Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài dạy học theo chủ đề tích hợp đạt giải Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 20 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOA LƯ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- tự do- hạnh phúc


BÀI DỰ THI:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG YÊN

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Mạnh Toàn

Chủ đề:
CÁC BÀI TOÁN VỀ SỐ NGUYÊN - CỘNG, TRỪ SỐ NGUYÊN
TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ
LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ- HIỂU BIẾT XÃ HỘI,…
Ngày 13 tháng 11 năm 2014.

PHIẾU DỰ THI : DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

I. Chủ đề :
Dạy học tích hợp các môn học : Toán học, Địa lí, Lịch sử, hiểu biết thực
tế xã hội,… thông qua chủ đề: “CÁC BÀI TOÁN VỀ SỐ NGUYÊN - CỘNG, TRỪ
SỐ NGUYÊN TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ- HIỂU BIẾT XÃ HỘI
…”
II. Mục tiêu dạy học:


- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là:
Toán học, môn địa lí, môn lịch sử, giáo dục kĩ năng hiểu biết những vấn
đề trong cuộc sống hằng ngày.
- Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào các bài tập về số -
cộng, trừ số nguyên giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
2

- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Số học,
Hình học, Toán- Địa lí, Toán - Lịch sử, lồng ghép hiểu biết xã hội trong thực tế.
III. Đối tượng dạy học của dự án:
Là học sinh khối 6 trường THCS Trường Yên – Huyện Hoa Lư – Tỉnh
Ninh Bình.
Thứ nhất: Đây là đối tượng học sinh đầu cấp, khi học ở bậc tiểu học và
trong chương I các em đã hoàn thiện chương trình về tập hợp số tự nhiên, trong
đó các phép toán cộng , và nhân luôn thực hiện được, còn phép trừ và phép chia
không phải lúc nào cũng thực hiện được. Nhu cầu mở rộng tập hợp số để đáp
ứng được khả năng tính toán và thực tiễn cuộc sống đề ra.
Thứ hai: Đối với bộ môn Địa lý, Lịch sử, các em đã được học rất nhiều
bài có liên quan đến địa điểm nổi tiếng trong nước và trên thế giới, các kỳ quan
thiên nhiên, các mốc lịch sử quan trọng và các nhân vật nổi tiếng của thế giới.
Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy, như môn: Lịch sử, Địa lí…
các em đã được tìm hiểu về kiến thức nhiều môn được tích hợp trong các bài
học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ
môn toán để làm cho bài dạy phong phú, gần giũ hơn để học sinh tích cực tự
giác tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn. Qua đó giúp các em vừa nắm
vững kiến thức toán học và hiểu thêm kiến thức của các môn khác góp phần giáo
dục học sinh yêu lịch sử dân tộc, yêu quê hương đất nước, hiểu biết thêm các sự
kiện lịch sử, địa lí thế giới mở rộng hiểu biết để các em tìm tòi khám phá nâng
cao hiểu biết của bản thân.

IV. Nội dung tích hợp cụ thể.
A.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau để
giải quyết các bài tập môn toán đưa ra, từ môn toán tích hợp các nội dung của
các môn học khác và các kiến thức về hiểu biết xã hội, kĩ năng sống làm phong
phú kiến thức của học sinh giúp các em lĩnh hội kiến thức chủ động và khắc sâu.
Thông qua đó làm cho bài dạy của giáo viên sinh động hơn cụ thể là các nội
dung liên môn của các môn học sau:
3

1.V địa lý:
+ Tìm hiểu về độ cao của các đỉnh núi
+ Tìm hiểu về độ sâu của đáy vực, đáy vịnh
+ Tìm hiểu xem một n-ớc thuộc khu vực nào của châu lc,
2.V lịch sử:
+ Dùng số nguyên để biểu diễn các mốc thời gian trc v sau cụng nguyờn.
+ Tìm hiểu về các thời đại, các vị anh hùng ca dõn tc Vit Nam.
3.V hiểu biết xã hội
+ Tìm hiểu về các nhà bác học
+ Cỏc hiu bit v xó hi cuc sng.
+ Tỡm hiu s nguyờn õm nguyờn dng thụng qua kinh doanh (l-lói,
cú- n).
4. Về thể thao :
+ Tìm hiểu về hiệu số bàn thắng thua.
+ Tỡm hiu nột p vn húa Vit Nam qua Festivan diu Hu.
B. Nhng ni dung chớnh.
1
.
Hiểu về số nguyên qua tìm hiểu về độ cao của các a danh.
Bi toỏn 1.Dựng cỏc s nguyờn biu th cỏc cao v cho bit ý ngha ca nú:

