Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NGHIÊN CỨU, CHẾ ĐỘ KHOÁN CHI HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.76 KB, 11 trang )

I. NỘI DUNG CHẾ ĐỘ KHOÁN CHI HÀNH CHÍNH
1 Khái niệm khoán chi, chế độ khoán chi hành chính.
Khoán trong “khoán trắng” được hiểu là giao phó cho người khác mà không
quan tâm săn sóc gì đến.
Chi được hiểu là bỏ tiền ra dùng vào việc gì.
Hành chính được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước hết hành chính
được hiểu là một lĩnh vực hoạt động của Chính phủ thực thi quyền hành pháp, thi
hành những chính sách và pháp luật của Nhà nước. Với nghĩa thông thường, hành
chính là hoạt động quản lí chuyên nghiệp của Nhà nước đối với xã hội, hoạt động
đó và sự quản lí đó nằm trong phạm vi quyền hành pháp được thực hiện bởi một bộ
máy quan chức chuyên nghiệp. Một mặt nó là một bộ phận của quyền lực chính trị,
có mối liên hệ mật thiết đối với quyền lực chính trị, quyền lập pháp và quyền xét
xử phục vụ chính trị
Có thể hiểu khoán chi hành chính thực chất là hoạt động chi ngân sách Nhà nước
cho các đơn vi hành chính theo phương thức giao khoán, cấp cho các đơn vi một
khoản kinh phí cụ thể và trao quyền chủ động sử dụng khoản kinh phí đó vào các
mục đích khác nhau phù hợp với các hoạt động của cơ quan đơn vị hành chính.
Chế độ khoán chi hành chính là tổng hợp các quy định của pháp luật về việc cấp
phát, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách sách Nhà nước cho các đơn vị hành
chính.
2. Nội dung của chế độ khoán chi hành chính.
Nội dung của chế độ khoán chi hành chính được quy định cụ thể trong hai
văn bản: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2005 quy định
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với các cơ quan Nhà nước, và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tái chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hai
văn bản pháp luật này đã quy định những nội dung cơ bản nhất về chế độ khoán chi
hành chính Nhà nước thông qua các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính Nhà nước đối với các cơ quan
Nhà nước và các đơn sị sự nghiệp ngoài công lập. Theo đó, cơ chế khoán chi hành


chính có một số nội dung cơ bản sau:
2.1 Khoán chi hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính
đảm bảo để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.
Các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công không đòi hỏi người được
phục vụ phải trả thù lao. Do vậy, ngân sách Nhà nước phải cấp phát kinh phí cho
các cơ quan đó hoạt động, việc cấp phát kinh phí đó có thể được thực hiện với các
phương thức khác nhau tùy từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Hiện này theo
quy định tại Nghị định của Chính phủ số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 thì cơ
chế khoán kinh phí cho các cơ quan Nhà nước có một số nội dung sau:
2.1.1 Đối tượng khoán chi
Theo quy định tại 1 Nghị định trên thì đối tượng thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính bao gồm: Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc hội, Văn
phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Văn
phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn
thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương; Văn phòng Hội
đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Như vậy, có thể thấy rằng, đối tượng phải thực hiện khoán chi hành chính
chủ yếu là các cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp huyện trở lên, các cơ quan này
phải có những điều kiện do pháp luật quy định đó là có tài khoản và con dấu riêng
thì mới thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lí và sử dụng tài chính.
2.1.2 Nội dung thực hiện khoán chi.
Nguồn kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước bao gồm:
Ngân sách Nhà nước cấp, các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định,
các khoản thu hợp pháp khác, tuy nhiên không phải tất cả các khoản kinh phí này
đều do các cơ quan tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng và quản lí. Việc
khoán chi chỉ được áp dụng cho các hoạt động sau đây:

- Các khoản chi cho thanh toán cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương,
các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản
thanh toán khác cho cá nhân quy định;
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng. vật tư
văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong
nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước
ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên) chi phí
thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa
thường xuyên tài sản cố định
- Các khoản chi thường xuyên khác.
Như vậy, các khoản chi cho đầu tư phát triển như chi mua sắm, chi sửa chữa tài sản
cố định; chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức…không thuộc nội dung cho khoán chi hành chính. Nói
cách khác, Ngân sách NHà nước chỉ giao cho các cơ quan Nhà nước được tự chủ
trong các việc sử dụng và quản lí là các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định
cao, thể hiện tính chất tiêu dùng, nội dung cơ cấu chi mức độ chi gắn liền với cơ
cầu tổ chức bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung cấp các
hàng hóa công cộng.
2.1.3 căn cứ định mức khoán chi
- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng kinh phí thường xuyên của Ngân
sách Nhà nước
- tình hình thực tế sử dụng kinh phí của cơ quan trong một số năm (hiện nay là 3
năm) liền kế trước năm thực hiện khoán có xem xét các yếu tố tăng giảm đột biến
- Kinh phí quản lí hành chính Nhà nước được giao được xem xét điều chỉnh trong
các trường hợp như: Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cơ cấp
có thẩm quyền; điều chính nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Do
Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi các định mức phân bổ dự toán
ngân sách Nhà nước, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực
quản lý hành chính.
2.1.4 Sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được.

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 130/2004/NĐ-CP thì kinh phí tiết kiệm được được
xác định là phần chênh lệch giữa số chi thực tế và dự toán kinh phí trong năm ngân
sách trong trường hợp số chi thực tế nhỏ hơn dự toán kinh phí được giao để thực
hiện chế độ tự chủ.
Kinh phí tiết kiệm được được sử dụng vào các mục đích: bổ sung thu nhập
cho cán bộ, công chức, chi khen thưởng và phúc lợi. lập quỹ dự phòng hoặc chuyển
sang năm sau tiếp tục sử dụng.
2.1.5 Trách nhiệm của cơ quan được khoán chi hành chính.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP thì thủ trường cơ
quan được khoán chi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của
mình trong việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được giao, thực hiện các biện
pháp tiết kiệm, thực hiện quy chế dân chủ, công khai tài chính.
2. Khoán chi hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.1 Đối tượng thực hiện khoán chi hành chính.
Khoán chi hành chính không chỉ được thực hiện đối với các cơ quan Nhà
nước mà còn được thực hiện trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vi sự nghiệp
công lập là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động có thu thực hiện cung
cấp các dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác nhằm duy trì hoạt động bình thường
của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực y tế,
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuận, thể dục
thể tao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ, việc làm….
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực
hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên (đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động)
- Đơn vi có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được ngân sách Nhà nước cấp (đơn vị sự nghiệp
tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động)
- Đơn vi có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách

Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (đơn vị sự nghiệp do ngân
sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động).
Căn cứ vào sự phân loại các nguồn thu nói trên mà có các quy tắc pháp lí khác
nhau điều chỉnh chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tài
chính của các đơn vị đó trong đó có việc thực hiện tự chủ khoản kinh phí do ngân
sách Nhà nước cấp.
2.2.1. Khoán chi hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo nguồn chi phí
hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, nguồn thu tài chính
của các đơn vị này được hình thành từ ngân sách Nhà nước cấp, thu từ hoạt động
sự nghiệp, từ nguồn viện trợ, quà biểu, tặng, cho theo quy định của pháp luật, ngoài
ra còn có nguồn vốn vay, vốn liên doanh liên kết của các tổ chức cá nhân.
Căn cứ nguồn thu cũng như nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài
chính, đối với các khoản chi thường xuyên bao gồm: “chi hoạt động theo chức
năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; chi phục vụ cho việc thực hiện công
việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện
nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi
trả vốn, trả tiền lãi vay theo quy định của pháp luật, thủ trưởng các đơn vị trên được
quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn
mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Dựa vào tính chất công
việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ
phận, đơn vị trực thuộc.
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp
khác theo quy định, phần chênh lệch thu lơn hơn chi, các đơn vị được sử dung để
lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động,
lập các Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập…theo các
quy định tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
2.2.2 Khoán chi hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước
đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.
Khác với các đơn vị tự đảm bảo nguồn chi phí hoạt động và các đơn vị sự

nghiệp đảm bảo một phần nguồn chi phí hoạt động, nguồn kinh phí chủ yếu của các
đơn vi này do Ngân sách Nhà nước cấp. Việc trao quyền tự chủ sử dụng các nguồn
tài chính đối với các đơn vị này cũng tương tự đối với các đơn vị trên tuy nhiên
điểm khác biệt đó là trình tự sử dụng khoản chênh lệnh thu chi. Nếu như các đơn vị
sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động và đảm bảo một phần chi phí hoạt động,
phần chênh lệnh thu chi trong năm được ưu tiên cho việc sử dụng để lập quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp, sau đó đến việc trả lương cho người lao đông…và lập
các quỹ khác thì ở các đơn vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ

×