Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.8 KB, 42 trang )

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
A. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
I. VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH.
1. Sơ lược về lịch sử Chi nhánh Ngân hàng .
Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình có trụ sở tại 126- Đội cấn
Quận Ba Đình - Hà Nội. Tiền thân của chi nhánh Ngân hàng là một chi điếm
ngân hàng, được thành lập năm 1959, mới đầu chỉ có trên 10 cán bộ công
nhân viên, được Ngân hàng Nhà nước phân công làm việc theo kế hoạch tập
trung: kế hoạch tín dụng, kế hoạch tiền mặt.
Từ năm 1986 Chi điếm ngân hàng này đã trở thành một ngân hàng
chuyên doanh theo Nghị định 53 của Chính phủ. Lúc này Ngân hàng công
thương Ba đình là một đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Công thương Hà Nội.
Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng;
đó là:
- Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, để nhằm
mục đích hoàn thiện hệ thống ngân hàng cho thích ứng với cơ chế thị trường.
Việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp cho phép ngân
hàng Công thương Ba Đình chuyên sâu vào kinh doanh tiền tệ và làm cho ngân
hàng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, tổ chức bộ máy, huy động, địa bàn
và phạm vi hoạt động.
Tháng 9/1993, ngân hàng Công thương Ba Đình được nâng cấp lên
thành chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Được đổi thành chi
nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình, là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Công
thương Việt Nam. Từ khi được nâng cấp thành chi nhánh của Ngân hàng Công
thương Việt Nam, ngân hàng đã hoạt động khá hiệu quả, thực hiện được các
nhiệm vụ do ngân hàng công thương Việt Nam . Điều này thể hiện qua các dẫn
chứng sau:
+ Tăng tưởng rõ nét về địa bàn hoạt động và quy mô hoạt động.
+ Kinh doanh có lãi trong các năm 1999, 2000,2001.


+ Tổ chức bộ máy được phát triển.
+ Nhiều nghiệp vụ được mở ra và có hiệu quả.
Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba đình từ tháng 9 năm 1993 có
nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn . Từ các thành
phần kinh tế bằng VNĐ và USD để tiến hành cho vay ngắn, trung và dài hạn và
thực hiện các nghiệp vụ khác đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và
dân cư. Cho đến nay, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình có 8 phòng: 7
phòng chức năng và một phòng giao dịch nâng tổng số lao động lên 310 người.
Đã tham gia mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Ba Đình có 9 quỹ tiết kiệm và 6 tổ cho vay. Có thể biểu diễn chức năng
và số nhân viên của các Phòng, Ban theo bảng sau:
STT TÊN PHÒNG SỐ NHÂN
VIÊN
CHỨC NĂNG
1 Phòng kinh doanh đối
nội.
71 - Cho vay NH, TH, bảo lãnh, cầm
cố...
2 Phòng kinh doanh đối
ngoại
18 - Thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại tệ.
- Làm các dịch vụ khác
3. Phòng Kế toán tài chính 49 - Kế toán ngân hàng
- Hạch toán nội bộ ngân hàng.
4 Nguồn vốn 70 - Thu nhận tiền gửi
- Bán kỳ phiếu và trái phiếu
- Tính lãi, trả lãi, trả tiền
5. Phòng ngân quỹ 38 - Thu chi tiền mặt ngân phiếu
- Bảo quản an toàn kho quỹ

6. Phòng kiểm soát 8 - Kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra tính đúng pháp luật.
7. Phòng Tổ chức - Hành
chính
25 - Tiếp nhận công tác tổ chức,
đào tạo, hậu cần...
- Khảo sát mở rộng mạng lưới
hoạt động.
8. Phòng dao dịch Cầu diễn
- Từ liêm - Hà Nội.
27 - Nhận tiền gửi và cho vay.
- Mở rộng địa bàn hoạt động.
3. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh.
a. Những khó khăn.
Tuy là một ngân hàng ra đời sớm (cách đây đã 30 năm), nhưng mãi tới
năm 2002, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình mới thực sự chuyển
hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này,
Ngân hàng đã vấp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể là:
- Theo Nghị định 53 của Chính phủ Ngân hàng phải tiến hành chuyển từ
cơ chế hoạt động kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh doanh theo cơ chế
thị trường, là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Công thương Hà Nội. Việc giao
quyền sử dụng nguồn vốn và tìm cách khơi nguồn của ngân hàng đã bị chững
lại do thay đổi cơ chế nhanh quá. Mặt khác, một số nguồn vốn phải trả cho
ngân sách Nhà nước.
- Mô hình tổ chức phục vụ cho cơ chế kinh doanh chưa phù hợp, việc sắp
xếp các Phòng, Ban và cán bộ chưa hợp lý.
- Trụ sở của Ngân hàng đặt tại 126 Đội Cấn - Quận Ba Đình, Đây là địa
bàn có hoạt động kinh tế không sầm uất, chủ yếu là các cơ quan vô vị lợi. Nên
ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc tạo nguồn và sử dụng nguồn, địa bàn
hoạt động...

