1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức sức khỏe Thế giới khi tổng kết về tình trạng sâu răng toàn
cầu năm 2004 đã đưa ra kết luận: sâu răng vẫn còn là một bệnh phổ biến
trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm. Ở Việt Nam mặc dù đã và đang
triển khai nhiều biện pháp phòng sâu răng cho cộng đồng, tuy nhiên tỷ lệ
mắc bệnh vẫn ở mức cao và có chiều hướng tăng lên nhất là các vùng
nông thôn và miền núi.
Vai trò của Gel fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng ngày càng
được hiểu rõ và khẳng định những đóng góp trong việc làm hạ thấp tỷ lệ
và mức độ trầm trọng của sâu răng trên toàn cầu. Trên thế giới qua tổng
hợp các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng Gel fluor làm giảm sâu răng
28% (95% CI, 19% - 37%; p<0,0001), tuy nhiên những nghiên cứu này
vẫn còn nhiều hạn chế như chưa đưa ra được phương pháp sử dụng hoàn
hảo (hiệu quả cao, an toàn, đơn giản), chưa tìm ra liều lượng tối ưu cho
các giai đoạn tổn thương sâu răng.
Tại Việt Nam đến nay mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu
về sâu răng ở tất cả các lứa tuổi song đa số những nghiên cứu này mới
chỉ dừng lại ở việc chẩn đoán được sâu răng ở các giai đoạn muộn, vì
vậy việc phòng và điều trị bệnh cho hiệu quả còn thấp. Chưa có nghiên
cứu nào về tình trạng sâu răng giai đoạn sớm của trẻ em cũng như việc
sử dụng Gel fluor để can thiệp dự phòng và điều trị sâu răng ngay từ
những giai đoạn này.
Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu dự phòng sâu răng bằng Gel fluor” với mục tiêu:
1. Xác định thực trạng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm của học
sinh 7-8 tuổi tại trường Tiểu học Đông Ngạc A, Từ Liêm, Hà Nội
năm 2009.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng Gel fluor (NaF 1,23%) trên nhóm
học sinh có tổn thương sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm.
2
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiểu biết mới về bệnh sâu răng nhất là sâu răng giai đoạn sớm và
những phương pháp tiên tiến giúp cho việc phát hiện và chẩn đoán sớm,
biện pháp điều trị và dự phòng bằng Gel fluor nhằm giữ vững sự toàn
vẹn của bộ răng vĩnh viễn là rất cần thiết. Số liệu về tình trạng sâu răng
vĩnh viễn giai đoạn sớm và hiệu quả của Gel fluor trên các tổn thương
này cụ thể ra sao, hiệu quả tới đâu, đang còn là vấn đề cần được khảo sát,
xác định, nhằm góp phần xây dựng kế hoạch phòng và điều trị bệnh sâu
răng hiệu quả cho trẻ em trong lứa tuổi bắt đầu mọc răng vĩnh viễn.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI
1. Phát hiện tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và răng 6 rất cao ở học sinh 7-
8 tuổi, đặc biệt là tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và răng 6 giai đoạn sớm (D1,
D2).
2. Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trong phòng và điều trị giúp
hoàn nguyên tổn thương sâu răng vĩnh viễn và răng 6 giai đoạn sớm
(D1, D2) là rất cao.
3. Các tổn thương sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (D1, D2) đa số
tiến triển sang giai đoạn tổn thương nặng hơn theo thời gian, trong điều
kiện chỉ chải răng với kem chải răng P/S trẻ em thông thường.
4. Thay đổi tiêu chí chẩn đoán theo hệ thống ICDAS sẽ giúp ích cho
nhà quản lý đưa ra biện pháp phòng và điều trị sâu răng hiệu quả hơn.
5. Kỹ thuật chải răng với Gel fluor để phòng và điều trị sâu răng
đơn giản, chi phí thấp, an toàn, có thể thực hiện ngay tại trường tiểu học.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương
I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, 35 trang; Chương II: Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu, 26 trang; Chương III: Kết quả nghiên cứu, 38
trang; Chương IV: Bàn luận, 40 trang. Luận án có 38 bảng, 12 biểu đồ,
3
25 hình ảnh, 139 tài liệu tham khảo (40 tiếng Việt, 99 tiếng Anh).
4
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Những hiểu biết mới về sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm
1.1.1. Định nghĩa bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm: hiện
tượng giảm độ pH dẫn tới sự khử khoáng làm tăng cường khoảng cách
giữa các tinh thể Hydroxyapatite, mất khoáng bắt đầu ở dưới bề mặt
men, tổn thương lâm sàng mất 10% lượng chất khoáng được gọi là sâu
răng giai đoạn sớm.
1.1.2. Bệnh căn sâu răng
1.1.2.1. Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng: Hiệp hội nha khoa Mỹ
năm 2006, đã xếp việc đếm số lượng vi khuẩn S. mutans trong nước bọt
của bệnh nhân là một trong các tiêu chí khi đánh giá yếu tố nguy cơ gây
sâu răng.
1.1.2.3. Các yếu tố nội sinh của răng: trong 1-2 năm đầu tính từ khi răng
vĩnh viễn mọc diễn ra sự trao đổi chất mạnh mẽ của men răng với các
thành phần khoáng hóa của môi trường miệng, đây là thời điểm tốt nhất
để cung cấp fluor và khoáng chất theo đường tại chỗ.
1.1.3. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng
1.1.4. Tiến triển của tổn thương sâu răng: thời gian cho một tổn thương
tiến triển từ sâu răng giai đoạn sớm cho tới lúc hình thành lỗ sâu trên lâm
sàng có thể từ một vài tháng cho tới trên 2 năm, tùy thuộc vào sự cân
bằng của hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng.
1.1.5. Phân loại sâu răng: ICDAS có ưu điểm giúp phát hiện, đánh giá
và chẩn đoán được sâu răng ngay từ các giai đoạn sớm qua khám lâm
sàng.
1.1.6. Dịch tễ học bệnh sâu răng và sâu răng sớm
1.1.6.1. Dịch tễ học sâu răng: dịch tễ học sâu răng toàn cầu cho thấy
có hai xu hướng của bệnh sâu răng: ở các nước phát triển sâu răng có
xu hướng giảm dần, trong khi tại các nước đang phát triển sâu răng đều
có xu hướng tăng.
1.1.6.2. Dịch tễ học sâu răng giai đoạn sớm: hiện có rất ít những báo cáo
thống kê về dịch tễ học sâu răng giai đoạn sớm trên thế giới, có thể do việc
chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm trên lâm sàng còn khó khăn. Đây là
5
một vấn đề cần được nghiên cứu trong tương lai.
1.1.7. Chẩn đoán sâu răng: laser huỳnh quang (Diagnodent) có khả
năng phát hiện những tổn thương sâu răng sớm ở mức độ chưa hình
thành lỗ sâu, có thể ứng dụng kiểm soát tổn thương, đánh giá kết quả tái
khoáng hóa các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm.
