Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Thông báo Đăng kí xây dựng đề án tham gia chương trình sáng kiến thanh niên về thích ứng với biến đổi khí hậu của đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.75 KB, 37 trang )

ĐOÀN KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH BĐ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY DƯỢC
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH
-----o0o-----
Số : 07/TB-ĐTN
Quy Nhơn, Ngày 24 tháng 04 năm 2012
THÔNG BÁO
Thực hiện thông báo số 31/ĐTN, ngày 23/04/2012 của Ban Thường vụ Đoàn
khối doanh nghiệp tỉnh về việc “Đăng kí xây dựng đề án tham gia chương trình sáng
kiến thanh niên về thích ứng với biến đổi khí hậu của đô thị”, Ban chấp hành Đoàn cơ
sở công ty Dược trang thiết bị y tế Bình Định thông báo các chi đoàn trực thuộc tích
cực nghiên cứu, đề xuất ý tưởng, tham gia xây dựng đề án chương trình sáng kiến thanh
niên về thích ứng với biến đổi khí hậu (có tài liệu và mẫu đơn đăng kí gởi kèm)
Thời hạn gởi đề án tham gia: đến hết ngày 11/05/2012. Gửi cho đồng chí Phương
Lan theo địa chỉ email: để Đoàn cơ sở chọn lọc và tổng hợp gởi
cho Ban thường vụ Đoàn khối doanh nghiệp tỉnh.
Đây là một hoạt động phát huy năng lực sáng kiến của cán bộ Đoàn, Hội, đoàn
viên, hội viên thanh niên, đề ra các giải pháp, đề án hiệu quả đối với vấn đề biến đổi khí
hậu. Kính đề nghị các đồng chí Bí thư các Chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở tích cực
triển khai thực hiện.
TM BCH ĐOÀN CƠ SỞ
Bí thư
(đã ký)
Nơi nhận
- Lưu ĐCS
- Chi đoàn trực thuộc Nguyễn Thanh Bằng
CHƯƠNG TRÌNH SÁNG KIẾN THANH NIÊN
Mạng lưới Thành phố Châu Á Chống chịu với Biến đổi Khí hậu
VIỆT NAM
DANH MỤC VIẾT TẮT
ACCCRN


Mạng lưới Thành phố Châu Á Chống chịu với Biến đổi Khí
hậu
Asian Cities Climate Change Resilience Network
AYIP
Chương trình Sáng kiến Thanh niên thuộc ACCCRN
ACCCRN Youth Initiatives Program
CCCOs
Văn phòng Điều phối Biến đổi Khí hậu (thuộc chính quyền
thành phố nơi ACCCRN hoạt động)
Climate Change Coordination Offices (government body in the
ACCCRN cities)
CFP
Kêu gọi Đề án
Call for Proposals
CRS
Chiến lược Ứng phó với Biến đổi khí hậu của Thành phố
City Resilience Strategy
CtC
Tổ chức CtC
Challenge to Change
ISET
Tổ chức ISET
Institute for Social & Environmental Transition
NISTPASS
Viện Chiến lược Chính sách, Bộ Khoa học công nghệ
National Institute for Science & Technology Policy and
Strategy Studies
PCYU
Đoàn Thanh niên Tỉnh/thành phố (Cần Thơ, Đà Nẵng, Quy
Nhơn)

Provincial/City Youth Unions (Can Tho, Da Nang, Quy Nhon)
UCCR
Năng lực Chống chịu với Biến đổi Khí hậu của các Đô thị
Urban Climate Change Resilience
YGs
Các nhóm Thanh niên (chính thống và phi chính thống tại các
thành phố)
Youth Groups (formal and informal in the cities)
YGGs
Các nhóm Thanh niên Nhận Tài trợ (Các đề án được duyệt)
Youth Group Grantees (successful in the Call for Proposals)
YIs
Các sáng kiến Thanh niên (đáp lại Kêu gọi Đề án)
Youth Initiatives (in response to the Call for Proposals)
YU
Đoàn Thanh niên
Youth Union (mass organization in Vietnam represented at all
levels)
MỤC LỤC
Page
Phần 1
Tổng quan 4
1.1 Tên gọi 4
1.2 Mục tiêu 4
1.3 Bối cảnh chung 4
1.4 Hướng tiếp cận 8
1.5 Kết quả 11
1.6
Mở rộng, phát triển dự án 12
Phần 2

