Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

hồ sơ dạy học theo chủ đề tích hợp bài nước văn lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.29 KB, 39 trang )

DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
PHỤ LỤC I
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
***
Sở GD&ĐT Hà Nội
Phòng GD&ĐT Huyện Quốc Oai
Trường THCS Ngọc Mỹ
Địa chỉ: Ngọc Mỹ Quốc Oai Hà Nội
Họ và tên Nhóm Giáo viên
1. Đỗ Thị Bích Hiệp
Sinh ngày 16/10/1974
Môn: Lịch sử lớp 6.
Số điên thoại: 0916522333
Email:
2. Đỗ Thị Thân
Sinh 23/9/1980
Môn: Lịch sử lớp 6.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quốc Oai
Số điên thoại: 0975539636
Email:
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
1
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
PHỤ LỤC II
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DỰ THI
***
CHỦ ĐỀ:
NƯỚC VĂN LANG
NHÓM GIÁO VIÊN
1.Đỗ Thị Bích Hiệp


Sinh ngày 16/10/1974
Số điên thoại: 0916522333
Email:
2.Đỗ Thị Thân
Sinh 23/09/1980
Số điên thoại: 0975539636
Email:
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
2
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TÓM TẮT NỘI DUNG SẢN PHẨM
Muốn tìm hiểu về một quốc gia, người ta thường thông qua cánh cửa mầu
nhiệm của Lịch sử. Lịch sử là một môn học hết sức quan trọng, là nguồn cảm hứng vô
tận để các ngành nghệ thuật khai thác, xây dựng thành những tác phẩm có giá trị
Còn trong nhà trường Lịch sử là một môn học giúp cho học sinh hiểu được cội
nguồn, tổ tiên, ông cha ta đã gây dựng đất nước phải trải qua nhiều gian khó như thế
nào? Hiểu được những giá trị văn hóa từ Lịch sử mang lại. Hiểu được tinh thần đoàn
kết, yêu nước và tự cường dân tộc ra làm sao? Bởi những giá trị to lớn trên người
thầy phải giúp học trò hiểu- biết trân trọng- tự hào và phát huy những trang sử vẻ
vang hào hùng của dân tộc. Để đáp ứng được điều đó đòi hỏi người thầy phải biết
thiết kế giờ học Lịch sử theo yêu cầu đổi mới- các phương pháp dạy-học tích cực ( từ
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực). Có nhận thức đúng đắn về phương pháp
dạy-học và môn học như vậy thì chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện
nay là “ Nâng cao dân trí sang tiếp cận năng lực” và giúp cho học sinh từ những con
người có năng lực suy xét chuyển sang chú trọng con người có năng lực làm việc!
Với chủ đề này người thầy phải giúp học sinh nắm và hiểu sâu sắc những vấn đề sau:
- Hiểu được lịch sử Việt Nam thuở sơ khai.
- Biết được sự phát triển của Nhà nước Văn Lang.
- Hiểu được những dấu ấn lịch sử của nước Đại việt cổ.
- Tự hào về dân tộc Đại Việt

- Có ý thức nghiêm túc học tập, vươn lên xây dựng quê hương, bảo vệ đất nước.
- Tuyên truyền về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước.
- Cách sống văn minh, lịch lãm của người Hà Nội cho khách du lịch và những người
xung quanh.
- Yêu thích môn Lịch sử, tự hào về truyền thống cha ông.
* Dạy môn: Sử
* Sản phẩm liên môn: Lịch sử, Địa lý, Văn học, Âm nhạc…
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
3
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TỔNG HỢP SỐ LIỆU SẢN PHẨM DỰ THI
* Tên sản phẩm:
Chủ đề NƯỚC VĂN LANG
* Tính liên môn:
Nội dung: Điều kiện ra đời của nhà nước Văn lang
- Lịch sử lớp 6 ( tiết 13- bài 12)
- Địa lý lớp 9 ( bài 20- tiết 23)
-Văn học lớp 6 ( tiết 5,9)
Nội dung: Sơ lược về nước Văn Lang
+ Lịch sử lớp 6 ( tiết 13- bài 12)
+ Địa lý lớp 9 ( bài 23- tiết 27)
+ Văn học : Kể chuyện Di chỉ, làng Cả
Nội dung: Nhà nước Văn Lang
+ Lịch sử lớp 6 ( tiết 13- bài 12)
+ Văn học lớp 6 (tiết 2 phần HDĐT,21,22)
+ Hiểu biết về nếp sống thanh lịch văn minh của người hà Nội, tình hình xã hội hiện
nay.
+ Âm nhạc ( hát những bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước)
+ Lịch sử Hà Nội lớp 8,9 +Tư liệu lịch sử
- Kết hợp các phương pháp dạy- học tích cực ( Hình thành và phát triển năng lực

