Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.99 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
  
LA THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN
CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
i
CẦN THƠ, 2010
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
  
LA THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ HẠN HÁN VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM HUYỆN
CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phát Triển Nông Thôn
Mã ngành: 52 62 01 01
Cán bộ hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN SÁNH
CẦN THƠ - 2010
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản than tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ tài liệu nào trước đây.
Tác giả luận văn
Từ Thị Kim Trang


iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
  
Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn đề tài và Bộ môn Kinh tế - Xã
hội - Chính sách, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL về đề tài: “PHÂN TÍCH
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI VÙNG VEN BIỂN ĐBSCL (Trường hợp ở xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh)” do sinh viên Từ Thị Kim Trang lớp PTNT CA0687A1 - K32 - Viện
NC Phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 11/2009 đến
04/2010.
Cần Thơ, Ngày 03 tháng 04 năm 2010
Nhận xét và xác nhận Nhận xét và xác nhận
Bộ môn Kinh tế-Xã hội-Chính sách Cán bộ hướng dẫn

v
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
  
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp thuận báo cáo
với đề tài: “HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG VEN BIỂN ĐBSCL (Trường hợp ở xã Long Sơn,
huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)” do sinh viên Từ Thị Kim Trang lớp PTNT
CA0687A1 - K32 - Viện NC Phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ thực
hiện từ 11/2010 đến 04/2010 và báo vệ trước hội đồng.
Cần Thơ, Ngày tháng năm 2010
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức
Ý kiến hội đồng





Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Chủ tịch hội đồng


vi
TIỂU SỬ BẢN THÂN
Sinh viên thực hiện: Từ Thị Kim Trang
Lớp: CA0687A
1
MSSV: 4065977
Quê quán: Ấp Ngọc Tân – xã Ngọc Chúc – huyện Giồng Riềng – tỉnh Kiên Giang
Họ tên cha: Từ Văn Hải
Họ tên mẹ: Cao Thị Cẩm Loan
Quá trình học tập:
Giai đoạn: 1994 – 1999
Học cấp I tại trường Ngọc Chúc “B”.
Giai đoạn: 1999 – 2003
Học sinh cấp II tại trường Cấp THPT Hòa Thuận
Giai đoạn: 2003 – 2005
Học sinh cấp III tại trường cấp THPT Hòa Thuận
Giai đoạn: 2006 – 2010
Sinh viên lớp PTNT - Viện NC Phát triển ĐBSCL - trường Đại học Cần Thơ
Tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Phát triển nông thôn khóa 32
vii
LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã gặp
không ít khó khăn vướng mắc nhưng được sự giúp đỡ của ba mẹ, chỉ dạy của thầy

cô, động viên chia sẻ của anh chị, bạn bè đã giúp tôi vượt qua được những khó khăn
và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Thông qua luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
• Ba mẹ, người đã quan tâm lo lắng, chăm sóc, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập vừa qua.
• Cảm ơn Cô cố vấn học tập ThS Ông Huỳnh Nguyệt Ánh đã quan tâm,
dìu dắt, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bước chân vào cổng trường
Đại học.
• Cảm ơn Thầy TS. Lê Cảnh Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
dạy tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
• Cảm ơn quí Thầy Cô Viện Nghiên Cứu Phát triển Đồng bằng sông
Cửu Long đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt
tại Viện.
• Cảm ơn quí thầy cô, anh chị trong bộ môn Kinh tế- Xã hội-Chính sách
đã nhiệt tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báo của mình để vung đầy gói
hành trang giúp tôi vững bước, tự tin vào đời, vào cuộc sống mới và môi trường
mới.
• Cảm ơn các Chú, các Anh ở UBND xã Long Sơn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thu thập số liệu trong quá trình thực hiện đề tài.
• Cảm ơn các bạn sinh viên lớp PTNT khóa 32, khóa 33, khóa 34 đã
không ngừng giúp đỡ tôi và động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại
học Cần Thơ.
Tôi chân thành cảm ơn!
viii
TÓM LƯỢC
Từ Thị Kim Trang, 2010. “Phân tích hiện trạng sử dụng nước ngầm trong sản xuất
nông nghiệp tại vùng ven biển tỉnh Trà Vinh (Trường hợp xã Long Sơn)”. Luận văn
đại học ngành Phát triển Nông thôn, Viện Nghiên Cứu Phát triển ĐBSCL, trường
Đại học Cần Thơ
Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Cảnh Dũng

