Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp. kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.9 KB, 44 trang )

KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh
tế thế giới diễn ra ngày càng phổ biến và mạnh mẽ, hoạt động thương mại
quốc tế trở thành một lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu được trong hệ
thống kinh tế đó. Đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,
yêu cầu về thông tin kinh tế nói chung và thông tin về nhập khẩu nói riêng trở
nên hết sức cần thiết khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, khi nước
ta đã ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sự phụ thuộc lẫn nhau
trong nền kinh tế cũng như thương mại giữa các quốc gia càng trở nên sâu
sắc, Đảng và Nhà nước đang từng bước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế đất nước hoà nhập
và đủ sức cạnh tranh vào thị trường kinh tế, cạnh tranh toàn cầu. Đất nước ta
là một nước mà nền kinh tế còn chưa phát triển trong đó nông nghiệp vẫn giữ
một vai trò chủ đạo, do trình độ khoa học kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế nên
trong quá trình hội nhập còn gặp nhiều khó khăn. Hội nhập với thị trường
quốc tế vừa là môi trường và động lực to lớn giúp các quốc gia đang trên đà
phát triển như nước ta cọ sát trên trường quốc tế để học hỏi, tư duy sáng tạo.
Song đây cũng là một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt đòi hỏi những phấn
đấu không ngừng để có thể đứng vững trong môi trường kinh tế cạnh tranh.
Nền kinh tế đạt được mức độ tăng trưởng và phát triển như mong muốn khi
mỗi đơn vị trong nền kinh tế đó điều tự ý thức về vai trò của đơn vị mình đối
với nền kinh tế chung. Để đạt được mục tiêu đó, vai trò của nhà quản trị cũng
như bộ phận kế toán là rất quan trọng. Bộ phận kế toán không những hạch
toán để đưa ra những kết quả cần thiết mà còn có chức năng tư vấn giúp nhà
quản trị có những quyết định hợp lý, chính xác hơn.
Công ty cổ phần Phát triển kỹ thuật và đầu tư là doanh nghiệp chuyên
nhập khẩu các loại máy móc và thiết bị công nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
xuất của các doanh nghiệp trong nước. Ðể đáp ứng nhu cầu chất lượng cao


của khách hàng thì Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư phải có
nhiệm vụ nhập khẩu những máy móc và thiết bị hiện đại của các nước phát
triển thông qua việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu. Muốn làm được điều này
đòi hỏi công ty luôn phải lập ra các mục tiêu cụ thể, các chiến lược lâu dài
trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của hàng loạt các công ty khác để có được lợi
nhuận cao từ đó đẩy mạnh được tốc độ phát triển của công ty đồng thời cải
thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty cổ phần phát
triển kỹ thuật và đầu tư, trên cơ sở những kiến thức học hỏi từ nhà trường, sự
giúp đỡ của các cán bộ nhân viên phòng kế toán tại công ty. Em đã thu thập
được một số thông tin cần thiết để hoàn thiện các quy trình trong bài: “ Báo
cáo thực tập tổng hợp”. Báo cáo này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn
đề chung về cơ sở thực tập, thực trạng công tác tổ chức hạch toán tại công ty
cũng như tổ chức vận dụng kế toán chung , kế toán một số phần hành chủ yếu.
Ngoài ra Báo cáo tổng hợp còn nêu ra những đánh giá khái quát về tổ chức
hạch toán kế toán tại đơn vị để từ đó tìm được những kết quả được ghi nhận
cũng như những mặt còn hạn chế. Trên cơ sở yêu cầu và mục đích của Báo
cáo tổng hợp, Báo cáo được chia thành những phần chính sau:
 Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế-kĩ thuật và tổ chức bộ
máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
phát triển kỹ thuật và đầu tư.
 Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công
ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư.
 Phần III:Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại
Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần phát triển kỹ
thuật và đầu tư.
1.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty.
Ðịa chỉ giao dịch:
Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư
Số 4- Vũ Ngọc Phan- Ðống Ða- Hà Nội
Ðiện thoại: 043 8358089/ 043 7762535
Fax: 043 7762444
Email:
Công ty cổ phần Phát triển Kỹ thuật và Ðầu tư – ITD là công ty Nhà
Nước – thành viên của Công ty TNHH một thành viên Viện Máy và Dụng cụ
Công Nghiệp( IMI-Holding ), được thành lập từ năm 2000 theo Quyết định số
56/2000/QÐ-BCN ngày 18/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp (IMI),
nay là Bộ Công Thương, chức năng chính của (IMI) là chuyên nghiên cứu
khoa học, đào tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu đó vào quá trình sản xuất sản
phẩm.qua quá trình xây dựng và phát triển hiện nay công ty đã có được đội
ngũ trên 30 cán bộ chuyên môn,thiết lập được nhiều mối quan hệ, liên kết,
hợp tác với nhiều hãng hàng đầu của EU.
Công ty phát triển kỹ thuật và đầu tư đặc biệt chú trọng đến việc phát
triển nguồn nhân lực. Các cán bộ của Công ty đều được đào tạo chính quy tại
các trường Đại học trong và ngoài nước. Công ty được sự hợp tác, hỗ trợ kỹ
thuật đắc lực của gần 300 chuyên gia, cán bộ khoa học có trỉnh độ cao và giàu
kinh nghiệm của Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp, một yếu tố đảm bảo cho
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
Công ty có thể thực hiện một cách tốt nhất các hợp đồng chuyển giao công
nghệ, chế tạo, cung cấp các sản phẩm máy móc thiết bị công nghiệp cho các
bạn hàng.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.