của HS- thảo luận nhóm, bản đồ tư duy…)
- Họ và tên nhóm tác giả:
1. Đỗ Thị Bích Hiệp
2. Đỗ Thị Thân
-Trường : THCS Ngọc Mỹ
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
4
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ
NƯỚC VĂN LANG ( 1 tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được lịch sử Việt Nam thuở sơ khai.
- Biết được sự phát triển của Nhà nước Văn Lang
- Nắm được sự ra đời của Nhà nước Văn Lang. Những nét cơ bản về điều kiện hình
thành Nhà nước Văn Lang, tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lý đất nước
bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước. Trong đó, thấy rõ sự phát
triển sản xuất, làm thuỷ lợi và giải quyết các vấn đề xung đột.
- Sơ lược về Nước Văn Lang. Thời gian thành lập, địa điểm, tổ chức Nhà nước, đời
sống vật chất, các nghề thủ công, ăn, ở, đi lại, đời sống tinh thần: Lễ hội, tín ngưỡng
của cư dân.
2. Kĩ Năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng
- Phân tích sự kiện lịch sử. Hợp tác trong nhóm. Nêu và giải quyết vấn đề
- Phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, thuyết trình trước tập thể.
- Phát triển năng lực phân tích , tổng hợp một vấn đề.
- Phát triển năng lực đánh giá nhận xét những tình huống có vấn đề trước tập thể.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Vẽ, sử dụng lược đồ lịch sử.
- Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
- Trình bày, phân tích sự kiện lịch sử.

- Vận dụng kiến thức liên môn:
+ Lịch sử lớp 6 ( tiết 13- bài 12)
+ Địa lý lớp 9 ( bài 20- tiết 23; bài 23- tiết 27)
+ Văn học lớp 6 ( tiết 2 phần HDĐT, tiết 5,9,21,22)
+ Âm nhạc ( hát những bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước)
+ Lịch sử Hà Nội lớp 8,9
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
5
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
+Tư liệu lịch sử
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức đoàn kết dân tộc
- Yêu quê hương đất nước, có ý thức học tập để xây dựng quê hương đất nước.
- Đề cao phẩm chất và tài năng, lòng tự cường dân tộc của mỗi người Việt trong việc
xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Có ý thức nghiêm túc học tập, vươn lên xây dựng quê hương đất nước
- Tuyên truyền về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước và văn
minh của người Hà Nội cho khách du lịch và những người xung quanh.
II. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
- Số lượng lớp học: 36
- Lớp 6A ( khối 6)
- Lớp mũi nhọn của khối 6
III. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
- Việc dạy học tích hợp liên môn (Vận dụng kiến thức liên môn) trong môn học là
một biện pháp rất hữu ích. Trong việc vận dung kiến thức liên môn nó giúp con người
thấy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy học bên
cạnh đó giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các
vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện, học tập tốt môn học đó và áp
dụng giải quyết các vấn đề có hiệu quả với nhiều biện pháp khác nhau.
- Tích hợp các kiến thức môn Địa lý, Văn học, Âm nhạc trong việc tìm hiểu và phân

tích kiến thức liên quan ở mỗi bộ môn.
+Vận dụng kiến thức về Văn học; Truyền thuyết, Thơ, văn nói về Nước Văn Lang.
+Vận dụng kiến thức Địa lý trình bày những hiểu biết về mảnh đất Phú Thọ và vị trí
của Nhà nước Văn Lang xưa.
+Cảm nhận sâu sắc lòng tự hào dân tộc và khắc sâu tình yêu quê hương đất nước, lịch
sử dân tộc (qua âm nhạc: Bài hát đất nước lời ru). Hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
6
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
công dân Vịêt Nam trong thời đại mới –Xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ
quốc.
+ Kế thừa và phát bản sắc dân tộc Việt
+ Cách giao tiếp và ứng xử với con người, thiên nhiên đúng mực.
+ Tác phong người hà Nội hào hoa lịch sự.
IV. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY-HỌC, HỌC LIỆU
1/ Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án điện tử, SGK+SGV lịch sử 6, Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh, băng hình, Bản đồ Việt Nam, phiếu học tập.
- Sơ đồ tổ chức Nhà nước thời Hùng Vương
- Tư liệu: Văn học, Địa lý, Âm nhạc, Sử học
2/Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài, tìm hiểu về nước Văn Lang
- Vẽ sơ đồ Nhà nước (Bộ máy nhà nước) Văn Lang
- Sưu tầm tranh ảnh về Nước Văn Lang
- Dụng cụ: Phiếu học tập, ánh sáng.
V/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY- HỌC.
- Có nhiều phương án: Toàn bộ chủ đề có thể được hiện dưới dạng dự án hay theo
kiểu dạy-học truyền thống hoặc kết hợp dạy-học truyền thống dự án. Chú trọng việc
cho học sinh đọc và khai thác tư liệu (bài đọc khai thác tư liệu trên mạng trên
Internet…) phối hợp sử dụng các cách trình bày kiến thức theo sơ đồ tư duy.

