Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

giáo án điện tử tuần 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.13 KB, 55 trang )

TUẦN 29
THỨ 2
Ngày soạn: 19/03/2011 Ngày giảng: 21/03/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
A. Mục tiêu:
- Đọc đúng: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu từ ngữ: Li vơ-pun, bao lơn, dữ dội.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta;
đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
- HS biết trân trọng tình cảm bạn bè.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy Tg Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : Không.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
- GV chia đoạn: 5 đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Luyện phát âm: Li-vơ-pun, Giu-li-ét-
ta, Ma-ri-ô.
- Cho HS luyện câu khó: “Nói rồi lôi
lên xuồng”.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 5.


- Gọi HS đọc chú giải.
1'
1'
12'
- Hát.
- Nhắc lại nội dung bài.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc
thầm.
- Đọc nói tiếp bài.
- HS luyện, từ khó, câu khó.
- HS luyện theo nhóm, 5 em đọc
trước lớp.
- 1 HS đọc từ chú giải.
100
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- Đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và câu
hỏi cuối bài.
(?) Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến
đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
- GT: Li-vơ-pun
(?) Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô ntn
khi bạn bị thương?
- GT: bao lơn.
(?) Tai nạn bất ngờ xảy ra ntn?
- GT: dữ dội
(?) Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi
những người trên tàu muốn nhận đứa
bé nhỏ hơn cậu ?

(?) Quyết định nhường bạn xuống
xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên
điều gì?
(?) Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai
nhân vật chính trong truyện ?
→ Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa
Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần dịu
dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao
thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
(?) Nêu ý nghĩa của bài?
10'
- Nghe và theo dõi sgk.
- Đọc như yêu cầu và lần lượt trả
lời câu hỏi:
+ Ma-ri-ô bố mới mất, phải về quê
sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta đang
trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
+ Thấy Ma-ri-ô bị sóng ập tới, xô
cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hốt hoảng
chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau
máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ
chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng
vết thương cho bạn.
+ Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn
phá thủng thân tàu, nước phun vào
khoang, con tàu chìm dần giữa
biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta
hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ
nhìn mặt biển.
+ Một ý nghĩ vụt đến Ma-ri-ô

quyết định nhường chỗ cho bạn.
Cậu hét to Giu-li-ét-ta cậu xuống
đi! Bạn còn bố mẹ nói rồi ôm
ngang người bạn thả xuống nước.
+ Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng,
nhường sự sống cho bạn, hi sinh
bản thân vì bạn.
+ Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín
đáo, cao thượng đã nhường sự
sống của mình cho bạn. Giu-li-ét-ta
là một bạn gái tốt bụng, giàu tình
cảm.
+ Ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-
101
- Ghi bảng, gọi HS nhắc lại.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- HDHS luyện đọc diễn cảm đoạn cuối
bài, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 4 theo
cách phân vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai
trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của
bài.
(?) Qua câu chuyện các em học tập
được điều gì.
- GV tổng kết bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét giờ học.
10'
3'
ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao
thượng của Ma-ri-ô.
- 3 HS nhắc lại.
- Nghe theo dõi GV đọc.
- Đọc phân vai nhóm 4.
- 3 – 4 nhóm tham gia thi đọc trước
lớp, các nhóm khác theo dõi nhận
xét bình chọn nhóm bạn đọc tốt
nhất.
- 1HS nhắc lại nội dung bài.
- Sự hi sinh cao cả,
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tiếp)
A. Mục tiêu:
- Biết cách xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
- Làm được các bài tập nhanh, chính xác, thành thạo.
- Có ý thức trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Bảng nhóm, sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy Tg Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
1'
3'
- Hát.

102
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4
(tr.149)
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HDHS làm bài tập:
Bài 1 (tr.149) Khoanh vào chữ đặt
trước câu trả lời đúng.
- Yêu cầu HS đọc bài và quan sát
hình sgk.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích
cách làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 (tr.149) Khoanh vào chữ đặt
trước câu trả lời đúng.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm
bài.
- Gọi một số cặp báo cáo kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3 (tr.150)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
1'
6'
6'
7'
- 1 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận
xét.

