Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.05 KB, 27 trang )

0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * * * * * * * * * * * * * * *










TP. HỒ CHÍ MINH - 2015
1
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.




Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH



Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:




Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường
tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố
Hồ Chí Minh,vào lúc
…………………………………………………………




Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:




Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường tại Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa duy ý chí ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XIX ở
nước Đức với tư tưởng triết học của hai đại biểu nổi tiếng là
A. Schopenhauer và F. Nietzsche đã đánh dấu bước chuyển từ triết học
truyền thống sang triết học hiện đại, làm bùng nổ cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa duy lý, chống tư duy tư biện trong triết học của G.W.F. Hegel, xem
xét lại vai trò của triết học và những vấn đề cơ bản mà triết học cần giải
quyết gắn với đời sống hiện thực của con người. Chủ nghĩa duy ý chí
không chỉ phản ánh được những suy đồi của chủ nghĩa tư bản, sự bất lực
của trật tự lý tính, mà còn bám sát vào các điểm nóng của đời sống hiện

thực từ đó đưa ra bản thể của tồn tại người, xoáy sâu vào những đau khổ,
những phi lý, những bất công mà con người phải chịu đựng, nhấn mạnh
đến sự khủng hoảng đời sống nội tâm của con người, từ đó đi tìm nguyên
nhân gây nên đau khổ và phương pháp giải thoát con người khỏi đau khổ.
Trên cơ sở vạch trần và phê phán các giá trị suy đồi của xã hội đương thời,
chủ nghĩa duy ý chí không chỉ thể hiện bản chất hư vô và bi quan chủ nghĩa
trong đời sống con người, mà còn hướng đến sự vượt qua những bản chất
này, xây dựng lại những giá trị đích thực cho sự tồn tại người, tồn tại trong
tự do và trưởng thành trong sáng tạo. Với cách tiếp cận và giải quyết các
vấn đề cơ bản của triết học mới mẻ, nhấn mạnh vào phương diện nhân bản
- phi duy lý và yêu cầu triết học phải có tiếng nói phản biện, chủ nghĩa duy
ý chí đã thức tỉnh tư duy phản tư của con người, xây dựng triết học tâm
trạng, mở đường cho triết học đời sống, phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh,
triết học nhân học ra đời và phát triển. Vì vậy, việc tìm hiểu chủ nghĩa duy
ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại chính là bước
tiếp cận đầu tiên cần thiết để nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại
ngoài mác xít sâu sắc và hợp lý hơn.
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, những vấn đề triết học nhân bản -
phi duy lý mà chủ nghĩa duy ý chí nêu lên cách đây hơn 150 năm vẫn còn
nguyên giá trị. Câu hỏi: Tại sao con người càng văn minh hơn, thì sự bất
lực, sự vô vọng, nỗi đau khổ của con người lại càng mạnh mẽ hơn? vẫn ám
ảnh loài người mỗi ngày và đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng không
những về mặt lý luận, mà cả về mặt thực tiễn. Chống chủ nghĩa bi quan và
chủ nghĩa hư vô, phục hồi lại niềm tin cho con người vào các giá trị tốt
đẹp, phát huy sức mạnh sáng tạo giúp con người có thể đương đầu với
những “cú sốc” trong hiện tại và vững bước tới tương lai là thông điệp
3
nhân văn do chủ nghĩa duy ý chí đưa ra và cho đến ngày nay lại càng mang
tính thời sự, tính cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí còn nhằm cung cấp nguồn tài

liệu khoa học và cơ sở khách quan khi tiếp cận với những quan điểm trái
chiều, từ đó nâng cao năng lực nhận thức, tư duy lý luận cho con người,
chắt lọc và làm sáng tỏ những giá trị tư tưởng của nhân loại, đồng thời
thông qua đó để xây dựng các giải pháp phát huy sức mạnh ý chí của con
người Việt Nam trong quá trình đổi mới, giao lưu và hội nhập quốc tế.
Với những lý do nêu trên, người viết chọn “Chủ nghĩa duy ý chí và
vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại” làm đề tài luận án
tiến sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề chung của chủ nghĩa duy ý chí,
trước hết phải kể đến tác phẩm Triết học phương Tây hiện đại tập 1 của tác
giả Lưu Phóng Đồng đã đưa ra khái niệm chủ nghĩa duy ý chí như trào lưu
triết học duy tâm đề cao tác dụng ý chí của con người, xem ý chí là điểm
xuất phát của mọi tồn tại, xây dựng nội dung của chủ nghĩa duy ý chí với
ba mục là tình hình chung, thuyết ý chí đời sống của A. Schopenhauer và
chủ nghĩa phi lý tính của F.Nietzsche, mà sau này sửa thành quyền lực ý
chí luận của F. Nietzsche. Ngoài ra, hầu hết các Từ điển triết học đều đề
cập sơ lược đến chủ nghĩa duy ý chí, khẳng định bản thể luận duy tâm, lấy
ý chí làm cơ sở ban đầu của mọi cái tồn tại, còn nhận thức là một quá trình
phi duy lý. Từ điển bách khoa triết học tiếng Nga do E.. yбcкий, .B.
Kopoблeвa, B.A. Лyтчeнкo chủ biên định nghĩa chủ nghĩa duy ý chí
(Boлюнтаризм) là một trong những trào lưu siêu hình học vì xem sự vật
tồn tại tự thân, do mình và vì mình, đồng thời cũng là trào lưu tâm lý học,
vì nghiên cứu những chức năng của đời sống nội tâm.
Thứ hai, nghiên cứu về nội dung của chủ nghĩa duy ý chí, bao gồm
một số tác giả nghiên cứu về tư tưởng của A. Schopenhauer và F.
Nietzsche và chính những tác phẩm triết học của hai ông.
Nghiên cứu về tư tưởng của A. Schopenhauer và F.Nietzsche phải kể
đến tác giả Quang Chiến chủ biên tác phẩm Chân dung triết gia Đức do
Viện triết học trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, xuất bản

năm 2000, đã xác định ý chí nguyên thủy (Urwill) của A. Schopenhauer
với bản năng sống mãnh liệt, phi lý tính, còn ý chí quyền lực của F.
Nietzsche là học thuyết về sự phê phán và xây dựng giá trị cho con người.
Tác giả G.Deleuze đã phân tích tư tưởng triết học của F. Nietzsche một
cách biện chứng thông qua tác phẩm Nietzsche và triết học của mình do
4
Nxb.Tri thức xuất bản năm 2010, được Nguyễn Thị Từ Huy dịch. B.
Ratxen viết tác phẩm Lịch sử triết học phương Tây nhấn mạnh đến ý chí
luận và chủ nghĩa bi quan của A. Schopenhauer, đồng thời đi sâu nghiên
cứu các nghịch lý và triết học phê phán của F. Nietzsche.
Những tác phẩm triết học cơ bản của A. Schopenhauer có Siêu hình
tình yêu, siêu hình sự chết do Nxb. Kinh Thi, Sài Gòn xuất bản năm 1971,
Hoàng Thiên Nguyễn dịch. Tác phẩm Thế giới như ý chí và biểu tượng
(Mиp кaк вoля и пpeдcтaвлeниe, изд. Литepaтypa, Mинcк, 1998) chia
thành 4 quyển nghiên cứu thế giới biểu tượng và thế giới ý chí giúp hiểu
sâu sắc hơn về ý chí sống, ý chí vũ trụ và có thể hệ thống hóa nội dung ý
chí luận của A. Schopenhauer trong chủ nghĩa duy ý chí.
Những tác phẩm triết học của F. Nietzsche có Triết lý Hy Lạp thời bi
kịch, Nxb. Tân An xuất bản năm1975, Trần Xuân Kiêm dịch, Zarathustra
đã nói như thế - Nxb. Văn học xuất bản năm 1999, Trần Xuân Kiêm dịch.
Bên kia thiện ác, Nxb. Văn hóa thông tin xuất bản 2008, Nguyễn Tường
Văn dịch, Kẻ phản Ki - tô, Nxb. Tri thức xuất bản 2011, Hà Vũ Trọng
dịch,… Hàng loạt những tác phẩm của F. Nietzsche cũng được dịch sang
tiếng Nga do nhà xuất bản ACT xuất bản tại Moscow năm 2004 như Đánh
giá lại mọi giá trị (

epeoцeнкa вceгo цeннoгo), Về các nhà triết học(O
филocoфax), Vừng hồng (Ympeнняя зapя), Khoa học vui vẻ (Beceлaя
нayka), … Riêng tác phẩm Ý chí quyền lực (The will to power) của F.
Nietzsche dịch sang tiếng Anh xuất bản năm 1968 tại New York với 4

