Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI CÁC NGÀNH CÁC CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 25 trang )

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
TỈNH HÀ TĨNH
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC,
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI CÁC NGÀNH CÁC CẤP
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 38)
HÀ NỘI, THÁNG 12/2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH iii
MỞ ĐẦU iv
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 5
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5
1.1.1.Vị trí địa lý 5
1.1.2.Địa hình, địa chất 6
1.1.3.Khi tượng, Khí hậu 6
1.1. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 7
1.1.4.Tài nguyên đất 7
1.1.5.Tài nguyên nước 9
1.1.6.Tài nguyên rừng và động thực vật 10
1.1.7.Tài nguyên khoáng sản 10
1.2.KINH TẾ - XÃ HỘI 10
1.1.8.Dân số 10
1.1.9. Tình hình tăng trưởng kinh tế 11
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI


NGUYÊN NƯỚC 13
1.2.HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TÀI NGUYÊN
NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH 13
2.1.1.Hiện trạng quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh 13
2.1.2.Tác động của BĐKH đến khai thác sử dụng tài nguyên nước 13
1.3.CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 20
2.1.3.Các tổ chức, cá nhân: 20
2.1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: 21
2.1.5.Các sở, ban, ngành cấp tỉnh: 21
2.1.6.Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
i
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng năm 2000 7
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 7
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 1999 9
Bảng 1.4 Dân số theo các đơn vị hành chính 11
Bảng 1.5. Dự báo dân số và nguồn nhân lực 11
Bảng 2.6. Thay đổi diện tích đất canh tác hệ thống sông Cả 13
Bảng 2.7. Nhu cầu dùng nước các ngành và sản lượng điện hệ thống sông Cả 14
Bảng 2.8.Công suất phát điện hàng tháng tại các nhà máy trên hệ thống 14
Bảng 2.9. Nhu cầu tưới các thời kỳ theo các kịch bản phát triển hiện tại 15
Bảng 2.10. Nhu cầu tưới và lượng nước thiếu hụt cho tưới kịch bản sử dụng nước năm
2020 16
Bảng 2.11. Điện năng sản xuất được trên toàn hệ thống sông Cả theo các kịch bản 18
ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 5

Hình 2.2. Tỉ lệ dùng nước của các ngành theo 2 kịch bản phát triển hiện tại và tương
lai 14
Hình 2.3. Nhu cầu nước và lượng nước tưới thiệu hụt hệ thống sông Cả tính toán theo
kịch bản dùng nước hiện tại 15
Hình 2.4. Biến đổi lượng nước tưới thiếu hụt tháng theo 3 theo các kịch bản 16
Hình 2.5. Nhu cầu nước và lượng nước tưới thiệu hụt hệ thống sông Cả tính toán theo
kịch bản dùng nước tương lai 2020 17
Hình 2.6. Lượng nước thiếu hụt trong năm trên hệ thống sông Cả các thời kỳ tương lai
18
Hình 2.7. Công suất phát điện toàn hệ thống sông Cả các thời kỳ tương lai theo các
kịch bản BĐKH 20
Hình 2.8. Sự thay đổi công suất phát điện điện sông Cả thời kỳ tương lai theo các kịch
bản BĐKH 20
iii
MỞ ĐẦU
Việt Nam là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động to lớn của
biến đổi khí hậu. Thực tế trong thời gian qua, nhất là trong những tháng gần đây, nhiều
trận bão, lũ, sạt lở núi, chuyển đổi dòng chảy, triều cường, xâm nhập mặn, đã tràn
đến một số tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và miền Nam nước ta, gây tổn thất
nặng nề đối với con người và của cải. Mực nước biển dâng sẽ làm 25% dân số Việt
Nam sống ở các vùng ven biển thấp sẽ phải chịu tác động trực tiếp.
iv
CHƯƠNG 1.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên 602649,96 ha, tọa độ địa
lý 17
0
54


– 18
0
38

vĩ độ Bắc, 105
0
11

– 106
0
36

kinh độ Đông. Ranh giới phía Bắc giáp
với tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với tỉnh
Boolikhamxay và KhămMuộn của Lào (với 170km biên giới Quốc gia) và phía Đông
giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 137km.
Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước
bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Trong tương lai, Hà Tĩnh có điều kiện trở
thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là nút giao thông quan trọng trên trục hành
lang Đông, Tây của khu vực, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ 1A,
đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8 với
cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 với cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình (trục
hành lang Đông - Tây), nối với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng đã và đang đầu
tư xây dựng.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 262 phường xã, thị trấn, gồm
10 đơn vị huyện, 2 thị xã. Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá
của tỉnh nằm cách Hà Nội 341 km và cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam theo
Quốc lộ 1A.

Xét về vị trí địa lý cho thấy tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế, giao lưu vận chuyển hàng hoá, vì có lợi thế nằm tiếp giáp với các đô thị lớn và
5
cửa khẩu Quốc tế quan trọng, có nhiều thế mạnh cả về giao thông đường thuỷ và
đường bộ.
1.1.2. Địa hình, địa chất
Lãnh thổ Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình dốc
nghiêng từ Tây sang Đông (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%) và bị chia cắt mạnh
bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ
lẫn nhau. Phía Tây là sườn Đông của dãy trường Sơn có độ cao trung bình 1500m, kế
tiếp là đồi bát úp và một dãy đồng bằng hẹp, có độ cao trung bình 5m, thường bị núi
cắt ngang và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Về tổng thể, địa
hình Hà Tĩnh được chia thành 4 vùng sinh thái như sau:
- Vùng núi cao: Địa hình vùng núi cao thuộc phía Đông của dãy Trường Sơn
bao gồm các xã phía Tây của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh. Địa hình dốc bị
chia cắt mạnh, gồm các núi cao từ 1000m trở lên, trong đó có đỉnh Rào Cỏ cao 2.335
m, đồng thời hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của
hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ.
- Vùng trung du và bán sơn địa: Đây là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống
vùng đồng bằng. Vùng này chạy dọc phía Tây Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm các
xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc, ven
Trà Sơn của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình có dạng xen lẫn giữa
các đồi trung bình và thấp với đất ruộng. Đất đai không bằng phẳng, hệ thực vật chủ
yếu là cây lùm bụi, cây công nghiệp, rừng trồng và thảm cỏ.
- Vùng đồng bằng: là vùng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn
và dải ven biển, bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng
Lĩnh, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Địa hình vùng này tương
đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong
hoá Feralit hay trầm tích biển.
- Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển

gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình
được tạo bởi những đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển. Ngoài ra vùng này còn xuất
hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn Bắc. Do
nhiều cửa sông, lạch tạo nên nhiều bãi triều ngập mặn.
1.1.3. Khi tượng, Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất đạt
17
0
C. Các tháng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng đạt
28,7 ÷ 29,8
0
C vào tháng VII. Số giờ nắng đạt từ 1.400 ÷ 1.600 giờ.
Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 85%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các
tháng có gió Tây khô nóng - tháng VII và đạt 70%. Độ ẩm cao nhất xảy ra vào các
tháng cuối mùa đông, khi có mưa phùn hoặc các tháng mùa mưa và đạt 90 ÷ 92%.
Bốc hơi Piche trung bình năm đạt 800mm. Lượng bốc hơi lớn xảy ra vào tháng
VII với lượng bốc hơi trung bình tháng đạt từ 180 ÷ 200mm. Tháng II có lượng bốc
hơi nhỏ nhất đạt từ 27 ÷ 34mm.
6
Tốc độ gió trung bình năm 1,7 m/s- 2,3 m/s . Tốc độ gió lớn nhất khi có bão đạt
>40 m/s. Hướng gió mùa đông là hướng Đông Bắc, mùa khô thịnh hành gió Tây Nam
hoặc gió Đông Nam.
Hà Tĩnh có lượng mưa năm khá phong phú, trung bình năm đạt từ 2.300 ÷
3.000mm. Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) lượng mưa đạt 3.220mm.
Những tâm mưa lớn thượng nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ, Hoành Sơn có
năm lượng mưa năm đạt 4.586 mm năm 1978 ở Bàu Nước, 4.386mm tại Kỳ Anh năm
1990, 4.450 mm năm 1990 tại Kỳ Lạc.
Mùa mưa bắt đầu từ thỏng VIII tới tháng XI. Tuy nhiên tháng V, VI có mưa

Tiểu mãn gây ra lũ Tiểu mãn. Lượng mưa mùa mưa đạt 65 - 70% lượng mưa năm, còn
lại là mùa khô.
1.1. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1.4. Tài nguyên đất
a, Phân bố đất đai:
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn tỉnh hiện có 605.574 ha đất tự nhiên, được phân bổ theo mục đích sử dụng như
sau: (Xem biểu số 1).
Bảng 1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng năm 2000.
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích tự nhiên 605.574 100,00
1 Đất nông nghiệp 103.720 17,13
2 Đất lâm nghiệp 231.100 38,16
3 Đất chuyên dùng 45.700 7,55
4 Đất làm nhà ở 6.920 1,14
5 Đất chưa sử dụng 218.134 36,02
Trong số 103.720 ha đất nông nghiệp đáng chú ý nhất là có khoảng trên 10.000 ha
vườn gia đình còn đang trồng nhiều loại cây với các giống có năng suất thấp, kém giá
trị kinh tế (gọi là vườn tạp) có thể cải tạo, thay thế bằng những loại cây có giá trị kinh
tế cao hơn.
Đất chưa sử dụng còn 218.134 ha, trong đó có 80% là đất đồi núi, mặt nước, núi
đá không có cây, trong đó đất có khả năng nông nghiệp dự kiến sẽ trồng 7.000 ha cây
ăn quả, đất có khả năng lâm nghiệp khoảng 187.000 ha chiếm 31% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Còn lại đưa vào mục đích khác như phát triển công nghiệp, du lịch, xây
dựng, đô thị (Xem biểu số 2).
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000
TT
Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 605.574 100,00
1. Đất nông nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm
103.720
76.930
17,13
12,70
7
+ Đất lúa, màu
- Đất vườn tạp
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất đồng cỏ chăn nuôi
- Đất mặt nước thuỷ sản
65.830
17.000
3.840
100
3.400
10,87
2,81
0,63
0,02
0,56
2. Đất lâm nghiệp
- Đất rừng tự nhiên
- Đất có rừng trồng
231.100
184.860
46.200
38,16
30,53
7,63

3. Đất dân cư nông thôn 6.320 1,04
4. Đất đô thị 600 0,10
5. Đất chuyên dùng 45.700 7,55
6. Đất chưa sử dụng 218.134 36,02
b, Chất lượng đất:
Nhìn chung đất ở Hà tĩnh cũng như các tỉnh khác ở miền trung, không được màu
mỡ lắm, chủ yếu là đất Feralit. Hạ lưu các con sông lớn, nhỏ là những cánh đồng nhỏ
hẹp, thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Trong tổng số các loại đất trên chỉ có 1/3 diện tích là tương đối màu mỡ, 2/3 là
trung bình đến xấu, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là một hạn chế cần phải được đầu tư
cải tạo và có chế độ canh tác hợp lý để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
c, Quản lý sử dụng.
Số liệu ở biểu số 2 cho thấy tiềm năng đất của Hà tĩnh còn khá lớn, trong số
218.134 ha đất chưa sử dụng có trên 187.000 ha có khả năng lâm nghiệp, 20.000 ha
đất bằng chưa sử dụng có thể đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và 5.340 ha mặt
nước có khả năng cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Trong số đất vườn có trên 10.000 ha
đất vườn gia đình có khả năng có thể cải tạo thành những vườn có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, nhất là các huyện miền núi, tính
bình quân chung toàn tỉnh mới đạt 1,8 lần, có khả năng nâng lên trên 2 lần, năng suất
sinh lợi của cây trồng vật nuôi còn tiềm ẩn, nếu tích cực áp dụng giống mới, có chế độ
canh tác khoa học hợp lý thì sẽ nâng được năng suất lên ít nhất từ 1,3 đến 1,4 lần so
với năng suất hiện nay.
Tính đến tháng 10 năm 2000 tỉnh đã giao 482.749 ha đất cho các thành phần kinh
tế quản lý, sử dụng, chiếm 79,7 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, còn 128.825 ha
chiếm 20,3% chưa giao. Trong đó 120.204 ha được giao cho hộ gia đình nông thôn,
362.545 ha được giao cho các thành phần kinh tế khác.
d, Biến động đất đai.
Từ năm 1995 do điều kiện thống kê chưa thống nhất nên biến động đất đai chỉ có
thể so sánh được từ 1996 đến 1999.
Diện tích đất nông nghiệp Hà tĩnh năm 1999 so với năm 1996 tăng được 561 ha,

