Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.13 KB, 114 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả Luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn chân
thành, sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Uân vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác
giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các Giảng viên đã nhiệt
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường. Cả
m
ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương
trình Cao học.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ các phòng ban của Sở tài
nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh, sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng
Ninh, Ban quản lý vịnh Hạ Long, Cục thống kê tỉnh Quả
ng Ninh, Sở văn hoá thể
thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Tổng công ty than Việt Nam. UBND thành phố
Hạ Long, cùng toàn thể các ban - ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng
Ninh và thành phố Hạ Long đã tạo điều kiện thuận cho tác giả hoàn thành luận văn
của mình.
Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luậ
n văn này.
Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính
mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện
hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu
ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguy


ễn Thanh Hảo
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường
nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long” là công trình
nghiên cứu của tôi, các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, kết quả
nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác gi
ả luận văn


Nguyễn Thanh Hảo
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Ảnh Hòn trống mái trên Vịnh Hạ Long 43


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Biểu tăng trưởng kinh tế thành phố Hạ Long 33
giai đoạn 2009-2013 33
Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người Thành phố Hạ Long 33
giai đoạn 2010-2013 33
Bảng 2.3: Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế Hạ Long giai đoạn 2009-2013 34
Bảng 2.4: Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế Hạ Long 34
giai đoạn 2016-2020 34
Bảng 2.5: GDP bình quân đầu người thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 35
Bảng 2.6: Tỷ lệ

dịch vụ thu gom rác thải 52
Bảng 2.7: Tải lượng các chất ô nhiễm do công nghiệp 55
Bảng 2.8: Tải lượng chất ô nhiễm do các cảng than tính theo ngày 58
Bảng 2.9: Tải lượng dầu thải ra Vịnh trong quá trình vận chuyển dầu và hàng hoá 58
Bảng 2.10: Lượng chất thải rắn phát sinh trên tàu du lịch và đảo 59
Bảng 2.11: Lượng nước thải xả ra từ các tàu và đảo 59
Bảng 2.12: Sơ đồ hệ thống tổ chức Ban quản lý Vị
nh Hạ Long 62
Bảng 3.1: Một số công cụ kinh tế áp dụng trong quản lý môi trường tại Vịnh Hạ
Long 85
Bảng 3.2: Biểu chỉ tiêu thu gom rác thải khu vực Vịnh Hạ long` 95
Bảng 3.3. Biểu phương pháp thu gom rác thải khu vực Vịnh Hạ long 96

DANH MỤC VIẾT TẮT
CHXHCN
UBND
TCCP
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Ủy ban nhân dân
Tiêu chuẩn cho phép
BOD Nhu cầu oxy hóa sinh học
COD Nhu cầu oxy hóa hóa học
SS Chất rắn lơ lửng
T-N Nitơ tổng
T-P Phốtpho tổng
PH Độ chua
BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
WB Ngân hàng Thế giới
BVMT Bảo vệ môi trường

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
KH và CN Khoa học và công nghệ
QHPT Qui hoạch phát triển
NXB Nhà xuất b
ản
DLVN Du lịch Việt Nam
DL Du lịch
PH Độ chua
WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
WCS Tổ chức bảo tồn các loài hoang dã
FFI
Tiêu chuẩn
vii

Tổ chức Bảo tồn
Động thực vật Quốc tế
Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch
sử của Trái Đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa
chất quan trọng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo,
hoặc các đặc điểm quan trọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên.
