Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

phân tích tổng hợp nội bộ doanh nghiệp( IFE) của ngân hàng vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.43 KB, 17 trang )

A/ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM (NHTMCPNTVN)
I. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam
Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh : Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of VN
Tên giao dịch : Vietcombank
Tên viết tắt tiếng Anh : Vietcombank – VCB
Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, HN
II. Ngành nghề kinh doanh của VCB:
• Các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank bao gồm:
» Dịch vụ tài khoản;
» Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu);
» Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn);
» Dịch vụ bảo lãnh;
» Dịch vụ chiết khấu chứng từ;
» Dịch vụ thanh toán quốc tế;
» Dịch vụ chuyển tiền;
» Dịch vụ thẻ;
» Dịch vụ nhờ thu;
» Dịch vụ mua bán ngoại tệ;
» Dịch vụ ngân hàng đại lý;
» Dịch vụ bao thanh toán;
» Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
B/ TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA VCB
1. Tầm nhìn chiến lược
Xây dựng NHTMCP NTVN thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng
trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đào tạo tại Việt Nam
và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á vào năm 2015 – 2020, có
phạm vi hoạt động quốc tế.
NHTMCP NTVN xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung:
 Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động - bắt kịp với


trình độ khu vực và thế giới
 Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như của các cổ
đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo
cả chiều rộng và chiều sâu.
2. Sứ mạng kinh doanh của VCB:
 Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt
 Bảo đảm tương lai trong tầm tay của khách hàng
 Sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị trường.
Nhân tố văn hóa xã hội
Nhân tố văn hóa xã hội
Nhân tố công nghệ
Nhân tố công nghệ
Nhân tố chính trị pháp luật
Nhân tố chính trị pháp luật
Nhân tố kinh tế
Nhân tố kinh tế
d
o
a
n
h

n
g
h
i

p
3 Mục tiêu chiến lược của VCB:
• Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn lực

• Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực
• Đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng
• Ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất và đạt ROE là 15%
• Đạt top 1 bán lẻ, top 2 bán buôn
C/ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Môi trường vĩ mô
a. Nhân tố chính trị - pháp luật:
• Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên
thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng
và nên kinh tế Việt Nam nói chung
 Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu
tư vốn vào các ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng
phát triển.
Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại Việt
Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc
đẩy ngành Ngân hàng phát triển.
Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi
công…Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
tránh được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề,
trong đó có ngành Ngân Hàng.
• Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiêp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của
luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng,
một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành Ngân
hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn
nữa các Ngân hàng thương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của Ngân hàng
Nhà Nước. Một số cơ chế chính sách về lãi suất mà NHNN đã đưa ra như:
+ Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992
+ Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995)
+ Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000)
+ Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002)

+ Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006)
b. Nhân tố văn hóa - xã hội:
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày
càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng,
và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.
Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự
biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ như khi tình hình kinh tế lạm phát thì người dân
chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng…
Tốc độ đô thị hoá cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới) cùng với cơ cấu
dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia
tăng.
c. Nhân tố công nghệ
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do
đó hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành Ngân hàng ngày càng được nâng cấp và
trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nào có
công nghệ tốt hơn Ngân hàng đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng
khác.
Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam. Các
Ngân hàng nước ngoài có vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn các Ngân hàng trong nước về mặt
công nghệ do đó để có thể cạnh tranh các Ngân hàng trong nước phải không ngừng cải
tiến công nghệ của mình.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũng như thách
thức cho các Ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ một cách
nhanh chóng, hiệu quả.
d. Nhân tố kinh tế
Các nhân tố trong nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
VCB:
• Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu
năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm

hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến ngành Ngân hàng cũng như đến nền kinh tế.
Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán cùng phản ứng khá tiêu cực của thị trường
tín dụng Việt Nam như: khan hiếm nguồn tín dụng, lạm phát gia tăng cũng ảnh hưởng
mạnh đến hoạt động của VCB.
Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7-2008 cũng chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trong
tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD).
• Đầu cơ và biến động giá cả
Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ, giá
vàng lên xuống thất thường, “cơn sốt”giá lương thực… đã tạo môi trường thuận lợi cho
các hoạt động đầu cơ quốc tế. Một số nhà đầu cơ và tập đoàn tài chính đa quốc gia với tài
sản hàng nghìn tỉ USD đang thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu và đầu vào
sản xuất quan trọng lần lượt là dầu thô, lương thực và vàng, tiếp đến là tiền tệ và tài sản
tài chính của các quốc gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng nói
chung và VCB nói riêng.
• Lạm phát và tăng trưởng:
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung Quốc với tiềm
năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo; GDP bình quân đầu người của VN cũng
tăng khoảng 10%/năm trong vòng 5 năm qua. Những con số này phản ánh cơ hội tăng
trưởng to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại VN.
Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008. Cuối tháng 6-2008, chỉ số
giá so với kỳ gốc 2005 là 144,30%; trong quý III-2008, tốc độ tăng CPI giảm dần. Dẫn
đến cả quý III-2008, CPI chỉ tăng 4,18%. Từ tháng 10-2008, xuất hiện dấu hiệu giảm
phát khi CPI giảm xuống 148,2% so với mức 148,48% của tháng trước.
• Đầu tư nước ngoài:
Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu là các nhân tố chủ chốt
thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong các năm qua.
• Sụt giảm trên thị trường chứng khoán
Sự vận động lên xuống của các chỉ số chứng khoán cũng như giá các loại cổ phiếu
có tác động ngày càng lớn hơn tới đời sống xã hội. Đến cuối năm 2008, giá trị các chỉ số
chứng khoán giảm tới 70% so với đầu năm. Ngay một số cổ phiếu thuộc nhóm “blue-

chip” còn có mức sụt giảm lớn hơn nhiều, như SSI (- 84%) và FPT (-78%).
2. MÔI TRƯỜNG NGÀNH
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
a.Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Với giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất năm 2014” cho các quốc gia khu vực châu Á -
Thái Bình Dương do Tạp chí Alpha Southeast Asia (Alpha SEA) tổ chức và nhiều
giải thưởng khác, và trong quá trình tái cơ cấu, VCB càng cần phải thận trong để cạnh
tranh với các ngân hàng khác.
Thời kì khủng hoảng kinh tế, một số ngân hàng đã không thể duy trì mức tăng trưởng.
Việc gia nhập ngành ngân hàng hiện nay còn có các ngân hàng tài chính toàn cầu với
đầy đủ nguồn lực về tài chính, quản lý, công nghệ…
Các đối thủ tiền ẩn
+Các tập đoàn tài chính quốc tế
+Các doanh nghiệp trong nước muốn
đầu tư vào ngành ngân hàng
Khách hàng mục tiêu
+Các công ty xuất nhập
khẩu
+Các doanh nghiệp khác
+Cá nhân người tiêu
dùng
Các bên liên
quan khác
Chính phủ, cổ
đông
Các đối thủ cạnh tranh trong
ngành:
+ cạnh tranh trực tiếp: ACB,
Eximbank
+ cạnh tranh gián tiếp: các ngân