quyển, trong đó quyển thứ 3 xem xét nguyên tắc thiết lập giá trị mới với 4
mục: ý chí quyền lực khoa học, ý chí quyền lực tự nhiên, ý chí quyền lực
trong quan hệ cá nhân và xã hội và ý chí quyền lực nghệ thuật có thể giúp
hệ thống hóa được vấn đề ý chí quyền lực của F. Nietzsche.
Thứ ba, nghiên cứu vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học
phương Tây hiện đại có thể kể đến Nguyễn Hào Hải viết Một số học thuyết
triết học phương Tây hiện đại, được Nxb. Văn hoá Thông tin xuất bản
2001, Phạm Minh Lăng viết tác phẩm Những chủ đề cơ bản của triết học
phương Tây được Nxb. Văn hoá thông tin xuất bản vào năm 2001, Các con
đường của triết học phương Tây hiện đại của J.K.Melvil do Đinh Ngọc
Thạch và Phạm Đình Nghiệm biên dịch được Nxb. Giáo dục xuất bản năm
1997, đồng thời có một số tác phẩm chuyên sâu hơn về từng triết gia như
Để hiểu Bergson xuất bản năm 1999 của F.Meyer do Nguyễn Nguyên dịch;
Freud đã thực sự nói gì? xuất bản năm 2002 của D.S. Clark do Lê Văn
Luyện và Huyền Giang dịch; Tâm lý học chuyên sâu xuất bản năm 2005
của Lưu Hồng Khanh, Phi lý trí xuất bản năm 2009 của D.Ariely, do Hồng
5
Lê, Phương Lan dịch. Ngoài ra còn một số tác phẩm của các triết gia như
H. Bergson, S. Freud, A. Camus, J.P. Sartre, … cũng đã trở thành nguồn tài
liệu quan trọng bổ sung cho nội dung vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối
với triết học phương Tây hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là làm sáng tỏ và hệ thống hóa những nội dung
cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí trên phương diện bản thể luận, nhận thức
luận và nhân bản luận. Phân tích vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với
triết học phương Tây hiện đại nhằm thấy rõ tầm quan trọng của các nguồn
xung động bản năng, xung động tâm lý, xung động tinh thần, xung động
nội tâm đối với đời sống con người.
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích làm sáng tỏ những cơ sở, tiền đề, quá trình hình thành

và phát triển của chủ nghĩa duy ý chí. Thứ hai, phân tích nội dung tư
tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí, trong đó nhấn mạnh đến thế giới
như ý chí và biểu tượng của A.Schopenhauer, thế giới như ý chí quyền lực
của F.Nietzsche. Thứ ba, nêu lên những giá trị, những hạn chế của chủ
nghĩa duy ý chí, phân tích vai trò mở đường của chủ nghĩa duy ý chí đối
với sự ra đời và phát triển của triết học đời sống, phân tâm học, triết học
hiện sinh và chủ nghĩa hậu hiện đại, đồng thời rút ra những bài học từ việc
nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án thuộc chuyên ngành Lịch sử triết học. Đối tượng nghiên cứu
của luận án là chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học
phương Tây hiện đại. Phạm vi nghiên cứu của luận án về cơ sở tư liệu là
các tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết của chính những đại
biểu thuộc chủ nghĩa duy ý chí và của những nhà nghiên cứu chủ nghĩa duy
ý chí. Về nội dung là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
phát triển chủ nghĩa duy ý chí, nội dung của chủ nghĩa duy ý chí, vai trò
của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học phương Tây hiện đại, giá trị, hạn
chế và những bài học lịch sử rút ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các
nguyên tắc tính khách quan, nguyên tắc tính lịch sử - cụ thể, nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nguyên tắc mâu thuẫn, phương pháp
đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương pháp tiếp cận bằng học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội được sử dụng như là những phương pháp chung trong việc
6
thực hiện luận án. Ngoài ra, luận án còn được thực hiện dựa trên những
phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử và lôgic, phân
tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, loại suy, chứng minh, mô tả, đặc
biệt phương pháp văn bản học.

6. Cái mới của luận án
Luận án đã hệ thống hóa được nội dung của chủ nghĩa duy ý chí với
tính chất phi duy lý, phi hệ thống, duy tâm và nhân bản; rút ra được những
giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí; chứng minh được vai trò mở
đường, đặt cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy ý chí cho sự phát triển
tiếp theo của các trào lưu triết học phương Tây hiện đại nhân bản – phi duy
lý ra đời và phát triển.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án đã xác định được các khái niệm cơ bản như
ý chí vũ trụ, ý chí quyền lực và các đặc trưng của chúng, nêu lên tác động
của chúng trong sự vận động và phát triển của tư duy triết học cũng như
trong đời sống hiện thực của con người. Luận án đã xây dựng sợi dây liên
kết các nguồn sức mạnh của ý chí phi duy lý như sức mạnh bản năng, sức
mạnh tinh thần, sức mạnh tâm lý, sức mạnh cảm xúc đến sức mạnh sáng
tạo của văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ nhằm phát triển văn minh đi đôi với
bảo tồn sự tồn tại chân chính của con người.
Ý nghĩa thực tiễn: luận án góp phần nâng cao năng lực nhận thức của
con người khi tiếp cận với các tư tưởng triết học phương Tây; định hướng
xây dựng nguồn sức mạnh ý chí của con người dựa trên các giá trị nhân
văn; làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy triết học.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần chú thích, tài liệu tham khảo,
nội dung của luận án được kết cấu gồm 3 chương, 8 mục.

Chương 1
NHỮNG CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
1.1.1. Bối cảnh lịch sử của các nước châu Âu thế kỷ XIX
Bối cảnh lịch sử của các nước châu Âu thế kỷ XIX được xét tổng thể

trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, khoa học – kỹ thuật, tư tưởng, âm
nhạc và văn học. Xét trên lĩnh vực kinh tế, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã từng bước xác lập và phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện
thông qua cuộc cách mạng công nghiệp, mà từ đó trình độ của lực lượng
7
sản xuất được nâng lên một bước mới. Sự thay đổi của lực lượng sản xuất
kéo thay sự thay đổi quan hệ sản xuất và sự rung chuyển không ngừng
trong tất cả những quan hệ xã hội. Đồng thời, những cuộc khủng khoảng
kinh tế với quy mô ngày càng sâu, rộng dẫn đến cuộc sống con người bị
đày đọa trong đau khổ triền miên, bất tận. Xét trên lĩnh vực chính trị, từ
cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) đến công xã Pari (1871) vẫn là thời kỳ
chính trị phức tạp, rối ren, đan xen quyền lực của chế độ phong kiến với
chế độ tư sản trong xã hội. Sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc cũng khác
nhau: chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là chủ nghĩa đế quốc thực dân Anh,
chủ nghĩa đế quốc Pháp gọi là chủ nghĩa đế quốc chuyên cho vay nặng lãi,
còn chủ nghĩa đế quốc Đức chỉ là Đế quốc tư sản Junke. Sự phát triển của
không đồng đều này dẫn đến quan hệ giữa các nước đế quốc luôn nằm
trong tình trạng căng thẳng, buộc phải gấp rút tăng cường quân đội, dùng
vũ lực để mở ra con đường bá quyền thế giới làm cho rất nhiều người bị lôi
cuốn vào guồng máy chiến tranh bất chấp ý muốn chủ quan của họ, dẫn
đến cuộc sống của con người thường xuyên rơi vào đau khổ, khốn cùng.
Xét trên lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, ngoài ba học thuyết khoa học tự
nhiên nổi tiếng giữa thế kỷ XIX là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa, thì tiếp theo là những phát minh về
sóng ánh sáng, sóng điện từ, tia X đã làm lung lay các quan điểm siêu hình
về thế giới, tính bất ổn, biến đổi liên tục của các dạng vật chất, các nguồn
năng lượng trong thế giới làm cho bức tranh về thế giới của chủ nghĩa duy
vật máy móc, siêu hình mặc dù đạt được đỉnh cao vào thế kỷ XIX, nhưng
cũng dần dần bị bác bỏ. Xét trên lĩnh vực lý luận tư tưởng, văn hóa diễn ra
sự hoàn thiện tư tưởng kinh tế - chính trị học cổ điển Anh, phát triển tư

tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, phát triển chủ nghĩa Marx ở
nước Đức, đồng thời manh nha xuất hiện hai khuynh hướng chủ đạo trong
triết học phương Tây hiện đại là khuynh hướng thực chứng khoa học và
khuynh hướng nhân bản – phi duy lý. Ngoài ra, dòng văn học, âm nhạc
lãng mạn cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa
duy ý chí.
1.1.2. Bối cảnh lịch sử của nước Đức thế kỷ XIX
Nước Đức vào thế kỷ XIX cũng có những bối cảnh lịch sử chung vừa
giống các nước châu Âu, lại vừa có ba nét khác biệt cơ bản: một là, ở nửa
đầu thế kỷ XIX, kinh tế nước Đức tụt hậu rất xa so với các nước châu Âu
cùng thời, nhưng sau khi thống nhất nước Đức năm 1871, thì kinh tế của
nó lại có những bước nhảy vọt, có sự bứt phá đi lên với sức mạnh thần kỳ.
Hai là, mâu thuẫn và xung đột giữa các giai tầng xã hội ngày càng sâu sắc,
8
do tính chất không triệt để của giai cấp tư sản Đức trong các cuộc cách
mạng, dẫn đến chính trị nước Đức rối ren, chiến tranh, xung đột, thay đổi
diễn ra liên tục và vấn đề thống nhất nước Đức phải giải quyết bằng con
đường “máu và lửa” từ trên xuống, cho nên sức mạnh quân sự và dấu ấn
bạo lực hầu như in sâu trong đời sống xã hội nước Đức. Ba là, sự bùng nổ
những cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hoá – tinh thần, mà nổi bật là
trong triết học với khẩu hiệu chống chủ nghĩa duy lý, chống tư duy tư biện
thuần túy, trở thành điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa duy ý chí ra đời.
1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA DUY
Ý CHÍ
1.2.1. Tiền đề lý luận từ triết học phương Đông
Bái hỏa giáo mang lại những ý tưởng nhất định trong việc xây dựng ý
chí quyền lực của F.Nietzsche, khi Zarathustra người sáng lập nó đã xây
dựng hình tượng Ahura Mazda, Đấng Chúa Tể Toàn Năng, vị thần duy
nhất thống trị thế giới, nhưng có cả hai mặt Thiện và Ác; xem con người cả
nam lẫn nữ được sinh ra trong trắng, không tội lỗi và có thể dùng ý chí lựa

