Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.3 KB, 56 trang )

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
ĐỀ THI THỬ TN THPT
Môn thi: Địa lí
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:
Câu 1 (3 điểm)
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta.
Câu 2 (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Lương thực có hạt bình quân theo đầu người (kg/người)
Năm Toàn quốc Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
1995 363,1 330,9 831,6
2004 482,5 395,5 1097,4
a ) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lương thực có hạt bình quân theo đâu người của toàn quốc và các
vùng có trong bảng.
b ) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét.
c ) Giải thích vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn so với
cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3 (2 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm
phân bố dân cư ở Tây Nguyên.

B. PHẦN RIÊNG: Häc sinh lµm 1 trong 2 c©u sau :
Câu 4 ( 2 điểm )
Giải thích vì sao khu vực trung du và miền núi ở nước ta công nghiệp còn hạn chế ?
Câu 5 (2 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1985-2002
(Đơn vị: % )
Năm 1985 1990 1995 1999 2000 2002
Diện tích cây công nghiêp hàng


năm
56,1 45,2 48,4 40,9 36,8 39,0
Diện tích cây công nghiệp lâu năm 43,9 54,8 51,6 59,1 63,2 61,0
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta ở giai đoạn trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:
Câu 1 ( 3 điểm )
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta:
Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I (nông- lâm- ngư
nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II ( công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ ) có tỉ trọng khá cao
nhưng chưa ổn định. ( 0,75 điểm )
Ở khu vực I, cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành
thuỷ sản. Trong nông nghiệp thì tỉ trọng ngành trồng trọt giảm còn tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, do
chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt. (0,75 điểm )
Ở khu vực II: ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, trong khi đó công nghiệp khai thác mỏ có
tỉ trọng giảm. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm chất lượng thấp. (1 điểm )
Ở khu vực III: có bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng
kinh tế và phát triển đô thị. ( 0,5 điểm )
Câu 2 (3 điểm)
1
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
a) Vẽ biểu đồ (1,5 điểm)
- Vẽ đủ các cột, chính xác, đẹp.
- Ghi đủ: số liệu, đơn vị cho các trục, chú giải, tên biểu đồ.
b) Nhận xét ( 1 điểm )
- Lương thực có hạt bình quân đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng không giống nhau (dẫn
chứng số liệu). (0,5 điểm)
- Bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Cửu Long cao nhất, Đồng bằng sông Hồng
thấp hơn cả nước. (0,5 điểm)
c) Giải thích (0,5 điểm)

Do Đồng bằng sông Hồng có dân số đông , mật độ dân số cao nhất cả nước.
Câu 3 (2 điểm)
Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ
biến từ 50- 100 người/ km
2
( 0,5 điểm )
Giải thích:
- Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế(0,25đ).
- Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều. (0,25 điểm)
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người / km
2
và 501- 1000 người / km
2
như các thành phố
Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận. (0,25 điểm)
+ Cấp từ 50- 100 người / km
2
và 101- 200 người / km
2
tập trung ở ven các đô thị và các vùng
chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo
Lộc…(0,25 điểm )
+ Cấp dưới 50 người / km
2
tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho
sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên… (0,25 điểm)
B. PHẦN RIÊNG:
Thí sinh học Ban A và chương trình chuẩn làm câu 4, thí sinh học chương trình nâng cao làm câu 5.
Câu 4 (2 điểm)

Sở dỉ ở trung du và miền núi nước ta công nghiệp phát triển còn hạn chế, vì:
- Vị trí địa lí ít thuận lợi (0,5 điểm)
- Tài nguyên khoáng sản khó khai thác. (0,5 điểm)
- Thiếu lao động có kĩ thuật (0,5 điểm)
- Kết cấu hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải chưa phát triển. (0,5 điểm)
Câu 5 (2 điểm)
* Nhận xét (1,5 điểm)
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có nhiều thay đổi trong giai đoạn 1985-2002.
+ Từ 1985-1990: tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm nhanh (10,9 %), tỉ trọng diện
tích cây công nghiệp lâu năm tăng tương ứng. (0,25 điểm)
+ Từ 1990-1995: tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm (3,2 %), tỉ trọng diện tích
cây công nghiệp lâu năm giảm tương ứng. (0,25 điểm)
+ Từ 1995-1999: Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm khá nhanh (7,5 %), tỉ trọng
diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng (7,5 %) (0,25 điểm)
+ Từ 1999-2000: tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm rất nhanh (4,2 %), cây công
nghiệp lâu năm tăng nhanh (4,1 %) (0,25 %)
+ Từ 2000-2002: tỉ trọng diện tích cây hàng năm tăng nhẹ (2,2 %)
- Năm 1985 tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm cao nhất. Từ 1990 trở đi tỉ trọng cây công
nghiệp lâu năm cao nhất và vượt tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm. (0,25 điểm)
* Giải thích (0,5 điểm)
Sở dỉ cơ cấu diện tích cây công nghiệp có hướng chuyển dịch tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp
lâu năm vì loại cây này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế ở nước ta.
- Phát huy thế mạnh tài nguyên thiên nhiên: 3/4 diện tích của nước ta là đồi núi có đất Feralit và đất
phù sa cổ, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thích hợp với các loại cây công nghiệp. (0,25 điểm)
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
- Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp, nhu cầu thị trường thế giới, góp phần tích lũy ngoại
tệ để phát triển đất nước, giải quyết việc làm, góp phần phân bố lại dân cư và lao động, nâng cao đời
sống người dân. (0,25 điểm)
ĐỀ THI THỬ TN THPT
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

A. Phần chung cho tất cả thí sinh: ( 8 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần địa hình và sông ngòi nước
ta.
2. Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005
( Đơn vị %)
Khu vực kinh tế 2000 2002 2003 2004 2005
Nông-lâm-ngư nghiệp 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3
Công nghịêp-xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2
Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5
Dựa vào bảng số liệu so sánh và nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước
ta, giai đoạn 2000-2005
Câu II. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng
đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta.
Câu III. (3,0 điểm)
1.Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
( Đơn vị:%)
Năm Tổng số
Chia ra
Nông-lâm-thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
1990 100,0 45,6 22,7 31,7
2005 100,0 25,1 29,9 45,0
Dự kiến 2010 100,0 20,0 34,0 46,0
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong 3 năm 1990, 2005,
2010. Nhận xét.
2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào

giáp biên giới với Trung Quốc
II. Phần riêng: (2 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm 1 ( Câu IVa hoặc IVb)
Câu IVa. Theo chương trình chuẩn
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về qui mô và cơ cấu ngành của các
trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ
Câu IVb. Theo chương trình Nâng cao
Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng này.
( Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam khi làm bài)
HƯỚNG DẪN CHẤM : Môn Địa lý
Câu Nội dung
2
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
I
(3 đ)
1. Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua địa hình và sông ngòi:
a. Địa hình :
- Xâm thực mạnh miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, đất xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở, địa
hình cacxtơ
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: sự mở rộng của đồng bằng châu thổ sông Hồng và
sông Cửu Long
b. Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: có 2360 sông, qua 20 km có 1 cửa sông
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: ( tổng lượng nước là 839 tỉ m
3
/năm, tổng lượng phù sa
là 200 triệu tấn)
- Chế độ nước theo mùa
2. Nhận xét và so sánh:

- Tỉ trọng lao động trong ngành nông –lâm- ngư nghiệp giảm, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao;
khu vực công nghiệp, dịch vụ tỉ trọng lao động tăng, nhưng vẫn còn thấp (dẫn chứng)
- Đang có sự chuyển dịch lao động từ kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp sang khu vực kinh tế công
nghiệp-xây dựng, dịch vụ nhưng còn chậm.
II
(2 đ)
a. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:
- Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp( feralit, phù sa cổ).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá
- Nguồn lao động dồi dào
- Mạng lưới cơ sở chế biến
b. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:
- Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, , Đông Nam Bộ
- Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên
III
(3 đ)
1. Vẽ biểu đồ và nhận xét:
a. Biểu đồ miền: chính xác, đầy đủ chi tiết
b. Nhận xét:
- Nông- lâm thủy sản giảm (dẫn chứng)
- Công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng (dẫn chứng)
2. Kể tên các tỉnh ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ:
- Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
- Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là : Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh.
IVa. Qui mô và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ:

- Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120 nghìn tỉ
đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hoá chất….
- Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ
khí, điện tử, hoá chất, dệt…
- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ
khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…
- Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành:Cơ khí, điện tử,
hoá chất…
IVb a. Đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là:
- Đất phù sa ngọt: chiếm 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu.
- Đất phèn: chiếm khoảng 41% diện tích đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười,
Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau
- Đất mặn: chiếm khoảng 19% diện tích đồng bằng, phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan
b. Hạn chế về tự nhiên:
- Mùa khô kéo dài, đất phèn, mặn nhiều
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
- Khoáng sản còn hạn chế
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Môn thi: Địa lý
Thời gian : 90 phút ( không kể phát đề )
A. PHẦN CHUNG ( 8,0 điểm )
Câu I ( 3,0 điểm )
1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định hướng di chuyển của bão
vào nước ta Thời gian hoạt động của mùa bão. Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng
nào ít bị ảnh hưởng nhất.
2. Dựa vào bản đồ hình thể, bản đồ đất Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày
những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nước ta.
Câu II ( 2,0 điểm )
Cho bảng số liệu sau :
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ( Đơn vị %)

Năm 1990 2005
Trồng trọt 79.3 73.5
Chăn nuôi 17.9 24.7
Dịch vụ nông nghiệp 2.8 1.8
1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 1990 và 2005 .
2. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.
Câu III.( 3,0 điểm )
Trung du miền núi Bắc Bộ & Tây Nguyên là 2 vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
KT-XH của nước ta :
1.Hãy so sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng này .
2.Xác định tên nhà máy ,địa điểm xây dựng, công suất thiết kế của 2 nhà máy thuỷ điện lớn nhất
đang hoạt động ở mỗi vùng
B. PHẦN RIÊNG : ( 2,0 điểm )
Câu IV.a. Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ, NĂM 2005 (Đơn vị: nghìn con)
Cả nước TD và MNBB Tây Nguyên
Trâu 2922,2 1679,5 71,9
Bò 5540,7 899,8 616,9
1.Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, của Trung du và miền núi Bắc
Bộ và Tây Nguyên.
2. Tại sao trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì
ngược lại .
( Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam để làm bài )

CÂU ĐÁP ÁN
Câu I
(3 điểm)
1.Hoạt động bão ở Việt Nam ( 1,0 điểm )
- Hướng di chuyển của bão Đông sang Tây:
- Thời gian hoạt động từ tháng IV kết thúc XI, sớm tháng V chậm tháng XII (hoặc từ 5

đến 12)
- Vùng Bắc Trung Bộ bị bão ảnh hưởng nhiều nhất:
- Đồng bằng sông Cửu Long ít bị ảnh hưởng của bão nhất.
3
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
2.Những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nứơc ta ( 2,0 điểm )
- Đồng bằng Sông Hồng. ( 1,0 điểm )
+ Do phù sa Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp.
+ Diện tích rộng 15.000km
2
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc thấp dần ra biển
+ Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, do hệ thống đê
- Đồng bằng Sông Cửu Long ( 1,0 điểm )
+ Do phù sa Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp hang năm rất phì nhiêu.
+ Diện tích rộng 40.000 Km
2
+ Địa hình thấp và bằng phẳng, không có đê, sông ngoài kênh rạch chèn chịt
+ Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nướ triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích
đồng bằng là đất mặn, đất phèn …
Câu II:
(2điểm)
1.Vẽ biểu đồ :Vẽ 2 biểu đồ tròn chia đúng tỷ lệ, ký hiệu thống nhất, chú thích đúng , có ghi
năm cho từng biểu đồ và tên chung, sạch đẹp.( thiếu 1chi tiết – 0,25 điểm )
2.Nhận xét : Cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch
- Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm : 5,8%nhưng vẫn còn cao
- Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng :1,0%và đang trở thành ngành sản xuất chính.
Câu III:
(3điểm)
1.So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng TDMNPB &Tây
Nguyên

* Sự giống nhau : ( 0,5 điểm )
- Có 1 số loại khoáng sản trữ lượng lớn
- Đều có tiềm năng về thuỷ điện .
* Sự khác nhau : ( 1,5 điểm )
-TDMNPB :
+Giàu khoáng sản (Than, sắt, măng gan, đồng ,chì,kẽm, đất hiếm & apatit )
+ Tiềm năng thuỷ điện lớn nước
+ Nguồn lợi lớn về hải sản, khả năng phát triển công nghiệp chế biến hải sản
- TÂY NGUYÊN :
+ Nghèo khoáng sản, chỉ có bôxit nằm ở dạng tiềm năng
+ Tiềm năng về thuỷ điện khá lớn
+ Diện tích rừng lớn nhất cả nước
2. Hai nhà máy thuỷ điện lớn nhất đang hoạt động ở mỗi vùng ( 1,0 đểm )
* TDMNPB :
- Hoà bình trên sông Đà, công suất 1920Mw
- Thác Bà trên sông Chảy, công suất 110 Mw
* TÂY NGUYÊN
- Yali trên sông Xêxan, công suất 700 Mw
- Đa Nhim trên sông Đa Nhim ( thương nguồn sông Đồng Nai ), công suất 160Mw
Câu IVa
(2điểm )
1. Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, của Trung du và miền núi
Bắc Bộ và Tây Nguyên
TỈ TRỌNG CỦA TRÂU, BÒ TRONG TỔNG ĐÀN TRÂU BÒ
CỦA CẢ NƯỚC, CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN.

2.Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược
lại vì:
- Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du miền núi BBộ vì có khí hậu lạnh, ẩm. Khả năng
chịu rét ở trâu cao hơn bò.

- Đàn bò tập trung ở Tây Nguyên vì có khí hậu cận xích đạo .
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT .
4
Cả nước Trung du và miền núi BBộ Tây Nguyên
Trâu 100% 57,5% 2,5%
Bò 100% 16,2% 11,1%
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
THỜI GIAN:90 phút(không kể phát đề)
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 Điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
1.Trình bày những nét chính về địa hình của hai đồng bằng châu thổ : Đồng bằng Sông Hồng và Đồng
bằng Sông Cửu Long nước ta.
2.Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi trong hai năm 1999 và 2005 (Đơn vị:%)
Nhóm tuổi 1999 2005
Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27,0
Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0
Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0
Nhận xét sự biến đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi từ năm 1999 đến năm 2005
Câu 2: (2 điểm) Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH
PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị : %)
Khu vực Năm 2000 Năm 2005
Tổng số 100,0 100,0
Kinh tế nhà nước 34,2 25,1
Kinh tế ngoài Nhà nước 24,5 31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,3 43,7
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
của nước ta tại 2000 và 2005 .
b) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo

thành phần kinh tế của nước ta và giải thích.
Câu 3 (3 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
b) Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh
cây công nghiệp lớn của cả nước.
2. Trình bày những thuận lợi về tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ
II. PHẦN RIÊNG: (2 điểm)
Thí sinh chỉ được làm 1 câu trong 2 câu sau .
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (2 điểm)
Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta.
Câu IV.b . Theo chương trình nâng cao (2 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam, xác định vị trí các tuyến quốc lộ 1, quốc lô 6, đường Hồ Chí Minh-quốc
lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến.
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài thi)
-HẾT-
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3 điểm)
1. (2 điểm) Những nét chính về địa hình của hai đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long nước ta
*Đồng bằng sông Hồng: (1 điểm)
-Được bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, đã được con người khai
phá từ lâu và làm biến đổi mạnh
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
- Diện tích :15000km
2
,địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc thấp dần ra biển và bị chia cắt thành
nhiều ô. Do có đê ven song ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa hang năm, tạo thành
các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê được bồi phù sa hang năm.
*Đồng bằng sông Cửu Long : (1 điểm)

