Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 theo chương trình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.97 KB, 51 trang )

GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 5 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN
Mĩ thuật: Lớp 5
TIẾT 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu vài nét về học sĩ Tô Ngọc Vân
- Cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh
II/ Tài liệu và phương tiện :
- SGK, SGV
- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Tìm hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân
- GV chia nhóm, cho HS thảo luận theo câu hỏi:
+ Nêu vài nét về tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân? ( Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm 1906
tại Hà Nội, quê ông ở Hưng Yên. Ông tốt nghiệp trường Mĩ thuật Đông Dương năm
1931 )
+ Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân?( Ông có nhiều tác phẩm
nổi tiếng như: Thiếu nữ bên Hoa huệ, Thiếu nữ và em bé, Chân dung Hồ chủ tịch )
- GV tóm tắt, nhận xét bổ xung .
3. Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận các câu hỏi:
+ Hình ảnh chính của tranh? (Thiếu nữ mặc áo dài trắng )
+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? (Hình mảng đơn giản, chính giữa tranh )
+ Bức tranh còn có những hình ảnh nào khác? (Bình hoa đặt trên bàn )
+ Màu sắc của tranh? (Màu trắng là chủ đạo )
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì? (Vẽ bằng chất liệu sơn dầu)


- GV nhận xét bổ xung
- GV đặt câu hỏi: Em thích bức tranh này không? Thích nhất ở đặc điểm nào?
4. Nhận xét, đánh giá
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

- GV cùng HS nhận xét tiết học
- GV nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
2. Hoạt động ứng dụng:
- Giới thiệu với mọi người bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- Sưu tầm tranh của các họa sĩ và trưng bày tại góc học tập của mình.
_______________________________
TIẾT 2: VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I/ Mục tiêu:
- Hiểu sơ lược về vai trò, ý nghĩa của màu sắc trong trang trí
- Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Một số đồ vật, các bài trang trí, họa tiết trang trí
Học sinh:
- Giấy vẽ, vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát các bài trang trí và đưa ra câu hỏi:

+ Có những màu nào trong bài trang trí? ( HS quan sát kể tên các màu )
+ Mỗi màu được vẽ ở các hình nào?
+ Màu nền và họa tiết thường giống hay khác nhau? ( Màu nền, màu họa tiết thường
vẽ khác nhau )
+ Độ đậm nhạt của các màu ra sao? ( Nêu độ đậm nhạt của các màu )
- GV nhận xét, yêu cầu HS đọc SGK, nêu ý nghĩa, vai trò của màu sắc.
3. HS tìm hiểu cách vẽ màu
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

- GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận tìm hiểu cách pha màu bột, cách pha màu
nước, sáp, chì màu.
- GV nhận xét, nêu tóm tắt bổ xung:
+ Cách pha màu bột: Dùng nước sạch và keo trộn các màu bột với nhau
+ Cách pha màu nước:Dùng nước sạch pha màu, không nên vẽ quá đặc hoặc quá
loãng
+ Sáp màu, chì màu, bút dạ : + Nên vẽ đều, mịn, có thể phối hợp với các loại màu
khác
- GV lưu ý HS muốn vẽ được màu đẹp cần:
+ Chọn màu phù hợp
+ Biết cách sử dụng màu (pha màu )
+ Không nên sử dụng quá nhiều màu trong một bài vẽ
+ Chọn màu, phối màu, vẽ màu theo quy luật
4. HS quan sát 1 số các tranh trang trí đẹp.
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ một họa tiết trang trí và tìm màu, tô màu phù hợp
- GV hướng dẫn để HS pha đúng màu, vẽ màu đúng hình
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho HS
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét về:

+ Cách vẽ họa tiết
+ Cách vẽ màu: Đều, đẹp
- GV nhận xét chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Trang trí 1 hình vuông và tô màu theo ý thích.
_______________________________
TIẾT 3: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I/ Mục tiêu:
- Hiểu nội dung để tài, biết cách chọn các hình ảnh về nhà trường để vẽ tranh
- Biết cách vẽ tranh đề tài Trường em
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

