Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

RƯỢU NGÀY XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.08 KB, 2 trang )

Rượu bổ ngày xuân
Rượu bổ ngày xuân
Giới thiệu hai loại rượu tiêu biểu dành riêng cho người bị chứng âm hư hoặc dương
hư.
Cung Đình Phu Tử, bút hiệu Vân Lâm, vốn là một danh y, cũng là bậc văn nhân nổi
tiếng thư pháp rồng bay phượng múa. Y thuật ông người đời tôn là thần y. Song, cái
để dân nghiền rượu nhớ ông là bài thuốc ngâm rượu ''để đời'' của ông.
Công thức bài thuốc rượu ''Thần tiên diên thọ tửu''
Gồm tri mẫu 40 g, bạch linh 40g, bạch thược 40 g, xuyên khung 40 g, ba kích 40
g, tiểu hồi 40g, đỗ trọng 40 g, ngưu tất 40 g, mạch môn 40 g, thiên môn 40 g, thục
địa 40g, sinh đáịa 40 g, câu kỷ tử 40 g, đương quy 40 g, nhục thung dung 40 g, bá
tử nhân 12 g, hoàng bá 50 g, phá cố chỉ 24 g, sa nhân 24 g, bạch truật 24 g, mộc
hương 12 g, nhân sâm 12 g, thạch xương bồ 12 g, viễn chí 24 g.
Tất cả thái nhỏ cho vào khạp sành với 7 lít rượu 450, đun nhỏ lửa trong ba tuần
hương rồi bịt kín miệng chôn dưới đất ba ngày đêm.
Nếu không đun lửa phải ngâm ba tháng mới dùng được. Mỗi lần dùng 3cc, ngày uống
2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ. Đây là loại rượu thuốc có tác dụng chống lão
hóa, kéo dài tuổi xuân, tuổi thọ, đặc biệt chỉ dùng cho người âm hư.
Đứng đầu trong nhóm rượu dành cho người dương hư là ''Minh Mạng thang”. Ngoài
giá trị dược lý, bài thuốc nổi tiếng nhờ ''kỷ lục'' có đến 142 con của vua Minh Mạng.
Có lẽ vì vậy, bài thuốc đã vượt cung đình, lưu truyền khắp dân gian. Tuy nhiên từ lâu
xuất hiện cả ba bài thuốc đều được gọi ''Minh Mạng thang'' gây hoang mang, không
biết bài nào mới là chính thống. Thực ra cả ba bài đều do thái y triều Nguyễn đặc chế
phục vụ long thể qua các thời kỳ khác nhau. Vì chỉ dùng cho vua các bài thuốc đều
gọi chung theo tên vua, kỳ thực mỗi bài còn có tên khác theo dược lực, chỉ định
riêng.Bài thứ nhất ra đời theo yêu cầu ''nhất dạ ngũ giao'' của vua, nên nó được gọi
luôn bằng cái tên ''độc đáo'' này. Bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, ích thận, dưỡng
thần, tăng cường sinh lực. Nhưng có lẽ chưa đủ ''đô'' bài này được thay bằng ''Nhất dạ
lục giao thang'' đại bổ tâm, thận, cường dương, tráng khí.
Có thể vì quá ''sung'' phung phí sức lực, đức vua đau lưng mỏi gối nên ''yêu cốt thống
dược tửu''- bài Minh Mạng thang thứ ba lại ra đời, bài này ngoài tác dụng bổ thận, ích


khí còn chữa lao nhọc, đau lưng và xương khớp.
Thành phần bài thuốc này gồm:
Lão thục địa 40 g, phòng đảng sâm 40 g, câu kỷ tử 40 g, bắc đỗ trọng 40 g, hoàng
tinh 40 g, nhục thung dung 40 g, sinh hoàng kỳ 20 g, xuyên tục đoạn 20 g, xuyên quy
20 g, dâm dương hoắc 20 g, long nhãn nhục 20 g, đại táo 30 g. Tất cả cho vào keo (lọ
thủy tinh lớn) ngâm với 3 lít rượu 45 độ sau một tuần, hòa tan 2 g đường phèn với
nước sôi, pha vào rượu. Sau mười ngày lược rượu để riêng, xác thuốc ngâm thêm một
lần nữa.
Ngày dùng 3 lần sau 2 bữa ăn và trước lúc ngủ 30 ml rượu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×