Trong tình hình thế giớ phát triển như vũ báo, nước ta cũng phải đổi mới nền
kinh tế. Một vấn đề lớn được đặt ra là phai phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ lực
lượng sản xuất. Để giải phóng lực lượng sản xuất, tất yếu phải phát triển
mạnh mẽ nền kinh tế hàng nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế thị
trường, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai
trò chủ đạo. Muốn vậy, phải đổi mới mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước.
Theo hướng đó, Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hoá như một phương thức có
hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Theo xu hướng chung Công
ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư đã thực hiện cổ phần hoá kể từ ngày
12 tháng 05 năm 2008.Theo Quyết định số 1019/QĐ- BTC ngày 09 tháng 10
năm 2007 của Bộ công Thương về việc cổ phần hoá Công ty Phát triển kỹ
thuật và đầu tư; Quyết định số 2171/QĐ-BCT ngày 14 tháng 12 năm 2007 của
Bộ Công thương về việc xác định giá trị doanh nghiệp và Quyết định số
2543/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công thương về việc phê
duyệt phương án và chuyển Công ty Phát triển kỹ thuật và đầu tư thành Công
ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư.
Công ty đã hoàn thành việc bán đấu giá cổ phần lần đầu, tổ chức Đại
hội lần đầu và đăng ký kinh doanh cho Công ty cổ phần mới từ ngày 12 tháng
05 năm 2008.
Sau 11 năm đi vào hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không
ngừng được tăng cường về bề rộng và chiều sâu. Diện tích văn phòng 298m
2
,
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
hệ thống văn phòng của công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu xây
dựng và thực hiện các dự án lớn.
Tổng số vốn đầu tư mới cho cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đến tháng

5/2009 đạt 721.060.250 đồng. Vốn điều lệ của công ty là 15.000.000.000
đồng, trong đó:
Vốn từ ngân sách nhà nước: 13.497.276.948 đồng
Vốn tự bổ sung : 1.502.723.052 đồng.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần phát
triển kỹ thuật và đầu tư.
1.2.1 Chức năng,nhiệm vụ của Công ty.
1.2.1.1.Chức năng của công ty
Công ty cổ phần Phát triển kỹ thuật và đầu tư là một doanh nghiệp
chuyển đổi chuyên sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ mới trong
nghành máy và thiết bị công nghiệp.
Với nghành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực máy móc công nghiệp, Công ty
luôn định hướng chiến lược kinh doanh của mình là chuyển giao công nghệ,
cung cấp máy móc thiết bị tiên tiến và các dịch vụ khoa học kỹ thuật cao- kết
quả nghiên cứu của Viện máy và dụng cụ công nghiệp vào sản xuất với chất
lượng cao, chi phí hợp lý cùng với các dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo.
Công ty Phát triển Kỹ thuật và Ðầu tư nay là Công ty cổ phần Phát triển Kỹ
thuật và Ðầu tư, là một công ty con trong số 16 Công ty con của Viện Máy và
Dụng Cụ Công Nghiệp (IMI) một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương.
Công ty không chỉ có hoạt động kinh doanh mà còn có hoạt động thực hiện
các hợp đồng uỷ thác từ các Trung tâm hoặc Công ty thành viên của Viện
máy và dụng cụ công nghiệp.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
1.2.1.2. Nhiệm vụ của Công ty
Công ty được Viện (IMI) giao nhiệm vụ hoạt động trong cả hai lĩnh
vực là hoạt động kinh doanh và hoạt động nhập khẩu từ các hợp đồng uỷ thác
của các công ty con khác thuộc (IMI).
Viện IMI thường xuyên phải nhập khẩu các máy móc công nghệ tân