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DU LỊCH 1
1.1. Một số khái niệm 1

1.1.1. Khái niệm môi trường 1
1.1.2. Khái niệm về quản lý môi trường 2
1.1.3. Du lịch và vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội 3
1.1.4. Khái niệm về phát triển bền vững du lịch 5
1.2. Mối quan hệ giưã môi trường và phát triển bền vững: 7
1.3. Quản lý môi trường: 8
1.3.1. Vai trò tác dụng củ
a công tác quản lý môi trường: 8
1.3.2. Nội dung quản lý môi trường: 9
1.3.3. Các công cụ quản lý môi trường 10
1.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường ở nước ta 13
1.4.1. Tổ chức hệ thống quản lý môi trường 13
1.4.2. Hệ thống văn bản luật về quản lý môi trường 15
1.4.3. Những kết quả đạt được trong quản lý môi trường 18
1.5. Kinh nghiệm quản lý môi trường cho phát triển du lịch ở một số nước 26
1.5.1. Liên quan đến quản lý nhà n
ước 26
1.5.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch 27
1.5.3. Liên quan đến cộng đồng địa phương: 27
1.5.4. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch: 28
1.6. Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài: 28
Kết luận chương 1 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
VỊNH HẠ LONG TRONG THỜI GIAN QUA 31
2.1. Giới thiệu khái quát về di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực vịnh Hạ Long 33
2.1.3. Khái quát về hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng 38
2.1.4. Giá trị cảnh quan môi trường và du lịch của Vịnh Hạ Long 41
2.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường cho khu vực Vịnh Hạ Long 48

2.2.2. Các nguyên nhân gây tác động đến môi trường Vịnh Hạ Long 54
2.3. Thực trạng công tác quản lý môi trường Vịnh Hạ Long 60
2.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường Vịnh H
ạ Long 60
2.3.2. Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý môi trường trong khu vực 62
2.3.3. Các hoạt động quản lý môi trường Vịnh Hạ Long trong thời gian qua 63
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý môi trường Vịnh Hạ Long 69
2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý môi trường Vịnh Hạ Long 69
2.4.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường Vịnh Hạ Long 71
Kết luận chương 2 73
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢ
N LÝ MÔI TRƯỜNG NHẰM PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG TIỀM NĂNG DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 74
3.1. Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long 74
3.2. Những vấn đề trong phát triển tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long: 75
3.2.1. Những thuận lợi và cơ hội 75
3.2.2. Những khó khăn và thách thức 76
3.3. Quan điểm và mục tiêu quản lý môi trường Vịnh Hạ Long 79
3.3.1. Quan điểm trong quản lý môi trường Vịnh Hạ Long 79
3.3.2. Mục tiêu quản lý môi trường vịnh Hạ Long: 79
3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường nhằm phát
triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long 80
3.4.1. Các giải pháp về tổ chức, cơ chế chính sách 80
3.4.2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ: 82
3.4.3. Giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: 83
3.4.4. Giải pháp đẩy mạnh vai trò cộng đồ
ng tham gia quản lý môi trường 88
3.4.5. Các giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành 88
3.4.6. Các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và
phát triển bền vững đô thị ven Vịnh Hạ Long 94

Kết luận chương 3 98
KẾT LUẬN 99



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý môi trường là một nhiệm vụ không thể thiếu được trong chiến lược
phát trtiển kinh tế xã hội bền vững của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Quản lý môi
trường được xây dựng theo lối ứng xử có văn hoá phù hợp sẽ giúp các nhà quản lý
lập chính sách, lập kế hoạch phát triển, dễ dàng nhận ra các tác động môi trườ
ng,
hoặc đưa ra những giải pháp môi trường hữu hiệu giảm thiểu các tác động môi
trường thông qua các hoạt động ứng xử của con người trong khai thác môi trường,
góp phần đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững.
Vịnh Hạ Long, một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam
được thế giới công nhận, nhưng cũng là một khu vực có môi trường rất nhạy cảm,
dễ bị tổ
n thương, nơi tập trung các hoạt động khai thác kinh tế trọng điểm của tỉnh
Quảng Ninh, của khu vực kinh tế Đông Bắc Việt Nam. Kể từ khi được công nhận là
1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, công tác quản lý khai thác phát triển nói
chung, quản lý môi trường khu vực Vịnh nói riêng, đang có nhiều vấn đề diễn biến
hết sức phức tạp. Hiện nay, ở khu vực có nhiều vấn đề môi trường cấp bách cần
được quan tâm giải quyết như: quản lý chất thải đô thị và chất thải công nhiệp đặc
biệt là chất thải trong khai thác than; ô nhiễm môi trường và các đô thị; suy giảm
chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước ven biển vịnh Hạ Long; suy thoái và thay
đổi không hợp lý trong sử dụng đất (đất rừng, đất nông nghiệp, đất ven biển, bãi
triều lầy, rừng ngập mặn ); suy thoái r
ừng, các hệ tài nguyên sinh vật rừng, biển,
các hệ sinh thái nông nghiệp; suy thoái cảnh quan vùng Vịnh Hạ Long.