a) cao ca nh nỳi ấ-v rột ( thuc Nờ-pan) l 8848 m
b) cao ca nh nỳi Phan-xi-png l 3143 m
HD. Tr li v ni dung tớch hp kin thc a lớ, hiu bit xó hi.
+ cao ca nh nỳi ấ- v - rột cao 8848 m so vi mc nc bin. L s
nguyờn dng(+8818m)
Thụng qua ú tỡm hiu v trớ ca nh ấ- v rột ca dóy Hy-ma-lay-a
thuc Nờ-pan hc sinh biờt thụng tin õy l nh nỳi cao nht th gii (núc nh
th gii) l a im du lch, th thao mo him, thỏm him ca nhiu nh khoa
hc trờn th gii trong ú cú c Vit Nam.
4


Đỉnh núi Ê- vơ-rét (Nê- Pan) cao +8848 m
+ Khi nói độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là + 3143 m điều đó có nghĩa
là đỉnh núi trên mực nước biển là 3143 m, là số nguyên dương.









Đỉnh núi Phan-xi-păng (Lào Cai) cao +3143 m

Thông qua nội dung này học sinh biết đây là đỉnh núi cao nhất Đông
Dương (nóc nhà Đông Dương) đây cũng là nơi tham quan, du lịch sinh thái,
nghiên cứu, thám hiểm quan trọng của Việt Nam. Trên dãy Hoàng Liên Sơn có
nhiều động- thực vật quý cần bảo vệ và khai thác hợp lý.

5

Bài toán 2 .(Bài tập vận dụng tương tự) Viết các độ cao sau và cho biết ý nghĩa
của nó.
a) Độ cao trung bình của Tây Nguyên (Việt Nam) là 700 m.
b) Độ cao của đỉnh núi Bồ (khu di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới
Tràng An xã Trường Yên) là 1000m
HD. a) +700m b) +1000m
Bài toán 3.Đọc các số nguyên để biểu thị các độ cao và cho biết ý nghĩa của nó:
a) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an là -11524 m.
b) Đáy vịnh Cam Ranh có độ cao là -30m.
HD. Trả lời và nội dung tích hợp kiến thức địa lí, hiểu biết xã hội.
+ Độ cao của đáy vực Ma-ri-an là -11524 m. Nghĩa là đáy vực này nằm
dưới mực nước biển là 11524 m, là số nguyên âm.

Thông qua đó tìm hiểu vị trí của đáy vực nằm ở khu vực nào của Châu Á,
vùng biển nào.Thông qua đó giúp học sinh trang bị thêm cho học sinh hiểu biết
và củng cố kiến thức về địa lí
+ Đáy vịnh Cam Ranh có độ cao là -30m có ý nghĩa là đáy vịnh bên dưới
mực nước biển 30m, là số nguyên âm.
6













Vịnh Cam Ranh ( Khánh Hòa) cao - 30 m
Đây là nội dung có liên quan tới kiến thức địa lí và hiểu biết xã hội, vịnh Cam
Ranh là một trong 20 vịnh được vinh danh đẹp nhất thế giới (xếp thứ 3), là nơi
có tiềm năng về du lịch biển, nơi phát triển kinh tế. Bên cạnh đó vịnh Cam Ranh
còn là cảng quân sự quan trọng của QĐND Việt Nam nơi đặt nhiều tầu chiến
hiện đại và hiện còn là nơi neo đậu của biên đội tầu ngầm ki-lô của Việt Nam để
bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa










7

Bài toán 4. Em hiểu gì về ý nghĩa của các số nguyên trong các câu sau:
a) Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là – 65m.
b) Độ cao của hơn một nửa nước Hà Lan (Thuộc châu Âu) là -1m.
c) Độ cao trung bình của tam giác Bec-mu-da (tam giác quỷ thuộc vùng
biển Ca-ri-bê- trung mỹ) là -2000m.
HD: Dưới mực nước biển
a) 65m b) 1m c) 2000m

2. Qua số nguyên tìm hiểu các mốc lÞch sö, t×m hiÓu vÒ c¸c thêi ®¹i.
Bài toán 5.Dùng số nguyên biểu thị các mốc thời gian sau.
a) Thời đại Hùng Vương kết thúc vào khoảng năm 258 trước Công
nguyên.
b) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40 sau công nguyên.
c) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn thu về một
mối và lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt định
đô ở Hoa Lư năm 968 sau công nguyên.
HD. Trả lời và nội dung tích hợp kiến thức lịch sử, hiểu biết xã hội.
+ Thời đại Hùng Vương kết thúc vào khoảng vào năm – 258 là sè nguyªn ©m









Hình ảnh về thời kì các Vua Hùng
Thông qua nội dung liên hệ đến truyền thuyết con Lạc cháu Hồng của dân
tộc Việt Nam và ý nghĩa của từ “ Đồng Bào”. Hiểu thêm về thời kì dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta.Thời kì Hùng Vương kéo dài từ năm 2879 đến 258
8

(TCN) trải qua 18 đời vua đây là thời kì dựng nước (Văn Lang) của dân tộc Việt
Nam.Thế hệ người Việt Nam phải cùng nhau giữ nước, nhất là thế hệ trẻ. Theo
lời dặn của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải
cùng nhau giữ nước”.Qua đó giúp học sinh thêm yêu lịch sử Việt Nam và thấy
trách nhiệm của mình đối với đất nước.

+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra khoảng năm + 40 là số nguyªn d-¬ng





















H
ình ảnh Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm 40 đến năm 43
Học sinh tìm hiểu khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân xâm lược Nam Hán
Qua nội dung này làm cho học sinh hiểu thêm về mốc lịch sử và thấy
được lòng yêu nước và tinh thần quật cường của người phụ nữ Việt Nam. Khi
9

giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Thấy được vai trò của người phụ nữ trong lịch

sử giữ nước của dân tộc ta.
Gắn với 8 chữ vàng mà Bác Hồ nhận xét về phụ nữ Việt Nam: “ Kiên
cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.Thông qua nội dung học sinh tìm hiểu
thêm những gương phụ nữ anh hùng trong lịch sử. Trong giai đoạn phong kiến
có những gương phụ nữ tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, bà Triệu, Thái hậu Dương
Vân Nga,…trong thời đại Hồ Chí Minh tiêu biểu như: Võ Thị Sáu, Trần Thị Lý,
Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Võ Thị Thắng,….
- Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm + 968.
+ Đinh Tiên Hoàng( 924 - 979) là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh,
nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn
12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam
sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập,
tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở
nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế:
Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô
Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền
Lý xưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau
người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu,
khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại
Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền
phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau,
các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một
dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà
nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn
được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch
sử.Đây là niềm tự hào của Ninh Bình nói chung và quê hương Trường Yên
chúng ta nói riêng.
10




Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tại Trường Yên Tượng vua Đinh Tiên Hoàng trong đền
Bài toán 6.Dùng số nguyên biểu diễn các mốc thời gian sau:
a) Thời kì An Dương Vương kết thúc khoảng năm 257 TCN.
b) Nhà toán học Pi-ta- go sinh năm 576 TCN
c) Thế vận hội đầu tiên tổ chức tại Olimpia (Hy-lạp) năm 776 TCN
d) Thế vận hội mùa hè lần thứ XXX tổ chức tại Luân Đôn (Anh) năm 2012.
HD. a) -257 b) -567 c) -776 d) +2012