- Nhắc lại nội dung bài.
(HĐ cá nhân)
- Đọc thầm và quan sát hình sgk.
- Tự làm bài vào vở.
- 1 HS nêu kết quả và giải thích, lớp
theo dõi nhận xét.
Đã tô màu
7
3
băng giấy, vì băng giấy
được chia thành 7 phần bằng nhau,
đã tô màu 3 phần như thế. Vậy
khoanh vào đáp án D.
(HĐ cặp)
- Đọc thầm bài trong sgk và trao đổi
với bạn ngồi cạnh cùng làm bài.
- Một số cặp báo cáo kết quả, các
cặp khác theo dõi nhận xét.
Khoanh vào đáp án B. Đỏ vì
4
1
của
20 là 5. Có 5 viên bi đỏ nên
4
1
số bi
có màu đỏ.
(HĐ cá nhân)
- 1HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào

vở, giải thích cách làm bài.
Các phân số bằng nhau là:
103
- Gọi HS dưới lớp nhận xét bài làm
của các bạn trên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4 (tr.150)
(?) Bài yêu cầu ta làm gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài
làm của bạn.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
Bài 5 (tr.150)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn ngồi
cạnh làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách so sánh các phân số khác
7'
6'
3'
32
20
8
5
35
21
15

9
25
15
5
3
==== ;
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng
và giải thích cách làm bài.
(HĐ cá nhân)
- Bài yêu cầu ta so sánh các phân số.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài
vào vở.
a)
7
3

5
2
MSC = 35
35
14
75
72
5
2
35
15
57
53
7

3
=
×
×
==
×
×
= ;

35
14
35
15
>
nên
5
2
7
3
>
b)
8
5
9
5
<
(Vì hai phân số cùng tử số,
so sánh mẫu số thì 9 > 8 nên
8
5

9
5
<
)
c)
8
7
7
8
>

1
7
8
>
còn
1
8
7
<
- Nhận xét bài làm của các bạn trên
bảng.
(HĐ cặp đôi)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo
dõi sgk đọc thầm.
- Hai em ngồi cạnh nhau trao đổi
cùng làm bài.
- 2 em lần lượt đọc kết quả bài làm
và giải thích rõ vì sao lại sắp xếp như
vậy, lớp theo dõi nhận xét.

11
8
9
8
8
9
33
23
3
2
11
6
;;)
;;)
b
a
104
mẫu số?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Yêu cầu h\s về nhà học bài chuẩn
bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- 1 HS nêu: Quy đồng mẫu sô rỗi so
sánh.
Tiết 4: Lịch sử
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
A. Mục tiêu:
- Biết tháng 4/1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối
tháng 6 đầu tháng 7/1976.
- Kì họp đầu tiên của quốc hội khoá VI đánh dấu sự thống nhất đất nước về

mặt nhà nước.
- GDHS ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Các hình minh hoạ trong SGK.
HS: - Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về cuộc bầu cử quốc hội khóa VI ở địa
phương nếu có.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy Tg Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu bài học bài Tiến vào
Dinh Độc Lập.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động:
a/ Hoạt động 1: Cuộc tổng tuyển
cử ngày 25-4-1976.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
(?) Ngày 25-4-1976 trên đất nước ta
diễn ra sự kiện lịch sử gì?
1'
3'
1'
15'
- Hát.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
- Đọc SGK.
- Ngày 25-4-1976 cuộc tổng tuyển cử

bầu quốc hội chung được tổ chức
105
(?) Quang cảnh HN, Sài Gòn và
khắp mọi nơi trên đất nước ta trong
ngày này như thế nào?
(?) Tinh thần của nhân dân ta trong
ngày này như thế nào?
(?) Kết quả của cuộc tổng tuyển cử
bầu Quốc hội chung trên cả nước
ngày 25-4-1975?
(?) Vì sao nói ngày 25-4-1976 là
ngày vui nhất của ND cả nước?
trong cả nước.
- HN, Sài Gòn và khắp nơi trên đất
nước tràn ngập cờ hoa, biểu ngữ.
- ND cả nước phấn khởi thực hiện
quyền công dân của mình. các cụ già
cao tuổi sức yếu vẫn đến tận trụ sở
bầu cử cùng con cháu, các cụ muốn
tự tay mình bỏ lá phiếu của mình.
Lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm
vui sướng vì lần đầu tiên được vinh
dự cầm lá phiếu bầu quốc hội thống
nhất.
- Chiều ngày 25-4-1976 cuộc bầu cử
kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8%
tổng số cử tri đi bầu cử.
- Vì ngày này là ngày toàn dân tộc ta
hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất
nước sau bao nhiêu năm dài chiến