- Đội ngũ cán bộ của ngân hàng mặc dù có bề dày kinh nghiệm trong
lĩnh vực liên quan đến các hoạt động của ngân hàng nhưng khi chuyển sang cơ
chế kinh doanh mới đã tỏ ra lúng túng, chưa nhanh nhạy và thực sự chưa hòa
mình vào phong cách quản lý kinh doanh mới. Điều này gây ra bởi cơ chế gò bó
trước kia.
- Ngân hàng tiền hành họat động kinh doanh của mình trong một môi
trường có tính cạnh tranh rất lớn từ hơn 50 ngân hàng và các tổ chức tín dụng
trong và ngoài nước. Mặt khác, Ngân hàng cũng có sự thua thiệt khi bước vào
cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trong cùng địa bàn đã sẵn có khả
năng thu hút khách.
- Khó khăn về đầu ra.
b. Những thuận lợi.
Tuy có những khó khăn trên, Ngân hàng cũng có những thuận lợi.
- Ngân hàng Công thương Việt Nam đã cho phép Ngân hàng Công
thương Ba Đình là một chi nhánh của Ngân hàng để triển khai kịp thời hệ
thống cơ chế mới cũng như thông tin cụ thể nhằm tạo điều kiện cho việc
chuyển đổi của toàn hệ thống và gắn chặt sự hoạt động của các chi nhánh với
nhau từ tháng 8/1993.
- Bước đầu vào hoạt động mới, Ngân hàng có thể tranh thủ kế thừa, học
hỏi những kinh nghiệm rút ra từ những thành công, thất bại ở những ngân
hàng khác. Ngân hàng đã mở rộng được địa bàn hoạt động hầu hết các quận ,
huyện trên toàn thành phố có điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động,
các nghiệp vụ kinh doanh, các loại hình dịch vụ một cách đa dạng. Mặt khác,
các nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng, tiền gửi các tổ chức tín dụng và
tiết kiệm từ dân cư là rất phong phú giúp cho ngân hàng có khả năng đáp ứng
tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngân hàng có chính sách khách hàng chu
đáo đã tạo lập và duy trì được một đội ngũ khách hàng truyền thống từ nhiều
năm nay. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi trong công tác sử dụng nguồn của
ngân hàng. Ngân hàng luôn nhận được sử giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời
từ ngân hàng công thương Việt Nam. Cùng sự quan tâm, ủng hộ của các cấp