- Phương pháp cụ thể mà chúng tôi giới thiệu trong phần ( E) là phương pháp phối
hợp: sử dụng dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh và phát triển năng lực học sinh một cách thật hài hòa
giữa nội dung và phương pháp dưới dạng bài viết, powerpoint, clip
VI/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Vẽ lược đồ, sơ đồ tư duy bài học
- Nêu rõ được vị trí và hiểu biết về Nước Văn Lang trên bản đồ Việt Nam
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
7
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
- Đánh giá trang sử đầu tiên của dân tộc
- Hiểu, ý thức rõ trách nhiệm của HS và công dân Việt Nam trong thời đại ngày nay.
HOẠT ĐỘNG 1: Bài tập nhận thức (powerpoint)
- Phương pháp: Hình thành phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, nêu và giải
quyết vấn đề.
- Nội dung: Gợi ý tìm hiểu nội dung Điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang
- Giáo viên dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Mô tả gợi ý tìm hiểu sơ lược về nước Văn Lang
* Nội dung 1:
- Phương pháp: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo tư duy của học sinh. Hình
thành và phát triển năng lực vận dụng thực tiễn đời sống của con người, năng lực sử
dụng công nghệ, năng lực ngôn ngữ tái hiện hiện tượng lịch sử.
- TÍnh liên môn: Lịch sử, Văn học, Địa lý.
- Nội dung : Điều kiện ra đời của nhà nước Văn Lang.
GV đưa ra một tình huống có vấn đề mang tính chất hướng vào trọng tâm
bài học:
“ Một khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam và rất muốn tìm hiểu về đất nước
Việt Nam, đặc biệt là muốn tìm hiểu về Nước Văn Lang. Hãy đóng vai trò hướng dẫn
viên du lịch hướng dẫn người khách du lịch tìm hiểu về Nước Văn Lang?”
=> Dựa vào kiến thức văn học và sự tìm tòi của học sinh. Bước đầu người dạy đưa ra

một bài tập mang tính gợi mở ( học sinh chuẩn bị sẵn ở nhà- chính là phần học sinh
phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp) để thuyết trình trước lớp. Bài tập này vừa
mang tính chất gợi mở nội dung bài học đồng thời để giáo viên hướng học sinh vào
những vấn đề trong bài học một cách sâu sắc và hấp dẫn hơn ( tránh khô khan- cuốn
hút học sinh yêu thích môn Lịch sử và từ đó có nhu cầu tìm hiểu lịch sử nước nhà và
tự hào)
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
8
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
* Dựa và kiến thức Địa lý
? Phân tích những hiểu biết về Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam.
? Vào khoảng thế kỷ VIII TCN ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có những
thay đổi lớn gì?
=>GV miêu tả hoạt động kinh tế của nhân dân. Nêu bật tầm quan trọng của nghề
nông trồng lúa nước. Minh hoạ rõ hoạt động kinh tế nông nghiệp
=>GV hướng dẫn HS quan sát tranh: Sơn tinh-Thuỷ tinh (HS giới thiệu hoặc kể
chuyện khái quát ngắn gọn truyện Sơn tinh-Thuỷ tinh) thấy rõ và nhận thức hoạt động
chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất của nhân dân ta (hoạt động chống thiên tai –Liên hệ thực
tế) Tranh: Sơn tinh-Thuỷ tinh (powerpoint)
? Qua tác phẩm, em thấy thời kỳ đó nhân dân gặp những khó khăn gì?
? Để chống lại những khắc nghiệt, khó khăn đó nhân dân ta đã phải làm gì?
=>GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế. Sự đoàn kết của nhân dân trong cuộc chiến
chống thiên tai, bảo vệ mùa màng ( đưa dẫn chính sách đại đoàn kết dân tộc của
Bác)
GV yêu cầu HS thống kê những khó khăn của nhân dân ta thời kỳ Văn Lang trong
sản xuất nông nghiệp
? Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt Cổ đã làm gì?
=>GV hướng dẫn HS quan sát Hình 31+32,Hình 31+32
* GV giới thiệu những tác phẩm văn học có liên quan.
1.Truyện Thánh Gióng