đấu hi sinh gian khổ.
b/ Hoạt động 2: Nội dung quyết
định của kì họp thứ nhất, quốc hội
khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử
quốc hội thống nhất 1976.
(?) Tìm hiểu những quyết định quan
trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc
hội khoá VI Quốc hội thống nhất?
(?) Sự kiện bầu cử quốc hội khoá VI
gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử
nào trước đó?
16'
- Tên nước ta là: CHXHCNVN.
- Quyết định quốc huy.
- Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
- Quốc ca là bài tiến quân ca.
- Thủ đô là HN.
- Đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia
Định là TPHCM.
- Sự kiện bầu cử quốc hội khoá VI
gợi cho ta nhớ đến ngày CM tháng 8
thành công, BH đọc tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước VN dân chủ
106
(?) Những quyết định của kì họp
đầu tiên quốc hội khoá VI thể hiện
điều gì?
- Rút ra bài học, gọi HS đọc.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Vì sao nói ngày 25-4-1976 là

ngày vui nhất của ND cả nước?
- Tổng kết nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
4'
cộng hoà sau đó ngày 1-6-1946 toàn
dân ta đi bầu quốc hội khoá I lập ra
nhà nước của chính mình.
- Những quyết định của kì họp đầu
tiên, quốc hội khoá VI thể hiện sự
thống nhất đất nước cả về mặt lãnh
thổ và nhà nước.
- 3 HS đọc.
- Vì đó là ngày nhân dân được thể
hiện quyền công dân của mình.
Tiết 5: Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HIỆP QUỐC (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với
tổ chức quốc tế này.
- Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam
hoặc ở địa phương.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
B. Đồ dùng:
GV: - Tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của liên hợp quốc và các
cơ quan liên hợp quốc ở địa phương và VN.
- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục.
- Mi-c-rô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
HS: VBT, SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 1' - Hát.
107
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu ghi nhớ của bài tiết 1.
- Nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động:
a/ Hoạt động 1: Chơi trò chơi phóng
viên (BT2)
- Phân công một số HS thay nhau đóng
vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn
các bạn trong lớp về vấn đề có liên
quan đến tổ chức LHQ.
Ví dụ:
(?) LHQ được thành lập khi nào?
(?) Trụ sở LHQ đóng ở đâu?
(?) VN đã trở thành thành viên của
LHQ từ khi nào?
(?) Bạn hãy kể tên một cơ quan của
LHQ ở VN mà em biết?
(?) Hoạt động chủ yếu của Liên Hợp
Quốc nhằm mục đích gì?

- Yêu cầu HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét, khen những em trả lời
đúng, hay.
b/ Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ
- HD các nhóm HS trưng bày tranh ảnh

bài báo nói về liên hợp quốc đã sưu
tầm được xung quanh lớp học.
- Yêu cầu cả lớp cùng đi xem, nghe
giới thiệu và trao đổi.
- Khen các nhóm HS đã sưu tầm được
nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực
hiện nội dung bài học.
3'
1'
17'
10'
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
- Liên Hợp Quốc thành lập ngày
24/10/1945
- Trụ sở ở Niu-Yooc.
- Việt Nam ra nhập Liên Hợp
Quốc ngày 20/9/1977
- WHO, UNESCO.
- Xây dựng, bảo vệ công bằng và
hòa bình.
- Đóng vai phóng viên.
- Trưng bày tranh ảnh.
- HS cả lớp quan sát tranh ảnh đã
được trưng bày
108
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Là một thành viên của Liên Hợp
Quốc chúng ta cần phải làm gì?
(?) Hãy kể lại một số việc làm của Liên