Nước ngầm là nguồn nước quan trọng nhất cho đời sống và sản xuất nông nghiệp ở
xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Qua nhiều năm khai thác sử dụng
cho sản xuất rau màu, tình trạng sử dụng quá mức, lãng phí đe dọa sụt giảm số
lượng cũng như chất lượng nước ngầm.
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Long Sơn bằng phương pháp đánh giá nhanh
nông thôn có sự tham gia của người dân địa phương và phỏng vấn trực tiếp 120
nông hộ đang sử dụng nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, bao gồm
hộ nghèo, hộ không nghèo trồng nhiều loại rau màu khác nhau. Kết quả phân tích
cho thấy rằng:
Phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là dưa hấu,
đậu phộng và bắp (ngô). Nguồn nước được sử dụng trong sản xuất là nước ngầm.
Phương tiện khai thác của người dân ở đây chủ yếu là giếng khoan, trung bình mỗi
hộ có từ 1 đến 2 giếng khoan. Giếng được đóng trên phần đất thổ cư hoặc tại đất
ruộng hộ canh tác. Lượng nước ngầm sử dụng thay đổi tùy loại cây trồng như: trung
bình một hecta đậu phộng sử dụng 5.194 m
3
, đối với dưa hấu lượng nước sử dụng
trung bình là 5.355 m
3
/ha, đối với bắp (ngô) lượng nước tưới là 4.332 m
3
/ha. Trong
từng loại cây trồng lượng nước sử dụng còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như
nhóm hộ (nghèo và không nghèo), diện tích đất canh tác, mùa vụ gieo trồng, dự lớp
tập huấn (trình độ kỹ thuật ), độ cao đất canh tác, trình độ học vấn.
Có 42% trong 120 hộ khảo sát đồng ý với quan điểm nên đưa phí sử dụng nước
ngầm vào giá thành sản xuất với giá trung bình là 1.006 đồng/m
3
. Nghiên cứu này
đã phân tích, nếu giá thành sử dụng của nước là 100 đồng/m

3
đến 1000 đồng/m
3

làm giảm lợi nhuận của nông hộ khoảng 2 - 6 triệu đồng/ha so với lợi nhuận khi
chưa đánh giá nước vào giá thành sản xuất. Nhưng điều này được xem như là biện
pháp chế tài nâng cao ý thức tiết kiệm của người dân, góp phần sử dụng nước ngầm
bền vững trong tương lai.
ix
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iv
TIỂU SỬ BẢN THÂN vii
Sinh viên thực hiện: Từ Thị Kim Trang vii
LỜI CẢM TẠ viii
TÓM LƯỢC ix
PHỤ LỤC BẢN xii
PHỤ LỤC HÌNH xii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiv
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
Chương 2 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Long Sơn 7

2.2 Nước ngầm và hiện trạng sử dụng nước ngầm ở ĐBSCL 7
2.2.1 Khái niệm nước ngầm 7
2.2.2 Qúa trình hình thành nước ngầm 8
2.2.3 Tầm quan trọng của nước 9
2.2.4 Tài nguyên nước ngầm 9
2.2.5 Hiện trạng khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL 10
2.3 Các hình thức khai thác nước ngầm 11
2.4 Định giá nước 12
Chương 3 13
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
x
3.1 Nội dung nghiên cứu 13
3.2 Địa bàn nghiên cứu 14
3.3 Giới hạn nghiên cứu 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1 Khung lý thuyết 15
3.4.2 Phương pháp tiếp cận 18
3.4.3 Phương pháp thu thập số liệu 18
3.4.4 Chọn đối tượng điều tra 19
3.4.5 Phương pháp phân tích 19
Chương 4 21
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 21
4.1 Thông tin tổng quan về nông hộ điều tra 21
4.1.1 Nguồn lực con người và xã hội 21
4.1.2 Sở hữu đất đai của nông hộ 26
4.1.3 Nguồn lực liên quan đến sử dụng nước ngầm trong gia đình 27
4.2 Các nguồn thu nhập nông hộ 30
4.3 Hiện trạng sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nông hộ 32
4.4 Hiện trạng sử dụng nước ngầm trong sản xuất lúa 34
4.5 Hiện trạng sử dụng nước ngầm trong sản xuất rau màu 35