-Là đồng bằng được bồi tụ phù sa hang năm của hệ thống sông MêKông
- Diện tích: khoảng 40.000km
2
.Đia hình thấp và phẳng hơn.Đồng bằng không có đê nhưng có mạng
lưới kênh rạch chằng chịt nên về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, thủy triều lấn mạnh làm
2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn. Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mừơi và Tứ
giác Long Xuyên
2. (1 điểm)
Nhận xét sự biến đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1990 và năm 2005
- Cơ cấu dân số nước ta đang có sự biến đổi từ nước có kết cấu dân số trẻ sang nước có kết cấu dân
số già.(0,25 điểm)
- Tỷ trọng từ 0- 14 tuổi giảm ; Tỷ trọng từ 15- 59 và trên 60 tuổi đang tăng (0,5 điểm)
-Dẫn chứng số liệu (0,25 điểm)
Câu 2:(2 điểm)
a) Vẽ biểu đồ: (1 điểm)
Vẽ hai biểu đồ hình tròn. Mỗi năm một biểu đồ
Yêu cầu:
- Vẽ hai vòng tròn có bàn kính bằng nhau hoặc năm sau lớn hơn năm trước.
- Chia tỷ lệ chính xác, đẹp
- Có tên biểu đồ, giá trị % của mỗi hợp phần, có chú giải.
- Thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm
b) Nhận xét và giải thích (1 điểm)
- Từ năm 2000 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
nước ta có sự thay đổi:
+ Tỷ trọng khu vực nhà nước giảm 9,1%
+ Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 6,7%
+ Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,4%
- Nguyên nhân sự thay đổi là do chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các thành phần kinh tế
Câu 3: (3 điểm)
1. (2 điểm)

a) Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp . (Mỗi cây 0,25 điểm)
- Cà phê: Đắk lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai
- Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum
- Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai
- Chè: Lâm Đồng, Gia Lai
b) (1 điểm)
Những thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
- Đất badan có tầng phân hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng
rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn (0,5 điểm)
- Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài gây khó khăn cho việc tưới
tiêu nhưng thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Do các cao nguyên xếp tầng với
các độ cao khác nhau vì vậy khí hậu có sự phân hóa theo độ cao nên Tây Nguyên có thể trồng cả
cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt . (0,5 điểm)
2. (1 điểm) Mỗi ý 0,25 điểm
Những thuận lợi về tự nhiên của Duyên hải Nam Trung bộ :
- Có tiềm năng to lớn về đành bắt và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển đảo, giao thông vận tải
biển
- Khoáng sản: vật liệu xây dựng, cát, vàng ở Bồng Miêu, dầu khí ở thềm lục địa
- Rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý
- Một số đồng bằng nhỏ như Tuy Hòa, các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu
PHẦN RIÊNG : (2 Điểm)
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
Câu IV a.
Thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực:
- Than: Than Antraxit ( Quảng Ninh) trữ lượng hơn 3 tỷ tấn. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu
(0,5 điểm)
- Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỷ tấn dầu
và hàng trăm tỷ m
3
khí (0,5 điểm)

- Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể
Nam Côn Sơn (0,5 điểm)
- Nguồn thủy năng: Dồi dào, trữ năng thủy điện có thể đạt 30triệu KW . Tiềm năng thủy điện tập
trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai (0,5 điểm)
Câu IV.b
- Quốc lộ 1:Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị - Hà Nội - Huế - TP HCM - Năm Căn
- Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tài nguyên, các trung
tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế- xã hội, an ninh
quốc phòng của cả nước (0,5 điểm)
- Quốc lộ 6: Chạy từ Hà Nội – Tuần Giáo (Lai Châu)
- Ý nghĩa: nối Hà Nội với các tình Tây Bắc . Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều
kiện khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế- xã hội của vùng Tây Bắc.(0,5 điểm)
- Đường Hồ Chí Minh- quốc lộ 14: Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường Sơn Bắc, qua Tây
Nguyên – Đông Nam bộ
- Ý nghĩa:thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng vùng núi phía Tây
đất nước (0,5 điểm)
- Quốc lộ 51: Nối TP HCM- Vũng Tàu
- Ý nghĩa:Là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh tế Biên Hòa- Vũng Tàu- TP HCM, thúc đẩy
ngành dầu khí và du lịch ở Đông Nam Bộ. Là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông Tây
phía Nam (0,5 điểm)
Hết
ĐỀ THI THỬ TN THPT
Môn thi Địa lí
Thời gian : 90 phút (không kể phát đề)
A . Phần chung:(8 điểm)
Câu I: (3điểm)
a. So sánh sự khác nhau về địa hình giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn
Nam.
b. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành
công nghiệp năng lượng điện nước ta? Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam có đặc điểm

gì khác nhau.
Câu II: (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau :
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC,
GIAI ĐOẠN 1985- 2005 ( Đơn vị : nghìn ha)
Năm 1985 1990 1995 2000 2005
Cả nước 180,2 221,5 278,4 413,8 482,7
Đông Nam Bộ 56,8 72,0 213,2 272,5 306,4
a. Tính tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước qua các năm đã cho?
b. Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả nước.
5
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
c. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta?
Câu III: (2 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố dân cư của nước ta? Vì
sao có sự phân bố đó?
B. Phần riêng: (2 điểm) (học sinh chỉ làm câu IVa hoặc làm câu IVb)
Câu IVa :
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta 1996 và 2005.(Đơn vị : %)
Năm
Thành phần kinh tế
1996 2005
Nhà nước 49,6 25,1
Ngoài nhà nước 23,9 31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26,5 43,7
Nhân xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm
1996 và 2005. Vì sao lại có sự thay đổi đó?
Câu IVb:
Trinh bày đặc điểm vốn đất của nước ta . Nêu hướng biến động cơ cấu vốn đất ở nước ta trong những

năm qua.
Hết
ĐÁP ÁN
A. Phần chung:
Câu I :
a. Sự khác nhau về địa hình giữa các khu vực: 2 đ
+Đông Bắc: Chủ yếu đồi núi thấp, hướng vòng cung, cao ở Tây Bắc thấp dần xuống đông nam (0,5)
+Tây bắc: Địa hình cao nhất cả nước, hướng Tây Bắc-Đông Nam, xen kẻ là các cao nguyên đá vôi. +
Trương Sơn Bắc: Hướng Tây Bắc- Đông Nam, các dãy núi song song và so le, địa hình cao ở hai đầu,
thấp ở giữa (0,5 điểm)
+Trường Sơn Nam: Sườn Tây thoải, sườn Đông dốc đứng, các cao nguyên Kom Tum, Gia Lai, Mơ
Nông, Di Linh,… (0,5 điểm)
b. Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:
- Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông
Hồng(sông Đà), sông Đồng Nai,… (0,25 điểm) .và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí. (0,25
- Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:
+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,… (0,25
+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa. (0,25 điểm)
Câu II:
a. Bảng tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước: (0,75 điểm)
Năm 1985 1990 1995 2000 2005
Cả nước 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Đông Nam Bộ 31,5 32,5 76,6 65,9 63,5
b. Vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả nước:
- Tỉ trong diện tích trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước không ngừng tăng: 1985 chiếm
31,5%, năm 2005 chiếm 63,5 % diện tích cao su cả nước. (0,5 điểm)
- Đây là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta. (0,5 điểm)
c. Nguyên nhân Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta:
- Có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây cao su: địa hình, đất đai, khí hậu, cơ sỏ vật chất.
- Cây cao su có lịch sử phát triển ở Đông Nam Bộ từ rất sớm, nhân dân trong vùng có kinh nghiệm phát