- Tập vẽ tranh đề tài Trường em
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV, Một số tranh ảnh về đề tài nhà trường
- Tranh hướng dẫn cách vẽ
- Bài vẽ của HS
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS tìm, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát 1 số tranh và nêu câu hỏi gợi ý:
+ Tranh vẽ các hoạt động gì? (Vui chơi, các bạn đang học )
+ Các hoạt động đó diễn ra ở đâu? (Ở sân trường, trong lớp )

- GV yêu cầu HS nhớ lại các hình ảnh về trường (Nhớ lại các hình ảnh về ngôi trường
của mình: Cổng trường, sân trường )
- GV nhận xét, nêu tóm tắt bổ xung: Có nhiều đề tài về trường như phong cảnh
trường lớp, các bạn vui chơi. Để vẽ được tranh cần nhớ lại các hoạt động, hình ảnh,
chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình
3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV cho HS quan sát hình tham khảo, yêu cầu HS tìm hiểu các bước vẽ
- GV nhận xét, nêu các bước vẽ cơ bản
+ Chọn các hình ảnh tiêu biểu, phù hợp nội dung
+ Sắp xếp các hình ảnh chính phụ cho cân đối
+ Vẽ rõ nội dung tranh, thêm các hình ảnh cho tranh sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV lưu ý HS cách sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy, cách thêm các hình ảnh cho
hợp lí, cách vẽ màu tươi sáng có đậm nhạt
4. HS quan sát tranh vẽ của các bạn năm trước
2. Hoạt động thực hành:
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

1. HS thực hành vẽ tranh
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ tranh đề tài trường em
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và hướng dẫn HS tự nhận xét về:
+ Cách chọn nội dung
+ Cách sắp xếp hình ảnh
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Trưng bày và giới thiệu với các bạn về bức tranh của mình.

____________________________________
TIẾT 4: VẼ THEO MẪU
KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I/ Mục tiêu:
- Hiểu đặc điểm, hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu
- Biết cách vẽ khối hộp và khối cầu
- Vẽ được khối hộp và khối cầu
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV, Một số mẫu vật hình hộp và hình cầu
- Tranh hướng dẫn cách vẽ
- Bài vẽ của HS
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ
III/ Tiến trình :
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
2. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, nhận xét mẫu
- GV cùng HS đặt mẫu, HS quan sát và nêu câu hỏi gợi ý:
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

+ Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau? ( Có mặt giống, mặt khác )
+ Khối hộp có mấy mặt? ( Gồm có 6 mặt: Mặt trên, dưới và xung quanh )
+ Khối cầu có đặc điểm gỉ? ( Dạng hình tròn )
+ Bề mặt của khối hộp có giống bề mặt của khối cầu không? (Bề mặt khối hộp được
phân biệt rõ, khối cầu có bề mặt cong )
+ So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu? (Khi có ánh sáng chiếu vào khối
cầu đậm nhạt sẽ rõ hơn, khối cầu độ đậm nhạt nhẹ nhàng hơn)
+ Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp và khối cầu?

- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét thêm về:
+ Hình dáng, đặc điểm của khối hộp và khối cầu.
+ Khung hình chung của mẫu và khung hình của từng vật mẫu.
+ Tỉ lệ giữa hai vật mẫu.
+ Độ đậm nhạt chung và độ đậm nhạt riêng của từng vật mẫu do tác động của ánh
sáng.
- GV nhận xét tóm tắt
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV cho HS quan sát vật mậu và hướng dẫn cách vẽ:
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung, sau
đó phác khung hình của từng vật mẫu.
- GV vẽ từng khối trên bảng cho HS quan sát
+ Khối hộp: Vẽ khung hình của khối hộp, xác định tỉ lệ các mặt khối hộp, vẽ phác các
mặt bằng nét thẳng, hoàn chỉnh hình
+ Khối cầu: Vẽ khung hình của khối cầu là hìnhvuông, vẽ các đường trục ngang,
chéo, trục dọc, lấy các điểm đối xứng qua tâm. Dựa vào các điểm vẽ phác hình bằng
nét thẳng rồi sửa thành nét cong đều
- GV gợi ý HS cách so sánh tỉ lệ, vị trí mẫu để chỉnh sửa hình cho đúng hơn
- Hướng dẫn HS vẽ đậm nhạt theo ba độ chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.
4. HS quan sát 1 số bài vẽ đã hoàn thiện.
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ theo mẫu đã bày sẵn
- GV lưu ý HS cách sắp xếp bố cục cho cân đối, hài hòa
- GV quan sát, hướng dẫn uốn nắn thao tác cho từng HS
2. Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và hướng dẫn HS tự nhận xét về:
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

