Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tóm tắt đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.47 KB, 27 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là quá trình
kết hợp các yếu tố sản xuất cơ bản (lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao
động) để tạo ra những sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người. Trong quá trình
kết hợp đó, các yếu tố cơ bản bị tiêu hao, tạo ra chi phí sản xuất kinh doanh. Gắn
với chi phí sản xuất kinh doanh là giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một
chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, lao động
và vốn trong quá trình sản xuất, là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện nước ta hiện nay với nền kinh tế nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước, quá trình hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới đang diễn ra nhanh chóng, để tồn tại và phát triển bền vững,
các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và
hạ giá thành . Việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng phải
đảm bảo chất lượng sản phẩm là con đường chủ yếu để tăng thu nhập từ hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng là tiền đề để hạ giá bán nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường. Chính vì lẽ đó, việc quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được
đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và khách quan.
Là một trong những phần hành quan trọng của kế toán, kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung
thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong một thời kỳ, tính
đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra
các phương án sản xuất kinh doanh thích hợp, xác định được giá bán sản phẩm, đảm
bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán
trong doanh nghiệp sản xuất.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin và
nhận thấy tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11


1
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
phẩm tại công ty, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, tình hình thực tế tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin để
thấy được những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong công tác hạch toán kế toán
của công ty. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc
hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trong thời
gian sắp tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung tìm hiểu công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than Núi Béo –
Vinacomin trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua cách tiếp cận vấn đề trên cả hai mặt lý luận và thực tế, sự vận dụng
phương pháp lý luận biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương
pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích để giúp đề tài được nhìn nhận thực tế và
sâu sắc hơn.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại doanh nghiệp sản xuất
Chương 2:Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –

K11
2
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
1.1. Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ trong một
thời kỳ nhất định.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
- Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục
- Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán
chi phí
- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên
báo cáo tài chính
- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động
1.1.2. Giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn
thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11

3
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
- Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
- Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
1.3.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
1.3.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định
nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ ) hoặc đối
tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng ).
1.3.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
a. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
b. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
1.3.2. Kế toán tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất
1.3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về
nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp
cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
- Phương pháp tập hợp và phân bổ
- TK sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Phương pháp hạch toán
1.3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
4
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho

công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch
vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHYT,
BHXH, KPCĐ, BHTN theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
- Phương pháp tập hợp và phân bổ
- TK sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
- Phương pháp hạch toán
1.3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
- Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí cần thiết khác phục
vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất
như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất dùng cho quản
lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
- Phương pháp tập hợp và phân bổ
- TK sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung
- Phương pháp hạch toán
1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.4.1.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Tài khoản sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.4.1.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
- Tài khoản sử dụng: TK 631- Giá thành sản xuất
- Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
5
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.4.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nguyên vật liệu chính
1.4.2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm

hoàn thành tương đương
- Theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Theo phương pháp bình quân gia quyền
1.4.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định
mức
1.5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất
1.5.1. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh
nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
1.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.5.2.1. Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ
sản xuất giản đơn
a, Phương pháp tính giá thành giản đơn
b, Phương pháp tính giá thành theo hệ số
c, Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
d, Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
1.5.2.5. Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục
a, Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (phương pháp
kết chuyển tuần tự từng khoản mục)
b, Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (phương
pháp kết chuyển song song)
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
6
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.6. Hình thức kế toán
1.6.1. Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ
1.6.2. Hình thức kế toán trên máy vi tính
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO –
VINACOMIN
2.1. Khái quát về công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần than Núi Béo –
Vinacomin
- Tên công ty: Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
- Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin – Nui Beo Coal Joint Stock Company
- Trụ sở chính: 799 Lê Thánh Tông, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Vốn điều lệ: 120.000.000.000 đồng
- Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
với mã chứng khoán NBC.
Hiện nay, công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin là một doanh nghiệp
hạch toán độc lập, là công ty con của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, mở
tài khoản tại các ngân hàng trong nước và quốc tế.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần than Núi Béo – Vinacomin
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần than Núi Béo –
Vinacomin
Nguyên tắc quản lý của công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin là tôn
trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu
trách nhiệm từng lĩnh vực. Bộ máy quản lý của công ty đứng đầu là Đại hội đồng cổ
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
7
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
đông, tiếp đến Chủ tịch hội đồng quản trị sau đó đến Giám đốc, 4 Phó giám đốc và
các phòng ban.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần than Núi Béo