hàng khác không cùng nhóm
chiến lược như Techcombank,
Agribank
Sự thay thế:
+Vàng bạc,đá quý
+Bất động sản
+Chứng khoán
+Đầu tư khác
Nhà cung ứng:
+ Ngân hàng nhà nước
+ Các tổ chức và dân cư
gửi tiền vào VCB
Các ngân hàng làm ăn không hiệu quả sẽ sát nhập với ngân hàng có năng lực lớn hơn
VD SHB và Habubank, maritimebank và MDB,… đối thủ cạnh tranh tuy ít đi về số
lượng song lại ngày càng mạnh, xây dựng được lực lượng khách hàng trung thành
hung hậu
Hiện nay các đối thủ cạnh tranh của VCB như ACB, Eximbank, BIDV, Sacombank…
trong nỗ lực gia tăng thị phần, đối thủ của VCB cũng là các ngân hàng sở hửu 100%
vốn nước ngoài, có lợi thế về chất lượng và dịch vụ. do đó VCb cần tận dụng ưu thế
sẵn có của mình về mối tương quan với khách hàng hiện tại, nâng cao chất lượng dịch
vụ để giữ chân khách hàng trung thành và có then những khách hàng mới, thu hút
khách hàng tiềm năng
b. Phân tích cạnh tranh tiềm ẩn:
Rào cản gia nhập của ngân hàng nội địa được tăng lên sau khi chính phủ tạm ngưng
cấp phép thánh lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008
Với doanh nghiệp nước ngoài: sau khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng mở cửa
theo lộ trình 7 năm, dẫn đến sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Cường độ canh tranh tăng cao khi ngân hàng 100% vốn nước ngoài xuất hiện, ngân
hàng trong nước cần trang bị hệ thống hạ tầng, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân
sự… khá quy mô và chuyên nghiệp.

Tùy từng phân khúc thị trường nhân hàng chọn gia nhập mà rào cản là khác nhau.
Sau thời khì hậu khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng mới vẫn còn khá non yếu, nhiều
ngân hàng nhỏ đi đến phá sản
c. Phân tích sức ép của nhà cung ứng:
VCB có nguồn vốn huy động từ khách hàng, cổ đông, doanh nghiệp, nhà xuất nhập
khẩu, các ngân hàng khác…do đó VCb cúng phải chịu không ít tác động trực tiếp từ
các nhà cung ứng
d. Phân tích áp lực của khách hàng:
- Khách hàng là nguồn cung cấp: đòi hỏi quyền đàm phán cao vì cho rằng nguồn lợi
của ngân hang phụ thuộc nguồn vốn của họ. nếu ngân hàng không đáp ứng được họ sẽ
đầu tư vào ngân hàng khác do tính canh tranh cao và sản phẩm ít khác biệt hóa
- Khách hàng đi vay: thường không nhiều áp lực từ khách hàng này. Song có nguy
cơ doanh nghiệp phá sản hoặc làm ăn thua lỗ sẽ không trả được nguồn đi vay
e. Phân tích nguy cơ của sản phẩm thay thế:
- Khách hàng là doanh nghiệp: nguy cơ bị thay thế không cao do các đối tượng này
cần sự rõ rang cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm, dịch vụ. Nếu
có vấn đề, họ sẽ tìm đến ngân hàng khác thay vì tím tới dịch vụ thay thế
- Khách hàng tiêu dùng: đễ thay đổi hơn. Chính phủ và doanh nghiệp khuyến khích
sử dụng tài khoản ngân hàng trong trả lương… để minh bạch tài chính song các địa
điểm chấp nhận thanh toán thẻ còn rất ít. Thêm đó, nếu lãi suất không cao và gặp
nhiều rủi ro thì họ sẽ tìm đến các sản phẩm thay thế khác
f. Các bên liên quan: bao gồm chính phủ, các quỹ tín dụng… các ngân hàng thương
mại cổ phần nói chung và VCb đều phải đối mặt với những áp lực ấy.
4. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
4.1 Hoạt động chính:
a. Hậu cần nhập (huy động vốn):
Là hình thức huy động vốn mà VCB sử dụng. Đó là: tăng vốn điều lệ thông qua
bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư; thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các thành
phần kinh tế; vay của NHNN và các tổ chức tài chính, tín dụng khác.
b. Hậu cần xuất (cho vay):

