Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.6 KB, 72 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần Sông Đà 7.04
03
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Sông Đà 7.04
04
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty cổ phần Sông Đà 7.04
06
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Sông Đà 7.04
09
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
09
2.1.1.1. Nội dung
09
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
09
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
10
2.1.1.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
22
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
24
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 1 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.2.1. Nội dung


24
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
27
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
27
2.1.2.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
35
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
37
2.1.3.1. Nội dung
37
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng
37
2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
38
2.1.3.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
51
2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
55
2.1.4.1. Kiểm kê tính giá thành sản phẩm dở dang
55
2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất
55
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty
58
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty
58
2.2.2. Quy trình tính giá thành
60
CHƯƠNG 3

Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 2 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty và phương hướng hoàn thiện
63
3.1.1. Ưu điểm
63
3.1.2. Nhược điểm
66
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
66
DANH MỤC VIẾT TẮT
Bảo hiểm thất nghiệp : BHTN
Bảo hiểm xã hội : BHXH
Bảo hiểm y tế : BHYT
Cán bộ công nhân viên : CBCNV
Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 : Công ty
Kinh phí công đoàn : KPCĐ
Nguyên vật liệu trực tiếp : NVLTT
Phòng tổ chức hành chính : TC – HC
Sản xuất kinh doanh : SXKD
Tài sản cố đinh hữu hình : TSCĐ
Thuế giá trị gia tăng : GTGT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.2.1: Mô hình quy trình sản xuất kinh doanh ………………………………. 4
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 3 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU

Đáp ứng công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường trong
môi trường hội nhập thì vấn đề quan tâm hàng đầu là làm thế nào để tạo ra lợi
nhuận tối đa với chi phí tối thiểu nhất. Bởi vậy trong hoạt động sản xuất kinh
doanh doanh nghiệp phải tự lấy thu nhập của mình để bù đắp những chi phí
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Để thực hiện được yêu cầu này doanh
nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu, các yếu tố cấu thành nên sản phẩm,
đó là chi phí. Quá trình hoạt động SXKD trong doanh nghiệp là quá trình bỏ
ra các chi phí về lao động sống như: chi phí tiền lương, tiền công, tiền trích
BHXH gắn với việc sử dụng lao động, chi phí về lao động vật hoá như chi
phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, để thực hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh, mục đích của việc bỏ ra chi phí là để thu được kết quả đó là
những sản phẩm, công việc, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành, để bán, trao đổi,
góp vốn liên doanh, Bên cạnh giá thành sản phẩm là một trong những chi
tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh một cách tổng hợp tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó biểu thị một cách tập trung nhất các
giải pháp kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong hoạt động SXKD.
Chính vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
luôn được coi là công tác trọng tâm của kế toán, vì nó cung cấp thông tin
chính xác về những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất đồng thời đưa ra các
biện pháp, phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí và
giá thành, thực hiện tốt chức năng “là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý”
của kế toán.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận, nhận thức được vai trò của kế toán,
đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp và
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 4 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty CP Sông Đà 7.04 cùng
với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS. Đinh Thế Hùng và các anh chị
trong Phòng tài chính kế toán Công ty CP Sông Đà 7.04, em đã mạnh dạn

nghiên cứu chuyên đề “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty CP Sông Đà 7.04”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào
những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo hệ
thống kế toán hiện hành tại Việt Nam và thực trạng kế toán tại Công ty CP
Sông Đà 7.04. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp giữa lý luận và thực
tiễn, từ lý luận xem xét thực tiễn và từ thực tiễn khái quát thành lý luận.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh
Nội dung chuyên đề được trình bày gồm ba chương:
Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công
ty cổ phần Sông Đà 7.04.
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty cổ phần Sông Đà 7.04.
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty cổ phần Sông Đà 7.04.
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 5 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI
PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần Sông Đà 7.04
• Danh mục sản phẩm
- Sản phẩm chủ yếu của Công ty gồm:
+ Bê tông tươi.
. Vữa bê tông tươi các loại mác.
. Vữa xi măng các loại.
+ Đá dăm các loại và cát xay nhân tạo:
. Đá dăm 5 x 20
. Đá dăm 20 x 40
. Đá dăm 40 x 60
. Đá dăm 5 x 12,5