1.2. Điều trị và dự phòng sâu răng
1.2.1. Điều trị bệnh sâu răng: việc điều trị các tổn thương sâu răng giai
đoạn sớm bằng các biện pháp tái khoáng có thể làm hoàn nguyên cấu
trúc men răng.
1.2.2. Dự phòng sâu răng: năm 1984, WHO đã đưa ra các biện pháp
phòng sâu răng bao gồm dự phòng sâu răng bằng fluor, trám bít hố rãnh,
chế độ ăn uống, giáo dục vệ sinh răng miệng, sử dụng chất kháng khuẩn.
1.2.3. Dự phòng sâu răng trên thế giới và trong khu vực: nhiều biện pháp
được áp dụng như giáo dục vệ sinh răng miệng, hướng dẫn chế độ ăn uống,
trám bít hố rãnh, fluor hóa nước uống và kết hợp sử dụng các dạng fluor.
1.3. Vai trò của Gel fluor trong phòng và điều trị sâu răng
1.3.7. Các nghiên cứu về tác dụng của Gel fluor: việc sử dụng Gel fluor
dẫn đến hình thành một lớp fluorua canxi (CaF2), bao phủ lớp men răng
tự nhiên. Lớp CaF2 cũng góp phần bảo vệ răng chống sâu răng trong dài
hạn. Ở pH trung tính, gần như không hòa tan CaF2 và có thể vẫn ổn định
trong nhiều tháng
1.3.8. Một số nghiên cứu về sử dụng Gel fluor phòng sâu răng, sâu
răng giai đoạn sớm ở trong và ngoài nước
1.3.8.1. Nghiên cứu tại nước ngoài: tổng hợp các nghiên cứu cho thấy: đã
chứng minh và làm rõ được cơ chế phòng sâu răng của Gel fluor, hiệu quả
làm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng. Các mặt còn hạn chế như chưa chứng minh
được hiệu quả của Gel fluor trong phòng và điều trị các tổn thương sâu
răng giai đoạn sớm, nghiên cứu về tác dụng phụ của Gel fluor còn rất hạn
chế, chưa đưa ra được phương pháp sử dụng an toàn, đơn giản và hiệu quả
cao. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu để làm rõ các vấn đề này.
1.3.8.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: đến nay, Việt Nam vẫn chưa
có báo cáo nào về sử dụng Gel fluor để phòng và điều trị sâu răng.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2008 đến tháng
12/2012, tại Trường Tiểu học Đông Ngạc A, Từ Liêm, Hà Nội, Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đây là một nghiên cứu
phối hợp 2 chiến lược thiết kế nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu cắt
ngang mô tả và nghiên cứu can thiệp.
2.2.1. Nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: là những học sinh từ 7-8 tuổi, học tại Trường
Tiểu học Đông Ngạc A, Từ Liêm, Hà Nội trong năm 2008 – 2009, có sự
đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu của học sinh và phụ huynh học
sinh.
Tiêu chuẩn loại trừ: học sinh không đủ các tiêu chuẩn lựa chọn, chưa
mọc răng 6, đang điều trị chỉnh nha bằng mắc cài cố định, đang hoặc mới
ngừng điều trị sâu răng bằng các biện pháp fluor tại chỗ < 6 tháng, có
tiền sử dị ứng với fluor, đang điều trị bằng các thuốc có phản ứng chéo
với fluor.
2.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: là một nghiên cứu cắt ngang mô tả nhằm xác
định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn, răng 6 giai đoạn sớm của học sinh 7-8 tuổi.
* Mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu được tính theo công thức sau:
DE
d
pq
Zn
2
2
)2/1(
α
−
=
Trong đó: n: cỡ mẫu, z
(1- α/2)
: hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%,
p: tỷ lệ ước lượng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm của học sinh 7-
8 tuổi (p=78%) qua khám khảo sát sơ bộ năm 2008, q: tỷ lệ ước lượng
không sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (q = 22%), d: độ chính xác
mong muốn 5%, DE: hệ số thiết kế = 1,2.
Cỡ mẫu tính được là 317 học sinh. Trên thực tế chúng tôi nghiên
cứu với số học sinh tham gia là 320.
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp
7
2.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: từ kết quả của nghiên cứu cắt ngang mô tả chọn
ngẫu nhiên các học sinh có sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (D1, D2),
đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: là một nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả phòng và điều trị sâu răng
vĩnh viễn giai đoạn sớm của Gel fluor 1,23%.
* Mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu được tính theo công thức sau
Z
(1-ỏ/2)
: hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96), Z
1-
ò
: lực mẫu (=80%),
P
1
: tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm trong nhóm can thiệp, sau 18
tháng theo dõi ước lượng là 50%, P
2
: tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giai đoạn
sớm trong nhóm chứng, ước lượng là 75% sau 18 tháng theo dõi, P:
(P
1
+P
2
)/2, n
1
: cỡ mẫu nhóm can thiệp (số học sinh được chải Gel fluor
1,23%), n
2
: cỡ mẫu nhóm đối chứng (số học sinh được chải kem P/S trẻ
em).
Cỡ mẫu tính được cho 2 nhóm là n = n
2
= n
1
= 105 học sinh. Trên
thực tế chúng tôi đã chải Gel fluor trên 126 học sinh và 126 học sinh đối
chứng.
* Chọn mẫu: 252 học sinh có sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (D1,
D2), được phân bổ ngẫu nhiên 126 học sinh vào nhóm chải răng với Gel
fluor 1,23% (NaF) và 126 học sinh vào nhóm đối chứng chải răng với
kem chải răng P/S trẻ em (500 ppm F).
2.2.3. Tiến hành nghiên cứu
2.2.3.5. Quy trình kỹ thuật thực hiện can thiệp chải răng
Cả hai nhóm đều được thực hiện chải răng theo lịch cố định: thời
gian cho mỗi lần chải răng là 4 phút, mỗi ngày chải 1 lần vào buổi sáng,
mỗi đợt liên tục trong 5 ngày, mỗi đợt cách nhau 03 tháng, 4 đợt trong
8
12 tháng.
2.2.3.6. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá tổn thương sâu răng
Chúng tôi xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và ghi nhận sâu răng
dựa trên tiêu chuẩn khám lâm sàng theo ICDAS kết hợp sử dụng
Diagnodent 2190 để hỗ trợ chẩn đoán và ghi nhận mức khoáng hóa của
tổn thương.
Tiêu chuẩn xác định sâu thân răng: mã số D0 (ICDAS mã số 0, DD
< 14); mã số D1 (ICDAS mã số 1, DD < 21); mã số D2 (ICDAS mã số
2, DD < 30); mã số D3 (ICDAS mã số 3, 4, 5, 6, DD >30).
2.2.3.8. Các biến số nghiên cứu: Biến độc lập là các đặc trưng cá nhân
của học sinh. Biến phụ thuộc là tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và răng 6, các
chỉ số DMFT, DMFS, DT, MT, FT, DS, MS, FS, D1T, D2T, D3T, D1S,
D2S, D3S, giá trị đo được trên máy Diagnodent 2190.
2.2.3.10. Hạn chế sai số trong nghiên cứu: các biện pháp được áp dụng
để hạn chế sai số từ khi chọn mẫu, đánh dấu vị trí mặt răng khám, sử
dụng Diagnodent cho tới xử lý số liệu.