chủ yếu là tăng diện tích cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả …. Tổng diện tích
đất lâm nghiệp tăng 7.129 ha, trong đó rừng trồng tăng 3.349 ha, rừng tự nhiên tăng
3.797 ha (Xem biểu số 3).
8
Theo thống kê diện tích đất chưa sử dụng năm 1999 giảm so với năm 1996 là
16.728 ha. Hàng năm toàn tỉnh đã đưa vào sử dụng số đất này vào nhiều mục đích
khác nhau. Xu thế đất chưa sử dụng ngày càng giảm.
1.1.5. Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ tỉnh Hà tĩnh có các con sông lớn chảy qua đó là sông Ngàn Phố,
Sông Ngàn Sâu, Sông La, Sông Nghèn và một số sông khác với tổng chiều dài khoảng
400 km, có nước quanh năm…. với sức chứa là 13 tỷ m
3
. (trong đó lượng nước thuộc
hệ thống ao hồ của tỉnh: Hồ Kẻ Gỗ, Hồ Sông Rác, Hồ Cửa Thờ Trại Tiểu …. được giữ
lại là 600 triệu m
3
) chưa kể trên 1 vạn ha ruộng trũng là những bể chứa nước quan
trọng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, nước ngầm hầu như
nơi nào cũng có, tuỳ theo địa hình từng khu vực và độ nông sâu khác nhau. Như vậy,
với trữ lượng hàng trăm triệu m
3
nước hiện có cũng đủ khả năng cung cấp nước cho
các ngành kinh tế và nước sinh hoạt thường xuyên của nhân dân trong tỉnh một cách
chủ động trừ một số vùng ven biển, nước sinh hoạt cho dân kể cả nước mặt và nước
ngầm còn gặp khó khăn.
Tuy nhiên, để có nguồn nước luôn luôn dồi dào, không bị ô nhiễm, đủ khả năng
cấp nước chủ động trước hết phải có quy hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng một cách
hợp lý, tránh lãng phí.
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 1999
TT

Loại đất Diện tích (ha) % so đất NN
I.
1.
2.
Đất nông nghiệp
Đất lúa, màu
- Ruộng 3 vụ
- Ruộng 2 vụ
- Ruộng 1 vụ
- Đất chuyên mạ
Đất cây hàng năm khác
- Chuyên màu và cây công nghiệp
- Chuyên rau
- Cây hàng năm khác
98.171
66.159
48.514
12.949
11.075
10.850
68
149
100,00
67,39
49,42
13,19
11,28
11,05
0,07
0,15

II. Đất vườn tạp 17.979 18,31
III.
1.
2.
Đất trồng cây lâu năm
Cây CN lâu năm
Cây ăn quả
2.964
2.548
416
3,02
2,60
0,42
IV. Đồng cỏ chăn nuôi
- Đất đồng cỏ
- Đồng cỏ tự nhiên
47 0,05
V. Mặt nước nông nghiệp
- Nuôi cá
- Nuôi tôm
- Nuôi trồng thuỷ sản khác
947 0,96
9
1.1.6. Tài nguyên rừng và động thực vật
Tỉnh Hà tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích rừng
chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, bao gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi trọc, đất
cây bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha) hiện chủ yếu phân bố ở vùng núi cao,
xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh 100.000 ha, rừng phòng hộ
63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu chỉ chiếm 10%,
rừng trung bình 40% còn lại 50% là rừng nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha,

chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị
xói mòn nghiêm trọng.
Trữ lượng gỗ 20 triệu m
3
, hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m
3
, nhưng những
năm gần đây do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước, nên lượng gỗ khai thác hàng
năm theo kế hoạch đều giảm.
Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân
gỗ. Có nhiều loại gỗ quý như: Lim, Sến, Táu, Mật, Đinh, Gõ, Pơ Mu và các loại động
vật quý hiếm như Voi, Hổ, Báo, Vượn Đen, Sao la.
Hiện nay có khoảng 3 vạn ha thông nhựa, tới năm 2000 sẽ có thể đưa vào khai
thác 1 vạn ha.
Ngoài ra, Hà tĩnh còn có rừng Quốc gia Vũ Quang. Đây là rừng nguyên sinh, có
nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị cao cho du lịch, nghiên cứu khoa học.
1.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Hà tĩnh có tiềm năng rất lớn về khoáng sản nhưng chưa được đầu tư khai thác đó
là:
- Quặng sắt Thạch khê thuộc huyện Thạch hà cách Thị xã Hà tĩnh 6 km về phía
Đông, có trữ lượng khoảng trên 500 triệu tấn (Đây là mỏ sắt có hàm lượng sắt tương
đối cao khoảng 62,15% nằm dưới mặt đất chừng 40-100 m).
- Mỏ thiếc Sơn kim huyện Hương sơn cách Thị xã Hà tĩnh chừng 105 km về phía
Tây.
- Mỏ than Hương khê và nhiều sa khoáng vàng ở Kỳ anh, Hương khê.
- Ô xít Titan (trữ lượng 3-5 triệu tấn) chạy dọc bờ biển có khả năng liên doanh với
các công ty nước ngoài đang được khai thác góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho
tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động.
Ngoài ra Hà tĩnh còn có các loại khoáng sản khác như: Cát, Sỏi, đá các loại (chủ
yếu là đá hoa cương) là nguồn lợi lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Đá có ở hầu hết khắp