Ngoài những vấn đề nêu trên. Do đặc thù phát triển kinh tế xã hội, trong nhiều
năm qua khu vực này chưa được quan tâm thích đáng đến việc bảo vệ môi trường, nên
đã xuất hiện những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội với yêu cầu bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống c
ủa nhân
dân địa phương và khách tham quan; mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế trong khu vực
như mâu thuẫn giữa phát triển khai thác than với phát triển du lịch…Đó là những thực
tế tồn tại hiện nay mà nguyên nhân là do lối sống bừa bãi xử sự thiếu hiểu biết của một
số người, một số cơ sở kinh tế đối với môi trường thiên nhiên, đặc biệt công tác Quản
lý môi trường Vịnh Hạ Long và giải quyết các mâu thuẫn trong sự phát triển của khu
vực còn chưa được quan tâm thực hiện tốt.
Do đó, việc quản lý môi trường cho Vịnh Hạ
Long vừa là đòi hỏi cấp thiết cho
việc bảo vệ môi trường khu vực vừa bảo vệ Di sản thế giới, vừa có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường phục vụ chiến lược phát triển kinh
tế xã hội bền vững của khu vực cũng như góp phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng và năng lực quản lý bảo vệ môi trườ
ng của các cơ quan liên quan. Xuất phát từ
những yêu cầu, điều kiện thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đề xuất một số giải
pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ
Long” làm đề tài luận văn của mình, với mong muốn đóng góp những kiến thức và
hiểu biết của mình trong công tác quản lý môi trường, đảm bảo phát triển bền vững
tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về môi trường, quản lý môi
trường, vai trò quản lý Nhà nước và sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách, nâng
cao năng lực quản lý môi trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nh
ập
quốc tế, dựa trên căn cứ những kết quả đánh giá thực trạng môi trường và quản lý
môi trường Vịnh Hạ Long, Luận văn nghiên cứu đề xuất một số pháp nhằm tăng

cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững
tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long trong thời gian tới.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên c
ứu
Để giải quyết các vấn đề của luận văn, đề tài áp dụng phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp điều tra khảo sát; Phương pháp thống kê; Phương pháp hệ
thống hóa; Phương pháp phân tích so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp;
Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy; Phương pháp chuyên gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý Nhà nước về môi trường
Vịnh Hạ Long, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này và những giải pháp nhằm
tăng cường hơn nữa hiệu quả, chất lượng công quản lý môi trường của Vịnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
công tác quản lý
Nhà nước về môi trường tại khu vực Vịnh Hạ Long trong thời gian từ năm 2009 -
2013 và đề ra các giải pháp tăng cường hơn nữa công tác này cho đến năm 2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công
tác quản lý và hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường V
ịnh Hạ Long là những
nghiên cứu có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề
quản lý nhà nước về môi trường.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những phân tích đánh giá và giải pháp đề xuất là những tham khảo hữu ích
có giá trị gợi mở trong công tác quản lý hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết quả dự ki

ến đạt được
Những kết quả mà đề tài dự kiến đạt được gồm:
- Hệ thống những cơ sở lý luận về môi trường, tác động môi trường, quản lý
môi trường, vai trò của môi trường đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của
một khu vực, một quốc gia, và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu
quả của công tác qu
ản lý môi trường.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường
Vịnh Hạ Long trong thời gian vừa qua, qua đó đánh giá những kết quả đạt được cần
phát huy và những mặt còn tồn tại cần được khắc phục để phát triển hơn nữa tiềm
năng phát triển du lịch của Vịnh Hạ Long;
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ch
ất lượng và hiệu lực
của công tác quản lý nhà nước về môi trường Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian tới nhằm góp phần quản lý và phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài những nội dung quy định của một bản luận văn thạc sĩ như: phần mở
đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo…Ph
ần chính của luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1. Tổng quan về môi trường và phát triển bền vững du lịch;
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý môi trường khu vực Vịnh Hạ Long trong
thời gian qua;
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền
vững t
`````````````````````````````````````````iềm năng du lịch Vịnh Hạ Long.

1
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm môi trường
Trong “Luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 có định nghĩa khái niệm
môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo, quan hệ m
ật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
1. Bản chất hệ thống của môi trường
Dưới ánh sáng của khoa học công nghệ-kỹ thuật hiện đại, môi trường cần
được hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, môi trường mang đấy đủ những đặc
trưng của hệ thống.