Hợp Quốc mà em biết?
- Tổng kết bài.
- Yêu cầu về nhà học bài chuẩn bị bài
sau: sưu tầm về một số hoạt động của
Liên Hợp Quốc.
- Nhận xét tiết học
3'
- 1 HS nêu lại ghi nhớ.
- Liên hệ, trả lời.
- Lắng nghe, thực hiện.
THỨ 3
Ngày soạn: 20/03/2011 Ngày giảng: 22/03/2011
Tiết 1: Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI "NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH"
A. Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, tâng cầu và phát cầu bằng mu
bàn chân hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi "Nhảy đúng, nhảy nhanh".
- GDHS có ý thức rèn luyện thân thể.
B. Địa điểm – Phương tiện:
- GV: giáo án, sách giáo khoa, còi.
- HS: sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị quả cầu đá.
C. Nội dung – Phương pháp thể hiện:
Nội dung ĐL Phương pháp tổ chức
I. Phần mở đầu: (6')
1. Nhận lớp *
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài
học.
2' ********

********
3. Khởi động: 3' Đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng
dọc thành vòng tròn, thực hiện các
2
×
8'
109
*
GV
động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân,
hông, vai, gối,…
Đội hình khởi động
- Cả lớp khởi động dưới sự
điều khiển của cán sự.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
II.Phần cơ bản
1. Môn tự chọn (đá cầu):
+ Tâng cầu bằng đùi;
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân;
+ Phát cầu bằng mu bàn chân.
(18-20')
- GV hướng dẫn động tác HS
quan sát và thực hiện.
*
**********
**********
- HS luyện tập theo nhóm GV
quan sát sửa sai cho HS.
- Tổ chức thi tâng cầu (theo

nhóm hoặc theo tổ).
2. Chơi trò chơi nhảy đúng nhảy
nhanh.
3. Củng cố:
- Đá cầu…
10' - GV hướng dẫn điều khiển trò
chơi yêu cầu các em chơi nhiệt
tình, vui vẻ, đoàn kết.
- Các tổ thi đua với nhau GV
quan sát, biểu dương đội làm tốt
động tác.
- GV và h/s hệ thống lại kiến
thức.
III. Kết thúc:
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở
nhà.
5-7'
*
*********
*********
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (tr.150)
110
A. Mục tiêu:
- HS biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các STP.
- Làm bài nhanh, thành thạo, chính xác.
- Có ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:

GV: - Giáo án, sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy Tg Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cách qui đồng và so
sánh hai phân số.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm các bài tập:
Bài 1 (tr.150)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài miệng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 (tr.150)
- Yêu cầu HS đọc bài trong sgk.
- Gọi HS lên bảng làm bài, đọc cho
HS viết.
1'
3'
1'
6'
6'
- Hát.
- 2 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
(Làm miệng)
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc

thầm.
- Nối tiếp nhau trả lời miệng.
VD: 63,42
Đọc là: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi
hai.
Phần nguyên là 63; phần thập phân
là 42.
Kể từ trái sang phải: 6 chỉ 6 chục,
3 chỉ 3 đơn vị; 4 chỉ 4 phần mười, 2
chỉ 2 phần trăm.
(HĐ cá nhân)
- Đọc thầm bài trong sgk.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài
vào vở.
a) 8,65 b) 72,493 c) 0,04
111
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài
làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 (tr.150)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của
mình.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4 (tr.151)
- Yêu cầu HS đọc bài sgk.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài

làm của bạn.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 5 (tr.151)
(?) Bài yêu cầu ta làm gì?
(?) Muốn so sánh hai STP ta làm
ntn?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
kết quả.
- Nhận xét chữa bài ghi kết quả bài
làm trên bảng.
6'
6'
6'
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
(HĐ cá nhân)
- Tự làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả:
74,60 ; 284,30 ; 401,25 ; 104,00
- Đọc thầm bài trong sgk.
- 2HS làm bài trên bảng, lớp làm bài
vào vở.
51
2
1
18750
8
7
60
5

3
250
4
1
0022
1000
2002
254
100
25
4
030
100
3
30
10
3
,;,
,;,)
,;,
,;,)
==
==
==
==
b
a
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
(HĐ cặp đôi)
- Bài yêu cầu ta so sánh hai STP rồi

điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Làm bài nhóm đôi.
78,6 > 78.59 ; 28,300 = 28,3
9,478 < 9,48 ; 0,916 > 0,906
- Đại diện một số cặp trình bày kết
quả, các cặp khác theo dõi nhận xét.
112
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Muốn so sánh hai STP ta làm
ntn?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
4'
- Muốn so sánh hai phân số ta
Tiết 3: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
A. Mục tiêu:
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1);
đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa
được dấu câu cho đúng (BT3).
- Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
- Có ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Viết sẵn mẩu chuyện vui vào giấy khổ to (Đánh số thứ tự các câu
văn).
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động dạy Tg Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa
học kì II.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập:
Bài 1 (tr.110)
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu
và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài (khoanh tròn
1'
4'
1'
10'
- Hát.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại đâu bài.
(HĐ cá nhân)
- 1 HS đọc, lớp theo dõ đọc thầm.
- Tự làm bài vào vở.
113
các dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu
chấm than). Nêu tác dụng của các dấu
câu đó.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của
mình.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng:
+ Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9

dùng để kết thúc các câu kể (câu 3, 6,
8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu
đặt dấu hai chấm để dẫn tới nhân vật).
+ Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5
dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu
khiến (câu 5).
+ Dấu chấm hỏi đặt cuối câu 7, 11
dùng để kết thúc các câu hỏi.
(?) Câu chuyện trên đáng cười ở chỗ
nào ?
Bài 2 (tr.111)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài
tập.
(?) Bài văn nói điều gì?
- Yêu cầu HS trao đổi cùng với bạn để
làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét kết luận bài làm đúng:
(1) Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía
nam Mê-hi-cô thiên đường của phụ
10'
- Một số HS nêu kết quả bài làm
của mình, các bạn khác theo dõi
nhận xét.
- Lắng nghe.
- Câu chuyện trên đáng cười ở chỗ
Vận động viên bị cảm và sốt cao
nhưng khi nghe bác sĩ bảo sốt bốn
mươi mốt độ anh lại vui mừng vì
điều đó và hỏi lại kỉ lục thế giới là

bao nhiêu.
(HĐ cặp)
- 1 HS đọc như yêu cầu, lớp theo
dõi đọc thầm bài trong sgk.
- Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan
ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề
cao, được hưởng những đặc quyền
đặc lợi.
- Trao đổi cặp đôi cùng làm bài vào
vở.
- Một số em đọc bài làm của mình,
các bạn khác theo dõi nhận xét.
114
nữ. (2) Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh
mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ.
(3) Trong mỗi gia đình, khi một đứa
trẻ sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy
cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn
đáng tối cao.
(4) Nhưng điều đáng nói là những đặc
quyền đặc lợi của phụ nữ. (5) Trong
bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng
trên hết là phụ nữ, kế đó là những
người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối
cùng là đàn ông. (6) Điều này thể hiện
trong nhiều tập quán cúa xã hội. (7)
Chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội,
đàn ông phải được một phụ nữ mời và
giá vé vào cửa là 20 Pê-xô dành cho
phụ nữ

Bài 3 (tr.111)
- Yêu cầu HS đọc bài trong sgk.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét chữa bài.
(?) Em hiểu câu trả lời của Hùng trong
mẩu truyện vui: Tỉ số chưa được mở
như thế nào?
10' (HĐ cá nhân)
- Đọc thầm bài trong gsk.
- Tự làm bài vào vở.
Nam: (1) – Hùng này, hai bài kiểm
tra Tiếng Việt và Toán hôm qua,
cậu được mấy điểm? (câu hỏi)
Hùng: (2) Vẫn chưa mở được tỉ số.
Nam: (3) – Nghĩa là sao? (câu hỏi)
Hùng: (4) - Vẫn đang hoà không –
không (câu kể - dấu chấm)
Nam: ? ! (Dùng đúng. Dấu ? diễn tả
thắc mắc của Nam, dấu ! cảm xúc
của Nam).
- Một số HS đọc bài làm của mình,
các bạn khác theo dõi nhận xét.
- Câu trả lời của Hùng cho biết:
Hùng được 0 điểm cả hai môn
Tiếng Việt và Toán.
115
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi
chấm được sử dụng trong những

