Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thời xa vắng là một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.98 KB, 4 trang )

Thời xa vắng là một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu. tác phẩm ôm chứa một
dung lượng lớn chặng đường lịch sử 30 năm oai hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng
toàn bộ đất nước. lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết thông qua số phận của anh nông dân Giang
Minh Sài: học giỏi, là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và dòng họ.Nhưng cũng chính niềm tự hào đó
cũng đã đặt lên vai cậu bé Sài một thứ áp lực vô hình, lúc nào cũng phải học phải làm theo những điều
mà mọi người xung quanh cho là "tốt nhất". Lấy vợ cũng phải do cha mẹ chọn, ngủ với vợ cũng vì để
tránh cái án kỷ luật làm ô nhục danh tiếng gia đình.... Là một người lính với vẻ ngoài thô mộc, khô khan
nhưng thục chất ben trong con người Sài lại là một người đang vùng vẫy với niềm khao khát được yêu,
được sống với cảm xúc thực sự của mình.Hơn nữa tác phẩm còn có nhiều tầng nhiều lớp với nhưng
trăn trở rất đáng suy ngẫm của tác giả.
1 đêm để đọc Thời xa vắng của Lê Lựu ,cười 2 lần ,khóc 1 lần ,và xót xa nhiều.Nói vậy nhưng giá trị cuốn
sách đâu chỉ được đo bằng những buồn ,những vui tạo nên cho người đọc ,quan trọng hơn ấy là sự gửi
gắm cách nhìn và cái tâm của tác giả về một thời đại của đất nước ,về 1 quãng đời hoặc giai biến ,hoặc
phẳng lặng của nhân vật mà người đọc đâu đó có thấy bóng đời mình ...Càng đọc ,đôi mày của người ta
lại càng nhíu lại ,một cô Tuyết lấy chồng từ năm 13 vụng dại khổ sở yêu anh chồng kém gần 3 tuổi mà
chẳng mảy may được anh quan tâm ,thậm chí còn là ghét ,đến không đội trời chung ,đến cái gì cũng
riêng rẽ tách bạch ,cô là cô ,không liên quan gì đến anh...anh Sài chồng cô đến năm 18 tuổi yêu cô gái
cùng lớp tên Hương mà không sao đến được với cô vì chẳng ai cho anh bỏ vợ cả .Anh nhường cho
Hương suất học lớp 10 mà cô không hay biết và xin đi bộ đội ,cốt chỉ để không phải sống với vợ .Anh là
người giỏi giang ,làm việc gì cũng gọn ghẽ tốt đẹp ,mọi người không ai không quí mến .Những năm tháng
này anh vẫn giữ liên hệ thư từ với Hương ,2 người yêu nhau trong thầm lặng và đau khổ ,anh gắng phấn
đấu để vào Đảng và dù rất yêu Hương nhưng anh không dám cả gan bỏ vợ vì bỏ vợ thì còn gì là tư cách
chính trị .Những người bạn trong tổ chức vì nghĩ cho tương lai của anh mà kiếm chuyện khiến anh và
Hương không gặp được nhau hoặc không nhắn thư của Hương cho anh ...Hương thì chờ thư anh từng
ngày,cô luôn sẵn sàng đến với anh chỉ cần anh tỏ rõ thái độ ...Còn anh Sài lại cứ tưởng cô vẫn giận dỗi
mình .Vừa buồn vì nhớ người yêu ,lại vừa phải mang tiếng " có cô vợ ở nhà rồi " .Tổ chức lại đề nghị anh
phải yêu vợ ,yêu vợ theo đúng cách ...vậy là 10 năm sau ngày cưới cô Tuyết mới được gặp chồng lần đầu
tiên trong sự miễn cưỡng và đau khổ của anh ...Ngày đó đem lại cho cô thằng con trai .Ngày biết tin Sài "
yêu vợ say đắm " - Hương chạy trốn niềm đau quyết định cưới 1 ông thầy bấy lâu nay yêu cô vô cùng mà
không được cô đáp trả tình cảm ...Cô sống với 2 con người trong mình ,một vẫn dò đọc thuộc làu làu tin
tức về anh Sài tham gia chiến đấu lập bao chiến công ,một vẫn chăm sóc chồng con đầy đủ dù chẳng yêu