Nh
ững đặc trưng cơ bản của hệ thống môi trường:
a.Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp: Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu
ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang. Dù theo chức năng hay theo bậc thang, các
phần tử cơ cấu của hệ môi truờng thưòng xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ
thuộc lẫ
n nhau.
b. Tính động: Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh mà nó luôn luôn thay đổi
trong cấu trúc của nó, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng
phần tử cơ cấu. Bất kỳ một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng
thái cân bằng trước đó và hệ lại có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản
chấ
t của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế cân bằng động
là một đặc tính cơ bản của môi trường với tư cách là một hệ thống.
c. Tính mở: Môi trường dù với quy mô lớn, nhỏ như thế nào cũng đều là một hệ
thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không

gian và thời gian. Vì thế, các vấn đề về môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tinh

2
lâu dài và cần được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác
giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích
của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.
d. Khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh: Đặc tính cơ bản này của hệ môi trường quy
định tính chất, mức
độ, phạm vi can thiệp của con người đồng thời tạo mở hướng giải
quyết cơ bản lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự
phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã suy kiệt, xây dựng các hồ chứa và các vành đai
cây xanh, môi trường thuỷ và hải sản…)
2. Phân loại môi trường
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, tồn tại nhiều cách phân lo
ại môi
trường. Về đại thể có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Theo chức năng (thành phần)
- Theo quy mô
- Theo mức độ can thiệp của con người
- Theo mục đích nghiên cứu và sử dụng
1.1.2. Khái niệm về quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát tri
ển
bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”.
Với nội dung trên quản lý môi trường cần phải hướng tới những mục tiêu cơ
bản sau:
Thứ nhất là phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường
phát sinh trong hoạt động sống của con người.
Thứ hai là phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của

một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố Johannesburg,
Nam phi về phát triển bền vững 26/8-4/9/2002 tái khẳng định. Trong đó với nội
dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển Kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và
cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường
thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.

3
Thứ ba là xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương
và cộng đồng dân cư.
Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng
chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo v
ệ chất lượng môi trường sống và
phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng quản lý Nhà nước về môi trường xét
về bản chất khác với những hình thức quản lý khác như quản lý môi trường do các
tổ chức phi chính phủ (NGO: None Goverment) đảm nhiệm; quản lý môi trường
dựa trên cơ sở cộng đồng; quản lý môi trường có tính tự nguyện , hình thức qu
ản
lý Nhà nước về môi trường chủ yếu là điều hành và kiểm soát (CAC: Comment
And Control).
1.1.3. Du lịch và vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội
Vai trò về mặt kinh tế ngành du lịch được các nước trên thế giới coi là ngành
công nghiệp không khói, là "con gà đẻ trứng vàng", tức là ngành thu hồi vốn nhanh,
tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ,
ngoại giao và các quan hệ khác. Ngành công nghiệp du lịch
được các nước trên thế
giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp tăng
trưởng cao, là nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội.

Theo công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 ngày 16 tháng 5 năm 2012
tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du lịch là một trong
những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh
nền kinh tế
thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn định, ngành du lịch toàn
thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%.
Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới,
đạt 1,1 tỷ lượt khách trong năm 2014 và 1,4 tỷ lượt năm 2020.
Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá
là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ

4
mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành
khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công
nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3
lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch
quốc tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển
hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xu
ất khẩu toàn thế giới.
