Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.34 KB, 22 trang )

Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu.
Cấu trúc bài luận
Trang
A. Đặt vấn đề.............................................................................................1
B. Nội dung vấn đề....................................................................................1
I. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về pháp luật thừa kế và
quyền sở hữu.........................................................................................................1
1. Thừa kế là gì?..............................................................................1
2. Khái niệm quyền sở hữu, khái niệm bảo vệ quyền sở hữu........3
3. Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quy định trong
pháp luật về thừa kế với quyền sở hữu...............................................................4
4. Nguyên nhân của việc pháp luật thừa kế có thể
bảo vệ quyền sở hữu............................................................................................5
II. Làm rõ quan điểm “pháp luật thừa kế là một công cụ
pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu”........................................6
1. Các phương diện pháp luật thừa kế bảo vệ quyền sở hữu.........6
1.1. Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế thể hiện việc
bảo vệ quyền sở hữu.............................................................................................6
1.2. Quyền của người để lại di sản và người thừa kế được
pháp luật về thừa kế quy định thể hiện việc bảo vệ quyền sở hữu.....................10
1.3. Người không được quyền hưởng di sản được pháp
luật thừa kế quy định thể hiện việc bảo vệ quyền sở hữu...................................12
1.4. Thừa kế theo di chúc trong việc bảo vệ quyền sở hữu.............12
1.5. Thừa kế theo pháp luật trong việc bảo vệ quyền sở hữu.........14
1.6. Những nội dung khác của pháp luật thừa kế thể hiện
việc bảo vệ quyền sở hữu....................................................................................16
2. Vai trò của pháp luật thừa kế trong việc bảo vệ quyền
sở hữu.................................................................................................................18
III. Phương hướng nhằm tăng cường, bảo đảm việc
bảo vệ của pháp luật thừa kế đối với quyền sở hữu.........................................19
C. Tổng kết...............................................................................................20


Trương Văn Tân 342229 Bài tập lớn học kỳ
1
Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu.
A. Đặt vấn đề.
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp
luật bảo vệ, từ quy định tại Điều 58 Hiến pháp 1992 về quyền sở hữu: “Công
dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh ngiệp hoặc trong các tổ
chức kinh tế khác... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế
của công dân” các ngành luật cụ thể đã có sự cụ thể hóa về quyền sở hữu cũng
như cách thức để bảo vệ quyền sở hữu của công dân, một trong số đó là pháp
luật về thừa kế.
Các chế định pháp luật thừa kế đã có sự quy định cụ thể về toàn bộ cách
thức nhằm thực hiện tốt nhất, bảo vệ tốt nhất quyền sở hữu cho công dân: những
nguyên tắc của pháp luật thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật...
Tất cả những quy định này đều nhằm đạt được những mục đích nhất định phù
hợp với lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội. Có thể nói pháp luật thừa kế là một công
cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu, cụ thể nó quan trọng như
thế nào, bảo vệ ra sao đối với quyền sở hữu? Sau đây là phần phân tích, chứng
minh để làm rõ.
B. Nội dung vấn đề.
I. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về pháp luật thừa kế và quyền sở hữu.
1. Thừa kế là gì?
Theo cách hiểu thông thường thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của
người chết sang cho người sống nhằm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Như vậy, thừa kế là việc người sống thay thế người chết thực hiện các quyền
của chủ sở hữu đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết theo sự
chỉ định của người chết hoặc có thể theo pháp luật.
Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, con người cũng biết đến việc
để lại tài sản cho những người còn sống sử dụng tài sản đó. Tuy nhiên, việc để

