Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.15 KB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011 -2012
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Kiểm tra nội bộ trường học là một việc rất quan trọng. Kiểm tra vừa là
điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa chuẩn
bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo. Quản lý mà
không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu. Chúng ta
cũng biết rằng: Kiểm tra đảm bảo được thực thi quyền lực quản lý của những
người lãnh đạo. Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố
nào ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Điều này rất quan trọng vì mất
quyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản lý bị vô hiệu hóa. Tổ chức (nhà
trường) có thể lái theo hướng không mong muốn. Kiểm tra nhằm có tác động
thích hợp.
Kiểm tra nội bộ trường Mầm non là khâu đặc biệt quan trọng trong chu
trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp
người quản lý (Hiệu trưởng) hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong
quá trình quản lý nhà trường.
Kiểm tra nội bộ trường Mầm non là một công cụ góp phần tăng cường
hiệu lực quản lý, mở rộng dân chủ và chế độ ủy quyền trong quản lý nhà
trường. Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp Hiệu
trưởng xác định mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng từ đó tìm ra được
những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả. Qua kiểm
tra nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh
thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp
đỡ, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm và tuyền truyền kinh nghiệm Giáo dục
tiên tiến. Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới tự kiểm tra, đánh giá tự giác.
Công tác thanh tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn
ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí
Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non 1
Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm
tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng


cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này. Người nói
“muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được
thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho
qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”
1
.
Hiện nay, trường Mầm non trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra còn
chung chung, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả giáo dục của
nhà trường. Với mong muốn từng bước nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra
nội bộ nhằm góp phần tích cực thực hiện đổi mới nội dung, hình thức tổ chức
giáo dục Mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn
với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một, thiết thực
nâng cao chất lượng giáo dục . Vì vậy, trong thời gian quản lý nhà trường tôi
chọn nghiên cứu đề tài “Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trong
trường mầm non”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Thực tế khi nói đến thanh tra – kiểm tra thì hầu như từ cán bộ quản lý đến
giáo viên đều cảm thấy như có áp lực rất lớn làm cho mọi người thường phải lo
lắng, thậm chí là bất an. Thông qua đề tài này tôi chỉ muốn mọi người hiểu
thêm về công tác thanh tra trường học mà gần gũi nhất là làm quản lý trường
mầm non hiệu trưởng cần phải xác định công tác kiểm tra nội bộ là một trong
những nhiệm vụ của người quản lý, cần làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhân
viên cảm thấy gần gũi, thân thiện hơn với hoạt động này.
III. Giới hạn đề tài:
Trong thực tiễn quản lý giáo dục – đào tạo đang tồn tại các hoạt động:
thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra nhân dân. Đề tài này
chỉ đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non
như về vai trò, vị trí, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, nhiệm vụ, hình thức.
IV. Kế hoạch thực hiện:
1

2
Đề tài này được áp dụng từ đầu năm học 2010 -2011 đến hết năm học
2011- 2012.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Công tác thanh tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn
ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm
tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng
cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này.
Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra còn
đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật.
Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ
cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới
bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi
phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra
từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính
sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp
luật.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì thanh tra là công tác
quan trọng của cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, do đó phải được tiến hành
thường xuyên. Công tác thanh tra nếu không được tiến hành thường xuyên tất
yếu sẽ dẫn tới bệnh quan liêu, mệnh lệnh và từ đó sẽ tiếp tục gây ra những tác
hại to lớn khác cho sự nghiệp cách mạng. Trên thực tế có không ít lãnh đạo địa
phương, đơn vị chưa coi trọng vai trò công tác thanh tra, kiểm tra dẫn tới kỷ
luật không được thi hành nghiêm túc, dân chủ không được bảo đảm, khiếu kiện
của nhân dân dai dẳng, phức tạp làm tốn rất nhiều tiền của và công sức của
các cơ quan Nhà nước để giải quyết.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra mới biết chủ trương, nghị quyết

của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống ra sao? Có được
thực hiện đầy đủ hay không? Cũng qua việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra
mà các nhà lãnh đạo, quản lý có được những thông tin phản hồi từ thực tế cuộc
sống, đó là những dữ liệu quan trọng để đề ra những chủ trương, chính sách sát
3
hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Thanh tra thường xuyên là một yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Muốn đảm bảo tính thường xuyên của
công tác thanh tra, yêu cầu cần thiết đặt ra là người lãnh đạo, quản lý phải tạo
điều kiện cho tổ chức thanh tra hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn. Hoạt động thanh tra phải được bảo đảm tính độc lập tương đối,
thanh tra phải tuân theo pháp luật, chỉ tuân theo pháp luật và không ai được cản
trở hoạt động thanh tra. Tính thường xuyên trong hoạt động thanh tra do chính
đặc điểm, tính chất của hoạt động chấp hành, điều hành trong quản lý hành
chính Nhà nước quyết định và có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu kịp thời
của việc ra các quyết định lãnh đạo, quản lý.
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công
việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để
biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào.
Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng
quản lý mà còn giúp nhận rõ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả cụ
thể các hoạt động của mỗi cá nhân, từng đơn vị, từ đó có các biện pháp chỉ đạo, điều
hành, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động
giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích
phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên
và học sinh nói riêng Kiểm tra nội bộ trường học, về thực chất gồm hai hoạt động:
. Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra hoạt động chuyên môn của cán bộ, giáo viên,
nhân viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra các điều kiện đảm bảo
hoạt động, việc sử dụng phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường.