2.2.3.11. Theo dõi, quản lý bệnh nhân và thu thập số liệu nghiên cứu
Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau 01 tuần, sau 6
và 18 tháng qua chỉ số DD và khám lâm sàng theo ICDAS nhằm: xác
định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và răng 6 giai đoạn sớm, các chỉ số DMFT,
DMFS, DD. Theo dõi đánh giá hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn
thương sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm qua sự thay đổi của tỷ lệ sâu
răng và các chỉ số.
2.2.3.12. Xử lý số liệu: các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê
y học bằng chương trình SPSS 16.0 và phần mềm R.
2.2.3.13. Đạo đức trong nghiên cứu: tất cả học sinh tham gia nghiên cứu
đều được giải thích và có sự đồng ý của bố mẹ và nhà trường. Quy trình
khám, vấn đề vô khuẩn được đảm bảo không gây ra bất kỳ một ảnh
hưởng xấu nào cho trẻ.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
9
3.1. Nghiên cứu cắt ngang về tỷ lệ hiện mắc sâu răng vĩnh viễn và
răng số 6 giai đoạn sớm
3.1.1. Phần đặc trưng cá nhân: trong tổng số 320 học sinh tham gia
nghiên cứu ngang, tỷ lệ học sinh 8 tuổi là 35,3% thấp hơn nhóm 7 tuổi
chiếm 64,7%. Học sinh nam chiếm tỷ lệ 48,4% thấp hơn so với tỷ lệ học
sinh nữ chiếm 51,6%.
3.1.2. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn
3.1.2.1. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn: trong số 320 học sinh được khám răng,
tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn (gồm tất cả các tổn thương sâu răng) chiếm
78,8%. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 8 tuổi chiếm 90,3% cao hơn
so với nhóm 7 tuổi chiếm 72,5%, sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng giữa hai
nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p = 0,000. Tỷ lệ sâu răng ở học sinh
nam chiếm 73,5% thấp hơn ở nữ chiếm 83,6 %, với p<0,05. Tỷ lệ sâu răng
vĩnh viễn từ mức D3 chiếm 20,3%, tỷ lệ này tăng lên 48,4% khi sâu răng
tính từ mức D2, tỷ lệ sâu răng tăng cao nhất khi bao gồm cả tổn thương
sâu răng mức D1 (78,8%). Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng dựa vào mức độ
tổn thương sâu răng được ghi nhận có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.2.2. Các chỉ số DMFT, DMFS, Diagnodent
Bảng 3.6. Chỉ số DMFT theo tuổi
Tuổi
Chỉ số p
D1T
(Mean ±SD)
D2T
(Mean ±SD)
D3T
(Mean ±SD)
DT
(Mean ±SD)
MT
(Mean ±SD)
FT
(Mean ±SD)
DMFT
(Mean ±SD)
7 1,11 ± 0,97 0,91 ± 1,32 0,12 ± 0,52
1,89 ± 1,56 0,00 0,02 ± 0,22 1,91 ± 1,57
0,0008 1,36 ± 0,98 1,35 ± 1,18 0,68 ± 0,84
2,73 ± 1,26 0,00 0,02 ± 0,19 2,74 ± 1,27
Tổng 1,2 ± 0,98 1,07 ± 1,29 0,32 ± 0,70
2,19 ± 1,52 0,00 0,02± 0,21 2,21 ± 1,52
Chỉ số DMFT tăng dần ở học sinh 7 tuổi (1,91) lên mức cao hơn
cách biệt ở học sinh 8 tuổi (2,74). Sự khác biệt về DMFT và DT của trẻ 7
và 8 tuổi có ý nghĩa thống kê với p = 0,000. Chỉ số DMFS tăng dần ở
học sinh 7 tuổi (2,28) lên mức cao hơn cách biệt ở học sinh 8 tuổi (3,85).
Ở cả hai giới số trung bình mặt răng sâu mức D3S (0,35) là thấp nhất, số
này tăng lên cao hơn ở mức D2S (1,16) và cao nhất ở mức D1S (1,28).
Khoảng cách dao động của giá trị laser đo được lớn nhất và nhỏ nhất
tương ứng với các ngưỡng chẩn đoán trên lâm sàng, có chiều hướng tăng
10
dần từ bề mặt răng lành D0 (0; 2) lên sâu răng mức D1 (14; 20), tiếp đến
là D2 (21; 29) và cao nhất là D3 (31; 65).
3.1.3. Tình trạng sâu răng hàm lớn vĩnh viễn số 6
Tỷ lệ sâu răng 6 ở mức tổn thương D3 chiếm tỷ lệ thấp nhất
(20,3%), tỷ lệ này tăng lên cao hơn ở mức tổn thương D2 chiếm 48,4%,
tăng cao nhất là tỷ lệ sâu răng 6 ở mức tổn thương D1 chiếm 68,75%. Sự
khác biệt về tỷ lệ sâu răng số 6 ở các mức độ tổn thương có ý nghĩa
thống kê với p<0,001.
Bảng 3.14. Phân bố sâu bề mặt răng 6 theo mức độ tổn thương
Mặt
răng
Mức tổn thương Tổng
D0 D1 D2 D3
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Nhai 739
58,19
236
18,58
236
18,58
59
4,65 1270
100,0
Gần 1268
99,45
5
0,39
0
0,00
2
0,16 1275
100,0
Má 1031
81,00
128
10,05
82
6,44
32
2,51 1273
100,0
Xa 1273
99,84
1
0,08
1
0,08
0
0,00 1275
100,0
Lưỡi 1159
90,90
40
3,14
57
4,47
19
1,49 1275
100,0
Tỷ lệ có sâu răng 6 chung (gồm cả D1, D2, D3) ở mặt nhai của răng 6
là cao nhất chiếm 41,81%, cao thứ 2 là ở mặt má răng 6 chiếm 19,0%, đứng
thứ 3 là ở mặt lưỡi răng 6 chiếm 9,01%, tiếp theo là đến sâu mặt gần răng 6
chiếm 0,55%, thấp nhất là tỷ lệ sâu mặt xa răng 6 chiếm 0,16%.
3.2. Đánh giá hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng
vĩnh viễn qua nghiên cứu can thiệp
3.2.1. Một số đặc trưng cá nhân: tổng số 252 học sinh được phân vào
hai nhóm nghiên cứu: sự khác biệt về tỷ lệ học sinh theo tuổi ở hai nhóm
can thiệp và nhóm chứng là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), học
sinh 7 tuổi (52,7% so với 47,3%) và 8 tuổi (46,1% so với 53,9%). Tỷ lệ
nam nữ ở hai nhóm gần tương tự nhau (47,4% so với 52,6%) và (52,2%
so với 47,8%).
11
3.2.2. Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng vĩnh viễn
qua sự thay đổi tỷ lệ sâu răng và chỉ số Diagnodent
Ở nhóm chứng tỷ lệ sâu răng chung giảm sau 6 và 18 tháng không
có ý nghĩa thống kê (p* > 0,05), ở nhóm can thiệp sâu răng giảm mạnh
trên 50% tại thời điểm sau 6 tháng và tại thời điểm sau 18 tháng giảm chỉ
còn 21,4% thấp hơn rất nhiều so với nhóm chứng (p** < 0,001).