trường hợp nào?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Yêu cầu: về nhà học bài chuẩn bị bài
sau; kể lại câu chuyện cho mọi người
nghe.
- Nhận xét giờ học.
3'
- 1 nhắc lại tác dụng của các dấu
câu trên.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 4: Kể chuyện
LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
A. Mục tiêu:
- Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện
theo lời của một nhân vật. H\s khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của
một nhân vật (BT2).
- Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GD các em học tập gương bạn lớp trưởng trong truyện.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Tranh minh hoạ trong sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy Tg Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : Không.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. GV kể chuyện:
* Kể chuyện lần 1.
- Giới thiệu tên các nhân vật trong

truyện (Nhân vật “tôi”, Lâm “voi”,
Quốc “lém”, lớp trưởng Vân).
- Giải nghĩa một số từ khó: hớt hải,
1'
1'
6'
- Hát.
- Lắng nghe.
116
xốc vác, củ mỉ cù mì.
* Kể chuyện lần 2, vừa kể vừa chỉ
vào tranh trực quan.
3. HDHS kể chuyện, trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện:
- Gọi HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể
chuyện, HDHS thực hiện lần lượt
từng yêu cầu.
a) Yêu cầu 1:
- Gọi HS đọc lại yêu cầu 1.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh
hoạ truyện kể lại với bạn bên cạnh
nội dung từng đoạn câu chuyện theo
tranh.
15'
- Lắng nghe và quan sát tranh minh
hoạ trong sgk.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 yêu cầu
của tiết kể chuyện.
- 1 HS đọc lại yêu cầu 1, lớp theo
dõi đọc thầm.

- Kể chuyện theo nhóm đôi như yêu
cầu.
+ Tranh 1: Vân được bầu làm lớp
trưởng, mấy bạn trai trong lớp bình
luận sôi nổi. Các bạn cho rằng Vân
thấp bé, ít nói, học không giỏi chẳng
xứng đáng làm lớp trưởng.
+ Tranh 2: Không ngờ, trong giờ trả
bài kiểm tra môn Địa lý, Vân đạt
điểm 10. Trong khi đó, bạn trai coi
thường Vân học không giỏi chỉ được
điểm 5.
+ Tranh 3: Quốc hốt hoảng vì đến
phiên mình trực nhật mà lại ngủ
quên. Nhưng vào lớp đã thấy lớp
sạch như lau, bàn ghế ngay ngắn.
Thì ra lớp trưởng Vân đã làm giúp.
Quốc thở phào nhẹ nhõm biết ơn
Vân.
+ Tranh 4: Vân có sáng kiến mua
kem về bồi dưỡng cho các bạn đang
lao động giữa buổi chiều nắng
+ Tranh 5: Các bạn nam bây giờ rất
phục Vân - một lớp trưởng nữ không
117
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
b) Yêu cầu 2, 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu 2, 3.
- Giải thích: Truyện có 4 nhân vật:

Nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc
“lém”, Vân. Nhân vật tôi đã nhập vai
nên các em chỉ chọn nhập vai nhân
vật Quốc, Lâm hoặc Vân – xưng tôi
kể lại câu chuyện.
- Gọi 1 HS làm mẫu: Nói tên nhân
vật em chọn nhập vai kể 2, 3 câu mở
đầu (VD: Tôi là quốc, HS lớp 5B.
Hôm ấy, sau khi bầu Vân làm lớp
trưởng, mấy đứa con trai chúng tôi
rất ngao ngán. Cuối giờ học, chúng
tôi kéo nhau ra góc lớp bình luận sôi
nổi )
- Yêu cầu từng HS nhập vai nhân vật
kể chuyện theo nhóm 4 trao đổi về ý
nghĩ câu chuyện, về bài học mình rút
ra.
(?) Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện?
(?) Em rút ra bài học gì sau khi nghe
câu chuyện?
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện
13'
chỉ học giỏi mà còn gương mẫu, xốc
vác trong mọi công việc.
- 2 - 3 HS tham gia thi kể chuyện
trước lớp, lớp theo dõi nhận xét bổ
sung ý kiến, bình chọn bạn kể
chuyện hay nhất.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Nghe.