. Đá dăm 12,5 x 25
. Đá dăm 25 x 50
. Cát xay nhân tạo
- Đơn vị tính của sản phẩm là: mét khối (m
3
).
• Tiêu chuẩn chất lượng:
- Sản phẩm của Công ty tham gia vào xây dựng các công trình trọng
điểm quốc gia nên quy trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm được
kiểm tra nghiêm ngặt của Chủ đầu tư Công trình. Hàng ngày bộ phận
kỹ thuật phải đưa sản phẩm đi thí nghiệm nếu đạt sản phẩm mới được
xuất kho để đưa vào sản xuất các sản phẩm khác.
- Tính chất của sản phẩm đơn giản, giai đoạn sản xuất ngắn, máy móc để
sản xuất ra sản phẩm là loại máy đặc thù của ngành nên sản phẩm đá
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 6 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dăm, cát nhân tạo được sản xuất đồng loạt, khối lượng sản phẩm sản
xuất theo Quyết định phân chia và giấy giao nhiệm vụ của Tập đoàn
cho Công ty.
- Do sản phẩm của Công ty cổ phần Sông Đà 704 chủ yếu là bê tông
thương phẩm, đá dăm các loại, cát nhân tạo, đây là những sản phẩm
mang tính đặc thù, cụ thể như: vữa bê tông thương phẩm không có tồn
kho, đá dăm, cát nhân tạo sản xuất trên dây truyền liên tục không gián
đoạn giữa chừng nên không có sản phẩm dở dang trong quy trình sản
xuất nhưng được nhập kho khi sản phẩm hoàn thành. Vì vậy, những sản
phẩm được coi là sản phẩm dở dang tại Công ty chỉ tính cho những sản
phẩm đã hoàn thành nhập kho nhưng chưa được tiêu thụ hoặc đẵ được
tiêu thụ nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. Việc xác
định đánh giá giá trị sản phẩm dở dang chính là giá thành sản xuất nhập
kho thành phẩm.

1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Sông Đà
7.04
Sơ đồ 1.3.1: MÔ HÌNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 7 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 là một đơn vị sản xuất sản phẩm công
nghiệp phục vụ cho lĩnh vực xây lắp, thi công công trình là chủ yếu. Do địa
bàn đóng trụ sở lại ở khu vực cực kỳ khó khăn, sản phẩm sản xuất ra là sản
phẩm mới, nhu cầu tiêu thụ tại địa phương là rất thấp vì vậy sản phẩm sản
xuất ra của đơn vị chủ yếu là đáp ứng nhiệm vụ được giao là phục vụ thi công
thuỷ điện Tuyên Quang và thi công thuỷ điện Sơn La. Hầu hết các máy móc
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 8 - Lớp KTTH-K40SL
ĐỘI XÂY LẮP, PHÂN
XƯỞNG SẢN XUẤT
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG,
SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CÔNG TRÌNH HOÀN
THÀNH, THÀNH PHẨM
KHÁCH HÀNG
CÁC HỢP ĐỒNG XÂY LẮP,
BÁN SẢN PHẨM
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thiết bị sản xuất đều là những thiết bị giá trị lớn, đặc chủng được đầu tư mới
để nâng câo năng lực sản xuất phục vụ xây lắp và đáp ứng được yêu cầu của
công trình trong suốt giai đoạn thi công. Từ khi thành lập (2003 - 2010) đơn
vị đã từng bước ổn định và không ngừng phát triển, đơn vị đã khẳng định
được vị trí của mình, luôn đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản phẩm
vữa bê tông, đá dăm, cát nhân tạo cung cấp cho các các công trình trọng điểm
của Nhà nước. Hiện nay, đơn vị tăng cường nhiều sử dụng các biện pháp quản
lý, cố gắng nâng cao hiệu suất lao động, tăng sản lượng sản xuất kinh doanh,

