Phần 2: CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT THỎA THUẬN VÀ
THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1. Chính sách lãi suất thỏa thuận giai đoạn 6/2002 – 2/2010
2.1.1. Cơ chế điều chỉnh
Dấu mốc đầu tiên của cơ chế này là Quyết định số 546/2002/QĐ- ngày
30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng
thương mại bằng VNĐ của TCTD đối với khách hàng. Đây là một bước ngoặt lớn
đánh dấu sự mở đầu trong việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế
đối với hoạt động tín dụng và lãi suất cơ bản công bố của NHNN dần dần sẽ mang
tính chất tham khảo đối với các tổ chức tín dụng trong việc xác định lãi suất từng thời
kỳ.
Sang đầu năm 2003, cơ chế điều hành lãi suất tiếp tục được điều chỉnh, theo đó
lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò là lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn
trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở là công cụ điều hành
thường xuyên của NHNN. Lãi suất cho vay qua đêm được áp dụng trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ, lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng
tại NHNN đóng vai trò làm phương tiện thường xuyên điều tiết lãi suất liên ngân
hàng.
Với sự ra đời của luật dân sự 2005 thì lãi suất thỏa thuận giữa 2 bên vẫn bị giới
hạn bởi lãi suất cơ bản và “trần lãi suất”. Theo quy định của BLDS 2005, lãi suất vay
trong các hợp đồng vay tài sản, bao gồm cả các hợp đồng tín dụng do các bên thoả
thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Đến ngày 17/05/2008, NHNN thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều
hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi
suất cơ bản bằng VNĐ. Lãi suất cơ bản được trả lại vai trò kim chỉ nam của thị trường
khi lãi suất cho vay không được quá 150% lãi suất cơ bản (theo quy định của Bộ Luật
Dân Sự). Cơ chế cho vay huy động vốn dựa trên trần lãi suất của NHNN cũng như lãi
suất thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng bị hủy bỏ.
1
Thông tư số 01/2009/TT-NHNN có hiệu lực ngày 1/2/2009 hướng dẫn về lãi suất thoả
thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời
sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó
là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư được
ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính
phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
2.1.2. Thực trạng áp dụng
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2006, NHNN đều công bố mức lãi suất cơ bản là
8,25%/năm. Như vậy, mức lãi suất vay trong các hợp đồng tín dụng cũng sẽ không
được phép vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản trên tức khoảng 12,375% / năm.
Điều đáng chú ý trong hoạt động của thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế
Việt Nam nói chung lúc này là diễn biến của cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn của
các ngân hàng thương mại. Những dấu hiệu của lãi suất quá cao, tín dụng “nóng”
được thể hiện ở 3 mặt:
Thứ nhất: khối lượng tiền lưu thông và dư nợ tín dụng tăng cao;
Thứ hai: lãi suất huy động vốn và cho vay vốn liên tục tăng;
Thứ ba: kinh doanh tiền tệ luôn sôi động
Và chỉ sau vài ngày chạy đua, lãi suất huy động của các NHTM (lên đến 15%-
16%/năm) đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%/năm) và
lãi suất tái chiết khấu (11%/năm) mà NHNN cũng vừa nâng lên, đã tạo ra một làn
sóng chuyển tiền từ ngân hàng lãi suất thấp sang ngân hàng lãi suất cao, mà đi kèm
với đó là áp lực lạm phát. Lãi suất huy động liên tục tăng dẫn đến lãi suất cho vay
cũng tăng theo tỷ lệ thuận khiến hệ thống tài chính – ngân hàng mất an toàn, các
doanh nghiệp đều phải cân nhắc lại cơ cấu vốn của mình cũng như các dự định sản
xuất. Cùng với đó là dấu hiệu của những tác động của cuộc đại suy thoái kinh tế thế
giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ diễn ra vào tháng 8/2007
ngày càng rõ nét.
Mặc dù lãi suất cao có thể giúp kiềm đà tăng của tỷ giá, nhưng nó lại tác động
đến CPI, và đây lại là yếu tố làm tăng tỷ giá.
2
Như vậy, chưa thể phát huy hiệu quả của cơ chế lãi suất thỏa thuận bởi ở Việt
Nam các yếu tố nền tảng của cơ chế này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó,
đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành cho phù hợp với tình hình hiện
tại.
2.2. Chính sách lãi suất thỏa thuận từ năm 2010
2.2.1. Cơ chế
Là một trong những chính sách quan trọng, lãi suất không chỉ tác động đến
quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh
tế, mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là công cụ phân phối có hiệu quả
nhằm khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh
tế những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm
vào cuộc khủng hoảng, Việt nam cũng phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề
thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương
thực và năng lượng, thị trường chứng khoán liên tục bị sụt giảm nghiêm trọng buộc
NHNN phải thực hiện theo cơ chế trần lãi suất. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng,
cơ chế này đã bộc lộ quá nhiều hạn chế khi giới hạn khả năng kinh doanh của hệ
thống ngân hàng. Do đó các chuyên gia, các lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra nhiều ý
kiến muốn quay trở lại lãi suất thỏa thuận.
Sau một thời gian nghiên cứu, ngày 26/2/2010 Ngân hàng Nhà nước đã ban
hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được thực
hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay VNĐ trung dài hạn, và có hiệu lực ngay.
Theo đó, lãi suất cho vay kỳ hạn trung và dài hạn của các khoản vay phục vụ sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển của các tổ chức tín dụng nói chung sẽ được thỏa
thuận với các khách hàng trên cơ sở cung cầu thị trường và sự đánh giá mực độ tín
nhiệm khác hàng của tổ chức tín dụng. Các khoản cho vay phục vụ trực tiếp đời sống
của cá nhân tiếp tục được thỏa thuận lãi suất tất cả các kỳ hạn ngắn trung và dài.