Thực hiện 13
2.1
Kết quả, Các hoạt động, Các mốc thời
gian
13
2.2 Các đối tác của Chương trình 15
2.3 Rủi ro 16
2.4 Giám sát và Đánh giá 17
2.5
Tính bền vững 18
Phần 3
Nguồn lực 19
3.1 Tài chính 19
3.2
3.3
Đào tạo
Hỗ trợ kỹ thuật
19
19
Phần 4
Các câu hỏi cụ thể 20
4.1
Các câu hỏi cụ thể 20
Phụ lục 21
Phụ lục 1 Kêu gọi Đề án AYIP 21
Phụ lục 2 Mẫu Đề án AYIP 23
PHẦN 1 – TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1 Tên gọi
Chương trình Sáng kiến Thanh niên, thuộc chương trình Mạng lưới các
Thành phố Châu Á có khả năng Chống chịu với Biến đổi Khí hậu -

(AYIP)
1.2 Mục tiêu
1. Tạo điều kiện để ACCCRN và Thanh niên địa phương cùng tham gia
như đối tác chiến lược của nhau.
2. Hỗ trợ ACCCRN nâng cao năng lực chống chịu với Biến đổi Khí hậu
tại Đô thị với sự tham gia của thanh niên.
1.3 Bối cảnh chung
1.3.1 Vì sao đây lại là một vấn đề cần quan tâm?
1. Theo tư duy hệ thống
1
, mỗi thành phố là một hệ thống phức hợp, có
tính thích ứng và tự tổ chức. Các thành tố trong hệ thống này được
liên kết với nhau thông qua một mạng lưới quan hệ khổng lồ và phức
tạp. Những đặc tính riêng của mỗi thành tố, ví dụ như sự giàu có, sự
đói nghèo, tính dễ tổn thương hoặc khả năng chống chịu chủ yếu xuất
phát từ những mối quan hệ này. Vì là những hệ thống phức tạp, dễ
thích ứng và tự tổ chức, nên các thành phố thay đổi không ngừng.
Trong tư duy hệ thống, các vấn đề thường được xếp vào loại khó quản
lý thay đổi hoặc dễ quản lý. Những vấn đề dễ quản lý có tính chất
tuyến tính, chẳng hạn như diệt virus máy tính, hoặc đưa ai đó lên mặt
trăng - tóm lại, là những vấn đề có thể giải quyết được nếu có đầy đủ
nguồn lực và công nghệ. Trong khi đó, vấn đề khó quản lý và thay đổi
là những vấn đề không thể giải quyết một cách tuyến tính, ví dụ như
vấn đề trốn học, phá hoại của công, hoặc cạnh tranh nguồn lực khan
hiếm. Loại vấn đề này cần được liên tục giải quyết theo thời gian và
thường thì tốt nhất là thông qua những quá trình xã hội cùng với quá
trình phát triển công nghệ và kỹ thuật. Chúng ta thường ngừng giải
quyết các vấn đề khó quản lý không phải bởi vấn đề đã tự thái hóa và
triệt tiêu (sự thật là chúng không bao giờ biến mất) mà bởi vì chúng ta
cạn kiệt năng lượng, nguồn lực, hoặc mất đi sự quan tâm ưu tiên. Biến