nộp ngân sách Nhà nước ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày
càng được cải thiện.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 đã liên tục
phấn đấu để ngày một lớn mạnh và không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu. Điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế mà đơn vị đã
đạt được qua các năm và mức tăng trưởng qua mỗi năm ngày càng cao.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty cổ phần Sông Đà 7.04
* Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, bao gồm 02 thành viên: 01
Tổng giám đốc và 01 Phó Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc là người quản lý, giám sát và điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm
trước đại hội đồng cổ đông về các chi phí sản xuất và hiệu quả kinh doanh của
Công ty như:
- Ký kết các hợp đồng mua vật tư phục vụ sản xuất và các hợp đồng bán
hàng.
- Quyết định về các chi phí sản xuất và các khoản thu của Công ty.
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 9 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Quyết định các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công
ty.
Giúp việc cho Tổng giám đốc có 01 phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc chịu
trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, công tác thi công, sản xuất tại hiện
trường.
* Khối các phòng ban chức năng-nghiệp vụ:
+ Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho cấp đảng uỷ và
ban Tổng giám đốc Công ty về phương án mô hình, tổ chức sản xuất công tác
quản lý lao động, tiền lương và các chế độ chính sách của người lao động,
công tác tuyển dụng, công tác hành chính trong đơn vị.

+ Phòng vật tư cơ giới
Phòng vật tư cơ giới chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý cơ
giới, vật tư của Công ty đảm bảo khai thác sử dụng hiệu quả xe máy thiết bị
và sử dụng vật tư tiết kiệm; mua sắm và chịu trách nhiệm về mặt định mức
tiêu hao nhiên liệu, quản lý bảo dưỡng kỹ thuật xe máy thiết bị thi công hiệu
quả cao nhất. Trình Tổng giám đốc duyệt định mức nhiên liệu khi có điều
chỉnh. Hàng tháng Phòng vật tư cơ giới có trách nhiệm quyết toán nhiên liệu
cho xe máy, kiểm tra xe máy, thiết bị khi bộ phận điều hành có yêu cầu vật tư
sửa chữa, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về chi phí sửa chữa máy
móc thiết bị toàn Công ty. Viết phiếu xuất nhập vật tư cho trạm trưởng, xe
trưởng.
+ Phòng Kinh tế tổng hợp
Phòng Kinh tế tổng hợp có trách nhiệm trình Tổng giám đốc về đơn giá
giao khoán nội về tiền lương, quyết toán chi phí vật liệu cho sản xuất bê tông
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 10 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thương phẩm, kiểm soát vật liệu đầu vào khi sản xuất thành phẩm. Soạn thảo
và trình Tổng giám đốc ký các hợp đồng mua bán vật tư vật liệu, dịch vụ,
phục vụ sản xuất và các hợp đồng bán sản phẩm đầu ra cho các khách hàng.
+ Phòng Tài chính Kế toán
Phòng tài chính kế tóan có chức năng tham mưu giúp việc cho HĐQT
và Tổng Giám đốc về công tác tài chính kế toán, tín dụng, hạch toán kinh
doanh trong toàn Công ty, điều tiết các nguồn lực tài chính, khai thác và sử
dụng nguồn vốn hiệu quả nhằm mục tiêu phát triển chung toàn Công ty.
* Khối các phân xưởng, đội trực thuộc sản xuất trực tiếp
- Phân xưởng sản xuất bê tông số 1;
- Phân xưởng sản xuất bê tông số 2;
- Phân xưởng nghiền sàng số 1;
- Phân xưởng nghiền sàng số 2;
- Phân xưởng nghiền sàng số 3;