HS kể một đoạn trong truyện+quan sát tranh
2.Tranh: Thánh Gióng
- Nhân dân dùng vũ khí để bảo vệ đất nước, tự vệ khi có xung đột
=>Nhà nước Văn Lang ra đời
GV yêu cầu HS khắc sâu hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Văn Lang (Hoàn cảnh khá
phức tạp)
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
9
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
* Nội dung 2: - Phương pháp: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo tư duy của
học sinh. Hình thành và phát triển năng lực thực hành đồ dùng trực quan, năng lực tự
học tính toán, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực khái quát tổng hợp.
- Tính liên môn: Lịch sử, Văn học, Địa lý
- Nội dung : Sơ lược về nhà nước Văn Lang.
? Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu?
=>GV hướng dẫn HS quan sát và phân tích địa bàn sinh sống của bộ lạc Văn Lang
* Nội dung này sử dụng kết hợp với kiến thức địa lý
-Vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên của vùng
->HS nêu rõ sự phát triển của Nhà nước Văn Lang. Một bộ lạc mạnh và giàu có nhất.
Thủ lĩnh Văn Lang đã thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung du thành liên
minh bộ lạc -> Nước Văn Lang
*GV cho HS làm bài tập điền khuyết
Nước Văn Lang ra đời
Thủ lĩnh Văn Lang xưng là
Đóng đô ở
=> GV kể chuyện về Di chỉ làng Cả. Nơi có nghề đúc đồng phát triển sớm, cư dân
đồng đúc, được các bộ lạc khác ủng hộ và tôn trọng
*GV cung cấp các nguồn sử liệu nói về Nước Văn Lang.
Sự tích Âu Cơ-Lạc Long Quân
HS nghe và quan sát tranh.

* Nội dung 3:
- Phương pháp: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo tư duy của học sinh. Hình
thành và phát triển năng lực hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp; tổng hợp, đánh giá; năng
lực trình bày kiến thức bằng bản đồ tư duy; liên hệ thực tiễn.
- Tính liên môn: Văn học , Lịch sử, Thanh lịch văn minh của người Hà Nội.
- Nội dung :- Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
- Liên hệ thực tiễn
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
10
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
- Tranh: Âu Cơ-Lạc Long Quân
- Sự tích Âu Cơ-Lạc Long Quân nói lên điều gì?
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều sinh ra trong bọc trứng, đẻ trăm con. 50 người
con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non.
->Sự ủng hộ của mọi người và vị trí của Nhà nước Văn Lang do vua Hùng đứng đầu
Cho HS thảo luận theo nhóm
(4 nhóm lớn)
Phương pháp THẢO LUẬN NHÓM phát huy được tính tính cực của học sinh
tương đối cao chính vì vạy với bài học này người dạy vận dụng phương pháp này.
Tuy nhiên người dạy phải lưu ý điều hành làm sao để phương pháp và nội dung vừa
sức hài hòa, tránh lạm dụng phương pháp mà làm mờ đi nội dung cần đạt. Vì vậy
phần này người dạy chia sẵn các nhóm hoạt động trong giờ học từ đầu năm và các
em học sinh xuất sắc thay nhau làm trưởng nhóm trong các tiết học. Với bài học này
người dạy chia làm 4 nhóm với 2 nội dung chính và 2 nội dung liên hệ. Từng nhóm
làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên có phiếu học tập, bút đã chuẩn bị
sẵn, câu hỏi được ghi trong phiếu học tập để các nhóm thảo luận rồi ghi kết quả học
tập vào đó. Sau thời gian thảo luận và thống nhất về nội dung trưởng nhóm sẽ lên
thuyết trình trước lớp về nội dung được giao. các thành viên trong nhóm vẫn có thể
nhận xét bổ sung, các nhóm bạn với sự hiểu biết của mình về bài học và thực tế xã
hội cũng nhận xét và bổ sung. Cuối cùng là giáo viên đánh giá nhận xét và cho điểm