4.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nước ngầm 36
4.7 Ý kiến của người dân về thử nghiệm giá nước vào trong chi phí sản xuất nông nghiệp
40
Chương 5 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
5.1 Kết luận 45
5.2 Kiến nghị 46
xi
PHỤ LỤC BẢN
Bảng 3.1: Phân bố hộ điều tra theo tình trạng kinh tế và loại hình sản xuất 20
Bảng 4.1: Phân bố tuổi và giới tính theo 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo 21
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm hộ 22
Bảng 4.3: Phân bố tuổi và giới tính theo 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo 23
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của thành viên trong gia đình phân theo nhóm hộ 25
Bảng 4.5: Ngành nghề chính của thành viên nông hộ phân theo nơi làm việc 26
Bảng 4.6: Dự các loại lớp tập huấn phân theo nhóm hộ 26
Bảng 4.7: Diện tích đất đai phân theo nhóm hộ (m2/hộ) 27
Bảng 4.8: Phân bố bể chứa nước theo nông hộ phân theo nhóm hộ 27
Bảng 4.9: Phân loại sở hữu giếng khoan phân theo nhóm hộ 28
Bảng 4.10: Số lượng giếng khoan phân theo nhóm hộ 29
Bảng 4.11: Số lượng giếng hộc và giếng đất phân theo nhóm hộ 29
Bảng 4.12: Thu nhập từ hoạt động nông trại phân theo nhóm hộ (1000đồng/ha) 31
Bảng 4.13: Mức thu nhập khác của nông hộ phân theo nhóm hộ (1000đ/ha) 32
Bảng 4.14: Tỷ lệ sử dụng nước trong sinh hoạt phân theo nhóm hộ và theo mùa 32
Bảng 4.15: Tỷ lệ các loại nước sử dụng trong chăn nuôi phân theo nhóm hộ và theo mùa 33
Bảng 4.16: Tỷ lệ các loại nước sử dụng cho cây trồng phân theo nhóm hộ và theo mùa 33
Bảng 4.17: Tỷ lệ các loại nước cung cấp cho nuôi thủy phân theo nhóm hộ và theo mùa 34
Bảng 4.18: Lượng nước ngầm sử dụng trong sản xuất lúa phân theo vụ và nhóm hộ
(m3/ha/vụ) 35
Bảng 4.19: Lượng nước sử dụng cho rau màu phân theo nhóm hộ(m3/ha/vụ) 36

Bảng 4.20: Tổng hợp ý kiến người dân thử nghiệm giá nước vào chi phí sản xuất 40
Bảng 4.21: Giá nước thử nghiệm theo quan điểm của người dân tại vùng nghiên cứu 41
PHỤ LỤC HÌNH
xii
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Cầu Ngang 4
8
Hình 2.3: Tóm tắt quá trình hình thành nước ngầm 8
Hình 3.4: Địa bàn nghiên cứu và các kiểu sử dụng đất ở xã Long Sơn 14
Hình 4.5: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm dân tộc 22
Hình 4. 6: Phân bố nhân khẩu trong nông hộ theo nhóm hộ 23
xiii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCR: Benefit – Cost Ratio (Tỷ lệ lời trên vốn)
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐX: Vụ đông xuân
ĐH-CĐ: Đại học – cao đẳng
HT: Vụ hè thu
NN: Nông nghiệp
NN và PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PRA: Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia)
PNN: Phi nông nghiệp
PTNT: Phát triển Nông thôn
TN và MT:Tài nguyên và môi trường
TĐ: Vụ thu đông (vụ 3)
UBND: Ủy ban nhân dân
xiv
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước là một tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại và phát triển