Chỉ số laser DD trung bình của các bề mặt răng vĩnh viễn được
chẩn đoán lâm sàng ở mức D1 giảm mạnh từ 16,61 tại thời điểm trước
khi chải Gel fluor 1,23% xuống còn 6,16 sau can thiệp 01 tuần. Trên
những tổn thương ở mức D2, chỉ số laser DD tương ứng giảm từ 25,93
tại thời điểm trước khi chải Gel fluor 1,23% xuống còn 15,80 sau 01 tuần
can thiệp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001.
Bảng 3.28. Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên các tổn thương sâu răng tại
thời điểm sau 18 tháng
Mức tổn
thương
Nhóm
Có sâu Không sâu RR 95% CI P
n % n %
D1,
D2,
D3
Gel fluor 27 21,4 99 78,6
7,071 4,280-11,685 0,000
Nhóm chứng 112 88,9 14 11,1
D2
Gel fluor 4 3,2 122 96,8
1,627 1,404-1,885 0,000
Nhóm chứng 51 40,5 75 59,5
D1
Gel fluor 23 18,3 103 81,7
1,040 0,920-1,177 0,318
Nhóm chứng 27 21,4 99 78,6
Tỷ suất chênh RR ở tổn thương sâu mức D1 giữa nhóm chứng so
với nhóm can thiệp sau 18 tháng là 1,040, tuy nhiên khoảng tin cậy bao
gồm giá trị 1 và p = 0,318 nên sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm là
chưa có ý nghĩa thống kê. Với tổn thương sâu răng riêng lẻ mức D2, cũng
như các tổn thương sâu răng kết hợp được ghi nhận, tỷ suất chênh RR khi
so sánh nhóm chứng và can thiệp đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001) và lớn
hơn giá trị 1, cho thấy nhóm chải răng với Gel fluor 1,23% tại thời điểm
sau 18 tháng can thiệp có tỷ lệ không bị sâu răng cao hơn so với nhóm
chứng, mức chênh thấp nhất là 1,627 lần và cao nhất là 7,071 lần.
Bảng 3.30. Tỷ lệ sâu răng giai đoạn sớm (D1, D2) trong nhóm can thiệp
12
Gel fluor 1,23% và nhóm chứng tại các thời điểm trước khi can thiệp, sau 6
tháng và 18 tháng
Mô tả tỷ lệ sâu răng D1, D2 tại thời điểm ban đầu, sau 1 tuần, sau 6 và 18 tháng
Tổn
thương
Nhóm
% của mức độ tiến triển
Trước
CT
01 tuần 6 tháng 18 tháng Tổng
Có sâu
D1, D2
Gel
126
(100%)
126
(100%)
62
(49,2%)
27
(21,4%)
341
(67,7%)
Chứng
126
(100%)
126
(100%)
121
(96,0%)
112
(88,9%)
485
(96,2%)
Không
sâu D1,
D2
Gel
0
(0,0%)
0
(0,0%)
64
(50,8%)
99
(78,6%)
163
(32,3%)
Chứng
0
(0,0%)
0
(0,0%)
5
(4,0%)
14
(11,1%)
19
(3,8%)
p*< 0,001, p** > 0,05
Có sự giảm dần trong tỷ lệ sâu răng ở cả hai nhóm chứng và nhóm can
thiệp tại thời điểm sau 6 tháng và 18 tháng, nhóm can thiệp sâu răng giảm
mạnh trên 50% tại thời điểm sau 6 tháng và tại thời điểm sau 18 tháng giảm
chỉ còn 21,4% thấp hơn rất nhiều so với nhóm chứng (p* < 0,001).
3.2.3. Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng vĩnh viễn
qua sự thay đổi các chỉ số DMFT, DMFS
Bảng 3.31. Chỉ số DMFT của hai nhóm can thiệp và đối chứng theo
dõi theo thời gian
Thời
gian
Nhó
m
Chỉ số p
D1T
(Mean
±SD)
D2T
(Mean
±SD)
D3T
(Mean
±SD)
DT
(Mean
±SD)
MT
(Mea
n
±SD)
FT
(Mean
±SD)
DMFT
(Mean
±SD)
Trướ
c CT
CT
1,63±0,9
0
1,31±1,3
1
0,34±0,7
6
2,82±1,0
4
0,00
0,05±0,3
3
2,87±1,0
2
>0,5
Chứn
g
1,41±0,7
9
1,41±1,3
5
0,47±0,7
8
2,74±1,2
1
0,00 0,00
2,74±1,2
1
Sau
18
tháng
CT
0,40±0,9
0
0,05±0,3
1
0,00
0,44±0,9
4
0,00
0,44±0,8
6
0,84±1,2
8
<0,0
5
Chứn
g
0,33±0,6
8
0,85±1,1
3
1,28±1,4
4
2,19±1,2
7
0,00
0,75±1,1
2
2,79±1,2
3
13
Các giá trị DT, DMFT, D1T trung bình trong nhóm Gel fluor 1,23%
thấp hơn nhiều sau 18 tháng so với thời điểm trước can thiệp (p < 0,001),
trong khi ở nhóm chứng các chỉ số DT, DMFT trung bình không thay đổi.
Số trung bình răng sâu ở cả ba mức D1T, D2T, D3T của hai giới đều giảm
dần theo thời gian, mức giảm xuống thấp nhất tại thời điểm sau 18 tháng.
Bảng 3.34. Chỉ số DMFS của hai nhóm theo dõi theo thời gian
Thời
gian
Nhóm
Chỉ số p
D1S
(Mean
±SD)
D2S
(Mean
±SD)
D3S
(Mean
±SD)
DS
(Mean
±SD)
MS
(Mean
±SD)
FS
(Mean
±SD)
DMFS
(Mean
±SD)
Trước
CT
CT 1,77±1,04 1,44±1,55 0,38±0,97 3,58±1,78 0,00 0,16±0,75 3,67±1,78
>0,5
Chứng 1,47±0,88 1,51±1,41 0,52±0,87 3,58±2,06 0,00 0,00 3,52±1,99
Sau 18
tháng
CT 0,47±1,10 0,06±0,47 0,00 0,53±1,17 0,00 0,51±1,12 1,04±1,80
0,001
Chứng 0,36±0,75 0,90±1,29 1,36±1,48 2,65±1,88 0,00 0,91±1,46 3,56±1,97
Các giá trị DMFS, DS, D1S trung bình trong nhóm Gel fluor
1,23% thấp hơn nhiều sau 18 tháng so với thời điểm trước can thiệp
(p < 0,001), trong khi ở nhóm chứng các chỉ số DS, DMFS trung bình
không thay đổi.