nơi trong tỉnh tập trung nhất là ở Kỳ anh, Thạch hà và Hương sơn. Đá Granit ở Hồng
lĩnh là loại đá có độ chịu nén cao (1.208kg/cm
2
)…
Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản khác chưa được khảo sát địa chất như:
Mangan, đá quý, than bùn
1.2. KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.8. Dân số
Tính đến tháng 12/2006, Hà Tĩnh có số dân 1.291.304 người, trong đó dân cư
nông thôn chiếm 89,03%, (cả nước là 74%), nam chiếm 48,97%, nữ chiếm 51,03%. Tỷ
lệ tăng dân số 0,778%. Mật độ dân số trung bình là 217 người/km
2
, cao hơn trung bình
toàn vùng Bắc Trung Bộ (203 người/km
2
), nhưng thấp hơn trung bình cả nước (246
10
người/km
2
). Phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính tính đến tháng 12/2007 như
sau:
Bảng 1.4 Dân số theo các đơn vị hành chính
TT Đơn vị hành chính Dân số (người)
1 TP Hà Tĩnh 80.126
2 TX Hồng Lĩnh 36.805
3 Huyện Hương Sơn 123.973
4 Huyện Đức Thọ 117.296
5 Huyện Vũ Quang 32.735
6 Huyện Nghi Xuõn 99.800
7 Huyện Can Lộc 138.279

8 Huyện Hương Khê 107.996
9 Huyện Thạch Hà 141.722
10 Huyện Cẩm Xuyờn 153.830
11 Huyện Lộc Hà 87.610
12 Huyện Kỳ Anh 171.132
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư-2008
Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía Đông
Bắc, khu vực miền núi thưa thớt. TP Hà Tĩnh có mật độ dân số 2.547 người/km
2
, trong
khi huyện Hương Khê chỉ có 78 người/km
2
.
Dự báo dân số
Bảng 1.5. Dự báo dân số và nguồn nhân lực
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
Tổng dân số (1000 người) 1390,5 1482,8 1600,0
Dân số thành thị (1.000 người) 305,9 370,7 650,00
% so với tổng số 22 25 40
Dân số nông thôn (1.000 người) 1084,6 1112,1 1102,82
Dân số trong tuổi lao động (1.000 người) 792,52 889,67 949,4
% so với dân số 57 60 62
Nguồn: Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2020
Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 0,778% năm 2006 xuống 0,7 vào năm 2010
và còn 0,6% năm 2020. Tỷ lệ nhân khẩu thành thị và nhân khẩu nông thôn được căn
cứ vào mục tiêu đô thị hoá và khả năng phát triển các ngành phi nông nghiệp như dịch
vụ, công nghiệp trên địa bàn. Dự báo trong các năm tới, dân số đô thị sẽ tăng khá
nhanh, từ 10,97% hiện nay lên 40% năm 2020.
1.1.9. Tình hình tăng trưởng kinh tế
11

Trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt mức cao
(9,5% năm 2006 và năm 2007 là 8,7%), GDP bình quân đầu người đạt 5,25 triệu
đồng/người/năm (năm 2007), trong đó tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế chủ
yếu là:
- Ngành công nghiệp - xây dựng: 22,99%
- Ngành dịch vụ: 33,16%
- Ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản: 43,85%.
Công nghiệp và xây dựng: là khu vực có nhiều triển vọng góp phần vào tốc độ
tăng GDP của tỉnh với nhịp độ tăng khá cao, đạt 18,38%/năm, góp phần duy trì tốc độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 39,6%,
khu vực ngoài Nhà nước chiếm 50,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9,5%. Giá
trị tăng thêm của ngành CN tăng bình quân 21,62%.
Về nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp theo bình quân đầu người cao so với
các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã thu hút 73% số
lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, đóng góp 41% GDP của tỉnh. Ngành trồng
trọt còn mang tính độc canh. Cây lâu năm chiếm tỉ lệ quá nhỏ trong cơ cấu cây trồng,
chỉ khoảng 2%. Diện tích trồng cây hàng năm chiếm 82% đất trồng trọt, trong đó đất
dành cho cây lương thực lên tới 86% diện tích. Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng,
dâu tằm, mía và rau), cây thực phẩm chỉ chiếm 10-12% diện tích gieo trồng.
Về lâm nghiệp, hiện nay cả tỉnh có 240,5 nghìn ha đất có rừng, bao gồm cả
rừng tự nhiên và rừng trồng. Sản lượng khai thác gỗ hàng năm khoảng từ 20-30 nghìn
m
3
. Hà Tĩnh cũng có khoảng 3000 ha rừng thông nhựa đã đến tuổi khai thác. Trong
tương lại, hướng chủ yếu của ngành lâm nghiệp là bảo vệ, cải tạo và tu bổ rừng tự
nhiên để tăng vốn rừng, khai thác hợp lí gỗ và các đặc sản từ rừng gắn với công nghiệp
chế biến phục vụ xuất khẩu. Nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh là khoanh nuôi và bảo vệ
rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng đầu nguồn, đẩy mạnh trồng rừng để phủ xanh
đất trống đồi trọc, đồng thời xây dựng và phục hồi một số rừng gỗ quý, rừng nguyên
liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.