tiến từ các đối tác nước ngoài. Vì vậy Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật và
đầu tư giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của Công ty mẹ cũng như
các hoạt động của các công ty con khác của Viện (IMI) xuất phát từ mối liên
hệ giữa các Công ty con trong cùng hệ thống chung, nhằm đạt hiệu quả hoạt
động khoa học công nghệ sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và phát triển sản
phẩm mới.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư chuyên tư vấn đầu tư, đào
tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thuộc ngành máy
và thiết bị công nghiệp vào quá trình sản xuất.
Xuất nhập khẩu máy, dụng cụ và thiết bị công nghiệp, vật tư, tài liệu và công
nghệ mới phục vụ cho các dự án đầu tư và phát triển kinh tế.
Tư vấn, thiết kế, lắp đặt máy và thiết bị công nghiệp, đưa vào vận hành các hệ
thống thiết bị bảo vệ môi trường.
Thiết kế chế tạo các dụng cụ, khuôn mẫu chính xác và chi tiết cơ khí.
Thiết kế chế tạo các loại máy xây dựng, cân điện tử công nghiệp, thiết bị định
lượng tự động và bán tự động.
Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật.
Dịch vụ sửa chữa, đại tu, nâng cấp, số hoá các loại máy công cụ và cung cấp
vật tư, thiết bị khoa học kỹ thuật, dụng cụ, phụ tùng.
Tự động hoá, hiện đại hoá các thiết bị và dây chuyền thiết bị.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
Thực hiện hợp tác khoa học công nghệ, liên doanh, liên kết trong sản xuất
kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước, thuộc các lĩnh vực chế tạo
máy và thiết bị công nghiệp, thiết bị bảo vệ môi trường.
Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp hoá công nghệ cao.
 Các Sản phẩm , dịch vụ của Công ty.
Công ty Cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư đã kế thừa và phát triển mối

liên hệ hợp tác quốc tế của Viện máy và dụng cụ công nghiệp với nhiều hãng
có uy tín của nước ngoài Công ty có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về
máy, dụng cụ và thiết bị công nghiệp như sau:
 Các loại cân ô tô, cân tàu hoả, cân băng tải định lượng, thiết bị định
lượng.
 Máy nghiền bi và thiết bị phân ly hiệu suất cao.
 Các loại thiết bị tự động hoá cho các nghành công nghiệp, điện, dầu
khí.
 Các loại máy đập và nghiền đá,máy sàng, máy sấy dùng trong các
ngành vật liệu xây dựng, phụ tùng cho các nhà máy xi măng trong các nghành
sản xuất vật liệu xây dựng.
 Các loại thiết bị nâng hạ, các hệ thống băng tải dài, các thiết bị kho( sử
dụng trong ngành xi măng, than, điện, cảng hàng hoá)
 Các loại thiết bị điều khiển CNC cho máy CNC, công cụ điều khiển
CNC
 Các loại bơm cao áp công nghiệp, thiết bị làm sạch bằng tia nước áp
suất cao, thiết bị khoan cọc nhồi thuỷ lực…sử dụng trong nghành hoá chất, xi
măng, dầu khí, đóng và sửa chữa tầu biển.
 Lọc bụi tay áo dùng trong các nghành điện, xi măng, giấy, thép.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Phát triển Kỹ thuật và Ðầu tư còn cung cấp các
dịch vụ về chuyển giao công nghệ, hướng dẫn, tư vấn sản xuất và lắp đặt các
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
loại sản phẩm dịch vụ khác thuộc lĩnh vực máy và thiết bị công nghiệp cùng
công ty mẹ (IMI) khi có hợp đồng được ký kết.
 Mục tiêu, thị trường hoạt động của Công ty.
Công ty hoạt động chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh doanh hàng hoá xuất
nhập khẩu và xuất nhập khẩu uỷ thác. Vì vậy Công ty luôn đặt thị trường là
yếu tố hàng đầu, nắm được vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại của công ty,
việc nghiên cứu thị trường một cách thận trọng và có phương pháp cụ thể sẽ