- Phân xưởng nghiền sàng số 4;
- Đội cơ giới sửa chữa;
Các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về vật
liệu đầu vào như đá hỗn hợp, vật tư sửa chữa của trạm mình quản lý.
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 11 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Sông Đà 7.04
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung:
Do Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 sản phẩm chủ yếu là vữa bê tông, đá
dăm các loại, cát nhân tạo phục vụ thi công công trình thuỷ điện Sơn La nên
NVLTT là Xi măng, cát, đá dăm, phụ gia, đá hộc, nhiên liệu,
Công ty xây dựng định mức cấp NVLTT dựa trên định mức tiêu chuẩn
của Nhà nước ban hành, của tỉnh Sơn La, đơn giá dự toán ban hành riêng cho
công trình thuỷ điện Sơn La và yêu cầu tiến độ sản xuất thực tế tại công
trường. Căn cứ các Hợp đồng kinh tế mua NVLTT đã ký với các nhà cung
cấp, Hoá đơn GTGT, khối lượng, đơn giá NVLTT nhập kho thực tế.
Việc cấp NVLTT cho công tác sản xuất vữa bê tông căn cứ vào yêu cầu
chất lượng bê tông, mác bê tông và định mức cấp phối đã được thí nghiệm tại
hiện trường, từ đó căn cứ khối lượng yêu cầu sản xuất để tính ra lượng
NVLTT xuất để trộn bê tông.
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng;
Kế toán sử dụng TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
TK 621 được chi tiết cho từng công trình và từng loại Nguyên liệu vật liệu
TK62101: sản xuất cát đá nhân tạo tại Sơn La
TK6210101: Đá hỗn hợp
TK62102: Sản xuất bê tông tại Sơn La

TK 6210201: Đá dăm
TK 6210202: Cát xay
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 12 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TK 6210203: Xi măng
TK 6210204: Phụ gia
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết:
NVLTT để đưa vào sản xuất chủ yếu mua ngoài, riêng chỉ có đá dăm, cát
nhân tạo để đưa vào sản xuất bê tông là được chuyển sang từ công đoạn sản
xuất đá dăm và cát nhân tạo trước đó. NVLTT mua về kế toán kiểm tra tính
hợp lệ của chứng từ hoá đơn GTGT, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho. Căn
cứ vào chứng từ kế toán để tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán để
cập nhật số liệu. Cửa sổ nhập dữ liệu vào của phần mềm SAS như sau:
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 13 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với Nguyên liệu, vật liệu chính phục vụ sản xuất thành phẩm Công
ty đều có Hợp đồng kinh tế, có phụ lục hợp đồng kinh tế kèm theo khi có điều
chỉnh giá, cụ thể sau đây là mẫu Hợp đồng mua bán xi măng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………***………
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: 01/HĐKT/2011
- Căn cứ Bộ luật dân sự đã được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ vào luật Thương mại đã được Quốc hội Nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ vào nhu cầu của hai bên.

Hôm nay, ngày 02 tháng 01 năm 2010. Chúng tôi gồm:
I. BÊN A (Bên mua): CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04
Đại diện Ông: Nguyễn Hữu Doanh Chức vụ: Tổng giám đốc
Địa chỉ: Xã ít Ong – Huyện Mường La – Sơn La.
Điện thoại: 0223.830.990 Fax: 0223.830.989.
Mã số thuế: 5500296523
Tài khoản: 41210000000285 tại PGD Mường La–NH ĐT&PT Sơn La.
II. BÊN B (Bên bán): CÔNG TY TNHH THÀNH TIẾN
Đại diện: Ông Phạm Văn Dương Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ:58 - Đường Hùng Vương – Phường Nam Bình – TP Ninh Bình.
Điện thoại: 030 505 533 – 776 797 Fax: 030 776 797
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 14 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TK: 102010000473570 tại NH Công Thương Ninh Bình.
TK: 48310000004774 tại NH Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.
MST: 2700277554
SAU KHI BÀN BẠC, HAI BÊN THỐNG NHẤT KÝ KẾT HỢP
ĐỒNG KINH TẾ VỚI CÁC ĐIỀU KHOẢN SAU:
ĐIỀU I: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG, CHỦNG LOẠI, CHẤT LƯỢNG
1.1. Nội dung: Bên A đồng ý mua, Bên B đồng ý cung cấp các loại xi
măng rời do các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Tam Điệp, Bút Sơn sản xuất để
phục vụ thi công thuỷ điện Sơn La.
1.2. Chủng loại: Xi măng rời Bỉm Sơn PCB30, Tam Điệp PCB 30, Bút
Sơn PC 40.
1.3. Chất lượng: Bên B đảm bảo cung cấp cho bên A xi măng Bỉm
Sơn PCB30, Tam Điệp rời PCB 30, Bút Sơn rời PC 40 đúng chất lượng theo
tiêu chuẩn chất lượng của Nhà sản xuất TCVN 6260 – 1997; 2682 – 1999.
1.4. Phương thức đặt hàng và thời gian giao nhận hàng:
- Trước khi giao nhận hàng bên mua trực tiếp (hoặc Fax) cho bên bán đơn đặt
hàng trước 01 ngày. Đơn đặt hàng phải ghi rõ số lượng chủng loại xi măng và