3.2.4. Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng 6
Bảng 3.37. Tiến triển của sâu răng 6 giai đoạn D1 sau 18 tháng so
sánh với thời điểm trước can thiệp
Mô tả tiến triển của sâu răng 6 giai đoạn sớm D1 tại thời điểm 18 tháng
Bề mặt
răng
Nhóm
Số % của mức độ tiến triển
Không đổi
(D1)
Tốt lên
(D0)
Tiến triển
lên (D2)
Tiến triển
lên (D3)
Tổng
Mặt nhai
Gel
Chứng
39 (32,2)
39 (33,9)
78 (64,5)
1 (0,9)
4 (3,3)
66 (57,4)
0 (0,0)
9 (8,7)
121 (54,4)
115 (61,0)
Mặt gần
Gel
Chứng
0 (0,0)
0 (0,0)
5 (100,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
5 (2,3)
0 (0,0)
Mặt má
Gel
Chứng
14 (19,4)
6 (10,7)
55 (76,4)
6 (10,7)
3 (4,2)
40 (71,4)
0 (0,0)
4 (7,2)
72 (32,4)
56 (30.0)
Mặt xa
Gel
Chứng
0 (0,0)
0 (0,0)
1 (100,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
1 (0,5)
0 (0,0)
Mặt lưỡi
Gel
Chứng
6 (6,1)
0 (0,0)
16 (69,6)
4 (23,5)
1 (4,3)
10 (58,8)
0 (0,0)
3 (17,6)
23 (10,4)
17 (9,0)
P< 0,001
14
Theo bảng 3.37 cho thấy, 3,3% sâu răng mức D1 trên bề mặt nhai
trong nhóm Gel fluor 1,23% tiến triển thành D2 sau 18 tháng, 64,5% tiến
triển tốt lên mức D0 sau 18 tháng (P < 0,001). Trong nhóm chứng 61,5%
D1 ở tất cả các mặt răng chuyển thành D2 sau 18 tháng (P < 0,001).
Kết quả nghiên cứu về sự thay đổi của các tổn thương sâu răng 6
mức D2 cho thấy: 74,5% sâu răng mức D2 trên mặt nhai trong nhóm Gel
fluor 1,23% tiến triển tốt lên thành D1, có 21,8% tiến triển tốt lên mức
D0 sau 18 tháng (p < 0,01). Ở mặt má 93,47% các tổn thương D2 chuyển
thành D1 sau 18 tháng (p < 0,001). Trong nhóm chứng (42,1%) các tổn
thương D2 ở tất cả các mặt răng là không thay đổi sau 18 tháng, tỷ lệ này
ở nhóm can thiệp là 4,3%. Có tới 45,8% tổn thương D2 ở nhóm chứng
chuyển thành D3 sau 18 tháng, nhóm can thiệp tỷ lệ từ D2 chuyển thành
D3 thấp hơn chỉ còn 3,2%.
Chương 4. BÀN LUẬN
15
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu cắt ngang mô tả: nghiên cứu được tiến
hành trên 320 học sinh 7 - 8 tuổi, có các điều kiện tương đối đồng nhất
như điều kiện sống, môi trường giáo dục và y tế, cỡ mẫu được chọn ngẫu
nhiên và đủ lớn có thể đặc trưng cho tình trạng bệnh sâu răng của học
sinh cùng lứa tuổi có điều kiện tương đồng.
4.2. Thực trạng bệnh sâu răng vĩnh viễn
16
4.2.1. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chung (bao gồm sâu răng ở mức D1,
D2, D3): kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn (bao gồm
sâu răng ở mức D1, D2, D3) của học sinh 7-8 tuổi Trường Tiểu học
Đông Ngạc A là rất cao (78,7%), học sinh 7 tuổi là 72,5% thấp hơn ở
học sinh 8 tuổi (90,3%). Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh nữ
(83,6%) cao hơn so với học sinh nam (73,5%). Nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước. Trần Văn Trường và CS năm 2001, thông báo tỷ lệ sâu răng vĩnh
viễn ở học sinh 6-8 tuổi là 25,4%, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi. Đào Thị Ngọc Lan năm 2002 cho thấy, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của
học sinh 6 tuổi là 13,9%, ở trẻ 12 tuổi tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn lên tới
51,82%, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi về đặc điểm
tăng lên của tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo độ tuổi. Một số nghiên cứu
khác trong những năm gần đây như: Trần Thị Mỹ Hạnh (năm 2006),
Trương Mạnh Dũng và CS (năm 2010), Vũ Mạnh Tuấn và CS (năm
2011) đều cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh trong cùng độ
tuổi là khá cao nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của
học sinh tại Đông Ngạc. Một số nghiên cứu ngoài nước cũng cho thấy: tỷ
lệ sâu răng vĩnh viễn có chiều hướng tăng và ở mức rất cao, từ 93% năm
2003 lên 96% năm 2006 (Khan 2003, Al- Malik 2006 nghiên cứu trên
học sinh 6-8 tuổi tại Ả rập Xê út). Tổng hợp những so sánh cùng nhận xét
trên, đã cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh Trường Tiểu học
Đông Ngạc A ở mức rất cao và cao hơn các công trình nghiên cứu đã
công bố là chính xác và hợp lý. Cơ sở lý luận chung được chúng tôi căn
cứ vào để luận giải khi so sánh với các nghiên cứu khác như thời gian
nghiên cứu khác nhau, phương tiện hỗ trợ và tiêu chuẩn chẩn đoán khác
nhau (đa số các nghiên cứu khác đều dựa trên tiêu chuẩn của WHO 1997
vì vậy bỏ sót sâu răng giai đoạn sớm).
17
4.2.2. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo mức độ tổn thương: tỷ lệ sâu răng
vĩnh viễn khi coi răng bị sâu có tổn thương đã tạo lỗ sâu trên lâm sàng
(từ mức D3) chiếm 20,3%, tỷ lệ này tăng lên 48,4% khi sâu răng được
tính từ mức D2, tỷ lệ sâu răng tăng cao lên tới 78,8% khi bao gồm cả tổn
thương sâu răng giai đoạn sớm D1. Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng theo
mức độ tổn thương là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ sâu răng
vĩnh viễn theo các mức độ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so
với nghiên cứu của Trần Thị Bích Vân và CS khi khảo sát và theo dõi
sâu răng vĩnh viễn trên học sinh 12 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh
thấy: ở mức độ S
3
tỷ lệ sâu răng là 67,1%, ở mức độ S
1
(ICDAS 1 và 2)
tỷ lệ sâu răng là 99,3%. Sự khác biệt này có thể do độ tuổi trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn, trong khi sâu răng lại có chiều hướng tăng
theo độ tuổi. Vấn đề đặt ra cho ngành Răng Hàm Mặt là hiện nước ta vẫn
đang áp dụng theo hướng dẫn của WHO năm 1997 khi khám điều tra
răng miệng cho cộng đồng, vì vậy đã bỏ sót trên 50% số trẻ có sâu răng
vĩnh viễn giai đoạn sớm vì được xếp vào nhóm lành không sâu răng.