. Tự kiểm tra các hoạt động quản lý của nhà trường; kiểm tra, tự đánh giá chất
lượng hiệu quả hoạt động trường học.
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng đảm bảo tạo lập mối liên
hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng
đích trong quá trình quản lý nhà trường; là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu
4
lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường.
Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không quản lý.
Kiểm tra nội bộ trường học ngoài việc xem xét và đánh giá ưu điểm, nhược
điểm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường còn
phải phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những
hạn chế, thiếu sót. Do đó nhằm tư vấn, thúc đẩy đối tượng điều chỉnh kịp thời, nâng cao
chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; giúp cho việc động viên, khen thưởng các cá nhân-
đơn vị chính xác, thực sự tiêu biểu.
Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục
tiêu giao dục. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu
trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức
độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều
chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp
đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Các nguyên tắc và nhiệm vụ kiểm tra
Kiểm tra làm nhà trường mà trước hết là hiệu trưởng đánh giá kết quả hoạt
động, không "bới lông tìm vết"; kiểm tra có tính bồi dưỡng, đôn đốc, thúc đẩy việc thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thông qua kiểm tra giúp cho hiệu trưởng có những thông
tin xác thực về hoạt động của đối tượng, nâng cao hiệu quả hoạt động trường học.
Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích
mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.
Đối tượng kiểm tra:
Kiểm tra nội bộ trường học liên quan đến tất cả các thành tố cấu thành hệ thống
sư phạm nhà trường và mối quan hệ giữa chúng, nhằm tạo ra một phương thức hoạt

động đồng bộ và thống nhất thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục. Đối
tượng chủ yếu của kiểm tra nội bộ trường học là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
Nguyên tắc kiểm tra:
. Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Đây là nguyên tắc hàng đầu
của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra.
Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo.
5
. Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời, theo đúng kế hoạch, không phải "khi có
vấn đề" mới kiểm tra.
. Kiểm tra phải công khai, đó là thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải huy
động cán bộ, giáo viên cốt cán tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra
thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
Nhiệm vụ kiểm tra:
. Kiểm tra là xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm
được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với người được kiểm tra thì cảm thông, hợp tác,
chấp nhận việc làm của người kiểm tra.
. Đánh giá là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo
qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra.
Yêu cầu của đánh giá phải khách quan, chính xác, công bằng; đồng thời định
hướng, khuyến khích tạo điều kiện phát triển đối tượng kiểm tra.
. Tư vấn là nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực
hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải
sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.
. Thúc đẩy là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt,
những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động
của đối tượng kiểm tra. Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn
được kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến

nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong
đơn vị.
3. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học
Hoạt động giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phức tạp và nhiều
mặt. Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các công việc, các mặt hoạt
động của nhà trường; các điều kiện và phương tiện đảm bảo hoạt động giảng
dạy giáo dục; kết quả hoạt động của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Để xác
6
định nội dung của kiểm tra nội bộ cần căn cứ vào đối tượng của kiểm tra nội
bộ trường học và các cơ sở pháp lý của thanh, kiểm tra.
Cơ sở pháp lý làm căn cứ kiểm tra:
. Các văn bản pháp luật về giáo dục: Luật giáo dục và các văn bản Luật có liên
quan; các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật (75/2006/NĐ-CP
ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giáo dục;
Nghị định sô 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm
quản lý nhà nước về giáo dục; nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính
phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, ).
. Các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ:
Điều lệ nhà trường các cấp học; quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn
hiệu trưởng; quy định về biên chế đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;, phòng chức
năng; quy định về đaọ đức nhà giáo; quy định về vệ sinh, môi trường, an ninh trong
trường học; quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục; quy
định về dạy thêm học thêm; quy định về đánh giá, xếp loại viên chức; quy định về tự
kiểm tra tài chính, kế toán; quy chế dân chủ, công khai minh bạch trong tổ chức và hoạt
động giáo dục; quy định về phổ cập giáo dục; chỉ thị nhiệm vụ năm học (hàng năm) của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục
và đào tạo ở địa phương; kế hoạch năm học của nhà trường.
Nội dung kiểm tra nội bộ được xác định cụ thể như sau:
. Về xây dựng đội ngũ: Số lượng và cơ cấu; chất lượng (nguồn đào tạo, trình độ
tay nghề, thâm niên). Các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện

nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của trường. Nền nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương,
kế hoạch). Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại viên chức.
. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính: Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản
cơ sở vật chất (đất đai, phòng làm việc, đồ dùng dạy học, khu vực vệ sinh, khu để xe,
khu bán trú . Việc xây dựng cảnh quan trường học,vệ sinh trường lớp, môi
trường sư phạm. Công tác tài chính (chế độ kế toán, tài chính, công khai các nguồn thu
chi trong ngân sách và các nguồn huy động khác).
7
. Về kế hoạch phát triển giáo dục: Thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh từng
khối lớp và toàn trường. Thực hiện phổ cập giáo dục.; duy trì sĩ số.
. Về hoạt động và chất lượng giáo dục, đào tạo: Hoạt động và chất lượng giáo
dục đạo đức học sinh. Thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục lễ giáo .
Hoạt động của giáo viên. Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Kết
quả giáo dục đạo đức học sinh.
. Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập Thực hiện chương trình, nội dung,
kế hoạch giảng dạy các lĩnh vực giáo dục. Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch
các hoạt động giáo dục lao. Thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; việc đổi mới
phương pháp dạy và học, chất lượng giảng dạy của giáo viên; kết quả học tập của học
sinh.
. Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng: Xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng của nhà trường và các bộ phận);
việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ. Công tác kiểm tra nội bộ trường học. Chỉ đạo
công tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện chế độ chính sách của
Nhà nước đối cán bộ, giáo viên, học sinh; việc thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt
động của nhà trường. Công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục. Quản lý và tổ chức giáo
dục học sinh; quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường và các đoàn thể.
Ngoài ra, hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ
chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín
của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản
lý trường học.