Theo Hiệp hội Du lịch châu á - Thái Bình Dương (PATA), hàng năm khách
du lịch đem lại thu nhập cho khu vực châu á - Thái Bình Dương khoảng 120 tỷ
USD. Trong những năm tới, toàn bộ khu vực này sẽ thu được khoảng 180 tỷ USD
từ hoạt động du lịch, trong đó Trung Quốc dự kiến đạt 51 tỷ USD, Thái Lan 20 tỷ
USD, Malaysia 19 tỷ USD và Hàn Quốc khoảng 20 tỷ USD. ở Mỹ, hoạt động du
lịch được coi là độ
ng lực kinh tế xuất khẩu. Hàng năm, có trên 60 triệu lượt khách
đến nước này, chiếm 6% thị phần khách du lịch thế giới và mang lại hơn 110 tỷ
USD hàng năm . Thực tiễn cho thấy, khách du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn
nông sản thực phẩm dưới dạ ng các món ăn, đồ uống, mua sắm hàng hóa, sản phẩm
thủ công mỹ nghệ Nhờ vậy, các địa phương hoặc quốc gia thông qua hoạt động du

lịch thu được ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Xuất khẩu hàng hóa theo đường du
lịch có lợi hơn nhiều so với con đường ngoại thương. Trước hết, một phần lớn đối
tượng mua bán hàng hóa và dịch vụ là lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ bổ
sung, do vậy xuất khẩu qua con đường du lịch là xuất đa dạng dịch vụ, đó là điều
mà ngoại thương không làm được. Ngoài ra, đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc
tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lưu niệm v.v là những mặt hàng rất khó
xuất khẩu theo con đường ngoại thương, đồng thời tiết kiệm được các chi phí về lưu
kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao hụt do xuất khẩu. Hiệu quả kinh tế
cao của du lịch còn thể hi
ện ở thu nhập. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế,
mỗi USD doanh thu từ du lịch sẽ tạo ra từ 2-3 USD thu nhập gia tăng tùy thuộc vào
khối lượng hàng hóa và dịch vụ được các nhà kinh doanh trong nước cung cấp. Với
sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch đã góp phần đáng kể làm cân bằng cán cân
thanh toán của mỗi quốc gia. Hoạt động du lịch tác động mạnh đến cơ cấu cán cân

5
thu, chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang
ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân
thu chi của vùng và của đất nước. Có thể thấy, nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du
lịch quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng. Chẳng hạn, Mỹ luôn là nước đứng đầu
thế
giới về thu nhập từ du lịch quốc tế. Năm 2010 , ngành du lịch nước này mang lại
nguồn thu là 100 tỷ USD, thì đến năm 2012 đã lên tới 130 tỷ USD, đến năm 2015 là
150 tỷ USD. Tiếp đến là Tây Ban Nha, năm 2010 thu được 40 tỷ USD, thì năm
2012 con số này lên đến 50 tỷ USD. Pháp năm 2010 thu được 38,2 tỷ USD, năm
2012 thu được 40,5 tỷ USD. Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cư ở
vùng du lịch mặ
c dù chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân
theo vùng, không làm thay đổi tổng số như tác động của du lịch quốc tế. Song sự
phát triển của du lịch nội địa lại sử dụng được triệt để công suất của các cơ sở vật

chất kỹ thuật, đảm bảo cho đời sống của nhân dân địa phương được sử dụng các
dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động được tiền nhàn rỗi của nhân dân,
đồng thời cũng là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao động của con
người, lại vừa là biện pháp để nâng cao kiến thức, giáo dục chính trị tư tưởng cho
nhân dân lao động, càng làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước. Về mặt xã hội
trong thời đại hiện nay, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc nhất của các
quốc gia. Du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần
đáng kể giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút một số lượng lao động rất lớn, nâng cao mức
sống của người dân. Đối với nhiều người, du lịch được nhìn nhận như một nghề
kinh doanh béo bở, dễ làm. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang
kinh doanh du lịch là một động cơ tố
t để mọi người trau dồi, bổ sung các kiến thức
cần thiết như ngoại ngữ, giao tiếp, văn hóa, lịch sử v.v
1.1.4. Khái niệm về phát triển bền vững du lịch
1. Phát triển bền vững
“Phát triển bền vững” là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển
của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của
cá nhân không làn thiệt hại đế
n lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng

6
người này không làm thiệi hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển
của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát
triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của
các loài khác trên hành tinh (các loài cộng sinh).
“Phảt triển bền vững” là một bài toán rất khó, không phải lúc nào cũng có thể
giải quyết một cách tối
ưu được, bởi vì trong thực tế, người ta thường đứng trước
một sự lựa chọn không dễ dàng, hoặc cái này hoặc cái kia. Song xuất phát từ một
cái nhìn tổng thể, một chiến lược phát triển có tính toán đầy đủ các nhân tố, các khía

cạnh, từ kinh tế đến phi kinh tế và một khả năng dự báo tưong lai có tính hiện thực
thì phát triển bền vững vẫn được đánh giá là một phương pháp phát triển lành mạnh
và có giá trị nhất.
2. Phát triển bền vững du lịch:
Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các
lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có
thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà
du lịch phụ thuộc vào.