18
4.2.3. Phân tích chỉ số DMFT: chỉ số DMFT chung của hai nhóm tuổi
là 2,21, DMFT tăng dần ở trẻ 7 tuổi (1,91) lên mức cao hơn cách biệt ở
trẻ 8 tuổi (2,74). Số răng vĩnh viễn bị sâu không được điều trị (DT)
chung cho cả hai độ tuổi là 2,19 răng trên một trẻ, chỉ số này tăng dần ở
trẻ 7 tuổi ở mức (1,89) lên cao hơn ở trẻ 8 tuổi (2,73). Sự khác biệt về
DMFT và DT của trẻ 7 và 8 tuổi là có ý nghĩa thống kê (p = 0,000). Sự
tăng dần của DMFT từ nhóm 7 lên 8 tuổi là hoàn toàn phù hợp với tính
chất tích lũy và tăng dần của chỉ số theo thời gian. So sánh với các
nghiên cứu của các tác giả khác trong những năm gần đây tại nước ta,
đều cho thấy chỉ số DMFT của học sinh tại Đông Ngạc đều cao hơn.
Kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2001 cho thấy DMFT của
học sinh 6-8 tuổi là 0,48 thấp hơn so với DMFT trong nghiên cứu của
chúng tôi với p<0,05. Để lý giải cho câu hỏi tại sao DMFT của học sinh
tại Đông Ngạc vẫn ở mức cao, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đã
nhận thấy thành phần cấu thành DT bao gồm 3 mức độ tổn thương sâu
răng D1T, D2T, D3T trong đó (D1T, D2T là những tổn thương sâu răng
giai đoạn sớm đã không được tính đến trong các nghiên cứu khác)
chiếm phần lớn so với D3T, phát hiện này vừa giúp giải thích lý do tại
sao DMFT tại Đông Ngạc vẫn cao vừa giúp nhìn thấy được điểm yếu
trong công tác phòng bệnh vì mục tiêu chúng ta đưa ra trong phòng
bệnh sâu răng là giảm tỷ lệ sâu răng và chỉ số DMFT trong khi muốn
giảm được DMFT thì việc làm giảm và triệt tiêu DT là có giá trị và hiệu
quả cao nhất, rõ ràng nếu muốn giảm DT thì cần loại bỏ được D1T và
D2T là các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm mà bằng các phương
pháp khám trước đây chúng ta đã bỏ qua, dẫn đến chu trình (D1T, D2T)
không được điều trị chuyển thành D3T cần khoan trám và kết quả cuối
cùng DMFT không giảm.
4.2.4. Phân tích chỉ số DMFS và chỉ số laser huỳnh quang bề mặt răng
Chỉ số DMFS của học sinh 7-8 tuổi tại Đông Ngạc là 2,83, DMFS
tăng dần ở trẻ 7 tuổi (2,28) lên mức cao hơn cách biệt ở trẻ 8 tuổi (3,85),
số mặt răng vĩnh viễn bị sâu không được điều trị chung cho cả hai độ
tuổi trung bình là 2.82 mặt răng trên một trẻ, chỉ số này tăng dần ở trẻ 7
19
tuổi ở mức 2,24 lên cao hơn ở trẻ 8 tuổi là 3,88 với p = 0,000. Kết quả
nghiên cứu cho thấy nếu căn cứ vào số trung bình mặt răng sâu DS
(2,82) của học sinh tại Đông Ngạc để đưa ra kế hoạch phòng và điều trị
bệnh sâu răng cho học sinh, đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ nhân
lực rất lớn kèm theo thời gian và kinh phí lớn cho việc trám răng sâu cho
trẻ, tuy nhiên khi xét đến thành phần của DS chúng ta thấy D1S (1,28) và
D2S (1,16) vẫn chiếm phần lớn so với D3S (0,35), với kết quả này kế
hoạch điều trị rõ ràng cần thay đổi rất lớn vì D1S và D2S không cần tới
chất hàn và nhân lực cũng như thời gian để trám răng như D3S mà chỉ
cần phát hiện sớm và can thiệp bằng các biện pháp tái khoáng hóa. Đây
cũng chính là điểm mới và đóng góp của đề tài giúp các nhà quản lý đưa
ra chính sách về nhân lực, tài chính và biện pháp can thiệp đúng đắn nhất
giúp giảm tỷ lệ bệnh sâu răng trong học sinh. Chỉ số DD của các bề mặt
răng vĩnh viễn có khoảng cách dao động giá trị laser đo được lớn nhất và
nhỏ nhất tương ứng với các ngưỡng chẩn đoán trên lâm sàng, có chiều
hướng tăng đần từ bề mặt răng lành lên sâu răng mức D1, tiếp đến là D2
và cao nhất là D3. Lussi đưa ra lý giải cho sự thay đổi này là do diện tích
của các tổn thương sâu răng thường tăng theo mức độ tổn thương, mức
khoáng hóa trong cùng một tổn thương cũng khác nhau ở các vị trí.
20
4.2.5. Phân tích thực trạng sâu răng 6: tỷ lệ sâu răng 6 theo mức độ tổn
thương của học sinh tại Đông Ngạc là rất cao: mức D3 là 20,3%, mức D2
là 48,4%, mức D1 là 68,75%. Tỷ lệ sâu răng 6 bao gồm tất cả các mức
tổn thương cũng ở mức rất cao: ở học sinh 7 tuổi là 65,2%, học sinh 8
tuổi là 61,95%, học sinh nam là 43,44%, học sinh nữ là 48,08%. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố,
đều cho thấy tỷ lệ sâu răng 6 cao và cũng tăng lên theo độ tuổi. Tỷ lệ sâu
răng 6 chung (gồm cả D1, D2, D3) ở mặt nhai là cao nhất (41,81%), cao
thứ 2 là ở mặt má (19,0%), đứng thứ 3 là ở mặt lưỡi (9,01%), tiếp theo là
đến mặt gần (0,55%), thấp nhất là sâu mặt xa (0,16%). Kết quả được lý
giải là do tại các mặt này tồn tại các rãnh tự nhiên là điều kiện thuận lợi
cho lắng đọng thức ăn vì vậy dễ bị sâu, các nghiên cứu về cấu tạo tổ
chức học vi thể men răng cũng cho thấy vùng hố rãnh răng có cấu trúc
tinh thể xếp chồng lên nhau, vì vậy rất khó để trao đổi khoáng chất với
môi trường miệng để tạo lập cấu trúc men mới có nhiều Fluorapatit (bền
vững hơn chỉ tan khi pH<4,5). So sánh với kết quả nghiên cứu của một
số tác giả khác trong nước cho thấy tỷ lệ sâu răng 6 của chúng tôi cao
hơn rất nhiều khi tính gồm cả các tổn thương D1, D2 và D3, nếu tính
riêng mức ghi nhận từ tổn thương D3 thì kết quả nghiên cứu của chúng
tôi lại thấp hơn một số nghiên cứu khác. Trần Ngọc Thành năm 2007,
nghiên cứu trên học sinh 6-12 tuổi thông báo rằng tỷ lệ sâu mặt nhai răng
6, 7 là 15%, kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi
khi chỉ tính sâu từ mức D3 (4,65%), nếu tính gồm cả D1,D2, D3 thì kết
quả của chúng tôi cao hơn rất nhiều (41,81%). Nguyễn Thị Thu Hà năm
2010 nghiên cứu trên học sinh 6 đến 11 tuổi cho thấy: tỷ lệ sâu răng 6
qua quan sát bằng mắt thường là 41,5%, qua khám bằng Diagnodent pen
2190 tỷ lệ sâu răng số 6 là 62,3%. Một số nghiên cứu của tác giả khác tại
nước ngoài như: Hoffmann (năm 2004), Petersen và CS (năm 2001),
Thilander và CS (năm 2001) đều cho kết quả cao hơn so với tỷ lệ sâu
răng 6 và mặt nhai răng 6 trong nghiên cứu của chúng tôi. Một số tác giả
khác như David J và CS (năm 2005) nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ
sâu mặt nhai răng 6 chỉ chiếm 27%, thấp hơn so với nghiên cứu của
21
chúng tôi.