+ Cách sắp xếp bố cục

+ Cách vẽ hình
+ Cách vẽ đậm nhạt
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Sưu tầm các bài vẽ hoặc tranh tĩnh vật và trưng bày tại góc học tập.
________________________________
TIẾT 5: TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I/ Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của các con vật qua các hoạt động
- Biết cách nặn con vật
- Nặn được con vật quen thuộc theo ý thích
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV, Một số tranh ảnh các con vật quen thuộc
- Tranh hướng dẫn cách nặn con vật
- Bài nặn của HS
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, đất nặn
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, nhận xét
- GV treo tranh ảnh 1 số con vật, đặt câu hỏi:
+ Con vật trong tranh có tên gọi là gì ? ( Chó, gà, mèo )
+ Con vật có nhữg bộ phận nào ? ( Đầu, thân, chân, mắt )
+ Hình dáng khi chạy nhảy có thay đổi không
+ Kể thêm 1 số con vật mà em biết ? ( Thay đổi theo hoạt động )

- GV nhận xét, nêu tóm tắt nội dung
3. HS tìm hiểu cách nặn
- GV cho HS tìm hiểu các bước nặn con vật trong SGK
- GV nêu tóm tắt các bước nặn:
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

+ Nhớ lại hình ảnh con vật định nặn
+ Chọn đất nặn phù hợp
+ Nặn các bộ phận chính rồi ghép lại với nhau hoặc nhào đất thành thỏi rồi tạo hình
dáng con vật theo ý thích
- GV nặn tạo dáng một con vật cho HS quan sát
3. HS quan sát 1 số bài nặn đã hoàn thiện.
2. Hoạt động thực hành:
1.HS thực hành nặn
- GV tổ chức cho HS thực hành nặn con vật quen thuộc theo ý thích
- GV lưu ý HS cách chỉnh sửa hình dáng cho đẹp
- GV quan sát, hướng dẫn uốn nắn thao tác cho từng HS
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài nặn về:
+ Hình dáng
+ Đặc điểm
- GV nhận xét, khen ngợi các HS có sản phẩm đẹp
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Giới thiệu với người thân về sản phẩm của mình.
_____________________________________
TIẾT 6: VẼ TRANG TRÍ
VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được các họa tiết đối xứng qua trục

- Biết cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục
- Tập vẽ một họa tiết đối xứng đơn giản
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV, Tranh trang trí có họa tiết đối xứng
- Tranh hướng dẫn cách vẽ
- Bài vẽ của HS
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, nhận xét, tìm hiểu về các hoạt tiết trang trí
- GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh vẽ các hoạ tiết đối xứng qua trục gợi ý để HS
trả lời:
+ Hoạ tiết này giống hình gì? ( Hoa, lá, con vật )
+ Hoạ tiết nằm trong khung hình nào? ( Hình vuông, hình tròn )
+ So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục? ( Họa tiết cân đối,
giống nhau, đối xứng qua trục )
- Giáo viên kết luận: Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các
phẩn được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống
- Hoạ tiết đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết
trang trí.
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV cho HS xem hình gợi ý kết hợp với các câu hỏi để HS tự tìm ra cách vẽ
- GV nhận xét bổ xung, nêu tóm tắt các bước vẽ, vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát
+ Vẽ hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật

+ Kẻ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của hoạ tiết.
+ Vẽ phác hình hoạ tiết dựa vào các đường trục.
+ Vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ màu vào họa tiết theo ý thích.
- GV cho HS quan sát thêm một số bài trang trí
3. HS quan sát thêm một số bài trang trí khác
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành
- HS thực hành vẽ trang trí
- Trong khi thực hành GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thiện
bài tập của mình.
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá :
+ Cách vẽ hình, họa tiết
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét, đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Trang trí một hình vuông theo ý thích và trang trí tại góc học tập.
_________________________________________
TIẾT 7: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I/ Mục tiêu:
- Hiểu đề tài an toàn giao thông
- Biết cách vẽ tranh đề tài an toàn giao thông
- Tập vẽ tranh đề tài an toàn giao thông
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:

- SGK, SGV, Tranh vẽ đề tài an toàn giao thông
- Tranh hướng dẫn cách vẽ
- Bài vẽ của HS
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS tìm hiểu, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh vẽ về an toàn giao thông gợi ý để HS nhận
xét:
+ Tranh đề tài ATGT thường vẽ những nội dung gì?
+ Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này?
+ Những hình ảnh chính thường vẽ tranh?
- GV gợi ý HS nhận xét được những hình ảnh đúng hoặc sai về an toàn giao thông ở
tranh, ảnh từ đó tìm được nội dung cụ thể và các hình ảnh để vẽ tranh.
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh đề tài ATGT
- GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS quan sát, đọc SGK và tìm hiểu các
bước vẽ tranh đề tài ATGT
- HS nêu các bước vẽ:
+Sắp xếp các hình mảng cho cân đối
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- GV lưu ý HS:
+ Các hình ảnh người và phương tiện giao thông trong tranh cần có hình dáng thay
đổi để tạo không khí tấp nập, nhộn nhịp của hoạt động giao thông.

+ Tranh cần có các hình ảnh phụ để thể hiện không gian cụ thể nhưng không nên vẽ
quá nhiều hình ảnh sẽ làm cho bố cục tranh vụn vặt, không rõ trọng tâm
+ Màu sắc trong tranh cần có các độ: đậm, đậm vừa, nhạt để các hình mảng thêm chặt
chẽ, đẹp mắt.
4. HS quan sát một số tranh vẽ của HS
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ tranh
- GV yêu cầu một vài HS nêu ý tưởng mình định vẽ tranh
- Cho HS thực hành vẽ tranh theo ý thích
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá về:
+ Cách vẽ hình ảnh
+ Cách vẽ màu sắc
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bại cho bài học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

- Giới thiệu với mọi người về bức tranh của mình.
_______________________________________
TIẾT 8: VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I/ Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
- Biết cách vẽ vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
- Vẽ được hình theo mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV

- Tranh hướng dẫn cách vẽ, mẫu vẽ, bài vẽ của HS
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặ chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, tìm hiểu mẫu vẽ
GV và HS bày mẫu và cho HS quan sát nhận xét mẫu:
+ Mẫu gồm những vật gì? ( Gồm cái chai và quả )
+ Vị trí, hình dáng chung của mẫu? ( Quả đứng trước, chai đứng sau, chai cao hơn
quả )
+ Tỉ lệ đậm nhạt của mẫu? ( Chai có mầu đậm hơn quả )
- GV gợi ý để HS nhận ra các đặc điểm của mẫu
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS quan sát, đọc SGK và tìm hiểu các
bước vẽ
- GV vẽ mẫu các bước vẽ và thao tác vẽ mẫu lên bảng:
+ Phác khung hình chung phù hợp khổ giấy
+ Phác khung hình riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của mẫu
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết, chỉnh sửa hình
+ Vẽ đậm nhạt
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

- GV lưu ý HS về cách sắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ đậm nhạt theo
4. HS quan sát một số bài vẽ.
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ
- GV cho HS chọn vị trí vẽ thích hợp và thự chành vẽ theo ý thích

- Trong khi thực hành GV quan sát, giúp đỡ các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét về:
+ Cách vẽ hình
+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu
- GV nhận xét chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Tìm hiểu về các đồ vật có dạng hình trụ trong gia đình.
________________________________
TIẾT 9: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I/ Mục tiêu:
- Hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam
- Có cảm nhận vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Sưu tầm tư liệu về điêu khắc cổ
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