Về ngư nghiệp, với tiềm năng biển sẵn có, Hà Tĩnh đã có những bước phát
triển mạnh. Giá trị sản xuất của ngành tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trung
bình khoảng 4,95%/năm. Tuy nhiên, ngành cũng còn một số khó khăn là thiếu vốn đầu
tư nuôi trồng và đánh bắt xa bờ. Khâu giống và phòng trừ dịch bệnh chưa có biện pháp
chủ động, làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng. Thuỷ sản là ngành mang lại nhiều lợi
nhuận nên tỉnh đang có những chính sách đầu tư hợp lí như xây dựng cơ sở vật chất,
từng bước hiện đại hoá phương tiện đánh bắt nhằm đảm bảo cho việc khai thác xa bờ
có hiệu quả Việc nâng cao đầu tư phát triển của ngành cũng chú trọng nhiều đến kế
hoạch giữ gìn nguồn tài nguyên, đồng thời coi trọng công tác bảo vệ môi trường.
Dịch vụ -thương mại: tăng khá ổn định và có bước chuyển dịch tích cực theo
hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá
trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng bình quân 8,98%.
12
CHƯƠNG 2.
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TÀI NGUYÊN
NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH
2.1.1. Hiện trạng quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh
Tổng lượng nước ngọt được dùng để tưới lúa, cấp nước sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 750 triệu
m
3
/năm, bằng khoảng 1,3% so với lượng nước dùng của cả nước, trong đó, cấp nước
tưới lúa 87%; cấp nước sinh hoạt 6% (đô thị 1% và nông thôn 5%); sản xuất công
nghiệp 1% và nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt) 7%.
Tính đến năm 2007, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được hệ thống công trình
thủy lợi: 339 hồ chứa lớn nhỏ có tổng dung tích 771 triệu m
3

nước, 48 đập dâng lơn
nhỏ có lưu lượng cơ bản 30,13 m
3
/s.
Số hồ chứa, đập dâng trên cùng với hơn 350 trạm bơn điện lớn nhỏ, hệ thống
cống ngăn mặn đảm bảo phục vụ cung cấp nước tưới cho gần 50.000ha lúa đông xuân,
40.000ha lúa hè thu, ngoài ra còn có nhiệm vụ cấp nước cho khu công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt
2.1.2. Tác động của BĐKH đến khai thác sử dụng tài nguyên nước
1.1.1.1. Các kịch bản nhu cầu dùng nước
Để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nhu cầu dung nước
trên lưu vực sông Cả, nghiên cứu này xem xét các kịch bản dùng nước khác nhau kết
hợp với sự thay đổi của các yếu tố khí tượng theo các kịch bản tài nguyên nước A2,
B2, B1.
2 kịch bản dùng nước được giả thiết tương ứng với thời kì hiện tại năm 2000 và
thời kỳ tương lai 2020. Nhu cầu nước của nông nghiệp trong 2 kịch bản được tính toán
dựa trên sự thay đổi diện tích đất canh tác đất. Bảng 5.1 thống kê diện tích đất canh
tác theo 2 kịch bản dùng nước.
Bảng 2.6. Thay đổi diện tích đất canh tác hệ thống sông Cả
Kịch bản
Diện tích canh tác (ha)
Cây màu Cây lúa
cây công
nghiệp
Hiện tại 114728 220416 39708
Tương lai 129381 248495 44004
Nhu cầu nước các ngành khác (chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp)
khá nhỏ so với nhu cầu tưới như hình 5.1 và bảng 5.2. Trong kịch bản hiện tại lượng
nước dùng cho tưới chiếm tới 87%, kịch bản tương lai chiếm 75%.
13

Bảng 2.7. Nhu cầu dùng nước các ngành và sản lượng điện hệ thống sông Cả
Kịch bản
Điện lượng
sản xuất
Tổng nhu cầu
nước tưới
Nhu cầu nước
các ngành khác
Lượng nước
tưới thiếu hụt
MW/năm (10
6
m
3
) (10
6
m
3
) (10
6
m
3
)
Hiện tại 143 1156 173 65.6
Tương lai 143 1307 441 88.7
Hình 2.2. Tỉ lệ dùng nước của các ngành theo 2 kịch bản phát triển hiện tại và tương lai
Các ngành công nghiệp và sinh hoạt là những ngành cần này được ưu tiên thỏa
mãn. Do đó lượng nước thiếu hụt trên lưu vực chủ yếu là do tưới. Dự án tập trung
nghiên cứu giả thiết tính toán sự biến đổi lượng nước thiếu hụt cho tưới trong thời kỳ
tương lai theo 3 kịch bản A2, B2, B1. Các khu vực cần tưới đều nằm ở hạ lưu và ngoài

vùng ảnh hưởng bởi các nhà máy thủy điện.
Hệ thống thủy điện trên lưu vực sông Cả
Hiện tại trên hệ thống sông Cả có 5 nhà máy thủy điện đang hoạt động. Trong
quy hoạch đến 2020 trên hệ thống sông Cả không xây dựng thêm nhà máy thủy điện
nào khác. Bảng 5.3 là công suất phát điện hàng tháng tại 5 nhà máy thủy điện.
Bảng 2.8.Công suất phát điện hàng tháng tại các nhà máy trên hệ thống
Nhà máy
thủy điện
Sản lượng điện hàng tháng (MW)
Cả
năm
(MW)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bản Vẽ 36.2 29.2 25.5 28.0 33.1 64.2 115 167 158 112
61.
3
47.2
73.1
Khe Bố 21.8 17.1
14.
4
15.2 9.0
40.
9
64.4 80.5 76.6 62.7
40.
7
29.2
39.4
Bản Mồng 9.80