chọn phục vụ cho cái thiện hay cái ác. Sự lựa chọn của chính con người
quyết định số phận của con người. Điều này tạo nên hình tượng Siêu nhân
của F. Nietzsche gắn với tính tự do, tự chủ và độc đáo sau này. Ấn Độ giáo
cống hiến những tư tưởng “Ý chí như là Brahman”, bản chất tế vi của linh
hồn, thế giới ảo (maya), sức mạnh nhiệt tình (tapas) và dục tính như khởi
nguồn vạn vật, nhận thức cao nhất là nhận thức bằng trực giác (intuition),
thực nghiệm tâm linh để đi đến giải thoát của con người trở thành cơ sở lý
luận quan trọng cho sự hình thành tư tưởng triết học của chủ nghĩa duy ý
chí. Phật giáo với tư tưởng vô minh, bể khổ, Niết bàn đã khơi dậy tính phi
duy lý, chủ nghĩa bi quan và con đường giải thoát cho con người bằng đạo
đức học khổ hạnh trong chủ nghĩa duy ý chí.
1.2.2. Tiền đề lý luận từ triết học phương Tây
Plato với học thuyết ý niệm (idea) và “Truyện ngụ ngôn về Cái hang”
trở thành cơ sở lý luận để xây dựng thế giới như ý chí và biểu tượng của
A. Schopenhauer, nhưng ý niệm của Plato được xây dựng theo hướng duy
lý, còn ý chí ở A. Schopenhauer là phi duy lý. Ngoài ra, những ý tưởng
trong “Bữa tiệc rượu” của Plato đã gợi mở cho A. Schopenhauer phát triển
siêu hình tình yêu của mình sau này. I. Kant với tư tưởng triết học về thế
giới “vật tự thân”(ding an sich) và thế giới hiện tượng, về tính thường
nghiệm và siêu nghiệm của không gian, thời gian được áp dụng cho học
thuyết về thế giới của A. Schopenhauer. J.G. Fichte xem cái Tôi mà tự nó
sản sinh ra nó là cái Tôi tuyệt đối, tồn tại trước cả tự nhiên và con người,
9
sáng tạo ra thế giới trờ thành mẫu Người lý tưởng, Con người viết hoa, mà
F. Nietzsche hay sử dụng cho Siêu nhân của mình.
1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ
NGHĨA DUY Ý CHÍ
1.3.1. Chủ nghĩa duy ý chí nửa đầu thế kỷ XIX trong tư tưởng triết
học của A. Schopenhauer
A. Schopenhaeur - triết gia đặt nền tảng cho chủ nghĩa duy ý chí

A. Schopenhaeur sinh năm 1788 trong gia đình cha là thương nhân và
chủ nhà băng giàu có, mẹ là nữ văn sĩ nổi tiếng, tại Danzig (Đức). Ông là
người nhạy cảm với các sự kiện và có con mắt quan sát sắc xảo, thời niên
thiếu đã thông thạo tiếng Pháp, xuất sắc về tiếng Anh, tiếng La tinh và
tiếng Tây Ban Nha. A. Schopenhauer đi nhiều nơi, từng làm thương gia,
học y khoa, sau đó tốt nghiệp khoa Triết với luận án Về bốn căn cứ của quy
luật lý do đầy đủ. Trong 4 năm (1814 đến 1818) A.Schopenhauer hoàn
thành tác phẩm Thế giới như ý chí và biểu tượng. Năm 1819,
A.Schopenhaeur nhận làm giáo sư triết học dạy tư ở Đại học Berlin và
suốt ba mươi năm trời, là một giáo sư không môn đệ, một nhà văn không
độc giả. Dấy lên cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy lý, nhưng sự bất đồng
vĩnh viễn giữa lý tính mệt mỏi và ý chí đói khát – là nguồn gốc cơ bản tạo
nên chủ nghĩa bi quan đối với cuộc sống của A. Schopenhaeur. Sau năm
1848, trước hiện thực xã hội rối ren, tư tưởng triết học của ông được đại
chúng đón nhận, ông được ca ngợi là triết gia vĩ đại, thậm chí vào năm
1911 tại Frankfurt bên bờ sông Maine đã lập ra Hội Schopenhauer. Tuy
nhiên, A.Schopenhauer vẫn sống rất cô đơn vì tan vỡ tình mẫu tử suốt 24
năm, vì lập gia đình, chỉ làm bạn bạn duy nhất với một con chó nhỏ và năm
1860 A.Schopenhauer qua đời tại Frankfurt bên bờ sông Maine.
Thời kỳ trước năm 1848: xây dựng học thuyết ý chí
Xuất phát từ nhận thức luận trong bốn căn cứ của quy luật lý do đầy
đủ, A. Schopenhauer nghiên cứu sâu thêm tư tưởng triết học phương Đông
để xây dựng hệ thống triết học của mình bằng tác phẩm “Thế giới như ý chí
và biểu tượng” với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa hư vô,
thẩm mỹ học thần bí, đạo đức học đồng cảm, chủ nghĩa khổ hạnh, chúng
kết hợp chặt chẽ trong chủ nghĩa duy ý chí nhất nguyên. Đồng thời,
A.Schopenhaeur hết sức đề cao phương pháp nhận thức trực giác trong
hoạt động sáng tạo nghệ thuật và đời sống tinh thần của con người.
Thời kỳ từ năm 1848 đến năm 1860: vận dụng học thuyết ý chí vào
giải quyết các vấn đề của đời sống con người

10
Trong thời kỳ này, A. Schopenhaeur viết rất nhiều các chuyên đề, tiểu
luận văn nghệ có nội dung gần gũi với đời sống con người. Chúng đặt con
người đối diện ngay với những vấn đề bức xúc nhất của cuộc sống như
định mệnh, tình yêu, tương quan giữa lý tưởng và thực tế, cái chết, tự sát,
nỗi đau khổ chung, hạnh phúc, sự bất tử, thuyết duy linh, bản năng tính
dục, … nên dễ dàng đi vào lòng độc giả.
1.3.2. Chủ nghĩa duy ý chí nửa sau thế kỷ XIX trong tư tưởng triết
học của F.Nietzsche
F. Nietzsche - triết gia tạo dựng bước phát triển mới trong chủ nghĩa
duy ý chí
F. Nietzsche (1844 – 1900) sinh ra trong gia đình mục sư theo phái
Luther, nên từ bé ông đã bộc lộ lòng mộ đạo, tư chất rất thông minh, say
mê lịch sử, giỏi về ngôn ngữ học, đặc biệt thuần thục tiếng Latinh và tiếng
Hy Lạp, từng làm giáo sư giảng dạy Ngữ văn cổ điển tại trường Đại học
Basel, từng phục vụ trong quân đội, đi rất nhiều nơi để cảm nhận đời sống,
say mê thơ ca của Goethe, tràn đầy cảm xúc mãnh liệt với âm nhạc của
L.Beethoven, và đặc biệt bị hấp dẫn bởi triết học của A.Schopenhauer.
Cuộc đời của F. Nietzsche đầy tâm trạng với những khối mâu thuẫn cao độ
trong sự nghiệp, tình bạn, tình yêu, niềm tin tôn giáo, … nên tư tưởng triết
học của ông có cái nhìn nội tâm sâu lắng và mặc khải xuất thần. Ôm trọn
những bi kịch tinh thần của thời đại, cuộc đời của F. Nietzsche ba phần tư
là đau khổ, một phần tư còn lại là kiệt sức và ông qua đời tại Weimar khi
mới 56 tuổi.
Thời kỳ trước năm 1883: tiếp thu và phê phán các giá trị lưu truyền
Xuất phát từ ngôn ngữ và văn hóa học, F. Nietzsche đã xây dựng bản
thể triết học siêu hình nghệ thuật và nghiên cứu triết lý Hy Lạp thông qua
lăng kính nhân cách và đời sống nội tâm của các triết gia. Ngoài mục đích
tạo ra một trào lưu tư tưởng mới trong khối tam giác (A. Schopenhaeur -
R.Wagner - F.Nietzsche), F.Nietzsche đã xây dựng khái niệm “thần Apolo