4. Phương pháp kiểm tra
Để thu thập và có được những thông tin tin cậy, khách quan về nhà trường, về
các hoạt động sư phạm trong nhà trường, cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác
nhau. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc đặc điểm đối tượng, mục
đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong kiểm tra.
Phương pháp quan sát
8
Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra. Quan sát nhằm mục đích
chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vào những vấn đề
nhất định. Quan sát là một hoạt động khác hẳn với việc trông thấy.
Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động. Trong kiểm tra, quan sát
nhằm thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, trong đó có việc phát hiện các điểm
không phù hợp, các điểm bất thường.
Trong kiểm tra nội bộ trường học, các đối tượng quan sát thường là:
. Cơ sở vật chất - kỹ thuật (tường rào, cổng ngõ, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, lớp
học, phòng làm việc, bàn ghế, đồ dùng dạy học. Quan sát độ bền, vệ sinh, tính thẩm mỹ,
sự hợp lý trong bố trí, sắp xếp, tính ngăn nắp, việc sử dụng, bảo quản
. Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ
dạy - học của cán bộ, nhân viên trong trường cũng như mối quan hệ của họ: Quan sát
tinh thần, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực trong giải quyết công việc của từng
đối tượng.
. Hồ sơ, tài liệu theo thời gian, phân loại, lưu trữ văn bản. Điều lưu ý khi sử dụng
phương pháp này là quan sát phải có mục đích, kế hoạch và hệ thống, lựa chọn đúng
đắn đối tượng quan sát. Trong phương pháp này có thể sử dụng các phương tiện kỹ
thuật nghe nhìn nên kiểm tra viên phải có kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật, nhưng
điều quan trọng là phải có sự tinh tế sư phạm cần thiết.
Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm: Phương pháp này cho phép người
kiểm tra hình dung lại quá trình hoạt động của đối tượng kiểm tra. Người kiểm tra có thể
phân tích nhiều loại tài liệu sản phẩm khác nhau trong quá trình kiểm tra. Chẳng hạn
như các loại kế hoạch, giáo án, sổ chủ nhiệm, các loại biên bản, sổ giao ban, các bản sơ

kết, tổng kết, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên .v.v.
Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng bao gồm; phỏng vấn, trao đổi,
nghe báo cáo; kiểm tra .
Sử dụng phương pháp này, người kiểm tra cần có kỹ năng phỏng vấn. Mục
đích của cuộc phỏng vấn là người kiểm tra mong muốn nhận được càng nhiều
càng tốt thông tin từ chính bản thân người được phỏng vấn về vấn đề quan tâm.
Kỹ năng phỏng vấn thể hiện ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe và khơi gợi ý kiến
9
người được hỏi. Những câu hỏi nên sử dụng là những câu hỏi mở; đó là những câu hỏi
tạo nhiều cơ hội cho người được phỏng vấn trả lời đầy đủ bằng chính suy nghĩ của họ.
Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể: Tham dự các hoạt động
như: dự các buổi sinh hoạt, hoạt động chuyên đề, phổ biến. Chỉ có sử dụng nhiều
phương pháp kiểm tra khác nhau và biết phối hợp tối ưu giữa chúng mới cho phép rút ra
được những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực
hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra.
5. Hình thức kiểm tra
- Hình thức kiểm tra theo thời gian:
. Kiểm tra đột xuất: Hình thức kiểm tra này giúp cho người quản lý biết được
tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày đồng thời có tác dụng
duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự giác, tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận
trong nhà trường.
. Kiểm tra định kỳ: Hình thức kiểm tra này giúp cho nhà quản lý đánh giá được
mức độ tiến bộ của cá nhân hay bộ phận. Thông thường, kiểm tra định kỳ có báo trước
cho đối tượng kiểm tra nên giúp cho đối tượng bộc lộ hết khả năng trong công việc của
mình.
- Hình thức kiểm tra theo nội dung:
. Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ: Là xem xét và đánh giá việc thực hiện quy
chế chuyên môn và các quy định của cấp có thẩm quyền; kiểm tra, đánh giá mức độ
hoàn thành các công tác được giao và hiệu quả hoạt động trên cơ sở những sự kiện, dữ
liệu đa dạng các hoạt động của đối tượng kiểm tra.

. Kiểm tra chuyên đề: Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh về chuyên môn
nghiệp vụ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác được giao của đối tượng kiểm tra.
- Hình thức kiểm tra theo phương pháp:
. Kiểm tra trực tiếp: Xem xét, đánh giá trực tiếp hoạt động của đối tượng
kiểm tra.
. Kiểm tra gián tiếp: Xem xét, đánh giá đối tượng kiểm tra thông qua kết
quả hoạt động của cá nhân, bộ phận liên quan với đối tượng kiểm tra. Ví dụ:
10
xem xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra kết quả
học tập của học sinh.
. Kiểm tra xác suất: kiểm tra ngẫu nhiên một số đối tượng cụ thể nào đó trong đối
tượng kiểm tra. Ví dụ: kiểm tra việc thực hiện các vở của bé trong lớp; kiểm tra sỹ số
học sinh đi học một vài lớp nào đó trong trường
II. Cơ sở thực tiễn:
Nhằm xác nhận thực tế, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn
chặn các sai phạm, giúp đỡ cán bộ giáo viên nhân viên hòan thành tốt nhiệm vụ,
đồng thời giúp cho Hiệu trưởng điều khiển, điều chỉnh chu trình quản lý của
mình đúng hướng . Với mục đích đó nên công tác kiểm tra nội bộ của hiệu
trưởng diễn ra hàng ngày, tuần, tháng.
Bắt đầu từ lúc mở cửa đón trẻ đến khi mở cửa trả trẻ; Hiệu trưởng nên có
kế hoạch kiểm tra giám sát tất cả các hoạt động được tổ chức tiến hành trong
ngày từ giáo viên đến trẻ, các hoạt động của bộ phận trực tiếp hoặc giám tiếp.
Chúng ta phải kiểm tra khâu chuẩn bị đón trẻ như thế nào? chuẩn bị cho ăn
sáng? Giao tiếp với phụ huynh để nắm bắt tình hình chăm sóc ở các nhóm lớp?
kiểm tra các họat động giáo dục ở các độ tuổi?, giám sát việc đi chợ, chế biến
thức ăn cho trẻ? Theo dõi các hoạt động ở bộ phận tài vụ,văn phòng ? dự giờ
thăm lớp?, kiểm tra khâu vệ sinh nhóm lớp? kiểm tra khâu bảo quản, giữ gìn tài
sản của nhà trường và nhất là hiệu trưởng phải kiểm tra, giám sát tình hình
diễn biến sức khoẻ của trẻ hàng ngày? Kiểm tra giờ ngủ của các cháu? Kiểm tra
việc thực hiện các phong trào thi đua như “ xây dựng trường học thân thiện- học