- Vinacomin
a, Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin được thành lập với chức năng
nhiệm vụ chủ yếu là khai thác và kinh doanh than. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh
một số lĩnh vực khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2203000575 do
phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp đăng ký
lại lần 2, ngày 05 tháng 12 năm 2006.
b, Đặc điểm hệ thống sản xuất của công ty
Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin bao gồm một Nhà máy và các
công trường phân xưởng làm nhiệm vụ sản xuất cơ khí, bốc xúc đất đá, khai thác
than, vận chuyển, chế biến than. Ngoài ra còn một số công trường, phân xưởng
phục vụ phụ trợ và tổ chức tiêu thụ.
c, Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Là công ty khai thác than theo phương pháp lộ thiên, Công ty đang áp dụng
quy trình sản xuất than lộ thiên điển hình
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
8
KHOAN
KHOAN
VẬN CHUYỂN
THAN
VẬN CHUYỂN
THAN
NỔ MÌN
NỔ MÌN
XÚC ĐẤT
XÚC ĐẤT
SÀNG TUYỂN
SÀNG TUYỂN

XÚC THAN
XÚC THAN
VẬN CHUYỂN
BÃI THẢI
VẬN CHUYỂN
BÃI THẢI
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
d, Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần than Núi Béo –
Vinacomin
Chỉ tiêu 2010 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
1. Doanh thu
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ
2.184.418.251.066 2.292.058.396.480 107.640.145.414 4,93%
2. Giá vốn
hàng bán
1.772.866.715.163 1.879.565.291.968 106.698.576.805 6,02%
3. Lợi nhuận
trước thuế
107.529.953.383 101.406.193.209 (6.123.760.174) (5,69%)
4. Lợi nhuận
sau thuế
79.631.789.275 75.162.804.072 (4.468.985.203) (5,61%)
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần than Núi Béo –
Vinacomin
2.1.3.1. Hình thức kế toán và chế độ kế toán áp dụng
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức kế toán Nhật ký –
chứng từ.
- Công ty thực hiện chế độ kế toán được ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính và quyết định 2917/QĐ-
HĐQT ngày 27/12/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than –
khoáng sản Việt Nam.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán là VNĐ
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
9
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Công ty đang áp dụng hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp nhập trước –
xuất trước. Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Công
ty áp dụng việc tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Toàn bộ công
tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán trung tâm. Các công trường,
phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê để
tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh tại các công trường, phân xưởng

2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
10
Phó phòng kế toán
(kế toán tổng hợp)
Phó phòng kế toán

KT
công
nợ
KT
tiền
lương
Kế toán trưởng
KT
vật tư
hàng
hóa
KT
tiêu thụ
và thuế
KT
TSCĐ
KT
Tiền
mặt,
TGNH
KT
giá
thành
Thủ
quỹ
Nhân viên thống kê công
trường, phân xưởng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2.2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần than Núi Béo –
Vinacomin