khiến cho công ty tránh được các rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của
thị trường, Công ty cổ phần Phát triển kỹ thuật và đầu tư cũng tập chung
nghiên cứu các thị trường của mình.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty.
Khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh hoặc uỷ thác mà hàng hoá phải
nhập từ nước ngoài, phòng xuất nhập khẩu tiến hành soạn thảo hợp đồng trên
cơ sở kết hợp với phòng kỹ thuật dự án để tính toán các thông số kỹ thuật
cũng như chi phí của lô hàng. Các chi phí này khi phát sinh sẽ được phòng kế
toán tổng hợp trình bày với ban lãnh đạo Công ty số liệu dự tính tạm thời
trước khi thực hiện hợp đồng và số liệu thực tế sau khi hợp đồng đã hoàn
thành. Để từ đó ban giám đốc có những biện pháp kịp thời và quyết định đúng
hướng.
Khi hàng được chuyển về, các tiêu chuẩn kỹ thuật phải được phòng kỹ
thuật dự án kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành lắp đặt hay giao trả cho bên
uỷ thác. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty được kế toán xác
định trên cơ sở doanh thu trừ các khoản chi phí. Lợi nhuận từ hoạt động uỷ
thác là phí uỷ thác thoả thuận trên hợp đồng uỷ thác ký giữa hai bên.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
1.3.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty
cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư .
1.3.1 Mô hình tổ chức.
Công ty cổ phần Phát triển kỹ thuật và đầu tư hoạt động theo chế độ thủ
trưởng, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT, tiếp theo là Tổng giám đốc do Tổng
giám đốc Viện máy và Dụng cụ Công nghiệp bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Sơ đồ 1.1:Bộ máy tổ chức của công ty.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban.
- Chủ tịch hội đồng quản trị:
Chủ tịch HĐQT là thành viên của Hội đồng quản tri và được HĐQT
bầu ra. Có quyền và nghĩa vụ sau: Lập chương trình , kế hoạch cho HĐQT;

Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; Là chủ toạ
họp Đại hội đồng cổ đông.
- Tổng Giám đốc
TGĐ :Có quyền và nghĩa vụ bầu Phó tổng giám đốc và có nhiệm vụ quan
trọng trong mọi hoạt động tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty theo
định hướng của công ty mẹ (Viện IMI) và tuân thủ pháp luật nhà nước quy
định. Theo điều lệ của Công ty là người chịu trách nhiệm trước luật phát về
toàn bộ hoạt động của công ty.
- Phó Giám đốc
PGĐ: là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi đi vắng
và là người chịu trách nhiệm về công việc được giao
 Phòng kỹ thuật dự án:
Phòng kỹ thuật dự án gồm 10 người: mỗi nhân viên giữ một vai trò
phụ trách một lĩnh vực khác nhau nhưng luôn có mối liên kết chặt chẽ, chức
SV:Lương Văn Thực
Chủ tịch hội đồng
quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng
giám đốc
Phòng kỹ
thuật dự án
Phòng tài chính
tổng hợp
Phòng xuất
nhập khẩu
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
năng chính của cán bộ phòng kỹ thuật là nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhằm
ứng dụng cũng như phát triển công nghệ mới.
Chủ trì và phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng

kinh tế; đôn đốc; kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh
tế.
 Phòng tài chính tổng hợp:
Phòng tài chính tổng hợp gồm 4 người : chuyên cập nhật mọi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả
trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo
từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ,
theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong
Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng hợp
lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh
doanh của Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác
hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế
tài chính và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu đề xuất với Giám đốc Công
ty ban hành các quy chế tài chính phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị,
xây dựng các định mức kinh tế, định mức chi phí, xác định giá thành bảo đảm
kinh doanh có hiệu quả.
 Phòng xuất nhập khẩu:
Phòng gồm 03 người: mỗi nhân viên có chức năng riêng trong công tác
xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là trực tiếp
giao nhận các hàng hoá nhập khẩu đồng thời phải soạn thảo các hợp đồng
nhập khẩu, xuất khẩu phục vụ cho hoạt động kinh doanh và uỷ thác. Để làm
được điều này, đòi hỏi các cán bộ công nhân viên phải có trình độ hiểu biết
sâu rộng về các thiết bị, máy móc cần nhập khẩu, trình độ ngoại ngữ đóng vai
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
trò chủ đạo trong quá trình giao dịch với khách ngoại cũng như soạn thảo các
hợp đồng quốc tế. Cán bộ công ty phải liên tục cập nhật các thông tin về các
mặt hàng liên quan đến lĩnh vực mình cần nhập khẩu nhằm tìm được các đối
tác tin cậy. Từ đó mới nhập khẩu được những mặt hàng có giá cả hợp lý, chất