4.3. Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng vĩnh
viễn qua nghiên cứu can thiệp
4.3.1. Bàn luận về phân bố học sinh trong nghiên cứu can thiệp: sự
phân bố học sinh theo độ tuổi và giới vào nhóm chứng và can thiệp đã
đảm bảo được tính ngẫu nhiên và tương đối đồng nhất, giúp cho khi so
sánh và phân tích có độ tin cậy cao và hạn chế yếu tố nhiễu đồng thời
giảm sai số hệ thống.
4.3.2. Hiệu quả phòng và điều trị sâu răng vĩnh viễn của Gel fluor 1,23%
4.3.2.1. Hiệu quả phòng và điều trị của Gel fluor 1,23% thể hiện qua sự
giảm tỷ lệ sâu răng chung (ở bất cứ mức tổn thương D1, D2, D3): kết
quả nghiên cứu cho thấy có sự giảm dần trong tỷ lệ sâu răng chung ở cả
nhóm chứng và nhóm Gel fluor 1,23% tại thời điểm sau 6 và 18 tháng, ở
nhóm can thiệp sâu răng giảm mạnh trên 50% tại thời điểm sau 6 tháng
và tại thời điểm sau 18 tháng giảm 78,6%, thấp hơn rất nhiều so với
nhóm chứng (p < 0,001). Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian can
thiệp càng dài thì tỷ lệ sâu răng càng giảm và đã cho thấy hiệu quả rõ rệt
của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với một số tác giả nghiên cứu ngoài nước, tại Việt
Nam theo hiểu biết của chúng tôi cho đến nay chưa có nghiên cứu nào
đánh giá hiệu quả của Gel fluor trong phòng và điều trị sâu răng giai
đoạn sớm, chính vì vậy trong phần bàn luận chúng tôi sử dụng chủ yếu
các kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài.
4.3.2.2. Hiệu quả phòng và điều trị của Gel fluor 1,23% thể hiện qua sự
giảm chỉ số laser trung bình (DD) ở các mức tổn thương (D1, D2, D3):
kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số laser DD trung bình của các bề mặt
răng vĩnh viễn được chẩn đoán qua khám lâm sàng ở mức D1 giảm mạnh
từ 16,61 tại thời điểm trước khi chải Gel fluor 1,23% xuống còn 6,16 sau
can thiệp 01 tuần. Trên những tổn thương được chẩn đoán ở mức D2 chỉ
số laser tương ứng giảm từ 25,93 tại thời điểm trước khi chải Gel fluor
xuống còn 15,80 sau 01 tuần can thiệp. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p = 0,001. Chỉ số laser đo được trên hai nhóm chứng và can
22
thiệp thay đổi rõ rệt sau 01 tuần trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với nghiên cứu của Trịnh Đình Hải và CS khi sử dụng laser huỳnh
quang để khảo sát sự thay đổi của men răng hủy khoáng sau tiếp súc với
Gel fluor 0,615% và kem chải răng, nghiên cứu cho thấy chỉ số laser sau
hủy khoáng của nhóm tiếp xúc với kem chải răng là 22,7 của nhóm can
thiệp Gel fluor là 22,9, cả hai nhóm được cho tiếp xúc với kem chải răng
hoặc Gel fluor 0,615% trong thời gian 4 phút, chỉ số laser cả hai nhóm
đều giảm so với sau hủy khoáng, nhóm Gel fluor chỉ số laser giảm mạnh
chỉ còn 5,04, nhóm kem chải răng chỉ số giảm xuống còn 19,6. Sự sụt
giảm của số trung bình răng sâu D1, D2 cũng như chỉ số laser trong
nhóm Gel fluor so sánh với nhóm chứng ở các mức độ tổn thương sau 18
tháng đã khẳng định hiệu quả Gel fluor 1,23% là giảm tổn thương (tăng
khoáng hóa) sâu răng giai đoạn sớm D1 và D2.
4.3.2.3. Hiệu quả phòng và điều trị của Gel fluor 1,23% thể hiện qua sự
tăng tỷ lệ không sâu răng sau 6 tháng: kết quả nghiên cứu cho thấy, sau
6 tháng với hai đợt chải răng ở cả hai nhóm can thiệp và đối chứng.
Nhóm học sinh được chải răng với Gel fluor 1,23% có khả năng điều trị
dự phòng làm tăng tỷ lệ không sâu răng ở cả 3 mức độ tổn thương (D1,
D2, D3), cao hơn 12,8 lần so với nhóm chứng. Do cả hai nhóm can thiệp
và nhóm đối chứng trước khi can thiệp 100% đều có sâu răng, vì vậy kết
quả này có thể phát biểu theo cách khác là Gel fluor 1,23% có tác dụng
làm giảm sâu răng cao gấp 12,8 lần (95% CI: 5,331 - 30,76) so với chải
răng bằng kem P/S trẻ em sau 6 tháng.
4.3.2.4. Hiệu quả phòng và điều trị của Gel fluor 1,23% thể hiện qua sự
tăng tỷ lệ không sâu răng sau 18 tháng: kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy, nhóm chải răng với Gel fluor 1,23% tại thời điểm sau 18
tháng có tỷ lệ răng không bị sâu cao hơn so với nhóm chứng, mức chênh
thấp nhất là 1,627 lần (với sâu mức D2) và cao nhất là 7,071 lần (với
sâu: D1, D2, D3), kết quả này có thể diễn giải theo cách khác: việc chải
răng với Gel fluor 1,23% đã làm giảm tỷ lệ sâu răng cao gấp 7,071 lần so
với chải răng với kem P/S trẻ em sau 18 tháng. Kết quả nghiên cứu đã
khẳng định Gel fluor 1,23% có hiệu quả làm giảm sâu răng ở cả ba mức
23
độ tổn thương sâu răng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự giảm dần trong
tỷ lệ tổn thương sâu răng giai đoạn sớm D1, D2 ở cả hai nhóm chứng và
nhóm Gel fluor 1,23% tại thời điểm sau 6 tháng và 18 tháng, tuy nhiên ở
nhóm chứng mức độ giảm thấp và chưa có ý nghĩa thống kê, trong khi
trên nhóm can thiệp mức giảm tỷ lệ tổn thương D1, D2 là 78,6%. So
sánh với kết quả của Marinho VC và CS (2003), qua phân tích tổng hợp
các nghiên cứu can thiệp bằng Gel fluor thấy Gel fluor làm giảm sâu
răng là 28% (95%CI, 19% - 37%), thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi
sâu răng giảm nhiều hơn, điều này có thể giải thích do các nghiên cứu
này đều chỉ dựa trên tiêu chí coi sâu răng khi tổn thương đã hình thành lỗ
sâu trong khi nghiên cứu của chúng tôi theo dõi và đánh giá gồm cả sâu
răng giai đoạn sớm (D1, D2).
