đề cao sự tham gia và đóng góp
của cộng đồng và các ngành trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước, kể cả khai
thác, sử dụng, xử lý, cung cấp và bảo vệ nguồn nước. Điều này được biết đến dưới
khái niệm “xã hội hóa” như là một phương châm hành động với khẩu hiệu “Nhà nước
và nhân dân cùng làm”. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao đầy đủ trách nhiệm quản lý
nước cho cộng đồng thì hầu như chưa được xem xét đến.
Luật Tài nguyên Nước của Việt nam lần đầu tiên được ban hành vào năm1998.
Về vấn đề sở hữu, Luật này quy định tài nguyên nước là tài sản của tất cả mọi người
và được Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 1). Điều này có nghĩa nước là tài sản
chung. Luật cũng quy định mọi tổ chức hoặc cá nhân đều có quyền khai thác và sử
20
dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời họ cũng phải có trách
nhiệm bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên, trong luật này không có từ nào nhắc đến
“sự tham gia của cộng đồng” hoặc “quản lý bởi cộng đồng” đối với tài nguyên nước.
Điều 4 của luật có quy định “Chính phủ sẽ thực hiện quản lý thống nhất về mặt Nhà
nước đối với tài nguyên nước và tất cả các hoạt động bảo vệ, khai thác và sử dụng

tài nguyên nước; ngăn chặn, kiểm soát và giảm nhẹ các tác động bất lợi do nguồn
nuớc gây ra trên toàn quốc”. Điều này rất dễ hiểu vì thiết chế “cộng đồng” chưa được
công nhận về mặt pháp lý trong các quy định của nhà nước (ngoại trừ Luật Bảo vệ và
Phát triển Rừng sửa đổi 2005 có quy định cộng đồng như là một đơn vị tham gia quản
lý tài nguyền rừng).
Một bước tiến khi quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng được chính thức
đề xuất trong Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước đến năm 2020 đã được phê
duyệt theo Quyết định 81/2006/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng Tư
năm 2006 (Cục BVMT, 2006). Chiến lược này nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng
là một biện pháp chính đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước bền vững.
Chiến lược này nhấn mạnh: 1) huy động sự tham gia của nhân dân nhằm bảo vệ tài
nguyên nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vùng đông dân cư và các vùng đang bị ô
nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; 2) xây dựng các cơ chế phù hợp huy động khả năng
của cộng đồng trở thành những người hỗ trợ chính cho việc giám sát bảo vệ nguồn
nước và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và suy thoái;
3) tăng cường sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong quá trình lập kế hoạch,
kiểm tra và giám sát việc thực hiện các kế hoạch lưu vực sông và dự án về tài nguyên
nước.
Theo Báo cáo Môi trường nước của Việt Nam (2003), khi xem xét lại cấu trúc
thể chế hiện tại, Ngân hàng Thế giới và Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng
vai trò của người sử dụng nước ít được chú trọng trong các hệ thống quản lý nước.
Gần đây, Chính phủ đã cho thực hiện thí điểm một vài thay đổi có tính chiến lược để
chuyển giao quyền quản lý thuỷ lợi cho các công ty thuỷ nông và nhóm những người
sử dụng nước ở cấp cơ sở nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Ngày nay, có nhiều
loại hình thể chế cộng đồng về quản lý và cung cấp nước ở Việt Nam đã nổi lên. Với
xu hướng “xã hội dân sự” đang phát triển trong nước, sẽ có nhiều tổ chức cộng đồng
hơn ra đời trong tương lai, và chắc chắn xu hướng này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cộng
đồng tham gia vào các hoạt động quản trị xã hội và quản lý tài nguyên.
2.1.5. Nước cho nông nghiệp: Quản lý thuỷ lợi có sự tham gia (PIM)
Việt Nam bắt đầu áp dụng phương pháp quản lý thủy lợi có sự tham gia từ