2. HS tìm hiểu về điêu khắc cổ
- GV yêu cầu HS đọc SGK và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận nhóm 4:

+ Xuất xứ của các tác phẩm điêu khắc cổ? (Có từ lâu đời, thường thấy ở đình, chùa )
+ Nội dung của các tác phẩm điêu khắc cổ? (Thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng, cuộc
sống, xã hội )
+ Các chất liệu các tác phẩm ? (Thường làm bằng đất, đá, gỗ )
- GV nhận xét, nêu tóm tắt
3. Tìm hiểu các tác phẩm điêu khắc cổ
- GV cho HS đọc SGK, quan sát các hình ảnh và tìm hiểu về các thể loại, tác phẩm
điêu khắc cổ
+ Điêu khắc cổ thường có các thể loại nào?
a. Tượng
+ Kể tên các tác phẩm tượng tìm hiểu được? (Tượng A-di-đà, vũ nữ Chăm )
+ Nêu xuất xứ các tác phẩm đó?
- GV nhận xét, nêu khái quát về các tác phẩm tượng: Phật a-di-đà, Phật tuyết sơn, Vũ
nữ Chăm
b. Phù điêu
+ Kể tên các tác phẩm tượng tìm hiểu được? (Chèo thuyền, Đá )
+ Nêu xuất xứ các tác phẩm đó?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt
- GV nêu lại khái quát các nội dung về điêu khắc cổ để HS nắm rõ hơn
4. HS tìm hiểu thêm về một số tác phẩm khác
- GV cho HS quan sát tranh đã chuẩn bị, giới thiệu thêm về một số tác phẩm điêu
khắc các thời đại cho HS nắm thêm kiến thức
5. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
2. Hoạt động ứng dụng:
- Tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh các tác phẩm điêu khắc.
____________________________________
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai


TIẾT 10: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I/ Mục tiêu:
- Hiểu cách vẽ trang trí qua trục
- Tập vẽ trang trí đối xứng qua trục
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Sưu tầm các bài trang trí đối xứng
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, nhận xét, tìm hiểu về các hoạt tiết trang trí
- GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh vẽ các hoạ tiết đối xứng qua trục gợi ý để HS
trả lời:
+ Hoạ tiết này giống hình gì? ( Hoa, lá, con vật )
+ Hoạ tiết nằm trong khung hình nào? ( Hình vuông, hình tròn )
+ So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục? ( Họa tiết cân đối,
giống nhau, đối xứng qua trục )
- Giáo viên kết luận: Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các
phẩn được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống
- Hoạ tiết đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết
trang trí.
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV cho HS xem hình gợi ý kết hợp với các câu hỏi để HS tự tìm ra cách vẽ
- GV nhận xét bổ xung, nêu tóm tắt các bước vẽ, vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát
+ Vẽ hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật

+ Kẻ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của hoạ tiết.
+ Vẽ phác hình hoạ tiết dựa vào các đường trục.
+ Vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ màu vào họa tiết theo ý thích.
- GV cho HS quan sát thêm một số bài trang trí
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

4. HS quan sát thêm một số bài trang trí khác
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành
- HS thực hành vẽ trang trí theo cá nhân
- Trong khi thực hành GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thiện
bài tập của mình.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá :
+ Cách vẽ hình, họa tiết
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét, đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Trang trí một hình vuông theo ý thích và trang trí tại góc học tập.
________________________________________
TIẾT 11: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I/ Mục tiêu:
- Hiểu cách chọn nội dung và vẽ tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam
- Tập vẽ tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV

- Sưu tầm các bức trah đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

1. HS tìm hiểu, chọn nội dung đề tài
- HS nhớ lại và kể tên các hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của
trường, lớp mình. (Mít tinh, tặng hoa thầy cô, biểu diễn văn nghệ )
- Cho HS nêu ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về các hoạt động và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV cho quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS tìm hiểu nêu tên các bước
vẽ
- GV thao tác vẽ mẫu các bước lên bảng cho HS quan sát, nắm được các bước
+ Vẽ các mảng chính, phụ
+ Vẽ các họa tiết phù hợp với các mảng chính phụ
+ Vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK và nêu nhận xét về các bức tranh trước
khi thực hành vẽ.
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ tranh
- GV yêu cầu HS nêu ý tưởng mình định vẽ tranh
- Cho HS thực hành vẽ tranh theo ý thích
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá

- GV cùng HS nhận xét về:
+ Cách chọn nội dung
+ Cách vẽ các hình ảnh
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét, đánh giá chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Hãy vẽ một bức tranh đề tài Ngày Nhà giáo VN và tặng thầy cô mình.
__________________________________
TIẾT 12: VẼ THEO MẪU
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I/ Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của hai vật mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì hoặc màu.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh vẽ mẫu có 2 vật mẫu
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, tìm hiểu mẫu vẽ
GV và HS bày mẫu và cho HS quan sát nhận xét mẫu:
+ Mẫu gồm những vật gì? ( Gồm cái chai và quả )

+ Vị trí, hình dáng chung của mẫu? ( Quả đứng trước, chai đứng sau, chai cao hơn
quả )
+ Tỉ lệ đậm nhạt của mẫu? ( Chai có mầu đậm hơn quả )
- GV gợi ý để HS nhận ra các đặc điểm của mẫu
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu vẽ
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS quan sát, đọc SGK và tìm hiểu các
bước vẽ
- GV vẽ mẫu các bước vẽ và thao tác vẽ mẫu lên bảng:
+ Phác khung hình chung phù hợp khổ giấy
+ Phác khung hình riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của mẫu
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết, chỉnh sửa hình
+ Vẽ đậm nhạt
- GV lưu ý HS về cách sắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ đậm nhạt theo
4. HS quan sát một số bài vẽ.
2. Hoạt động thực hành:
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

1. HS thực hành vẽ
- GV cho HS chọn vị trí vẽ thích hợp và thực hành vẽ theo ý thích
- Trong khi thực hành GV quan sát, giúp đỡ các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét về:
+ Cách vẽ hình
+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu
- GV nhận xét chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Hãy vẽ một bức tranh tĩnh vật theo ý thích.

__________________________________________
TIẾT 13: TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động
- Biết cách nặn dáng người
- Tập nặn một dáng người đơn giản
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh minh họa, bài nặn
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, tìm hiểu về hình dáng người
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về dáng người, HS tìm hiểu:
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người ? ( Đầu, thân, chân, tay )
+ Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì? (Đầu dạng tròn, thân, chân, tay có
dạng hình trụ )
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người? (Đi, đứng, chạy, nhảy, cúi, ngồi…
)
+ Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt
2. HS tìm hiểu cách nặn dáng người
- GV cho quan sát tranh hướng dẫn cách nặn, yêu cầu HS nêu lại các cách nặn:

+ Nặn các bộ phận rồi gắn lạivới nhau
+ Từ thỏi đất tạo hình dáng người
- GV thao tác nặn mẫu một dáng người cho HS quan sát
- GV lưu ý HS nặn các bộ phận sao cho cân đối
4. HS quan sát một số bài nặn khác.
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành nặn dáng người
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn, trưng bày sản phẩm và tổ chức nhận xét, đánh giá:
+ Hình dáng, tỉ lệ các bộ phận
- GV nhận xét chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Hãy nặn một dáng người theo ý thích và trưng bày tại góc học tập.
______________________________________
TIẾT 14: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu:
- Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật
- Biết cách trang trí đường diềm vào đồ vật
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

- Tập trang trí đường diềm đơn giản vào đồ vật.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh mẫu, vật có trang trí đường diềm
Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS tìm hiểu về trang trí đường diềm
- GV cho HS quan sát tranh, vật mẫu có trang trí đường diềm, yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Những vật nào có trang trí đường diềm? ( cái bát, đĩa, khăn tay )
+ Các họa tiết nào thường được dùng để trang trí đường diềm? ( Họa tiết hoa, lá, con
vật, con người )
+ Cách trang trí đường diềm ra sao? ( trang trí phong phú có đối xứng, tựu do )
- GV nhận xét chung, giới thiệu về các đồ vật có trang trí đường diềm.
3. HS tìm hiểu cách trang trí
- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách trang trí đường diềm vào đồ vật, yêu cầu
HS nêu các bước
- GV nêu lại các bước, thao tác vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát:
+ Tìm vị trí phù hợp ở các đồ vật
+ Chia khoảng cách, vẽ họa tiết
+ Tìm hình, vẽ chi tiết
+ Chỉnh sửa tô màu
- GV lưu ý HS cách chọn các đồ vật để trang trí đường diềm, cách chọn họa tiết, vẽ
họa tiết và vẽ màu
4. HS quan sát thêm một số bài trang trí khác.
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành trang trí dường diềm
- GV cho HS thực hành trang trí đường diềm theo ý thích
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá

- GV cùng HS nhận xét bài vẽ về:
+ Cách trang trí
+ Cách vẽ họa tiết
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Sưu tầm các tranh trang trí đẹp và trưng bày tại góc học tập của mình.
__________________________________________
TIẾT 15: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
I/ Mục tiêu:
- Hiểu một số hoạt dộng của bộ đội trong sản xuất, sinh hoạt và trong cuộc
sống hàng ngày
- Biết cách tranh đề tài quân đội
- Tập vẽ tranh đề tài quân đội.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh đề tài quân đội
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS tìm hiểu và chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát 1 số tranh đề tài quân đội và yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Đề tài quân dội thường có những hoạt động gì? (Chú bộ đội hành quân, bộ đội sản
xuất )

+ Trang phục của bộ đội ra sao? ( Quần áo màu xanh, mũ cối )
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và tìm hiểu về tranh
+ Tranh vẽ những gì?
+ Những hình ảnh chính và màu sắc?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về đề tài quân đội và tranh vẽ đề tài quân đội
2. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS tìm hiểu , nêu các bước
vẽ
- GV thao tác vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát
+ Vẽ các hình ảnh chính, phụ
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động
+ Chỉnh sửa chi tiết
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV lưu ý HS cách chọn nội dung để vẽ, cách vẽ các hình ảnh cân đối, cách vẽ màu
hài hòa
4. Cho HS quan sát thêm một số bài vẽ
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ tranh
- Yêu cầu HS nêu nội dung tranh mình định vẽ
- GV tổ chức cho HS thực hành
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn, trưng bày sản phẩm và tổ chức nhận xét, đánh giá:
+ Cách vẽ hình, sắp xếp hình
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Sưu tầm tranh ảnh về chú Bộ đội và trưng bày tại góc học tập
__________________________________________
TIẾT 16: VẼ THEO MẪU
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

MẪU CÓ HAI VẬT MẪU
I/ Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
- Tập vẽ hình có hai vật mẫu bằng bút chì hoặc màu
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh hướng dẫn cách vẽ, bài vẽ mẫu, vật mẫu
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát nhận xét và tìm hiểu mẫu
- GV giới thiệu một số mẫu đã chuẩn bị và yêu cầu HS tìm hiểu :
+ Mẫu gồm những gì?
+ Hình dáng đặc điểm của mẫu ?
+ Màu sắc của mẫu ?
+ So sánh tỉ lệ giữa hai vật mẫu?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ theo mẫu.
- GV nêu cách vẽ và vẽ mẫu lên bảng:

+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận: miệng, thân cốc, thân quả và vẽ phác các nét chính
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình vẽ
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu
- GV lưu ý HS cách xắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ màu, đậm nhạt.
4. HS quan sát một số bài vẽ.
2. Hoạt động thực hành:
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

1. HS thực hành vẽ theo mẫu
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành
- HS thực hành vẽ vào Vở tập vẽ hoặc giấy A4
- Trong thời gian thực hành GV quan sát, gợi ý và hướng dẫn cho các HS còn lúng
túng
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về:
+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Cách vẽ đậm nhạt
- GV nhận xét, đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Vẽ một bức tranh tĩnh vật mà em thích sau đó giới thiệu để mọi người
cùng biết
_______________________________________
TIẾT 17: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I/ Mục tiêu:
- Hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Du kích tập bắn.

- Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh Du kích tập bắn, một số tranh khác
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
Đỗ Việt Long – Trường TH Văn Sơn_ Văn Bàn_ Lào Cai

×