- 1 HS làm mẫu trước lớp, lớp theo
dõi và nhận xét.
- Chia nhóm nhập vai kể chuyện
theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa
câu chuyện.
- Ý nghĩa: Câu chuyện khen ngợi
một nữ lớp trưởng vừa chu đáo vừa
học giỏi, xốc vác công việc của lớp,
khiến các bạn nam trong lớp ai cũng
nể phục.
- Câu chuyện khuyên chúng ta hiểu
nam nữ đều bình đẳng như nhau và
có khả năng làm việc như nhau.
- 3 – 4 nhóm tham gia thi kể chuyện
118
trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Câu chuyện khuyên chúng ta điều
gì?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, kể chuyện cho
người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
4'
trước lớp, các bạn khác theo dõi và
trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu
chuyện.
- Câu chuyện khuyên chúng ta
không nên xem thường bạn nữ.

- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 5: Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 3)
A. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay tương đối
chắc chắn. Với h\s khéo tay lắp được máy bay theo mẫu, chắc chắn, chuyển động
dễ dàng.
- HS có ý thức cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực
thăng.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Mẫu máy bay đã lắp sẵn.
HS: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét chung.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
1'
3'
1'
- Hát.
- HS trình bày đồ dùng.
- Nhắc lại đầu bài.
119
2. Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay

trực thăng:
a) Chọn các chi tiết:
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết và
xếp từng loại vào nắp hộp.
- Kiểm tra từng nhóm.
b) Lắp từng bộ phận:
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ hình và đọc nội
dung từng bước lắp.
- Quan sát giúp đỡ HS.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng H1:
- Yêu cầu HS lắp theo các bước trong SGK.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức HS trình bày sản phẩm theo nhóm
4.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục
III SGK.
- Gọi 2 HS đánh giá bài của các nhóm.
- Đánh giá theo 2 mức: HTT, CHT.
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Nêu các bước lắp máy bay trực thăng?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị lắp rô-
bốt.
20'
7'
3'
- HS lựa chọn chi tiết.

- Đọc ghi nhớ.
- HS thực hành lắp ráp máy
bay trực thăng.
- Trình bày sản phẩm theo
nhóm.
- Lắng nghe.
- 2 HS đánh giá.
- HS thu dọn đồ dùng sau
khi thực hành.
- 1 HS nêu.
THỨ 4
Ngày soạn: 21/03/2011 Ngày giảng: 23/03/2011
Tiết 1: Tập đọc
120
CON GÁI
A. Mục tiêu:
- Đọc đúng: dũng cảm, vẻ buồn buồn, vất vả.
- Đọc diễn cảm toàn bộ bài văn.
- Từ ngữ: vịt trời, dũng cảm, tự hào.
- Hiểu ý nghĩ của bài: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam kinh nữ”.
Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
- GDHS ngoan ngoãn, hiếu thảo với cha mẹ, không phân biệt trai gái.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
HS: vở ghi, SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy Tg Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Một vụ đắm tàu và

nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
(?) Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc từ khó: vịt trời, vẻ buồn
buồn, đừng vất vả thế.
- Cho HS luyện câu khó: “Mẹ nghỉ ở
nhà trào nước mắt”.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 5.
- Gọi 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn giọng đọc.
- Đọc mẫu toàn bài.
1'
3'
1'
12'
- Hát.
- 2 HS đọc nối tiếp bài, 1 em nêu
nội dung chính của bài, lớp theo
dõi nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi
sgk đọc thầm.
- Bài chia làm 5 đoạn (mỗi lần
xuống dòng là một đoạn).
- Đọc nối tiếp bài.