của sự sống trên trái đất. Trong nông nghiệp, nước là yếu tố đầu vào quan trọng
nhất cho sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.
Trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển, nhu cầu về sử dụng nước trong
sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp ngày một cao. Bên cạnh sự ô nhiễm về nước
mặt thì tài nguyên nước ngầm ngày càng có nguy cơ bị suy thoái khi không có sự
khai thác một cách hợp lý. Nguồn tài nguyên nước ngầm đang bị khai thác một cách
ồ ạt với quy mô ngày càng lớn nhằm thỏa mãn mục đích sử dụng khác nhau của con
người.
Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mực nước ngầm đang giảm
xuống do bị khai thác quá mức. Đồng thời nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm ngày
một nghiêm trọng, do việc sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp và công nghiệp
ngày một nhiều.
Huyện Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh là một trong những tỉnh nằm ven biển.
Nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất rất hiếm, vì vậy nước ngầm là
một nguồn nước chủ yếu và quan trọng của người dân ở đây. Phần đông người dân
huyện Cầu Ngang sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước, rau màu và thủy sản
nên nguồn nước ngầm được sử dụng trong canh tác sản xuất nông nghiệp là rất cần
thiết cho người dân.
Theo J. Hartwick & N. OLewiler (2005) nước ngầm về cơ bản là tài nguyên có thể
cạn kiệt, mặc dù một phần (dưới 5%) có thể khai thác mỗi năm và tái tạo qua quá
trình thẩm thấu của nước mưa hoặc tuyết tan vào các tầng đất đá. Nếu tỷ lệ sử dụng
nước ngầm thấp hơn tỷ lệ tái sinh thì việc sử dụng nước ngầm là bền vững vô hạn.
Tuy nhiên nếu tỷ lệ khai thác cao hơn tỷ lệ tái tạo tự nhiên thì nước ngầm trở thành
tài nguyên không thể tái tạo được.
Hầu hết người dân huyện Cầu Ngang nói chung và xã Long Sơn nói riêng, trong sản
xuất nông nghiệp đều sử dụng một lượng rất lớn nguồn nước ngầm từ các giếng
khoan tự phát để cung cấp cho việc tưới tiêu. Hơn thế nữa, người dân còn sử dụng
nguồn nước ngầm để nuôi thủy sản. Có thể nói việc khai thác nước ngầm để phục
vụ sinh hoạt, tưới tiêu cho cây trồng vật nuôi ở Trà Vinh đang trong thời kỳ báo
động - nguồn nước ngầm sẽ bị cạn kiệt, nguy cơ làm nhiễm mặn và ô nhiễm tầng

nước ngầm.
Nguồn nước ngầm bị sử dụng quá mức như vậy, chính là do ý thức của người dân
chưa cao hoặc chưa hiểu biết về tầm quan trọng của nước ngầm và nguy cơ có thể
cạn kiệt của nó. Yếu tố sở hữu để quản lý nguồn nước ngầm tại địa bàn xã Long
Sơn nói riêng và nhiều nơi khác nói chung cũng là vấn đề còn bỏ ngõ. Trong tình
trạng người dân khai thác nguồn nước ngầm không có ý thức và chưa có thể chế cụ
thể cho vấn đề quản lý nước ngầm hiệu quả, thì việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng,
nhận thức của người dân và thử đề xuất giải pháp phù hợp là vấn đề rất cần thiết. Vì
vậy đề tài “Phân tích hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm trong sản xuất nông
nghiệp tại vùng ven biển tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết. Đề tài này được thực hiện
trong thời gian từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 04 năm 2010.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này, nhằm phân tích hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm trong sản
xuất nông nghiệp tại vùng ven tỉnh Trà Vinh thuộc xã Long Sơn huyện Cầu Ngang.
Từ đó đề xuất một số giải pháp về quản lý nguồn nước ngầm theo hướng bền vững
và hiệu quả đến người dân sử dụng nước ngầm ở xã Long Sơn nói riêng và tỉnh Trà
Vinh nói chung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Phân tích hiện trạng sử dụng nước ngầm đối với các loại cây trồng
phổ biến ở địa bàn nghiên cứu gồm lúa, dưa hấu, đậu phộng và bắp (ngô).
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các mức độ sử dụng nước
ngầm trong sản xuất cây dưa hấu và cây đậu phộng của nông hộ thuộc xã Long Sơn.
• Thử nghiệm phân tích phí sử dụng nước ngầm trong chi phí sản
xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận nông hộ.
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
 Tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là một tỉnh thuộc ĐBSCL, vị trí địa lý:
- Phía Bắc, Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên.
- Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với Sông Hậu.
- Phía Nam, Đông - Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển.
Trung tâm tỉnh nằm trên Quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và
cách thành phố Cần Thơ 100 km. Tổng diện tích tự nhiên 2.225 km
2
, chiếm 5,63%
diện tích vùng ĐBSCL và 0,67% diện tích cả nước. Trà Vinh có 7 huyện và 1 thị
xã, gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu
Ngang, Duyên Hải và Thị xã Trà Vinh.
 Huyện Cầu Ngang
Về vị trí địa lý thì Cầu Ngang nằm về phía Đông Nam tỉnh Trà Vinh và nằm
bên bờ sông Cổ Chiên cửa cung hầu.
+ Phía Đông giáp tỉnh Châu Thành và Bến Tre.
+ Phía Nam giáp huyện Trà Cú và huyện Duyên Hải.
+ Phía Tây giáp huyện Châu Thành và huyện Trà Cú.
+ Phía Bắc giáp với huyện Châu Thành.
Theo nguồn báo điện tử “rao vặt Trà Vinh”(2009) (Cập nhật
ngày : 07/01/2009)
Địa bàn huyện Cầu Ngang

Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Cầu Ngang
(Nguồn: xuctientravinh.com.vn/TongquanTraVinh)
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
• Tỉnh Trà Vinh
 Khí hậu
Trà Vinh mang nhiều đặt điểm của ĐBSCL. Tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, chịu tác động mạnh của gió chướng.

Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước bốc hơi và lượng mưa được
phân bố đều, khá rõ rệt giữa 2 mùa mưa và nắng. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4
và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11
 Thủy văn
Nguồn nước cung cấp chính cho sản xuất chủ yếu là 2 sông lớn: sông Cổ Chiên và
sông Hậu. Ngoài ra có dự án Nam Mang Thít lấy nước từ sông Mang Thít (nối sông
Tiền và sông Hậu) kéo nước sâu vào nội đồng.
 Tài nguyên đất đai
Đất giồng cát 14.806 ha (chiếm 7,4%) là những giồng cát hình cánh cung chạy dài
theo hướng song song bờ biển. Tập trung ở 3 khu vực phía Nam, gồm các huyện:
Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành và rãi rác các huyện – thị còn lại. Đất
có địa hình cao đặc trưng, phổ biến 1,4 – 2,0 m. Đất phù sa 129.831 ha, (chiếm
65,3%). Đất phù sa phát triển trên đất giồng cát 7,931 ha (chiếm 4%). Đất phù sa
không nhiễm mặn 47.991 ha (chiếm 24,1%). Đất phù sa ít nhiễm mặn 45.893 ha
(chiếm 23,1%).
• Huyện Cầu Ngang
Toàn huyện hiện có 15 đơn vị hành chính, gồm 13 xã và 2 thị trấn. Trung tâm hành
chính huyện đặt tại thị trấn huyện Cầu Ngang nằm cách trung tâm hành chính tỉnh
Trà Vinh 23 km theo quốc lộ 53 về phía Tây Bắc.
 Tài nguyên đất đai
Huyện Cầu Ngang có tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 31.885,97 ha
chiếm 14,39% diện tích toàn tỉnh (221.515 ha). Phần lớn đất đai của huyện chủ yếu
là đất nông nghiệp với 27.569,55 ha (chiếm 86,463% diện tích đất tự nhiên của
huyện), đất phi nông nghiệp có 4.303,63 ha (chiếm 13,5% diện tích), hiện còn 11,79
ha đất chưa sử dụng (chiếm 0,03% diện tích đất), nên phần đông người dân huyện
Cầu Ngang sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước, rau màu và thủy sản nuôi
tôm nên nước ngầm là nguồn nước được sử dụng trong sản xuất nông là rất cần thiết
cho người dân ở đây.
Gồm 3 nhóm đất chính:
+ Đất giồng cát: có 4.181,79 ha, chiếm 12,81% diện tích đất;

+ Đất phù sa: có 21.357,72 ha, chiếm 65,44% diện tích đất;
+ Đất phèn: có 7.899,08 ha, chiếm 21,75% diện tích đất;
Nhìn chung, đất đai trong huyện có sa cấu là sét đến sét pha thịt, tầng canh tác trung
bình đến khá dày, thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây màu.
 Tài nguyên nước
Đặc điểm nguồn nước ở huyện Cầu Ngang có nước mặt bao gồm mặn, lợ, ngọt chủ
yếu được cung cấp từ sông Cổ Chiên, sông Thâu Râu và sông Vinh Kim. Nguồn
nước mưa, vào mùa khô do tác động của thủy triều đưa nước biển xâm nhập sâu vào
nội địa làm nhiễm mặn nước khu vực cửa sông, hạn hán khốc liệt kéo dài, nguồn
nước thì bị ô nhiễm nên khả năng cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất còn
gặp rất nhiều khó khăn vì vậy có rất nhiều giếng khoan, giếng đào, giếng khoan nhà
máy nước,… mọc lên hàng loạt để cung cấp nước cho người dân sinh hoạt và sản
xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm khá phong phú, với 3 tầng chứa nước thay đổi
từ 60 - 400 m, phổ biến từ 90 - 120 m khả năng khai thác 97000m
3
/ngày.
 Thủy sản
Huyện Cầu Ngang thuộc vùng đồng bằng ven biển và giáp với sông Cổ Chiên nên
chịu sự chi phối bởi chế độ triều cường biển Đông thông qua sông Cổ Chiên, nên sự
xâm nhiểm của nước mặn vào mùa khô đã làm hạn chế đến việc khai thác và sử
dụng đất nông nghiệp, nhưng đây lại là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản (đặc
biệt là nuôi tôm sú), từ đó có nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp
chế biến. Ngoài ra huyện còn có 15 km đường bờ biển thuộc khu vực các xã Vinh
Kim, Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam và thị trấn Mỹ Long, đây cũng là lợi thế của
huyện trong việc phát triển ngành khai thác và đánh bắt thủy hải sản xa bờ.
 Dân số
Năm 2005 ước khoảng 136.244 người, mật độ dân số 428 người/km
2
, tỷ lệ sinh
1,64%, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,4%; tỷ lệ phân bố dân cư theo khu vực thành thị 13.946