đổi khí hậu là một vấn đề có yếu tố môi trường, và vì thế, thường được
giao cho một số cơ quan hoặc nhà khoa học về môi trường (ví dụ ở
Việt Nam, đơn vị được chỉ định là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Nhưng rõ ràng rằng, con người không thể tự mình giải quyết được hết
vấn đề biến đổi khí hậu. Đó là một vấn đề khó quản lý hay chế ngự
1 Donella Meadows, ‘Tư duy theo hệ thống’, và một số tác giả khác.
mang tính xã hội, và có thể được giải quyết tốt hơn nhờ những nhà
khoa học xã hội và những người làm công tác phát triển xã hội.
Hai loại vấn đề trên đòi hỏi những cách tiếp cận khác nhau. Các tổ
chức khoa học và kỹ thuật thường sử dụng cách tiếp cận phù hợp với
những vấn đề dễ quản lý và nhanh nhìn thấy kết quả, thông qua việc
sử dụng những biện pháp chuẩn mực để phân chia vấn đề lớn thành
những vấn đề nhỏ, rồi giải quyết chúng từng bước bằng việc ứng dụng
những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. (Khi tất cả các vấn đề nhỏ
được giải quyết xong, thì vấn đề lớn cũng được giải quyết). Trong khi
đó, các tổ chức phát triển xã hội lại có cách tiếp cận khác phù hợp hơn
với những vấn đề khó và phức tạp. Cách thức mà họ áp dụng có thể
khó đong đếm thiệt hơn, nhưng lại tương đối ít tốn kém so với những
can thiệp kỹ thuật.
Dự án AYIP sử dụng lối tiếp cận thứ hai này. Chương trình tập trung ít
hơn vào các giải pháp kỹ thuật cho từng lĩnh vực, và chú trọng nhiều
hơn tới việc thâm nhập vào mạng lưới quan hệ khổng lồ và phức tạp
của các thành phố, với những hoạt động dựa trên ý tưởng và cộng
đồng, thông qua mạng lưới Thanh niên sẵn có, nhằm tạo ra sự hiểu
biết trên diện rộng về tính dễ tổn thương của đô thị, từ đó, khuyến
khích gia đình và cộng đồng cùng xây dựng khả năng thích ứng với
BĐKH của riêng họ. Lối tiếp cận này bổ sung cho những công việc
khác của ACCCRN tại ba thành phố của Việt Nam, đồng thời, hỗ trợ
chức năng và công việc của các Văn phòng điều phối BĐKH
(CCCOs) vốn đang tập trung xây dựng tới Năng lực chống chịu của đô

thị (CRS) đối với vấn đề BĐKH và những can thiệp mang tính kỹ
thuật được thiết kế riêng cho từng lĩnh vực.
2. Thanh niên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ mạng lưới các thành
phố châu Á chống chịu với tác động của BĐKH (ACCCRN) vì những
lý do sau:
• Thanh niên là bên liên quan và chịu ảnh hưởng ở cấp độ một, trong
tương lai trung hạn (5 đến 50 năm). Đây là giai đoạn mà biến đổi khí
hậu có tác động lớn nhất. Thanh niên hôm nay sẽ phải sống và đối
phó với những tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai không
xa. Trái lại, người trưởng thành hôm nay chỉ là nhóm đối tượng chủ
đạo trong thời điểm hiện tại khi vấn đề chưa nghiêm trọng. Vào thời
điểm biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng, họ đã về hưu và sẽ có ít
lý do hơn để quan tâm. Những người đã trưởng thành không phải là
bên liên quan bậc một trong tương lai trung hạn, và họ không cần phải
đối phó với những biến đổi đáng kể của khí hậu.
• Do yếu tố độ tuổi, thanh niên bị đẩy ra ngoài lề trong những quyết
sách hiện nay về đối phó với biến đổi khí hậu. Vào thập kỷ 70 của thế
kỷ trước, từ nghiên cứu của Robert Chambers và nhiều người khác,
những người làm công tác phát triển rốt cuộc đã nhận ra tầm quan
trọng của việc đưa nhóm đối tượng nghèo vào việc lập kế hoạch cho
các chương trình giảm nghèo, cũng như việc đưa phụ nữ vào những
chương trình ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của họ, chẳng hạn việc kế
hoạch hóa gia đình. Việc tính tới những nhóm đối tượng quan trọng,
bất kể địa vị xã hội, kinh tế, chính trị của họ là một nguyên tắc của
“hướng tiếp cận có sự tham gia” – PRA, PLA, PME v.v.. Nguyên tắc
này cần được áp dụng cho Thanh niên trong mối quan hệ với biến đổi
khí hậu, với những lý do đã được nêu ra điểm đầu tiên.
• Thanh niên có động cơ rất mạnh đối với những thay đổi tích cực.
Diễn đàn Thanh niên ACCCRN trong Giai đoạn 2 về BĐKH đã thu
hút hàng trăm người tham gia tại mỗi thành phố. Thanh niên rất hào