thời gian giao nhận hàng.
- Đơn (hoặc thông báo) đặt hàng phải có chữ ký của người thẩm quyền bên
Mua và có xác nhận của bên bán là một bộ phận không tách rời của hợp đồng
làm cơ sở để hai bên đối chiếu khối lượng và thanh toán.
1.5. Khối lượng và giá cả:
1.5.1. Khối lượng: Bên bán cung cấp theo yêu cầu của bên mua cho từng đơn
đặt hàng.
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 15 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.5.2. Giá cả: Hai bên thống nhất tạm thanh toán theo đơn giá sau:
STT TUYẾN ĐƯỜNG ĐVT
ĐƠN GIÁ
(Đồng/tấn)
GHI CHÚ
1
Xi măng rời Bỉm Sơn
PCB 30
Tấn 929.500
Đã bao gồm VAT
10%
2
Xi măng rời Tam Điệp
PCB 30
Tấn 929.500
Đã bao gồm VAT
10%
3
Xi măng rời Bút Sơn
PC 40
Tấn 960.000

Đã bao gồm VAT
10%
4
Cước vận chuyển XM
lên TĐ Sơn La
Tấn 485.000
Đã bao gồm VAT
10%
Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu có biến động về giá thì bên B sẽ
thông báo cho bên A trước 01 ngày bằng văn bản và cùng nhau đối chiếu xác
nhận khối lượng hàng mà bên B cung cấp cho bên A. Hai bên sẽ cùng nhau
thương thảo về giá và ký Phụ lục hợp đồng bổ sung.
ĐIỀU II: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG:
2.1. Địa điểm giao nhận hàng: Xi măng được giao trên si lô tại trạm trộn
bê tông 120m3/h – công trường nhà máy thuỷ điện Sơn La – huyện Mường
La – tỉnh Sơn La.
2.2. Phương thức giao nhận hàng:
- Xi măng trên xe Stec vận chuyển của bên B còn nguyên các kẹp chì theo
quy định của nhà máy kèm theo phiếu cân hàng tại nhà máy khi xuất hàng.
- Hai bên sẽ lập biên bản giao nhận và nghiệm thu hàng hoá (có xác nhận của
đại diện hai bên) ngay sau khi hoàn tất việc giao nhận hàng.
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 16 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Bên A sẽ thường xuyên giám sát chất lượng và khối lượng hàng cho mỗi
chuyến xe vận chuyển để lập biên bản giao nhận cho từng chuyến hàng. Nếu
trong quá trình giao nhận hàng, bên A phát hiện chất lượng hàng hóa không
đảm bảo tiêu chuẩn (bằng trực quan và bằng các phương pháp kiểm tra kỹ
thuật) hoặc khối lượng hàng hóa bên B giao thiếu theo hóa đơn và phiếu cân
hàng của nhà máy thì bên A sẽ không xác nhận khối lượng và trừ toàn bộ tiền
hàng cho chuyến xe đó. Đồng thời bên A sẽ có những biện pháp xử lý vi