đầu những năm 1990 sau khi Chính phủ chính thức quyết định chuyển giao quyền
sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình thông qua chính sách “Khoán 10”. Quản
lý thủy lợi có sự tham gia là một phương pháp hiệu quả cho quản lý tài nguyên nước
có sự tham của người dân, bởi vì các cộng đồng hưởng lợi sẽ cùng tham gia với tư
cách là người sử dụng nước, người quản lý và bảo vệ nguồn nước, nhất là đối với các
hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ. Về mặt thể chế tổ chức, các đánh giá gần đây đã xác
định có 3 mô hình quản lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng, bao gồm: 1) mô
21
hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý; 2) mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ
chức nông dân và một tổ chức có liên quan đến nhà nước; và 3) mô hình tổ chức cộng
đồng tự quản lý. Đánh giá này đã khẳng định sự tham gia của nông dân ngày càng
tăng trongquá trình ra quyết định đã dẫn đến các mô hình quản lý thực hiện ngày càng
tốt hơn. (Trần Chí Trung et al 2002).
Mô hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý
Mô hình này tồn tại ở các xã Bắc Thành, Trung Thành, Xuân Thành và Long
Thành của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ở những xã này, các tổ chức nông dân
như Hợp tác xã sử dụng nước hay hợp tác xã nông nghiệp đã được thành lập để phối
hợp với Công ty Thuỷ nông Bắc Nghệ An (là công ty dịch vụ của nhà nước) để cung
cấp dịch vụ thuỷ lợi cho các hộ gia đình (Bộ NN-PTNT, 2004).
Việc quản lý và phân phối nước trong địa bàn được giao cho tận cơ sở theo
hướng quản lý phi tập trung. Công ty thuỷ lợi có trách nhiệm quản lý các trạm (bơm)
đầu mối, các tuyến kênh cấp 2 và một số tuyến kênh cấp 3 để cung cấp nước tưới cánh
đồng rộng trên 500ha, gồm cả việc duy tu định kỳ và bảo vệ các công trình khỏi sự
xâm phạm và phá hoại. Công ty này có trách nhiệm cấp nước từ trạm đầu mối đến các
kênh cấp 3 và chuyển giao cho các hợp tác xã nông nghiệp hoặc hợp tác xã sử dụng
nước để phân phối và dẫn nước vào đồng ruộng.
Các hợp tác xã nông nghiệp hoặc hợp tác xã sử dụng nước được thành lập theo
Luật Hợp tác xã. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với địa phương nơi có các
công trình thủy lợi được bố trí ngay tại một xã hoặc một làng. Mô hình hợp tác xã sử
dụng nước, ví dụ như hợp tác xã N4B và N6, lại phù hợp cho việc quản lý và khai thác

các công trình thủy lợi có tuyến kênh liên thôn hoặc liên xã. Trong đó, mỗi tuyến kênh
do một nhóm dịch vụ cấp nước độc lập chịu trách nhiệm phân phối và dẫn nước đến
từng mảnh ruộng của các hộ. Những hợp tác xã này có trách nhiệm quản lý, duy tu,
bảo vệ và dẫn nước từ các tuyến kênh cấp 3 vào hệ thống kênh nội đồng do họ kiểm
soát. Thông qua hợp đồng với công ty thuỷ nông, mỗi hộ gia đình có ruộng được tưới
sẽ phải trả phí thuỷ lợi dưới sự giám sát của các hợp tác.
Những lợi ích chính của mô hình hợp tác xã sử dụng nước đã được Nguyễn
Văn Phúc (2004) đánh giá như sau:
• Cải thiện quyền làm chủ (tính sở hữu) và tinh thần trách nhiệm;
• Việc lập kế hoạch tưới có sự tham gia một cách cẩn thận và hợp lý dựa trên
tập hợp yêu cầu tưới tiêu từ các hộ một cách hiệu quả và thời gian phù hợp;
• Tiết kiệm nước một cách đáng kể, hiệu quả tưới tiêu cao hơn, cho phép
những người ở cuối nguồn nhận được nhiều nước hơn;
• Giảm thiểu được mâu thuần thường xuyên giữa những người sử dụng nước ở
đầu kênh và cuối kênh;
• Các tuyến kênh được duy tu tốt hơn, chi phí giảm hơn do đội bảo vệ của hợp
tác xã trực tiếp đảm nhận; thái độ và mối quan tâm của người dân được cải
thiện, nhất là trong việc giám sát kênh mương;
22
• Nguồn nước trong kênh luôn luôn được giữ sạch vì xã viên của hợp tác xã
tham gia thu gom rác trong kênh;
• Hệ thống thu phí sử dụng nước được cải thiện đáng kể, có thể thu được 100%
phí thuỷ lợi;
• Ổn định sản xuất và cải thiện sinh kế giảm bớt nỗi lo về nước như trước đây;
• Tạo cơ hội và cải thiện thu nhập cho người nghèo;
• Cải thiện năng lực quản lý thuỷ lợi, và
• Giảm chi phí, khối lượng công việc và công lao động cho các trạm thuỷ lợi.
Tuy nhiên, lợi ích từ các mô hình này là chỉ giới hạn cho những người là thành
viên của hợp tác xã. Các trở ngại và hạn chế của mô hình này được chỉ ra là:
• Chính sách và khung luật pháp hỗ trợ còn yếu và chưa hiệu quả;

• Chính quyền địa phương hỗ trợ chưa đầy đủ và chưa tạo điều kiện thuận lợi;
• Việc thể chế hoá nhằm hỗ trợ tiếp cận có sự tham gia còn bất cập;
• Năng lực quản lý và vận hành của các nhà quản lý còn hạn chế;
• Cơ sở hạ tầng còn yếu kém;
• Mức độ hiểu biết và nhận thức của nông dân còn hạn chế;
• Hệ thống sản xuất quy mô nhỏ và phân tán;
• Chiến lược tích hợp vấn đề giới chưa hiệu quả;
• Chức năng quản lý và vận hành bị chồng chéo giữa hợp tác xã sử dụng nước
và chính quyền địa phương (ví dụ: UBND xã); và
• Hợp tác xã sử dụng nước còn yếu về cả tầm quản lý và tài chính.
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động đến mọi mặt kinh tế xã hội của người
dân Hà Tĩnh, đặc biệt là đối với tài nguyên nước.
24

×