sinh tích”, kiểm tra khâu vệ sinh chăm sóc trẻ như rửa tay,lau mặt, vệ sinh môi
trường phòng nhóm, kiểm tra cơ sở vật chất
III. Thực trạng
Đối với nhà trường có 10 nhóm lớp, tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng-
giáo dục cho 400 trẻ từ 04 -72 tháng tuổi, nhưng lại chưa được trang bị bên
trong ( đồ dùng bán trú) Những ngày đầu mới đi vào hoạt động từ cán bộ giáo
viên nhân viên đều hoàn toàn mới, vừa yếu vừa thiếu. Lúc ban đầu chỉ có 09
giáo viên đến nay đã có 24 giáo viên, trong khi đó ban giám hiệu chỉ có 01 hiệu
11
trưởng. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên mới ra trường, trẻ nhưng
rất nhiệt tình, chịu khó, tích cực tham gia tất cả các phong trào.
Sau hơn một năm đã huy động trẻ ra lớp đạt và vượt chỉ tiêu, các nhóm lớp
dần dần ổn định và đi vào nền nếp, tạo được niềm tin trong phụ huynh, huy
động được sự đóng góp ủng hộ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bán trú,
trồng nhiều cây xanh, cây kiểng, bông hoa tạo được môi trường xanh- sạch –
đẹp- an toàn. Tuy nhiên thời gian qua nhà trường mới chỉ tập trung vào việc huy
động và ổn định nhóm lớp, đi sâu công tác chăm sóc nuôi dưỡng nên công tác
giáo dục chưa được đầu tư nhiều, chưa có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, nhân sự
chưa ổn định Sự phát triển nhanh và sớm ổn định là một thành tích rất lớn trong
công tác quản lý mà trước hết được thể hiện qua công tác kiểm tra và tự kiểm
tra trong nội bộ nhà trường.
IV. Các giải pháp thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường mầm non
Qua thực tế chúng tôi nhận thấy cần phải làm thế nào để có thể quản lý
tốt các hoạt động nhà trường trong điều kiện của đơn vị mình hiện tại, đưa chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giảng dạy trong nhà trường được nâng cao. Vì
vậy mà tôi đã tìm ra được một số giải pháp sau :
• . Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường Mầm non:
Đội ngũ vừa mới ra trường quá trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề nên ngay
từ đầu cần phải có các hoạt động để nắm bắt tình hình thực tế tay nghề của
từng giáo viên nhân viên thông qua công tác kiểm tra nội bộ. Kế hoạch này

được tập trung vào các nội dung như sau:
1.1. Nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về
kiểm tra nội bộ trường Mầm non
1.2. Bồi dưỡng chuyên đề về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường Mầm non
cho đội ngũ CBCNVGV của nhà trường
1.3. Xây dựng kế hoạch chi tiết kiểm tra nội bộ trường Mầm non
1.4. Quy định, phân công về trách nhiệm, quyền hạn, chế độ kiểm tra và
quyền lợi của các thành viên trong tổ kiểmtra.
12
1.5. Xây dựng chuẩn ( biểu mẫu) kiểm tra đánh giá, mục tiêu cụ thể cho
từng đối tượng được kiểm tra về các nội dung kiểm tra.
• Tiến hành kiểm tra nội bộ theo đúng quy định
2.1. Kiểm tra các kiến thức và kỹ năng sư phạm của giáo viên :
2.2. Kiểm tra hoạt động sư phạm tổ, nhóm chuyên môn :
2.3. Kiểm tra cơ sở vật chất thiết bị (cơ sở vật chất phòng học, bàn ghế,
tủ, đồ đựng đồ chơi )
2.4. Kiểm tra tài chính
1.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và
phụ huynh học sinh về kiểm tra nội bộ trường Mầm non:
Muốn phát huy tinh thần dân chủ trong nhà trường việc đầu tiên là phải
bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên nhân viên để cho tập thể
biết thì tập thể mới có làm, có bàn, có kiểm tra được. Vì vậy kế hoạch đầu tiên
là nâng cao nhận thức cho tập thể về công tác kiểm tra và tự kiểm trong nội bộ
nhà trường . Lồng ghép thực hiện “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” tôi đã căn cứ vào quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Cụ thể các nội dung như sau:
• Về vị trí vai trò của công tác kiểm tra;
Công tác kiểm tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh

tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm
tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này. Người nói “muốn chống
bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành
không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua
chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”
2
.
Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, kiểm tra còn đóng vai
trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm nội qui, qui chế.
Phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào,
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.1995, tập 5, tr.287.
13
cũng luôn có tác dụng hạn chế, nhắc nhỡ những hành vi vi phạm pháp luật của
các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh
tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm nội
qui, quy chế, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của nội qui quy chế,
quyết định mà chúng ta đã đưa ra, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh
những vi ph
• Về nguyên tắc, phương pháp kiểm tra, thanh tra
Kiểm tra, thanh tra phải kịp thời, cụ thể, khách quan
Hoạt động thanh tra giúp cấp trên nắm được tình hình, giúp cấp dưới sửa chữa,
uốn nắn những sai lầm, lệch lạc; giúp đỡ cấp dưới thực hiện chủ trương, chính
sách, pháp luật. Do vậy, công tác kiểm tra luôn luôn đòi hỏi tính kịp thời. “Khi
đã có Nghị quyết thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải
biết rõ sự linh hoạt và cách làm việc của tập thể. Có như thế mới kịp thời thấy
rõ những khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi các khuyết điểm và tìm
cách giúp đỡ để vượt qua mọi khó khăn”, như vậy, hoạt động kiểm tra mới
giúp cá nhân,bộ phận nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật,