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất sẽ là từng công trường, phân xưởng, tổ
đội và từng giai đoạn sản xuất như sau:
- Công trường Vỉa 11, công trường Vỉa 14, công trường Đông Bắc: Chi phí
được tập hợp tại từng công trường theo các công đoạn sản xuất than: Khoan, nổ
mìn, bốc xúc và san gạt đất đá, bốc xúc than, san gạt bãi thải và tính giá thành cho
đất đá và than nguyên khai.
- Công trường than 1: Chi phí được tập hợp tại công trường và tính giá thành
sàng tuyển và chế biến.
- Phân xưởng vận tải số 1, 2, 3, 4, 5: Chi phí được tập hợp tại từng phân
xưởng sau đó phân bổ cho công đoạn vận tải đất đá, than tại công trường Vỉa 11,
công trường Vỉa 14, công trường Đông Bắc, vận tải tiêu thụ và tính giá thành đất đá
và than.
- Công trường cơ giới và làm đường
- Phân xưởng trạm mạng
- Phân xưởng sửa chữa ô tô
- Phân xưởng sửa chữa máy mỏ
Các phân xưởng và công trường còn lại chi phí được tập hợp theo từng công
trường, phân xưởng sau đó phân bổ cho công trường Vỉa 11, 14, Đông Bắc, than 1,
các phân xưởng vận tải.
Ở công ty, toàn bộ chi phí được chia thành 8 yếu tố:
- Yếu tố vật liệu
- Yếu tố nhiên liệu
- Yếu tố động lực
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương
- Yếu tố BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
11
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền
2.2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần than Núi Béo
– Vinacomin
Công ty áp dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp
tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.
Sau khi đã tập hợp được toàn bộ chi phí, các chi phí trực tiếp được ghi thẳng
vào các đối tượng chịu chi phí. Các chi phí gián tiếp (chi phí chung) dùng tiêu thức
trung gian. Theo quy định hiện hành của ngành: đối với CPSX sau khi tập hợp xong
sẽ phân bổ cho từng công đoạn theo tiêu chuẩn phù hợp ( theo báo cáo chi tiết thực
hiện khối lượng công việc của từng công trường, phân xưởng ).
Có thể nói, khối lượng công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty là rất lớn. Vì vậy, trong phạm vi bài khóa luận này, tuy
tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty nhưng em xin trình bày chi tiết hơn đối với
công trường vỉa 11 và tính giá thành cho than nguyên khai toàn mỏ, các công
trường khác được tập hợp tương tự .
2.2.2. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty cổ phần than Núi Béo
- Vinacomin
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm các chi phí về vật liệu
phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế sử dụng trực tiếp cho sản xuất của công ty như
dầu mỡ, săm lốp, kim khí, dầu diesel, xăng, phụ tùng khoan, xúc, gạt…
Tại công ty cổ phần than Núi Béo, chi phí nguyên vật liệu được tập hợp tại
công trường vỉa 11, công trường vỉa 14, công trường Đông Bắc theo các công đoạn:
khoan, nổ mìn, xúc đất và than nguyên khai. Đối với chi phí xúc đất và than nguyên
khai : Nếu chi phí phát sinh trực tiếp cho đất thì tập hợp thẳng cho đất, nếu chi phí
phát sinh cho than nguyên khai thì tập hợp cho than. Với chi phí phát sinh chung
cho cả đất đá và than thì phân bổ theo tiêu thức tổng nguyên khối.
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11

12
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Chứng từ sử dụng: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ, bảng kê chi tiết vật tư xuất kho
Để theo dõi vai trò, tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh
kế toán phân loại và theo dõi trên các tài khoản chi tiết của TK 152 - nguyên liệu,
vật liệu; TK 153 - công cụ, dụng cụ
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp mở chi tiết theo từng công trường, phân xưởng.
Phương pháp tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất
trước.
Trong tháng, toàn bộ phiếu xuất kho cho từng đối tượng sử dụng được tập
hợp tại phòng kế toán trung tâm, việc vào sổ chi tiết vật tư, bảng phân bổ nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ được tiến hành bởi kế toán vật tư. Bảng kê số 4, bảng tính
giá thành công đoạn, nhật kí chứng từ số 7 do kế toán giá thành ghi chép. Cuối
tháng kế toán tổng hợp sẽ ghi chép vào sổ cái của các TK có liên quan.
Trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng 12 năm
2011 của công ty, kế toán định khoản:
Nợ TK 621: 40.229.964.772
Có TK 152: 40.229.964.772
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương
chính, phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm. Tại Công ty hiện nay các khoản phụ cấp bao gồm phụ cấp ca 3, phụ
cấp độc hại Ngoài ra, chi phí nhân công còn bao gồm: các khoản đóng góp cho
quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
Chứng từ kế toán: Bảng chấm công, bảng bình xét chấm điểm, biên bản
nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán lương,
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –

K11
13
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
bảng phân phối lương cho từng công trường, phân xưởng, bảng phân bổ tiền lương
và các khoản trích theo lương.
Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp mở chi tiết theo
từng công trường, phân xưởng, công đoạn sản xuất.
Tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin, chi phí tiền lương và
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân sản xuất được tập hợp theo từng công
trường, phân xưởng và đội xe do nhân viên thống kê của từng bộ phận đó lập căn cứ
vào bảng chấm công và các biên bản nghiệm thu sản phẩm. Các chứng từ này được
phòng lao động tiền lương của công ty xác nhận theo tỷ lệ hoàn thành sản xuất, làm
cơ sở tính lương cho từng đơn vị. Bảng thanh toán lương cho từng công trường,
phân xưởng, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương do kế toán tiền
lương ghi chép và tính toán. Cuối tháng, kế toán giá thành tiến hành tập hợp đưa
vào bảng kê số 4, bảng tính giá thành, NKCT số 7. Sổ Cái do kế toán tổng hợp ghi
chép.
Đối với các khoản trích theo lương, công ty cổ phần than Núi Béo –
Vinacomin đang áp dụng chế độ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định
là 22%, trong đó: 16% BHXH, 3% BHYT, 2% KPCĐ, 1% BHTN.
Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trực tiếp cho công đoạn nào được tập
hợp thẳng cho công đoạn đó. Chi phí liên quan đến cả đất đá và than nguyên khai
được phân bổ theo chi phí vật liệu trực tiếp. Riêng đối với phân xưởng trạm mạng,
chi phí được phân bổ cho 3 công trường là Vỉa 11, Vỉa 14, Vỉa Đông Bắc theo sản
lượng than nguyên khai, đối tượng chịu chi phí là than nguyên khai.
Trên cơ sở chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương thực tế phát sinh
trong tháng 12 năm 2011 của công ty, kế toán định khoản:
Nợ TK 622: 14.363.756.637
Có TK 334: 13.591.207.548
Có TK 338: 772.549.089

2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
14
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí có liên quan đến phục vụ quản lý
sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí các khoản
phải trả cho công nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, CCDC xuất dùng
cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điện nước, thuê ngoài…
Chi phí sản xuất chung tại công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin bao
gồm nhiều nội dung:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu và chi phí nhiên liệu: Kế toán dựa vào bảng phân bổ vật liệu
và công cụ dụng cụ – bảng phân bổ số 2 theo số tính toán chi tiết vật liệu xuất dùng
cho các đối tượng của từng phân xưởng.
- Chi phí Khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty than Núi
Béo chủ yếu là chi phí vận tải thuê ngoài, chi phí động lực.
- Chi phí khác
- Chi phí động lực: ở công ty là chi phí về điện.
Chứng từ kế toán: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ
khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ điện năng
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất chung là TK 627 – chi phí
sản xuất chung , mở chi tiết theo từng công trường, phân xưởng, thiết bị.
Chi phí sản xuất chung ở công ty được tập hợp cho từng công trường, phân
xưởng. Sau đó chi phí sản xuất chung được tiến hành phân bổ cho các đối tượng
gồm: đất, than ở từng công trường khai thác và các đối tượng khác như than đầu
đường, sơ tuyển tại mỏ, than sàng sạch… theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
Trong tháng 12 năm 2011, kế toán tập hợp được chi phí sản xuất chung phát
sinh tại công ty là: 138.520.645.909

2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang của
công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
2.2.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
15
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Sau khi tập hợp và phân bổ các chi phí thích hợp, kế toán tiến hành kết chuyển
các khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm. Số liệu trên bảng kê số 4 được phản
ánh vào Nhật kí chứng từ số 7 theo 2 phần:
+ Phần I :Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
+ Phần II: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Sau đó, căn cứ vào số liệu tập hợp trên Nhật ký chứng từ số 7, kế toán phản
ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC vào các Sổ cái.
Cuối mỗi tháng, sau khi tập hợp được CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC cho từng
công trường, phân xưởng, kế toán sẽ kết chuyển để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất
theo từng công đoạn sản xuất.
Tài khoản sử dụng: TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
16
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân
hàng
Phần I : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Các TK
ghi Có
152 153 214 241 242 334 333 338 621 622 627
Các TK phản ánh ở các NKCT
khác
Cộng chi phí

Các TK
ghi Nợ
NKCT
số 1
NKCT
số 2
NKCT
số 10
TK 154
40.229.964.772 14.363.756.637 138.520.645.909 193.114.367.318
TK 621
40.229.964.772 40.229.964.772
TK 622
13.591.207.548 772.549.089 14.364.756.637
TK 627
12.266.179.470 254.860.404 17.838.954.237 4.505.281.728 2.800.837.160 15.724.720.495 20.154.585.228 1.032.625.090 406.564.881 38.680.510 825.037.479 138.520.645.909


Cộng A





Cộng B

Tổng
cộng
(A+B)


Phần 2: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
ST
T
Tên các TK
chi phí sản
xuất kinh
doanh
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
Tổng cộng
Vật liệu Nhiên liệu Động lực Tiền lương
BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN
Khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch
vụ mua ngoài
Chi phí khác
bằng tiền
Chi
phí
trích
tr-
ước
1 TK 154