VCB chủ yếu kinh doanh tín dụng, nguồn thu lợi nhuận chính cũng từ việc huy động
vốn và cho vay. VCB cho các khách hàng vay vốn với mức lãi suất thích hợp cho
từng đối tượng khách hàng. Những biến động của thị trường tiền tệ vừa qua cho thấy,
việc chỉ đứng trên một chân tín dụng sẽ có rất nhiều rủi ro; từ trong khó khăn này,
ngân hàng đã chú ý tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ để có thể đứng vững
trên cả "hai chân". Điều này, cũng rất phù hợp với xu thế phát triển của thị trường vốn
Việt Nam.
c. Marketing và bán hàng:
Có thể thấy rằng trong thời gian qua Ngân hàng Ngoại Thương đã rất tích cực trong
việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng
cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên
phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp
phích, gửi thư trực tiếp, Internet ). Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ
cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức
khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến
dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng
quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm,
dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy
ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ. Bên cạnh
đó với mạng lưới rộng khắp sẽ giúp cho khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng dịch
vụ .
d. Dịch vụ:
VCB hiện được biết tới như một địa chỉ tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại
dành cho khách hàng cá nhân (dịch vụ ngân hàng bán lẻ - retail banking) như các sản
phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản
phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền
kiều hối. Bên cạnh đó là vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với
nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, VCB đã xây
dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt
động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực
khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động
sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v thông qua các công ty con và công ty liên doanh.
4.2 Hoạt động hỗ trợ
a. Cơ sở hạ tầng
Địa bàn hoạt động bao gồm: Hội sở chính, Sở giao dịch, 79 Chi nhánh, 333 Phòng
giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con trực thuộc trên toàn quốc
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch
quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1200 ngân hàng đại lý tại
hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ĐVT 2012 201
Tình hình tài chính Đv 2012 2013
Tổng giá trị tài sản Tỉ đồng 414.488 468.994
Doanh thu Tỉ đồng 38.836 36.682
Thuế và các khoản phải nộp Tỉ đồng 2.066 2.027
Lợi nhuận trước thuế Tỉ đồng 5.764 5.743
Lợi nhuận sau thuế Tỉ đồng 4.421 4.378
NHÀ ĐẦU TƯ LỚN
Tên nhà đầu tư Cổ phần sở hữu Tỉ lệ sở hữu
Ngân hàng nhà nước việt nam 1787.023116 77.11%
MIDUHO Bank LTD 347.612562 15%
b. Quản trị nhân lực
Chất lượng nhân viên được kiểm soát từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm
túc, cán bộ được tuyển dụng theo đúng vị trí công việc.
» Tích cực xây dựng các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ, nhân viên
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong năm 2013 có hàng nghìn lượt cán bộ được
tham gia đào tạo về các lĩnh vực như quản lý rủi ro, xử lý nợ, thanh toán quốc tế, kế toán,
kiểm toán Chế độ lương, thưởng được xây dựng gắn với kết quả công việc, không cào
bằng, tạo được động lực cho người lao động, hiệu quả công việc mang lại là cao hơn.
» Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, xây dựng được một

đội ngũ lãnh đạo là những người có kiến thức hiện đại và nhiều kinh nghiệm trong
chuyên môn và quản lý điều hành.
c. Phát triển kỹ năng công nghệ
Với gần 20 triệu USD đầu tư cho công nghệ thông tin hàng năm và khoảng 200 cán bộ IT
quản lý các đề án công nghệ hiện đại, VCB luôn đảm bảo nền tảng công nghệ thông tin
giữ vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi mô thức quản trị kinh doanh, phát triển sản
phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại.
Bảng phân tích tổng hợp nội bộ doanh nghiệp( IFE)
Nội bộ doanh nghiệp Mức độ
quan trọng
Xếp loại Số điểm quan
trọng
Điểm mạnh:
Sở hữu lực lượng chất sám giỏi trong lĩnh vực
ngân hàng
Mạng lưới chi nhánh
Tỉ lệ nợ xấu giảm, tỉ suất sinh lời cao
Thương hiệu lớn uy tín
Có định hướng quốc tế trong phát triển sản
phẩm
Nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
Năng lực tài chính tốt
0.05
0.05
0.05
0.1
0.05
0.1
0.1
3