hứng đóng góp thời gian, cũng những nguồn lực hạn hẹp của họ để
sáng tác ca khúc, làm phim, đóng kịch về khí hậu địa phương, cũng
như thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu tại địa phương, và lập
kế hoạch để cải thiện tính an toàn trong tương lai cho cộng đồng nơi
họ sinh sống. Những động cơ và tinh thần tình nguyện như vậy mang
giá trị rất lớn, và sẽ được sử dụng, cũng như vun đắp bởi ACCCRN.
1.3.2 Dự án xuất phát từ đâu?
Trong các chương trình về biến đổi khí hậu của mình, Challenge to
Change (CtC) dành mối quan tâm đặc biệt cho Thanh niên và dành một
phần của ACCCRN Giai đoạn 2 tại Việt Nam để làm việc cùng Thanh
niên. Thành tố này của dự án hướng tới việc tiếp sức cho Thanh niên tại
ba thành phố thông qua hệ thống Diễn đàn Thanh niên. Trên những diễn
đàn này, các nhóm Thanh niên đề xuất ý tưởng, được tập hợp trong bản
Kế hoạch hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu. Những Kế hoạch
Hành động này không chỉ tập trung vào việc xây dựng khả năng chống
chịu cho những cộng đồng dễ bị tổn thương, mà còn bao gồm việc chỉ ra
nguyên nhân của biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức, tạo ảnh hưởng về
giá trị, và thúc đẩy thay đổi hành vi. Với mục tiêu như vậy, mặc dù được
trân trọng, nhưng kế hoạch này không được hỗ trợ trọn vẹn khi tham
chiếu tới các tiêu chí của ACCCRN Giai đoạn 3. Mặc dù Bản mô tả Ý
tưởng (Concept Notes) cùng với những yêu cầu hỗ trợ dành cho các Diễn
đàn Thanh niên đã được chuẩn bị, nhưng những đề xuất này bị tư chối bởi
đóng góp của những hoạt động này đối với UCCR được cho là không đủ
mạnh.
Tháng 5/2011, CtC đề nghị Quỹ Rockefeller cho phép nộp lại Bản mô tả
Ý tưởng đã được tái cấu trúc lại về ACCCRN Youth tại Việt Nam. Bản
ghi chú này hướng tới mục tiêu trọng yếu là tiếp cận việc xây dựng
UCCR, chứ không phải đạt được những chỉ báo cụ thể về UCCR. Dự án
tập trung vào việc Kêu gọi đề án cho Chương trình sáng kiến thanh niên,
với những khoản tài trợ nhỏ đối với các nhóm thanh niên tại các thành

phố để xây dựng UCCR. Và nó chỉ tập trung vào khả năng chống chịu,
chứ không phải giảm thiểu biến đổi khí hậu. Quỹ Rockefeller đồng ý, và
Bản mô tả Ý tưởng được xem xét.
Có hai nguyên tắc nảy sinh từ quá trình thảo luận giữa Rockefeller và
CtC:
• Một mặt, các Sáng kiến Thanh niên cần hỗ trợ cho các Chiến lược
Chống chịu với Biến đổi Khí hậu của Thành phố, và đóng góp vào việc
xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố (UCCR)
cho người nghèo và người dễ bị tổn thương. Đây là điều trọng yếu với
cả ACCCRN và Rockefeller.
• Mặt khác, Thanh niên cần được nâng cao năng lực để quyết định và đề
xuất việc họ muốn được hỗ trợ những Chiến lược kia như thế nào. Việc
cho phép Thanh niên được quyết định cách hỗ trợ cho quá trình xây
dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố UCCR là điều
trọng yếu để đạt được hứng thú tham gia từ phía thanh niên, và từ đó,
đạt được lối tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm.
Cuối tháng 6, Bản mô tả Ý tưởng được chấp thuận với một số nhận xét và
sửa chữa. CtC được yêu cầu phát triển một bản đề án đầy đủ.
Cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa rồi, CtC đã làm tham vấn với các tổ chức
ISET, NISTPASS và các văn phòng Điều phối về BĐKH tại các thành
phố (CCCOs) cũng như Đoàn thanh niên tại các thành phố (PCYUs).
2