triển cây cao su. (0,5 điểm)
- Các nguyên nhân khác: thị trường, vốn đầu tư,… (0,25 điểm)
Câu III:
Dân cư ở nước ta phân bố không đều. (0,25 điểm)
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
+ Vùng đông dân: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. (0,25 điểm)
+ Vùng thưa dân: Tây Nguyên, Tây Bắc,… (0,25 điểm)
Nguyên nhân:
- Giữa các vùng có sự khác nhau về:
+ Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đất,…. (0,25 điểm)
+ Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải,… (0,25 điểm)
+ Lịch sử của quá trình định cư(0,25 điểm)
B. Phần riêng:(2 điểm)
Câu IVa:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi giữa năm 1996
và 2005:
- Thành phần nhà nước có xu hướng giảm: từ 49,6% năm 1996 xuống còn 25,1% năm 2005. nhưng vẩn
chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. (0,5 điểm)
- Thành phần ngoài nhà nước có xu hướng tăng: từ 23,9% năm 1996 lên 31,2% năm 2005.Do chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phầncủa nhà nước. (0,5 điểm)
- Thành phần có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng: từ 26,5% năm 1996 lên còn 43,7% năm
2005. Do chính sánh thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta. (0,5 điểm)
- Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta tăng mạnh. Do chính sách đầu tư phát triển công nghiệp của nhà
nước. (0,5 điểm)
Câu IVb
Đặc điểm vốn đất nươc ta.
- Vốn đất nước ta hạn chế, diện tích hơn 33 triệu ha, bình quân trên đầu người khoảng 0,4
ha/người, chỉ bằng 1/6 của thế giới. (0,25 điểm)
- Cơ cấu vốn đất năm 2005 nước ta như sau: Đất nông nghiiệp chiếm 28,4%, đất lâm nghiệp
chiếm 43,6%, đất chuyên dung chiếm 4,2%, đất ở chiiếm 1,8%, đất chưa sử dụng chiếm 22,0%.(0,5

điểm)
- Giữa các vùng có sự khác nhau về quy mô, cơ cấu vốn đất và bình quân đất tự nhiên trên đầu
người, do đó các vùng cần có chính sách sử dụng đất thích hợp trên cơ sở Luật đất đai. (0,25 điểm)
Xu hướng biến động cơ cấu vốn đất nước ta trong những năm qua.
- Diện tích đất nông nghiệp tăng, tuy nhiên khả năng mở rộng không nhiều. (0,25 điểm)
- Diện tích đất lâm nghiệp tuy đã tăng khá, độ che phủ rừng đạt hơn 40%, nhưng vẫn còn quá ít
so vơi điều kiện tự nhiên của nước ta. (0,25 điểm)
- Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng, do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và nhu cầu
đất ở của dân cư ngày càng tăng. (0,25 điểm)
- Đất chưa sử dụng trong những năm gần đây đang thu hẹp, do khai hoang mở rộng diện tích đất
nông nghiệp và trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. (0,25 điểm)
Hết
ĐỀ THI THỬ TN THPT năm học 2008 – 2009
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
A. Phần chung cho tất cả thí sinh (8 điểm)
Câu I: (3 điểm)
1). Cho biết ý nghĩa về kinh tế - văn hóa – quốc phòng của vị trí địa lý nước ta (1,5 điểm)
2) Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh, tỉ suất tử ở nước ta giai đoạn 1960 – 2006 Đơn vị tính: (
0
/oo)
Năm 1960 1976 1979 1985 1993 1999 2006
6
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
Tỉ suất sinh 46,0 39,5 32,2 28,4 28,5 23,6 19,0
Tỉ suất tử 12,0 7,5 7,2 6,9 6,7 7,3 5,0
Hãy nhận xét tình hình gia tang dân số ở nước ta (1,5 điểm)
Câu II: (2 điểm)
- Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Bao gồm những ngành nào ?
- Ưu thế của các ngành: công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng,

công nghiệp dầu khí.
Câu III: ( 3 điểm)
Cho bảng số liệu :
Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửa long
năm 1995 – 2005 Đơn vị tính : (kg/người)
Năm 1995 2000 2005
Cả nước 363 445 476
Đồng bằng sông Hồng 331 403 362
Đồng bằng sông Cửu Long 832 1025 1124
a) Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, đồng bằng sông Hồng,
đồng bằng sông Cửu Long năm 1995 – 2000 – 2005
b) Nhận xét.
B. PHẦN RIÊNG: (2 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó
Câu VI a. (dành cho chương trình chuẩn)
1. Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam, hãy nêu các trung tâm công nghiệp ở miền
Đông Nam Bộ.
2. cho biết quy mô và các ngành công nghiệp chuyên môn hoá của từng trung tâm.
Câu VI b. (Dành cho chương trình nâng cao)
Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam: hãy trình bày những thế mạnh và hạn chế về phương diện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Duyên hải nam Trung Bộ.
Hết
Lưu ý: Học sinh được phép sử dụng Atlát địa lý Việt Nam khi làm bài
Câu I.
(3 điểm)
1
Ý nghĩa về kinh tế, văn hoá, quốc phòng:
- Kinh tế: Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện
chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của

nước ngoài.
- Văn hoá – xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung
sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với
các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Quốc phòng: Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý
nghĩa quan trọng trong Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất
nước.
0.5
0.5
0.5
2 Nhận xét:
- Gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các giai đoạn :
+ Giai đoạn 1960 – 1976: gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, trung bình
trên 3%
+ Giai đoạn 1979 – 1993: gia tăng dân số tự nhiên có giảm nhưng vẫn còn
cao trên 2%
+ Giai đoạn 1999 – 2006: gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh (dưới 2%)
năm 2006 chỉ còn 1,4%
- Gia tang dân số nước ta giảm mạnh, nhưng vẫn còn khá cao (trên 1%) Vì vậy
nước ta cần phải tiếp tục giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên để đạt dưới 1%
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
Câu II - Công nghiệp trọng điểm 1.0
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
(2 điểm) Công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả
kinh tế cao và có tác động mạnh mẻ đến việc phát trển các ngành kinh tế khác.
Bào gồm các ngành: Công nghiệp chế biết nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp

sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp dầu khí,
điện, hoá chất – vật liệu xây dựng.
- Ưu thế:
+ Công nhiệp sản xuất hàng tiêu dùng: có nguồn lao động dồi dào, thị
trường rộng lớn
+ Công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản: có nguồn nguyên liệu tại
chỏ phong phú
+ Công nghiệp dầu khí: có nhiều triễn vọng nhờ thăm dò và khai thác các
mõ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam
1.0
Câu III
(3 điểm)
a) Vẽ biểu đồ:
- Biểu đổ cột kề, 1 năm 3 cột
- Đầy đủ chi tiết, chính xác…
- Mỗi chi tiết thiếu (sai) (-0,25 đ)
b) Nhận xét
- LTBQ cả nước liên tục tăng năm 2005 gắp 1,3 lần năm 1995. từ năm 2000
vượt qua mức 400kg/người. Do sức ép dân số nên LTBQ chưa cao
- Đồng bằng sông Cửu Long có nức LTBQ cao hơn cả nước 2,36 lần, 3,1
lần so với đồng bằng sông Hồng. LTBQ vượt qua mứt 1000kg/người và liên tục
tăng năm 2005 tăng 1,35 lần năm 1995
- Đồng bằng sông Hồng có mức LTBQ thấp hơn cả nước, không ổn định
năm 2005 LTBQ dưới mức 400kg/người. Chủ yếu do sức ép dân số và thiên tai.
1.5
1.5
Câu VIa.
(2 điểm)
- Các trung tâm công nghiệpở miền Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh (quy mô
rất lớn), Biên Hoà – Vũng Tàu (quy mô lớn) Thủ Dầu Một (quy mô vừa)