Thông tư cũng quy định việc lãi suất cho vay, hạn mức cho vay phải đảm bảo phù hợp
các tỷ lệ an toàn vốn và điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa
là tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi
suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn như trước đây.
3
Nhận thấy sự hoạt động có hiệu quả hơn của hệ thống ngân hàng sau sự ra đời
của Thông tư 07, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục soạn thảo và công bố Thông tư số
12/2010/TT-NHNN vào ngày 14/4/2010 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay
khách hàng bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận. Thông tư này chính thức mở
cửa thỏa thuận lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, từ thời
điểm đó, lãi suất tất cả các khoản vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dự án,
đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân không kể kỳ hạn đều sẽ được thỏa thuận trên
cơ sở cung cầu vốn thị trường, điều kiện hoạt động của ngân hàng và biến động của
lãi suất huy động. Thông tư 12 ra đời cho phép các ngân hàng chủ động hơn trong
việc đề ra kế hoạch kinh doanh, cho vay cho phù hợp nhất với khả năng hoạt động của
bản thân ngân hàng. Giống như Thông tư 07, lãi suất cho vay phải tuân thủ các cơ sở
pháp lý của các văn bản hiện hành.
Không giống như lãi suất cho vay, lãi suất huy động vẫn bị giới hạn bởi trần lãi suất
được quy định trong từng thời kỳ.
2.2.2. Thực trạng áp dụng
Trong năm 2009 và đầu năm 2010, lãi suất cho vay trên thị trường chịu chi phối
bởi giới hạn 150% lãi suất cơ bản. Đầu năm 2009, khi lãi suất cơ bản là 7% thì trần lãi
suất là 10,5%. Khi đó, lãi suất cho vay trên thị trường là 8%. Sau đó, ngân hàng Nhà
nước tăng lãi suất cơ bản lên 8%, trần lãi suất lên 12%, các khoản cho vay edần dần
tăng lãi suất và chạm trần 12% vào tháng 12/2009. Cũng trong thời điểm này, lãi suất
cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát
hành và sử dụng thẻ tín dụng đã được thỏa thuận tăng từ mức phổ biến 14-16%/năm
như trước đây lên mức 15-17%/năm. Trong khoảng thời gian này, lãi suất huy động bị
giới hạn trần là 10,5%. Lãi suất cho vay liên tục có xu hướng tăng và muốn đội trần
vượt lên. Trước sự ra đời của thông tư 07, các ngân hàng rất e ngại trong việc cho vay
trung dài hạn vì các khoản vay này được thực hiện trong thời gian dài, tức chi phí đầu
vào cao hơn, mà lãi suất cũng không thể cao hơn lãi suất các khoản vay ngắn hạn, cao
nhất chỉ bằng 150% lãi suất cơ bản.
Do hạn chế về lãi suất đầu ra, nên các ngân hàng hoặc cộng thêm các loại phí
để nâng lãi suất của các món vay trung dài hạn hoặc là hạn chế cho vay. Thậm chí,
một số ngân hàng còn chia nhỏ các khoản vay dài hạn thành nhiều khoản ngắn hạn để
4
cho vay. Việc chia nhỏ này còn có thể giúp các ngân hàng không vi phạm quy định chỉ
được lấy 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Thực tế nguồn vốn trung và dài
hạn của ngân hàng rất hạn chế do lãi suất huy động kỳ hạn dài không hấp dẫn so với
các kỳ hạn ngắn nên người gửi tiền chỉ thích chọn các kỳ hạn ngắn.
Thông tư 07 ra đời cho phép các ngân hàng có thể đưa lãi suất cho vay lên cao
hơn mức lãi suất trần, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng cũng như vốn trung dài hạn
cho các doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư, mở rộng sản suất. Ngoài các khoản
vay trung dài hạn vừa được chấp thuận cho thực hiện lãi suất thỏa thuận, hiện các
ngân hàng còn có thể áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cho các khoản vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá
nhân và hộ gia đình của khách hàng vay, cũng như cho vay thông qua nghiệp vụ phát
hành và sử dụng thẻ tín dụng. Chỉ vài ngày sau khi thông tư 07 được ban hành, lãi
suất cho vay đã được các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên mức phổ biến 15-
17%, với các ngân hàng quốc doanh, mặt bằng lãi suất thấp hơn, khoảng 15-16%. Cá
biệt, một số ngân hàng cổ phần nhỏ đã tăng lãi suất cho vay lên đến 18-20%/năm.
Một điều đáng chú ý trong giai đoạn này chính là việc lãi suất cho vay tăng cao
không ngừng nhưng lãi suất huy động thì không thể tăng được, có nghĩa là mở rộng
đầu ra nhưng lại đang hạn chế đầu vào. Bảng sau đây thể hiện lãi suất trong mấy
tháng đầu năm 2010.
Bảng 2.3: Lãi suất huy động và cho vay 4 tháng đầu năm 2010
Lãi huy động Không kỳ
hạn
1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12
tháng
NHTMNN 2,4-3,0 8,0-9,0 10-10,2 10-10,3 10,4-10,49 10,4-10,49
NHTMCP 2,4-4,2 10-10,49 10,3-10,499 10,3-10,499 10,4-10,499 10,4-10,499
Lãi cho vay Ngắn hạn Trung và dài hạn
NHTMNN 12 12-14
NHTMCP 12 15-17
5