và thần Dionysos” cho nhân bản luận của mình. Xuất phát từ ý chí sống
của A. Schopenhaeur, nhưng F.Nietzsche muốn làm thay đổi bản chất bi
quan, hư vô của nó, ông nêu lên ý chí quyền lực đó là sức mạnh sự sống
tồn tại trong cá thể, mãi mãi tăng trưởng, không ngừng nảy nở và sáng tạo
mở rộng, đó là nhân cách của con người. F. Nietzsche đã dùng phương
pháp trải nghiệm cuộc đời và nội tâm của chính mình, hoạt động hoàn toàn
độc lập riêng lẻ để phê bình các quan niệm đã có trong các lĩnh vực như
luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội, nghệ thuật và khoa học từ đó phá bỏ các
giá trị cũ sáng tạo ra học thuyết mới về giá trị trong mối quan hệ với con
11
người, con người là một con vật biết đo lường, thẩm định và đánh giá, nó
phải tự sáng tạo ra những giá trị phù hợp với đời sống đích thực của bản
thân mình.
Thời kỳ từ năm 1883 đến năm 1900: xây dựng các giá trị mới dựa
trên ý chí quyền lực
Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ tư tưởng triết học của F. Nietzsche với
học thuyết về Ý chí quyền lực, về Siêu nhân và Luân hồi vĩnh cửu. Những
tác phẩm Bên kia thiện ác, Phổ hệ đạo đức, Hoàng hôn của ngẫu tượng Kẻ
phản Kitô, … đã ra đời nhằm phê phán thời hiện đại, phê phán chính trị,
khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và đạo đức của nó. Tác phẩm Ý chí quyền
lực đã đưa ra một loạt nguyên tắc đánh giá mới lấy ý chí làm trọng tâm sẽ
có ý chí quyền lực đối với khoa học, ý chí quyền lực trong giới tự nhiên, ý
chí quyền lực của xã hội và cá nhân, ý chí quyền lực của nghệ thuật. Đặc
biệt, tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất nhân cách và tư tưởng của F.Nietzsche
là Zarathustra đã nói như thế đã nêu lên được ý nghĩa và xây dựng lại sự
tôn nghiêm của cuộc sống, khôi phục và phát huy tiềm năng của cái tôi để
chỉ có trong trong sáng tạo mới thể hiện được giá trị của loài người.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở bối cảnh kinh tế - xã hội châu Âu, đặc biệt nước Đức có
nhiều rối ren, phức tạp, loạn lạc, chiến tranh liên miên làm cho đời sống

con người đầy rẫy những nỗi đau khổ, trên nền tảng tư tưởng triết học duy
tâm phương Tây và triết học tôn giáo phương Đông, cộng với trí tuệ, tài
năng, tâm hồn nhạy cảm của hai nhà triết học nước Đức A.Schopenhauer
và F.Nietzsche, chủ nghĩa duy ý chí đã ra đời, hình thành và phát triển theo
hai giai đoạn cơ bản là giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX với ý chí luận duy
tâm khách quan của A.Schopenhauer và giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX với
ý chí luận duy tâm chủ quan của F.Nietzsche, mà mục đích chung là mở ra
một hướng đi mới cho triết học trên nền tảng nhân văn – phi duy lý nhằm
giải thoát con người khỏi biển đời đầy biến động, loạn lạc, chém giết, chiến
tranh, bóc lột, tàn nhẫn, vô lối, đau khổ.

Chương 2
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
2.1.BẢN THỂ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
2.1.1. Quan niệm về ý chí trong lịch sử triết học
Trên phương diện tâm lý, ý chí được hiểu như sự khát khao, sự ham
muốn, sự đam mê, nguyện vọng trên phương diện hành vi của con người, ý
chí hiểu như sự nỗ lực, nghị lực, sức mạnh, sức sống trên phương diện triết
12
học, ý chí được hiểu như là động lực, xung năng, xung lực. Và với cách
tiếp cận triết học, thì có thể định nghĩa ý chí là xung năng nội tại thôi thúc
chủ thể hành động để hoàn thành mục tiêu xác định hoặc bất định.
Trong lịch sử triết học, Plato xem ý chí là phương diện cảm xúc tâm lý
của con người, ý chí nằm trong lồng ngực con người là phần thứ hai của
linh hồn, bao gồm những đam mê và nghị lực, hoạt động theo nguyên tắc
giận dữ tạo ra sức mạnh, nên người có ý chí đúng đắn là người cần có tính
can đảm. Thánh Augustin hướng tự do ý chí của con người đến bản nguyên
đầu tiên bất diệt là ý chí Thượng đế; Dunt Scotus đề cao ý chí hơn lý trí,
nhưng họ đều công nhận nền tảng để nhận thức ý chí của Thượng đế là đức
tin. I. Kant là người không chấp nhận điều trên, ông xem ý chí chính là bản

thân lý tính bị sự thôi thúc nào đó và ý chí chỉ tự do khi nó tuân theo mệnh
lệnh tuyệt đối.
Trong tư tưởng triết học của A.Schopenhauer, ý chí được xác định là
xung năng nội tại thôi thúc chủ thể hành động để hoàn thành mục tiêu bất
định, còn ý chí vụ trụ là xung năng nội tại tồn tại tự do, biểu hiện thống
nhất, hoạt động mù quáng và tạo nên bản chất của thế giới. Trong tư tưởng
triết học của F. Nietzsche ý chí được xem là xung năng nội tại của chủ thể
hoạt động theo mục đích xác định, còn ý chí quyền lực là xung năng nội tại
tồn tại vì tự do đích thực của chủ thể nhằm tăng trưởng không ngừng và
hân hoan sáng tạo.
2.1.2. Thế giới như là ý chí vũ trụ và ý chí quyền lực
Ba đặc trưng cơ bản của ý chí vũ trụ trong tư tưởng triết học của
A.Schopenhauer
Đặc trưng thứ nhất, ý chí vũ trụ là ý chí tự do tuyệt đối, nó mang bản
chất sâu thẳm bên trong của mọi sự vật, vì vậy việc truy tìm nguồn gốc
của ý chí vũ trụ ở các sự vật, hiện tượng khác, ở vật chất, thời gian, không
gian, sự vận động là không thể, thậm chí ở các yếu tố tương đối tương
đồng với nó như ý thức, tri thức, tư duy cũng là không thể. Sự tồn tại của
thế giới là vô nghĩa, chỉ có chủ nghĩa hư vô trong thực tại và trong đời sống
tinh thần của mọi dân tộc.
Đặc trưng thứ hai, ý chí vũ trụ biểu hiện thống nhất như một chỉnh thể
trọn vẹn. Chỉnh thể này phân chia cá thể thành những cấp bậc khách thể
hóa khác nhau: cấp bậc khách thể hóa của thế giới vô cơ; cấp bậc khách thể
hóa của thế giới thực vật; cấp bậc khách thể hóa của thế giới động vật (trừ
con người); cấp bậc cao nhất trong khách thể hoá của ý chí vũ trụ biểu hiện
trọn vẹn nhất trong con người. Chính vì sự biểu hiện thống nhất của ý chí
vũ trụ dẫn đến thế giới ý chí tồn tại vĩnh cửu.
13
Đặc trưng thứ ba, ý chí vũ trụ hoạt động mù quáng, tuân theo bản năng
gốc, bản năng nguyên thủy, bị kéo vào xu hướng muốn sống, muốn sinh

sản một cách vô thức, nhưng thống trị toàn bộ thế giới. Điều này thể hiện
chân lý bất diệt của bản thể người, nó tồn tại nhờ sự nối tiếp của các thế hệ
tương lai và nhờ chủng loại.
Ba đặc trưng cơ bản của ý chí quyền lực trong tư tưởng triết học của
F. Nietzsche
Đặc trưng thứ nhất, ý chí quyền lực là ý chí tồn tại vì tự do đích thực.
Xuất phát từ việc phê phán ý chí vũ trụ của A.Schopenhauer mang bản chất
hư vô, dường như chúng thống trị vạn vật, nhưng thực ra là không thống trị
cái gì, F. Nietzsche đòi hỏi giải phóng ý chí quyền lực ra khỏi căn bệnh hư
vô, trở thành ý chí tự do đích thực biểu hiện thông qua sự muốn được tự
do, hành động theo khả năng muốn và khả năng tạo ra sự khác biệt.
Đặc trưng thứ hai, ý chí quyền lực là xung năng nội tại tăng trưởng
không ngừng trong chủ thể nhằm xóa tan sự suy đồi, sự vô hồn của thế giới
đem đến sinh khí sống động cho nó. Xung năng nội tại muốn tăng trưởng
không ngừng, thì ý chí quyền lực phải thực hiện những cuộc đấu tranh: đấu
tranh chống những giá trị ngoại lai tồn tại trong chính mình một cách liên
tục, thường xuyên, bền bỉ; đấu tranh với những sức mạnh xa lạ bên trong
cũng như bên ngoài bản thân chủ thể; chuyển hóa của các nguồn sức mạnh
đến sáng tạo và trưởng thành.
Đặc trưng thứ ba, ý chí quyền lực là sự hân hoan sáng tạo của chủ thể
với những điều kiện là ý chí quyền lực phải tồn tại tự do, phải có khả năng
muốn và khả năng tạo ra sự khác biệt. Còn con đường để ý chí quyền lực
sáng tạo một cách hân hoan là suy tư, chọn lọc, quyết định và hành động.
Đây là quá trình F. Nietzsche muốn nâng con người trần trụi với thực tại
khốn cùng lên thành con người siêu việt căng tràn sức sống và niềm vui.
2.2. NHẬN THỨC LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
2.2.1. Nhận thức luận trên nền tảng thế giới như là biểu tượng và ý
chí
A.Schopenhauer xây dựng nhận thức luận trên nền tảng thế giới
như là biểu tượng