2 TK 142

3 TK 335
4 TK 621 6.391.517.470 33.838.447.305 40.229.964.772
5 TK 622 13.591.207.548 772.549.089 14.364.756.637
6 TK 627

7.350.248.500 5.170.791.374 1.546.366.451
15.724.720.495 1.032.625.090 17.838.954.237
61.054.226.300 28.802.713.461
138.520.645.909
7 TK 641 …

9 TK 241

Cộng

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH – K11
16
Trích Nhật ký chứng từ số 7 tháng 12 năm 2011
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân
hàng

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH – K11
16
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2.2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty cổ phần than Núi Béo -
Vinacomin
Căn cứ quyết định 2917/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006 của Hội đồng quản trị
Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam , chi phí sản xuất dở dang được
xác đinh theo công đoạn như sau:
* Chi phí đất đá bóc vận chuyển vượt hệ số
Chi phí đất đá
đã vận chuyển
vượt hệ số
=

Khối lượng đất đá vận
chuyển vượt hệ số
x
Giá thành 1 m
3
đất bóc
thực hiện trong kỳ
*Chi phí than nguyên khai đã khai thác khỏi vỉa chưa nhập kho
Chi phí than
nguyên khai đã
khai thác khỏi vỉa
=
Khối lượng than nguyên
khai còn tồn cuối kỳ
x
Giá thành 1 tấn than
nguyên khai thực hiện
trong kỳ
2.2.4. Tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
2.2.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than Núi
Béo – Vinacomin
- Đối tượng tính giá thành của công ty gồm đất bóc, than nguyên khai và
than sạch. Trong đó, than nguyên khai được coi như một bán thành phẩm được tính
giá thành bởi bản thân nó cũng có thể tiêu thụ trực tiếp không cần qua khâu chế
biến.
- Kỳ tính giá thành là từng tháng, từng quý và từng năm
2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành tại công ty cổ phần than Núi Béo –
Vinacomin
Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất của công ty có tính phức tạp, khối
lượng sản phẩm dở dang giữa các kì nhiều và biến động lớn, do đó công ty chọn

phương pháp tính giá thành là phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành
phẩm.
*Tính giá thành đất bóc
* Tính toán giá thành than nguyên khai

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
17
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân
hàng
Sản phẩm
Thực hiện Sản phẩm dở

Tháng Quí Năm Đầu kỳ Cuối kỳ
Than
nguyên
khai 272.431 838.688
4.660.12
0 242.482 178.718

Yếu tố chi
phí

Dở dang
đầu kỳ
Z thực hiện tháng

Z thực hiện quý

Lũy kế từ đầu năm


Dở dang
cuối kỳ
Z kết chuyển vào Z than
sạch
Tổng số Z đơn vị Tổng số Z đơn vị Tổng số Z đơn vị Tổng số Đơn vị
Vật liệu
7.364.306.078 12.700.822.323 46.620,33 70.553.121.534 84.123,20 264.123.830.126 53.874,21 9.628.291.808 254.495.538.318 51.910,30
Nhiên liệu
10.985.557.053 31.488.227.918 115.582,40 109.259.663.774
130.274,5
0 373.083.949.170 76.099,17 13.600.291.688 359.483.657.482 73.325,07
Động lực
324.157.723 951.332.868 3.492,01 3.134.108.809 3.736,92 9.815.699.134 2.002,14 357.818.587 9.457.880.547 1.929,16
Tiền lương
6.474.086.898 19.225.112.957 70.568,74 60.780.801.618 72.471,29 163.992.313.415 33.450,06 5.978.127.180 158.014.186.235 32.230,68
BHXH
441.458.844 969.077.457 3.557,15 3.524.007.950 4.201,81 12.622.049.370 2.574,56 460.120.446 12.161.928.924 2.480,71
Khấu hao
4.637.212.712 14.810.815.004 54.365,38 38.125.642.821 45.458,67 129.977.114.084 26.511,86 4.738.147.187 125.238.966.897 25.545,41
CPDV
mua ngoài
21.650.245.003 47.272.690.378 173.521,70 163.273.568.839
194.677,3
6 534.455.138.373
109.014,5
9 19.482.869.182 514.972.269.191 105.040,60
Chi phí
khác
9.948.941.522 26.366.767.527 96.783,29 62.317.920.942 74.304,06 234.544.877.038 47.840,90 8.550.029.420 225.994.847.618 46.096,92