lại tài sản của người chết không có một chứng thư hay bất cứ thứ gì chứng minh
người chết đã để lại tài sản vì đây là chế độ sở hữu của cộng đồng, nó chỉ đơn
Trương Văn Tân 342229 Bài tập lớn học kỳ
2
Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu.
giản là việc người này chết đi để lại tài sản thì người khác còn sống sẽ sử dụng,
thế hệ này không còn thì tài sản sẽ do thế hệ sau tiếp tục sử dụng.
Từ khi có nhà nước, mỗi nhà nước đều sử dụng công cụ hữu ích để quản
lý xã hội là pháp luật. Lúc này, tài sản không còn là thuộc sở hữu chung của
cộng đồng nữa mà là thuộc sở hữu của cá nhân, khi một người chết đi việc để lại
tài sản cho những người còn sống không thể không có một chứng thư hay bất cứ
thứ gì để chứng minh, mà người chết đó đã để lại cùng tài sản là một chứng thư
để chứng minh việc để lại tài sản của mình, nếu người này không để lại bất cứ
thứ gì thì pháp luật cũng có những chế định nhằm bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân
cũng như bảo vệ quyền lợi cho những người thân thuộc của người chết đó.
Nói chung, việc một người chết đi để lại tài sản cho những người còn
sống và những người sống có quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó theo di chúc
hoặc không theo di chúc nhưng pháp luật bảo vệ quyền sử dụng, định đoạt tài
sản của những người sống đó chính là thừa kế.
Cùng với thừa kế, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về việc dịch
chuyển tài sản từ người chết cho những người còn sống theo ý chí của họ được
thể hiện trong di chúc hoặc theo ý chí của nhà nước được thể hiện trong các quy
phạm pháp luật (điều chỉnh mối quan hệ thừa kế). Theo một cách khác, quyền
thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền để
lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo
ý chí của người đó hoặc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, dưới góc độ khoa học pháp lý, quyền thừa kế còn được hiểu là
một quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế là quan hệ
thừa kế được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Quan hệ này bao gồm

chủ thể, khách thể, nội dung. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản do Luật Dân sự
điều chỉnh được xác định là một quan hệ tuyệt đối giống quan hệ sở hữu, trong
đó chỉ xác định được một bên chủ thể mang quyền là người để lại di sản hoặc
những người thừa kế còn các chủ thể khác là những người phải tôn trọng quyền
để lại di sản thừa kế và quyền hưởng di sản thừa kế của họ.
Trương Văn Tân 342229 Bài tập lớn học kỳ
3
Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu.
Như vậy, từ các khái niệm này ta có thể thấy việc làm rõ quan điểm pháp
luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu
thực chất là việc tìm hiểu quyền thừa kế có vai trò, tác dụng như thế nào đối với
quyền sở hữu, quyền thừa kế nó bảo vệ quyền sở hữu như thế nào?
2. Khái niệm quyền sở hữu, khái niệm bảo vệ quyền sở hữu.
Theo quy định tại điều 164 BLDS, quyền sở hữu được hiểu là: “bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy
định của pháp luật; Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba
quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định doạt tài sản”. Với quy
định này ta thấy: quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở
hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp
luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội, một trong số các
quy phạm đó có cả những quy phạm pháp luật thừa kế trong BLDS và Pháp lệnh
thừa kế... Theo đó, các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo
vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
tài sản (bảo vệ quyền sở hữu).
Khái niệm quyền sở hữu ngoài việc được quy định tại Điều 164 BLDS thì
nó còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn: “Quyền sở hữu là hệ
thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản
xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác; quyền sở hữu được hiểu là một quan
hệ pháp luật dân sự- quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu, vì rằng bản thân nó

chính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ sở
hữu, theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp
luật dân sự: chủ thể, khách thể và nội dung...”. (Trường Đại học Luật Hà Nội
-Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam I – Nxb. CAND2007).
Cùng với khái niệm này, để thấy được sự bảo vệ của pháp luật thừa kế đối
với quyền sở hữu, ta phải làm rõ được khái niệm về bảo vệ quyền sở hữu. Theo
đó, pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ
quyền sở hữu, đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lý các
Trương Văn Tân 342229 Bài tập lớn học kỳ
4
Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu.
quyền năng của mình đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, thông qua việc bảo
vệ quyền sở hữu, ngoài việc khẳng định quyền của chủ thể đối với tài sản còn là
yếu tố quan trọng để buộc các chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải
gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Như vậy, “Bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là
những biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người
qua đó bảo đảm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện được các
quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu
của mình” (TS. Lê Đình Nghị (chủ biên) - Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập
I. Nxb. Giáo dục Việt nam).
3. Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quy định trong pháp luật về thừa kế
với quyền sở hữu.
Trước hết, phải khẳng định rằng quyền sở hữu là cơ sở làm phái sinh
quyền thừa kế, bởi lẽ từ khi xuất hiện xã hội thì đã có sự sở hữu đối với tài sản
do thiên nhiên mang lại hoặc do chính con người tạo ra, khi con người chết đi sẽ
để lại tài sản của mình, tài sản đó sẽ tiếp tục được những người sống sử dụng,
định đoạt đây gọi là sự thừa kế, khi xuất hiện nhà nước, xét thấy vai trò quan
trọng của quyền sở hữu vì nó không chỉ phục vụ cho chủ sở hữu khi còn sống
được toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của mình mà nó
còn phục vụ cho những người còn sống khác được sử dụng tài sản do người chết