11
















3. Các dạng bài tập tìm hiểu về thực tế. LuyÖn tËp vÒ phÐp céng- trõ sè nguyªn
Liên quan tới cộng trừ các số nguyên: Cùng dấu, khác dấu.Qua đó củng
cố và khắc sâu kiến thức.
Bµi to¸n 7.
Nhiệt độ buổi trưa ở Mát-xcơ-va là -7
0
C. Buổi chiều nhiệt độ giảm
6
0
C. Hỏi nhiệt độ buổi chiều ở Mát-xcơ-va là bao nhiêu độ.
HD.
Khi nhiệt độ buổi chiều giảm 6
o
C nghĩa là tăng -6
o
C. Vậy nhiệt độ buổi
chiều ở Mát-xcơ-va là:
- 7 + (-6) = - (7+6) = -13
Vậy nhiệt độ buổi chiều ở Mát-xcơ-va là -13
o
C.
Liên hệ tới hiểu biết xã hội.
- Tìm hiểu Mát-xcơ - va là thủ đô của nước Nga (Liên Xô cũ) là thủ đô

xinh đẹp và cổ kính, nước Nga là nước giúp đỡ Việt Nam vô cùng to lớn trong
chiến tranh, và hiện tại trong cả hòa bình.
12









Mát-xcơ- va thủ đô liên bang Nga
Bài toán 8. Nhiệt độ ở Sapa vào buổi trưa là 3
0
C, đến tối nhiệt độ giảm so với
buổi trưa là 5
0
C. Do đó ở Sapa có tuyết rơi. Hỏi vào buổi tối Sapa có nhiệt độ là
bao nhiêu?
HD. 3 + (-5) = -(5-3) = -2
Vào buổi tối Sapa có nhiệt độ là -2
0
C.
Bài toán 9: Vùng Xi-bê –ri (Liên bang Nga) có nhiệt độ chênh lệch (nhiệt độ
cao nhất trừ nhiệt độ thấp nhất) trong năm nhiều nhất thế giới: nhiệt độ thấp nhất
là -70
0
C, nhiệt độ cao nhất là 37
0

C. Tính số độ chênh lệch nhiệt độ của vùng Xi-
bê –ri.
Lời giải.
Nhiệt độ chênh lệch nhiệt độ của vùng Xi-bê –ri là:
37 – (-70) = 37 + 70 = 107
Vậy số độ chênh của nhiệt độ vùng Xi-bê-ri là 107
0
C.







Xi - bê- ri (Liên bang Nga)
13

Qua đó tìm hiểu Xi-bê –ri là khu vực cận đông, nằm trên lãnh thổ Châu Á
của nước Nga, giới thiệu là nơi có nhiệt độ chênh lệch lớn nhất trong năm trên
thế giới. Tuy vậy nơi đây có rất nhiều tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, kim
cương,…
Bài toán 10. Năm 179 TCN Triệu Đà đánh bại An Dương Vương chính thức
xâm lược Âu Lac (Tên của nước ta thời kì đó) đến năm 938 sau công nguyên
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trong trận đánh lịch sử Bạch Đằng chấm
dứt thời kì Bắc thuộc mở ra thời kì độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Tính xem thời
kì Bắc thuộc kéo dài bao nhiêu năm.
HD. Thời kì Bắc thuộc kéo dài khoảng: 938 – (-179) = 938 + 179 = 1117
Vậy thời kì Bắc thuộc kéo dài 1117 năm


Đền thờ Ngô Quyền tại thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm
Tượng Ngô Quyền trong đền thờ ông ở
thôn Cam Lâm (Đường Lâm – HN)
Bài tập11.Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác – si – mét, biết rằng ông sinh năm -
287 và mất năm -212.
HD.Tính tuổi thọ ta lấy năm mất trừ năm sinh.
Tuổi thọ của nhà bác học Ác – si – mét là :
-212 –(-287) = -212 + 287
= 287 – 212 = 75
Vậy Ác – si – mét thọ 75 tuổi