người, đạt 10,23%, nông thôn 122,361 người, đạt 89,77%.
 Nguồn lao động
Số người hoạt động trong nền kinh tế quốc dân là 79.405 người, trong đó số người
trong độ tuổi lao động là 75.774, chiếm 55,62% số dân, trong đó có việc làm 72.885
người; tỷ lệ thất ngiệp tương đối thấp, còn khoảng 3,83%; tỷ lệ lao động tại khu vực
thành thị là 62,8%, nông thôn là 85,5%.
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Long Sơn
Long Sơn là một xã có kinh tế thuần nông của huyện Cầu Ngang. Diện tích tự nhiên
trên 3.500 ha, đất đai chủ yếu là phù sa và giồng cát. Đất trồng lúa khoảng 1.500 ha
và đất trồng hoa màu khoảng 2.500 ha và một số ít diện tích dành cho sản xuất thủy
sản. Chăn nuôi cũng được phát triển mạnh ở xã Long Sơn, chủ yếu là chăn nuôi bò
với 4.253 con (năm 2008) và heo với 4.000 con (năm 2008).
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển ở dạng gia đình với các nghề truyền
thống, toàn xã có 240 cơ sở. Toàn xã có 89% số hộ tiếp cận được nước sạch, trên
90% số hộ sử dụng điện. Các cơ sở hạ tầng khác như trường học, trạm y tế, giao
thông nông thôn khá phát triển. Xã Long Sơn có khoảng 2.500 nông hộ, trong đó tỷ
lệ người dân tộc Khmer rất cao. (Nguồn báo cáo xã năm 2009)
2.2 Nước ngầm và hiện trạng sử dụng nước ngầm ở ĐBSCL
2.2.1 Khái niệm nước ngầm
Ni-Ki-Tin (1900) là “nước trọng lực” ở trong trạng thái tự do hoàn toàn bảo hòa và
tồn tại thường xuyên trong lớp chứa nước đầu tiên từ mặt đất xuống.
Phân loại nước ngầm: Theo Ka-men-ki gồm có 3 loại; nước lục địa, nước biển,
nước biến chất. Tỷ lệ và phân bố các loại nước được tóm tắt như hình 2.2.
 Nước lục địa: Là nguồn nước ngầm có nguồn cung cấp chủ yếu là nước trên
mắt thấm xuống như: nước mưa, tuyết tan, nước sông ngòi và hồ đầm nên gọi là
nước ngọt với nồng độ ion thấp.
 Nước biển: là nguồn nước được chủ yếu cung cấp do nước biển thấm vào
hoặc tàn dư của biển. Nước này thường có độ khoáng khá cao, thậm chí là nước
mặt.
 Nước biến chất: là nước ngầm có liên quan tác dụng biến chất của nham

thạch hay các quá trình magma nhất là hoạt động của hảo sơn. Loại nước này
thường hay phức tạp và có liên quan tới nước khoáng.
2.2.2 Qúa trình hình thành nước ngầm
Hình thành nước ngầm do nước trên bề mặt ngấm xuống, do không thể ngấm qua
tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất mà
nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di
chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch ngước
ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước
ngầm xuống và phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất (Hình 2.3)
Hình
2.3: Tóm tắt quá trình hình thành nước ngầm
(Nguồn cục địa chất
Mỹ)
Hình 2.2: Tỷ lệ và phân bố nguồn nước trên trái đất
(Nguồn: cục địa chất Mỹ)
2.2.3 Tầm quan trọng của nước
Nước rất quan trọng cho cơ thể, đời sống con người và động thực vật. Theo Lê Huy
Bá (2000) con người mỗi ngày cần 1 kg thức ăn nhưng riêng cho uống cần đến 1,83
l/ngày. Nước giúp con người và động thực vật trao đổi, vận chuyển thức ăn tham
gia vào các phản ứng sinh hoá học, các mối liên kết cần và cấu tạo cơ thể. Nước rất
cần cho tất cả các vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. Con người có thể
nhịn ăn đến 15 ngày nhưng nhịn uống chỉ 2 – 4 ngày. Ở đâu có nước là ở đó đã,
đang và sẽ có sự sống, nhưng ngược lại ở đâu có sự sống thì ở đó tất yếu phải có
nước.
Các nghiên cứu của Lê Huy Bá (2000) cho rằng để sản xuất 1 kg lúa ta cần 1 lượng
nước là 750 kg (gấp 100 lần sản xuất 1 kg thịt), để đảm bảo sản xuất 2 vụ lúa ta cần
1 lượng nước ngọt 14000 – 25000 m
3
/ha, còn đối với cây trồng cần 5000 m
3