Các tổ chức này đều đưa ra những nhận xét có tính xây dựng và rất chào
đón hướng tiếp cận mới này của dự án. CtC cũng đã tham vấn với những
đồng nghiệp khác làm việc trên những lĩnh vực tương tự. Vấn đề nảy sinh
thường gặp nhất trong các phần tham vấn, dù dưới hình thức này hay hình
thức khác có thể được diễn nghĩa lại như sau:
“Thanh niên cần hỗ trợ, và họ xứng đáng được hỗ trợ. Họ hưởng lợi từ
quá trình đào tạo/hỗ trợ từ cả hướng tiếp cận mang tính tham gia, lẫn quá

trình quản lý dự án, và quá trình vận động chính sách. Họ cũng được
hưởng lợi từ quá trình tham gia thảo luận về Năng lực thích ứng với
BĐKH tại các thành phố UCCR. Điều này thoạt trông có vẻ như là chi phí
phát sinh ngoài giá trị tài chính dành cho Chương trình sáng kiến thanh
Niên, nhưng điều này rất quan trọng đối với sự thành công của Chương
trình và vai trò tương lai của Thanh niên trong việc xây dựng UCCR. Vì
thế, dự án cần bao gồm cả phần thảo luận này”.
2 Trong văn cảnh của bản đề xuất này, ‘PCYUs’ được hiểu cụ thể là ba cơ quan sau: Đoàn thanh niên
của thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ và tỉnh Bình Định
Sau khi xem xét các bình luận và đề xuất của các bên liên quan khác
nhau, cùng với đồng nghiệp, CTC đã phát triển dự án này để nộp cho
Rockefeller yêu cầu tài trợ.
1.3.3 Độ phù hợp của chương trình đối với Chiến lược Ứng phó với BĐKH của
Thành phố (CRS) và các văn bản liên quan khác như thế nào?
Dự án AYIP là một cách tiếp cận và một chương trình Kêu gọi Đề án
(CFP). Cách tiếp cận này, cũng như việc kêu gọi đề án không được mô tả
trong CRS bởi CRS chỉ bàn tới các lĩnh vực cụ thể và cách can thiệp.
Cách tiếp cận AYIP sẽ bổ sung cho vai trò và chức năng của CCCO. Và
những sáng kiến thanh niên trong AYIP sẽ được lựa chọn dựa trên mức độ
đóng góp đối với mục tiêu và hành động của CRS. Nói cách khác, AYIP
là được thiết kế cụ thể để phù hợp với CRS.
1.3.4 Còn những ai khác cùng có cách tiếp cận này?
Rất nhiều tổ chức quốc tế nhận ra tầm quan trọng của việc đưa Thanh
niên vào kế hoạch và hành động để giải quyết nguyên nhân và hậu quả
của biến đổi khí hậu. Những tổ chức này gồm có các cơ quan liên ngành
thuộc chính phủ, các cơ quan chính phủ cấp trung ương và địa phương,
các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự khác. Trên hết,
bản thân Thanh niên có tiếng nói rất năng động trên khắp thế giới. Các ví
dụ tại Anh có Youth Climate Coalitatio: , Common
Climate Initiative: ,uk, Unite for Climate:

. Danh sách này còn có thể mở rộng thêm nhiều.
Các chương trình hành động của Thanh niên tại các thành phố ngày càng
phát triển, ví dụ như Climate Change Youth Ambassadors of
Groundwork London: />do/case-studies/2011/londons-climate-change-youth.aspx. Ở điểm 2,
phần 1.3.1 nêu trên, chúng tôi đã so sánh nhu cầu đưa thanh niên vào các
chương trình hành động về biến đổi khí hậu hiện nay với nhu cầu đưa
người nghèo vào các chương trình giảm nghèo những năm 1970. Một
điểm khác biệt là người nghèo thường thấy rất ngại ngùng hoặc sợ hãi
trước việc lên tiếng chống lại các hành động có lợi cho người giàu, trong
khi Thanh niên lại ngày một dõng dạc hơn khi lên tiếng chống lại những
hành động dẫn tới biến đổi khí hậu của người lớn - những hành động vốn
đã được thựa hiện quá nhiều, và vẫn còn tiếp diễn.
Tại Anh, một tổ chức phi chính phủ mới – Restless Development,
www.restlessdevelopment.org đang dẫn đầu trong việc đề cao hướng tiếp
cận lấy Thanh niên làm lãnh đạo trong phát triển, thông qua việc ghi nhận
rằng các hoạt động hiện nay của con người đang làm xói mòn nền tảng
hạnh phúc của các thế hệ tương lai. Tại Việt Nam, Live & Learn là một tổ
chức phi chính phủ trong nước có vai trò tích cực trong công tác Thanh
niên, và là một cộng tác viên then chốt của CtC.
1.3.5 Mối quan hệ giữa dự án này với bối cảnh Năng lực thích ứng với BĐKH
tại các thành phố Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố thể
hiện như thế nào? Dự án giúp giảm rủi ro khí hậu, tăng cường khả năng
ứng phó và chống chịu với biến đổi khí hậu của các nhóm dễ bị tổn
thương như thế nào?
Đóng góp của AYIP với Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố
Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố có thể được miêu tả
thông qua hai mục tiêu của dự án.
Mục tiêu 1: Tạo điều kiện để ACCCRN và Thanh niên Địa phương cùng
tham gia như đối tác chiến lược của nhau.
Mục tiêu này là nhấn mạnh ở hướng tiếp cận và quá trình triển khai của

AYIP. AYIP sẽ đưa những ý tưởng, các hoạt động cộng đồng, cũng như
việc nâng cao nhận thức tới các hộ gia đình, các khu dân cư và các cộng
đồng để họ tự xem xét và xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các
thành phố (UCCR) cho bản thân họ. AYIP sẽ phát triển năng lực của
Thanh niên để xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố
thông qua quá trình tập huấn do cán bộ CtC cung cấp, cũng như những
thực hành do AYIP mang lại giúp tăng cường năng lực của Thanh niên
trong việc liên tục xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành
phố ngay cả khi họ đã trở thành người trưởng thành. AYIP sẽ tạo ra mối
liên kết giữa một số thanh niên tiên tiến với những nhóm cộng đồng dễ bị
tổn thương trong quá trình thực hiện các Sáng kiến thanh niên. Những
thực tiễn do AYIP mang lại và mối liên kết được tạo ra trong suốt quá
trình thực hiện AYIP sẽ nâng cao trách nhiệm xã hội trong tương lai khi
những Thanh niên hôm nay trở thành người trưởng thành. AYIP sẽ nâng
cao tinh thần tinh nguyện của những người tham gia. Chỉ với tinh thần
tình nguyện mạnh mẽ, chiến lược Ứng phó với BĐKH cũng đã có thể
được tăng cường.
Mục tiêu 2: Hỗ trợ ACCCRN nâng cao năng lực chống chịu với Biến đổi
Khí hậu tại Đô thị với sự tham gia của thanh niên.
Mục tiêu này bàn tới sản phẩm trực tiếp của AYIP, chính là những Sáng
kiến Thanh niên. Khoảng 20 đến 30 Sáng kiến Thanh niên quy mô nhỏ
dành cho Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố sẽ được tài trợ
trong khuôn khổ AYIP. Mỗi sáng kiến sẽ tác động tới việc giảm rủi ro khí
hậu và/hoặc tăng cường khả năng chống chọi và chống chịu của những
nhóm dân số nghèo và dễ bị tổn thương. Mỗi sáng kiến sẽ đóng góp cho
CRS và sẽ đóng góp cho Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố
(UCCR). Các tiêu chí để chọn các sáng kiến là:
1. Sáng kiến phải do một nhóm thanh niên hợp lệ đề xuất - xem trong phần
Yếu tố hợp lệ bên dưới.
2. Sáng kiến phải đóng góp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với Chiến lược