7.8
3
6.51 6.21 9.00
14.
3
13.8 19.5 27.6
31.
6
23.2 12.5
15.2
Thác Muối 6.63 2.93 1.98 1.58 2.82
4.1
8
4.72
7.4
0
12.9 17.2 16.5 12.3
7.60
Ngàn Trươi 7.72
6.4
5
4.7
5
2.31 3.45 3.82 3.17 4.29 8.76
13.
1
10.5 9.50
6.49
Tổng
82.1

63.
5 53.2
53.
3 70.8 127 201 279 284 237 152 111 143
14
Trong quá trình nghiên cứu, dự án giả thiết điện năng giữa 2 kịch bản phát triển
hiện tại và tương lai không thay đổi.
Sự thay đổi nhu cầu sử dụng nước và điện năng trên lưu vực
Kịch bản sử dụng nước hiện tại
Kết quả tính toán cho thấy nhu cầu tưới đều tăng dần theo các thời kỳ.
Trong thời kỳ 2020 – 2039 chênh lệch tính toán giữa các kịch bản không lớn.
Lượng nước tưới tăng vào khoảng 9,8 triệu m
3
. Nhu cầu nước tiếp tục tăng dần theo
thời gian và đến thời kỳ 2080 – 2099, theo kịch bản A2 nhu cầu tưới toàn hệ thống là
1196 triệu m
3
, tăng 36 triệu m
3
(tương đương 3.4%). Nhu cầu tưới theo kịch bản B2
thời kỳ tương ứng là 1194 triệu m3, B1 là 1180 triệu m3 (bảng 5.4).
Lượng nước thiếu hụt cho tưới tăng nhanh theo thời gian từ 65.6 triệu m3 lên
72.7 triệu m3 trong kịch bản A2 thời kỳ 2020 – 2039. Thời kỳ 2080 – 2099 lượng
nước thiếu hụt tính toán theo 3 kịch bản A2, B2, B1 lần lượt là là 101 triệu m3 (tăng
54,6 % ), 98.7 triệu m3 (50.3%) và 88.3 triệu m3 (34.4%).
Bảng 2.9. Nhu cầu tưới các thời kỳ theo các kịch bản phát triển hiện tại
Kịch
bản
Thời kỳ
Nhu cầu tưới

(10
6
m
3
)
Lượng nước thiếu hụt
cho tưới (10
6
m
3
)
A2
2020 - 2039 1165 72.7
2040 - 2059 1175 81.4
2060 - 2079 1184 92.8
2080 - 2099 1196 101
B2
2020 - 2039 1165 72.4
2040 - 2059 1175 81.6
2060 - 2079 1183 91.0
2080 - 2099 1194 98.7
B1
2020 - 2039 1165 72.4
2040 - 2059 1173 80.7
2060 - 2079 1178 85.6
2080 - 2099 1180 88.3
Hình 2.3. Nhu cầu nước và lượng nước tưới thiệu hụt hệ thống sông Cả tính toán theo
kịch bản dùng nước hiện tại
15
Xét phân phối nhu cầu nước trong năm cho thấy nhu cầu tưới từ tháng 7 đến

tháng 12 trong năm giảm. Các tháng còn lại từ tháng 1 đến tháng 12 nhu cầu tưới tăng.
Thời kỳ nhu cầu nước tăng mạnh nhất là tháng 5. Các tháng 5 và 6 có lượng nước
thiếu hụt tăng mạnh nhất. Như thống kê trong phụ lục, lượng nước thiếu hụt trong
tháng 5 thời kỳ 2020 – 2039 tăng khoảng 21.1% đến 25.8% so với thời kỳ nền. Đến
cuối thế kỷ 21, lượng nước thiếu hụt tăng lên tới 90.0% so với thời kỳ nền (kịch bản
A2). Kịch bản B1 tăng thấp nhất cũng lên đến 60.6%.
Hình 2.4. Biến đổi lượng nước tưới thiếu hụt tháng theo 3 theo các kịch bản
Kịch bản phát triển tương lai
Thời kỳ 2020 -2039: Tổng nhu cầu nước tăng rất ít ở mức trên 10 triệu m3, nhỏ
hơn 1% tổng nhu cầu nước của thời kỳ Baseline. Đến giai đoạn cuối thế kỷ 21, nhu
cầu tưới trên hệ thống tăng khoảng 2.12% đến 3.48%. Trong đó tăng nhanh nhất là
kịch bản A2 với 40 triệu m3.
Xét lượng nước thiếu hụt như bảng 5.5 đã thống kê cho thấy, lượng nước thiếu
hụt tăng nhanh theo thời gian. Thời kỳ 2020 – 2039, lượng nước thiếu hụt cho tưới
theo 3 kịch bản phát vào khoảng 7.01 triệu m3 đến 7.82 triệu m3, tương ứng khoảng
8% lượng nước thiếu hụt thời kỳ 1980 – 1999. Đến thời kỳ 2080 – 2099, lượng thiếu
hụt cả năm theo kịch bản A2 lên đến 44.6%, với kịch bản B2 và B1 lần lượt là 42% và
29%.
Bảng 2.10. Nhu cầu tưới và lượng nước thiếu hụt cho tưới kịch bản sử dụng nước năm
2020
Kịch Thời kỳ Nhu cầu tưới Lượng nước thiếu
16
bản (10
6
m
3
) hụt cho tưới (10
6
m
3