/ha, với
hoa màu cũng tương đương là 5000m
3
/ha. Hiện nay ta phải dành 80% nguồn nước
ngọt cho sản xuất nông nghiệp.
2.2.4 Tài nguyên nước ngầm
• Tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Vũ Ngọc Kỷ và ctv (1999) trữ lượng nước ngầm trên lãnh thổ
Việt Nam (không kể hải đảo) là 1.513.445 m
3
/giây (129,6 tỷ m
3
/ngày) nhưng phân
bố không đồng đều.
Theo Nhà xuất bản nông nghiệp (2006) tài nguyên nước dưới đất của nước ta khá
dồi dào với tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác đến gần 60 tỷ m
3
mỗi năm, trữ
lượng nước dao động từ mức rất nhiều ở vùng ĐBSCL đến khan hiếm ở vùng Bắc
Trung Bộ.
• Tài nguyên nước ngầm ở đồng bằng sông Cửu Long
Theo Nguyễn Thị Mến (2006) đối với nguồn nước ngầm ở ĐBSCL thì có thể khai
thác 60 triệu m
3
mỗi năm, trong đó lượng khai thác chỉ khoảng 420.000 m
3
mỗi
ngày (chưa đến 1%). Đây là nguồn nước hết sức quan trọng cho các vùng bị nhiễm
phèn, nhiễm mặn vào mùa khô.
• Tài nguyên nước ngầm ở Trà Vinh

Theo Bùi Thế Định (2002) trên các giồng cát ở Trà Vinh nhân dân đào rất nhiều
giếng để lấy nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và tưới. Các giếng đào sử dụng cho
sinh hoạt thường sâu 3,2 – 5,0 m đường kính 0,8 – 2,0 m. Nước ngầm giồng cát
được cấp chủ yếu từ nước mưa, do đó mực nước thay đổi theo mùa, trong mùa mưa
nước dâng cao nhất vào tháng 10, trong mùa khô mực nước hạ thấp nhất trong năm
dao dộng ở khoảng 1,6 – 1,9 m. Mực nước đó tại các giếng thay đổi từ 0,02 – 2,5 m
so với mặt đất vào tháng 4.
2.2.5 Hiện trạng khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhiều loại cây trồng và rau
màu đã phải sử dụng nước ngầm để tưới vì trên vùng chuyển đổi sản xuất nguồn
nước tưới do thủy lợi là rất hiếm. Theo nhiều tài liệu chưa chính thức khai thác
nước ngầm ở ĐBSCL tưới cho cây trồng ở nhiều nơi gần như không thể kiểm soát
được, có khi tầng nước ngầm đã tụt giảm từ 12 đến 15m.
Trong bài viết “Nước ngầm tại Đồng bằng sông Cửu Long tụt giảm 12-15 mét”, Lư
Phước Hiệp (2005) hiện toàn tỉnh Trà Vinh có 117 trạm bơm do trung tâm quản lý
khai thác từ 5,000 – 7,000 m
3
/ngày đêm, không ít trạm đang gặp tình trạng tụt giảm
nguồn nước. Nguyên do là số giếng nước ngầm trong nhân dân tự khoan bị khai
thác quá mức cho phép. Chỉ tính từ năm 1992-1999 toàn tỉnh có 11.099 giếng, còn
đến thời điềm này số giếng dân tự khoan lên gấp 4-5 lần. Còn ở Sóc Trăng khoảng
48.000 giếng khoan thuộc các chương trình dự án và cả tự phát trong dân, trong đó
có 17 giếng khoan tầng sâu từ 450 - 500m. Riêng mỗi cơ sở công nghiệp chế biến
trong tỉnh đều có từ 3-5 giếng khoan bình quân tiêu thụ khoảng 3,000m
3
nước/ngày
đêm. Con số giếng khoan thực tế còn cao hơn nhiều. Thực trạng khai thác nước
ngầm ào ạt trên đã dẫn đến thảm trạng cạn kiệt, ô nhiễm và xâm nhập mặn nặng nề.
(Nguồn báo điện tử Ủy Ban Dân tộc)
Tại hội nghị giao ban ngày 3/12/2008 tại Cần Thơ, Bộ TN và MT cho biết, toàn