vừa kịp thời biểu dương những người tốt, việc tốt, vừa kịp thời giáo dục và xử
lý đúng mức đối với những người mắc khuyết điểm, sai lầm.
Tính kịp thời đã được thể chế thành quy định mang tính nguyên tắc cho hoạt
động kiểm đó là hoạt động kiểm tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm tính
chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời
Kiểm tra phải đến tận nơi, xem tận chỗ, đây là phương thức hoạt động đặc
trưng của công tác kiểm tra, kiểm soát. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, đã tiến hành thanh tra (hay kiểm tra, kiểm soát) phải đi đến tận nơi, xem
tận chỗ. Người nói: “Thanh tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở
cơ quan, địa phương nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm hỏi, chịu khó.
Quan liêu sẽ không làm được nhiệm vụ. Kiểm tra là để giúp cấp trên nắm
được đầy đủ, chính xác tình hình, đồng thời thanh tra cũng xem xét xem cấp
dưới thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật như thế nào, có gì vướng mắc
thì tháo gỡ, có gì sai trái thì chấn chỉnh. Với phương pháp đi đến tận nơi, xem
tận chỗ, kiểm tra sẽ góp phần chống bệnh quan liêu. Theo quan điểm của Hồ
Chủ tịch, kiểmh tra phải cẩn thận, khách quan. Công tác kiểm tra có vai trò rất
quan trọng, giúp cho người lãnh đạo, cho cơ quan cấp trên nắm được tình hình
14
chấp hành các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách, nội qui chế ở cá
nhân, bộ phận cấp dưới như thế nào để có những biện pháp điều chỉnh, uốn
nắn cho phù hợp. Do đó, những thông tin mà kiểm tra cung cấp cho cơ quan
cấp trên, cho người lãnh đạo đòi hỏi độ chính xác rất cao. Muốn có được độ
chính xác đó, thái độ của người cán bộ kiểm tra là phải cẩn thận, xem xét một
cách tỷ mỷ, thấu đáo và đánh giá một cách khách quan, không áp đặt theo ý
chủ quan của mình, Người khẳng định: “Thái độ của người cán bộ là kiểm tra
phải cẩn thận. Nghe không được thiên lệch, nghe một bên, nên nghe người này,
nghe người kia. Phải khách quan. Chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan của
mình. Chống quan liêu: Kiểm tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật
ở cá nhân,bộ phận nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm hỏi, chịu khó.
Phải cẩn thận, khách quan, điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, chịu khó.

• Bảo đảm dân chủ trong hoạt động kiểm tra
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một trong những cách thức bảo đảm dân
chủ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra là phê bình và tự phê bình. Đây là yếu
tố rất quan trọng tạo nên hiệu quả của công tác thanh tra. Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một tấm gương sáng về ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình. Dù
Chính phủ đã ra lệnh trừng trị những cán bộ đó, tôi phải thật thà xin lỗi đồng
bào vì những cán bộ sai lầm mà bị oan ức. Tôi thật thà tự phê bình khuyết điểm
của tôi là giáo dục và lựa chọn cán bộ chưa được chu đáo.
1.2. Bồi dưỡng chuyên đề về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường Mầm
non cho Hiệu trưởng và các kiểm tra viên của nhà trường :
Hiệu trưởng trường Mầm non và đội ngũ kiểm tra viên cần được bồi
dưỡng thường xuyên và học tập các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm tra,
các chuyên đề về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường Mầm non. Từ đó có biện
pháp kiểm tra nội bộ trường mầm non một cách khoa học và nâng cao trình độ
quản lý của người Hiệu trưởng. Vì vậy muốn tổ chức tốt việc kiểm tra nội bộ
hiệu trưởng cần:
- Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban
kiểm tra, gồm những thành viên có uy tín, có năng lực nghiệp vụ chuyên môn
giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên
trong ban kiểm tra .
15
- Bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra :
+ Quán triệt về nhận thức, tinh thần cho lực lượng kiểm tra, cung cấp đủ
các văn bản pháp quy, hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra. Tổ chức học tập các
văn bản mới của Bộ, kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức
kiểm tra cho phù hợp quy định.Tổ chức tập huấn về cách xếp loại từng mặt,
từng nội dung như: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kết quả công việc
được giao gồm thực hịên nhiệm vụ giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ khác được
giao, các chuyên đề triển khai, cách đánh giá xếp loại chung khi xếp loại kiểm
tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề.

+ Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm sau kiểm tra, chỉ ra mặt thành
công, hạn chế ở đâu, trách nhiệm thuộc về ai, vướng mắc khâu nào đề ra biện
pháp khắc phục.
- Phân cấp trong kiểm tra: Hiệu trưởng ra quyết định quy định rõ quyền
hạn, trách nhiệm cho các đối tượng tham gia kiểm tra, giao nhiệm vụ cụ thể đối
tượng nào kiểm tra đối tượng nào, kiểm tra nội dung gì, công tác chuẩn bị ra
sao Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, khi kiểm tra gián tiếp
phải uỷ quyền, phân cấp rõ ràng cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn
hoặc cán bộ giáo viên cốt cán có uy tín.
- Xây dựng chế độ kiểm tra: Hiệu trưởng quy định thể thức làm việc,
nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra
hoặc mỗi kiểm tra viên.
Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần tâm lý cho hoạt
động kiểm tra, khai thác tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên
trong ban kiểm tra.
Căn cứ vào thông tư số 43/2006/TT - BGD ĐT hướng dẫn thanh kiểm
tra toàn diện nhà trường và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo để hướng
dẫn giáo viên nắm bắt và xác định hướng phấn đấu, nâng cao chất lượng giảng
dạy.
1.3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường Mầm non :
16
- Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm tra nội bộ phải làm
tốt công tác điều tra, dự báo, đánh giá tình hình để có cơ sở lựa chọn hình thức,
nội dung, phương pháp kiểm tra phù hợp với các yếu tố, các điều kiện cụ thể
của nhà trường và có tính khả thi cao.
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ cần được thông qua trước tập thể Hội đồng
nhà trường để lấy ý kiến đóng góp mới phù hợp nhu cầu công tác và nguyện
vọng của cán bộ giáo viên.
- Kế hoạch được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và được công khai ở văn
phòng nhà trường, trong đó ghi rõ mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp

tiến hành, hình thức tổ chức nhóm, cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra,
đảm bảo tính ổn định của kế hoạch.
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học phải được phổ biến rộng rãi và
quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ giáo viên ngay từ đầu năm.
- Kế hoạch kiểm tra kiểm tra nội bộ phải có mục tiêu, định lượng để
tránh dàn trải, mất định hướng.
- Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹ,
không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng.
- Cơ cấu thành phần kiểm tra cần huy động nhiều lực lượng tham gia
kiểm tra.
- Thời gian kiểm tra phải cụ thể và giành thời gian cần thiết thích đáng
cho kiểm tra .
- Phải có kế hoạch kiểm tra cho từng hoạt động, từng bộ phận và có kế
hoạch cho từng kỳ, từng tháng, từng tuần.
1.4. Quy định về trách nhiệm, quyền hạn, chế độ kiểm tra và quyền lợi
của các thành viên :
Hiệu trưởng thực hiện phân cấp trong kiểm tra, phân công cụ thể quyền
hạn và trách nhiệm cho từng thành viên. Nếu không, trong quá trình kiểm tra
sẽ dẫn đến sự chồng chéo và vi phạm những nguyên tắc trong kiểm tra.
Giao cho Tổ trưởng chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra các hoạt
động chuyên môn.
17
Giao cho Chủ tịch công đoàn kiểm tra việc thực hiện nề nếp, nội quy
nhà trường và các mối quan hệ với phụ huynh học sinh của các đối tượng kiểm
tra. Bí thư chi đoàn kiểm tra về việc thực hiện các phong trào thi đua, việc thực
hiện các cuộc vận động nhất là phong trào ” Xây dựng trường học thân thiện
và học sinh tích cực”
Hiệu trưởng thực hiện công tác kiểm tra bao quát và thu thập các thông
tin trong kiểm tra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với các thành viên
trong ban kiểm tra và đối tượng kiểm tra.

1.5 Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá, mục tiêu cụ thể cho từng đối
tượng kiểm tra viên :
Để xây dựng chuẩn kiểm tra, Hiệu trưởng căn cứ vào hướng dẫn về công
tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của Bộ DG & ĐT hướng dẫn
Sở và Phòng Giáo dục. Đồng thời phải căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà
trường mà xây dựng chuẩn mực đánh giá cho phù hợp, đúng nguyên tắc.
Công tác xây dựng chuẩn mực phải được thảo luận đóng góp ý kiến của
tập thể sư phạm nhà trường, phải được thống nhất của tập thể sư phạm và đưa
vào Nghị quyết của nhà trường. Khi đã có chuẩn người kiểm tra sẽ căn cứ vào
đó làm thước đo đánh giá công việc. Người được kiểm tra cũng dựa vào đó để
tự kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc đến đâu để phấn đấu đạt
chuẩn hoặc vượt chuẩn.
Đánh giá phải dựa vào các tiêu chí, khi đánh giá cần xét đến nhiều
phương diện, phải chỉ ra được tồn tại, nguyên nhân và đề nghị hướng khắc
phục, giải quyết.
Đánh giá phải đánh giá mặt ưu điểm trước và có lời động viên khuyến
khích sau đó mới nêu khuyết điểm, phải trên tinh thần xây dựng, phải khách
quan, trung thực không để tình cảm, vật chất chi phối.
Mọi kết quả đánh gía đều phải lưu hồ sơ đầy đủ.
2. Tiến hành kiểm tra nội bộ theo đúng quy định:
2.1. Kiểm tra và tự kiểm tra về công tác chăm sóc & nuôi dưỡng:
18
• Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các thao tác chăm sóc trẻ
như: rửa tay, lau mặt, vệ sinh trước trong, sau khi ăn, chăm sóc trẻ trong các
hoạt động đón, trả trẻ.
• Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường, trang trí nhóm lớp, khử
trùng đồ dùng đồ chơi bằng thuốc cloramin.
• Kiểm tra giờ ăn sáng ăn trưa, ăn chiều về tổ chức sắp xếp nơi trẻ ăn,
cách chăm sóc cho trẻ ăn, việc cho trẻ uống nước, sự quan tâm đến trẻ suy dinh
dưỡng và béo phì.

• Kiểm tra khâu nhà bếp về cách đi chợ, chế biến các món ăn cho trẻ,
phân chia định lượng thức ăn giữa các nhóm lớp
2.2. Kiểm tra các kiến thức và kỹ năng sư phạm của giáo viên :
• Kiểm tra xây dựng và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
* Kiểm tra kế hoạch của giáo viên:
Kiểm tra kế hoạch của giáo viên tôi tiến hành với 3 nội dung chính:
- Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ: Dựa vào phân phối chương trình cho
từng lứa tuổi, theo từng giai đoạn của Bộ Giáo dục - Đào Tạo.
- Kế hoạch chủ nhiệm: Khi kiểm tra chú ý xem xét giáo viên khi lên kế
hoạch chủ nhiệm có dựa trên đặc điểm tình hình của lớp mình và kế hoạch năm
học của nhà trường được cụ thể hoá vào từng lớp học.
Việc kiểm tra kế hoạch của giáo viên được tiến hành ngay từ đầu năm
học. Khi nhà trường kiểm tra xong, phê duyệt thì giáo viên phải nghiêm chỉnh
chấp hành và không được tuỳ tiện thay đổi kế hoạch của mình.
* Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên :
- Kiểm tra chuẩn bị lên lớp: tổ chức cho các tổ trưởng kiểm tra chéo kế
hoạch chuyên môn và giáo án của giáo viên nhằm phát huy những bài soạn tốt
và chấn chỉnh kịp thời những bộ giáo án còn sai lệch.
- Kiểm tra thực hiện giờ dạy trên lớp: Giờ học chính là tấm gương phản
ánh hoạt động của cô và cháu, phản ánh trình độ giáo dục một cách phong phú
và sâu sắc của nhà trường, trong quá trình kiểm tra giờ dạy tôi không chỉ dự
19
giờ những giáo viên có năng lực yếu mà còn dự giờ những giáo viên giỏi, có
trình độ nghiệp vụ vững vàng.
Việc kiểm tra làm cho kinh nghiệm của những người giỏi trở thành tài
sản chung của tập thể sư phạm. Vì các cô đa số còn trong thời gian tập sự nên
chủ yếu kiểm tra để bồi dưỡng nên hàng tháng tôi cho đăng ký dự giờ theo
từng lĩnh vực phát triển. Đồng thời đi sâu việc sử dụng đồ dùng dạy dọc trong
hoạt động.
+ Kiểm tra liên tục các buổi vui chơi học tập ở cùng một lớp, để nắm