để lại, giai đoạn này được gọi là thừa kế tài sản do người chết để lại cho nên nhà
nước đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu, từ đây quyền thừa kế có
tác động trở lại đối với quyền sở hữu khi những người còn sống được sở hữu tài
sản do người chết để lại mà không sợ xảy ra sự tranh giành.
Thứ hai, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước
quy định nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất
trong xã hội. Những quy phạm đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền sở hữu
của các chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Quyền thừa kế là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các điều kiện, trình tự dịch
chuyển những tài sản của người đã chết cho người sống. Như vậy, thông qua
quyền thừa kế (thông qua các điều kiện, trình tự dịch chuyển tài sản) thì quyền
Trương Văn Tân 342229 Bài tập lớn học kỳ
5
Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu.
sở hữu tài sản của người chết được dịch chuyển sang cho những người còn sống,
một khi quyền sở hữu đó được dịch chuyển sang cho những người thừa kế thì
quyền thừa kế coi như đã bảo đảm tốt vai trò của mình.
Thứ ba, quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lý,
song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế- xã hội nhất định, do vậy từ
chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản, cũng trên cơ sở đó
họ có quyền năng trong quan hệ thừa kế. Nếu họ có quyền hưởng thừa kế thì tất
yếu họ sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế đó và ngược lại, nếu
tài sản đã thuộc sở hữu của họ thì họ có mọi quyền năng trong phạm vi pháp luật
quy định đối với tài sản đó: đó là họ có quyền để lại thừa kế cho người khác số
tài sản thuộc sở hữu của mình (người khác đã có quyền thừa kế tài sản đó).
Thứ tư, công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho người khác, nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và
quyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 643 BLDS).
Như vậy, quyền sở hữu và quyền thừa kế kết hợp với nhau tạo cho chủ sở hữu
một quyền năng toàn diện vừa có quyền sở hữu vừa có quyền để lại thừa kế cho

những người khác tài sản của mình, bên cạnh đó nó cũng tạo cho chủ thể khác
những quyền năng cơ bản, theo đó những chủ thể này vừa có quyền thừa kế
những tài sản đó đồng thời họ cũng được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do
người chết để lại.
4. Nguyên nhân của việc pháp luật thừa kế có thể bảo vệ quyền sở hữu.
Một là, xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu, hai
quyền này có mối liên hệ nhất định, quyền sở hữu có tác dụng thúc đẩy quyền
thừa kế phát triển và ngược lại quyền thừa kế cũng có vai trò to lớn trong việc
tạo lập quyền sở hữu bằng việc quyền thừa kế được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật về thừa kế, từ đó việc dịch chuyển quyền sở hữu giữa người chết cho
người sống phải thông qua các bước được quy định trong pháp luật thừa kế
nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho các chủ thể.
Hai là, xuất phát từ việc quyền sở hữu ra đời sớm hơn quyền thừa kế, để
có thể điều chỉnh quan hệ tài sản giữa người chết với người sống thì chưa có một
Trương Văn Tân 342229 Bài tập lớn học kỳ
6
Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu.
văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này, để bảo vệ quyền và lợi ích cho
người còn sống, giúp họ được sử dụng tài sản của người chết để lại mà không
xảy ra sự tranh chấp, thì nhà làm luật phải ban hành một văn bản pháp luật về
thừa kế nhằm điều chỉnh vấn đề này bởi lẽ suy cho cùng thừa kế là việc dịch
chuyển quyền sở hữu tài sản từ người chết sang cho người sống, do vậy phải
tuân theo những trình tự nhất định.
Ba là, một chủ sở hữu đối với với tài sản của mình thì họ có toàn quyền
đối với tài sản đó, một trong các quyền đó là quyền định đoạt tài sản, khi họ chết
đi họ muốn định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác còn sống thì
họ phải tuân theo những quy định của pháp luật về thừa kế. Như vậy, trong
trường hợp này pháp luật thừa kế xuất phát từ quyền định đoạt tài sản của chủ sở
hữu, cho nên đã quy định trình tự, thủ tục thực hiện quyền định đoạt tài sản cho
chủ sở hữu cũng là để bảo đảm việc xác lập quyền sở hữu cho những người có