)
A2
2020 - 2039 1318 95.7
2040 - 2059 1329 106
2060 - 2079 1339 118
2080 - 2099 1351 128
B2
2020 - 2039 1317 96.5
2040 - 2059 1328 107
2060 - 2079 1337 118
2080 - 2099 1349 127
B1
2020 - 2039 1318 96.5
2040 - 2059 1326 106
2060 - 2079 1332 112
2080 - 2099 1334 115
Hình 2.5. Nhu cầu nước và lượng nước tưới thiệu hụt hệ thống sông Cả tính toán theo
kịch bản dùng nước tương lai 2020
Xét phân phối nhu cầu nước trong tương lai, giống như trong kịch bản hiện tại
với nhu cầu nước tăng từ tháng 1 đến tháng 6 và giảm từ tháng 7 đến tháng 12. Các
tháng 5, 6 là các tháng có lượng thiệu hụt nước tưới lớn nhất với khoảng 21% thời kỳ
2020 – 2039, tăng lên 58% thời kỳ 2080 – 2099 (kịch bản B2), lên đến hơn 80% kịch
bản B2 và A2.
17
Hình 2.6. Lượng nước thiếu hụt trong năm trên hệ thống sông Cả các thời kỳ tương lai
Sự thay đổi sản lượng điện
Tổng công suất phát điện hàng năm cũng có xu hướng tăng nhẹ. Theo bảng 5.6
và hình 5.5, ở thời kỳ 2020 – 2080, lượng điện sản xuất được toàn hệ thống tăng vào
khoảng 1.3 ÷ 1.5% so với thời kỳ nền. Nhình chung mức tăng giữa các kịch bản thời
kỳ này không có sự khác biệt nhiều. Lượng điện tăng mạnh nhất theo kịch bản B1 tăng

2.19 MW tương đương 1.58% thời kỳ nền. Kịch bản A2 có mức tăng thấp nhất, tăng
1.63 MW tương đương 1.34%.
Thời kỳ 2080 – 2099, có sự khác biệt rõ giữa sản lượng điện tính toán theo các
kịch bản. Sản lượng điện theo tính toán từng kịch bản A2, B2, B1 lần lượt là 3.30%,
6.80%, 7.05%.
Xét phân phối lượng điện sản xuất được hàng tháng cho thấy các tháng cuối
mùa cạn, đầu mùa lũ lượng điện năng sản xuất giảm. Lượng điện tháng 5 giảm mạnh
nhất từ 70.8 MW còn 56.9MW theo kịch bản A2 (giảm -19.6%). Nguyên nhân việc
sản lượng điện thời kỳ này là do lượng nước đến các nhà máy thời kỳ này cũng giảm.
Bảng 2.11. Điện năng sản xuất được trên toàn hệ thống sông Cả theo các kịch bản
Kịch
bản
Thời kỳ
Sản lượng điện hàng tháng (MW)
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1980-1999 82.1
63.
5
53.2 53.3 70.8 127 201 279 284 237 152 111 143
A2
2020-2039
83.
5
64.
9
54.
3
52.5 65.3 119 205 289 289 243 155 113 144
2040-2059 85.

4
65.8 54.
6
52 62.3 114 208 298 293 245 162 115 146
18
2060-2079
87.
3
67.0 55.2 51.7 59.0 108 210 308 298 248 168 123 149
2080-2099
95.
4
69.0
56.
4
52.1 56.9 103 216 321 308 254 172 131 153
B2
2020-2039
83.
7
65.
4
54.
6
51.9 62.8 116 206 292 291 245 156 114 145
2040-2059
86.
4
66.7 55.1 51.0 57.3 107 209 302 296 248 165 117 147
2060-2079

88.
4
68.0 55.7 50.6 53.2 99.0 211 312 301 251 172 122 149
2080-2099
93.
4
69.
4
56.5 50.6 50.8 94.0 214 320 306 255 174 134 151
B1
2020-2039 83.2 65.1
54.
3
51.6 63.0 117 211 295 288 244 155 113 145
2040-2059 85.9 66.5 55.0 51.0 57.7 108 208 301 295 248 163 117 146
2060-2079 87.1 67.2
55.
3
50.7 55.3 103 209 306 298 249 167 118 147
2080-2099 88.5
67.
4
55.
4
50.6 54.4 102 210 308 299 250 168 118 148
Kịch
bản
Thời kỳ Thay đổi sản lượng điện (%)
A2
2020-2039 1.71 2.20 2.07 -1.50 -7.77 -6.30 1.99 3.58 1.76 2.53 1.97 1.80 1.34

2040-2059 4.02 3.62 2.63 -2.44 -12.0 -10.2
3.4
8
6.81
3.1
7
3.3
8
6.58
3.6
0
2.45
2060-2079
6.3
3
5.51
3.7
6
-3.00 -16.7 -15.0
4.4
8
10.4
4.9
3
4.6
4
10.5 10.8 4.20
2080-2099 16.2 8.66 6.02 -2.25 -19.6 -18.9
7.4
6

15.1
8.4
5
7.17 13.2 18.0 7.06
B2
2020-2039 1.95 2.99 2.63 -2.63 -11.3 -8.66 2.49 4.66 2.46
3.3
8
2.63 2.70 1.52
2040-2059 5.24
5.0
4
3.5
7
-4.32 -19.1 -15.7
3.9
8
8.24
4.2
3
4.6
4
8.55
5.4
1
2.74
2060-2079 7.67 7.09
4.7
0
-5.07 -24.9 -22.0

4.9
8
11.8
3
5.99 5.91
13.1
6
9.91 4.14
2080-2099
13.
8
9.29 6.20 -5.07 -28.2 -26.0
6.4
7
14.7
0
7.75 7.59 14.5 20.7 6.07
B1
2020-2039
1.3
4
2.52 2.07 -3.19 -11.0 -7.87
4.9
8
5.73
1.4
1
2.95 1.97 1.80 1.58
2040-2059
4.6

3
4.72
3.3
8
-4.32 -18.5 -15.0
3.4
8
7.89
3.8
7
4.6
4
7.24
5.4
1
2.45
2060-2079 6.09
5.8
3
3.9
5
-4.88 -21.9 -18.9
3.9
8
9.68
4.9
3
5.06 9.87
6.3
1