chính quyền thành phố.
- Đội ngũ cán bộ và nhân viên ngân hàng đều có trình độ cao, thông thạo
các nghiệp vụ, hiểu biết các nguyên tắc và tập quán trong giao dịch các nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế. Ngân hàng đã gia nhập mạng thanh toán toàn cầu
SWIFT nhằm mở rộng hoạt động của các nghiệp vụ để cho ngân hàng là một
nơi an toàn + uy tín + chất lượng + nhanh chóng + thuận tiện.
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG BA ĐÌNH
1. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1988.
Chi nhánh được ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ và phân công làm
việc. Hoạt động của ngân hàng được tiến hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp bao gồm: Kế hoạch hóa tín dụng, kế hoạch hóa tiền mặt. Ngân
hàng cũng có khả năng huy động vốn nhưng chỉ bó hẹp ở tiền gửi của các tổ
chức quốc doanh, công tác huy động vốn chưa thực thi theo đúng nghĩa của nó.
Về mặt sử dụng nguồn, Ngân hàng qua kế hoạch cho vay các doanh
nghiệp quốc doanh,với vốn từ ngân sách rót xuống tiến hành cấp phát, cho vay
theo thời hạn quy định trong kế hoạch.
2. Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 9 năm 1993.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình là Ngân hàng chuyên doanh
của Ngân hàng Công thương Hà nội.
Theo báo cáo tổng kết của ngân hàng thì một trong những yếu kém nổi
bật của ngân hàng là khả năng huy động và sử dụng nguồn. Ngân hàng chưa
thực sự nhạy bén tìm nhiều hình thức và các biện pháp thu hút các nguồn vốn
trong dân và mạnh dạn sử dụng ngồn vốn ngoại tệ để cho vay, cũng như việc
tìm kiếm các loại dịch vụ Ngân hàng qua nghiên cứu, tiếp cận thị trường một
cách có kế hoạch.
Được sử chỉ đạo của ngân hàng Công thương Hà Nội; Ngân hàng đã tập
trung công sức thực hiện có kết quả việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân để
bổ sung thêm nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển
nhưng thiếu vốn. Với công tác này, Ngân hàng đã gây dựng được niềm tin

trong khách hàng, cũng như đặt nền móng để làm quen, tiếp cận dần với thị
trường vốn vào những năm sắp tới. Tuy vậy, do nhiều lý do như giá cả, tâm lý,
thực trạng của nền kinh tế mới bắt đầu đi theo cơ chế thị trường... Chi phối
nên việc huy động vốn còn gặp nhiều trở ngại.
Ngân hàng đã tiếp cận định hướng "Đi vay để cho vay". Nên năm 1993,
Ngân hàng đã có những nỗ lực to lớn trong việc huy động nguồn vốn và sử
dụng nguồn vốn. Ngân hàng đã tạo được sự khác sức mạnh trong cho vay
ngắn hạn.
3. Giai đoạn từ tháng 8 năm 1993 đến nay.
Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử phát triển của Ngân
hàng. Ngân hàng Công thương Ba Đình được công nhận là chi nhánh của Ngân
hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng đã áp dụng rất tích cực các biện pháp
huy động nguồn vốn theo tính thần mới đó là bước đi bằng chính đôi chân của
mình.
Với quyết tâm cao của Ban lãnh đạo, Ngân hàng đã tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ đưa việc huy động vốn trở thành công việc thường xuyên với
đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác huy động tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu.
a. Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của Ngân hàng.
a1. Phân loại vốn và nguồn vốn.
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành hoạt động phân tích
là phải sắp xếp lại đối tượng phân tích theo một tật tự nhất định phù hợp với
mục tiêu phân tích. Nên sắp xếp như sau.
BẢNG PHÂN LOẠI NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
Đơn vị:VNĐ
TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ
1. Cho vay đầu tư khách hàng không
phải ngân hàng.
1. Tiền gửi của khách hàng không phải
ngân hàng.
2. Tiền gửi, cho vay thị trường liên

ngân hàng.
2. Tiền gửi, tiền vay của thị trường liên
Ngân hàng.
3. Tài sản, thiết bị. 3. Vỗn của bản thân Ngân hàng.
4. Các tài sản có khác 4. Tài sản nợ khác.
5. Chi phí > Thu nhập. 5. Thu nhập > Chi phí.
Cơ sở khoa học của cách phân tổ này là tính chất thị trường, kỳ hạn của
đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn. Với cách phân bố này người phân tích có
thể theo dõi diễn biến của từng loại tài sản, kịp thời nhận điện được những
thuận lợi hoặc khó khăn để có những biện pháp xử lý phù hợp. Cơ cấu này còn
thể hiện thế mạnh và chiến lược vốn của ngân hàng.
a2. Chỉ số phân tích.
Các chỉ số cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu cơ cấu vốn và nguồn vốn
là:
Số dư của từng loại vốn (hoặc nguồn vốn)
Tỷ trọng từng loại vốn (Nguồn vốn) = _______________________________ × 100(%)
Tổng vốn (Hoặc nguồn vốn)
Chỉ số này giúp nhà quản trị biết được tỷ trọng của từng loại tài sản
trong tổng tài sản của Ngân hàng, qua đó có thể nhận xét đúng đắn về mặt
mạnh, điểm yếu của ngân hàng để hoạch định được các chiến lược kinh doanh
phù hợp trong tương lai theo nhận xét của ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng lý
tưởng của từng loại tài sản trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại
Việt nam như sau:
- Các khoản tiền gửi, tiền vay, cho vay, đầu tư cho các khách hàng không
phải ngân hàng - gọi tắt là các khoản kinh doanh ở thị trường 1 - nên chiểm tỷ
trọng 60% trên tổng tài sản. Bởi vì, đây là thị trường có khả năng mang lại lợi
nhuận cao cho ngân hàng do chi phí huy động vốn thấp nhưng lãi suất cho vay
lãi cao (so với thị trường liên ngân hàng). Mặt khác, các đơn vị phi tài chính
còn là đối tượng phục vụ chính của các Ngân hàng thương mại.
- Các khoản nhận và cung cấp vốn cho thị trường liên ngân hàng nên