cả nhóm.
Nhóm 1:
Câu 1: Sau khi Nhà nước Văn Lang ra đời, Hùng Vương đã tổ chức Nhà nước như
thế nào?
Câu 2: Sau khi học xong bài học em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết của dân tộc
Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay? Liên hệ bản thân?
Nhóm 2:
Câu 1: Nêu nhận xét về tổ chức của Nhà Nước đầu tiên này?
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
11
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về tinh thần bảo vệ biển đảo Việt Nam- bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình đất nước hiện nay?
Nhóm 3:
Câu 1: Sau khi Nhà nước Văn Lang ra đời, Hùng Vương đã tổ chức Nhà nước như
thế nào?
Câu 2: Sau khi học xong bài học em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết của dân tộc
Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay?
Nhóm 4
Câu 1: Nêu nhận xét về tổ chức của Nhà Nước đầu tiên này?
Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về tinh thần bảo vệ biển đảo Việt Nam- bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình đất nước hiện nay?
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
12
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM
BÁO CÁO KẾT QUẢ.
GV nhận xét, bổ sung
PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( 4 nhóm lớn)
( GV viết câu hỏi vào phiếu học tập và cho nhóm trình bày- thuyết trình, nhóm

khác nhận xét- GV nhận xét)
STT NỘI DUNG TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC
VĂN LANG,
LIÊN HỆ BÀI HỌC
Câu
1
?Sau khi Nhà nước
Văn Lang ra đời,
Hùng Vương đã tổ
chức Nhà nước như
thế nào?
GV nhận xét, bổ sung
Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Văn Lang
Câu
2
?Nêu nhận xét về tổ
chức của Nhà Nước
đầu tiên này?
GV Nhận xét, bổ sung
- Nhà nước đơn giản chưa có luật pháp và quân đội
- Là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. Vua
Hùng nắm mọi quyền hành trong nước, đời đời cha
truyền con nối
GV giới thiệu Lăng Hùng Vương (Phú Thọ)
-Cao 1,75m thuộc xã Huy Cương-Việt Trì
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
Hùng Vương
Lạc Hầu-Lạc Tướng
(Trung ương)
Lạc tướng

(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
Bộ
chính
(Chiềng
chạ)
Bộ
chính
(Chiềng
chạ)
Bộ
chính
(Chiềng
chạ)
13
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
-Nằm trong địa phận kinh đô Phong Châu
-UNECO công nhận tín ngưỡng thờ Hùng Vương là
di sản văn hoá phi vật thể nhân loại với những yếu tố
thuộc đời sống tâm linh hàng ngàn năm nay, thể hiện
nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc bằng nền
tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và gắn kết cộng đồng.
Thờ Quốc Tổ-nền văn hoá Việt Nam
“Ai về Phú Thọ quê ta
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Ngày 10/3 được Chính phủ Việt Nam công nhận là
ngày Quốc giỗ vào 6/1/2011
GV trích dẫn câu nói của Bác Hồ đến thăm đền Hùng
vào ngày 11/9/1954

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Câu
3
?Sau khi học xong
bài học e có suy nghĩ
gì về tinh thần đoàn
kết của dân tộc Việt
Nam ta từ ngàn xưa
đến nay?
Gợi ý trả lời
- HS liên hệ qua các văn bản trong môn ngữ văn đã
được học: VD:
- Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng ( lớp 6)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí
Minh
( lớp 7)…
- Liên hệ bản thân.
Câu
4
?Nêu suy nghĩ của
em về tinh thần bảo
vệ biển đảo Việt
Nam- bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình đất
nước hiện nay?
- Đọc sách báo nắm thông tin thời sự đất nước.
- Những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh Vd bài:“ Nước không được
chia”…