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation
World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững
cần phải đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò
chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy
trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
- Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của
các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã
được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên
văn hóa.
- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những
lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách
công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và

7
các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói
giảm nghèo.
Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ
môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và
đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối
tượng tham gia.
1.2. Mối quan hệ giưã môi trường và phát triển bền vững

Bảo vệ môi trường là một yêu cầu của quá trình phát triển bền vững. Tuy
vậy giưã vấn đề môi trường với mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì nảy sinh các
mâu thuẫn với nhau. Vì vậy trong quá trình phát triển, nảy sinh ra hai khuynh
hướng:
Thứ nhất: Quan điểm hy sinh môi trưòng và các yếu tố khác để tăng trưởng
kinh tế nhanh. Ở các n
ước đang phải đối đầu với nghèo đói, lạc hậu, kinh tế chậm
phát triển thì khuynh hướng “phát triển với bất cứ giá nào” vẫn được tôn sùng trên
thực tế. Những người quá sốt ruột với tình trạng lạc hậu, kém phát triển của nước
mình thường lập luận rằng: “cứ phát triển kinh tế đã rồi sẽ tính sau” . Kết quả là môi
trường bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị thu hẹp; tài nguyên của môi
trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng, trong điều kiện dân số ngày càng
tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo khó, cùng cực của con người.
Thứ hai: Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng “tăng trưởng
bằng không hoặc âm” để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn hoặc “chủ nghĩa
bảo vệ” chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học
để bảo vệ
chúng hay “chủ nghĩa bảo tồn” chủ trương không động chạm vào thiên nhiên, nhất
là tại các địa bàn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Tất cả những khuynh
hướng quan điểm trên đều là không tưỏng đặc biệt là đối với các nước đang phát
triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn của mọi hoạt động phát triển.
Như vậy, phát triển và môi trường không ph
ải là hai vế luôn luôn đối kháng và
mâu thuẫn lẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia. Do đó không

8
thể chấp nhận cách đặt vấn đề “phát triển hay môi trường” mà phải đặt vấn đề “phát
triển và môi trường” nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không hy sinh cái
này vì cái kia.
Phát triển và môi trưòng có mối quan hệ tưong tác rất chặt chẽ, thường xuyên,

phụ thuộc và quy định lẫn nhau. Phát triển và môi trường biểu hiện mối quan hệ đa
dạng, đa chiều giữa con người và thiên nhiên. Cách mạng khoa học và k
ỹ thuật thúc
đẩy mối quan hệ tương tác đó. Xã hội cần hướng tới mội sự phát triển bền vững
trên cơ sở bảo vệ môi trưòng lấy con người làm trung tâm.
1.3. Quản lý môi trường
1.3.1. Vai trò tác dụng của công tác quản lý môi trường
Một là: Hạn chế sự xuống cấp của môi trường do hậu quả của sự phát triển
kinh tế:
Là một nước đang phát triển, Việ
t Nam đang trên con đường xây dựng phát
triển, đòi hỏi sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên, các chất thải trong
sản xuất cũng ngày càng tăng lên, đã đang và sẽ làm nhiễm bẩn môi trường không
khí, đất, nước, làm cho môi trường sống của con người ngày xấu đi, nhất là ở một
số vùng mỏ và khu công nghiẹp tập trung, là môi đe doạ đối với tài nguyên sinh vật
ở các vùng lân cận.
Mặc dù nền kinh tế chưa phát triể
n, song tình trạng ô nhiễm môi trường do
hoạt động của ngành gây ra (công - nông – lâm- nghư- giao thông vận tải – dịch vụ)
cũng không kém phần nghiêm trọng. Đặc biệt tình trạng ô nhiễm cục bộ ở các khu
công nghiệp và các đô thị đã thể hiện rõ hơn, nhất là ô nhiễm nguồn nước và ô
nhiễm môi trường do đất xói mòn. Hiện nay nước ta đang phải đương đầu với
những vấn đề môi trường nghiêm trọng nh
ư nạn phá rừng và xói mòn đất, khai thác
quá mức tài nguyên ven biền, đe doạ các hệ sinh thái ngập nước nói chung và sự
cạn kiệt tài nguyên do mất dần các loại động vật hoang dã và các nguồn gen.