3.04
2080-2099 7.80
6.1
4
4.1
4
-5.07 -23.2 -19.7
4.4
8
10.4 5.28
5.4
9
10.5
3
6.3
1
3.33
19
Hình 2.7. Công suất phát điện toàn hệ thống sông Cả các thời kỳ tương lai theo các kịch
bản BĐKH

Hình 2.8. Sự thay đổi công suất phát điện điện sông Cả thời kỳ tương lai theo các kịch
bản BĐKH
1.3. CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Để tiếp tục kiểm soát, chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong
hoạt động tài nguyên nước nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, sử dụng bền vững tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa ra kế hoạch ứng phó với
biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.
2.1.3. Các tổ chức, cá nhân:

20
Tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đều phải có giấy
phép (trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Quy định quản lý nhà nước về tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành kèm theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND
ngày 12/7/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh);
Trường hợp đang hoạt động tài nguyên nước thuộc đối tượng phải xin phép
nhưng chưa có giấy phép thì phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép; lắp đặt thiết bị quan trắc
mực nước, đồng hồ đo lưu lượng khai thác, xả nước thải và lập sổ vận hành trong vòng
6 tháng kể từ ngày ban hành chỉ thị này.
2.1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước
cho các tổ chức, cá nhân, các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường cấp huyện, xã nhằm
nâng cao năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước;
b) Lập và triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nước; Quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quy định vùng
bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phục vụ công tác cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước nhằm khai thác, sử
dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước;
c) Tăng cường công tác quản lý việc cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước;
kiểm tra, xử lý các tổ chức, các nhân hoạt động tài nguyên nước chưa có giấy phép;
Chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức, cá nhân lắp đặt thiết bị quan trắc mực nước, đồng hồ đo
lưu lượng khai thác, xả nước thải và lập sổ vận hành;
d) Tổ chức thống kê, phân loại các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng
nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước và hành
nghề khoan nước dưới đất; thống kê số lượng, vị trí các giếng không sử dụng (bao
gồm các giếng khoan, giếng đào của các hộ gia đình) trên địa bàn để có cơ sở đề xuất
phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc trám lấp;
e) Tăng cường thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi

phạm phát luật, đặc biệt là các hoạt động không có giấy phép, hoạt động sai nội dung
giấy phép, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái cạn kiệt nguồn nước.
2.1.5. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên
nước đến từng cán bộ, công nhân viên, đoàn viên, hội viên.
Đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị do mình quản lý đang thăm dò, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất lập
hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tiến hành rà soát nhu cầu sử dụng
nước, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi phù hợp với diễn biến, tiềm năng
nguồn nước, nhất là trong thời kỳ khan hiếm nước ở những vùng thường xuyên thiếu
nước; hàng năm, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá tình hình khai
thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ nuôi trông thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp… để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
21
Sở Xây dựng: Chỉ đạo, rà soát lại các quy hoạch cấp nước, thoát nước cho các
đô thị, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước và xử
lý nước thải đô thị và khu công nghiệp; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư
xây dựng và nhà thầu khảo sát, xây dựng trong việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường các công trình khoan thăm dò, khảo sát,
thi công xây dựng ở độ sâu ảnh hưởng đến mực nước ngầm; các công trình có khoan
nước dưới đất để phục vụ cho việc thi công.
Sở Y tế: Chỉ cấp giấy công bố chất lượng cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất
nước đóng chai khi đã có giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước đối với những
trường hợp phải cấp phép.
Cục thuế tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan tham mưu
xây dựng chính sách thu thuế hoặc phí khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Công an tỉnh: Chỉ đạo phòng Cảnh sát Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ
với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng
cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của các tổ chức,

cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh; phát hiện kịp thời và xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Các Ban Quản lý khu kinh tế: Có kế hoạch xây dựng hệ thống cấp nước, xử lý
nước thải tập trung, lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xin cấp giấy phép; trước
mắt khi chưa có hệ thống cấp nước, xử lý nước thải tập trung cần đôn đốc, chỉ đạo các
đơn vị trong địa bàn quản lý làm thủ tục xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định.
2.1.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước đến
cơ quan, đơn vị và nhân dân;
Tổ chức kiểm tra, rà soát các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới
đất trên địa bàn do địa phương quản lý;
Đôn đốc, chỉ đạo Ban quản lý các chợ thuộc thẩm quyền quản lý lập hồ sơ xin
cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trình
cấp có thẩm quyền cấp giấy phép;
Phân loại các đơn vị hoạt động có giấy phép, không giấy phép, sai nội dung
giấy phép, xử lý theo thẩm quyền và tổng hợp báo cáo, đề xuất biện pháp quản lý hiệu
quả nguồn tài nguyên nước;
Điều tra, thống kê và phân loại giếng phải trám lấp trên địa bàn, báo cáo để Sở
Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch trám lấp;
Tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước cho các tổ chức, cá nhân theo phân cấp tại Điều 7 Quy định quản lý tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (ban hành theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND
ngày 12/7/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh);
22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chúng ta cần có các biện pháp thích ứng
23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh; Báo cáo Hiện trạng môi
trường năm 2008.
2. Bộ Tài nguyên và môi trường: kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho
Việt Nam.
3. UBND tỉnh Hà Tĩnh; Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã xội, quốc phòng
- an ninh 6 tháng đầu năm 2008, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
phát triển các năm tới.
4. Trung tâm Dự báo Khí tượng- Thuỷ văn Hà Tĩnh; Báo cáo tổng kết tình hình
khí tượng thuỷ văn năm 2007; Báo cáo tổng kết tình hình khí tượng thuỷ văn 6
tháng đầu năm 2008.
5. Đánh giá tác động của biến đổi đổi khí hậu đến tài nguyên nước trên lưu vực
sông Cả.
6. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tỉnh, năm 2007,2008.
7. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường; Sổ tay phổ biến kiến thức
về tài nguyên nước, năm 2007
24

×