- Kể tên các ngành công nghiệp chuyên môn hoá: kể đầy đủ
1.0
1.0
VIb.
(2 điểm)
- Thế mạnh:
+ Tài nguyên đ dạng phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng tuỷ sản, khai
thác muối, du lịch…
+ Khoáng sản không nhiều: cát trắng, VLXD, dầu khí…
+ Tài nguyên rừng phong phú: 1,77 triệu ha
+ Đồng bằng nnhỏ - hẹp: đất cát, đất cát pha, nhiều gò đồi phát triển chăn
nuôi.
- Hạn chế: Chịu ảnh hưởng của thiên tai: mưa, bảo, lũ lụt, hạn hán, gió lào…
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
ĐỀ THI THỬ TN THPT
Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)
A. Phần chung: (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm) Dựa vào át lát và kiến thức đã học cho biết Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ
bản nào ?
Câu 2: ( 2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 – 2005.
Đơn vị: %
Năm Tổng số Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm
1975 100 54,9 45,1
1980 100 59,2 40,8
1985 100 56,1 43,9

1990 100 45,2 55,8
1995 100 44,3 55,7
2000 100 34,9 65,1
2005 100 34,5 65,5
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
Dựa vào bảng số liệu nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và
cây công nghiệp lâu năm, có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công
nghiệp ?
Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào át lát và kiến thức đã học trình bày những thế mạnh và hạn chế của Trung
Du Miền Núi Bắc Bộ trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ?
B. Phần Riêng: (2,0 điểm)
Câu 4a: Dành cho thí sinh chương trình chuẩn
Cho bảng số liệu sau về giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp: (Đơn vị: tỷ đồng)
Ngành/ Năm2002o00 2000 2005
Nông nghiệp 129.140,5 183.342,4
Lâm nghiệp 7.673,9 9.496,2
Thủy sản 26.498,9 63.549,2
a. Tính tỷ trọng từng ngành trong giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
b. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
Câu 4b: Dành cho thí sinh chương trình nâng cao
Dựa vào bảng số liệu sau:
Năm 1960 1970 1980 1990 2000 2005
Dân số ( triệu người) 30,2 41,9 53,7 66,2 76,3 84,2
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( %) 3,93 3,24 2,16 2,1 1,32 1,32
- Vẽ biểu đồ cột và đường thể hiện dân số và gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1960 –
2005.
- Nêu nhận xét và giải thích.
Hết
• Lưu ý: Học sinh được sử dụng át lát Địa Lí để làm bài
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ MÔN ĐỊA

Câu Nội dung chính Điểm
1( 3,0
điểm)
a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi
thấp
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới
1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích
cả nước.
b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi
tụ diễn ra mạnh mẽ.
d/ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
2 (2,0
điểm)
- Tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm từ 54,9% năm 1975 xuống còn

35,1% năm 2005 ( trong 30 năm giảm 19,8%)
- Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 45,1% năm 1975 lên 64,5 % năm
2005 ( trong 30 năm tăng 20,1%)
- Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp đã kéo theo sự thay đổi
trong phân bố cây công nghiệp với việc hình thành 3 vùng chuyên canh cây
công nghệp lâu năm là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc
Bộ.
0,5
0,5
1,0
3 ( 3,0
điểm)
a/ Khoáng sản: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều
loại:
-Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng
0,25
0,5
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-
trữ lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30
triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt
điện như Uông Bí (150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương
(110MW), Cẩm Phả (600MW)…
-Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.
-Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/năm tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
-Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
-Đồng-niken ở Sơn La.
 giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa
ngành.
* Khó khăn: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai

thác hiện đại & chi phí cao, CSHT kém phát triển, thiếu lao động lành nghề…
b/ Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta.
-Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trên sông
Đà 6.000MW.
-Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác
Bà trên sông Chảy 110MW.
-Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2.400MW), Tuyên Quang
trên sông Gâm 342MW.
Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng
sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.
* Hạn chế: thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra
những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4a (2,0
điểm)
- Tính tỷ trọng Đơn vị: %
Ngành/ Năm2002o00 2000 2005
Nông nghiệp 79,2 71,5
Lâm nghiệp 4,7 3,7
Thủy sản 16,1 24,8
- Vẽ biểu đồ chính xác được điểm tối đa, thiếu một chi tiết trừ 0,25 điểm
0,5

1,5
4b
( 2,0
điểm)
- Vẽ biểu đồ chính xác, được điểm tối đa. Thiếu một chi tiết trừ 0,25 điểm
- Nhận xét và giải thích: Dân số nước ta ngày càng tăng, tuy nhiên tỉ lệ gia
tăng tự nhiên có xu hướng khá nhanh. Do thực hiện tốt chính sách kế hoạch
hóa gia đình, nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh do qui mô dân số nước ta
lớn.
1,5
0,5
ĐỀ THI THỬ TN THPT
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm):
Câu 1(3,0điểm):
Dựa vào Át-lát ĐLVN và những kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa tự
nhiên của vị trí địa lí nước ta.
Câu 2(2điểm): Dựa vào bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990-2006
Năm 1990 1995 1999 2003 2006
Diện tích (nghìn ha) 6042 6765 7653 7452 7324
Sản lượng (nghìn tấn) 19225 24963 31393 34568 35849
a)Tính năng suất lúa của các năm theo bảng số liệu trên.
b)Nhận xét tình hình tăng năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990-2006 và giải thích nguyên
nhân.
Câu 3(3điểm): Dựa vào bảng số liệu sau:
7
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ ĐVT : %
Các vùng 2000 2005

Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,7 4,6
Đồng bằng sông Hồng 17,2 19,7
Bắc Trung Bộ 2,5 2,4
Duyên hải Nam Trung Bộ 4,3 4,2
Tây Nguyên 1,0 0,7
Đông Nam Bộ 55,2 56,0
Đồng bằng sông Cửu Long 10,5 8,8
Không xác định 4,6 3,6
a)Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng kinh tế của nước ta năm 2000
và 2005.
b)So sánh cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp giữa Đông Nam Bộ với các vùng khác của nước ta năm
2000 và 2005.
c)Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta?
B.PHẦN RIÊNG(2,0điểm):
Câu 4a.(2đ) Dựa vào bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta

Năm
Tổng số
(tỉ đồng)
Trong đó
Trồng trọt (%) Chăn nuôi (%) Dịch vụ nông nghiệp(%)
1990 20.667 79,3 17,9 2,8
1995 85.508 78,1 18,9 3,0
2000 129.141 78,2 19,3 2,5
2004 172.495 76,3 21,6 2,1
2005 183.343 73,5 24,5 2,0
Hãy nhận xét về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của
nước ta và giải thích sự chuyển dịch đó.
Câu 4b.(2đ) Cho bảng số liệu sau:

Năng suất lúa cả năm của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha)
Năm 1995 2000 2005
Cả nước 36,9 42,4 48,9
Đồng bằng sông Cửu Long 40,2 42,3 50,4
Hãy nhận xét về năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích vì sao Đồng bằng
sông Cửu Long có năng suất lúa khá cao?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1
(3đ)
* Đặc điểm vị trí địa lí:
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm khu vực Đông
Nam Á
- Là cầu nối giữa lục địa Á- Âu với TBD, trong khu vực có nền kinh tế phát
triển năng động trên thế giới.
- Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ và hàng không
quốc tế quan trọng.
* Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí:
+Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước
ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực
chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ
rệt.
+Giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng
sâu sắc của Biển Đông, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt, không như một số nước
cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

0,5
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
+Nằm trong vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái Bình Dương, nơi gặp gỡ của
nhiều luồng di cư động-thực vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh
vật phong phú.
+Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành
các miền tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với
miền núi, ven biển và hải đảo.
+Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
0,5
0,25
CÂU 2
(2đ)
a)Tính năng suất lúa của nước ta:
Năm 1990 1995 1999 2003 2006
Năng suất
(tạ/ha)
31,8 36,9 41,0 46,4 48,9
b)Nhận xét và giải thích:
*Nhận xét:
Năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2006 liên tục tăng, đến năm
2006 năng suất lúa đạt 48,9 tạ/ha.
*Giải thích:
-Do việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất: giống mới, kỹ
thuật canh tác, phân bón…
-Do chính sách của Nhà Nước khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất (chính
sách khuyến nông).
-Trình độ thâm canh sản xuất lương thực không ngừng được nâng cao.
-Thị trường được mở rộng.
0,5

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
CÂU 3
(3đ)
a)Vẽ biểu đồ:
-Vẽ biểu đồ hình tròn. Vẽ hai vòng tròn có bán kính khác nhau, của năm 2000<
2005.
-Vẽ đúng, đủ, chính xác, có ký hiệu, chú thích, có tên biểu đồ.
-Nếu vẽ loại biểu đồ khác, không cho điểm.
-Sai hoặc thiếu, mỗi chi tiết trừ 0,25đ.
b)So sánh:
-Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta, luôn
chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước:
+Năm 2000 gấp 3,2 lần Đồng bằng sông Hồng, hơn 55 lần Tây Nguyên;
+Năm 2005 gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Hồng, 80 lần Tây Nguyên.
-Từ năm 2000 đến 2005, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng
giá trị sản xuất công nghiệp tăng, các vùng khác tỉ trọng đều giảm.
c)Nguyên nhân:
-Vị trí địa lý thuận lợi: có cảng biển; tiếp giáp với các vùng giàu nguồn nguyên
liệu nông, lâm, thủy sản; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-Có sẵn một số nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa
và ngoài khơi.
-Có nguồn lao động dồi dào với chất lượng lao động cao; có hệ thống cơ sở vật
chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tốt.
-Vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước và tập trung nhiều ngành công
nghiệp trọng điểm.
1,0

0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MƠN ĐỊA LÝ
Câu 4a
(2đ)
*Nhận xét:
-Về cơ cấu: ngành trồng trọt ln giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất nơng
nghiệp (chiếm từ 73,5% đến 79,3% giá trị sản xuất nơng nghiệp).
-Sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực nhưng còn chậm:
+Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm 5,8%, từ 79,3% (1990) xuống còn 73,5%
(2005).
+Tỉ trọng của ngành chăn ni tăng 6,6%, từ 17,9% (1990) lên 25,5% (2005).
+Tỉ trọng của dịch vụ nơng nghiệp giảm nhẹ: 0,8%, từ 2,8% (1990) xuống còn
2,0% (2006).
*Giải thích:
Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp là phù hợp với định hướng
về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung và nội bộ ngành nơng nghiệp nói
riêng của nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,75
Câu 4b
(2đ)
*Nhận xét:

-Năng suất lúa của cả nước và ĐBSCL đều tăng từ 1995-2005.
-Năng suất lúa của ĐBSCL nhìn chung cao hơn cả nước (trừ năm 2000) và tăng
mạnh trong giai đoạn 2000-2005.
*Giải thích:
-Vùng có ĐKTN và TNTN thuận lợi.
-Trình độ thâm canh của người lao động khá cao.
-Việc áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, sử dụng giống mới cho năng suất cao.
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
Hết
Đề Thi Thử Tốt nghiệp THPT
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
***
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu 1. ( 1 điểm)
Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?
Câu 2. (2 điểm)
Trình bày đặc điểm vò trí đòa lí của Việt Nam. Phân tích ý nghóa tự nhiên của vò trí đòa lí Việt
Nam.
Câu 3.( 2 điểm )
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang cơng nghiệp ) và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự
phân hóa lãnh thổ cơng nghiệp của nước ta ?
Câu 4. (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
NƯỚC TA QUA CÁC NĂM ( theo giá thực tế) ( Đơn vò % )
Khu vực kinh tế Năm 1995 Năm 2005

Nông, lâm, thủy sản 27,2 21,0
Công nghiệp, xây dựng 28,8 41,0
Dòch vụ 44,0 38,0
Tổng số 100 100
a. Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta năm 1995 và
2005
8
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MƠN ĐỊA LÝ
b. Hãy nhận xét sự chuyển dòch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta và giải thích
nguyên nhân của sự chuyển dòch đó.
II. PHẦN RIÊNG ( 2 điểm)
( Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu hỏi dành riêng cho chương trình đó)
Câu 5a. Theo chương trình chuẩn
Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta.
Câu 5b Theo chương trình nâng cao
Sử dụng Atlat Đòa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, lập bảng để thấy sự khác biệt về tiềm
năng vùng biển trong phát triển ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP
***
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu 1. ( 1 điểm)
- Mặt mạnh: (0,5 điểm)
+ Nguồn lao động dồi dào: 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số ( năm 2005) và mỗi năm
tăng thêm trên 1 triệu lao động . ( 0,25 điểm)
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú và chất lượng lao
động ngày càng được nâng lên. ( 0,25 điểm)
- Hạn chế: (0,5 điểm)
+Nhiều lao động chưa qua đào tạo. ( 0,25 điểm)
+ Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít . ( 0,25 điểm)

Câu 2. (3 điểm)
* Đặc điểm vò trí đòa lí của Việt Nam: (0,5 điểm)
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
(0,25 điểm)
- Hệ tọa độ đòa lí: ( 0,25 điểm)
+ Vó độ: 23
0
23’B – 8
0
34’ B ( Kể cả đảo 23
0
23’ B – 6
0
50’ B)
+ Kinh độ: 102
0
109’Đ – 109
0
24’ Đ ( Kể cả đảo là 101
0
Đ – 117
0
20’ Đ )
* Phân tích ý nghóa tự nhiên của vò trí đòa lí của Việt Nam: ( 1,5 điểm)
- Vò trí đòa lí đã quy đònh đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa. (0,25 điểm)
- Nước ta nằm ở vò trí tiếp giáp giữa lục đòa và đại dương ;liền kề với 2 vành đai sinh khoáng
Thái Bình Dương và Đòa Trung Hải; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có
nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật. (0,5 điểm)
- Vò trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên: phân hóa Bắc-Nam,