3
3
4
3
3
4
0.15
0.45
0.15
0.4
0.15
0.3
0.4
Điểm yếu:
Khả năng giữ chảy máu chất xám
Năng lực quản trị do bị áp lực tăng vốn quá lớn
Từ bỏ thói quen hành chính và con người của
NHTM Quốc doanh sang Cổ phần hóa
Phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng từ
những tập đoàn và doanh nghiệp lớn
Vị thế trên thị trường Quốc tế
0.1
0.15
0.1
0.05
0.1
2
3
4
3

2
0.2
0.45
0.4
0.15
0.2
Tổng 1 3.4
Các điểm mạnh (Strengths)
1. Thương hiệu mạnh
2. Ngân hàng lớn thứ 3 xét về tổng tài sản
3. Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp.
4. Đội ngũ quản lý mạnh
5. Tiềm lực mạnh về hoạt động ngân hàng bán buôn, kho quỹ, tài trợ thương mại, thanh
toán quốc tế cũng như ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại
6. Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo. Do đó VCB chiếm thị phần lớn về
hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ, kinh doanh thẻ.
7. Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức,
kỹ thuật hiện đại.
8. Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NH Trung ương.
9. VCB đang thực hiện cổ phần hoá và hiện đại hóa ngân hàng.
10.VCB là trung tâm ngoại tệ liên ngân hàng
Các điểm yếu:
1. Năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại (thể hiện
ở tỷ suất lợi nhuận và chất lượng tài sản chưa cao). Trên bình diện quốc tế, VCB có vốn
chủ sở hữu nhỏ so với NH trong khu vực (hiện vốn chủ sở hữu của VCB là 4.300 tỷ
đồng, tương đương khoảng 265 triệu USD).
2. Phần lớn nguồn thu của VCB vẫn là bán buôn (kinh doanh trên thị trường tiền tệ và
cho vay các DN lớn), chưa phát triển mạnh được mảng dịch vụ bán lẻ (là mảng dịch vụ
có tiềm năng và sẽ quyết định sự sống còn của các NHTM trong tương lai).
3. Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của VCB còn thua kém các ngân

hàng trong khu vực.
4. Quá trình tái cơ cấu hoạt động và chuẩn bị CPH kéo quá dài cũng đã ảnh hưởng đến
việc tập trung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
5. Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ
mới
6. Sự liên kết giữa VCB với các NHTM chưa thật sự chặt chẽ
7. Mô hình tổ chức của VCB còn mang nặng tính hành chính và phân theo khu vực địa lý
(chiều ngang), thiếu tính tập trung theo chức năng (chiều dọc) nên chưa cho phép thống
nhất quản lý và thực hiện đồng bộ hóa chính sách khách hàng và sản phẩm.
8. Cơ chế chính sách khuyến khích người lao động còn nhiều bất cập.
9. Mức độ phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa
tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng.
5.Lựa chọn chiến lược
5.1 Chiến lược cạnh tranh của VCB
* Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Trong lĩnh vực NH thì chiến lược dẫn đầu về chi phí chủ yếu là cạnh tranh trong việc
kinh doanh tín dụng. VCB luôn cạnh tranh với các đối thủ bằng việc liên tục giảm mức
lãi suất cho vay cho khách hàng hay khi cần huy động vốn thì lại tăng lãi suất tiền gửi lên
một mức hợp lý.
Vietcombank nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư và cung cấp các dịch vụ về tài khoản
cho khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác với chi phí thấp nhất. Khi
gửi tiền tại Vietcombank, Quý Doanh nghiệp được mở miễn phí các loại tài khoản sau:
Tài khoản tiền gửi thanh toán; tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các sản phẩm tiền gửi: kỳ
phiếu, chứng chỉ tiền gửi…Tài khoản đặc biệt: chuyên chi, chuyên thu, đầu tư tự động.
* Chiến lược khác biệt hóa của VCB
Chính sách triển khai chiến lược khác biệt hóa của VCB: Chiến lược bảo mật và quản lí
rủi ro, đưa nhưng ứng dụng công nghệ mới vào áp dụng trong các hoạt động kinh
doanh… Cụ thể: Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng
hàng có thể gửi tiền ở một nơi và thực hiện rút tiền ở bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ
thống trên toàn quốc.