được năng lực giảng dạy của giáo viên đối với từng bộ môn, bộ môn nào giáo
viên còn hạn chế, còn chưa linh hoạt khi tổ chức hoạt động. Từ đó có hướng
bồi dưỡng cho giáo viên.
+ Kiểm tra dự giờ theo chuyên đề: “ Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu
quả trong trường mầm non”; “ Giáo dục bảo vệ môi trường” “ Giáo dục an
toàn giao thông” mỗi chuyên đề có sự kiểm tra, dự giờ khác nhau nhưng với
mục đích xem giáo viên đã nắm được phương pháp tổ chức các chuyên đề đó ở
mức độ nào? đồ dùng - đồ chơi có phong phú không? kết quả trên trẻ ra sao?
Từ đó có hướng bồi dưỡng, chỉ đạo từng chuyên đề.
Ngoài ra tôi còn tổ chức kiểm tra như:
+ Kiểm tra việc tổ chức hoạt động ngoài trời, tham quan dạo chơi và
hoạt động ngày lễ ngày hội, để đánh giá tình trạng giáo viên chỉ chú ý đầu tư
giờ dạy mà coi nhẹ các hoạt động giáo dục khác, làm ảnh hưởng đến sự phát
triển toàn diện của trẻ.
- Kiểm tra kết quả trên trẻ: Qua thực tế tôi nhận thấy rằng việc kiểm tra
trên trẻ giúp mình rất nhiều trong công tác quản lý. Vì tất cả hoạt động hàng
ngày cô tổ chức cho trẻ được phản ánh trên trê. Nhưng để kiểm tra và đánh giá
chính xác cách kiểm tra này đòi hỏi người kiểm tra phải hết sức tinh tế, có một
chút gì nhạy cảm, phải hết sức gần gũi thân thiện với trẻ, luôn đóng vai là
người bạn thân thiết với trẻ Trong một lớp bình quân có hơn 30 cháu vậy thì
đứa trẻ nào đang muốn nói với mình điều gì, phản ánh điều gì, nó muốn chia sẻ
hay không tất cả điều hiện lên trên khuôn mặt, ánh mắt của trẻ.
20
Mặt khác, thu nhận kết quả từ các thông tin và các quá trình hoạt động
giáo dục để xem xét, so sánh đánh giá, xử lý. Đây là phương pháp đánh giá
chắc chắn tiến độ thực hiện kế hoạch chất lượng giáo dục trẻ, việc đánh giá
giáo viên cũng có cơ sở vững vàng. Đây cũng là một hình thức kiểm tra có tác
dụng tốt đối với chất lượng giáo dục trẻ.
• . Kiểm tra, đánh giá thông qua phụ huynh và cộng đồng
Thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ, khi phụ huynh đóng tiền ăn của trẻ

chúng ta tranh thủ trò chuyện, khai thác các thông tin về chất lượng chăm sóc,
nuôi dạy trẻ ờ các nhóm lớp, của nhà trường như thế nào, các nhu cầu gì khi
gởi trẻ, tham khảo các ý kiến để đóng góp xây dựng đơn vị
2.3. Kiểm tra hoạt động sư phạm tổ, nhóm chuyên môn :
Công tác kiểm tra tổ chuyên môn giúp cho hiệu trưởng thấy được toàn
bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mối tương tác của các thành
viên trong tập thể. Khi kiểm tra tổ chuyên môn có thể kiểm tra toàn diện hoặc
kiểm tra theo từng chuyên đề.
- Kiểm tra tổ trưởng: Gồm kiểm tra nền nếp quản lý của tổ trưởng,
nhận định của tổ trưởng với tổ viên, uy tín của tổ trưởng đối với tổ viên, khả
năng lãnh đạo chuyên môn của tổ trưởng.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ: Mỗi tháng tổ chức sinh hoạt
chuyên môn 2 lần với nội dung là: Thao giảng, soạn bài tập thể, làm đồ dùng -
đồ chơi tự tạo.
- Kiểm tra công tác bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ, thúc đẩy phong trào
bồi dưỡng nghiệp vụ giữa các tổ với nhau
- Kiểm tra chất lượng CSGD trẻ của tổ viên: Thông qua việc kiểm tra
này, tôi hiểu được năng lực của tổ trưởng, nhóm trưởng, trên cơ sở đó có biện
pháp bồi dưỡng để tổ chuyên môn thực sự là hạt nhân trong công tác chỉ đạo
chuyên môn của hiệu trưởng. Bồi dưỡng cho giáo viên khá giỏi có điều kiện
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, khuyến khích giáo viên đi đào tạo trên chuẩn.
Hàng tháng, hàng tuần nạp biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ có xếp loại
cho Hiệu trưởng.
21
2.4. Kiểm tra cơ sở vật chất thiết (cơ sở vật chất phòng học, bàn ghế,
tủ, đồ dùng, đồ chơi) :
Kiểm tra CSVC, trang thiết bị của nhà trường nhằm mục tiêu phục vụ tốt
nhất cho yêu cầu CSGD trẻ, người hiệu trưởng phải chủ động đề ra kế hoạch
kiểm tra với hình thức gọn nhẹ. Kiểm tra không chỉ dừng lại ở con số liệt kê
trên sổ sách, cái còn, cái mất, cái mới, cái cũ, cái hư hỏng, mà kiểm tra nhằm