A. Schopenhauer tuyên bố: “Một mặt của thế giới này là biểu tượng,
mặt khác là ý chí”
1
và hai mặt này có mối quan hệ mật thiết trong sự tồn tại
của cá nhân con người. Thế giới biểu tượng chính là thế giới mà được nhận

1

A. Шoпeнгayэp (1998), Mиp кaк вoля и пpeдcтaвлeниe, изд. Литepaтypa,
Mинcк, ctp.80.
14
thức cảm tính của con người biết đến và con người nhận thức nó bằng kinh
nghiệm, khoa học và lý tính tuân theo bốn căn cứ của quy luật lý do đầy
đủ: quy luật lý do đầy đủ của sự hiện hữu; quy luật lý do đầy đủ của nhận
thức; quy luật lý do đầy đủ của sự tồn tại; quy luật lý do đầy đủ của động
cơ, chúng tương ứng với vật lý học, logic học, toán học và đạo đức học.
A.Schopenhauer xây dựng nhận thức luận trên nền tảng thế giới
như là ý chí
A. Schopenhauer đưa ra nguyên tắc tuyệt đối của hoạt động nhận thức:
ý chí cao hơn nhận thức, từ đó phân tích những nội dung mới của lý luận
nhận thức như: đối tượng nhận thức là thế giới ý chí với tính tự phát, tính
tùy hứng, tính bản năng, tính xung động mù quáng, ; chủ thể nhận thức và
khách thể nhận thức phải đồng nhất và trùng khít với nhau; chỉ có thể dùng
trực giác nhận thức bản chất của chủ - khách thể; phương pháp trực giác đi
sâu vào bản chất của sự vật đòi hỏi rèn dũa khả năng đồng nhất với sự vật,
tập luyện tâm thức trong suốt, hướng tới sự chiêm nghiệm thuần túy; xem
xét chân lý là tương đối hay tuyệt đối phải đặt trong những trường hợp cụ
thể. Học thuyết về trực giác của A. Schopenhauer trong lý luận nhận thức
vẫn phải sử dụng đến tri giác cảm tính và khái niệm trừu tượng, nhưng vì
muốn đề cao tính phi duy lý của trực giác, nên ông chứng minh chân lý thể

hiện bằng kết quả hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ, hoạt động trí tuệ
của các nhà thông thái và hoạt động tu hành đạo đức khổ hạnh của đại đa
số tín đồ Phật giáo.
2.2.2. Nhận thức luận trên nền tảng thế giới như là ý chí quyền lực
Vấn đề giá trị của chân lý trong ý chí quyền lực
F.Nietzsche xem vấn đề chân lý chỉ là ý chí khát vọng chân lý của con
người. Ý chí này thể hiện mạnh mẽ nhất ở các triết gia, ông cho rằng thế
giới đời đời vẫn cần đến chân lý, cho nên nó đời đời cần đến triết gia,
những người nắm bắt tương lai bằng sự sáng tạo “nhận thức của họ là khả
năng kiến thiết, khả năng kiến thiết của họ là xây dựng luật tắc, ý chí khát
vọng chân lý của họ ấy là – ý chí khát vọng quyền lực”
2
. F.Nietzsche đưa
ra một tiến trình phi duy lý để đi đến chân lý vì đằng sau nó là những phán
định về giá trị, đằng sau những giá trị là những đòi hỏi của bản năng. Vì
vậy, sức mạnh hoạt động nhận thức của con người là sức mạnh hoạt động
của cái bản năng, của ý chí vô thức phi duy lý.
Tư duy bằng sức mạnh bản năng: trực giác và sáng tạo

2

Friedrich Nietzsche (2008), Bên kia thiện ác, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội,
Nguyễn Tường Văn dịch, tr.180.
15
F. Nietzsche xem bản năng cao hơn trí năng, cao hơn ý thức, nhờ đó
mới có những sáng tạo nghệ thuật, nhờ đó chủ - khách thể mới đồng nhất,
bản chất đích thực của đời sống mới hiện ra. Tư duy bằng bản năng chỉ liên
quan đến vấn đề giá trị đặt trong mối liên hệ với đời sống con người. Chính
tư duy bằng sức mạnh của bản năng, thậm chí là bản năng phi duy lý nhằm
mở rộng trực giác mãi mãi mới có thể nâng cao tầm nhận thức của con

người đến với mục đích sống và ý chí quyền lực.
Chu kỳ tinh thần của con người được F.Nietzsche mô tả qua ba cuộc
hóa thân với hình tượng: con lạc đà, con mãnh sư và trẻ thơ. Để nhận thức
được chân lý, mỗi người phải tự trải nghiệm qua ba giai đoạn trên, chứ
không có con đường đến với chân lý dựa trên sức mạnh tinh thần của người
khác hay lòng tin thuần túy của bản thân. Con người đến được với chân lý
là con người xóa bỏ những giá trị huyễn tưởng bên ngoài áp đặt cho tâm
thức lâu nay, con người dám chữa cho mình khỏi căn bệnh duy lý, đạt được
đến nhận thức ý chí quyền lực hay những lời rao giảng của Zarathustra.
2.3. NHÂN BẢN LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
2.3.1.Tác động của ý chí đối với đời sống con người
Ý chí vũ trụ là hạt nhân đau khổ của con người
Xuất phát từ hiện thực xã hội đương thời và đi từ khái niệm đau khổ
(duhkha) của Phật giáo, A. Schopenhauer phát triển học thuyết nhân sinh
của mình dựa trên lập luận ý chí vũ trụ với những đặc trưng tồn tại tự do
tuyệt đối, biểu hiện thống nhất và hoạt động mù quáng quyết định, điều
khiển cuộc sống của con người, từ đó đời người chìm trong khổ đau, đặc
biệt bốn nỗi đau khổ lớn nhất trong con người là sự khốn cùng, sự chán
chường, sự bó buộc và sự cô đơn.
Ý chí quyền lực là cội nguồn của niềm vui cuộc sống
F. Nietzsche đã thấy được nguyên nhân con người đau khổ là do nó
đánh mất sự tự lựa chọn, tự quyết định đời sống của mình, đặt đời sống của
mình theo những giá trị đã bị suy đồi và sớm hay muộn những giá trị này
sẽ hủy hoại bản chất con người. Vì lẽ đó, F. Nietzsche thường xem triết lý
của ông là cây búa tạ dùng để đập vỡ các giá trị đã suy đồi, mà cụ thể nhất
là ông đã phê phán luân lý thông qua việc đảo lộn các giá trị từ luân lý ông
chủ đến luân lý nô lệ và thu được “luân lý bầy đàn”. Phê phán tôn giáo với
tuyên bố: “Thượng đế đã chết!”, Thượng đế bị con người làm cho suy đồi,
Giáo hội đã lợi dụng những điều về một Thượng đế thiện để ru ngủ con
người trong vòng đau khổ, cần phải vạch trần “ba xảo quyệt Ki tô giáo” là