chiếm tỷ trọng 30% trên tổng tài sản. Mặc dù, so với thị trường 1, thị trường
liên ngân hàng - còn gọi là thị trường 2 - mạng lại nguồn lại nhuận thấp hơn
những các ngân hàng thương mại cần thiết phải giao dịch ở thị trường này,
nhằm thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đại lý, vay mượn và các nghiệp vụ
hỗ trỡ khác. Thực tế cho thấy các ngân hàng không chỉ có mối quan hệ tốt với
khách hàng phi tài chính mà còn có những khoản giao dịch thường xuyên với
thị trường các tổ chức tín dụng.
- Vốn của bản thân ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
tối thiểu phải bằng 5% trên tổng tài sản có nhằm bảo đảm sự an toàn trong
kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại.
- Tài sản, thiết bị nên chiếm khoảng 2% , Điều này phù hợp với quy định
của Ngân hàng Nhà nước là: các tổ chức tín dụng trong nước không được mua
tài sản cố định quá 50% vốn tự có của Ngân hàng.
- Tài sản nợ và tài sản có khác chủ yếu là các khoản vốn đi chiếm dụng
hoặc bị chiếm dụng trong kinh doanh. Vì vậy, tỷ trọng lý tưởng cho loại tài sản
này là < 5% trên tổng tài sản.
Tỷ trọng của từng loại tài sản trên đây là con số tĩnh, mang nặng tính lý
thuyết. Trong thực tế tỷ trọng của các loại tài sản của ngân hàng rất biến động
giữa các kỳ hạch toán và rất khác nhau giữa các NHYM. Nhận định này được
chứng minh qua bảng sau:
Vốn tự có của ngân hàng biến động từ 320.000.000 vào 30/06/2000
đến 333.000.000 vào 31/12/2000, 570.000.000 vào 30/06/2001, 639.000.000
vào 31/12/2001 và 3.878.000.000 đồng vào quý I năm 2002. Trung bình tăng
8% trong 6 tháng. Hệ số vốn tự có trên tổng tài sản lần lượt là: 0,035%;
0,033%; 0,053%; 0,054%; 0,307% không đủ mức quy định của ngân hàng Nhà
nước là tối thiểu 5%. Nên mức độ vững chắc cho các nghiệp vụ kinh doanh của
chi nhánh không cao. Để xem xét kỹ ta có biểu sau:
? Thị trường khách hàng không phải là ngân hàng "Thị trương 1"
Đơn vị: Triệu VNĐ
THỜI KỲ

CHỈ TIÊU
30/6/00 31/12/00 30/6/01 31/12/01 QUÝ I/02
1. Ngân hàng huy
động
811.536
(85,8%)
859,435
(85,8%)
964.165
(89,3%)
1.079.106
(91,2%)
1.138.083
(90%)
2. Ngân hàng cho
vay và đầu tư.
490.562
(53,5%)
518.762
(51,8%)
548.167
(52,2%)
576.903
(48,9%)
606.884
(48%)
3. Chênh lệch 320.974
(32,3%)
340.673
(34%)

387.007
(36,8%)
502.203
(42,3%)
521.199
(42%)
4. Chênh lệnh
giữa tài sản mở
và tài sản có
khác.
- 10.846 - 3.882 - 5.107 4.889 3.009
? Thị trường các ngân hàng (khách hàng là ngân hàng: Thị trường 2)
Đơn vị: Triệu VNĐ
THỜI KỲ
CHỈ TIÊU
30/6/00 31/12/00 30/6/01 31/12/01 QUÝ I/02
1. Ngân hàng
nhận
44.567
(4,8%)
45.653
(4,5%)
44.650
(4,2%)
44.731
(3,8%)
44.708
(3,5%)
2. Ngân hàng
cung cấp.