4.3.2.5. Hiệu quả phòng và điều trị của Gel fluor 1,23% thể hiện qua
phân tích chỉ số DMFT, DMFS: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy: trong nhóm Gel fluor 1,23% các giá trị trung bình DMFT, DT,
D1T, D2T (2,87; 2,82; 1,63; 1,31) giảm xuống thấp hơn nhiều (2,03 răng
sâu - mất - trám trên một trẻ) sau 18 tháng chỉ còn (0,84, 0,44, 0,40,
0,05) so với thời điểm bắt đầu (p < 0,001), những khác biệt này là do sự
sụt giảm mạnh của chỉ số D1T, D2T. Trong khi ở nhóm chứng các chỉ số
DMFT, DT trung bình không thay đổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
nếu lý giải theo hướng dẫn của WHO khi khám và lấy tiêu chuẩn chẩn
đoán năm 1997 thì DMFT là chỉ số không hoàn nguyên, tuy nhiên trong
nghiên cứu của chúng tôi do khám theo hệ thống tiêu chí ICDAS vì vậy
DT bao gồm cả D1T, D2T, D3T trong đó D1T, D2T có thể lành thương
hoàn nguyên mà không cần phải trám, vì vậy nếu D1T, D2T giảm sẽ làm
giảm DMFT. Van Rijkom và CS, so sánh và phân tích tổng hợp qua 10
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (từ năm 1970 - 1992), sử dụng Gel
fluor (AFP) 1-2 lần trên 01 năm để phòng sâu răng cho trẻ từ 6-15 tuổi
cho thấy hiệu quả giảm sâu răng là 0,22 răng (sâu - mất - trám) sau 3
năm theo dõi (95% CI: 0,18 - 0,25). Chỉ số DMFT trong nghiên cứu của
chúng tôi giảm nhiều hơn so với nghiên cứu của Van Rijkom, do trong
nghiên cứu của chúng tôi DMFT bao gồm cả tổn thương (D1T, D2T) có
24
thể hoàn nguyên bằng các biện pháp khoáng hóa trong khi nghiên cứu
của Van Rijkom chỉ tính sâu răng từ mức D3 (không thể hoàn nguyên)
chính vì vậy DMFT giảm ít hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Các giá
trị DMFS, D1S, D2S trung bình trong nhóm Gel fluor 1,23% lần lượt là
(1,04; 0,47; 0,06) thấp hơn nhiều sau 18 tháng so với thời điểm trước can
thiệp (3,67; 1,77; 1,44), số trung bình DMFS giảm sau 18 tháng ở nhóm
can thiệp là 2,63 mặt răng (sâu - mất - trám) trên một trẻ, trong khi ở
nhóm chứng các chỉ số DS, DMFS trung bình không thay đổi. Những
khác biệt này là do sự sụt giảm mạnh của chỉ số D1S, D2S trong nhóm
Gel fluor 1,23%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết
quả của Whitford GM và CS tổng hợp và phân tích kết quả của 25
nghiên cứu so sánh hiệu quả của Gel fluor và fluor dạng bọt trong phòng
sâu răng cho trẻ tiểu học cho thấy DMFS giảm 0,28 mặt răng sâu - mất -
trám trên một năm (95% CI: 0,19-0,37). Nghiên cứu của Holm AK và
CS (1979), cho thấy sau 3 năm giảm 3,6 mặt răng (DMFS) trên một trẻ.
DMFS trong nghiên của chúng tôi giảm thấp hơn, có thể do thời gian
theo dõi của chúng tôi ngắn hơn. Mathaler (2004) dùng Gel Amin Fluor
(1,25% fluor) chải răng 2 tuần 1 lần, sau 3 năm DMFS giảm 40%. Kết
quả này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
4.3.3. Hiệu quả phòng và điều trị của Gel fluor 1,23% thể hiện qua sự
thay đổi tỷ lệ sâu răng 6: khi đánh giá sự thay đổi của các tổn thương
sâu mặt răng 6 trên nhóm can thiệp Gel fluor 1,23% sau 18 tháng cho
thấy: 69,8% sâu bề mặt răng 6 giai đoạn sớm D1 chuyển thành D0,
26,6% không thay đổi, 3,6% chuyển thành D2, không có răng nào
chuyển thành D3. 79,5% sâu bề mặt răng 6 giai đoạn D2 chuyển thành
D1, 4,3% không thay đổi, 3,2% chuyển thành D3. Kết quả này cho thấy
Gel fluor 1,23% có tác dụng khoáng hóa và hoàn nguyên cũng như bất
hoạt các tổn thương sâu răng sớm D1, D2 trên bề mặt răng 6, điều này
hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu về tác dụng của fluor trên men
răng bị hủy khoáng. Nguyễn Quốc Trung và CS nghiên cứu đánh giá
hiệu quả của kem Tooth mousse trên tổn thương sâu răng sớm của răng 6
ở học sinh 7- 8 tuổi, tác giả cũng đưa ra kết luận nhóm bôi thuốc có hiệu
25
quả điều trị bệnh làm giảm tổn thương sâu răng giai đoạn sớm cao hơn
107,07 lần nhóm chứng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: 61,5% tổn
thương D1 trên răng 6 ở nhóm chứng chuyển thành D2 sau 18 tháng,
23,8% không thay đổi, 8,5% tiến triển nặng lên mức D3. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Phương Linh năm 2010 cho thấy
66% tổn thương D1 sau 1 tháng nếu không được kiểm soát tiến triển sang
giai đoạn D2, 20% tổn thương không thay đổi vẫn ở mức D1, không có
răng nào chuyển thành D0, 14% chuyển thành D3. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sâu răng giai đoạn sớm D1, D2 tại các bề mặt nhai, mặt má và
mặt lưỡi ở nhóm can thiệp đã giảm và chuyển thành các tổn thương nhẹ
hơn (69,8% D1 chuyển thành D0 sau 18 tháng, 79,5% tổn thương D2
chuyển thành D1 sau 18 tháng), chỉ có một tỷ lệ rất thấp các tổn thương
D1, D2 chuyển lên giai đoạn tổn thương nặng hơn (3,6% D1 chuyển
thành D2 và 3,2% D2 chuyển thành D3 sau 18 tháng). Mặc dù tác dụng
của Gel fluor 1,23% đối với các bề mặt liền kề được báo cáo ở đây có số
liệu thấp nhưng một tác dụng khả quan có thể dự đoán được. Cần tiến
hành các nghiên cứu bổ sung để làm sáng tỏ tác dụng của Gel fluor
1,23% đối với sâu răng giai đoạn sớm ở mặt gần kề.