tin, yêu và hy vọng. Phê phán quốc gia xây dựng trên nền văn hóa lý tính
16
theo một lối mòn chung, một khuôn khổ chung đã xóa nhòa mọi bản sắc
riêng biệt của từng con người và từng dân tộc.
2.3.2.Giải thoát cho con người trong chủ nghĩa duy ý chí
Giải thoát con người khỏi ý chí vũ trụ trong triết học A.
Schopenhauer
Xuất phát từ mệnh đề đời là bể khổ và quan niệm con người đau khổ là
do ý chí vũ trụ bắt nó phải quay cuồng trong vòng sinh tử bất tận, nên
A. Schopenhauer khẳng định chỉ khi ý chí không còn những xung động
ham muốn, thì con người được cứu rỗi, tức là lúc ấy con người đã bước
qua được tồn tại thể nghiệm để thâm nhập vào tồn tại đích thực. Tuy nhiên,
ông phủ nhận những cách thức cứu rỗi con người bằng sự thụ động lười
suy nghĩ, bằng bệnh điên và bằng tự sát, đồng thời nhấn mạnh hơn đến ý
nghĩa cao cả của giải thoát bằng nghệ thuật duy mỹ và đạo đức khổ hạnh.
Nghệ thuật duy mỹ giúp cho con người vươn lên trên bầu không khí
nặng nề của thế tục, thoát ra khỏi sự áp chế của các dục vọng, chỉ cho con
người thấy cái bất diệt, cái phổ biến ở đằng sau cái phù du, cá biệt. Những
cấp bậc nghệ thuật đi từ thấp đến cao: thứ nhất là kiến trúc và thủy lực; thứ
hai là hội họa; thứ ba là điêu khắc; thứ tư là văn học; cuối cùng là âm nhạc.
Việc thực hiện chủ nghĩa khổ hạnh là tiêu diệt lòng ích kỷ trong con
người với hai giai đoạn là tự nguyện đồng khổ và tu hành khổ hạnh. Khi
con người đi đến hoàn thành chiến công của tình yêu thương, thì thế giới
biểu tượng biến mất, họ bắt đầu cảm nhận được bản thân mình như là chính
mình. Sau đó bước đến tu hành khổ hạnh thể hiện bằng việc thiện chí, nhẫn
nại vô hạn với mọi thứ xung quanh; đối xử lại với cái ác bằng cái thiện và
tình yêu; từ chối mọi đam mê ham muốn; từ bỏ mọi của cải, nhà cửa, người
thân, cô độc sâu sắc và hoàn toàn trong sự chiêm nghiệm tĩnh mịch, trong
sự quên thân tự nguyện, trong sự tự hành hạ chậm rãi,cuối cùng là cái chết
tự nguyện. Chính cái chết này rũ bỏ được xiềng xích của ý chí và giúp con

người đạt tới trạng thái giải thoát kỳ diệu - đạt tới Niết bàn.
Giải thoát con người là vươn đến ý chí quyền lực trong triết học của
F.Nietzsche
Với tuyên bố “Đời sống là vô tội”, F. Nietzsche đã giải thoát con
người khỏi mặc cảm tội lỗi. Ông xem đau khổ là trạng thái cảm xúc, còn tự
do là trạng thái tinh thần, tinh thần cao quý hơn nhiều, vì ở đó có sự khẳng
định đời sống mãnh liệt. Người có tinh thần tự do là người biết suy tưởng,
có thể hóa thân để trở về vĩnh cửu như hình tượng thần Dionysos hay hình
tượng Siêu nhân. Chính ý chí quyền lực sẽ giúp con người phá bỏ mọi
xiềng xích cũ, vượt qua chính mình để vươn tới Siêu nhân. Ở đây, không
17
có nghĩa F. Nietzsche hạ thấp, kinh bỉ, coi thường con người hạ đẳng, mà
phải hiểu rằng thông qua nhân vật Siêu nhân ông muốn chuyển tải cho con
người ý chí tự chủ, tự quyết, vượt qua chính mình, vượt qua mọi không
gian và thời gian để trở về với quy hồi vĩnh cửu.
Quy hồi vĩnh cửu là sự lựa chọn những gì xứng đáng, hùng mạnh để
quy hồi giống như nguyên tắc tái diễn chứ không phải lặp lại. Quy hồi vĩnh
cửu qua hai lần chọn lọc với cuộc đấu tranh giữa sức mạnh hoạt năng và
sức mạnh phản ứng, F. Nietzsche đã thực sự mong muốn xóa bỏ chủ nghĩa
bi quan thần bí trong ý chí vũ trụ của A. Schopenhauer, xây dựng một đời
sống đích thực tự lựa chọn, tự chịu trách nhiệm, tự vươn tới tự do cá nhân
cho mỗi con người.
Kết luận chương 2
Chủ nghĩa duy ý chí đã cố gắng tách ra khỏi những nền tảng lý luận
trước đây khi xây dựng quan điểm về thế giới, cả A. Schopenhauer và
F.Nietzsche đều lấy ý chí làm cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề triết
học. Ý chí được đề cao hơn cả yếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần, vì theo
quan điểm của họ chỉ có nó mới là bản nguyên bất diệt, đích thực, trường
tồn của thế giới. Ý chí là xung năng sống của vũ trụ, không có nó vũ trụ trở
thành bất động. Ý chí là xung năng sống của con người, không có nó đời

sống con người là vô nghĩa. Hơn nữa, ý chí còn là chất keo gắn kết giữa
các yếu tố vật chất trơ ì, năng nề với các yếu tố tinh thần sống động, thanh
thoát, thông qua ý chí và nhờ ý chí mà thế giới thống nhất, mà con người
có được sự tự do trong hoạt động hăng say sáng tạo của mình.
Phản ánh thực trạng xã hội suy đồi và cất lên tiếng nói nội tâm mạnh
mẽ, chủ nghĩa duy ý chí tuy đứng trên lập trường thế giới quan duy tâm,
nhưng đã nêu lên những vấn đề mới và cố tìm ra cách giải quyết chúng phù
hợp, tính đặc sắc của chủ nghĩa duy ý chí thể hiện bằng quá trình chuyển từ
chủ nghĩa hư vô đi đến học thuyết giá trị, từ chủ nghĩa bi quan đã đi đến
chủ nghĩa lạc quan nhằm mang lại cuộc sống tự do cho con người.









18
Chương 3
NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
VÀVAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý
CHÍ
3.1.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy ý chí
Thứ nhất, chủ nghĩa duy ý chí đã vượt qua được những lối mòn của tư
duy truyền thống trong vấn đề xây dựng bản thể luận mới, lấy ý chí làm
trọng tâm, xoáy sâu vào bản thể nội tâm của con người, làm sáng tỏ thêm

những xung động phi duy lý ít được nghiên cứu trước đây, làm phong phú
thêm những khả năng hiểu biết và thích ứng của con người trong đời sống.
Thứ hai, chủ nghĩa duy ý chí đề cao phương pháp nhận thức bằng trực
giác nhằm thẩm thấu vào bản chất đích thực của sự vật, đặc biệt của đời
sống tinh thần, từ đó phát huy sức mạnh sáng tạo bùng phát, phi duy lý
trong hoạt động của con người, đặc biệt hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Thứ ba, chủ nghĩa duy ý chí đã phản ánh được đời sống và tâm trạng
bế tắc của con người trước hiện thực xã hội tư bản đầy rẫy những nghịch
lý, tàn bạo, bất công, hướng đến khát vọng tìm kiếm những giá trị mới
nhằm tạo cho con người khả năng thích ứng với đời sống tốt hơn và mở ra
cho họ một số phương pháp giải thoát khỏi hiện thực đau khổ.
3.1.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí
Thứ nhất, khi lấy ý chí làm nền tảng cho bản thể luận của mình, chủ
nghĩa duy ý chí đã rơi vào lập trường thế giới quan duy tâm và không thoát
khỏi chủ nghĩa duy ngã khi mô tả bức tranh về thế giới.
Thứ hai, chủ nghĩa duy ý chí chưa thấy được giá trị của phạm trù thực
tiễn đối với hoạt động nhận thức của con người, thổi phồng, tuyệt đối hóa
phương pháp nhận thức bằng bản năng, phương pháp sáng tạo bằng trực
giác, chiêm nghiệm duy mỹ, cho nên đã hạn chế năng lực nhận thức và cải
tạo thực tiễn của con người.
Thứ ba, chủ nghĩa duy ý chí đưa ra những phương pháp giải thoát con
người chưa triệt để, thậm chí việc đề cao quá mức sức mạnh của ý chí phi
duy lý, việc đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa hư vô trong
đời sống con người, sẽ có thể bị các thế lực khác lợi dụng, bẻ cong, tạo ra
những hiểm họa khôn lường cho loài người.
3.2. VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC
PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
3.2.1. Chủ nghĩa duy ý chí với học thuyết sinh khí sống

của H.Bergson

19
Từ ý chí sống của A.Schopenhauer đến xung năng sống (elan vital)
của H.Bergson
H.Bergson xem xung năng sống là sự sống trong một dòng chảy liên
tục, không phân chia, là cội nguồn sâu xa nhất của mọi sự vật sống động,
của mọi sự biến đổi trong thế giới, luôn luôn sáng tạo ra bản thân và sáng
tạo ra sự vật mới.
Thứ nhất, xung năng sống nằm ở trung tâm tiến hóa sáng tạo, nên toàn
bộ quá trình tiến hóa phải được nhìn như sự kéo dài của xung năng sống
không ngừng phát triển và tạo ra những hình thái mới. Sự kéo dài này như
một dòng chảy năng động, luôn phải chịu những thay đổi ngẫu hứng, bất
ngờ, từ đó không ngừng tăng lên, vượt qua rào cản không - thời gian, chiến
thắng tính ì của các dạng vật chất, đi tới sáng tạo nhờ đó thế giới tạo thành.
Thứ hai, xung năng sống là sự phân chia nguồn năng lượng sống ở các
cấp bậc khác nhau: cấp bậc của những nguồn năng lượng tự nhiên; cấp bậc
bản năng của động vật ăn thịt; cấp bậc sức mạnh sáng tạo của con người.
Về sức mạnh sáng tạo tinh thần của con người được H. Bergson giải
quyết thông qua mối quan hệ của bản năng, trí tuệ và trực giác (intuition).
Trực giác là ý thức tự nó suy nghĩ về những đối tượng của nó và mở ra vô
cùng. Trực giác đồng thời phải gắn với trí tuệ sáng suốt, đồng thời phải
vượt qua cả trí tuệ và bản năng. Trực giác phát triển qua bốn bước: bước
một, tập trung chú ý và tương thông với vật thể được cảm nhận, từ đó đạt
được độ khớp của tư duy với bản chất của sự vật; bước hai, trực giác được
hình thành nhờ xung động mãnh liệt của ý chí, tinh thần liên kết chặt chẽ
với ý chí trong quá trình sáng tạo căng thẳng của nó; bước ba, trực giác là
sự sáng tạo ra sự rõ ràng, là suy ngẫm để đi đến ý tưởng rõ ràng; bước bốn,
trực giác là ý thức mở rộng, có nghĩa là tư tưởng của con người tự giãn ra
để ngày càng ăn khớp nhiều hơn với thực tại. Nghiên cứu trực giác là
nghiên cứu: thời gian thuần túy, độ lâu của cảm xúc, ký ức, khối kỷ niệm
đan xen lẫn nhau và sự trải nghiệm đời sống nội tâm đích thực. Có hai loại