anh ta. Sau cách mạng tháng 8 Sài được tổ chức cho li dị với vợ ,anh thấy đời mình như được vui sướng
lần đầu tiên ,thế là anh đã dứt được cái gai bấy lâu trong mắt ,rồi Tuyết 1 mình nuôi con ,bao đêm nằm
ôm con khóc chỉ có Tuyết hiểu ...Cô chẳng có lỗi gì với cuộc đời anh Sài ,chính anh là người không dám
vứt bỏ cô để đi theo tình yêu thực sự của mình dù thực tâm anh ghét bỏ cô như xúc đất đổ đi .Thà anh
cứ bỏ cô sớm ,còn hơn để cô ngấm ngầm mong chờ chồng có chút tình cảm với mình ,còn hơn để cô
chết ngắt vì những đối xử lạnh nhạt của chồng ...ông Lê Lựu cũng thật lạ ,ng ta có tội tình gì mà chê bai
lắm thế ,mà bị khuôn cho cái tội làm khổ đời nhau thế .Rồi Anh Sài được chú Tính giới thiệu cho 1 cô gái
Hà Nội tên Châu ...Câu chuyện tiếp diễn thế nào mọi người có hứng thì tự đọc tiếp nhé ...Buồn lắm ...
...Lúc đầu đọc thì ghét Sài ,về sau lại thấy thương anh ...
...Lúc đầu đọc thì quý Châu ,về sau lại ghét không chịu nổi ...
...Thương Tuyết và Hương về những tâm sự rất thật ...
Nước Việt Nam đã có 1 thời như thế ,làng hạ Vị đã có 1 thời như thế ...
...Đồng nước lũ trắng xoá mênh mang ...cả làng nhao lên vì đói ăn ...
...Những mảnh bom găm vào da thịt và tiếng kêu khát nước của người đồng đội...
...Những bản lí lịch ,những mảnh ruộng tăng gia ,những tem phiếu ,những xếp hàng ,những nhà quê
,những thành thị ,những giả vờ ,những thực tâm ...
Và 1 cái kết rất chống chếnh ...chống chếnh
Là con út ( thứ 8 ) trong một gia đình nhà Nho nghèo, Lê Lựu thuộc lớp nhà văn quân đội ra đời
và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông:
Tết làng Mua (1964) (đầu tiên)
Người cầm súng (1970)
Phía mặt trời (1972)
Mở rừng (1976)
Ranh giới (1976)
Thời xa vắng (1986)
Đại tá không biết đùa (1989)
Chuyện làng cuội (1991)
Sóng ở đáy sông (1994)…
hiện nay ông là giám đốc của trung tâm văn hóa doanh nhân Việt Nam.