thúc đẩy, nâng cao giá trị sử dụng tính hiệu quả của các trang thiết bị hiện có
trong nhà trường. Vì đây là đơn vị mới thành lập nên rất cần thiết khi tiến hành
kiểm tra và lập các chứng từ theo dõi, quản lý tài sản, công cụ, các vấn đề
nhập- xuất có theo các nguyên tắc quản lý tài sản theo qui định
- Kiểm tra phòng học, phòng làm việc, nắm được tình trạng sử dụng,
trạng thái tốt xấu, hợp lý hay không hợp lý của các lớp, các phòng làm việc, có
biện pháp sửa chữa kịp thời khi bị dột nát, rạn nứt, hư hỏng.
- Kiểm tra trang thiết bị bên trong phòng nhóm là để chống tình trạng
mất mát, hư hỏng, biết được số liệu thừa, thiếu để bổ sung kịp thời điều chỉnh.
Kiểm tra đầu năm học ( để bàn giao, điều chĩnh bổ sung thừa thiếu cân
đối giữa các nhóm lớp, bộ phận), kiểm tra cuối học kỳ I ( cuối năm tài chính)
để báo cáo tài sản cuối năm. Kiểm tra hết năm học. Mỗi lần kiểm tra đều có
biên bản đánh giá đúng mức độ sử dụng, quản lý cơ sở vật chất, có khen
thưởng cho những cá nhân làm được nhiều đồ dùng sáng tạo và có ý thức trách
nhiệm bảo quản, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. Đồng thời có biện pháp
với những trường hợp làm hư hởng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
2.5. Kiểm tra tài chính :
Hàng tháng, Hiệu trưởng kiểm tra các chứng từ thu chi và sổ kế toán,
kiểm tra sổ theo dõi chi lương Kiểm tra quỹ tiền mặt, Việc lập dự toán,
quyết toán, chứng từ thu – chi mỗi quý tổng kiểm tra một lần.
V. Hiệu quả:
Qua việc đổi mới hoạt động kiểm tra nội bộ trường Mầm non năm học
2010 - 2011 nhà trường thu được kết quả sau:
Về chất lượng học sinh
22
Năm học 2010 - 2011, đầu năm có 46 trẻ, 03 lớp đến cuối năm trường có
180 cháu với 06 nhóm lớp (2 nhóm trẻ và 4 lớp mẫu giáo), Trẻ ăn ngủ bán trú
tại trường đạt 100% . Tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm hơn 10%. Nhà trường có 01
Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 01 bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, 11 cá
nhân đạt Lao động tiên tiến, nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất

sắc.
Năm học 2011 -2012 đầu năm học có 280 trẻ 08 lớp, cuối năm có 400
trẻ 10 nhóm lớp 35 Cán bộ viên chức. Trong năm có 02 đạt Giáo viên giỏi cấp
thị, Dự thi Đồ dùng dạy học 15/15 món đạt trong đó có 06 giải A, 08 giải B, 01
giải Khuyến khích. Có 275 trẻ tham dự các hội thi của bé vòng trường đạt 234
trẻ đạt Bé khỏe Bé Ngoan. Xây dựng “Trường học thân thiện- học sinh tích
cực” được xếp loại xuất sắc. Trong năm học đã phát triển kết nạp 03 đoàn viên
ưu tú vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.
C. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Qua thực trạng và kết quả đạt được có thể khẳng định được rằng : hoạt
động kiểm tra nội bộ có một ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động giáo dục.
Đối với trường Mầm non, hoạt động kiểm tra nội bộ chiếm một vị trí vô cùng
quan trọng, là một công việc thiết yếu, thường xuyên và liên tục của người cán
bộ quản lý, vì vậy đòi hỏi người Hiệu trưởng phải giành nhiều thời gian công
sức, phải điều hành đồng bộ, tiến hành đồng đều trên các bình diện, không
được tiến hành nữa vời. Phải trung thực, công bằng, khách quan trong quá trình
tiến hành kiểm tra, phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, chủ động linh hoạt trong
quá trình thực hiện. Phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường và bám sát hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục về hoạt động kiểm
tra nội bộ, làm cơ sở pháp lý vững chắc để tiến hành kiểm tra xem xét. Có như
vậy mới đạt kết quả cao, mới phát huy tác dụng bồi dưỡng và xây dựng mối
quan hệ đoàn kết trong nội bộ trường học.
2. Bài học kinh nghiệm:
23
Qua quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ với những giải pháp
và một số kết quả đạt được, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ sau:
- Người Hiệu trưởng trước hết phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao
trình độ nghiệp vụ, nắm vững các văn bản pháp quy, xây dựng uy tín của mình
trong nhà trường.

- Lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của giáo viên, thu nhận kết quả và
các quy trình hoạt động giáo dục trẻ, xem xét, so sánh, đánh giá và xử lý. Đánh
giá một cách chắc chắn tiến độ thực hiện kế hoạch chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ.
- Trong quá trình kiểm tra đối với một đơnvị mới thành lập nên dùng
phương pháp quan sát và ghi chép thường xuyên , cần có chế độ kiểm tra thích
hợp, làm sao cho mỗi cán bộ, giáo viên tự giác, chủ động thực hiện phương
hướng và mục tiêu giáo dục, ý thức tổ chức kỷ luật trong nhà trường.
- Khi tiến hành kiểm tra, người Hiệu trưởng cần có ứng xử hết sức tế
nhị, thật gần gũi, thân thiện nhưng vẫn giữ được sự nghiêm khắc, chứ không
phải thân thiện là dễ dãi, xuề xòa. Trong từng trường trường hợp cần có sự linh
hoạt, nhạy bén đứng ở vị trí của người quản lý, hay người Thầy, người thân,
người bạn, người đồng nghiệp để xử lý.
- Người Hiệu trưởng muốn kiểm tra tốt phải nắm vững kế hoạch năm
học, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chủ động đầu tư thời gian cho công tác
kiểm tra.
- Người Hiệu trưởng cần lưu ý chức năng thông tin ngược, là cơ sở khoa
học của kiểm tra và chức năng đánh giá là chức năng tích cực nhất, cơ bản nhất
của việc kiểm tra
3. Ý kiến đề xuất:
Tạo điều kiện đế các cán bộ quản lý được thường xuyên nâng cao nhận
thức những vấn đề về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát như thông qua các
buổi tập huấn nghiệp nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra.
Người viết
24
25

×