Ứng phó với Biến đổi khí hậu của thành phố. Bản chiến lược được đính
kèm tại đây.
3. Những sáng kiến đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc xây dựng
tính thích ứng cho người nghèo và người dễ bị tổn thương tại thành phố
của bạn sẽ được ưu tiên.
4. Mỗi nguồn tài trợ cho mỗi sáng kiến nằm trong khoảng từ 10,000,000
VND đến 100,000,000 VND. Nguồn kinh phí này có thể bao gồm toàn
bộ chi phí để thực hiện sáng kiến, nhưng sẽ không bao gồm các khoản
sau: a) mua sắm trang thiết bị như máy tính, xe máy… ; b) lương hoặc
phụ phí cho những người thực hiện.
5. Sáng kiến phải được hoàn thành trong thời gian 1 năm hoặc ít hơn.
6. Sáng kiến phải cho thấy những kết quả cụ thể
Những sáng kiến sẽ phản ánh Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành
phố từ cách hiểu và sự tham gia của Thanh niên. Cũng giống như cách hiểu
về xóa đói giảm nghèo có sự khác biệt giữa nhóm người nghèo (nhóm đối
tượng chính) và những người giàu hơn (nhóm điều phối quá trình), thì cách
hiểu về Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố giữa Thanh niên
(nhóm đối tượng chính) và thế hệ khác hiện nay có thể khác biệt.
1.3.6 Các bên liên quan của thành phố tham gia và hỗ trợ dự án trên những khía
cạnh nào? Mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phương ra sao? Ai là người
lãnh đạo quá trình hình thành dự án và dự án này xuất phát từ các hội
thoại Đối thoại Chia sẻ Học hỏi cũng như các hoạt động tham gia khác
như thế nào?
Các CCCO hoàn toàn ủng hộ dự án. CtC và các CCCO đã thảo luận trực
tiếp và có ghi chép kèm theo. Cả ba CCCO ủng hộ ý tưởng một cách tích
cực, và yêu cầu các cơ quan CCCO trực thuộc thành phố tham gia một
cách tối đa vào dự án. Các PCYU cũng hiểu được vai trò của họ trong
chương trình này, và rất hào hứng tham gia.
1.4 Cách tiếp cận
1.4.1 Tổng quan và các kết quả dự kiến của chương trình, cũng như cách thức

đạt được các mục tiêu đề ra. Vì sao cách tiếp cận này sẽ thành công?
Tổng quan
CtC sẽ công bố bản Kêu gọi Đề án cho các nhóm Thanh niên tại ba thành
phố. Mỗi thành phố có môt bản Kêu gọi Đề án riêng, nhưng được tiến
hành cùng lúc, để thu hút các sáng kiến nhỏ của Thanh niên trong việc
xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố. Các nhóm
Thanh niên, cả chính thống và phi chính thống, sẽ nộp bản đề án của họ
với giá trị từ 10.000.000 VND tới 100.000.000 VND (500 – 5000 USD).
Mỗi sáng kiến cần có kết quả rõ ràng, và phải được thực hiện trong vòng
12 tháng hoặc ít hơn.
Các Đề án được viết bằng tiếng Việt và gửi tới văn phòng CtC qua email
hoặc qua đường bưu điện. Khi nhận được các Đề án, CtC cùng với các
đối tác ở thành phố sẽ chọn lọc thành danh sách ngắn gọn dựa trên các
Tiêu chí đã được đề ra. Các Đề án nằm trong bản danh sách này sẽ được
dịch sang tiếng Anh, và quá trình tư vấn sẽ được tổ chức giữa các CCCO
và ISET (và cả những định hướng từ NISTPASS) để xem xét việc các đề
án có đáp ứng các tiêu chí của quá trình tuyển chọn không.
Cán bộ quản lý chương trình thanh niên sẽ tìm kiếm thêm chi tiết về các
Đề án nếu cần thiết để có được những quyết định đáng tin cậy. Dựa trên
những lời tư vấn từ phía CtC, từ các văn phòng điều phối về BĐKH tại
các thành phố, ISET, Giám đốc CtC tại Anh, cùng với ý kiến của các văn
phòng đối tác ở các thành phố trong ACCCRN sẽ chọn ra các Sáng kiến
được nhận hỗ trợ tài chính.
Tổng số Sáng kiến được hỗ trợ vào khoảng 20 – 30 dự án. Mỗi sáng kiến
được thực hiện kéo dài không quá 12 tháng.
Đối tác địa phương tại mỗi Thành phố sẽ là Đoàn Thanh niên cấp tỉnh
hoặc thành phố (PCYU). PCYU sẽ tạo điều kiện để các nguồn hỗ trợ
được chuyển tới các Nhóm Thanh niên, và chịu trách nhiệm điều phối
trực tiếp và quay video quy trình các Sáng kiến Thanh niên thuộc thành
phố mình. PCYU đảm nhận vai trò này trên cơ sở sự tình nguyện.