14


Hình ảnh chân dung Ác-si-mét, sinh khoảng 287 trước Công Nguyên
Syracuse, Sicilia Magna Graecia, Vịnh Taranto
Mất khoảng 212 trước Công Nguyên
Bị các binh sĩ La Mã giết hại trong trận Syracuse
Nơi cư trú Syracuse, Sicilia
Nhà toán học, Nhà vật lý học,Kỹ
s
ư, Nhà thiên văn, Nhà phát minh
Nổi tiếng vì Định luật Archimedes, Đinh ốc Archimedes, Thủy tĩnh học, Đòn bẩy
- Thông qua bài toán tìm hiểu Ác – si –mét là nhà bác học cổ đại ông giỏi
nhiều lĩnh vực, là “cha đẻ” của lực đẩy Ác-si-mét gắn liền với câu truyện nổi
tiếng Ơ-rê-ca.
Bài toán 12. Một đội bóng đá năm ngoái ghi được 27 bàn và để thủng lưới 48
bàn.Năm nay đội ghi được 39 bàn và để thủng lưới 24 bàn. Tính hiệu số bàn

thắng – thua của đội bóng trong mỗi mùa giải.
Giải.
a) Hiệu số bàn thắng thua của mùa giải năm trước là:
21 – 32 = - (32- 21) = - 19 bàn
b) Hiệu số bàn thắng thua năm nay là: 35 – 31 = 4 bàn
Hiểu được ứng dụng của số nguyên trong thực tế được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như thể thao(hiệu số bàn thắng- thua, trong kinh doanh
lỗ (âm), lãi (dương), trong y học cận thị, viễn thị
15

Qua nội dung này học sinh thấy được số nguyên dùng cả trong lĩnh vực
thể thao, hay trong cuộc sống thực tế đời sống xã hội như có và nợ, kinh doanh
lỗ (âm) lãi (dương)
Bài toán 13: Năm ngoái ông Năm vay ngân hàng nhà nước để chăn nuôi 15
triệu đồng theo chế độ ưu đãi của nhà nước giành cho hộ nghèo vì vậy ông
không phải trả lãi xuất. Năm nay do làm ăn đúng quy cách ông đã thoát nghèo
và hiện tại ông đã trả được ngân hàng 10 triệu. Hỏi ông Năm còn nợ ngân hàng
bao nhiêu?
Lời giải:
Số tiền ông Năm còn nợ ngân hàng là:
15 – 10 = 5 (triệu đồng)
Vậy ông Năm còn nợ lại ngân hàng là 5 triệu đồng.
4. TÝnh
độ cao sau một vài lần thay đổi. Thấy được dùng số nguyên để biểu thị
các đại lượng tăng giảm, cùng chiều, ngược chiều theo quy ước.
Bài toán 14.Trong lễ hội thả diều ở Fesivan diều Huế, chiếc diều của Việt Nam
mang biểu tượng hình chữ S bay ở đội cao 150m (so với mặt đất). Sau một lúc
chiếc diều giảm độ cao 15m, rồi sau đó lại tăng thêm 30m. Hỏi sau hai lần thay
đổi diều ở độ cao bao nhiêu mét (so với mặt đất)
Giải.

Khi diều giảm độ cao 15m có nghĩa là tăng thêm -15 m. Nên độ cao của
diều sau hai lần thay đổi là:
150 +(-15) + 30= 180 +(-15) = 180 – 15 = 165 m
Vậy sau hai lần thay đổi độ cao thì độ cao của nó là 165m.
Liên hệ với thực tế:Thả diều là một nét đẹp Văn hóa của VN, hiện nay
nước ta có Fesivan diều ở Huế thu hút được quan tâm của rất nhiều khách du
lịch trong và ngoài nước. Tuy vậy khi thả diều chú ý không chơi gần nơi có
đường dây điện để an toàn. Giáo dục ý thức an toàn trong khi vui chơi.
16









Lễ hội thả diều ở cố đô Huế (Festivan thả diều)
Bài toán 15. Mực nước ở bến sông Hoàng Long (Trường Yên –Hoa Lư) trong
một ngày lũ, buổi sáng mực nước thấp hơn báo động 2 là 60cm vào buổi trưa
mực nước cao hơn buổi sáng là 80cm và đến buổi chiều mực nước lại giảm so
với buổi trưa là 30cm. Hỏi mực nước buổi chiều ở bến sông Hoàng Long cao
hơn hay thấp hơn báo động 2?
HD. Mực nước buổi chiều ở bến sông Hoàng Long là:
-60 + 80 – 30 = 20 -30 = -10 cm
Vậy mực nước buổi chiều thấp hơn báo động 2 là 10cm.