289. 381
(31,6%)
358.296
(35,7%)
400.210
(38,1%)
529.002
(44,7%)
561,576
(44,4%)
3. Chênh lệch - 244.814 -312.643 - 355.560 - 484.271 - 516.868
Các khoản chênh lệnh trên được ngân hàng bù đắp từ các nguồn sau:
+ Vốn của bản thân ngân hàng còn lại sau khi trang bị tài sản cố định,
thiết bị vật liệu. Vốn của bản thân ngân hàng rất thấp giao động trong khoảng
từ 320 triệu đến 3.878 triệu nên không có đủ để bù đắp nếu xẩy ra thiếu hụt.
Hơn nữa, khoản chệnh lệnh ở thị trường khách hàng không phải là ngân hàng
có số dương rất lớn, trung bình là 414.411 triệu. Nên không cần vốn để bù đắp.
+ Khoản chênh lệch giữa tài sản nợ khác và tài sản có khác trong ba kỳ
đầu lần lượt là - 10.846 triệu, - 3.122 triệu, - 5107 triệu, chứng tỏ ngân hàng
phải tìm nguồn để bù mức thiếu hụt này nguồn bù đáp thích hợp là khoản
chênh lệch ở thị trường 1. Ở hai kỳ tiếp theo khoảng chênh lệch giữa tài sản nợ
khác và tài sản có khác dương;
+ Khoản chênh lệnh giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng.
+ Khoản chênh lệch giữa vốn huy động và đầu tư ỏ thị trường 1 sẽ phải
luôn chuyển sang thị trường 2. Bởi vì, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng
quá lớn và ngày càng tăng với tốc độ trung bình là 20,5% một kỳ.
Qua các số liệu trên ta nhận thấy cơ cấu vốn - nguồn vốn, của chi nhánh
chưa hợp lý; Độ an toàn về vốn chưa cao lắm.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư cho các tài khoản có sinh lợi qua các giai đoạn là
53,5%; 51,8%; 52,2%; 48,9% và 48%, hơn nữa tỷ trọng vốn điều chuyển nội bộ

với mức lãi rất thấp là rất cao qua các giai đoạn. Trong khi đó, tỷ lệ nguồn vốn
phải trả chi phí huy động qua các giai đoạn chiếm 88,6%; 85,8%; 89%; 91,2%
và 90 %, hơn nữa, nguồn không kỳ hạn chiếm rất nhỏ. Điều này đem đến khả
năng sinh lời và thu nhập của ngân hàng qua các giai đoạn thấp.
+ Chi nhánh đang gặp khó khăn trong việc xử lý đầu ra, không kiếm đủ
số khách hàng tin tưởng để cho vay và vì vậy mà chi nhánh nghiêng về phía thị
trường 2 nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có của
ngân hàng qua các giai đoạn lần lượt là: 2,68%; 2,78%; 2,65%; 2,55% và
2,39% là cao, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng tối ưu nguồn vốn huy động được
để đầu tư (thị trường 1 và thị trường 2), ngân hàng có khả năng huy động vốn
với chi phí thấp, thu lãi cao và các khoản thu nghiệp vụ có thể cao.
b. Phân tích chất lượng tài sản có.
b1. Phân tích tình hình dự trữ.
- Chỉ số phân tích: theo quy định của ngân hàng nhà nước,tỷ lệ dự trữ
bắt buộc cho các cho các loại tiền gửi như sau:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: 13%
+ Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm: 8%
Như vậy tổng số tiền dự trữ bắt buộc của mỗi ngân hàng sẽ là:
Tổng số tiền dự trữ số dư bình quân tiền gửi
=