Đông – Tây, thấp - cao. (0,25 điểm)
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…(0,5 điểm)
Câu 3. ( 2 điểm)
- Nước ta có sự phân hóa về lãnh thổ công nghiệp, hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung
ở 1 số khu vực: (0.25 điểm)
+ Các khu vực tập trung công nghiệp cao: Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. :
(0.25 điểm)
+ Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp hàng đầu của cả nước như: Thành phố Hồ Chí
Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. (0.25 điểm)
+ Dọc theo duyên hải miền Trung các trung tâm công nghiệp phân bố thành dải ở phía đông
của vùng. : (0.25 điểm
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MƠN ĐỊA LÝ
- Các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên mức độ phân bố công nghiệp rất thấp chỉ có các điểm
công nghiệp. : (0.5 điểm)
- Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa,
Hải Phòng…: (0.5 điểm)
Câu 4. (3 điểm)
a. Vẽ biểu đồ : ( 1,0 điểm)
- Vẽ hai đường tròn bằng nhau.( chia tỉ lệ tương đối chính xác)
- Có chú thích .
- Có tên biểu đồ.
( Sai sót ở mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm)
b. Nhận xét và giải thích : ( 1,5 điểm)
* Nhận xét: ( 1.0 điểm )
- Từ năm 1995 đến 2005 cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vự kinh tế của nước
ta có sự chuyển dòch theo hướng tích cực ( 0,25 điểm))
+ Tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư,nghiệp giảm .( dẫn chứng ) ( 0,25 điểm)
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất ( dẫn chứng )
+ Tỉ trọng khu vực dòch vụ giảm . (dẫn chứng ) ( 0,25 điểm)
- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dòch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ( 0,25

điểm))
* Nguyên nhân: (0,5 điểm)
- Do kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội nước ta. ( 0,25 điểm)
- Do nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hiện đại hóa, hiện đại hóa. ( 0,25 điểm)
II. PHẦN RIÊNG ( 2 điểm)
Câu 5a. Theo chương trình chuẩn
Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực: ( 2 điểm)
- Than: (0,5 điểm)
+ Than antraxit, tập trung ở Quảng Ninh vơí trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, ngoài ra còn có than
bùn, than nâu.
- Dầu khí: (0,5 điểm)
+ Tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục đòa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và
hàng trăm tỉ m khí. 2 bể trầm tích lớn là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn)
- Nguồn thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lý thuyết, công suất có thể đạt 30 triệu kw với sản
lựơng 260 – 270 tỉ kwh. tiềm năng thủy điện tập ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.
(0,5 điểm)
- Các nguồn lượng khác ( sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều….) ở nước ta dồi dào. (0,5
điểm)
Câu 5b Theo chương trình nâng cao
Lập bảng để thấy sự khác biệt về tiềm năng vùng biển để phát triển ngư nghiệp của Bắc
Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ
- Biển nông, có điều kiện phát triển
nghề lưới giã. (0,25 điểm )
- Biển sâu hơn, thềm lục đòa hẹp ngang. Có diều kiện
phát triển nghề lưới giã và nghề câu khơi. (0,25 điểm )
- Chòu ảnh hưởng mạnh của gío mùa
Đông Bắc, bão. Biển động. Ảnh
hưởng : hạn chế số ngày tàu thuyền
ra khơi, phải chuyển ngư trường.

- Chòu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, hay
có bão, biển động. Ảnh hưởng: hạn chế số ngày tàu
thuyền ra khơi, phải di chuyển ngư trường. (0,5 điểm )
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MƠN ĐỊA LÝ
(0,5 điểm )
- Có các bãi tôm, bãi cá ven bờ.
Gần ngư trường vònh Bắc Bộ. (0,25
điểm )
- Có các bãi tôm, bãi cá ven bờ. có ngư trường cực Nam
Trung Bộ giàu nguồn lợi hải sản. có 2 ngư trường lớn
ngoài khơi là Hoàng Sa, Trường Sa. (0,25 điểm )
Hết
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
THỜI GIAN: 60 PHÚT (khơng kể phát đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3 điểm):
Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua các thành phần địa hình, sơng ngòi ở
nước ta.
Câu II. (2 điểm):
Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990-2005 (Đơn vị:%)
Năm
Các nghành kinh tế
1990 1995 1998 2002 2005
Nơng-Lâm-ngư-nghiệp 38.7 27.2 25.8 23.0 21.0
Cơng Nghiệp và xây dựng 22.7 28.8 32.5 38.5 41.0
Dịch vụ 38.6 44.0 41.7 38.5 38.0
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta
trong giai đoạn 1990-2005.
Câu III. (3 điểm):

Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sơng Hồng?
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần riêng cho chương trình đó ( Câu Iva hoặc IV b)
Câu IV a.
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam , phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nơng –
lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Câu IV b.
Chứng minh rằng Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất
nước ta.
Hết
ĐÁP ÁN
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3 điểm):
a.Địa hình (1,5 điểm)
-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
+Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn rửa trơi nhiều nơi trơ
sỏi đá.
+Địa hình xâm thực mạnh còn biểu hiện là những hiện tượng đất trượt, đá lở, hang động ngầm, suối
cạn, thụng khơ.
-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sơng.
b.Sơng ngòi: (1,5 điểm)
-Mạng lưới sơng ngòi dày đặc, dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp 1 cửa sơng.
9
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
-Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa.
Câu II. (2 điểm):
vẽ biểu đồ
-Biểu đồ miền rõ,đẹp,chính xác
-Có chú ý đến khoảng cách năm trên trục hoành.

-Có bảng chú giải,tên biểu đồ.
Thiếu hoặc sai một yếu tố trừ 0,25 điểm/ yếu tố.
Câu III. (3 điểm):
Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là vì:
- Vai tò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, phần lớn các tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là vùng lương thực, thực phẩm lớn thứ hai cả nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm.
- Vùng có số dân đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần tạo ra
việc làm, nâng cao đới sông nhân dân…
- Góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa kinh tế - xã hội của vùng.
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Câu IV a.
Điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp ngang, tỉnh nào cũng giáp biển, đồng bằng phía đông, vùng
đồi chuyển tiếp , vùng núi phía tây.
- Vùng núi có độ che phủ rừng cao, vùng đồi có đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi, có khả năng trồng cây
công nghiệp lâu năm.
- Vùng đồng bằng có đất cát pha thuận lợi cho cây công nghiệp hàng năm kkhông thuận lợi cho trồng
lúa.
- Vùng biển có nhiều cá tôm và hải sản, có nhiều vịnh thuận lợi cho nuôi trông thủy sản.
Câu IV b.
Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất
nước ta.
- Sản xuất lương thực:
+ Diện tích trông cây lương thực : gần 4 triệu ha .
+ Lúa chiếm ưu thế tuyệt đối: diện tích dao động từ 3,7  3,9 ha /năm (51 % diện tích lúa cả nước)
+ Năng sấut lúa đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.
+ Sản lựong lúa chiếm hơn ½ sản lượng lúa cả nước.
+ Các tỉnh trông nhiều lúa: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An…
- Sản xụất thực phẩm:

+ sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước: hơn ½ sản lượng thủy sản của cả nước.
+ Nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh ( nước ngọt + nước lợ)
+ Các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang…
+ Ngoài ra còn chăn nuôi: lợn, bò, gia cầm nhất là vịt .
HẾT
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
ĐỀ THI THỬ THPT.
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
A.Phần chung: (7 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Câu 2: (1,5 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến lương
thực-thực phẩm. (Đơn vị %)
Sản phẩm 1995 2000 2005
Chế biến
Bia
Gạo, ngô xay xát
Đường, mật
Sữa hộp
100
100
100
100
100
289
168
143
234
131