Chương trình sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các buổi hội thảo, cung cấp
máy quay phim và đào tạo về làm phim cho mỗi PCYU.
Toàn bộ chương trình (bao gồm cả quá trình Kêu gọi Đề án và thực hiện
các Sáng kiến Thanh niên) kéo dài 18 tháng. Trong khoảng thời gian này,
sẽ có 4 hội thảo được tổ chức tại mỗi thành phố:
• Hội thảo khai mạc nhằm giới thiệu việc Kêu gọi Đề án của AYIP tại
mỗi Thành phố và thảo luận về Năng lực thích ứng với BĐKH tại các
thành phố.
• Hội thảo Định hướng cho các Nhóm Thanh niên nhận tài trợ (YGG) để
sẵn sàng quản lý các sáng kiến của mình. Hội thảo phụ cho các nhóm
lọt vào vòng cuối cùng nhưng chưa được nhận hỗ trợ tài chính, nhằm
tìm ra cách mà họ đóng góp cho những sáng kiến đã nhận giải thưởng.
Thực hiện ký kết chính thức các Thỏa thuận Sáng kiến giữa CtC, Đoàn
thanh niên các trường Đại học và mỗi YG.
• Hội thảo tập huấn về cách tiếp cận có sự tham gia , quản lý dự án và
vận động chính sách.
• Hội thảo bế mạc nhằm thảo luận về các kết quả của AYIP và xem xét
khía cạnh bền vững của các sáng kiến của thanh niên.
Các hội thảo này được tổ chức bởi các đối tác tham gia ACCCRN tại các
thành phố (Đà Nẵng; Quy Nhơn và Cần Thơ) và CtC
Kết quả dự kiến của chương trình được mô tả trong phần 1.5.1 dưới đây.
Làm sao đạt được những mục tiêu của chương trình?
Mục tiêu đầu tiên là tạo điều kiện cho ACCCRN và Thanh niên Địa
phương cùng tham gia như đối tác chiến lược của nhau. Điều này chủ yếu
đạt được do sự hưởng ứng và tham gia của Thanh niên đối với AYIP, là
kết quả của việc họ được tiếp sức để giúp đỡ chính cộng đồng của họ,
cũng như bản thân quá trình giúp đỡ trực tiếp đó, cộng với việc họ thực
sự thấu hiểu các vấn đề Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố,
được tạo điều kiện để ghi hình trực tiếp những nỗ lực của mình trong quá
trình xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố, và được

giúp đỡ để liên lạc với các Thanh niên khác trong thành phố, và rất có thể
là thanh niên ở nhiều nước khác nữa – những người cũng đang tham gia
vào những sáng kiến tương tự.
Mục tiêu thứ hai là hỗ trợ ACCCRN nâng cao năng lực chống chịu với
Biến đổi Khí hậu tại Đô thị với sự tham gia của thanh niên. Điều này đạt
được thông qua chính các Sáng kiến Thanh niên. Cần chú ý là, đây không
phải một chương trình quy mô lớn và không phải là triển lãm. Bản thân
nó không thể xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố ở
quy mô lớn. Sẽ có khoảng 25 Sáng kiến Thanh niên, mỗi sáng kiến sẽ mất
chi phí (tài chính) từ 500 USD đến 5000 USD. Các Sáng kiến Thanh niên
có thể thực hiện ở cấp hộ gia đình hoặc khu dân cơ một phần vì mức độ
kinh phí, một phần vì đây là những khu vực mà Thanh niên rất quen
thuộc, nơi họ có những hiểu biết của riêng mình về mức độ dễ tổn
thương, và vì thế, có được tầm nhìn về việc tăng cường khả năng chống
chịu. Các Chuyên gia cao cấp của CtC là bà Nguyễn Phúc Hòa và ông Lê
Quang Duật, cùng với Quản lý chương trình thanh niên và các Đoàn
thanh niên sẽ giúp đỡ và khuyến khích một cách thiết thực để đảm bảo
rằng hầu hết các Sáng kiến Thanh niên trong số 25 Sáng kiến dự kiến sẽ
đạt kết quả rõ ràng trong việc xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại

×