× 13%
bắt buộc không kỳ hạn

Số dư bình quân tiền gửi
+
× 8%
có kỳ hạn và tiết kiệm
Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư số 02/TT-NH ngày 29/06/95 có
hiều lực ngày 01/07/95 hướng dẫn về việc sửa đổi cơ cấu dự trữ bắt buộc đối

với các tổ chức tín dụng, theo văn bản này cơ cấu dự trữ bắt buộc của các tổ
chức tín dụng hiện nay như sau.
+ Tiền gửi dự trữ bắt buộctại ngân hàng nhà nước tối thiểu là 62,5%
trên tổng số tiền dự trữ bắt buộc.
+ Tiền mua tín phiếu kho bạc tối đa là 7,5% tổng số tiền dự trữ bắt buộc.
+ Tiền mặt tại quỹ ( gồm VNĐ và ngoại tệ ) và ngân phiếu thanh toán tại
tổ chức tín dụng còn giá trị lưu hành tối đa là 30% tổng số tiền dự trữ bắt
buộc.
- Khảo sát chi nhánh.
BIỂU: TÌNH HÌNH DỰ TRƯ BẮT BUỘC CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC THỜI KỲ.
Đơn vị: Triệu VNĐ
CHỈ SỐ
30/6/0
0
31/12/
00
30/6/0
1
31/12/01 QUÝ I/02
1. Vốn huy động
811.53
6
859.43
5
964.16
5
1.079.106 1.138.083
a.Tiền gửi không kỳ
hạn
211.82

5
245.02
1
242.56
2
271.032 227.741
b.Tiên gửi có kỳ hạn,
tiết kiệm, kỳ phiếu
599.71
1
614.41
4
721.60
3
808.074 910.342
2.Tiền gửi DTBT tại
NHNN
302.05
4
30.909 26.078 15.984 8.897
3.Tiền mua tín phiếu
0 0 0 0 0
kho bạc
4.Tiền mặt, ngân phiếu
TT tồn quý.
6.034 6.073 6.657 6.886 9.073
5.Số tiền phải dự trữ
bắt buộc
75.514 81.006 89.260 99.880 102.434
6.Tỷ lệ tiền gửi

DTBB/Số tiền phải
DTBB
42.45% 38.16% 29.2% 15.91% 8.69%
7. Tỷ lệ tín phiếu kho
bạc/ Số tiền DTBB
0% 0% 0% 0% 0%
8.Tỷ lệ tiền mặt và
ngân phiếu thanh
toán trên tổng số tiền
dự trữ bắt buộc.
7.99% 7.50% 7.46% 6.89% 8.82%
Số tiền phải dự trữ bắt buộc

211.825
×
13 599.711
×
8
30/6/00 ( + ) = 75.514 (triệu)

100 100

245.021
×
13 614.414
×
8
31/12/00 ( + ) = 81.006 (triệu)

100 100


212.562
×
13 721.603
×
8
30/6/01 ( + ) = 89.260 (triệu)

100 100

271.032
×
13 808.074
×
8
31/12/01 ( + ) = 99.880 (triệu)

100 100

227.741
×
13 910.342
×
8
Quý I/02 ( + ) = 102.434 (triệu)

100 100
Tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc trên tổng số tiền phải dự trữ bắt buộc.

32.054

30/6/00 :
×
100 = 42,45 (%)


75.514


30.909
31/12/00 :
×
100 = 38,16 (%)


81.006


26.078
30/6/01 :
×
100 = 29,2 (%)


89.260



15.984
31/12/01 :
×

100 = 15,91 (%)


99.880


8.897
Quý I/02 :
×
100 = 8,69 (%)

102.434
Tỷ lệ tín phiếu kho bạc trên tổng số tiền dự trữ bắt buộc giữa các thời kỳ đều
là 0%
Tỷ lệ tiền mặt và ngân phiếu thanh toán trên tổng số tiền dự trữ bắt buộc.

6.034
30/6/00 :
×
100 = 7,99 (%)


75.514


6.073
31/12/00 :
×
100 = 7,50 (%)



81.006


6.657
30/6/01 :
×
100 = 7,46 (%)


89.260



6. 886
31/12/01 :
×
100 = 6,89 (%)


99.880


9.037
Quý I/02 :
×
100 = 8,82 (%)


102.434

So với quy định của ngân hàng nhà nước về cơ cấu dự trữ bắt buộc, chi
nhánh đã không thực hiện đúng tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc tại ngân hàng
Nhà nước: 35,6%; 15,9%; 8,56% đều nhỏ hơn 62,5%. Tỷ lệ dự trữ bằng tiền

×