Tổng
61.825.965.833 153.784.846.432 564.491 510.968.836.287
609.247,8
2
1.722.614.970.71
0
351.367,4
9 62.795.695.497
1.659.819.275.21
3 338.558,85
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin)

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH – K11
18
Báo cáo giá thành than nguyên khai toàn mỏ tháng 12 quý 4 năm 2011
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2.2.5. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
2.2.5.1. Những kết quả đạt được
a. Về tổ chức bộ máy kế toán
Nhìn chung, bộ máy kế toán của công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
đã được tổ chức phù hợp với hình thức tổ chức công tác kế toán và thích hợp với
điều kiện cụ thể của công ty về tổ chức sản xuất, tính chất quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh, sự phân cấp quản lý… và phù hợp với trình độ nghiệp vụ chuyên
môn của cán bộ kế toán công ty.
b. Về việc vận dụng chế độ kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký - chứng từ rất thích hợp với
một doanh nghiệp có quy mô lớn và sản xuất phức tạp. Công ty đã thực hiện tốt việc
tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ, hạch toán ban đầu theo qui định của chế độ kế
toán do nhà nước ban hành

c. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Công ty
đã xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, lựa chọn
phương pháp tính giá thành phù hợp.
- Về chi phí nguyên vật liệu: công ty đã khoán chi phí định mức nhiên liệu
cho các bộ phận sản xuất. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để quản lý tốt
chi phí nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Về chi phí nhân công: phù hợp với quy định của Bộ tài chính và có biện
pháp khuyến khích giúp người lao động nâng cao năng suất.
- Về chi phí sản xuất chung: Các khoản chi phí sản xuất chung được phân
loại cụ thể, xem xét và kí duyệt chặt chẽ, đảm bảo các khoản chi là tiết kiệm và hợp
lý.
2.2.5.2. Những tồn tại cần khắc phục
a. Về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng lớn tại nhiều công trường,

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
19
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
phân xưởng, đội xe, phòng kế toán trung tâm với hình thức kế toán tập trung sẽ phải
xử lý một khối lượng công việc khá đồ sộ và phức tạp.
Kế toán tại công ty chủ yếu ghi chép, làm việc trên Excel, chưa sử dụng phần
mềm kế toán; việc luân chuyển chứng từ và cung cấp thông tin kinh tế đôi khi còn
chưa được kịp thời.
b. Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
* Về chi phí nguyên vật liệu: Trong quá trình sản xuất tại công ty, phế liệu thu
hồi có giá trị khá cao nhưng không được hạch toán. Khi kế toán nhập kho vật liệu
đã không kịp thời phân loại giữa vật liệu phụ và công cụ, dụng cụ riêng biệt.
* Về chi phí nhân công trực tiếp: Công ty không trích trước lương nghỉ phép

công nhân sản xuất trực tiếp.
* Về chi phí sản xuất chung
- Hiện nay toàn bộ số tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, như vậy
chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh trong ngành khai thác mỏ.
Hiện nay công ty đang chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là tiền
lương trực tiếp, như vậy là chưa thật chính xác và hợp lý vì một số công đoạn xúc
đất đá , vận chuyển than nguyên khai , xúc than nguyên khai . công ty thuê ngoài
với giá trị rất cao mà lại không có chi phí tiền lương.

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
20
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO – VINACOMIN
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo
Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới theo mục tiêu: Gia
tăng sản lượng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu than của nền kinh tế, nâng cao giá
trị gia tăng và hiệu quả kinh tế xã hội, giảm tổn thất tài nguyên, đảm bảo an toàn lao
động và bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên
3.2. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin
3.3.1. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty nên áp dụng hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán để
giúp bộ phận kế toán trung tâm giảm bớt được khối lượng công việc đồng thời tạo
ra sự thông suốt, mau lẹ trong việc cung cấp thông tin kế toán.
Công ty cũng nên chú trọng việc trang bị hệ thống kỹ thuật tính toán, đặc
biệt là phần mềm kế toán để giúp cho công tác kế toán nhanh chóng, kịp thời, đơn
giản, phát huy được hiệu quả cao.
3.3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin, phế liệu thu hồi có giá trị khá
lớn nhưng chưa được hạch toán cụ thể, do vậy ảnh hưởng đến việc xác định giá
thành sản phẩm sản xuất một cách chính xác. Do đó cần hạch toán phế liệu thu hồi
một cách cụ thể theo quy định.