- HS luyện từ khó.
- HS luyện câu khó.
- Luyện đọc theo nhóm, 1 nhóm
đứng dậy đọc trước lớp.
- 1 HS đọc.
- Nghe – theo dõi sgk.
121
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và câu
hỏi cuối bài trong sgk.
(?) Những chi tiết nào trong bài cho
thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng
xem thường con gái?
- GT: vịt trời
(?) Những chi tiết nào cho thấy Mơ
chẳng kém cỏi gì các bạn trai?
- GT : dũng cảm.
(?) Sau truyện Mơ cứu em Hoan,
những người thân của Mơ có thay đổi
quan niệm về con gái không? Chi tiết
nào cho em biết điều đó?
- GT: tự hào.
(?) Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ
gì?
(?) Nêu ý nghĩa của bài?
- Ghi bảng, gọi HS đọc.
4. Đọc diễn cảm:
10'
10'
- Đọc như yêu cầu.

- Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh
con gái: Lại một vịt trời nữa - tỏ ý
thất vọng; cả bố và mẹ Mơ đều có
vẻ buồn buồn vì bố mẹ Mơ cũng
thích con trai xem thường con gái.
- Ở lớp luôn là HS giỏi. Đi học về
Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm
giúp mẹ, trong khi các bạn trai
còn mải đá bóng. Mơ dũng cảm
lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.
- Những người thân của Mơ đã
thay đổi quan niệm về con gái sau
truyện Mơ cứu em Hoan. Con gái
như nó thì cả trăm đứa con trai
cũng không bằng – dì rất tự hào
về Mơ.
- Qua câu chuyện về bạn gái đáng
quý như Mơ, có thể thấy tư tưởng
xem thường con gái là tư tưởng vô
lí, bất công và lạc hậu. Sinh con là
gái hay trai không quan trọng.
Điều quan trọng là người con đó
ngoan ngoãn, hiểu thảo, làm vui
lòng cha mẹ. Dân gian có câu:
“Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con
có nghĩa có nghì là hơn.”
- Phê phán quan niệm lạc hậu
“Trọng nam kinh nữ”. Khen ngợi
cô bé Mơ học giỏi, chăm làm,
dũng cảm cứu bạn.

- 2 HS đọc nội dung.
122
- HDHS luyện đọc diễn cảm đoạn 5,
đọc mẫu.
- Yêu cầu Luyện đọc diễn cảm theo
cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Những chi tiết nào cho thấy Mơ
chẳng kém cỏi gì các bạn trai?
- Gọi 1 HS nhắc lại nội dung chính của
bài.
- Tổng kết nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
3'
- Nghe và theo dõi sgk.
- Đọc diễn cảm cặp đôi.
- 3 – 5 em tham gia thi đọc diễn
cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận
xét và bình chọn bạn đọc hay
nhất.
- 1 HS nhắc lại: Ở lớp , ở nhà
- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (tiếp theo - tr.151)
A. Mục tiêu:
- Biết viết số thập phân và số thập phân dưới dạng phân số thập phân, tỉ số

phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.
- Làm bài tập nhanh, đúng, thành thạo.
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Giáo án, sgk.
HS: - Vở ghi sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy TG Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại cách đọc, viết
STP.
1'
3'
- Hát.
- 1 HS nhắc lại như yêu cầu, lớp theo
dõi nhận xét.
123
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập:
Bài 1 (tr.151)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Chia lớp làm hai dãy, mỗi dãy
làm một phần.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của
mình.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 (tr.151)

- Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu và
nội dung của bài.
- Gọi HS lên bảng.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét
bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 (tr.151)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
làm bài vào vở.
1'
6'
6'
7'
- Nhắc lại đầu bài.
(HĐ dãy)
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Làm bài như yêu cầu.
100
24
25
6
100
75
4
3
10
4
5
2

10
5
2
1
1000
9347
3479
10
15
51
100
72
720
10
3
30
==
==
==
==
;
;)
,;,
,;,)
b
a
- Một số em nêu kết quả bài làm của
mình, các bạn khác theo dõi nhận xét.
- Đọc thầm bài như yêu cầu.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

a) 0,35 = 35%
0,5 = 50%
8,75 = 875%
b) 45% = 0,45
5 % = 0,05
625% = 6,25
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
(HĐ cặp đôi)
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi, cùng làm bài
vào vở.
a)
2
1
giờ = 0,5 giờ
4
3
giờ = 0,75 giờ
b)
2
7
m = 3,5 m
10
3
km = 0,3km
124

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×