quyền thừa kế thông qua việc quy định những chủ thể có quyền thừa kế và nghĩa
vụ của những người này.
Bốn là, xuất phát từ đặc trưng của pháp luật thừa kế là bảo vệ quyền lợi
cho chủ sở hữu tài sản khi họ chết và quyền lợi của những chủ thể khác được
xác lập quyền sở hữu khi chủ sở hữu chết đi, cho nên pháp luật thừa kế là bảo vệ
sự dịch chuyển tài sản giữa người chết cho người sống, cũng là sự dịch chuyển
quyền sở hữu. Nói chung, xuất phát từ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản với ba
quyền năng của mình; việc xác lập quyền sở hữu đối với những người có quyền
thừa kế; bảo đảm không xảy ra tranh chấp về thừa kế giữa các chủ thể... cho nên
pháp luật thừa kế đã hướng mục tiêu tới việc bảo vệ quyền sở hữu.
II. Làm rõ quan điểm “pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan
trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu”.
1. Các phương diện pháp luật thừa kế bảo vệ quyền sở hữu.
1.1. Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế thể hiện việc bảo vệ quyền sở
hữu.
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kế: người có
quyền thừa kế theo quy định của pháp luật là công dân, tổ chức. Trên cơ sở của
Trương Văn Tân 342229 Bài tập lớn học kỳ
7
Pháp luật thừa kế là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu.
nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận được quy định tại Điều 7
BLDS, pháp luật thừa kế hiện hành vẫn kế thừa việc tôn trọng ý chí của người
có quyền thừa kế tại các văn bản pháp luật thừa kế trước đó và bảo đảm một
cách nhất quán về quyền của cá nhân để lại tài sản và quyền của cá nhân hưởng
thừa kế di sản, với nguyên tắc này vừa bảo vệ được quyền sở hữu của chủ sở
hữu tài sản trong việc định đoạt tài sản của mình vừa xác lập quyền sở hữu cho
người có quyền nhận thừa kế, cụ thể:
Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp
đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thể hiện quyền
định đoạt tài sản của bản thân sau khi họ chết, quyền này của chủ sở hữu được

pháp luật về thừa kế quy định cụ thể tại Điều 648 BLDS “họ có quyền: chỉ định
người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di
sản cho từng người thừa kế...”, đây cũng là sự thể hiện việc bảo vệ của pháp luật
thừa kế đối với quyền sở hữu khi quy định cụ thể quyền của chủ sở hữu, thông
qua quy định này, chủ sở hữu có thể thực hiện quyền của mình một cách dễ
dàng. Bên cạnh đó, pháp luật thừa kế còn cho phép chủ sở hữu tài sản có quyền
không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, đây là quy định nhằm để cho
chủ sở hữu tự do trong cách thể hiện ý chí với những quyền năng của mình đối
với tài sản.
Đối với cá nhân có quyền nhận di sản, pháp luật thừa kế bảo vệ quyền sở
hữu như thế nào? Pháp luật có quy định người thừa kế có quyền nhận di sản
hoặc từ chối nhận di sản, nếu họ nhận di sản thì đương nhiên họ được xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản được thừa kế đó, từ đây họ có mọi quyền năng của
chủ sở hữu đối với tài sản do mình nhận thừa kế, pháp luật thừa kế có những
quy định cụ thể về cách thức nhận thừa kế để làm sao đó chuyển giao tốt nhất tài
sản từ người để lại di sản và người nhận di sản: họ có quyền nhận di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật. Chính điều này đã là cơ sở vững chắc cho việc họ thực
hiện quyền của chủ sở hữu tài sản mà không xảy ra bất cứ sự tranh chấp nào.
Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân, nguyên tắc này của
pháp luật thừa kế thể hiện việc bảo vệ quyền sở hữu ở chỗ:
Trương Văn Tân 342229 Bài tập lớn học kỳ
8

×