phạm đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định.
ĐIỀU III: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
3.1 Hình thức thanh toán: Bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt.
3.2 Phương thức thanh toán: Bên B đồng ý cho bên A dư nợ
2.500.000.000đ ( Bằng chữ: Hai tỷ năm trăm triệu đồng).
Vào ngày 26 hàng tháng hai bên đối chiếu khối lượng. Bên A thanh toán
cho bên B 100% giá trị lô hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày hai bên chốt
khối lượng thực hiện. Bên B phải cung cấp cho bên A các chứng từ sau:
+ Biên bản giao nhận hàng được đại diện hai bên ký nhận;
+ Hoá đơn thuế VAT;
+ Chứng chỉ chất lượng hàng hoá của nhà sản xuất.
Nếu quá thời hạn trên mà bên A không thanh toán hết tiền hàng cho bên
B. Bên A phải chịu lãi suất trả chậm quá hạn theo quy định của ngân hàng
Nhà nước Việt Nam tại thời điểm thanh toán. Đồng thời bên B sẽ từ chối đơn
hàng kế tiếp của bên A.
ĐIỀU IV: TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN
1. Trách nhiệm của bên mua.
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 17 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thông báo kế hoạch sử dụng xi măng cho bên bán trước ngày 28 hàng
tháng.
- Tổ chức tiếp nhận hàng hoá bên bán giao tại địa điểm ghi trong điều 2.1
- Cùng với bên bán lập biên bản giao nhận và nghiệm thu hàng hoá
- Từ chối nhận hàng hoặc trả lại hàng nếu hàng không đảm bảo tiêu chuẩn
chất lượng trước khi nhận hàng.
- Định kỳ ngày cuối tháng cùng với bên bán đối chiếu khối lượng, công nợ và
lập phiếu giá thanh toán.
- Thanh toán cho bên bán theo điều III của hợp đồng.
2. Trách nhiệm của bên bán.
- Cung cấp hàng hoá đúng chất lượng và tiến độ đã thoả thuận theo từng đơn

đặt hàng của bên mua.
- Giao hàng đầy đủ về số lượng, chủng loại và địa điểm theo yêu cầu của bên
mua
- Cùng với bên mua lập biên bản giao nhận và nghiệm thu ngay sau khi hai
bên hoàn tất các thủ tục giao hàng làm cơ sở thanh toán.
- Cung cấp cho bên mua hoá đơn thuế GTGT do Bộ tài chính phát hành.
ĐIỀU V: CAM KẾT CHUNG:
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã ghi trong hợp
đồng. Nếu vì một lý do nào đó mà một trong hai bên không thực hiện một
hoặc một phần hay toàn bộ các điều khoản của hợp đồng phải thông báo trước
cho bên kia bằng văn bản để cùng nhau bàn bạc giải quyết. Không bên nào
được tự ý sửa đổi hợp đồng.
- Trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng dẫn đến gây thiệt hại về
vật chất cho bên kia mà không thương lượng được thì đưa ra toà án Kinh tế –
Toà án nhân dân –TP Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình để phán sử. Quyết định của
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 18 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực đối với hai bên. Chi phí do bên
vi phạm chịu.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011
và được lập thành 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 03 bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
• Hàng tháng căn cứ vào tình hình sản xuất của trạm mình ông trạm trưởng
có yêu cầu đá hỗn hợp để phục vụ cho sản xuất của trạm.
CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 7.04
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sơn La, ngày 25 tháng 12 năm 2010
GIẤY YÊU CẦU VẬT TƯ
- Người yêu cầu: Hoàng Anh Tuấn
- Đơn vị, bộ phận: Phân xưởng nghiền sàng số 4
STT Nội dung ĐVT
Số lượng
yêu cầu
Số lượng
thực cấp
Ghi chú
1 Đá hỗn hợp m
3
23.858
GIÁM ĐỐC
(Duyệt)
PHÒNG VẬT TƯ
(Kiểm tra)
NGƯỜI YÊU CẦU
Căn cứ vào giấy yêu cầu vật tư của Ông trạm trưởng trạm nghiền sàng
số 4 đã được các cấp xét duyệt, Phòng kinh tế viết phiếu xuất kho, căn cứ vào
phiếu xuất kế toán ghi sổ.
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 19 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 20 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Cách tính giá vật liệu xuất kho của Công ty.
Đơn vị xuất kho vật liệu theo giá bình quân sau mỗi lần nhập kho ví dụ đá
hỗn hợp của trạm 4 mã vật liệu là 0005 có chi tiết như sau:
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 21 - Lớp KTTH-K40SL