lượng hàng hoá tốt. Phòng có nhiệm vụ phân phối hàng hoá nhập khẩu cho
các công ty, nhà máy trong nước và cho công ty mẹ.
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.
Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Phát triển kỹ thuật và đầu
tư vẫn luôn đẩy mạnh và phát huy chiến lược kinh doanh của mình, luôn giữ
vững và mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài
nước.
Kể từ khi đi vào hoạt động là một công ty cổ phần, đặc biệt khi mà nền
kinh tế thị trường trong thời gian qua có rất nhiều biến động lớn như: lạm
phát,suy thoái kinh tế…;cộng với tình hình khó khăn,đồng tiền Viết mất
giá,USD và Vàng tăng giá cao và thất thường ở trong nước. Song Công ty cổ
phần Phát triển kỹ thuật và đầu tư luôn cố gắng phấn đấu không ngừng để
khắc phục những khó khăn bên trong cũng như bên ngoài để đảm bảo được
việc kinh doanh XNK , và đạt được mục đích kinh doanh đặt ra là lợi nhuận.
Ðây là một chỉ tiêu kinh tế hàng đầu trong mục tiêu hoạt động kinh doanh của
công ty cũng như chỉ tiêu đặt ra của Viện máy và dụng cụ công nghiệp cho
toàn công ty.Mặc dù là một doanh nghiệp mới cổ phần hoá vào giữa năm
2008. Song đội ngũ ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên làm việc tại
công ty đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Kết quả tổng hợp
trong những năm gần đây công ty đã đạt được những kết quả sau:
Bảng1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010.
Ðơn vị: VNÐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
1. Doanh thu BH,DV 42.521.123.236 62.321.673.523
97.924.327.431
2.DT thuần về BH,DV 42.521.123.236 62.321.673.532
97.924.327.431
3.Giá vốn hàng bán 40.824.258.436 59.985.674.342

63.021.213.574
4.Lợi nhuận gộp BH,DV 1.696.864.800 2.335.999.190
3.490.311.387
5.Doanh thu HĐTC 57.679.619 59.875.482 62.918.102
6.Chi phí Tài chính 4.671.263 5.532.187
6.350.939
7.Chi phí QL DN,BH 556.899.236 702.653.891
812.857.065
8.LN thuần từ HĐKD 1.192.973.920 1.687.688.594
2.734.021.485
9.Thu nhập khác 54.789.300 18.974.256
71.403.275
10.Chi phí khác 2.675.834 564.983 30.450.000
11.Lợi nhuận khác 52.113.466 18.409.273
40.953.275
12.Tổng LN trước thuế 1.245.087.386 1.706.097.867
2.774.974.760
13.Chi phí thuế TNDN hiện
hành
311.271.847 426.524.467
693.743.690
14.Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
- - -
15.Lợi nhuận sau thuế TNDN 933.815.539 1.279.573.400
2.081.231.070
Từ số liệu tổng hợp trên, ta thấy các chỉ tiêu tăng dần qua từng năm và
có xu hướng tăng mạnh. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty
đang có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất cao từ khi cổ phần hoá.
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm liên tục 2008, 2009,

2010.
Chỉ tiêu doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 46,56% tương ứng với
19.800.550.290 VND. Doanh thu của năm 2010 so năm 2009 tăng 57,13%
tương ứng với 35.602.653.910 VND. Doanh thu năm 2010 so với năm 2008
tăng 130,30% tương ứng với 55.403.204.195 VND.
Ta thấy doanh thu của công ty trong 3 năm liên tục tăng với trị số cao cho
thấy được khả năng phát triển lớn của công ty.
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng liên tục.
Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 37.03% tương ứng 345.757.861 VNĐ
Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 62.65% tương ứng với 801.657.670 VNĐ
Năm 2010 tăng so với năm 2008 là 122.87% tương ứng với
1.147.415.531VNĐ.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
Trong vòng 2 năm lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 tăng hơn 2 lần
so với năm 2008.
Nhìn tỷ lệ so sánh giữa năm 2010 với 2009, 2010 với năm 2008, 2009 với
năm 2008 ta thấy tỷ lệ tăng trưởng của công ty trong 2 năm gần đây là rất lớn.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC BỘ M ÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Phòng kế toán tổng hợp có chức năng là hạch toán các nghiệp vụ kế
toán cũng như tài chính của công ty, tổ chức các kế hoạch trong hoạt động
sản xuất kinh doanh theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán trưởng
Kế toán trưởng: đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và báo cáo