525
314
253
227
210
Hãy nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến từ
bảng trên.
Câu 3: (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế phân theo khu vực kinh
tế của nước ta (Đơn vị %)
Năm
Khu vực
1990 1995 2000 2005
Nông-lâm-thủy sản 38,7 27,2 24,6 21
Công nghiệp-xây dựng 22,7 28,8 36,7 41
Dịch vụ 38,6 44 38,7 38
a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta.
b. Nhận xét và giải thích gì về sự chuyển dịch này?
B. Phần riêng: (3 điểm)
Câu 4:
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết tên các loại cây công nghiệp lâu năm
trồng ở Trung du Miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Vùng có tỷ lệ diện tích trồng cây công
nghiệp cao nhất nước (trên 40%)? (1,5 đ)
b. Trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (1,5
đ).
Câu 5:
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết tên các nhà máy điện có công suất trên 1.000
MW, dưới 1.000 MW (1,5 đ)
b. Chứng minh Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực-thực phẩm lớn nhất nước.
(1.5đ)

Hết
(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam khi làm bài.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TỐT NGHIỆP THPT
A.Phần chung: (7 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
a. Những thế mạnh của nguồn lao động nước ta: (2 điểm)
-Nguồn lao động nước ta dồi dào:
+Năm 2005, số dân hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2 % tổng số dân)
+Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
-Chất lượng lao động:
+Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền
thống của dân tộc (trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ) được tích lũy qua nhiều thế hệ.
10
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
+Chất lượng lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng
đông (> 25% lao động đã qua đào tạo). Người lao động có khả năng tiếp thu tốt các tiến bộ khoa học kĩ
thuật.
b. Những mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta (0,5 đ)
-Người lao động nước ta còn thiết tác phong công nghiệp.
-So với yêu cầu hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề còn thiếu.
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Nhận xét: (0,5 điểm)
Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp chế biến của nước ta giai đoạn 1995-2005 đều
tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng không đều nhau:
+Ngành chế biến có tốc độ tăng nhanh nhất (dẫn chứng)
+Ngành sản xuất bia, gạo, ngô xay xát, đường mật, sữa hộp tăng hơn hai lần so với năm 1995 (dẫn
chứng)
b. Giải thích (1 điểm)
-Tốc độ tăng trưởng và sản lượng chè nhanh nhất cho nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc
trồng chè, nhu cầu thị trường trong nước và thế giới tăng mạnh.

-Bia tăng do nhu cầu trong nước tăng nhanh.
-Gạo, ngô xay xát tăng do nhu cầu trong nước, đặc biệt là xuất khẩu tăng nhanh.
-Ngành đường, mật không ổn định do nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và nhập khẩu
đường từ Trung Quốc.
Câu 3: (3 điểm)
a. Vẽ biểu đồ miền (1,5 điểm )
-Khoảng cách năm và tỷ lệ % đúng, ghi năm và % trên trục tương ứng, có tên biểu đồ, có chú giải
(thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm)
b. Nhận xét (1 điểm)
-Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng của khu
vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỷ trọng của khu vực I (nông-lâm-thủy sản), tỷ trọng của khu
vực III (Dịch vụ) ít thay đổi (dẫn chứng số liệu)
c. Giải thích: (0,5 điểm)
-Xu hướng chuyển dịch như trên là tách việc phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch
còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
B. Phần riêng: (3 điểm)
Câu 4:
a. Tên các loại cây công nghiệp lâu năm trồng ở: (1 điểm)
-Trung du Miền núi Bắc Bộ: chè, hồi, quế, sơn, trẩu (0,25 đ)
-Tây Nguyên: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè (0, 25 đ)
-Đông Nam Bộ: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều (0,25 đ)
*Vùng có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao nhất nước (> 40%): Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
(0,25 đ)
b. Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp (2 đ).
-Tăng cường cơ sở năng lượng: (1 điểm)
+Phát triển thủy điện: một số nhà máy thủy điện đã được xây dựng như nhà máy thủy điện Trị An
(400 MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn, dự án thủy điện Thác Mơ mở rộng.(0.25đ)
+Xây dựng các nhà máy nhiệt điện tuôc: bin khí: Phú Mỹ 1,2,3,4 (150 MW), Bà Rịa, Thủ Đức.
(0.25đ)

+Các nhà máy nhiệt điện từ dầu phục vụ cho các khu chế xuất(0.25đ)
+Đường dây cao áp 500KW từ Hòa Bình-Phú Lâm (Thành Phố Hồ Chí Minh) giúp tải điện từ Miền
Bắc vào.(0.25đ)
-Sự phát triển công nghiệp không tách rời khỏi việc mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài, vùng đã thu
hút hơn 50% vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta (0,5 đ)
-Sự phát triển công nghiệp cũng cần tránh làm tổn hại ngành du lịch mà vùng có tiềm năng (0,25 đ).
-Vấn đề bảo vệ môi trường luôn cần quan tâm (0,25 đ)
BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
Câu 5:
a. Tên các nhà máy điện có công suất trên 1.000 MW (0,5 đ):
-Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ
-Thủy điện: Hòa Bình
*Tên các nhà máy điện có công suất dưới 1.000 MW (1 đ)
-Nhiệt điện: Uông Bí, Ninh Bình, Bà Rịa, Phú Lâm, Na Dương, Trà Nóc (0.5đ)
-Thủy điện: Thác Bà, YaLi, Đa Nhim, Trị An, Hàm Thuận, Thác Mơ, Đrây H’Linh, Sông Hinh,
Nam Mu, Cần Đơn.(0.5đ)
b. (1,5 đ) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm số 1 của cả nước về sản xuất lương thực và
thực phẩm. Chiếm hơn 51 % diện tích cây lương thực và hơn 50% sản lượng lương thực toàn quốc.
*Sản xuất lương thực (0,75 đ)
-Lúa chiếm ưu thế tuyệt đối (> 99% diện tích, 99,7 % sản lượng lương thực của Đồng Bằng),có
diện tích gieo trồng lớn nhất nước gần 4 triệu ha (gần 51 % diện tích của cả nước)(0.25đ)
-Sản lượng lúa đạt 19 triệu tấn/năm, các Tỉnh trồng nhiều lúa nhất: Kiên Giang, An Giang, Đồng
Tháp, Long An.(0.25đ)
-Năng suất lúa 50,4 tạ/ha (2005). Bình quân lương thực/ người hơn 1.000 kg (gấp hơn 2 lần so với
mức trung bình cả nước).(0.25đ)
*Sản xuất thực phẩm (0,5 đ)
-Chăn nuôi có nhiều điều kiện thuận lợi.(0.25đ)
+Đàn Bò 50 vạn con nuôi nhiều ở An Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
+Đàn Lợn 3,8 triệu con, nuôi ở khắp nơi.
+Đàn Vịt rất đông đúc, được chăn thả trên các ruộng sau thu hoạch.

-Nguồn thực phẩm quan trọng của đồng bằng này là thủy sản.(0.25đ)
+Tổng sản lượng thủy sản (2005) 1,84 triệu tấn
+Sản lượng: cá nuôi 652.262 tấn (2005), Tôm nuôi 265.761 tấn.
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Thời gian:60 phút( không kể thời gian phát đề)
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm):Hãy nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven
biển nước ta ?
Câu II. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân bố của 6 loại cây công
nghiệp lâu năm theo mẫu sau:
Phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta:
Loại cây Nơi phân bố
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
Điều
Dừa
Chè
Câu III. (3,0 điểm)
Trình bày các thế mạnh, hiện trạng sản xuất và phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên?
II. Phần riêng (2,0 điểm)
Câu IV.a. (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau: SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ NĂM 2005
Cả nước Trung du và miền
núi Bắc Bộ
Tây nguyên
Trâu (con) 2922,2 1679,5 71,9
11

×