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 22 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tồn đầu kỳ của vật liệu là: số lượng: 1.951 m3 thành tiền là:
173.349.716đồng.
Nhập trong kỳ là: 23.928m3, với đơn giá 87.221đồng/m3 = thành tiền là:
2.087.024.088, đồng;
Vậy đơn giá xuất kho của vật liệu là:
(173.349.716 + 2.087.024.088)
= 87.344, đồng/m3;
(1.951 + 23.928)
Từ cửa sổ nhập chứng từ kế toán nhập chứng từ vào máy, các thao tác như
sau:
- Từ màn hình vào “Nhập chứng từ kế toán” chọn “Xuất vật tư”
- Giao diện màn hình “Xuất vật tư” hiện lên với các thông số khai báo như
sau:
+ Tháng: 12/2010
+ Ngày CT: 25/12/2010
+ Số hiệu: X56KTTH
+ Diễn giải: Xuất đá hỗn hợp cho Hoàng Anh Tuấn PX nghiền
sàng số 4 Sơn La phục vụ Sx tháng 12/2010.
+ Nhập số hiệu TK 152( chi tiết cho từng loại vật tư) click loại
vật tư trong danh mục vật tư VD như : Đá hỗn hợp ta chọn 152 mã vật tư là
0005 sau đó dùng phím mũi tên (hoặc tab) để di chuyển đến cột số lượng
nhập số lượng sau đó tab tiếp máy sẽ tự nhảy bên phát sinh có số tiền
2.083.851.703  enter.
+ Nhập số hiệu TK 621 (Chi tiết theo PX) click đối tượng phân
xưởng chịu chi phí, VD như: Sản xuất đá, cát nhân tạo ta chon 6210104 sau
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 23 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

đó dùng phím mũi tên (hoặc tab) để di chuyển đến cột phát sinh có số tiền
2.083.851.703  enter.
Kế toán hạch toán cụ thể như sau:
Nợ TK 621 (Chi tiết theo PX): 2.083.851.703
Có TK 152 (Chi tiết vật tư): 2.083.851.703
Toàn bộ kết quả nhập xong sẽ được máy tự động vào sổ Nhật ký chung,
sổ chi tiết, sổ cái các TK có liên quan. Đối với các chứng từ khác cùng làm
tương tự.
Nếu muốn xem số liệu đã thực hiện được chuyển tới nhật ký chung và
các sổ cái TK, sổ chi tiết TK liên quan chưa thì vào “Kế toán chi tiết”, bảng “
sổ chi tiết kế toán quản trị năm 2010” hiện ra, chọn menu “Tổng hợp” khi đó
sẽ có danh mục đề “ Sổ chi tiết”( kích chuột vào mục này nhập tên tài khoản,
máy hiện lên sổ cần xem. Khi xem có thể xem không sửa hoặc cho phép sửa
với điều kiện quay trở lại phần “Nhập chứng từ” tìm lại theo tên TK và tiến
hành sửa, kết thúc quá trình sửa nhấn chuột vào nút “ghi”. Nếu kế toán muốn
in thì nhấn vào nút hình “in” ra theo yêu cầu (công việc in thường được kế
toán tổng hợp thực hiện vào cuối quý sau khi đã tính toán xong giá thành).
Kết quả của số liệu được nhập vào máy khi đó kế toán có thể in ra sổ nhật ký
chung, sổ cái TK621…
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 24 - Lớp KTTH-K40SL
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Hoàng Thị Huệ - 25 - Lớp KTTH-K40SL

×