các hoạt động kinh doanh của công ty lên ban lãnh đạo giúp ban lãnh đạo
quản lý và điều hành tốt hơn.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tổng hợp.
Kế toán tổng hợp: được kế toán trưởng phân công nhiệm vụ tập hợp
giá thành theo từng vụ việc riêng, theo dõi các hợp đồng đang thực hiện, đối
chiếu công nợ hàng tháng với các khách hàng trong và ngoài nước, theo dõi
việc nhập xuất tồn các loại nguyên vật liệu , thành phẩm, hàng hoá, đồng thời
kết hợp cùng kế toán trưởng thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết
quả kinh doanh, cập nhật kịp thời các chế độ, luật kế toán do Nhà nước ban
hành.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng.
Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ thanh toán các khoản nợ với các
khách hàng trong nước và nước ngoài. Giao dịch khi có các hoạt động của
Công ty phát sinh tại Ngân hàng( vay vốn, tiết kiệm, séc… ), các hàng hoá
nhập khẩu từ nước ngoài nên việc thanh toán trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi kế
toán thanh toán ngân hàng phải thu thập đầy đủ các chứng từ cần thiết phục
SV:Lương Văn Thực
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
ngân hàng
Kế toán
tiền mặt
Thủ quỹ
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
vụ thanh toán tại Ngân hàng. Đồng thời việc theo dõi cập nhật các thông tin
về tỷ giá cũng đóng vai trò quan trọng để đem lại lợi ích từ chênh lệch lãi tỷ
giá cho doanh nghiệp. Sau khi đã hoàn thành và có các chứng từ, kế toán tiến
hành định khoản trên máy và ghi chép sổ sách dụa vào chứng từ nhận được.

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tiền mặt.
Kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ thanh toán các khoản nợ với các khách
hàng trong nước, lập các phiếu chi khi có chi phí phát sinnh, lập các chứng từ
như tạm ứng cho CBCNV đi công tác, hoàn tạm ứng khi có chứng từ mang
về, thu các khoản tiền từ hoath động kinh doanh của công ty, . Đồng thời khi
phát sinh và hoàn thiện các nghiệp vụ thu chi, kế toán tiền mặt phải đối chiếu
với thủ quỹ số tiền thực tế tại két và số tiền tồn trên máy. Công việc này đòi
hỏi kế toán tiền mặt phải ghi nhớ các chúng từ đã lập trên máy với chứng từ
thực tế đã hoàn thành, để từ đó biết được các khoản đã chi hoặc đã lập chứng
từ nhưng chưa chi do người nhận chưa có mặt hoặc thủ quỹ vắng mặt nên
chưa tiến hành thu chi được. Sau khi đã hoàn thành và có các chứng từ, kế
toán tiến hành kiểm tra và rà soát số liệu thực tế so với trên sổ sách kế toán.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
2.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của thủ quỹ.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ và kiểm tra tiền trong két của đơn vị, tiến
hành thu chi các khoản đã được ghi trên chứng từ kế toán. Sau đó đối chiếu số
dư thực tế với số dư trên sổ sách kế toán của Kế toán tìên mặt. Nếu có chênh
lệch thì kịp thời tìm ra nguyên nhân để bảo đảm tiền trong két được chi ra
khớp với trên chứng từ nhận được và tiền chi ra đúng mục đích. Công việc
này đòi hỏi người thủ quỹ phải cẩn thận và tuân thủ cáo quy định của công ty
rất cao trong việc chi tiền.
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty.
2.2.1 Các chính sách kế toán chung.
Chế độ kế toán áp dụng : Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20
tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam:
Công ty chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế
toán Việt Nam hiện hành
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký chung kết hợp với máy vi

tính.
Kỳ kế toán áp dụng: Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến 31
tháng 12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt nam đồng, hạch toán theo phương pháp giá gốc,
phù hợp với các quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6
năm 2003 và chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung.
Phương pháp kế toán áp dụng đối với các phần hành kế toán.
a) Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền.
Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế
toán:Chuyển đổi theo tỷ giá mua của Ngân hàng Thương mại tại thời điểm
hạch toán
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
Tiền và các khoản tương đương tiền: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc
đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành tiền
cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.
b) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo phương pháp giá gốc
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp giá đích danh
Hạch toán hàng tồn kho:Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
c) Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (Hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Theo
nguyên giá
Phương pháp khấu hao TSCĐ (Hữu hình, vô hình, thuê tài chính):
Phương pháp khầu hao theo đường thẳng ( Theo Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2003)
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn luỹ
kế. Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty đã bỏ ra để
có được tài sản đã bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa

tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi
nhận ban đầu chỉ được tăng nguyên giá khi các chi phí này chắc chắn
mang lại lợi nhuận trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí
không thoả mãn các điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ.
Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế
được xoá sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh trong quá trình thanh lý
đều tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ
d) Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính
Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết,
góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngán hạn, dài hạn.
e) Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi nhận
theo giá trên hoá đơn, chứng từ.
f) Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản vay
Nguyên tắc ghi nhận vốn hoá và các khoản chi phí đi vay:
Chi phí đi vay được vốn hoá khi có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư và
xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản dở dang cần có một thời gian đủ dài
(trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc
bán. Các chi phí đi vay khác được ghi nhận là chi phí trong kỳ.
Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong
kỳ
g) Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các chi phí khác
Chi phí trả trước: Các khoản chi phí mua sắm tài sản, công cụ dụng cụ
chưa đủ giá trị để hình thành tài sản cố định
Chi phí khác ghi nhận theo hoá đơn

Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Phân bổ trực tiếp cho đối tượng sử
dụng
Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại
h) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên cacs ước tính hợp lý về số tiền
phải trả cho các hàng hoá, dịch vụ sửa chữa trong kỳ.
i) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí phải trả, trích trước chi
phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hành sản phẩm, trích quỹ dự phòng trợ
cấp mất việc làm.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
Chi phí được tính trên những ước tính hợp lý về số tiền phải trả cho các
hàng hoá dịch vụ sử dụng trong kỳ.
j) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu: Ghi nhận theo vốn góp
của chủ sở hữu ( ngân sách, tự bổ sung)
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Theo tỷ giá thực tế
Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
được chuyển đổi theo tỷ giá của Ngân hàng thương mại Việt Nam tại ngày
phát sinh nghiệp vụ . Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ số dư
các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ được quy đổi theo tỷ giá theo tỷ giá
giao dịch bình quân liên Ngân hàng tại ngày cuối kỳ.
Phần chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ , chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại các khoản mục tiền tệ cuối kỳ được ghi nhận là thu nhập hay chi phí
trong kỳ.
k) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
Khi có phát sinh bán hàng hoá, thành phẩm, doanh thu được ghi nhận khi
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hoá đó được
chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn
liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo cũng như khả năng

hàng bán bị trả lại.
Doanh thu bán hàng: Hàng hoá mua bán trực tiếp theo hoạt động thương
mại
Doanh thu hàng uỷ thác: Hàng uỷ thác theo hoạt động thương mại
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Khi kết quản giao dịch hoàn thành
Doanh thu hoạt động tài chính: Được ghi nhận là lãi tiền gửi ngân hàng,
lãi thu trên khoản phải thu khách hàng do thanh toán chậm so với thời hạn
thanh toán và khoản phải thu khác từ hoạt động tài chính
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
Doanh thu hợp đồng xây dựng: Khi kết quả giao dịch hoàn thành
l) Nguyên tắc thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu nhập chịu
thuế trong năm với thuế suất áp dụng tại ngày kết thúc năm tài chính. Thu
nhập chịu thuế trong năm với thuế suất áp dụng tại ngày kết thúc năm tài
chính. Thu nhập chịu thuế chênh lệch so với lợi nhuận kế toán do điều
chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán cũng như điều
chỉnh các khoản thu nhập và chi phí không phải chịu thuế hay không được
khấu trừ.
Thuế thu nhập hoãn lại là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp
hoặc được hoàn lại do chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản và
nợ phải trả do mục đích báo cáo tài chính và các giá trị dùng cho much
đích thuế. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi
nhận khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế sử dụng
những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này.
Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xem
xét lại vào ngày kết thúc năm tài chính và sẽ được ghi giảm đến mức bảo
đảm chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần
hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thu nhập hoãn lại phải trả được xác định
theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải
trả được thanh toán dựa trên các mức thuế suất có hiệu lực tại ngày kết
thúc năm tài chính. Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh trừ khi liên quan đến các khoản mục được
ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu khi đó thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được
ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Công ty không sử dụng mẫu hóa đơn chứng từ riêng vì ít có những nghiệp
vụ kinh tế đặc thù. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty theo quy
định chung bao gồm 4 khâu:
- Lập Chứng từ theo các yếu tố của Chứng từ (hoặc tiếp nhận Chứng từ từ
bên ngoài): tuỳ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng Chứng từ
thích hợp.
- Kiểm tra Chứng từ: khi nhận Chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp và hợp lý của Chứng từ.
- Sử dụng Chứng từ cho Lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ Chứng từ và huỷ Chứng từ: Chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi
sổ đồng thời là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp. Vì vậy sau khi ghi sổ và
kết thúc kỳ hạch toán Chứng từ được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn,
khi hết hạn lưu trữ Chứng từ được đem huỷ.
2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống Tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC gồm 10 loại trong đó:
TK loại 1, 2 là TK phản ánh Tài sản
TK loại 3, 4 là TK phản ánh Nguồn vốn.