Hai là: Quản lý nhằm sử dụng tốt hơn tài nguyên môi trường:
Cần phải nhận thức rằng, vấn đề bảo vệ môi truờng ở Việt Nam thực chất là

9

vấn đề và khoa học các nguồn tài nguyên -thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên và
tiềm năng lao động gắn bó mọi chặt chẽ và chủ động ngay trong mọi quá trình xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một trong những đường lối có tính
chiến lược.
1.3.2. Nội dung quản lý môi trường
Sự tác động của nhà nước về môi trường bao gồm những nội dung chủ yếu
sau:
- Xây dựng và ch
ỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ môi trường, kế
hoạch phòng chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm sự cố môi trường.
- Xây dựng quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan
bảo vệ môi trường.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn
về chất lượng môi trường .
- Tổ chức, xây dựng quản lý hệ thống quan trắ
c định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuất-
kinh doanh và các dự án phát triển.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn môi trường.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường,
giải quyết các tranh chấp khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi tr
ường, xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ về môi trường, giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức về
khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
- Hợp tác khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng môi trường.

Tất cả những vấn đề trên là nội dung tổng quát của quản lý môi trường nói
chung, điều quan trọng đặt ra là tuỳ theo tính chất của môi trường hiện tại và yêu

10
cầu của quản lý môi trường để các nhà quản lý môi trường nhấn mạnh các nội dung
quản lý cụ thể thông qua các công cụ quản lý môi trường.
1.3.3. Các công cụ quản lý môi trường
1. Chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường
Chính sách bảo vệ môi trường là công cụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động bảo vệ
môi trường trên một phạm vi lãnh thổ rộng lớn như một bang, một tỉnh, một quốc
gia trong thời gian 10 -15 năm trở lên. Chính sách phải nêu lên mục tiêu và các định
hướng lớn để thực hiện mục tiêu. Chính sách phải hợp lý có cơ sở vững chắc về
khoa học và thực tiễn.
Chiến lược cụ thể hoá chính sách bảo vệ môi trường ở một mức độ nhất định.
Chiến lược xem xét mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách xác định và nguồn
lực để thực hiện mụ
c tiêu đó, trên cơ sở ấy lựa chọn các mục tiêu khả thi, xác định
các phương hướng biện pháp thực hiện mục tiêu.
2. Luật pháp quy định, chế định về bảo vệ môi trường
Thông thường hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia bao gồm hai
thành phần chính là luật chung và luật về sử dụng hợp lý các thành phần môi trường
cụ thể ở một đị
a phương. Luật chung gọi là luật bảo vệ môi trường. Còn luật biển,
rừng, đất đai , tài nguyên khoáng sản … là luật về các thành phần môi trường.
Quy định là những văn bản dưới luật, nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực
hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do chính phủ trung ương hay địa
phương, do cơ quan hành pháp hay luật pháp ban hành.
Chế định là các quy định về chế độ
, thể lệ, tổ chức quản lý bảo vệ môi trường,
chẳng hạn quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan bộ, sở kế

hoạch, công nghiệp, môi trường của Việt Nam.
3. Kế hoạch môi trường
Bảo vệ môi trường là công tác có quy mô lãnh thổ lớn, thời gian dài, quan hệ
đén nhiều ngành, nhiều người thuộc nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, vì vậy
chỉ
có thể thực hiện tốt khi tiến hành kế hoạch hoá.

11
Nội dung cơ bản của kế hoạch hoá môi trường là:
Điều tra cơ bản về chất lượng môi trường, thu thập số liệu để làm cơ sở cho kế
hoạch trung hạn, ngắn hạn, hoặc dài hạn.
Bảo vệ môi trường là phải duy trì môi trường cơ bản, nhằm tạo điều kiện tái
tạo lại môi trường, phát huy đặc điểm tự đi
ều chỉnh của môi trường. Vì vậy phải đật
các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong kế hoạch chung phù hợp với điều kiện
bảo vệ và duy trì môi trường cơ bản nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Kế hoạch hoá môi trường phải đảm bảo tính đồng bộ cân đối mục tiêu và
nguồn lực, gắn chặt với chính sách vốn đầu tư. Tái sản xuất chất lượng môi trường
rất tốn kém, lợi ích thu được có khi còn thấp hơn chi phí và thời gian thu hồi vốn
thường lâu. Vì vậy việc tạo vốn cho kế hoạch hoá môi trường là rất quan trọng.