vùng ĐBSCL có khoảng 10 vạn giếng khai thác nước ngầm với quy mô và chiều
sâu khác nhau. Hầu hết các thành phố, thị xã, một số thị trấn, thị tứ đang khai thác
nước ngầm trong các tầng chứa nước ở độ sâu từ 10-300m, trong đó có những đô
thị ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng sử dụng 100% là nước ngầm. (Nguồn báo Ủy Ban
dân tộc)
Ở khu vực nông thôn, có nhiều công trình cấp nước tập trung khai thác nước ngầm
với quy mô vài trăm m
3
/ngày, đặc biệt là việc khoan giếng quy mô nhỏ cấp nước
cho hộ gia đình rất phổ biến. Ngoài ra, người dân ĐBSCL còn sử dụng nước ngầm
cho tưới lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Ước tính tổng lượng nước ngầm hiện
đang khai thác sử dụng trên toàn vùng ĐBSCL khoảng trên dưới 1 triệu m
3
/ngày.
Tại hội thảo quốc tế chủ đề “Nước ngầm và an toàn cho con người”; Nguyễn Văn
Sánh cho rằng thực trạng khai thác nước ngầm của ĐBSCL hiện nay đang trong
thời kỳ báo động. Tác giả cho rằng cách nay hơn 10 năm, người dân ĐBSCL chủ
yếu sử dụng nguồn nước mặt (nước sông và nước mưa) cho sinh hoạt; nước ngầm
chỉ được khai thác trong mùa khô ở các vùng ven biển, nhiều nhất từ những năm
1993, do chương trình UNICEF tài trợ. Nhưng hiện nay nguồn nước mặt ở ĐBSCL
đang bị ô nhiễm nặng. Vì thế, dù sống trong vùng ngọt hay vùng ven biển, người ta
đều phải khai thác và sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt hàng ngày và việc khai thác
này ngày càng tăng. Ngoài ra, việc đô thị hóa, tăng dân số, phát triển sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều có liên quan khai thác tài nguyên nước ngầm
của vùng. Có một thực trạng là nhiều hộ dân và công ty khoan cây nước, khi khoan
không đúng tầng nước tốt thì bỏ đi khoan chỗ khác mà không lấp kín các lỗ đã
khoan. Điều này làm cho tầng nước ngầm bị ô nhiễm ngày càng cao vì sự rò rỉ tầng
nước mặt bị ô nhiễm, hoặc mặn xâm nhập xuống tầng nước ngầm. (trích dẫn của
Huỳnh Kim 2008, nguồn thời báo kinh tế sài gòn)
2.3 Các hình thức khai thác nước ngầm

Nước ngầm ở sâu trong lòng đất, muốn khai thác phải sử dụng giếng với những độ
sâu nhất định và với nhiều loại giếng khác nhau. Có 3 loại giếng nước hiện đang có
ở Việt Nam, đó là giếng đào, giếng đóng, và giếng khoan.
Giếng đào: Loại giếng này thường thấy ở Việt Nam nhất là ở miền Nam, nơi mặt
đất không cao nhiều so với mặt biển. Giếng đào được xử dụng nhiều ở vùng này vì
chỉ cần đào xuống vài thước sâu là có thể có nước phun ra. Nhiều nơi chỉ cần đào
dưới 1 thước là đã chạm đến mạch nước.
Giếng hộc: Loại giếng khai thác nước ngọt phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt,
Trung bình mỗi hộ 1 giếng hộc, thường giếng được nằm trong đất thổ cư, ở phía sau
hoặc phía trước nhà. Chiều sâu giếng thường 3 – 7m, thành ống được gia cố bằng
xi-măng, nền đáy có khả năng lưu thông dễ dàng
Giếng khoan: Theo Kim Cơ và ctv (2001) là một công trình thu nước ngầm mạch
sâu với công suất 5 đến 500 l/s, sâu từ vài chục đến vài trăm mét và có đường kính
100 – 600 mm. Thông thường chi phí khoan mỗi cây giếng khoan khoảng 2 triệu
đồng đến 3,5 triệu đồng. Giếng khoan là phương tiện để lấy nước ngọt dưới đất

×