trực giác cơ bản: trực giác triết học nắm bắt dòng chảy sự sống; trực giác
nghệ thuật hướng đến tự do và sáng tạo cá nhân.
Mối quan hệ của xung năng sống đối với ý chí bản năng và ý chí
siêu tự nhiên trong triết học H.Bergson
H. Bergson đưa ra hệ thống mệnh lệnh tuyệt đối trong đó ý chí cá nhân
phải tuân theo ý chí xã hội, quyền lực phục tùng phải tuân thủ hoàn toàn
quyền lực sai khiến, từ đó lý giải xung năng sống biểu hiện bằng ý chí bản
năng trong xã hội khép kín và ý chí siêu tự nhiên trong xã hội mở.
20
Xã hội khép kín có tính chất máy móc, gây hấn và sinh học, có nghĩa là
hệ thống mệnh lệnh tuyệt đối thường đưa ra một cách rập khuôn, nhàn
chán và làm giảm thiểu tính phát triển, sáng tạo của đời sống tinh thần. Ý
chí sáng tạo của con người bị bó buộc bởi nền tảng đạo đức khép kín, mà
nội dung chính là sức mạnh và danh dự của một nhóm người, nên ý chí
sinh tồn ở đây là ý chí gây hấn, thù địch, đấu tranh không ngừng với tất cả
những gì khác nhóm mình. Đồng thời xã hội khép kín cũng là xã hội sinh
học, ý chí sinh tồn của nó tác động mọi lúc, mọi nơi, vì vậy muốn kết thúc
chiến tranh thì cần hạn chế sinh đẻ và hạ thấp nhu cầu cá nhân đến mức tối
thiểu.
Xã hội mở mang tính chất nhân từ, nền đạo đức nhân văn được phát
triển thông qua ý chí của người anh hùng. H.Bergson ca ngợi người anh
hùng không chỉ ở tinh thần giải phóng, vượt qua mọi trở ngại, vì trở ngại là
không có thật, mà quan trọng hơn ông xem người anh hùng là người sáng
tạo, sáng tạo bằng ý chí thiên tài của mình. Ý chí thiên tài là ý chí của
những người tốt nhất, từ đó nâng lên cấp bậc ý chí siêu tự nhiên, ý chí
Thượng đế, ý chí này sẽ đưa xã hội loài người đến hòa bình, thịnh vượng.
Khi con người trực giác được tình yêu thương bao la của Thượng đế, lúc ấy
con người đã nắm trong tay những yếu tố số phận của mình, có trách nhiệm
gom chúng lại thành một sức đẩy duy nhất cho sáng tạo và vượt lên.
3.2.2. Chủ nghĩa duy ý chí với phân tâm học của S. Freud

S. Freud thừa nhận phân tâm học phát triển được, trước tiên nó đã phải
nhờ sự cống hiến mang tính khai sáng của A. Schopenhauer. S. Freud gọi
A. Schopenhauer là bậc tiền bối của mình. Xem xét mối liên hệ từ ý chí
sống của A. Schopenhauer đến xung năng sống (libido) của S. Freud
chính là nghiên cứu ba vấn đề: libido, tác động của libido đối với đời sống
con người và chuyển hóa libido đến thăng hoa sáng tạo.
Libido vừa là xung năng tính dục nội tại, vừa là xung năng cảm xúc
nằm bên dưới những vận động và những ứng xử có ý thức hoặc vô thức
của con người. Bản chất của libido là tính nguyên thủy và tính bản năng.
Tính nguyên thuỷ của libido được hiểu như là một số lượng năng lượng
tính dục nhất định, tồn tại sẵn trong con người từ lúc lọt lòng cho đến khi
nhắm mắt xuôi tay, do hưng phấn trong cơ thể con người gây nên và nguồn
năng lượng này được bảo toàn. Tính bản năng (instinct) của libido vừa là
tính dục, vừa là xung năng sống gọi là Eros tuân thủ theo nguyên tắc khoái
lạc, đồng thời mặt đối lập của nó là xung năng chết, gọi là Thanatos tuân
theo nguyên tắc cưỡng bức lập lại.
Tác động của libido đối với hoạt động của con người
21
Libido bị dồn nén dồn nén, bị hụt hẫng, bị dừng lại, bị kiệt quệ hoặc bị
tiêu tốn quá mức đều dẫn đến lo hãi. Lo hãi kéo dài dẫn sẽ đến rối loạn tâm
lý, tàn phá tinh thần, dẫn đến bệnh tâm thần. Muốn chữa trị được bệnh tâm
thần để phát triển nhân cách con người bình thường, khỏe mạnh cần hiểu
được cơ chế tâm lý với hai thái cực ý thức và vô thức, cùng với ba tầng là
bỉ ngã (Id), bản ngã (Ego) và siêu ngã (Super - Ego).
Chuyển hóa libido đến thăng hoa sáng tạo và bảo tồn nền văn minh
cho con người.
Libido là nguồn năng lượng có tính chất bảo toàn và chuyển hóa, để
phát triển con người sáng tạo, xã hội văn minh, theo S. Freud phải chuyển
hóa libido từ bản năng sống – xung động vô thức, phi duy lý đến bản năng
chết – xung động bị chế định và phụ thuộc, mang ít nhiều lý tính và đạt

mục đích cuối cùng là đến sự tích lũy năng lượng tinh thần – năng lượng
thăng hoa, năng lượng sáng tạo, thậm chí ông còn yêu cầu triệt tiêu tính
gây hấn của libido để xã hội loài người thực sự hướng tới văn minh. Vì
vậy, khi giải quyết vấn đề con người sáng tạo, xã hội văn minh, S. Freud
không chỉ đặt con người không chỉ trong mối quan hệ với chính tâm thức
của nó, mà còn với tâm thức của tập thể và xã hội, mà trong đó yếu tố
quyết định của cái Ấy đã bị thay bằng yếu tố cái Tôi và đặc biệt là cái Siêu
tôi với biểu hiện là sự thăng hoa trong sáng tạo một cách hăng say, tự giác.
3.2.3. Chủ nghĩa duy ý chí như trào lưu triết học tâm trạng trở
thành nguồn gốc lý luận cho triết học hiện sinh phát triển
Xuất phát từ yêu cầu hướng triết học vào nghiên cứu nội tâm con
người, từ triết học tâm trạng trong chủ nghĩa duy ý chí, S. Kierkegaard là
người đầu tiên đã xem hiện sinh là phương thức tồn tại của con người, xây
dựng những phạm trù hiện sinh như tâm trạng cảm xúc của con người, có
nghĩa là không phải cái gì tồn tại cũng là hiện sinh, mà chỉ có tồn tại người
với những nếm trải lo âu, xao xuyến, chán chường, sợ hãi, đau khổ, bi
quan, … mới là hiện sinh.
Xuất phát từ tính phi duy lý trong chủ nghĩa duy ý chí, hiện sinh được
xem là phương thức phi duy lý của tồn tại. Sự tồn tại cá biệt của con người
được hệ thống hoá bằng những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, phiền, sợ hãi,
có lỗi, nhận thức về cái chết. M. Heidegger cho rằng tồn tại là sống trong
sự thừa ra, sống trong sự kinh tởm, sống trong sự sợ hãi, sống trong sự giày
vò để cuối cùng kết thúc bằng những cái chết vô nghĩa như mô tả trong tác
phẩm Buồn nôn của J.P. Sartre hay Ngộ nhận của A. Camus.
Xuất phát từ việc đề cao con người biết suy tư, dám lựa chọn, quyết
định và chịu trách nhiệm với số phận của mình trong chủ nghĩa duy ý chí,
22
hiện sinh được xem là phương thức tồn tại có trách nhiệm với hành vi của
con người để từ đó vươn đến được tự do. J.P. Sartre xem sự tự do đầy ngẫu
hứng không phải là tự do thực sự, mà là hành động bị thúc đẩy bởi xung