Bến sông Hoàng Long, nơi diễn ra nghi lễ tế thần và rước nước.
(núi Cắm Gươm phía xa)

17

Thông qua nội dung bài toán học sinh biết thêm quy ước trong ngành khí
tượng thủy văn, hiểu thế nào là các mức báo động lũ lụt, hiểu thêm được địa
danh bến sông Hoàng Long là nơi gắn liền với thủa chăn trâu của Đinh Bộ Lĩnh.
Nơi đây còn gắn liền với sự tích núi Cắm Gươm và Rồng vàng đưa Đinh Bộ
Lĩnh qua sông là nơi sơn thủy hữu tình của cố đô Hoa Lư. Hằng năm nơi đây
diễn ra nghi lễ rước nước quan trọng trong ngày khai hội Trường Yên.
V.Ý nghĩa vai trò của dự án.
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa
các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học
là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng
dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy
mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để
giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để
giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu
hơn về vấn đề trong môn học đó
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
* Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn.
Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được
suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Gắn
kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã
hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
18


VI. Thiết bị dạy học:
- Máy tính – máy chiếu
- Bảng nhóm
- Bút dạ.
- Giấy A
4

- Các hình ảnh liên quan về lịch sử, địa lí,… trong tiết dạy
- Hs tìm hiểu trước các sự kiện, địa danh liên quan đến bài học mà giáo
viên đã giao.
VII. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Do thời gian một tiết dạy và thời gian nghiên cứu hạn chế nên sau đây
chúng tôi chỉ giới thiệu sản phẩm nhóm đã thiết kế đó là
- Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án toán 6 tiết luyện tập.
- Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học , đối với chủ đề: Số
nguyên và tập hợp các số nguyên.Tôi cần thay đổi một số bài tập trong SGK đã
nêu ra, thay vào đó một số bài tập có liên quan đến các môn học khác như môn
lịch sử, môn địa lí , và các nội dung về hiểu biết trong XH .
- Để giải được các bài toán này học sinh cần nắm được các kiến thức của
các môn môn nói trên. Ngoài ra tôi còn đưa một số bài toán liên quan đến các
bài toán thực tế như kinh doanh, giao thông, thể thao…
VIII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
A.Nội dung:
1.Về kiến thức:
Đánh giá ở 3 cấp độ :
a. Nhận biết
b. Thông hiểu
c. Vận dụng ( Cấp độ thấp, cấp độ cao)
2. Về kĩ năng:

Đánh giá:
- Rèn luyện năng nhận biết các số nguyên sử dụng trong thực tế như thế nào
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để sử dụng các số nguyên biểu
diễn các đại lượng.
19

3. Về thái độ:
Đánh giá thái độ học sinh :
- Ý thức , tinh thần tham gia học tập
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
B.Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập , sản phẩm của học sinh.
- GV đánh giá két quả ,sản phẩm của học sinh
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau( các nhóm , tổ)
- Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HS
IX. Các sản phẩm của học sinh:
- Hệ thống sơ đồ và tập hợp số nguyên , biểu diễn tập số nguyên trên trục
số
( Vào giấy A
4
, hs cả lớp)
- Giải bài tập của học sinh vào giấy A
4
(theo nhóm, tổ)
- Giải bài tập của học sinh vào bảng phụ( cá nhân)
- Phiếu trả lời trắc nghiệm bài tập của học sinh.(cả lớp)
- Các kiến thức tìm hiểu thông qua bài dạy.
Xác nhận của chuyên môn
Trường Yên, ngày 15 tháng 11 năm 2014
Nhóm tác giả.





Nguyễn Mạnh Toàn














20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán 6 (T1) - NXB giáo dục (Phan Đức Chính – Tôn Thân)
2. Sách bài tập Toán 6 (T1) - Nhà xuất bản giáo dục ( Tôn Thân)
3. Địa Lý lớp 7 - Nhà xuất bản giáo dục
4. Lịch sử lớp 6 - Nhà xuất bản giáo dục
5.Wikipedia tiếng Việt - Google
6.Đại Việt sử kí toàn thư - Lê Văn Hưu – Ngô Sĩ Liên …
7.Tài liệu quân sự Việt Nam - Báo QĐND








×