Ngay từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCB-iBanking với chức năng
truy vấn thông tin tài khoản và hiện nay, bằng việc hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp
dịch vụ, VCB gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng VCB-iBanking với các giao dịch
chuyển khoản, thanh toán các dịch vụ du lịch, cước phí điện thoại/internet, tiền vé máy
bay, v.v
*Chiến lược tập trung của VCB
Các chính sách triển khai chiến lược tâm trung của VCB:
Chính sách cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hiện VCB đang tiến hành
đổi mới công nghệ theo chương trình tái cơ cấu ngân hàng, đưa các sản phẩm mới ra thị
trường như: thẻ tín dụng, thẻ ATM… Dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại cung
cấp bởi Silverlake System, kết nối online toàn hệ thống, khách hàng có thể thực hiện giao
dịch gửi, rút tại bất kỳ trụ sở nào của Vietcombank trên toàn quốc với phương thức giao
dịch hiện đại tại một cửa duy nhất rất thuận tiện (one-stop).
Chương trình giao dịch với các dịch vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, quản lý nợ… đang
được đẩy mạnh một bước để tiến hành theo phương thức khách hàng sẽ chỉ phải giao
dịch với một cán bộ theo dõi khách hàng duy nhất (one-face) đối với hầu hết các giao
dịch.
5.2 Chiến lược tăng trưởng của VCB
* Chiến lƣợc chuyên môn hóa
Để có thể tăng trưởng và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay ngoài
việc tập trung vào làm thỏa mãn tốt nhât nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần sử
dụng các chiến lược để tăng trưởng như là chiến lược chuyên môn hóa.
Doanh nghiệp cần xác định rõ các lĩnh vực kinh doanh và phân công các nhiệm vụ cần
thực hiện của mỗi bộ phận, mỗi lĩnh vực kinh doanh một cách cụ thể, rõ ràng.
Các chính sách triển khai Chiến lược chuyên môn hoá của VCB tập trung vào hoạt động
ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, tài trợ đầu
tư dự án; chuyên môn hoá theo đối tượng khách hàng cá nhân và đối tượng khách hàng
doanh nghiệp
* Chiến lược đa dạng hóa:
Nền tảng cơ sở chiến lược này là: Thay đổi lĩnh vực hoạt động; Tìm kiếm năng lực cộng

sinh; Công nghệ và thị trường.
Các chính sách triển khai chiến lược đa dạng hoá của VCB là mở rộng và đẩy mạnh hoạt
động sang các lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc
tế khác. Cụ thể:Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời gian,
các sản phẩm tiền vay từng bước được chuẩn hoá thành nhóm sản phẩm cho từng phân
đoạn khách hàng cụ thể như "Cho vay Cán bộ quản lý điều hành", "Cho vay cán bộ công
nhân viên", "Cho vay mua nhà Dự án", "Cho vay mua ô tô", “Cho vay du học” và trong
tương lai gần là các sản phẩm "Cho vay đối với hộ gia đình" v.v
KẾT
Với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh, VCB đã và đang khẳng định, duy trì vai
trò chủ đạo của mình tại Việt Nam đồng thời định vị uy tín thương hiệu VCB trên thị
trường quốc tế; Sớm trở thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (VCB
Financial Holdings) và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á, có
phạm vi hoạt động quốc tế vào năm 2015 – 2020.

×