động mù quáng, không có sự tham gia của ý thức hay tư duy, nhưng tự do
phải bắt nguồn từ trong cái sức sống mãnh liệt đó, tuy nhiên triết học hiện
sinh của J.P. Sartre còn đòi hỏi tồn tại của con người phải được xem như
một nhân cách có năng lực phản tư và chịu trách nhiệm về hoạt động của
mình, như chủ thể hướng lai.
Áp dụng ý chí sống, ý chí quyền lực nghiên cứu xã hội con người,
M.Scheler cho rằng chính từ ba khát vọng sống đầu tiên: sự đòi ăn, tình
dục và ham muốn quyền lực cần xây dựng các hình thức xã hội thỏa mãn
khát vọng của con người để hạn chế những xung động phi duy lý và tác
động tiêu cực của chúng. Ông xem các hình thức xã hội tương ứng với
những khát vọng đó là nền kinh tế, chế độ hôn nhân và thể chế nhà nước.
Nhìn chung, chủ nghĩa hiện sinh đã khắc họa sinh động và trung thực
hình ảnh con người cô đơn, đau khổ bị “tha hóa”, “bị nuốt chửng”, “bị
đánh mất bản sắc cá nhân”, nhưng không phải là con người cam chịu, mà
trong họ tiềm ẩn sự “nổi loạn”, sự “quẫy đạp”, dám liều lĩnh, dám chịu
trách nhiệm để sống, để tìm lại bản sắc cá nhân mình và đi đến tự do, còn
con đường đưa con người đến tự do thực sự, thì những nhà triết học nhân
bản - phi duy lý giải quyết chưa triệt để.
3.2.4. Chủ nghĩa duy ý chí với triết học văn bản của chủ nghĩa hậu hiện
đại
Trong tác phẩm Chủ nghĩa hậu hiện đại, tác giả Trần Quang Thái
khẳng định: “Trước sự đa dạng góc độ tiếp cận triết học, chủ nghĩa hậu
hiện đại kế thừa truyền thống phi duy lý Đức xuất phát từ ý chí luận
Schopenhauer (voluntarism) đến chủ nghĩa hư vô Nietzsche (nihilism),
hiện tượng luận Husserl, và siêu hình học Heidegger (metaphysics). Trong
hành trình này, tư tưởng của Nietzsche, Husserl và Heidegger tạo nên dấu
ấn đáng kể lê diện mạo của chủ nghĩa hậu hiện đại”
3
.
Thứ nhất, triết học hậu hiện đại tiếp tục truyền thống phi duy lý

chống tính hệ thống và tính nền tảng của các học thuyết triết học hiện đại,
đưa ra một quan điểm khác về thế giới dựa trên văn bản và phân tích văn
bản như một trò chơi với những quy tắc riêng của ngôn ngữ. F. Nietzsche
đã từng rất tâm đắc với tư tưởng “Ý chí quyền lực là sự diễn giải: nó xác

3
Trần Quang Thái (2006), Chủ nghĩa hậu hiện đại, Nxb. Tổng hợp, TPHCM,
tr.28.
23
định giới hạn, mức độ và biến thể của quyền lực… Diễn giải chính là một
phương tiện của ý chí quyền lực để trở thành chủ nhân của một cái gì đó”
4

Kế thừa tư tưởng đó, chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh sự hiểu biết của
chúng ta về thế giới chỉ có thể đạt được trong ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ.
Sự hiểu biết ấy không phải là sản phẩm của “thế giới như nó vốn có”, mà
là kết quả của “lịch sử các văn bản” như J.Derrida đã viết “Không có gì
nằm ngoài văn bản”.
Thứ hai, từ tư tưởng của F.Nietzsche đến tư tưởng của các nhà triết
học hậu hiện đại đều gặp nhau trong tinh thần phản kháng ảnh hưởng bao
trùm của các quyền lực tri thức đại tự sự, những tri thức được mặc nhiên
thừa nhận đằng sau hệ thống ý nghĩa ngôn ngữ. Họ đã xem xét lại vấn đề
chân lý, đề cao diễn ngôn đặc thù hơn diễn ngôn phổ quát, đặt nó trong mối
quan hệ với bản ngã, khai mở lối đi mới cho sáng tạo tự do trong các lĩnh
vực văn hóa tinh thần, tăng thêm sức mạnh cho con người trong cuộc đấu
tranh vì sự bình đẳng của tri thức, mở ra những cách giải thích về thế giới
và về đời sống con người phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Thứ ba, phương pháp giải thoát con người thông qua nghệ thuật
duy mỹ của A.Schopenhauer và chủ đề bản ngã của con người trong triết
học F.Nietzsche có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của những nhà triết học

hậu hiện đại đối với việc đề cao âm nhạc và văn học trong quá trình cảm
nhận giá trị, ý nghĩa, mục đích, tính vĩnh cửu của con người. Đời sống con
người không chỉ có khoa học và lý tính như chân lý vĩnh cửu, bất biến, phổ
quát, bản ngã của con người cũng không phải là một cái gì đó nội tại, kiên
cố, đồng nhất, mà chúng là bản năng, là nghệ thuật, là đam mê sáng tạo.
3.2.5. Những bài học lịch sử rút ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩa duy ý
chí
Thứ nhất, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để
nhận thức về ý chí và giải quyết vấn đề tác động của ý chí đối với đời sống
con người trên cơ sở khách quan, khoa học.
Thứ hai, giải quyết mềm dẻo, biện chứng mối quan hệ giữa duy lý
(rationalis) và phi duy lý (irrationalis) trong quá trình phát huy tính năng
động, sáng tạo của ý chí.
Thứ ba, đi sâu nghiên cứu sức mạnh của những động lực vô hình ẩn
sau những quyết định của con người nhằm hướng tới giải quyết một cách
hiệu quả những biểu hiện của sức mạnh phi duy lý trong xã hội.

4
Friedrich Nietzsche (1968), The will to power, A Division of Ran dom House,
New York, tr.342.
24
Thứ tư, xây dựng và phát huy sức mạnh ý chí của con người Việt Nam
luôn phải dựa trên nền tảng của những mục tiêu nhân đạo.
Kết luận chương 3
Chủ nghĩa duy ý chí có ảnh hưởng sâu đậm đến những trào lưu triết
học nhân bản phi duy lý phương Tây hiện đại. Với sự mở đường của nó,
việc nghiên cứu sức mạnh tiềm năng của con người được mở rộng. Đồng
thời, thông qua nghiên cứu những sức mạnh này cũng đã thể hiện những lo
âu, trăn trở của các nhà triết học nhân bản - phi duy lý về vấn đề tồn tại của
con người và phát triển tương lai loài người. Cho đến tận ngày nay, vấn đề

ý chí và những xung động phi duy lý của nó vẫn là vấn đề mở. Những nội
dung trọng tâm mà chủ nghĩa duy ý chí đưa ra như khắc phục quan điểm
duy lý hướng đến nghiên cứu ý chí phi duy lý trong tồn tại người, đề cao
sức mạnh sáng tạo trong hoạt động nhận thức của con người, nghiên cứu
những nỗi đau sâu thẳm trong con người và hướng đến giải thoát con người
khỏi những xung động phi duy lý vẫn còn nguyên giá trị.

KẾT LUẬN CHUNG
Chủ nghĩa duy ý chí ra đời và phát triển trong thế kỷ XIX ở các nước
châu Âu, mà chủ yếu là nước Đức đã đáp ứng nhu cầu có tính cấp thiết đòi
hỏi phải giải quyết lúc bấy giờ là giành lại sự quan tâm và trả lại cho con
người đời sống đích thực. Con người hiện tại bị ném vào những biến động
lớn lao trong xã hội làm cho đời sống của nó đau khổ khốn cùng, kiệt quệ
về thể xác, khủng hoảng về tinh thần, rối loạn về tâm lý. Vì vậy, sau một
thời gian thử thách thông điệp nhân văn của chủ nghĩa duy ý chí không
những được xã hội đương thời đón nhận nồng nhiệt, mà còn mở đường cho
những trào lưu triết học nhân bản - phi duy lý phương Tây hiện đại phát
triển tiếp theo sau này.
Những cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy ý chí không chỉ hình thành từ
tư tưởng triết học duy tâm phương Tây, từ tư tưởng triết học tôn giáo
phương Đông, mà còn là sản phẩm trí tuệ, tâm hồn và tài năng của hai triết
gia nổi tiếng A. Schopenhauer và F. Nietzsche. Dù phải trải qua những
bước thăng trầm, nhưng tư tưởng triết học của họ đã được tiếp nhận và
nghiên cứu cho đến tận ngày hôm nay.
Phản ánh thực trạng xã hội suy đồi và cất lên tiếng nói nội tâm mạnh
mẽ, chủ nghĩa duy ý chí nửa đầu thế kỷ XIX đã in dấu bằng hệ thống triết
học duy tâm, duy ý chí nhất nguyên của A.Schopenhauer. Còn chủ nghĩa
duy ý chí nửa sau thế kỷ XIX đã được phát triển lên bởi những tư tưởng
chín muồi của F.Nietzsche, đặc biệt là tư tưởng về ý chí quyền lực, về Siêu

×