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
21
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Công ty nên có quy định cụ thể về phân loại công cụ dụng cụ và vật liệu phụ
một cách chính xác, khoa học trước khi nhập kho để đảm bảo tính hợp lý trong cơ
cấu yếu tố chi phí sản xuất.
3.3.3. Trích trước lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất
Công ty cần phải tính toán và lâp kế hoạch trích trước lương nghỉ phép cho
công nhân sản xuất trực tiếp để chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ
hạch toán không bị biến động đột ngột.
Tỷ lệ
trích trước
=
Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của CNSX
Tổng số tiền lương chính phải trả theo kế hoạch năm của CNSX

Công ty có thể trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo tỷ lệ
% trên tổng tiền lương phải trả hàng quý căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép cho công
nhân sản xuất và phân bổ đều cho các quý trong năm.
Mức trích trước hàng
năm theo kế hoạch
=
Tiền lương chính thực tế phải trả
cho CNSX trực tiếp trong năm
x Tỷ lệ trích trước
Để phản ánh trích trước và thanh toán tiền lương nghỉ phép của công nhân
sản xuất trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 335 – Chi phí phải trả.
3.3.4. Đầu tư mua phương tiện vận tải phục vụ sản xuất
3.3.5. Áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định
Hiện nay, công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin đang thực hiện việc
tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp này chưa phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty khi phần lớn TSCĐ là những loại
có giá trị, hiện đại, thời gian sử dụng tương đối dài và công suất làm việc trong
những năm đầu là rất cao. Áp dụng tính khấu hao theo phương pháp này làm cho
quá trình thu hồi vốn đầu tư rất. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, theo em trong
niên độ kế toán tới đây, Công ty nên xem xét thay đổi lại phương pháp tính khấu
hao tài sản cố định như sau:
Với nhóm tài sản cố định nhà cửa vật kiến trúc, Công ty áp dụng phương
pháp khấu hao đường thẳng như đang áp dụng.
Với nhóm tài sản thiết bị công tác, phương tiện vận tải: áp dụng phương
pháp khấu hao theo sản lượng.

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11
22
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

3.3.6. Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung
Công ty nên sử dụng tiêu thức tổng chi phí sản xuất trực tiếp (chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) để phản ánh chính xác khoản chi phí
sản xuất chung của mỗi công đoạn. Tuy nhiên, việc chọn tiêu thức phân bổ là tổng chi
phí sản xuất trực tiếp cũng có nhược điểm là làm cho quá trình tính toán phức tạp hơn.
Vậy đề nghị công ty nghiên cứu xem xét kỹ để có thể chọn tiêu thức phân bổ cho phù
hợp.
3.3.7. Áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp
Để có thể thực hiện được kế toán quản trị chi phí và giá thành trong doanh
nghiệp, công ty có thể tiến hành theo các nội dung sau:
- Phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho kế toán quản trị: phân loại chi phí,
cách ứng xử của chi phí theo mức hoạt động thành các biến phí, định phí và chi phí
hỗn hợp.
- Phân loại giá thành theo mục đích của kế toán quản trị nhằm cung cấp
thông tin cho nhà quản trị ra quyết định đặc biệt trong việc định giá bán sản phẩm,
giá chuyển nhượng nội bộ. Cần phân loại giá thành theo: Giá thành sản xuất toàn bộ
(định phí toàn bộ); Giá thành sản xuất theo biến phí; Giá thành sản xuất có phân bổ
hợp lý các chi phí cố định; Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.
- Cải tiến, hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí sản xuất.
Trước hết phải tổ chức xây dựng hoàn chỉnh các hệ thống định mức chi phí, sau đó
cần lập dự toán chi phí sản xuất như dự toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí sản xuất chung; lựa chọn và hoàn thiện các tiêu thức phân bổ các chi
phí cho phù hợp với nội dung của từng yếu tố chi phí cần phân bổ.
- Sử dụng các phương pháp phân tích kế toán quản trị như: phương pháp
phân tích báo cáo bộ phận, phương pháp phân tích mối quan hệ giữa khối lượng -
chi phí - lợi nhuận, phương pháp phân tích điểm hoà vốn… để cung cấp những
thông tin cho nhà quản lý trong những trường hợp cần thiết.

SV: Phan Thị Hồng Anh Lớp KTH –
K11

23

×