TK loại 5 và loại 7 mang kết cấu TK phản ánh Nguồn vốn.
TK loại 6 và loại 8 là TK mang kết cấu TK phản ánh Tài sản.
TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK xác định kết quả kinh doanh và cuối
cùng là TK loại 0 là nhóm TK ngoài Bảng cân đối kế toán.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của Công ty, trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích
để quản lý và hạch toán cho thuận tiện.
Hệ thống TK cấp 3 của Công ty được thiết kế rất linh hoạt, đó là do đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty, các nghiệp vụ nhập - xuất
là rất thường xuyên chính vì vậy hệ thống TK cấp 3 ra đời trên cơ sở TK
cấp 2 rồi thêm vào sau đó mã số của lô hàng, chẳng hạn 15603070,
15603071, Có nghĩa là số hợp đồng của lô hàng đó có số là 03070,
03071 Đây là một sự sáng tạo rất linh hoạt, trong những trường hợp cần
kiểm tra đối chiếu thì rất dễ dàng chỉ cần đánh ra số hợp đồng của lô hàng
là máy sẽ xác định cho ta những thông tin cần thiết. Hay như với Tài khoả
Tiền Gửi Ngân Hàng.Với :Tiền Việt Nam gửi ngân hàng :1121; Tiền USD
gửi ngân hàng TK :1121U ; Tiền EUR gửi ngân hàng TK :1121E.
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
 Hình thức ghi sổ Nhật ký chung
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu,kiểm tra
Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào Sổ Nhật ký mà
trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội

dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi vào
Sổ Cái theo trình tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này gồm có các
loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.
- Sổ Cái.
SV:Lương Văn Thực
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết

Bảng tổng hợp
chi tiêt
Sổ Nhật ký
Đặc biệt
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
- Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Giải thích sơ đồ:
-Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số
liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung ghi vào Sổ Cái theo các TK kế toán phù
hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, Thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ
Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, Thẻ kế toán chi
tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biêt thì hằng ngày, căn cứ
vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ

Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp
vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào các TK
phù hợp trên sổ Cái, sau đó loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân
đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên sổ
dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có
trên sổ Nhật ký chung (hoặc các sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt
sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Theo hình thức hình thức Nhật ký chung thì các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hằng ngày được ghi vào sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ
Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái liên quan.
2.2.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Nơi gửi báo cáo: Cục thuế thành phố Hà Nội.
Kỳ lập báo cáo:Công ty lập báo cáo theo Quý(vào cuối tháng thứ 3 kể từ ngày
bắt đầu niên độ kế toán).Hàng tháng Công ty còn lập các báo cáo tài chính để
phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng tài chính tổng hợp luôn tuân thủ các yêu cầu trên trong việc lập Báo
cáo tài chính, các sổ kế toán thích hợp được lưu giữ đầy đủ để phản ánh tại
SV:Lương Văn Thực
KHOA KẾ TOÁN- ĐH KTQD BÁO CÁO THỰC TẬP
bất kỳ thời điểm nào, với mức độ chính xác hợp lý tình hình tài chính của
Công ty và các Báo cáo tài chính được lập tuân thủ các Chuẩn mực và Chế độ
kế toán Việt Nam hiện hành.
Các loại báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán.
Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN.
2.3.Vận dụng Chế độ kế toán trong một số phần hành cụ thể.
2.3.1 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
 Quy trình luân chuyển chứng từ.
Sơ đồ 2.3 : Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương
Cuối tháng nhân viên văn phòng và các trưởng phòng tổng hợp và nộp
bảng chấm công lên phòng kế toán. Kế toán kiểm tra đối chiếu các chứng từ
của 2 bảng chấm công và các chứng từ khác kèm theo như bảng đi công tác
SV:Lương Văn Thực
Bảng
chấm
công
của VP
Bảng
chấm
công
của TrP
Nhân viên
kế toán
kiểm tra
đối chiếu 2
bảng chấm
công và
lập ra bảng
thanh toán
lương
Kế toán
trưởng
kiểm tra
và ký xác

nhận
Giám
đốc
kiểm
tra và
ký xác
nhận
Kế
toán
viết
phiếu
chi
thành
2 liên
Thủ
quỹ
tiến
hành
xuất
tiền
và trả
lương
Kế
toán
ghi
sổ

×