- Tuyên truyền tinh thần đoàn kết bảo vệ quê
hương đất nước
- Yêu nước phải tỉnh táo, có văn hóa.
- Học giỏi để sánh vai với các cường quốc năm
Châu
- Múa hát những bài hát thể hiện tình yêu quê
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
14
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
hương đất nước trong các tiết học và cuộc thi
của Đội.
*GV giải thích câu nói của Bác: trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ
với thời đại ngày nay phải thể hiện rõ trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc hiện nay. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
SƠ KẾT BÀI HỌC
GV củng cố toàn bài bằng sơ đồ tư duy
*Củng cố:
-Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang
-Tổ chức Nhà nước Văn Lang
=>HS vẽ sơ đồ tuy duy
HOẠT ĐỘNG 3: Tham quan học tập ( nếu có điều kiện)
+ Thành Hà nội.
+ Bảo tàng dân tộc học.
+Học sinh viết thu hoạch báo cáo: Qua bài học và sự hiểu biết cả lớp viết bài thu
hoạch với nội dung sau
Yêu cầu: Phần Viết thu hoạch báo cáo vì thời gian giáo viên chỉ cho học sinh nêu
những nội dung cơ bản còn về nhà hoàn thiện bằng một bài văn và nộp cho cô
giáo vào tiết sau hoặc làm bài kiểm tra bài cũ thuyết trình thoát ly văn bản.
Bài 1: Hãy đóng vai trò hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn người khách du lịch
tìm hiểu về Nước Văn Lang, về Hà Nội xưa và nay, liên hệ ở địa phương em?

+ Hiểu được về giá trị vật chất tinh thần của của Nhà nước Văn Lang đối với mỗi
người dân Việt Nam và khách Quốc tế.
+ Cách giao tiếp và ứng xử với con người, thiên nhiên đúng mực.
+ Tác phong người hà Nội hào hoa lịch sự.
+ Kế thừa và phát bản sắc dân tộc Việt
Bài 2: ( bài về nhà)
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
15
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Sưu tầm tranh ảnh về nhà nước Văn Lang, Về Hà Nội ngàn năm văn hiến; sưu tầm
những bài thơ câu chuyện viết về tinh thần đoàn kết tự cường của dân tộc Việt Nam
Kết luận: Bài thu hoạch giúp học sinh:
+ Hiểu được về giá trị vật chất tinh thần của của Nhà nước Văn Lang đối với mỗi
người dân Việt Nam và khách Quốc tế.
+ Cách giao tiếp và ứng xử với con người, thiên nhiên đúng mực.
+ Tác phong người hà Nội hào hoa lịch sự.
+ Kế thừa và phát bản sắc dân tộc Việt
VII/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
* Cách thức:
-Đưa ra câu hỏi đi từ phát hiện đến tư duy sáng tạo và đặc biệt phải biết vận dụng vào
cuộc sống – liên hệ địa phương bản thân.
- Thảo luận theo nhóm rồi đến độc lập tư duy vận dụng vào thực tế.
- Chủ yếu kiểm tra năng lực: thu thập và sử lí thông tin, giải quết vấn đề, hợp tác,
phân tích đánh giá, tổng hợp.
- Phối hợp đánh giá cá nhân và nhóm, học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
- Cơ bản là định hướng nhận thức “Thầy hướng dẫn- Trò thi công”
*Tiêu chí:
-Học sinh khác đánh giá, tiêu chí đưa ra cho học sinh.
-Cho điểm: chung cả nhóm,
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

1. Các nội dung liên môn trong nội dung bài học.
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
16
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Nội dung: Điều kiện ra đời của nhà nước Văn lang
- Lịch sử lớp 6 ( tiết 13- bài 12)
- Địa lý lớp 9 ( bài 20- tiết 23)
-Văn học lớp 6 ( tiết 5,9)
Nội dung: Sơ lược về nước Văn Lang
+ Lịch sử lớp 6 ( tiết 13- bài 12)
+ Địa lý lớp 9 ( bài 23- tiết 27)
+ Văn học : Kể chuyện Di chỉ, làng Cả
Nội dung: Nhà nước Văn Lang
+ Lịch sử lớp 6 ( tiết 13- bài 12)
+ Văn học lớp 6 (tiết 2 phần HDĐT,21,22)
+ Hiểu biết về nếp sống thanh lịch văn minh của người hà Nội, tình hình xã hội hiện
nay.
+ Âm nhạc ( hát những bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước)
+ Lịch sử Hà Nội lớp 8,9 +Tư liệu lịch sử
- Kết hợp các phương pháp dạy- học tích cực ( Hình thành và phát triển năng lực
của HS- thảo luận nhóm, bản đồ tư duy…)
2. Hệ thống phiếu học tập
a/ Các pile Power Point kèm theo
b/ Kết quả học tập của học sinh
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG THEO TỪNG NHÓM SAU ĐÓ LÊN TRÌNH BÀY
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NHÓM
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
17
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6

18
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
19
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
20
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
21
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
22
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
23
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
24
DẠY HỌC LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRƯỜNG THCS NGỌC MỸ LỊCH SỬ LỚP 6
25

×