4. Thông tin, dữ liệu môi trường
Bao gồm hệ thống quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật về tài nguyên môi
trường, tạo nên cơ sở dữ liệu thống nhất về quốc gia. Các công cụ này có vai trò
quyết
định sự đúng đắn, độ chính xác của việc xác định hiện trạng, dự báo diễn biến
tình trạnh tài nguyen và môi trường.
5. Kế toán môi trường
Kế toán môi trường là sự phân tích, tính toán nhằm xác định định hướng với
độ chính xác nào đó về sự gia tăng hay suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của
một quốc gia. Những thông tin số liệu đó được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình

xác định các mục tiêu và chương trình phát triển của quốc gia. N
ội dung của kế toán
môi trường gồm có: đo đạc số lượng, đánh giá chất lưọng tài nguyên và sau đó là
xác định giá trị của dự chữ tài nguyên dưới dạng tiền tệ để có thể đánh giá được cái
“mất” và “được” khi khai thác, sử dụng tài nguyên.
6. Quản lý tai biến môi trường
Rủi ro, tai biến môi trường gây ra tổn hại to lớn về môi trường. Chúng xảy ra
đột ngột mà nguyên nhân từ thiên nhiên hoặc con người.
Quả
n lý rủi ro là phải:
- Xác định tai biến.

12
- đánh giá khả năng thiệt hại
- Đánh giá xác suất gây tai biến
- Xác định đặc trưng tai biến
Tuy nhiên các nước cần có chính sách quản lý thích hợp cho từng loại tai biến.
7. Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường có vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của
mỗi quốc gia. Những nội dung chủ yếu của công cụ này là:
- Đưa giáo dục môi trường vào trường học
- Cung cấp thông tin cho nững ngườ
i có quyền ra quyết định.
- Đào tạo chuyên gia về môi trường.
8. Nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ
Bảo vệ môi tường được tiến hành trên cơ sở khoa học và công nghệ ở trình độ
cao. Các công cụ không phải là khuôn mẫu chung cho mõi quốc gia mà bằng kinh
nghiệm thực tế của mình, mỗi quốc gia, mỗi địa phương phải nghiên cứu và triển
khai đồng thời vận dụng thích hợp những kiến thức v
ề khoa học và công nghệ môi

trường.
9. Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trương là một công cụ có hiệu lực để bảo vệ môi
trường. Đó là công cụ để thực hiện chính sách, chiến lược, thực thi pháp luật, quy
định, làm cho các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội mang tính
bền vững.
10. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường chính là sử
dụng sức
mạnh của thị trường để bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo đảm cân bằng sinh
thái. Các công cụ trong quản lý môi trường bao gồm:
- Ngân sách bảo vệ môi trường
- Thuế tài nguyên
- Thuế môi trường:
+ Thuế ô nhiễm bầu không khí

13
+ Thuế ô nhiễm tiếng ồn
+ Thuế ô nhiễm các nguồn nước
- Các loại phí và lệ phí
- Các biện pháp tài chính ngăn ngừa ô nhiễm
+ Giấy phép chuyển nhượng
+ Thu tiền ký quỹ
+ Thu tiền cam kết
- Các biện pháp thu hút vốn trong nước cho công tác bảo vệ môi trường:
+ Các khoản đóng góp của tư nhân, của các tổ chức phi chính phủ và của
các đoàn thể.
+ Phát hành “tín phiếu xanh”
+ Xổ số và các biện pháp khác như thu một ph
ần lệ phí từ các sự kiện quốc

gia và quốc tế (thế vận hội, hội chợ, triển lãm, truyền hình có thu tiền, hội thi hoa
hậu…)
- Vay nợ nước ngoài
- Tiền viện chợ của nước ngoài
- Trợ cấp tài chính
- Chính sách giá cả và tiêu chuẩn
- Thưởng phạt về môi trường
Trên đây là 10 công cụ quản lý về môi trường tuy nhiên với tầm quan trọng và
sự phát triển qua từng thời kỳ có th
ể sẽ còn tiếp tục bổ sung hoàn thiện các công cụ
quản lý về môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
1.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường ở nước ta
1.4.1. Tổ chức hệ thống quản lý môi trường
a. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả
nước.
b. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ
trong việc thực
hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây:

×