Bây giờ xin được nói đến tác phẩm đã giúp ông nhận được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
(1986), “Thời Xa Vắng”, đã được chuyển thể thành phim truyện nhựa cùng tên năm 2004, đạo
diễn Hồ Quang Minh, đoạt giải âm nhạc LHP Thượng Hải, giải Diễn viên nữ tại LHP Singapore và
giải cánh diều bạc năm 2004 (không có cánh diều vàng).
Người xem nhớ tới tác phẩm này có lẽ phần nhiều là do sự tham gia diễn xuất của hoa hậu Nguyễn
Thị Huyền. Buồn. Chưa được coi phim này. Buồn. Nghe Nguyễn Thị Huyền trả lời phỏng vấn “tôi
thích nhân vật Sài”. Buồn. Nhân vật Sài có cái gì để người ta thích chứ. Theo tác giả Lê Lựu, và
NV cũng đồng ý, Sài chỉ là một kẻ đớn hèn, anh là nhân vật chính của truyện, nhưng cái con
đường anh đi nó cứ bằng phẳng và tiến đều, như một kiểu mẫu có phần hơi quá hoàn hảo. Chính
những nhân vật quay quanh Sài mới lá những nét cọ của bối cảnh Việt Nam thời 50-80.
Viết tóm tắt truyện thì sợ là làm mất đi hứng thú của người đọc. Cho nên xin được trích dẫn những
đoạn văn NV khá tâm đắc:
1.
Không hiểu từ thuở nào làng chỉ quen đi làm thuê. Khi về lại nhớ cơm thiên hạ. Khi đi lại cồn cào
thương từ gốc cau, bụi chuối. Họ không yêu tha thiết với đồng ruộng nhưng không đủ sức dứt bỏ
những gì quen thuộc từ thuở cha sinh mẹ đẻ ở cái nơi mà ai cũng quen gọi là quê hương.
Đây là tả quê hương anh Sài, cái làng lười biếng đáng ghét. Nhưng mà thời nay, đi làm thuê cũng
không khác mấy, đây, sinh viên đây, khi ở nhà thì thích đi du học, khi đi du học rồi, dù không tha
thiết quê hương lắm, nhưng vẫn thích về quê hương. Cho nên cái khó là làm sao cho người Việt
mình dù ở đâu cũng muốn về đóng góp cho quê hương, nhưng phải về với tình yêu quê hương,
chứ không đơn giản là về vì thấy có nhiều cơ hội làm ăn. Buồn lắm :(
2. Trời gần sáng, trăng vẫn vằng vặc. Năm nào cũng thế, khi nước đã tràn vào đồng là lúc chấm
dứt những ngày mưa, trời trở nên quang đãng khô ráo, trăng thì vằng vặc về sáng. Khi anh tỉnh dậy
mặt trời đã chếch sang tây, ánh nắng đốt vào khuôn mặt nằm nghiêng khiến anh vừa mở mắt ra đã
thấy tối sầm lại. Cả nền xi măng, cả quần áo đắp lên người nóng rẫy, không thể nằm tiếp tục được
nữa. Phải một lúc lâu anh mới như tỉnh, mới tin vào mắt mình khi nhìn thấy nước đã mấp mé mái
tranh của những nhà cao. Những nhà thấp đều đã ngập lưng mái. Những vườn chuối tiêu cũng
ngập bủm từ bao giờ. Những rặng tre lơ lửng vô số túi bọt bong bóng của ễnh ương, và kiến kéo
nhau vón thành từng ngấn dài đỏ ối như đường ranh giới trên ngọn tre. Một con gà mái không
hiểu của nhà ai đang từ nóc nhà”uỷ ban” bay vọt lên, bay quá đà phải gắng gượng chới với mới

bám được tầu cau. Nó lẩy bẩy khó nhọc mới lần tới sát bẹ, nép vào đấy nằm một lúc lâu lâu, cái
đuôi cong dớn lên rồi cụp xuống, một quả trứng lộ ra, rơi tõm xuống nước. Con gà mãi không hề
biết mình đã đẻ vào trống không, nó chỉ còn nhớ một thói quen là “cộc tác” một cách hốt hoảng
như có ai đuổi bắt và vội vã bay lao vào bụi tre đầy gai góc, rắn rết.
Đây là tả cảnh lụt. không cần bình luận gì, tự nó đã u ám quá rồi.
4.
Hầu hết đoàn viên phát biểu ý kiến phân tích sâu sắc, đả phá mạnh mẽ tư tưởng tiểu tư sản, tư
tưởng phong kiến bóc lột muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, khinh thường lao động chân tay. Chiến sỹ
Sài đã nhận rõ lỗi lầm của mình, hứa sửa chữa nhưng một tuần nay toàn báo cháo, không đi lao
động. Đơn vị xác định là ốm “tư tưởng”. Tiểu đoàn 9 đã chỉ thị cho đại đội tiếp tục theo dõi diễn
biến tư tưởng của chiến sỹ Sài. Không để tiếp xúc nhiều với các chiến sỹ mớilàm ảnh hưởng đến
tinh thần hăng say và chí tiến thủ của họ. Các chiến sỹ trong tổ “tam tam” cũng được bồi dưỡng
hàng ngày và phát hiện kịp thời những ý nghĩ tiêu cực.
Đây là lúc Sài đang là bộ đội, bị nghi ngờ có tư tưởng “ủy mị tiểu tư sản”, nổi loạn. Nhiều từ ngữ
lạ chắc bây giờ không ai dùng, như ‘ốm tư tưởng’, ‘ảnh hưởng đến chí tiến thủ’. Nhiều hành động
lạ bây giờ chắc chỉ còn tồn tại ở Bắc Hàn, như cách ly người bị “ốm tư tưởng” như cách ly con
hủi, phân tích nhật ký của người khác, coi hệ tư tưởng của con người ta như một cái bừa, hễ nó
lệch đường cày thì cứ giơ roi quất cho con bò một cái, nó sẽ vào lề lối ngay. Có lẽ vì vậy mà người
ta có câu “làm bừa”, “nói

×